Khi con người nhận thức được rõ hơn rằng hoạt động sản xuất của nền kinh tế thế giới đang ngày càng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến điều kiện sống cu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUÂT TP HỒ CHÍ MINH
VÕ TRUNG TÍN
NGUYÊN TẮC NGƯỜI GÂY Ô NHIỄM PHẢI TRẢ TIỀN THEO PHÁP LUẬT
MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại Học Luật TP
Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Hữu Nghị
Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại
Vào lúc ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Trường Đại học Luật
TP Hồ Chí Minh, số 2 Nguyễn Tất Thành, Quận 4 hoặc Thư viện Khoa học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh
Trang 3
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” (hoặc “người gây ô nhiễm phải trả giá”, “người gây ô nhiễm phải trả” – Polluter Pays Principle), đã trở nên phổ biến tại nhiều nước trên thế giới trong những năm gần đây, khi vấn đề môi trường đang ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với sự phát triển bền vững của hầu hết các quốc gia Khi con người nhận thức được rõ hơn rằng hoạt động sản xuất của nền kinh tế thế giới đang ngày càng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến điều kiện sống của toàn nhân loại, thì nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền được xem như là một nguyên tắc thể hiện việc áp dụng công cụ kinh tế để quản lý và giải quyết các vấn đề môi trường
Trong bối cảnh hiện nay, việc nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống các vấn đề lý luận của nguyên tắc người gây
ô nhiễm phải trả tiền, các quy định pháp luật thể hiện và thực hiện nguyên tắc, từ đó tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật môi trường và cơ chế triển khai thực hiện có hiệu quả nguyên tắc này ở Việt Nam là rất cần thiết Vì thế, tác giả chọn
đề tài “Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền theo pháp
luật môi trường Việt Nam” làm Luận án tiến sĩ luật học trong
chương trình đào tạo nghiên cứu sinh của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài luận án là luận giải và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền Từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật để bảo đảm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế của quốc gia Việt Nam
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của nguyên tắc
người gây ô nhiễm phải trả tiền; phân tích mối quan hệ giữa nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền với các nguyên tắc khác của luật môi trường
Trang 4Thứ hai, phân tích, đánh giá các quy định pháp luật thể hiện
và thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền; phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền ở Việt Nam
Thứ ba, đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp
luật nhằm bảo đảm thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền ở Việt Nam
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền có thể được tiếp cận ở nhiều góc độ Trong khuôn khổ Luận án thuộc ngành luật học, tác giả tập trung nghiên cứu khía cạnh pháp lý của nguyên tắc này Với cách tiếp cận này, đối tượng nghiên cứu của Luận án là những vấn đề lý luận của nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về môi trường liên quan đến nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và thực tiễn áp dụng
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ Luận án, tác giả khai thác các văn bản nguồn của luật môi trường từ cách tiếp cận về đối tượng điều chỉnh của luật môi trường (là những quan hệ phát sinh trực tiếp trong việc khai thác, quản lý và bảo vệ môi trường) Do vậy, các văn bản nguồn này bao gồm các văn bản về bảo vệ môi trường
và các văn bản về khai thác, quản lý các yếu tố môi trường Trong luận án này, tác giả chọn các hình thức: thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường để phân tích Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập một số quy định nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền như các quy định về tuyên truyền, giáo dục; chế tài hành chính; chế tài hình sự
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin với chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử Đồng thời, Luận án cũng dựa trên
cơ sở các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển
Trang 5bền vững, về bảo vệ môi trường, về đường lối phát triển kinh tế
