Luận văn thạc sĩ kỹ thuật (giao thông vận tải)Nghiên cứu quy hoạch giao thông vận tải Tỉnh Bạc Liêu tầm nhìn đến năm 2030 ứng dụng mô hình 4 bước phân tích, dự báo nhu cầu đi lại trong quy hoạch giao thông.
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân xuất phát từ yêu cầuphát sinh trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sỹ Vũ Thế Sơn
Các số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc
và kết quả thu thập được trong quá trình nghiên cứu là trung thực, chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả
Phạm Minh Tân
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài: 1
2 Nội dung nghiên cứu 1
3 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Ý nghĩa của đề tài 3
7 Kết cấu của luận văn 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỈNH B ẠC LI ÊU 5
1.1 Khái quát chung 5
1.1.1 Vị trí, vai trò của tỉnh Bạc Liêu 5
1.1.2 Đặc điểm Địa lý-Kinh tế 7
1.1.2.1 Điều kiện tự nhiên 11
1.1.2.2 Nhiệt độ không khí 11
1.1.2.3 Độ ẩm không khí 11
1.1.2.4 Nắng 11
1.1.2.5 Mưa 11
1.1.2.6 Gió, bão 11
1.1.2.7 Tình hình lũ 12
1.1.2.8 Địa chất công trình 12
1.2 Hiện trạng mạng lưới giao thông 12
1.2.1 Mạng lưới đường 12
1.2.2 Hiện trạng kỹ thuật 13
1.2.2.1 Quốc Lộ 13
1.2.1.2 Đường Tỉnh 15
Trang 31.2.2.2 Các Đường Huyện 19
1.2.2.3 Đường đô thị 20
1.3 Định hướng phát triển, dự báo nhu cầu vận tải 20
1.3.1 Định hướng phát triển vùng ĐBSCL 20
1.3.2 Định hướng phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy - hải sản 20
1.3.2.1 Về nông nghiệp 20
I.3.2.2 Về lâm nghiệp 21
I.3.2.3 Về thủy-hải sản 22
1.3.2.4 Định hướng phát triển các ngành thương mại và dịch vụ 23
1.3.2.5 Định hướng phát triển về kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông 24
1.3.3 Định hướng phát triển tỉnh Bạc Liêu 25
1.3.3.1 Định hướng tổ chức không gian đô thị 25
1.3.3.2 Phương hướng tổ chức không gian công nghiệp 26
1.3.3.3 Phương hướng tổ chức không gian nông – lâm – ngư nghiệp 26
1.3.3.4 Phương hướng tổ chức không gian du lịch 26
1.4 Tổng quan về phát triển cơ sở hạ tầng 26
1.4.1 Những vấn đề chung 26
1.4.2 Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải bạc liêu giai đoạn 1997-2020 27
CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG MÔ HÌNH BỐN BƯỚC 29
2.1 Tổng quan 29
2.2 Mô hình trực tiếp 29
2.3 Mô hình bốn bước 30
2.3.1 Bước 1: Xác định nhu cầu vận tải 32
2.3.2 Bước 2: Phân bổ chuyến đi 34
Trang 42.3.3 Bước 3: Phân chia phương tiện giao thông 39
2.3.4 Bước 4: Phân chia lưu lượng trên toàn mạng lưới 41
CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG MÔ HÌNH BỐN BƯỚC ĐỂ TÍNH QUY HOẠCH TỈNH BẠC LIÊU 44
3.1 Nguồn số liệu 44
3.2 Đặc điểm số liệu 44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Bảng cơ cấu kinh tế tỉnh Bạc Liêu 1997-2008 8
Bảng 1.2 Bảng đánh giá hiện trạng kỹ thuật của các tuyến hiện hữu 18
Bảng 3.1 Dân số các huyện và thị xã tỉnh Bạc Liêu tính đến năm 2013 44
Bảng 3.2 Dân số các huyện và thị xã tỉnh Bạc Liêu năm 2030 45
Bảng 3.3 Nhu cầu của 1 người trong 1 tháng 46
Bảng 3.4 Bảng nhu cầu của các huyện và thị xã tỉnh Bạc Liêu 47
Bảng 3.5 Sản lượng lúa của các huyện và thị xã sản xuất được 48
Bảng 3.6 Sản lượng ngô của các huyện và thị xã sản xuất được 48
Bảng 3.7 Sản lượng sắn của các huyện và thị xã sản xuất được 49
Bảng 3.8 Sản lượng khoai lang của các huyện và thị xã sản xuất được 49
Bảng 3.9 Sản lượng mía của các huyện và thị xã sản xuất được 50
Bảng 3.10 Sản lượng cây rau đậu của các huyện và thị xã sản xuất được 50
Bảng 3.11 Sản lượng cây lâu năm (dừa) của các huyện và thị xã sản xuất được .51
Bảng 3.12 Sản lượng cây lâu năm (chuối) của các huyện và thị xã sản xuất được 51
Bảng 3.13 Sản lượng cây lâu năm (cam) của các huyện và thị xã sản xuất được 52
Bảng 3.14 Sản lượng cây lâu năm (xoài) của các huyện và thị xã sản xuất được 52
Bảng 3.15 Sản lượng thủy sản của các huyện và thị xã sản xuất được 53
Bảng 3.16 Sản lượng trâu hơi của các huyện và thị xã sản xuất được 53
Bảng 3.17 Sản lượng bò hơi của các huyện và thị xã sản xuất được 54
Bảng 3.18 Sản lượng lợn hơi của các huyện và thị xã sản xuất được 54
Bảng 3.19 Sản lượng gia cầm và trứng của các huyện và thị xã sản xuất được 55
Bảng 3.20 Bảng nhu cầu gạo của các huyện và thị xã tỉnh Bạc Liêu 55
Trang 6Bảng 3.21 Bảng nhu cầu lương thực khác (quy ra gạo) của các huyện và thị xã
tỉnh Bạc Liêu 56
Bảng 3.22 Bảng nhu cầu thịt các loại của các huyện và thị xã tỉnh Bạc Liêu .56 Bảng 3.23 Bảng nhu cầu mỡ - dầu ăn của các huyện và thị xã tỉnh Bạc Liêu 57 Bảng 3.24 Bảng nhu cầu tôm - cá của các huyện và thị xã tỉnh Bạc Liêu 57
Bảng 3.25 Bảng nhu cầu trứng gia cầm của các huyện và thị xã tỉnh Bạc Liêu 58
Bảng 3.26 Bảng nhu cầu đậu phụ của các huyện và thị xã tỉnh Bạc Liêu 58
Bảng 3.27 Bảng nhu cầu đường mật sữa bánh của các huyện và thị xã tỉnh Bạc Liêu 59
Bảng 3.28 Bảng nhu cầu nước mắm, nước chấm của các huyện và thị xã tỉnh Bạc Liêu 59
Bảng 3.29 Bảng nhu cầu chè, cafe của các huyện và thị xã tỉnh Bạc Liêu 60
Bảng 3.30 Bảng nhu cầu rượu, bia của các huyện và thị xã tỉnh Bạc Liêu 60
Bảng 3.31 Bảng nhu cầu đồ uống khác của các huyện và thị xã tỉnh Bạc Liêu 61
Bảng 3.32 Bảng nhu cầu đỗ các loại của các huyện và thị xã tỉnh Bạc Liêu 61
Bảng 3.33 Bảng nhu cầu lạc, vừng của các huyện và thị xã tỉnh Bạc Liêu 62