- xã hội, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế triển khai thực hiện pháp luật
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả Luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp luật học
so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp lịch sử cụ thể, đặc biệt là phương pháp phân tích quy phạm pháp luật
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án
Luận án là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu ở Việt Nam, là Luận án tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu dưới góc độ pháp lý về nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
Luận án đề xuất giải pháp để hoàn thiện và tiếp tục xây dựng các quy định pháp luật môi trường nhằm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền Ở góc độ này, Luận án có thể đóng góp về mặt thực tiễn trong việc áp dụng các biện pháp sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính cho hoạt động bảo
vệ môi trường
6 Dự kiến những đóng góp mới của Luận án
Thứ nhất, Luận án là công trình khoa học độc lập đánh giá
được tình hình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền Trên
cơ sở đó đề ra được mục đích và phạm vi nghiên cứu hợp lý nhằm giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn về nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền mà các công trình trước đó chưa nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa đầy đủ
Thứ hai, Luận án phân tích, làm sáng tỏ các vấn đề của
nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền từ bối cảnh ra đời, nội dung đến mục đích, yêu cầu của nguyên tắc Đây là cơ sở lý luận
để phân tích, đánh giá việc áp dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm
phải trả tiền ở Việt Nam
Thứ ba, Luận án phân tích, làm rõ bản chất nguyên tắc
người gây ô nhiễm phải trả tiền đặt trong mối liên hệ với các nguyên tắc khác của luật môi trường Mỗi nguyên tắc quy định
và thể hiện ở những phương diện, lĩnh vực và phạm vi khác nhau tạo nên hệ thống các nguyên tắc của luật môi trường
Trang 6Thứ tư, Luận án phân tích các hình thức chủ yếu thực hiện
nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền theo pháp luật môi trường Việt Nam, có so sánh với một số nước Từ đó, chỉ ra những điểm mạnh và những hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật môi trườngViệt Nam liên quan đến các hình thức thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
Thứ năm, Luận án đề xuất định hướng và giải pháp hoàn
thiện pháp luật môi trường nhằm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền Những giải pháp được đưa
ra đảm bảo tính khoa học và có giá trị tham khảo về lý luận và thực tiễn Đặc biệt là việc ghi nhận nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền trong Luật Bảo vệ môi trường, tiến tới xây dựng Bộ luật Môi trường, giao thẩm quyền quản lý chuyên ngành về tài nguyên và môi trường cho Bộ Tài nguyên và Môi trường một cách rõ ràng, minh định
7 Kết cấu của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo
và Phụ lục, nội dung của Luận án bao gồm 4 Chương sau đây: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài
Chương 2: Những vấn đề lý luận về nguyên tắc người gây
ô nhiễm phải trả tiền
Chương 3: Thực trạng thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền theo pháp luật Việt Nam
Chương 4: Nhu cầu, định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật môi trường Việt Nam nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
PHẦN NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu dưới góc độ kinh tế - môi trường
Trang 7Bao gồm một số công trình như: Sách Quản lý môi trường
bằng công cụ kinh tế của tác giả Trần Thanh Lâm, sách chuyên
khảo Kinh tế hóa lĩnh vực môi trường: Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn do Phạm Văn Lợi chủ biên, sách Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường – kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam do Đỗ Nam Thắng chủ biên, giáo trình Kinh tế môi trường của Hoàng Xuân Cơ, giáo trình Kinh tế môi trường
do Nguyễn Mậu Dũng, Vũ Thị Xuân Thụy chủ biên, giáo trình
Kinh tế môi trường do Lê Quốc Lý chủ biên, bài viết “Áp dụng
công cụ kinh tế trong quản lý môi trường” của tác giả Nguyễn Thế Chinh trong Tuyển tập các Báo cáo khoa học tại Hội nghị
Môi trường toàn quốc năm 2005, bài viết “Các công cụ kinh tế
trong quản lý môi trường” của tác giả Vũ Đình Nam trên Tạp chí