Bảng 3.34 Bảng nhu cầu rau của các huyện và thị xã tỉnh Bạc Liêu 62
Bảng 3.35 Bảng nhu cầu quả của các huyện và thị xã tỉnh Bạc Liêu 63
Bảng 3.36 Bảng số lượng xe chở hàng hóa theo nhu cầu của các huyện và thị xã trong 1 năm 64
Bảng 3.37 Bảng số lượng xe đến và đi tại các huyện và thị xã trong 1 năm 65
Bảng 3.38 Bảng tiêu chuẩn TCVN 4054-2005 65
Bảng 3.39 Bảng quy đổi các loại xe ra xe con đến và đi tại các huyện và thị xã trong 1 năm 66
Bảng 3.40a Bảng nhu cầu đi lại của dân cư tại huyện thị 68
Bảng 3.40 Bảng dân số và hành trình các khu vực huyện thị 68
Bảng 3.41 Bảng số lượt hành trình phát sinh và số lượt thu hút 69
Trang 7Bảng 3.42 Bảng thời gian đi lại giữa các vùng 71
Bảng 3.43 bảng số chuyến đi lại giữa các vùng (xcqđ/ngày đêm) 71
Bảng 3.44 Tham số chi phí chung của từng phương thức 73
Bảng 3.45 Tham số của mô hình phân chia phương thức 73
Bảng 3.46 tỷ lệ các phương thức 74
Bảng 3.47 Số lượt xe đi từ Tp Bạc Liêu đến các vùng (xcqđ/ngày đêm) 75
Bảng 3.48 Số lượt xe đi từ H.Hồng Dân đến các vùng (xcqđ/ngày đêm) 76
Bảng 3.49 Số lượt xe đi từ H.Phước Long đến các vùng (xcqđ/ngày đêm) 76
Bảng 3.50 Số lượt xe đi từ H.Vĩnh Lợi đến các vùng (xcqđ/ngày đêm) 76
Bảng 3.51 Số lượt xe đi từ H.Giá Rai đến các vùng (xcqđ/ngày đêm) 77
Bảng 3.52 Số lượt xe đi từ H.Đông Hải đến các vùng (xcqđ/ngày đêm) 77
Bảng 3.53 Số lượt xe đi từ H.Hòa Bình đến các vùng (xcqđ/ngày đêm) 77
Bảng 3.54 Bảng lưu lượng các tuyến đường (xcqđ/ngày đêm) 79
Bảng 3.55 Bảng tính lưu lượng xe ra số làn xe 80
Bảng 3.56 Bảng so sánh số làn xe hiện hữu và năm 2030 80
Trang 8DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bạc Liêu 6
Hình 1.2 Đường Quốc lộ 1A 13
Hình 1.3 Đường quản lộ - Phụng Hiệp 14
Hình 1.3 Đường Nam Sông Hậu 15
Hình 1.4 Nông dân huyện Vĩnh Lợi thu hoạch lúa 21
Hình 1.5 Rừng đước 21
Hình 1.6 Thủy sản Bạc Liêu 22
Hình 1.7 Nhà công tử Bạc Liêu 23
Hình 2.1 Quy trình dự báo nhu cầu vận tải bốn bước 31
Hình 3.1 Biểu đồ quan hệ hành trình phát sinh và dân số 69
Trang 10Trong quá trình thực hiện luận văn của mình, học viên đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình và quý báu của nhiều đơn vị, cá nhân liên quan về lĩnh vực nghiên cứu
Lời đầu tiên học viên xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS
Vũ Thế Sơn bộ môn Đường bộ Trường Đại học Giao thông vận tải đã tận tình hướng dẫn học viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này
Học viên xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Bộ môn Đường bộ, KhoaSau Đại học Trường Đại học Giao thông vận tải cơ sở 2 đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Học viên xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Cục thống kê tỉnh Bạc Liêu, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bạc Liêu, Sở Công An tỉnh Bạc Liêu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cung cấp số liệu, tài liệu giúp học viên hoàn thành luận văn
Học viên xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ, góp ý nhiệt tình của người thân, bạn bè và đồng nghiệp trong quá trình thu thập tài liệu để làm luận văn
Một lần nữa học viên xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Phạm Minh Tân
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Tỉnh Bạc Liêu là một tỉnh nằm ở cực Nam của tổ quốc, mạng lưới giao thôngvận tải của tỉnh có đặc thù là quá ít các tuyến giao thông đối ngoại với các tỉnh vàkhu vực, đồng thời mạng lưới giao thông nội tỉnh thưa thớt nên chưa góp phần đáng
kể trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Để giải quyết vấn đề trênnăm 1997, Sở GTVT tỉnh Bạc Liêu đã tiến hành cho lập quy hoạch phát triển GTVTcủa tỉnh Bạc Liêu cho giai đoạn 1997-2020 Báo cáo quy hoạch này đã được UBNDtỉnh Bạc Liêu phê duyệt tại quyết định số 1567/QĐ-UB ngày 30/11/1999 Sau khitriển khai thực hiện, đến nay cơ bản đã đạt được một số thành tựu đáng kể như xâydựng nhiều công trình giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh: tuyến Phước Long -Hồng Dân, tuyến Giá Rai – Gành Hào, cầu Nhà Mát, cầu Ninh Quới, cầu Ngan Dừa,Cầu Kè… và nhiều tuyến giao thông nông thôn; đồng thời năng lực vận tải đượctăng cường tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống nhân dântrong tỉnh
Tuy vậy, trong quá trình thực hiện cũng đã phát sinh nhiều yếu tố mới làm choquy hoạch GTVT trước đây không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hộicủa tỉnh Những thay đổi này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu điều chỉnh bổ sung quyhoạch mạng lưới giao thông vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hộicủa tỉnh trong tương lai
2 Nội dung nghiên cứu
Trong nghiên cứu này sẽ chỉ lấy các quốc lộ; đường tỉnh (liên huyện); đườnghuyện (liên xã); với thị xã Bạc Liêu: đường vành đai, đường xuyên tâm; đườnghướng tâm; các đường phố chính trong nội đô làm đối tượng nghiên cứu Cáctuyến-nút này tạo thành một mạng giao thông mà trong nghiên cứu này gọi làmạng lưới đường cơ sở
Trang 123 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề án này dựa trên phạm vi lãnh thổ của tỉnh, xác
định theo bản đồ hành chính của tỉnh Bạc Liêu bao gồm thị xã Bạc Liêu; huyện
Vĩnh Lợi; huyện Hòa Bình; huyện Hồng Dân; huyện Phước Long; huyện Giá Rai; huyện Đông Hải.
Phạm vi ảnh hưởng về lãnh thổ đến nghiên cứu quy hoạch sẽ bao gồm cáctỉnh giáp ranh với Bạc Liêu như Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang và Cà Mau
4 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở sơ đồ phát triển không gian của tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030 vàtrên cơ sở dự báo phát triển giao thông thời kỳ 2006-2030, mục tiêu cần đạt đượctrong nghiên cứu này đối với mạng lưới giao thông là:
phục vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách một cách an toàn, liên tục và thuận tiện
Xác định quy mô, cấp hạng kỹ thuật của từng tuyến, nút giao thôngthuộc mạng lưới giao thông nghiên cứu để làm cơ sở cho việc thực hiện các bướctiếp theo; xác định mức độ chiếm dụng không gian của từng tuyến, từng nút giaothông để có thể quản lý, sử dụng đất đai đúng theo quy hoạch
Xác định một trình tự đầu tư thích hợp giữa các hạng mục công trìnhtrong mạng lưới giao thông đường bộ
Dự trù tổng mức đầu tư và lộ trình phân bổ nguồn vốn đầu tư
5 Phương pháp nghiên cứu
- Lý thuyết và thực tế
- Ứng dụng mô hình 4 bước phân tích, dự báo nhu cầu đi lại trong quy hoạchgiao thông
Trang 136 Ý nghĩa của đề tài
Việc phân tích, dự báo nhu cầu đi lại có tầm quan trọng rất lớn đối với quyhoạch giao thông Nhờ kết quả của mô hình phân tích, dự báo nói trên mà các nhàquản lý, chuyên gia đưa ra được các quyết định quy hoạch đúng đắn cho công tácquy hoạch hệ thống giao thông vận tải
Các mô hình phân tích, dự báo nhu cầu đi lại dễ dàng áp dụng công nghệ tựđộng hóa trong phân tích Các mô hình này được tích hợp trong một số phần mềmphân tích giao thông cùng với công nghệ GIS Một số phần mềm nổi tiếng trên thếgiới dùng để phân tích, dự báo nhu cầu đi lại như TransCAD, EMME/2, Cube…Đặc biệt là phần mềm STRADA của Nhật Bản đã được cơ quan hợp tác Nhật Bản(JICA) áp dụng trong một số dự án quy hoạch ở Việt Nam là một chương trình rấtmạnh, gồm 17 hợp phần, có thể giải bài toán với 50,000 tuyến đường, 40,000 điểmnút, và 3,000 vùng
Hiện nay ở Việt Nam đã bắt đầu áp dụng mô hình phân tích này trong một sốcác dự án quy hoạch giao thông tổng thể của TPHCM, Hà Nội… nhưng các dự ánnày đều do các tổ chức nước ngoài thực hiện Trong nước chưa có nhiều nghiêncứu phát triển các lý thuyết quy hoạch giao thông, các tư vấn trong nước chưa thểđảm nhiệm được công việc nói trên bởi vì chưa có nhân lực và công cụ thực hiện
về lĩnh vực này
Do vậy cần thiết phải nghiên cứu để xây dựng các mô hình dự báothực sự phù hợp với điều kiện thực tếở Việt Nam Đưa nhiều cán bộđi nước ngoàihọc tập, nghiên cứu và đầu tư xây dựng các phần mềm phân tích, dự báo nhu cầu
đi lại là một hướng đi phù hợp
7 Kết cấu của luận văn.
- Phần mở đầu
- Chương 1: Tổng quan về tỉnh Bạc Liêu
Trang 14- Chương 2: Ứng dụng mô hình 4 bước phân tích, dự báo nhu cầu đi lại trong quy hoạch giao thông.
- Chương 3: Áp dụng mô hình 4 bước vào t ỉnh Bạc Liêu
- Phần kết luận và kıến nghị
Trang 15CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỈNH B ẠC LI ÊU 1.1 Khái quát chung
Tỉnh Bạc Liêu là một tỉnh nằm ở cực Nam của tổ quốc, mạng lưới giaothông vận tải của tỉnh có đặc thù còn quá ít các tuyến giao thông đối ngoại với cáctỉnh và khu vực, đồng thời mạng lưới giao thông nội tỉnh thưa thớt nên chưa gópphần đáng kể trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Để giải quyếtvấn đề trên năm 1997, Sở GTVT tỉnh Bạc Liêu đã tiến hành cho lập quy hoạchphát triển GTVT của tỉnh Bạc Liêu cho giai đoạn 1997-2020 Báo cáo quy hoạchnày đã được UBND tỉnh Bạc Liêu phê duyệt tại quyết định số 1567/QĐ-UB ngày30/11/1999 Sau khi triển khai thực hiện, đến nay cơ bản đã đạt được một số thànhtựu đáng kể như xây dựng nhiều công trình giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh:tuyến Phước Long - Hồng Dân, tuyến Giá Rai – Gành Hào, cầu Nhà Mát, cầu NinhQuới, cầu Ngan Dừa, Cầu Kè… và nhiều tuyến giao thông nông thôn; đồng thờinăng lực vận tải được tăng cường tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội và nângcao đời sống nhân dân trong tỉnh [4]
Tuy vậy, trong quá trình thực hiện cũng đã phát sinh nhiều yếu tố mới làmcho quy hoạch GTVT trước đây không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh Những thay đổi này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu điều chỉnh bổsung quy hoạch mạng lưới giao thông vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu phát triểnkinh tế xã hội của tỉnh trong tương lai
1.1.1 Vị trí, vai trò của tỉnh Bạc Liêu
Bạc Liêu là tỉnh nằm trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng đấttrù phú, đông dân có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế đa dạng đồng thời là vùngtiêu thụ hàng hóa và dịch vụ lớn của cả nước Nơi đây đã cung cấp trên 50% sảnlượng thóc và thủy sản xuất khẩu của cả nước
Tỉnh Bạc Liêu được tách ra từ tỉnh Minh Hải năm 1997 là một tỉnh của đồngbằng Sông Cửu Long; phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và tỉnh Sóc Trăng, phía Tây-Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Tây-Nam giáp tỉnh Cà Mau, phía Đông-Nam giáp
Trang 16biển Đông Về phía Bắc, tỉnh Bạc Liêu cách thành phố Hồ Chí Minh 280km vàcách Cần Thơ 110km, về phía Nam cách Cà Mau 67Km.