Môi trường số 7/2007, bài viết “Quản lý môi trường bằng công
cụ kinh tế - kinh nghiệm quốc tế” của tác giả Trần Thanh Lâm
trên Tạp chí Thông tin khoa học xã hội số 6/2009, bài viết “Áp
dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam” của
Trần Thanh Lâm trên Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội số
12/2009
1.1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu dưới góc độ pháp lý
a Nhóm công trình chung liên quan đến nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
Bao gồm Giáo trình Luật thuế, Luật Môi trường các cơ sở đào tạo, Thông tin Khoa học pháp lý số chuyên đề Thực trạng
pháp luật môi trường Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế của Viện
Khoa học pháp lý – Bộ Tư Pháp (2003), sách chuyên khảo Pháp
luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay của tác giả Bùi Đức Hiển, tài liệu tập huấn Tiếp cận quyền trong bảo vệ môi trường do tác giả Nguyễn Đức Thùy chủ biên
(2012), các Kỷ yếu hội thảo khoa học của Trường ĐH Luật Hà Nội, ĐH Luật TP Hồ Chí Minh
b Nhóm công trình về các hình thức trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và sự đảm bảo thực hiện
Bao gồm các bài viết “Bàn về áp dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả trong chính sách môi trường” của tác giả Lê
Thị Kim Oanh trên Tạp chí Khoa học và công nghệ, số
Trang 84(39)/2010, “Sử dụng công cụ kinh tế và pháp lý trong quản lý, bảo vệ môi trường” của nhóm tác giả Lê Thị Thảo và Nguyễn
Quang Tuấn trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 194/2011,
“Thực hiện pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ
môi trường” của tác giả Nguyễn Ngọc Anh Đào trên Tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp số 24 (232)/2012 “Chính sách thuế bảo vệ
môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”, “Bảo
vệ môi trường bằng công cụ thuế, phí môi trường và hiệu quả của giải pháp hiện nay ở Việt Nam” của tác giả Đinh Trọng Khang
trên Tạp chí Giao thông vận tải 9/2016, “Thuế bảo vệ môi
trường: kinh nghiệm quốc tế và những khuyến nghị với Việt Nam” của nhóm tác giả Vương Thị Thu Hiền, Phạm Xuân Thắng
trên Tạp chí Tài chính 11/2017, “Bất cập trong các quy định về
phương thức tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công
nghiệp” của tác giả Lê Thị Thu Hằng trên Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật 4/2018, “Trách nhiệm pháp lý về môi trường ở một số
nước” của tác giả Trần Thắng Lợi trên Tạp chí nghiên cứu lập
pháp, số 3 (2005), “Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái
môi trường” của tác giả Vũ Thu Hạnh trên Tạp chí Khoa học
pháp lý, số 3 (40)/2007
Một số Luận văn thạc sĩ luật học và Luận án tiến sĩ luật
học, đáng chú ý là Luận án tiến sĩ luật học Pháp luật về sử dụng
các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam
của tác giả Nguyễn Ngọc Anh Đào (2013)
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.2.1 Nhóm công trình nghiên cứu dưới góc độ kinh tế - môi
trường
Sách Economic instrument in Environmental policy:
Lessons from OECD, experience and relevance to Economies in transition của tác giả Jean-Philippe, Economic instruments in environmental policy and law with a sort review of Serbia and Montenegro của Assistant Professor Dragoljub Todic, bài viết
“Economic instruments of environmental management” của Firuz Demir Yasamis Istanbul Aydin
1.1.2.2 Nhóm công trình nghiên cứu dưới góc độ pháp lý
Trang 9Sách The Polluter Pays Principles: Definition, Analysis,
Implementation của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, sách Sourcebook on environmental law của Maurice Sunkin, David M
Ong, và Robert, sách Principle of international environmental
law của Philippe Sands, Jacqueline Peel, Adriana Fabra, và Ruth
MacKenzie, bài viết “The effects of environmental taxes - An empirical study of water and solid waste levies in Flanders” của
C Coeck, R S'Jegers, A Verbeke và W Winkelmans,
“Environmental taxation: The European experience” của tác giả Agnieszka Laskowska và Frank Scrimgeour - Department of
Economics University of Waikato (1999), “The polluter pays principle: A proper guide for environmental policy” của tác giả
Roy E Cordato, “How efficient can international compensation regimes be in pollution prevention? A discussion of the case of
marine oil spills” của Julien Hay, “The polluter pays principle