Toàn tỉnh hiện có 03 tuyến quốc lộ đi qua là QL1A, Quốc lộ Nam Sông Hậu,Quốc lộ Quản Lộ – Phụng Hiệp nối Bạc Liêu với các tỉnh phía Bắc và phía Nam và
hệ thống giao thông đường thủy gồm: kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp, sông Bạc Liêu
và các kênh rạch chằng chịt có thể tới mọi tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long Ngoài
ra, hệ thống sông ngòi, kênh rạch của Bạc Liêu còn nối với biển bằng cửa GànhHào, cửa Nhà Mát và cửa Cái Cùng
Với 56km bờ biển, tỉnh Bạc Liêu có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh
tế biển: thủy-hải sản, nông-lâm-nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, thươngcảng, cảng cá, dịch vụ cảng biển, xuất-nhập khẩu, du lịch biển, vận tải biển vàbuôn bán quốc tế
Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bạc Liêu [9]
Trang 171.1.2 Đặc điểm Địa lý-Kinh tế
Tỉnh Bạc Liêu có diện tích tự nhiên 2585 Km2, trong đó :
Diện tích tự nhiên Mật độ dân số
Thị xã Bạc Liêu : 175 Km2 833 người/Km2
6 huyện : 2,410 Km2 301 người/Km2
Về dân số
Năm 2008 Năm 2010 Năm 2020
Dân số : 0.84 tr người 0.86 tr người 0.94 tr người
Thị xã Bạc Liêu : 0.14 tr người 0.15 tr người 0.17 tr người
6 huyện : 0.70 tr người 0.71 tr người 0.77 tr ngườiHuyện Hòa Bình là huyện mới tách ra khỏi huyện Vĩnh Lợi tháng 7 năm
2005 mật độ dân số cũng ở mức như phần lớn các huyện khác [4]
Nhìn chung, dân cư bố trí không đều giữa các huyện trong toàn tỉnh, phầnlớn tập trung tại các trung tâm huyện, thị và dọc theo các trục lộ giao thông chính
Khoảng gần 20 năm qua (từ khi tách tỉnh) dân số trong tỉnh tăng từ 0.73triệu người năm 1996 (thành thị 0.18 triệu người, nông thôn 0.55 triệu người) lên0.84 triệu người năm 2008 (thành thị 0.20 triệu người, nông thôn 0.64 triệu người)
Tỷ lệ dân số giữa thành thị và nông thôn có thay đổi nhưng không đáng kể
Về cơ cấu hành chính, tỉnh Bạc Liêu có 1 thị xã và 6 huyện :
Trang 18 Huyện Hồng Dân gồm : 1 thị trấn, 8 xã;
Nền kinh tế tỉnh Bạc Liêu trong những năm gần đây chưa cho thấy có sựthay đổi đáng kể về cơ cấu giữa các thành phần kinh tế Vẫn chủ yếu dựa vàonông-lâm-ngư nghiệp; các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã có nhưngchưa phát triển Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu đang cố gắng tăng dần tỷ lệ công nghiệp
và nông-ngư nghiệp làm ăn theo kiểu công nghiệp nhằm tạo cân đối giữa các lĩnhvực kinh tế, phù hợp với xu thế “mở cửa – hội nhập” của cả nước
Bảng 1.1 Bảng cơ cấu kinh tế tỉnh Bạc Liêu 1997-2008 [3]
Mức tăng trưởng kinh tế
Những năm gần đây mặc dù bị ảnh hưởng của những biến động ở khu vực
và quốc tế nhưng kinh tế Bạc Liêu năm 2008 vẫn tăng trưởng ở tốc độ khá cao đạtbình quân tăng 11.33%, gấp hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng của cả nước; GDPbình quân đầu người năm 2008 đạt 14.64 triệu đồng/người Nền kinh tế Bạc Liêumặc dù tăng trưởng khá về tốc độ nhưng vẫn còn hạn chế nhiều do thiếu vốn đầu
tư, hạ tầng cơ sở thấp kém, công nghiệp và dịch vụ chậm chuyển biển, kinh tếnông thôn chậm đổi mới
Trang 19Nhìn chung, Bạc Liêu còn là một trong những tỉnh nghèo ở Đồng BằngSông Cửu Long, có xuất phát điểm kinh tế rất thấp; sự phát triển vừa qua mặc dù
đã khá, song còn hạn chế nhiều so với tiềm năng, nguồn lực và vị trí của tỉnh
Trên cơ sở quán triệt phương hướng phấn đấu của vùng Đồng Bằng SôngCửu Long nêu trong quyết định số 01/1998/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủngày 05 tháng 01 năm 1998 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế – xã hội vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010, định hướng phát triểnkinh tế theo nghị quyết của tỉnh đến 2020 là :
Tiếp tục khai thác có hiệu quả những lợi thế và tiềm năng sẵn có củatỉnh, đồng thời đảm bảo tính ổn định và bền vững của sự phát triển Tiếp tục pháttriển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, đặc biệt đối với khu vựcnông thôn, từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nôngthôn Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện các mục tiêu xã hội,chú trọng tới các vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer; giữ vững an ninh chínhtrị và an toàn xã hội
Phấn đấu trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 tỉnh Bạc Liêu trở thànhmột địa bàn kinh tế phát triển, góp phần xây dựng nước ta cơ bản trở thành mộtnước công nghiệp, tỷ lệ tích lũy từ nội bộ cao, đời sống của nhân dân sung túc cả
về vật chất lẫn tinh thần
Trong kế hoạch 5 năm 2006-2010, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh
tế bình quân hàng năm cao hơn mức bình quân chung của ĐBSCL “với tư cách làvùng trọng điểm phát triển kinh tế”; hoàn thành cơ bản việc sắp xếp, đổi mới và cổphần hóa các doanh nghiệp nhà nước; phát triển và nâng cao hiệu quả khu vực kinh
tế nhà nước, đồng thời phát triển mạnh, không hạn chế quy mô các doanh nghiệpthuộc các thành phần kinh tế, từng bước cùng cả nước hình thành đồng bộ các loạithị trường, nhất là thị trường vốn, lao động, bất động sản, khoa học và công nghệ;huy động các nguồn vốn đầu tư, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngnâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng
Trang 20hàm lượng khoa học công nghệ, từng bước hình thành các ngành công nghiệp mới,công nghệ cao tạo đà cho những bước phát triển sau này Hoàn thiện hệ thống kếtcấu hạ tầng kinh tế và xã hội, hình thành các khu đô thị mới, đáp ứng nhu cầuchuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và khu vực Chú trọng đầu tư cho các vùngsâu, vùng xa, vùng đồng bào Khmer và tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ pháttriển kinh tế xã hội khác [4]
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh đến 2020 là
nước, tương đương với mức bình quân của vùng ĐBSCL, khoảng 9-10% năm.Tăng mức GDP/người lên 3,300-4,000 USD (giá hiện hành) vào năm 2020 hay 55-
70 triệu đồng Nếu tính bằng sức mua tương đương (PPP) sẽ vượt trên ngưỡngcông nghiệp hóa;
Tích lũy nội bộ nền kinh tế năm 2006-2020 đạt trên 33-36% GDP;
Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp – xây dựng và dịch vụ chiếm khoảng 80%, Nông lâm ngư nghiệp 20-30% nền kinh tế;
70- Nhịp độ tăng dân số đến năm 2020 còn 0.9-1.0%;
Thất nghiệp ở thành thị dưới 4%, quỹ thời gian lao động được sử dụng
ở nông thôn 90%;
Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 60-65%;
trong tuổi ở mức 90%;
Cung cấp nước hợp vệ sinh cho 100% dân số;
Các số liệu nêu trên được trích dẫn từ niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu năm
2008 và báo cáo tóm tắt tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bạc Liêu thời kỳđến năm 2010 và 2020 lập tháng 7/2005
Trang 211.1.2.1 Điều kiện tự nhiên
Khí tượng – Thủy văn
Tỉnh Bạc Liêu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo
1.1.2.2 Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí trung bình khá cao, khoảng 27oC; nhiệt độ cao nhất là29.1oC, nhiệt độ thấp nhất là 25.4oC Giao động nhiệt độ giữa các mùa không lớn,chỉ khoảng 2-3oC; dao động nhiệt trong ngày cũng không lớn, chỉ từ 8-10oC
1.1.2.3 Độ ẩm không khí
Độ ẩm trung bình năm tương đối thấp, khoảng 82,5% Vào mùa mưa độ ẩmtrung bình chỉ đạt khoảng 84%, còn vào mùa khô độ ẩm thấp hơn, trung bìnhkhoảng 80% Độ ẩm cao nhất đạt khoảng 87%, thấp nhất khoảng 76%
1.1.2.4 Nắng
Cũng như nhiều tỉnh khác thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, số giờnắng của tỉnh Bạc Liêu tương đối ổn định và khá cao, trung bình đạt khoảng 2,371– 2,533 giờ\năm;
1.1.2.5 Mưa
Lượng mưa trung bình vào khoảng 1,630 – 2,185mm/năm và phân bố khôngđều trong các tháng tạo thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Mùa mưa bắtđầu từ tháng 5 đến tháng 11, nhưng tập trung vào các tháng 8, 9, 10; các tháng cònlại là mùa khô Lượng mưa lớn nhất khoảng 419.2mm, nhỏ nhất khoảng 0.4mm
Trang 221.1.2.7 Tình hình lũ
Do tỉnh Bạc Liêu nằm ở phía hạ lưu của hướng thoát lũ từ phía Tây(Campuchia) sang phía Đông và được chặn bởi tuyến kênh Quản Lộ – Phụng Hiệpnên không chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ tràn mà chỉ bị gián tiếp qua mực nướcdâng của các tuyến sông lớn Vì vậy, vào mùa lũ mực nước dâng ở các sông-kênhchỉ ảnh hưởng đến kết cấu mặt đường mà không làm gián đoạn giao thông
1.1.2.8 Địa chất công trình
Trên toàn địa bàn tỉnh Bạc Liêu có lớp bùn yếu bề mặt khá dày: từ 15 - 25m,không thích hợp cho việc đặt móng của kết cấu công trình cầu – đường – cảng Vìvậy, đối với những đoạn đường đắp cao cần phải có những giải pháp xử lý nền đểđảm bảo ổn định và sớm triệt tiêu lún; còn đối với kết cấu móng mố-trụ cầu, bếntàu cần sử dụng loại móng cọc hạ sâu vào lớp đất chịu lực tốt nằm sâu bên dưới
1.2 Hiện trạng mạng lưới giao thông
1.2.1 Mạng lưới đường
Mạng lưới đường bộ tỉnh Bạc Liêu phân bố không đều, chủ yếu là các tuyếnđường có quy mô, tải trọng nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyểnhàng hóa của nhân dân một cách thuận tiện, an toàn Tổng chiều dài mạng lướiđường bộ trong toàn tỉnh là 3,288Km bao gồm các trục quốc lộ do Trung ươngquản lý và các đường tỉnh, đường huyện, đường liên xã, đường trong thị xã doTỉnh quản lý, cụ thể là:
Các đường trong thị xã Bạc Liêu : 36Km
Trang 23 Đoạn qua tỉnh Bạc Liêu dài khoảng 64Km, bắt đầu từ điểm giáp ranhtỉnh Sóc Trăng (gần cầu Nàng Rền) đi qua thị xã Bạc Liêu và một số điểm tậptrung kinh tế xã hội như TT Hòa Bình (huyện Hòa Bình), TT Giá Rai, TT HộPhòng (huyện Giá Rai); đến giáp ranh tỉnh Cà Mau (cầu Tắc Vân) Tuyến chạysong song phía Đông kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp và phía Bắc sông Bạc Liêu.
Đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh Bạc Liêu đang được đầu tư cải tạo, nângcấp bằng vốn vay của Ngân Hàng Thế Giới (WB) với mặt đường rộng 12m, thảm
bê tông nhựa
Hình 1.2 Đường Quốc lộ 1A [10]
Trang 24Tuyến Quản Lộ – Phụng Hiệp
Tuyến bắt đầu từ thị trấn Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang, đi qua các tỉnhSóc Trăng, Bạc Liêu đến điểm cuối tại Tp Cà Mau tỉnh Cà Mau
Đoạn qua tỉnh Bạc Liêu dài khoảng 52Km, bắt đầu từ điểm giáp ranhtỉnh Sóc Trăng đi qua các huyện Hồng Dân, Phước Long, Giá Rai đến giáp ranhtỉnh Cà Mau Tuyến chạy song song phía Đông kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp
Đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh Bạc Liêu đang được triển khai thi công,với mặt đường rộng 12m, thảm bê tông nhựa
Hình 1.3 Đường quản lộ - Phụng Hiệp [11]
Tuyến Nam Sông Hậu
Tuyến bắt đầu từ thành phố Cần Thơ, đi qua các tỉnh từ Hậu Giang,Sóc Trăng đến điểm cuối tại thị xã Bạc Liêu tỉnh Bạc Liêu Tuyến chạy song songphía Nam sông Hậu Giang
công, với mặt đường rộng 12m, thảm bê tông nhựa
Trang 25Hình 1.3 Đường Nam Sông Hậu [12]
Đường Bạc Liêu – Hưng Thành (ĐT 976)
Xuất phát từ điểm giáp ranh với tỉnh Sóc Trăng tại xã Hưng Thành (H.Vĩnh Lợi)
Đi qua các xã Hưng Thành, xã Hưng Hội (H Vĩnh Lợi)
Kết thúc tại Cầu Xáng, thị xã Bạc Liêu
Đường Giồng Nhãn – Gò Cát (ĐT 977)
Trang 26 Xuất phát từ điểm giáp ranh với tỉnh Sóc Trăng tại xã Vĩnh Trạch Đông(Tx Bạc Liêu)
Đi qua các xã Vĩnh Trạch Đông, xã Hiệp Thành, phường Nhà Mát (Tx.Bạc Liêu), xã Vĩnh Hậu, xã Vĩnh Hậu A, xã Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình), xãLong Điền Đông (H Đông Hải)
Kết thúc tại ngã 3 Gò Cát, xã Long Điền Tây (H Đông Hải)