and land remediation: a comparison of the United Kingdom and Australian approaches” của tác giả Sally-Ann Joseph, “An analysis of the polluter pays principle in Nigeria” của tác giả Gina Elvis-Imo
1.1.3 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
Thứ nhất, những công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước đã phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau về PPP dưới góc
độ kinh tế - môi trường và pháp lý
Thứ hai, dưới góc độ kinh tế, các công trình khoa học nêu
trên đã đề cập nội hàm của PPP trong BVMT, với mục đích chính
là đánh vào hành vi gây ô nhiễm của chủ thể gây ÔNMT để cân bằng lợi ích về mặt kinh tế khi có hành vi tác động đến môi trường
Thứ ba, dưới góc độ pháp lý, các công trình và bài viết nêu
trên đề cập đến bản chất của PPP, việc thực hiện PPP như một nguyên tắc pháp lý ở một số nước
Thứ tư, mặc dù việc áp dụng có khác nhau nhưng những
công trình và bài viết nước ngoài đều chỉ ra rằng, PPP được thừa nhận và áp dụng ở hầu hết các quốc gia và được xem như một nguyên tắc pháp lý cần tuân thủ trong LMT
Thứ năm, ở góc độ luận án tiến sĩ, cho đến nay, ở nước ta
Trang 10chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên sâu về PPP Chính vì vậy, có thể khẳng định, đây là luận án tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu về PPP dưới góc độ pháp lý tại Việt Nam
1.2 Cơ sở lý thuyết và phương pháp tiếp cận đề tài
1.2.1 Cơ sở lý thuyết
- Lý thuyết về kinh tế môi trường, đặc biệt là kinh tế ô nhiễm trong việc xác định ô nhiễm như một dạng ngoại ứng (ảnh hưởng của một hoạt động xảy ra bên trong một hệ sản xuất lên các yếu tố khác ngoài hệ sản xuất đó)
- Lý thuyết về các nguyên tắc cơ bản điều hòa xung đột giữa phát triển kinh tế và BVMT trong nền kinh tế thị trường, đó
là PPP và nguyên tắc “người thụ hưởng phải trả tiền” (BPP)
- Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, trong đó nhấn mạnh mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật, vai trò điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ xã hội trong xã hội
- Lý thuyết về phát triển bền vững và quan điểm của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đảm bảo tiến bộ xã hội, xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, trong đó có pháp luật môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế xuất phát từ các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, ô nhiễm theo cách hiểu của PPP và ô nhiễm theo
pháp luật môi trường Việt Nam có gì khác biệt? Sự khác biệt ở các cách tiếp cận có cần phải giải quyết để đảm bảo hiệu quả của hoạt động BVMT?
Thứ hai, pháp luật Việt Nam cần ghi nhận PPP như thế
nào? Trong điều kiện Việt Nam, để thực hiện tốt PPP cần những tiền đề gì?
Thứ ba, hoàn thiện các quy định pháp luật và đảm bảo thực
thi trên thực tế về PPP xuất phát từ các nhu cầu, định hướng nào
và theo những nội dung nào?
1.2.3 Giả thuyết nghiên cứu
Để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu của Luận án, các giả
Trang 11thuyết nghiên cứu bao gồm:
Thứ nhất, hoạt động phát triển kinh tế tác động rất lớn đến
môi trường, gây ra sự biến đổi xấu cho môi trường, ÔNMT Sự tác động đến môi trường có nhiều quy mô, hành vi gây tác động xấu đến môi trường cũng có nhiều cách tiếp cận Giả thuyết này
sẽ đưa ra cách hiểu về ÔNMT và người gây ô nhiễm trong cách hiểu của nguyên tắc, để có sự phân định với cách tiếp cận trong các lĩnh vực khác Có nhiều nhóm hành vi gây ÔNMT, vì thế, tiền phải trả để thực hiện hành vi cũng rất đa dạng Cần xác định nhóm hành vi gây ô nhiễm theo nguyên tắc, từ đó xác định tiền phải trả theo nguyên tắc gắn liền với các nhóm hành vi này
Thứ hai, việc thực hiện PPP mang lại những tác động tích
cực đến hoạt động BVMT Những tác động này thật sự có hiệu quả khi thể hiện đúng bản chất của hành vi gây ô nhiễm (được mua) với tiền để thực hiện hành vi đó (phải trả) Mục đích của nguyên tắc là tạo nguồn thu cho hoạt động BVMT, tạo sự công bằng giữa các chủ thể và định hướng hành vi xử sự của các chủ thể Từ mục đích này, yêu cầu đặt ra là tiền đánh vào hành vi gây
ô nhiễm phải tương xứng với tính chất, mức độ tác động xấu đến môi trường và đủ sức tác động đến lợi ích, hành vi của các chủ thể
Thứ ba, Việt Nam đã xây dựng được những quy định pháp