Đường Thuận Hòa – Xiêm Cán (ĐT 977B)
Xuất phát từ xã Vĩnh Trạch (Tx Bạc Liêu)
Đi qua các xã Vĩnh Trạch Đông, xã Vĩnh Trạch (Tx Bạc Liêu)
Kết thúc tại tuyến đê biển xã Vĩnh Trạch Đông (Tx Bạc Liêu)
Đường Cầu Sập – Ninh Quới – Ngan Dừa – QL63 (ĐT 978)
Xuất phát từ điểm giao với QL1A tại xã Long Thạnh (H Vĩnh Lợi)
Hưng A (H Vĩnh Lợi), xã Hưng Phú, xã Vĩnh Phú Đông (H Phước Long), xã NinhQuới, Ninh Hòa, Lộc Ninh (H Hồng Dân)
Kết thúc tại điểm giao với QL63, xã Vĩnh Lộc (H Hồng Dân)
Đường Hòa Bình – Vĩnh Hậu (ĐT 978B)
Xuất phát từ điểm giao với QL1A tại thị trấn Hòa Bình (H Hòa Bình)
Đi qua thị trấn Hòa Bình và xã Vĩnh Hậu (H Hòa Bình)
Kết thúc tại điểm giao với ĐT 977, xã Vĩnh Hậu (H Hòa Bình)
Đường Vĩnh Mỹ – Phước Long – QL63 (ĐT 979)
Xuất phát từ điểm giao với QL1A tại xã Vĩnh Mỹ B (H Hòa Bình)
Đi qua các xã Vĩnh Mỹ B, xã Vĩnh Bình (H Hòa Bình), thị trấn PhướcLong, xã Vĩnh Thạnh, xã Phước Long (H Phước Long), xã Ninh Thạnh Lợi, VĩnhLộc (H Hồng Dân)
Trang 27 Kết thúc tại điểm giao với đường ĐT 978, xã Vĩnh Lộc (H Hồng Dân).Đường Xóm Lung – Cái Cùng (ĐT 979B):
Rai)
Đi qua các xã Tân Thạnh (H Giá Rai), xã Long Điền Đông A, xã LongĐiền Đông (H Đông Hải)
Kết thúc tại tuyến đê biển Long Điền Đông (H Đông Hải)
Đường Canh Đền – Phó Sinh – Giá Rai – Gành Hào (ĐT 980)
Xuất phát từ điểm giáp ranh với tỉnh Cà Mau tại xã Ninh Thạnh Lợi (H.Hồng Dân)
Phong Thạnh, Phong Thạnh A, TT Giá Rai (huyện Giá Rai), xã Long Điền, LongĐiền Tây (H Đông Hải)
Kết thúc tại TT Gành Hào (H Đông Hải)
Đường Hộ Phòng – Chủ Chí – Chợ Hội (ĐT 981)
Xuất phát từ điểm giao với QL1A tại thị trấn Hộ Phòng (H Giá Rai)
(H Giá Rai), xã Phong Thạnh Tây (H Phước Long)
Kết thúc tại điểm giáp ranh với tỉnh Cà Mau tại xã Phong Thạnh Tây B(H Phước Long)
Đường Dọc kênh Xáng Tắc Vân (ĐT 982)
Xuất phát từ điểm giao với QL1A tại xã Tân Thạnh (H Giá Rai)
Đi qua các xã Tân Thạnh (H Giá Rai), xã Định Thành, xã An Phúc, xãLong Điền Tây (H Đông Hải)
Trang 28 Kết thúc tại điểm giao với đường ĐT.978, xã Long Điền Tây (H ĐôngHải).
Bảng 1.2 Bảng đánh giá hiện trạng kỹ thuật của các tuyến hiện hữu [3]
Stt Tên đường
Chiều dài (km)
Nền đường (m)
Mặt đường (m)
Kết cấu mặt đường
Số lượng cầu
T.
trọng cầu (T)
T trạng khai thác
Nền đường (m)
Mặt đường (m)
Kết cấu mặt đường
Số lượng cầu
T.
trọng cầu (T)
T trạng khai thác
Trang 29** : Khai thác bình thường (về tải trọng, thời gian lưu thông trong năm, tốc
độ lưu thông theo cấp đường);
* : Khai thác hạn chế (về tải trọng, thời gian lưu thông trong năm, tốc độlưu thông theo cấp đường);
1.2.2.2 Các Đường Huyện
587Km, trong đó gồm có 22Km đường BTN, 14Km đường láng nhựa còn lại551Km là đường đất
Các đường huyện có cấp hạng kỹ thuật là đường cấp V hoặc VI, chiềurộng mặt đường chỉ khoảng từ 2m đến 3.5m đủ cho 1 làn xe; cao độ mặt đườngphần lớn thấp so với mực nước lũ nên thường bị ngập nước trong mùa mưa, vì vậykhông khai thác ổn định được quanh năm; tải trọng các cầu trên các tuyến nàykhông cao, thường chỉ khoảng 5 - 10T hoặc chỉ có bến đò nên chủ yếu dùng cho xehai bánh và các xe tải nhỏ lưu thông
1.2.2.3 Đường đô thị
Hiện trên địa bàn Thị xã có 45 tuyến với tổng chiều dài khoảng 36Km,trong đó có 5Km đường BTN nóng, 15Km đường BTN nguội, 15Km đường trángnhựa và hơn 0.5Km đường trải đá cấp phối
Trang 301.3 Định hướng phát triển, dự báo nhu cầu vận tải
1.3.1 Định hướng phát triển vùng ĐBSCL
Định hướng phát triển vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010 đượcxác định theo quyết định số 01/1998/QĐ-TTg ngày 05/01/1997 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng ĐồngBằng Sông Cửu Long từ nay đến năm 2010
1.3.2 Định hướng phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy - hải sản
Trang 31Hình 1.4 Nông dân huyện Vĩnh Lợi thu hoạch lúa [13]
I.3.2.2 Về lâm nghiệp
Thực hiện công tác trồng cây, gây rừng nhằm khôi phục và bảo vệ môitrường sinh thái, hình thành tuyến phòng thủ dọc biển Đông Kết hợp giữa nuôitôm và trồng rừng
Hình 1.5 Rừng đước [14]
I.3.2.3 Về thủy-hải sản
Đóng góp 50% giá trị xuất khẩu thủy – hải sản của cả nước
Phát triển nuôi trồng thủy sản có giá trị cao: tôm, cua và các loại đặcsản có giá trị xuất khẩu cao
Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng công nghiệp bình quân thời kỳ 2001 –
2010 đạt 14%/năm
2010 tỷ lệ ngành công nghiệp đạt trên 60%
Đẩy mạnh thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài Chuẩn bị điều kiện
để đầu tư cho các khu công nghiệp khi có điều kiện
Trang 32 Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có khả năng tận dụngnguồn lao động tại chỗ và có khả năng bố trí phân tán với những nhà máy có quy
mô vừa và nhỏ với công nghệ tiên tiến nhằm giải quyết việc làm và góp phần côngnghiệp hóa nông thôn
Hình 1.6 Thủy sản Bạc Liêu [15]
1.3.2.4 Định hướng phát triển các ngành thương mại và dịch vụ
Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001 – 2010 đạt13%/năm
Phát triển ngành thương mại và các ngành dịch vụ phải thúc đẩy sựphát triển các ngành kinh tế toàn vùng nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế – xãhội đề ra
Hình thành các trung tâm thương mại, siêu thị, mạng lưới chợ… tạomôi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh
Chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ theo hướng ưu tiên du lịch, dịch vụtài chính, ngân hàng, viễn thông, chuyển giao công nghệ, khuyến khích các thànhphần kinh tế tham gia hoạt động dịch vụ
Trang 33 Khai thác lợi thế về vị trí địa lý để phát triển nhanh các ngành du lịch,miệt vườn, sinh thái, gắn kết với thành phố Hồ Chí Minh, vùng kinh tế trọng điểmPhía Nam và các tuyến du lịch liên vùng.