luật nhằm thực hiện PPP, nhưng những quy định đó chưa hoàn thiện; việc thực thi các quy định pháp luật về các hình thức thực hiện PPP chưa đồng bộ Cần phải tìm ra được những hạn chế, bất cập trong những quy định của pháp luật về các hình thức thực hiện PPP và những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện pháp luật về các hình thức thực hiện PPP, chỉ ra được những nguyên nhân của hạn chế, bất cập đó Tiền đề đảm bảo thực hiện PPP không chỉ liên quan đến các nghĩa vụ tài chính đánh vào hành vi gây ô nhiễm mà còn cả chế tài hành chính, hình sự
Thứ tư, PPP được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước Có sự
khác biệt trong việc áp dụng nguyên tắc này giữa Việt Nam và các nước Đề cập quá trình hình thành và phát triển của nguyên tắc, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới để gợi mở cho Việt Nam trong việc áp dụng PPP
Trang 12Thứ năm, hoàn thiện pháp luật và việc đảm bảo thực hiện
các quy định pháp luật về các hình thức thực hiện PPP phải dựa trên cơ sở những nhu cầu và định hướng nhất định Những giải pháp, kiến nghị cụ thể sẽ giúp hoàn thiện các quy định pháp luật
và tăng cường hiệu quả việc thực hiện các quy định pháp luật về các hình thức thực hiện PPP
1.2.4 Phương pháp tiếp cận đề tài
Là luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành Luật Kinh tế, hướng tiếp cận của đề tài xuất phát từ góc độ kinh tế để phân tích các nội dung về PPP Tác giả sẽ nhìn nhận việc phân tích pháp luật ở góc độ kinh tế, đặc biệt là các hình thức thực hiện PPP nhằm đảm bảo mục đích và yêu cầu cần hướng đến Ở góc độ này, phương pháp tiếp cận của Luận án là phương pháp tiếp cận
đa lĩnh vực trên cơ sở kết hợp giữa kinh tế học với luật học (bao
gồm luật kinh tế, luật thuế…)
Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC NGƯỜI
GÂY Ô NHIỄM PHẢI TRẢ TIỀN
2.1 Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
PPP ra đời xuất phát từ quan điểm cho rằng môi trường là
một loại hàng hóa đặc biệt Khi khai thác, sử dụng môi trường
thì các chủ thể phải trả tiền
Bên cạnh đó, PPP còn được xác lập trên cơ sở những ưu
điểm của CCKT trong BVMT
2.2 Nội dung của nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
Nội dung cơ bản của PPP đó là các chủ thể gây ra ÔNMT phải chịu chi phí cho việc khắc phục, cải thiện môi trường bị ô nhiễm Những người khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, những người có hành vi xả thải vào môi trường cũng như những người có hành vi khác gây tác động xấu tới môi trường đều phải trả tiền
Ở Việt Nam đang tồn tại các hình thức trả tiền theo PPP như sau: tiền phải trả cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên
Trang 13(thuế tài nguyên, đấu giá quyền khai thác tài nguyên), thuế BVMT, phí BVMT (đối với nước thải, khai thác khoáng sản), tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ (dịch vụ thu gom rác, dịch vụ quản lý chất thải nguy hại,…), tiền phải trả cho việc sử dụng cơ sở hạ tầng (tiền thuê kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp bao gồm cả tiền thuê hệ thống xử lý chất thải tập trung), tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên
2.3 Mục đích và yêu cầu của nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
2.3.1 Mục đích của nguyên tắc
PPP, trước hết nhằm mục đích đảm bảo sự công bằng trong
việc khai thác, sử dụng và BVMT
PPP còn tác động vào lợi ích kinh tế của các chủ thể thông
qua đó tác động đến hành vi xử sự của các chủ thể đối với môi trường theo hướng có lợi cho môi trường
PPP còn có mục đích quan trọng là tạo nguồn kinh phí cho
hoạt động BVMT
2.3.2 Yêu cầu của nguyên tắc
(i) Số tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải tương
xứng với tính chất và mức độ gây tác động xấu đến môi trường
và; (ii) tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải đủ sức tác
động đến lợi ích, đến hành vi của các chủ thể
2.4 Mối liên hệ giữa nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền với các nguyên tắc khác của luật môi trường
2.4.1 Quan niệm về các nguyên tắc của luật môi trường
Nguyên tắc của LMT, theo đó, có thể hiểu là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo toàn bộ các chế định pháp luật, các quy phạm pháp luật môi trường, được ghi nhận trong các văn bản pháp luật môi trường và các văn bản liên quan Bên cạnh những nguyên tắc cơ bản của pháp luật nói chung, LMT có những nguyên tắc đặc thù, bao gồm:
- Nguyên tắc Nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền con người được sống trong một môi trường trong lành;
- Nguyên tắc phòng ngừa;
- Nguyên tắc môi trường là một thể thống nhất;