Hình 1.7 Nhà công tử Bạc Liêu [16]
1.3.2.5 Định hướng phát triển về kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông
Phát triển mạng lưới giao thông : đường thủy, đường bộ, hàng khôngtheo quy hoạch Chú trọng mạng lưới giao thông nông thôn, vùng sâu, vùng xa,vùng biên giới, tạo điều kiện phát triển cho các vùng khó khăn, căn cứ kháng chiến
cũ, hải đảo
xuyên nạo vét luồng lạch, đặc biệt là luồng cửa Định An, cửa Tiền, cửa Trần Đề
Nâng cấp các Quốc lộ của vùng, hoàn chỉnh hệ thống giao thông cáctỉnh Gắn giao thông với hoàn chỉnh thủy lợi, cầu cống và các công trình phục vụthoát lũ, phòng chống bão lụt
Trang 34 Xây dựng sân bay Trà Nóc trở thành sân bay trung tâm của đồng bằngsông Cửu Long, quản lý và bảo quản các sân bay khác để khi cần thiết đưa vào sửdụng.
Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cấp, thoát nước các khu đô thị, cáckhu công nghiệp, chú trọng giải quyết nhu cầu nước sạch của dân cư nông thôn
viện, nhà văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu dân sinh
Về bưu chính viễn thông: hiện đại hóa bưu chính viễn thông theohướng tự động hóa, đồng bộ hóa mạng lưới thông tin liên lạc phù hợp với yêu cầuthông tin trong nước và giao lưu quốc tế
Về mạng lưới điện: đầu tư xây dựng mới, kết hợp với mở rộng cải tạo
mở rộng nhà máy điện Trà Nóc, hoàn chỉnh mạng đường dây 220KV và 110KV,
mở rộng các trạm biến áp hiện có, xây dựng các trạm phân phối nhằm đáp ứng yêucầu phát triển sản xuất và đời sống Coi trọng mục tiêu điện khí hóa nông thôn vàphục vụ công nghiệp hóa
Về mạng lưới đô thị và không gian hành lang lãnh thổ: xây dựng mớikết hợp với cải tạo nhằm hình thành mạng lưới đô thị các cấp, phấn đấu đưa tỷ lệ
đô thị hóa vùng này đến năm 2010 đạt 30% Phát triển 3 khu vực đô thị : khu tứgiác trung tâm (thành phố Cần Thơ, Long Xuyên, Vĩnh Long và Cao Lãnh); tổchức không gian hành lang Đông – Nam (thành phố Mỹ Tho, Tân An, Thủ Thừa,Bến Lức …) và hành lang đô thị Tây – Bắc ven vịnh Tây Chú trọng tổ chức pháttriển các điểm dân cư khu vực nông thôn, đặc biệt là đô thị hóa nông thôn; tạo điềukiện phát triển cho vùng biên giới, vùng ven biển hải đảo, vùng ngập lũ, khắc phụctình trạng chênh lệch giữa các vùng
1.3.3 Định hướng phát triển tỉnh Bạc Liêu
1.3.3.1 Định hướng tổ chức không gian đô thị
Thị xã Bạc Liêu được nâng cấp thành thành phố loại 3 Về không gianthành phố Bạc Liêu sẽ mở rộng về phía Nam, phía phường Nhà Mát Những đô thị
Trang 35vệ tinh cho thành phố Bạc Liêu sẽ là các thị trấn Hòa Bình và Châu Hưng (huyện
lỵ trung tâm của huyện Vĩnh Lợi mới)
Trong tương lai khoảng không gian giữa thị xã Bạc Liêu, thị trấn HòaBình và Châu Hưng sẽ nhanh chóng được đô thị hóa, tạo thành một hệ thống đô thịliên kết chặt chẽ về kinh tế và xã hội Các khu dịch vụ thương mại, khu văn hóa thểthao tổng hợp, các khu dân cư, cụm công nghiệp với nhiều ngành công nghiệpkhông truyền thống sẽ nhanh chóng hình thành, hoạt động và phát triển khôngphân biệt ranh giới giữa thành phố và thị trấn vệ tinh
Kết hợp 2 thị trấn Giá Rai và Hộ Phòng và nâng cấp thành thị xã vớichức năng chính là sản xuất công nghiệp, thương mại tạo thành một đô thị đốitrọng cho thành phố Bạc Liêu và trung tâm kinh tế biển Gành Hào
Với chức năng là trung tâm kinh tế biển của Tỉnh, dân số ước khoảng
40 ngàn người vào năm 2010 và 60 ngàn vào năm 2020, thị trấn Gành Hào sẽ cómột cơ cấu kinh tế toàn diện, phong phú về loại hình sản xuất và dịch vụ Thị trấnGành Hào sẽ nối với Bạc Liêu bằng phức hợp các khu du lịch sinh thái, nghỉ mátdọc bờ biển
Ngoài ra, các thị trấn mới thành lập ở phía Bắc cùng với các thị trấn cũnhư Phước Long, Hồng Dân sẽ hình thành chuỗi đô thị phía Bắc nhằm khai thácnhững cơ hội phát triển khi các tuyến Quốc lộ như: tuyến Quản Lộ – Phụng Hiệp,tuyến từ Cầu Sập nối với Quốc Lộ 63 đi Kiên Giang được hoàn thành
1.3.3.2 Phương hướng tổ chức không gian công nghiệp
nghiệp Trà Kha, Hộ Phòng và xúc tiến lập quy hoạch chi tiết 6 cụm công nghiệp:cụm CN Gành Hào tại TT Gành Hào – huyện Đông Hải, cụm CN Bà Già – huyệnGiá Rai, cụm CN Phước Long – huyện Phước Long, cụm CN Hồng Dân, cụm CNNinh Quới – huyện Hồng Dân, cụm CN Châu Hưng – huyện Vĩnh Lợi [4]
1.3.3.3 Phương hướng tổ chức không gian nông – lâm – ngư nghiệp
Về sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp toàn tỉnh chia thành 2 vùng chính:
Trang 36 Vùng Bắc Quốc lộ 1A: vùng này được chia ra làm 2 tiểu vùng gồmvùng sản xuất nông nghiệp ổn định và vùng chuyển đổi sản xuất (vùng điều chỉnh)với ranh giới là các kênh Quản Lộ – Giá Rai, Quản Lộ – Phụng Hiệp, Quản Lộ –Ngan Dừa.
công nghiệp ở vùng này
1.3.3.4 Phương hướng tổ chức không gian du lịch
Bước đầu tổ chức tốt các tuyến du lịch ở phía Nam Quốc lộ 1A, đặcbiệt là khu vực Nhà Mát, Gành Hào và tuyến ven biển
1.4 Tổng quan về phát triển cơ sở hạ tầng
Để phát triển đường giao thông, theo hướng đến năm 2010, cần tiếp tụctriển khai rộng rãi chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm để xây mới, nângcấp đường giao thông và thay thế cầu khỉ, tạo thuận lợi cho dân cư sản xuất và sinhhoạt, khẩn trương hoàn thành đường ô tô đến các trung tâm xã còn lại, phấn đấuđến năm 2010 hầu hết đường liên ấp được trải nhựa, từng bước sử dụng vận tảicông cộng, phục vụ vận chuyển hàng hóa và hành khách, tại khu vực nông thôn
Cải tạo nâng cấp đường liên xã, nối xã với huyện và các trục lộ giaothông chính Ưu tiên đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến đường đã có, đồng thời
Trang 37nhà nước nên đầu tư hỗ trợ 60% dưới dạng vật tư, thiết yếu như xi măng, cát, đá vàsắt thép Dân đóng góp 40% bằng sức lao động, vật tư tại chỗ, công khai khả năngtham gia của dân, đồng thời lấy ý kiến đóng góp của mọi người vào sự lựa chọncác dự án xây dựng đường giao thông, bằng vốn đóng góp của họ và vốn hỗ trợcủa nhà nước Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, gắn quyền lợi trách nhiệm,tình cảm của nhân dân địa phương với việc xây dựng cho chính quê hương bằngcách lựa chọn phương án đầu tư, thực sự công khai dân chủ: để mọi người đượcbiết, được làm và được quyền lựa chọn phương án.
1.4.2 Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải bạc liêu giai đoạn 1997-2020 Khái quát chung
Qui hoạch giao thông vận tải tỉnh Bạc Liêu đã được nghiên cứu từ năm 1997bởi Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển GTVT Phía Nam (Bộ GTVT), đã đượcUBND tỉnh Bạc Liêu phê duyệt tại quyết định số 1567/QĐ-UB ngày 30/11/1999.Trong đó, báo cáo đã định hướng quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng và côngnghiệp GTVT tỉnh Bạc Liêu cho thời kỳ 1997 – 2020 trong đó gồm có quy hoạchmạng lưới đường bộ, hệ thống cầu, mạng lưới đường thủy và các công trình phụtrợ phục vụ giao thông… Đồng thời cũng đề ra các giải pháp – chính sách và xácđịnh tổng mức đầu cho việc phát triển GTVT; So với hiện nay thì một số tuyến cơ
sở của dự án vẫn giữ được theo định hướng quy hoạch
Tuy nhiên, trong báo cáo chưa tạo được một mạng lưới đường cơ sở hoànchỉnh, rộng khắp, phủ kín địa bàn các huyện thị Đồng thời do sự phát triển nhanhchóng của đất nước trong những năm gần đây và việc thay đổi của chiến lược pháttriển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng như tiêu chuẩn thiết kế nên một sốtuyến quốc lộ dự kiến nâng cấp, đường tỉnh, đường huyện không còn phù hợp
Kết luận:
Nhìn chung, số lượng và số làn xe còn quá ít so với nhu cầu đi lại của ngườidân và không phân bố đều tại các huyện thị Mặt khác, vị trí các đường lớn chỉ tập
Trang 38trung tại các khu dân cư, khu thương mại tại Tp Bạc Liêu, các đường liên huyện thìvẫn còn nhỏ so với nhu cầu của người dân
Trên địa bàn Tỉnh, hiện tại mới chỉ có tuyến Quốc lộ 1A có thể lưu thôngđược, các tuyến Quốc lộ còn lại đang được xây dựng như vậy số lượng tuyến,chiều dài tuyến Quốc lộ hiện tại so với diện tích của Tỉnh là thấp Do đó, không tạođược mạng lưới đường trục gắn kết với các Tỉnh trong khu vực
Hầu hết các đường chưa đủ 2 làn xe hoặc đã đạt 2 làn xe nhưng phần lề 2bên lại không có nên xe thô sơ đi chung cả vào phần xe cơ giới làm hạn chế điềukiện an toàn khi lưu thông cũng như tốc độ khai thác
Trang 39CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG MÔ HÌNH BỐN BƯỚC
Cơ sở lý thuyết của các mô hình qui hoạch giao thông
2.1 Tổng quan
Quy hoạch giao thông là một qui trình định hướng cho tương lai, chuẩn bịnhững tiện ích và dịch vụ cho tất cả những phương tiện cho nhu cầu trong tươnglai.Tập trung vào các vấn đề như nhu cầu giao thông trong tương lai, mối quan hệgiữa những hệ thống giao thông, các tiện ích, các hoạt động kinh tế xã hội,…Nhằmmục đích đảm bảo nhu cầu đi lại được nhanh chóng, tiện lợi và an toàn, từ đó phântích những thiếu hụt của các tiện ích giao thông hiện tại làm cơ sở cho việc đánhgiá nhu cầu trong tương lai
Trong quy hoạch giao thông, nhu cầu vận tải có ý nghĩa rất quan trọngkhông chỉ đánh giá và kiểm tra hiệu quả của mạng lưới giao thông mà còn làm cơ
sở để dự báo nhu cầu vận tải để phục vụ cho công tác quy hoạch và quản lý mạnglưới đường trong tương lai Từ việc dự báo nhu cầu giao thông sẽ làm cơ sở choviệc đánh giá được tình trạng giao thông của khu vực và tìm ra các giải pháp để cảitiến tình trạng giao thông như mở rộng đường, xây dựng các tuyến giao thông côngcộng, cải thiện hệ thống tín hiệu giao thông…
Hiện nay có hai dạng mô hình được sử dụng phổ biến để dự báo nhu cầugiao thông trong tương lai : mô hình trực tiếp và mô hình bốn bước
2.2 Mô hình trực tiếp
Một lý thuyết liên quan đến nhu cầu đi lại đề nghị rằng người đi đường lựachọn đi lại một cách đồng thời chứ không theo một chuỗi các bước liên tiếp, do đó
mô hình dự báo phải dựa trên lý thuyết trên
Công thức Quandt and Baumol xác định nhu cầu đi lại giữa các vùng nhưsau :
8 7
* 6
*
5 4
*
3
* 2
1 ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) )
(
0
a IJ a IJ
IJK a IJ
IJK a IJ a IJ
IJK a IJ
a J
a I
D
D H
H H
C
C C
P P a
Trang 40Trong đó:
Q IJK: Lưu lượng đi lại giữa vùng I và vùng J bằng phương tiện K
PI, PJ: Dân số vùng I và vùng J
C IJ*: Chi phí đi lại tối thiểu giữa vùng I và vùng J
C IJK: Chi phí đi lại giữa vùng I và vùng J bằng phương tiện K
H IJ*: Thời gian đi lại tối thiểu giữa vùng I và vùng J
D IJ*: Tần suất khởi hành của phương tiện được sử dụng nhiều nhất
D IJK: Tần suất khởi hành của phương tiện K
Y IJ: Tỷ lệ thu nhập trung bình giữa I và J
Với các đô thị lớn, việc xác định và ứng dụng mô hình trực tiếp là khôngkhả thi Mô hình trực tiếp với qui trình tính toán đơn giản có thể sử dụng ở nhữngkhu vực có số lượng vùng ít và mạng lưới giao thông không quá phức tạp
2.3 Mô hình bốn bước
Mô hình phân tích nhu cầu đi lại đầu tiên phát triển vào những năm 1950 như
là một công cụ tiên tiến của quy hoạch giao thông
Phân tích, dự báo nhu cầu đi lại được sử dụng để phát triển thông tin trợ giúpviệc ra quyết định để phát triển và quản lý hệ thống giao thông, đặc biệt là giao thông
đô thị
Qui trình này bao gồm 4 bước: