Mục đích nghiên cứu Luận văn “Tiến tới xây dựng một từ điển động từ dưới kết trị cú pháp dành cho người nước ngoài”, dưới góc độ ngôn ngữ học, mà cụ thể ở đây chúng tôi vận dụng những
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
====================
PHẠM THỊ HỒNG NHUNG
TIẾN TỚI XÂY DỰNG MỘT TỪ ĐIỂN ĐỘNG TỪ VỚI KẾT TRỊ CÚ PHÁP
(DÙNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40
Người hướng dẫn khoa học
GS.TS ĐINH VĂN ĐỨC
Chủ tịch Hội đồng PGS.TS NGUYỄN VĂN CHÍNH
Hà Nội – 2017
Trang 33
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 5
A PHẦN MỞ ĐẦU 6
1 Lý do chọn đề tài 6
2 Mục đích nghiên cứu 8
3 Đối tượng nghiên cứu 8
4 Nô ̣i dung nghiên cứu 9
5 Phương pháp nghiên cứu 10
B NỘI DUNG 13
Chương 1: Cơ sở lý luận 13
1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 13
2 Cơ sở lý thuyết 15
2.1 Động từ trong hệ thống từ loại tiếng Việt 15
2.2 Cương vị của động từ trong các phát ngôn giao tiếp 16
2.2.1 Vị trí của động từ 16
2.2.2 Cách xác định 17
2.2.3 Cách phân loại 19
2.2.4 Trong phương diện chức năng thành phần câu 21
2.3 Lý thuyết về kết trị 23
2.3.1 Lịch sử nghiên cứu kết trị 23
2.3.2 Khái niệm kết trị 26
2.3.3 Khái niệm kết trị của động từ 27
2.3.4 Các khái niệm diễn tố(argument), chu tố (satellite), nút 28
2.3.5 Các kiểu kết trị của động từ 29
2.3.5.1 Kết trị nội dung và kết trị hình thức 29
2.3.5.2 Kết trị bắt buộc và kết trị tự do 31
2.4 Lý thuyết từ điển 32
2.4.1 Khái niệm từ điển và từ điển học 32
2.4.2 Vị trí của nghiên cứu từ điển học trong ngôn ngữ học 33
2.4.3 Phân loại từ điển 34
Trang 44
2.5 Từ điển động từ dành cho người nước ngoài 37
Chương 2: Mô tả tư liệu 38
1 Nguyên tắc lập danh sách động từ tiếng Việt 38
1.1 Khái niệm bảng từ và các đơn vị từ ngữ trong bảng từ 38
1.1.1 Khái niệm bảng từ 38
1.1.2 Các đơn vị từ ngữ trong bảng từ 39
1.2 Khái niệm và đặc điểm của định nghĩa 39
1.2.1 Khái niệm về định nghĩa 39
1.2.2 Đặc điểm của định nghĩa 40
1.3 Khái niệm và đặc điểm của ví dụ 41
1.3.1 Khái niệm 41
1.3.2 Đặc điểm và vai trò của ví dụ 41
2 Nguyên tắc giải nghĩa (ví dụ) 42
Chương 3: Bảng đô ̣ng từ tiếng Viê ̣t dưới da ̣ng mô ̣t từ điển 51
C Kết luâ ̣n 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
Trang 55
LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học với đề tài “Tiến tới xây dựng một từ điển động từ với kết trị cú pháp (dùng cho người nước ngoài )” là kết
quả của quá trình cố gắng không ngừng của bản thân và được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và người thân Qua trang viết này tác giả xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với GS.TS Đinh Văn Đức, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này
Xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè đã giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn
TÁC GIẢ
Phạm Thị Hồng Nhung
Trang 66
A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Hiện nay, nhu cầu học tiếng Việt của người nước ngoài ngày càng tăng Đó
là một hệ quả tất yếu của sự hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa Nước ta đang từng bước khẳng định vị trí của mình trên toàn thế giới với một nền kinh tế tăng trưởng mạnh và là một thị trường đầu tư hấp dẫn Do đó, hàng năm lượng người nước ngoài đến sinh sống học tập và làm việc ở nước ta ngày càng tăng Phần lớn
họ đều có nhu cầu học tiếng Việt Việc này giúp họ phá vỡ rào cản ngôn ngữ để giao tiếp và hiểu rõ hơn về con người, văn hóa Việt Nam Đáp ứng nhu cầu đó, hoạt động dạy tiếng Việt cũng ngày càng đa dạng hơn, cả về đối tượng học và về người dạy học Việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đã có khá nhiều, tuy nhiên chưa thực sự triệt để và chuyên nghiệp
Việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đã diễn ra từ nhiều năm nay Dạy tiếng Viê ̣t cho người nước ngoài đã và đang dần dần trở thành mô ̣t phong trào trong nước và ngoài nước Trong điều kiê ̣n hô ̣i nh ập, phong trào da ̣y và ho ̣c tiếng Viê ̣t đang có xu hướng phát triển ngày mô ̣t ma ̣nh mẽ hơn Vì vậy, nô ̣i dung và phương pháp dạy tiếng Việt đang từng bước được cải tiến , trên cả ba phương diê ̣n ngữ âm , từ vựng, ngữ pháp
1.2 Từ thập niên 90 cho đến nay, hầu hết các nước trên thế giới đã và đang áp dụng “tiến trình giao tiếp” (the Communicative Language Teaching Approach) để giảng dạy ngôn ngữ Sở dĩ tiến trình giao tiếp được toàn cầu hóa như vậy là do những công trình nghiên cứu và kết quả những cuộc thử nghiệm và áp dụng giảng dạy
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, và mục đích của việc học ngôn ngữ là để giao tiếp Theo quan điểm truyền thống, dạy ngôn ngữ theo tiến trình cấu trúc
Trang 77
(structural approach), việc dạy ngôn ngữ chú trọng dạy cho học sinh nhiều kiến thức về từ pháp và cú pháp, đặc biệt chú trọng về từ loại Trái lại, quan điểm của tiến trình giao tiếp là dạy cho người học biết về đặc điểm cấu trúc của ngôn ngữ nhưng là để dùng trong giao tiếp chứ không phải biết nhiều mà không dùng được Riêng về phương diê ̣n ngữ pháp , trong việc giảng dạy ngoại ngữ nói chung, việc dạy và học tiếng Việt nói riêng, ngày nay người ta đang có xu thế chuyển dần từ da ̣y ngữ pháp mô tả sang ngữ pháp giao tiếp , với các phát ngôn là đối tượng chính Hạt nhân của các phát ngôn là các sự tình (state affairs) Trong tiếng Viê ̣t, đa phần các sự tình được biểu thi ̣ bằng Vi ̣ ngữ – Động từ Như vâ ̣y, nếu muốn đa ̣t hiê ̣u quả trong dạy và học tiế ng Viê ̣t t hì viê ̣c ho ̣c và rèn luyê ̣n đô ̣ng từ cũng như cách dùng động từ tất yếu cần được ưu tiên
1.3 Để bắt đầu học bất kì một ngoại ngữ nào người ta cũng đều bắt đầu từ “từ” – đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, mà trong đó, vị từ được coi là loại từ có tính phổ quát nhất, có vai trò thiết yếu nhất trong việc tạo câu (đơn vị giao tiếp cơ bản nhất của con người) Vị từ là những từ có khả năng tự mình làm vị ngữ hoặc hạt nhân ngữ nghĩa của một vị ngữ biểu thị nội dung sự tình của thế giới được nói đến trong câu Động từ là loại từ có số lượng rất lớn và có đặc tính hết sức phức tạp Về vai trò ngữ pháp, động từ là trung tâm của phần lớn câu tiếng Việt Trong tiếng Việt, người ta đã thống kê được, số câu mà có vị ngữ là động từ chiếm 88% (theo Nguyễn Kim Thản, 1977) Do có địa vị quan trọng trong hệ thống từ loại mà động
từ luôn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Qua một số công trình nghiên
cứu như: Từ loại tiếng Việt I & II của Đinh Văn Đức, Cụm động từ tiếng Việt của Nguyễn Phú Phong, Các động từ chỉ hướng trong tiếng Việt của Nguyễn Kim Thản, Kết trị của động từ Tiếng Việt của Nguyễn Văn Lộc ta thấy diện mạo của
động từ ngày càng trở nên rõ ràng hơn
Trang 88
Bên cạnh đó, lí thuyết kết trị (theory of valence) là một lí thuyết ngôn ngữ học
quan trọng Sau khi ra đời, lí thuyết kết trị đã có ảnh hưởng lớn và được vận dụng rộng rãi vào việc nghiên cứu ngữ pháp, ngữ nghĩa của các ngôn ngữ, trong đó có các ngôn ngữ đơn lập
1.4 Cho đến nay , chưa có bất kì mô ̣t tài liê ̣u nào lâ ̣ p danh sách đô ̣ng từ với tư cách là một hướng dẫn cho người học Bởi vâ ̣y , ở luận văn này , chúng tôi chủ trương bù đắp vào sự thiếu hu ̣t đó, bằng cách tiến tới xây dựng mô ̣t từ điển đô ̣ng từ với mu ̣c đích hướng đến người học, hướng dẫn và phu ̣c vu ̣ nhu cầu da ̣y và ho ̣c tiếng Viê ̣t
2 Mục đích nghiên cứu
Luận văn “Tiến tới xây dựng một từ điển động từ dưới kết trị cú pháp (dành
cho người nước ngoài)”, dưới góc độ ngôn ngữ học, mà cụ thể ở đây chúng tôi vận
dụng những kiến thức, hiểu biết về động từ và các kết trị, bước đầu mô tả các động
từ tiếng Việt khi đứng cạnh các kết trị cú pháp của nó (bổ ngữ, trạng ngữ)
Bên cạnh đó, qua luận văn này, chúng tôi cũng có tham vọng đặt nền móng xây dựng một từ điển động từ, phục vụ mục đích dạy tiếng với đối tượng chính là người nước ngoài học tiếng Việt Từ đó góp phần đưa tiếng Việt trở thành một ngoại ngữ được giảng dạy một cách bài bản, có hệ thống, từng bước nâng cao vị thế của ngôn ngữ này so với các ngoại ngữ khác
3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu quan trọng nhất của luận văn này là động từ tiếng Việt Chúng tôi nhận diện động từ tiếng Việt, từ đó lập danh sách miêu tả dưới các phương pháp phân tích từ vựng ngữ pháp trên phương diện từ loại, phương pháp
phân loại,…
Trang 99
Tiếp đó, chúng tôi mong muốn lập được danh sách những động từ thường gặp , với những đă ̣c trưng ngữ pháp quan yếu (về phương diê ̣n kết hợp và phương diê ̣n chức năng thành phần câu)
4 Nô ̣i dung nghiên cƣ́u
4.1 Nhận diê ̣n đô ̣ng từ thông qua mô ̣t từ điển phổ du ̣ng , được nhiều người biết
Ở đây, chúng tôi lựa chọn từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, chỉnh lý và tái bản năm 2010 Công trình khoa học từ điển giải nghĩa tiếng Việt được biên soạn và cách thức tổ chức làm việc quy mô rất công phu, từ ngữ được giải thích chính xác, trình bày khoa học, hợp lý với khối lượng ngữ liệu đồ sộ và hệ thống lý luận từ điển học Các mục từ được xử lý hợp lý, đầy đủ và chính xác trên hê ̣ thống tư liê ̣u đồ sô ̣, có độ tin cậ y cao đưa ra nhiều thí dụ phong phú, đa dạng, chuẩn mực và mang tính điển hình rất cao
4.2 Lập danh sách các động từ Trong cuốn từ điển tiếng Việt, mà trong luận văn này chúng tôi xin phép được gọi là từ điển Hoàng Phê, động từ được đánh dấu một
cách rõ ràng bằng ký hiệu đg
4.3 Lập danh sách động từ Công việc này được tiến hành dựa chủ yếu trên nguồn tài liệu sơ cấp là cuốn từ điển Hoàng Phê Chúng tôi xem xét và lập danh sách tất cả những động từ thường gặp với các đặc trưng ngữ pháp quan yếu, cả về phương diện kết hợp lẫn chức năng thành phân câu, phục vụ cho mục đích dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
4.4 Phân loại động từ Như đã khẳng định, động từ chiếm một khối lượng lớn trong hệ thống từ loại tiếng Việt (hơn 88%) Trong luận văn này, chúng tôi chia
động từ ra thành các nhóm sau: nhóm động từ tình thái, nhóm động từ ngôn hành,
nhóm động từ cảm nghĩ nói năng, nhóm động từ chỉ hướng, nhóm động từ hành động, nhóm động từ tư thế trạng thái, nhóm động từ quá trình Dựa vào sự phân
loại này, chúng tôi mong muốn đưa lại cái nhìn đa chiều hơn về động từ tiếng Việt
Trang 1010
4.5 Mô tả những đặc trưng lớn trong việc sử dụng Những đặc trưng này được chúng tôi xem xét dưới đầy đủ các khía cạnh về mặt ý nghĩa, cách sử dụng thông thường và trong các ngữ cảnh cụ thể (mà ở đây nó được thể hiện qua các ví dụ minh họa)
4.6 Tổ chức danh sách động từ dưới dạng một bản từ điển Nội dung bản từ điển này được trình bày rất rõ ràng, mạch lạc theo thứ tự bảng chữ cái ở chương 3 Có thể nói, đây là nền móng cho một cuốn từ điển hướng đến đối tượng và mục đích sử dụng rõ ràng
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này được tiến hành dựa trên tài liệu sơ cấp là cuốn Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do Hoàng Phê chủ biên (NXB Từ điển Bách khoa, tái bản năm 2010) với 10660 động từ tiếng Việt
Để tiến hành nghiên cứu nguồn tài liệu này, chúng tôi sử dụng các thủ pháp thống kê các động từ lần lượt theo thứ tự xuất hiện; liệt kê, phân loại động từ trong
hệ thống từ loại đa dạng và phong phú của tiếng Việt Các thủ pháp liệt kê, thống
kê, phân loại sẽ giúp chúng tôi có tư liệu rõ ràng và đầy đủ để phân tích định lượng dựa trên mẫu tài liệu sơ cấp này Phương pháp miêu tả chủ yếu được dùng để miêu
tả kết trị cú pháp của các động từ tiếng Việt Phương pháp phân tích dựa trên khung
lý thuyết về kết trị, tính nội động/ngoại động của động từ tiếng Việt,… giúp miêu
tả làm rõ phương thức hoạt động của chúng
Cơ sở lý luận của khóa luận dựa vào lý thuyết về động từ của các tác giả Nguyễn Kim Thản (Động từ trong tiếng Việt, 1977), Nguyễn Thị Quy (Ngữ pháp chức năng tiếng Việt – Vị từ hành động, 2002), Lê Kính Thắng (Phạm trù nội động/ngoại động trong tiếng Việt, 2009),… cùng những tài liệu quan trọng khác về ngữ pháp tiếng Việt như tác giả Đinh Văn Đức (Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại I &
II, 2015)…
Trang 1111
Các tài liệu lưu trữ, chính sách, giáo trình…về vấn đề biên soạn và xuất bản từ điển dành cho người nước ngoài cũng được thu thập
Luận văn này được thực hiện theo các bước sau:
Bước một, chúng tôi thu thập tài liệu tham khảo mang tính chất tư liê ̣u là Từ
điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do Hoàng Phê chủ biên (NXB Từ điển Bách khoa, tái bản năm 2010) và các tài liệu về mă ̣t lý thuyết bao gồm lý thuyết về động từ của các tác giả Nguyễn Kim Thản (Động từ trong tiếng Việt, 1977), Nguyễn Thị Quy (Ngữ pháp chức năng tiếng Việt – Vị từ hành động, 2002), Lê Kính Thắng (Phạm trù nội động/ngoại động trong tiếng Việt, 2009),… cùng những tài liệu khác về ngữ pháp tiếng Việt như tác giả Đinh Văn Đức (Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại I & II, 2015)… Ngoài ra còn có các tài liệu tham khảo thêm như một
số từ điển Tiếng Việt phổ biến trên thị trường, bao gồm cả từ điển giấy và từ điển
trực tuyến (tratu.coviet.vn, vietlex.com,…)
Bước hai, đối với tài liệu sơ cấp, chúng tôi đọc, phân loại và liệt kê hệ thống
10660 động từ tiếng Việt, được ghi chú với từ viết tắt đg
Bước ba, đối với tài liệu thứ cấp: xác định được yêu cầu luận văn đặt ra “Tiến tới xây dựng một từ điển động từ dưới kết trị cú pháp (dành cho người nước ngoài)”, chúng tôi thực hiện phân tích các khái niệm để xác lập khung lý thuyết
cho nghiên cứu của mình Các khái niệm về động từ, từ điển và kết trị cú pháp lần lượt được nêu rõ dựa trên các nghiên cứu của Nguyễn Kim Thản (1977), Nguyễn Thị Quy (2002), Đinh Văn Đức (2015), Lý Kính Thắng (2009), Nguyễn Mạnh Tiến (2015),…
Bước bốn, xử lý tư liệu và tiến hành soạn thảo từ điển động từ
Bước năm, xác lập nguyên tắc giải nghĩa thông qua hệ thống lý luận về phương
pháp biên soạn từ điển, định nghĩa về từ điển giải thích
Trang 13âm tiết, nói chung không biến đổi, ý nghĩa của chúng thay đổi hay được xác định nhờ những từ đặt trước hay theo sau, nghĩa là nhờ chức năng, vị trí của chúng ở trong câu
Ý kiến thứ hai thừa nhận sự tồn tại của động từ, nhưng những người theo ý kiến này lại khác nhau về điểm xuất phát cũng như về kết quả đạt được Trong loại ý kiến thừa nhận sự tồn tại của động từ tiếng Việt, Nguyễn Kim Thản có phân ra làm bốn loại: loại thứ nhất có sự lẫn lộn giữa động từ và vị ngữ bắt nguồn từ thời cổ Hi Lạp; loại thứ hai xuất phát từ ý nghĩa; loại thứ ba xuất phát từ hình thức ngữ pháp (hiểu theo nghĩa rộng), chủ yếu là khả năng kết hợp của từ, loại thứ tư chú ý tới cả đặc điểm ý nghĩa và đặc điểm hình thức của từ Những tác giả chủ trương xuất phát
từ ý nghĩa để xác định loại từ là Đinh Văn Đức, Trần Trọng Kim, Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Lân,…
Trang 1414
Người chủ trương dựa vào hình thức ngữ pháp (khả năng kết hợp) - tương đương loa ̣i thứ ba theo phân loa ̣i của Nguyễn Kim Thản để xác định từ loại là Lê Văn Lý Ông chỉ ra: người chức năng chủ nghĩa tốt nhất là làm việc không dựa vào
ý nghĩa của các từ, mà dựa vào chức năng của chúng, sự ứng phó của chúng và kết cấu của chúng… không phải là nhìn vào bản thân từ để tìm ra cái quy định đặc tính của nó, mà phải nhìn vào hoàn cảnh của nó, tức là khả năng kết hợp với các từ khác trong ngôn ngữ Bằng cách dựa vào khả năng kết hợp và không kết hợp với những
từ chứng, Lê Văn Lý chia từ trong tiếng Việt làm ba loại chính A, B, C Trong loại
B có hai loại nhỏ hơn: loại B theo tác giả tương đương với động từ và B’ thì tương đương với tính từ Theo ông, loại B gồm tám đặc điểm như sau:
Có khả năng đặt trước nhiều, lắm, bao nhiêu và không thể đặt sau những từ này
Đặt sau những từ chỉ loại như người, kẻ, đồ, việc, cái, con thì trở thành loại A (danh từ)
Có thể đặt trước một từ chỉ định, một từ chỉ phẩm chất, qua các từ trung gian,
Có thể đặt sau những từ chỉ vị trí, nhưng phải có một từ môi giới như lúc, khi,
chỗ, nơi
Có thể đặt sau những từ chỉ ngôi và những từ nghi vấn
Có thể đặt sau những từ hãy, cứ, hẵng, kẻo, chớ, gì, ước gì, vẫn vốn, đang,
đương, sẽ, sắp, đã, chỉ, bị, chịu, đều, thà, đành
Có thể đặt sau những hình vị phủ định: không, chưa, chẳng, đừng, chớ
Có thể đặt trước những hình vị phủ định, khi đó, câu được tạo ra là câu nghi vấn
Loại ý kiến thứ tư theo phân chia của Nguyễn Kim Thản chủ trương phân định
từ loại dựa vào cả ý nghĩa lẫn hình thức ngữ pháp Các tác giả chứng minh sự tồn tại của danh từ và động từ tiếng Việt bằng cách đối lập khả năng kết hợp của hai từ loại, như khả năng kết hợp với những từ chỉ định( này, kia…), với từ chỉ sở thuộc,
Trang 1515
với đại từ (có là và không có là), với định ngữ tính từ (danh từ thì kết hợp trực tiếp, động từ thì có thể có từ cho), với những từ phủ định Gần đây, qua một số công trình nghiên cứu như của Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thị Quy, Nguyễn Văn Lộc việc nghiên cứu động từ nói chung cũng như động từ chủ động nói riêng đã có phần rõ nét hơn.Tuy nhiên, về động từ chủ động đến nay hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu
2 Cơ sở lý thuyết
2.1 Động từ trong hệ thống từ loại tiếng Việt
Theo định nghĩa của Đại từ điển (Nguyễn Như Ý chủ biên): “Động từ là từ loại thực từ biểu thị hành động, trạng thái như một quá trình, chủ yếu làm chức năng vị ngữ trong câu Trong ngôn ngữ biến hình, động từ có các phạm trù ngữ pháp để chỉ
ra các quan hệ của phát ngôn với thời điểm nói năng, với thực tế: nêu rõ những người tham gia vào một hành vi ngôn ngữ,… các phạm trù ngữ pháp đó là: thời, thể, thức, dạng, ngôi, số, giống Động từ trong ngôn ngữ biến hình thường có hệ hình thái và mô hình cấu tạo từ riêng”
Theo Nguyễn Lân (Ngữ pháp lớp 7 (1956), NXB Giáo dục): “Động từ là thứ từ dùng để biểu diễn một động tác hoặc một hành vi, một ý nghĩa hoặc một cảm xúc, một trạng thái hoặc sự phát triển, sự biến hóa của một trạng thái”
Theo Đinh Văn Đức (1986): “Cùng với danh từ, động từ là một trong hai loại từ
cơ bản Động từ thì gắn với các từ thuộc phạm trù vận động”
Theo Diệp Quang Ban: “Động từ là những từ biểu thị ý nghĩa khái quát về quá trình – Ý nghĩa thể hiện trực tiếp đặc trưng vận động của thực thể Đó là ý nghĩa hành động, ý nghĩa trạng thái được khái quát hóa trong mối liên hệ với vận động của thực thể trong không gian và thời gian”
Trang 1616
Như vậy, qua các định nghĩa trên, có thể rút ra được cách hiểu về động từ như sau: Động từ là thực từ, có chức năng biểu thị hành động và trạng thái của sự vật, hiện tượng
2.2 Cương vị của động từ trong các phát ngôn giao tiếp
Chức năng biểu hiện nội dung của sự thể (tức của phần Thuyết của câu đơn) không phải chỉ do Vị ngữ (ngữ đoạn vị từ) đảm nhiệm Nhưng câu có vị ngữ làm trung tâm cho phần Thuyết chính là các loại tiêu biểu nhất, có xác suất sử dụng cao nhất (chiếm khoảng 72% các loại văn bản nghệ thuật)
Động từ là loại từ được dùng làm vị ngữ một cách vô điều kiện nhất, nghĩa là không cần dùng đến sự hỗ trợ của bất kỳ phương tiện đánh dấu nào, trong khi các
từ khác (nhất là danh từ) đều không thể tự mình làm vị ngữ mà phải được dẫn nhập
bằng một lượng từ chỉ số, một giới từ hay một hệ từ như là hay có Ví dụ như:
Cháu này hai bốn tuổi rồi.; Xe này bốn bánh.;…
Bên trong các ngữ đoạn, động từ hay danh từ, đại từ có thể dùng ở một chức năng phụ, làm phụ ngữ cho trung tâm động từ hay danh từ của ngữ đoạn Dĩ nhiên, lúc bấy giờ, nó không biểu hiện nội dung của sự thể nữa mà chỉ dùng để xác dịnh
Trang 1717
hoặc miêu tả sự vật được trung tâm của ngữ đoạn biểu thị Ở chức năng này, vị từ thường có thể còn là thành phần thứ hai của một tiểu cú bị xuống cấp, biểu hiện một nhận định được tiền giả định Ở đây, hầu như không có sự phân biệt giữa các
từ loại; bất cứ từ loại nào – danh từ, động từ, đại từ, phó từ và thậm chí cả những tiểu cú (những kết cấu thường gọi là “chủ vị”) – cũng đều có thể làm phụ ngữ cho một hạt nhân danh từ hay động từ, và như vậy, địa vị phụ ngữ có thể coi là một trường hợp trung hòa hóa chức năng, một “vị trí yếu” theo thuật ngữ của trường âm
vị học Moskva, không thể sử dụng để xét đặc tính phân định từ loại Chính điều này củng cố thêm nhận định nói rằng chức năng tiêu biểu của động từ là làm hạt nhân của vị ngữ hay tự nó làm thành một vị ngữ, biểu hiện nội dung của sự thể được phản ánh trong câu
2.2.2 Cách xác định
Trên thực tế, có rất nhiều phương diện có thể dựa vào đó để xác định động từ tiếng Việt
a Dựa vào ý nghĩa
Động từ là thực từ, dùng để chỉ hành động, trạng thái của sự vật, hiện tượng Nghĩa hoạt động đặc trưng cho động từ là nghĩa ngữ pháp Hoạt động mà động từ biểu thị hiểu theo nghĩa ngữ pháp có thể không trùng với hoạt động cụ thể Ví dụ như các động từ trở thành, trở nên, bị, được,… không chỉ hoạt động cụ thể nào trong thực tế của sự vật, hiện tượng mà chỉ các hoạt động trừu tượng, hoạt động hiểu theo nghĩa ngữ pháp Vì vậy, nghĩa ngữ pháp hoạt động được coi là nghĩa đặc trưng cho tất cả các động từ, kể cả các động từ thực từ lẫn động từ ngữ pháp
b Dựa vào khả năng kết hợp
Động từ có khả năng kết hợp với các phụ từ hay phó từ để biểu thị các ý nghĩa
quan hệ có tính tình thái giữa quá trình với các thức và quá trình với các đặc trưng
Trang 18Động từ kết hợp với các thực từ để phản ánh các quan hệ trong nội dung vận
động của quá trình Ví dụ như: cô ấy chạy, em bé nằm
c Dựa vào chức năng cú pháp
Động từ có khả năng giữ nhiều chức năng ngữ pháp khác nhau, nhưng chức năng quan trọng nhất của động từ là chức năng làm vị ngữ Ngoài ra, động từ còn tham gia đảm nhiệm nhiều chức năng khác trong câu như: bổ ngữ, chủ ngữ, định ngữ, trạng ngữ Xét các ví dụ dưới đây:
(1a) Mẹ cấm nó xem tivi
(1b) Tôi muốn nghỉ ngơi
Động từ có khả năng làm bổ ngữ
(2a) Lao động là vinh quang
(2b) Bỏ phiếu là quyền và nghĩa vụ của
công dân
Động từ có khả năng làm chủ ngữ
(3a) Ngày lên đường đã cận kề
(3b) Hàng mới về chưa niêm yết giá
Động từ có khả năng làm định
(4a) Nghe bà ta nói, máu nóng chị dồn
lên đầu
(4b) Nhìn bạn bè trang lứa lần lượt đi
lấy chồng, trong lòng nó không giấu nổi
Trang 1919
Động từ có khả năng làm trạng ngữ
Như vậy, động từ là loại thực từ cơ bản trong kho từ vựng của bất kỳ ngôn ngữ nào Ý nghĩa khái quát của động từ là chỉ hoạt động, trạng thái của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan cũng như trong đời sống tinh thần của con người Động từ có khả năng kết hợp về phía trước với các phụ từ thời thể, về phía sau với csc phụ từ chỉ hướng, chỉ sự hoàn thành, kết thúc để tạo nhóm Chức năng ngữ pháp cơ bản của động từ là làm vị ngữ trong câu
2.2.3 Cách phân loại
Động từ là một nhóm từ loại lớn, bao gồm hàng vạn từ và rất không đồng nhất,
có nhiều các tiểu loại, các nhóm đối lập nhau theo những đặc trưng nhất định Vấn
đề phân loại động từ đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu của các tác giả lớn Trong luận văn này, chúng tôi xin chỉ nêu ra một vài ý kiến khái quát nhất về phân loại động từ
a Phân loại dựa vào ý nghĩa và hình thức ngữ pháp
Cách phân loại này còn có thể hiểu là dựa vào khả năng kết hợp và chức năng
cú pháp của động từ Với cách phân loại này, động từ có thể được chia thành hai nhóm lớn: động từ - thực từ và động từ ngữ pháp (bán thực từ)
Động từ - thực từ là những động từ có ý nghĩa cụ thể, chân thực, có khả năng thay thế bằng từ nghi vấn (làm gì?, làm sao?,…), độc lập làm vị ngữ (đi, chạy, nhảy, ăn, đọc, viết, vẽ,…) Các động từ - thực từ được phân chia thành động từ chủ động (chỉ hoạt động có chủ ý, xuất phát từ chủ thể có thể điều khiển được theo ý muốn của mình như: đi, ăn, chạy, đứng, ngồi,…) và động từ không chủ động (chỉ hoạt động không xuất phát từ chủ thể và chủ thể không điều khiển được theo ý muốn của mình như: cháy, tan, vỡ, rơi,…)
Trang 2020
Động từ ngữ pháp là những động từ không có ý nghĩa cụ thể, chân thực (trở thành, trở nên, bị, được,…) Đây là nhóm động từ đã bị hư hóa, rất trống nghĩa từ vựng, chỉ các hoạt động trừu tượng, khái quát Do đó, các động từ này không có khả năng thay thế bằng từ nghi vấn hay khả năng độc lập trả lời câu hỏi Động từ ngữ pháp cũng được chia thành động từ tình thái (có thể, nên, cần, toan, định…) và động từ quan hệ (là, khiến, bị, được, trở nên,…)
Căn cứ vào ý nghĩa và hình thức cú pháp, có thể chia động từ thành nhiều tiểu loại với những đặc trưng riêng ứng với nó
b Phân loại dựa vào đặc điểm chi phối
Sự chi phối của động từ, nói chung, là khả năng của động từ đòi hỏi sự có mặt
và quy định đặc tính về ý nghĩa và hình thức của các bổ ngữ Sự chi phối này được cho là áp dụng cung đối với cả ngôn ngữ biến hình và không biến hình
Theo cách phân loại này, động từ được chia thành hai loại chính là động từ nội hướng (nội động) và động từ ngoại hướng (ngoại động)
Động từ nội động là động từ không chi phối bổ ngữ, như các động từ: nằm, ngủ, đứng, thức,… Động từ ngoại động là các động từ có khả năng chi phối bổ ngữ như: ăn, đánh, vẽ, viết, đọc, đào,…
Tuy nhiên, sự đối lập giữa hai nhóm động từ nội động và ngoại động chưa hẳn
đã rõ ràng, bởi lẽ vẫn tồn tại một nhóm các động từ trung tính như: có, còn, tan, cháy, lắc,…
c Phân loại dựa vào đặc điểm kết hợp
Trong những năm gần đây, việc phân loại động từ không chỉ dừng lại ở những đặc điểm cú pháp của động từ, mà chủ yếu là tính chất chi phối của động từ mà còn chú ý tới những đặc điểm kết hợp của động từ Trong cách phân loại này, dựa vào kết trị của động từ chính là xem xét thuộc tính kết hợp của động từ về mặt cú pháp
Trang 2121
Theo cách phân loại này, có thể chia động từ ra thành động từ vô trị (động từ không đòi hỏi diễn tố: mưa, nắng, sáng, tối,…), động từ đơn trị (động từ đòi hỏi một diễn tố: thực, ngủ, đi, đứng, ngồi, nằm), động từ song trị (động từ đòi hỏi hai diễn tố: ăn, đọc, đánh,…), động từ tam trị (đòi hỏi ba diễn tố: trao, tặng, biếu, cho,…)
2.2.4 Trong phương diện chức năng thành phần câu
2.2.4.1 Từ và ngữ sẽ tạo nên thành phần câu – những yếu tố cấu thành nên một câu hoàn chỉnh Phạm trù ngữ pháp thành phần câu trong hệ thống phân loại lấy cấu trúc chủ - vị làm cơ sở phân biệt các thành phần câu: thành phần chính và thành phần phụ Thành phần phụ có loại chứa trong thành phần nòng cốt, có loại đứng ngoài hay biệt lập với nòng cốt câu Các thành phần phụ chứa trong thành phần của nòng cốt: định ngữ, bổ ngữ, Các thành phần phụ ngoài nòng cốt: trạng ngữ, đề ngữ, phụ ngữ câu Các thành phần phụ biệt lập với nòng cốt câu: hô ngữ, liên ngữ, chú ngữ,
Vị ngữ là một thành phần chính của câu và có tác động đến toàn câu Nó là trung tâm tổ chức của câu và do vậy, vị ngữ có nhiều vấn đề phức tạp hơn chủ ngữ
Là trung tâm của tổ chức câu nên rất hiếm câu có vị ngữ bị lược bỏ Dựa vào hệ từ
và từ loại trong vai trò vị ngữ để chia thành hai kiểu: vị ngữ có hệ từ và vị ngữ
không có hệ từ Chẳng hạn, (a.) Nhân dân ta rất anh hùng; (b.) Anh ấy ngoài 30
tuổi; (c.) Đây là giờ sinh tử
Các ví dụ (a), (b) có vị ngữ không hệ từ Ví dụ (c) có vị ngữ có hệ từ cùng với các tổ hợp danh từ, kết cấu chủ - vị
Về ý nghĩa, vị ngữ biểu hiện sự hoạt động, tính chất, trạng thái của người, hiện tượng, sự vật được nêu ở chủ ngữ Nghĩa của vị ngữ bao giờ cũng ở trong mối quan
Trang 22mình Qua luận văn này, chúng tôi xem xét vị ngữ là động từ Ví dụ: Tôi trông cậy
ở ông
2.2.4.2 Tuy nhiên, cũng cần phân biệt rõ động từ làm vị ngữ trong câu với bổ ngữ, trạng ngữ hay các thành phần khác trong câu
Bổ ngữ là thành phần phụ đứng trước hay sau một động từ hay tính từ, bổ
nghĩa cho động hay tính từ đó, tạo nên cụm từ làm thành phần câu Một số loại bổ ngữ thường gặp như bổ ngữ tình thái, bổ ngữ đối tượng, bổ ngữ miêu tả
a Bổ ngữ tình thái, thường đứng trước động từ hay tính từ, biểu thị các tình thái
khẳng định, thời gian, thể thức diễn biến của hành động và của trạng thái, tính chất, quan hệ, được nêu ở động từ hay tính từ trung tâm đó Bổ ngữ tình thái do các tiểu loại phụ từ tạo thành Khi cụm từ có bổ ngữ tình thái làm vị ngữ, thì các phụ từ
bổ ngữ đồng thời biểu thị các ý nghĩa tình thái vị ngữ, có tác dụng đánh dấu vị
ngữ.Ví dụ: Hồi còn trẻ, Hải // rất say mê hội họa
b Bổ ngữ đối tượng, biểu thị các sự vật có quan hệ với động từ hay tính từ
trung tâm Bổ ngữ đối tượng xuất hiện trong câu do yêu cầu diễn đạt “cái thông báo” và do ý nghĩa của từ trung tâm đòi hỏi hoặc chi phối Bổ ngữ đối tượng thường do danh từ, danh ngữ, đại từ tạo thành Bổ ngữ đối tượng có thể kết nối với
Trang 2323
động từ hoặc tính từ theo lối trực tiếp (không dùng quan hệ từ) hoặc gián tiếp (có dùng quan hệ từ)
Bổ ngữ trực tiếp trả lời cho câu hỏi ai? cái gì? Nó thường được sử dụng không
có giới từ, thường đứng trực tiếp sau vị ngữ và được phản ánh bằng danh từ, danh
ngữ (Tôi // đã đọc những quyển sách này); đại từ (Tôi // đọc chúng vào buổi sáng); mệnh đề (Cô ấy // nói rằng anh có thể đến lúc 5 giờ)
Bổ ngữ gián tiếp được phản ánh bằng danh từ hoặc đại từ, trả lời cho câu hỏi
kiểu cho ai? cho cái gì? Ví dụ: Tôi // định đi mua ít đồ cho gia đình
c Bổ ngữ miêu tả, đứng sau động từ, biểu thị cách thức, trạng thái, tính chất,
mục đích, nơi chốn,… bổ nghĩa cho động từ hay tính từ trung tâm Ví dụ: Cỏ dại //
cao lút đầu
Bổ ngữ miêu tả do từ hay cụm từ tạo thành Bổ ngữ miêu tả có thể nối với từ trung tâm bằng quan hệ từ hoặc không dùng quan hệ từ
Trạng ngữ là thành phần của câu được xét trong chỉnh thể của câu nói chung
Trạng ngữ là thành phần phụ biểu thị hoàn cảnh được nêu ở nòng cốt câu Trạng ngữ do từ, cụm từ hay kết cấu chủ vị tạo thành Có thể có các loại trạng ngữ sau: trạng ngữ thời gian, trạng ngữ nơi chốn, trạng ngữ nguyên nhân, trạng ngữ mục
đích, trạng ngữ cách thức Ví dụ: Buổi tối anh ấy mới học; Để học tiếng Anh giỏi
bạn phải học chăm chỉ; Họ, những người nông dân ấy, đang làm việc ở ngoài
đồng
2.3 Lý thuyết về kết trị
2.3.1 Lịch sử nghiên cứu kết trị
Thuật ngữ kết trị (còn được gọi là hoá trị, ngữ trị) vốn được dùng đầu tiên
trong hoá học, để đánh dấu khả năng của các nguyên tử làm hình thành các mối liên kết hoá học Thuật ngữ này được dùng trong ngôn ngữ học vào những năm 40 của thế kỉ XX để “đánh dấu khả năng kết hợp của từng kí hiệu ngôn ngữ có thể có với
Trang 2424
các kí hiệu khác để tạo thành giá trị chung nhiều hơn hoặc ít hơn giá trị của các yếu
tố đó cộng lại” Không nằm ngoài quy luật của sự phát triển, lí thuyết kết trị cũng trải qua quá trình phát triển để hoàn thiện Khuynh hướng phát triển lí thuyết kết trị
là đi theo hướng mở rộng từ cấp độ từ sang các cấp độ khác của ngôn ngữ như âm
vị , hình vị, cấu tạo từ… Theo cách hiểu hẹp, kết trị chỉ là thuộc tính kết hợp của động từ hoặc một số từ loại nhất định Như vậy, lí thuyết kết trị ban đầu chỉ được
sử dụng ở phạm vi hẹp, nói cách khác, mới chỉ được dùng để nghiên cứu thuộc tính kết hợp của từ
Người đầu tiên sử dụng thuật ngữ kết trị theo cách hiểu hẹp là nhà ngôn ngữ
học người Pháp L.Tesnière Lí thuyết kết trị được ông nói đến trong cuốn Các yếu
tố của cú pháp cấu trúc Khác với ngữ pháp học truyền thống, L.Tesnière cho rằng,
động từ trong vai trò mà ngữ pháp truyền thống gọi là vị ngữ chính là thành tố hạt nhân, tạo thành cái nút chính của câu Trong vai trò đó, động từ quy định số lượng
và đặc tính của các thành tố có quan hệ với nó Các thành tố này được chia thành hai loại dựa trên mức độ gắn bó với động từ trong câu: các thành tố bắt buộc (diễn tố) và các thành tố tự do (chu tố) Trong đó, các thành tố bắt buộc tương ứng với thành phần chủ ngữ và bổ ngữ truyền thống, còn các thành tố tự do tương ứng với thành phần trạng ngữ truyền thống
Các nhà ngôn ngữ học Liên Xô (cũ) đã phát triển lí thuyết này, mà tiêu biểu là
S.D Kaselson Trong bài Về khái niệm các kiểu kết trị, tác giả đưa ra cách hiểu khái
niệm kết trị như sau: Kết trị là thuộc tính của lớp từ nhất định kết hợp vào mình những từ khác Trong công trình nghiên cứu trên, ông khẳng định: “ Mỗi từ về nguyên tắc đều có khả năng kết hợp với một từ nhất định nào đó, thế nhưng cũng không có nghĩa tất cả các từ đều có kết trị mà trên thực tế, chỉ những từ có khả năng tạo ra các “ô trống” đòi hỏi làm đầy trong các phát ngôn mới có kết trị” Từ quan điểm đó, S.D Kaselson nghiên cứu các vị trí mở bên của động từ để xác định
Trang 2525
kết trị của từ loại này Căn cứ vào số lượng các vị trí mở (các ô trống) bên động từ, tác giả chia động từ thành động từ một vị trí, động từ hai vị trí, động từ ba vị trí Ngoài ra, cũng trong tác phẩm này, S.D Kaselson còn chú ý phân biệt kết trị nội dung (tức là mối quan hệ ngữ nghĩa gắn với mặt nghĩa của từ) và kết trị hình thức (tức là mối quan hệ về hình thức gắn với mặt hình thái của từ)
Như vậy, có thể nói, đến S.D Kaselson, lí thuyết kết trị đã được mở rộng và phát triển sâu hơn một bước trên cứ liệu của tiếng Nga Không chỉ dừng lại ở cấp
độ từ, lí thuyết kết trị tiếp tục được phát triển và mở rộng sang phạm vi cú pháp
Trong bài báo Câu động từ trong các ngôn ngữ đơn lập, N.I.T Japkna đã đề cập
đến kết trị của từ ở phạm vi rộng Bà cho rằng, kết trị của động từ được xác định dựa toàn bộ vào các mối quan hệ cú pháp có thể đối với nó Cùng quan điểm với N.I.T Japkna, A.M.Mukhin cũng cho rằng, ngoài khả năng kết hợp của động từ với các thành tố bắt buộc, cần tính đến khả năng kết hợp của động từ với các thành tố
tự do (trạng ngữ truyền thống) Xuất phát từ quan điểm đó, theo A.M.Mukhin, khi xác định kết trị của động từ, không những cần xác định kết trị bắt buộc mà còn phải xác định các kiểu kết trị tự do (kết trị nguyên nhân, kết trị mục đích, kết trị phương tiện)
Trong quá trình phát triển lí thuyết kết trị, không dừng lại ở cấp độ từ và ở mặt khả năng kết hợp cú pháp, một số tác giả còn chủ chương mở rộng khái niệm kết trị sang cả các cấp độ và các bình diện khác của ngôn ngữ Theo hướng đó, thuật ngữ kết trị lúc này cũng được dùng với nghĩa rộng hơn rất nhiều Tiêu biểu cho khuynh
hướng này là quan điểm của M.B.Stepanova được trình bày trong cuốn Lý thuyết
kết trị và việc phân tích kết trị Theo bà, ngoài kết trị của từ còn có kết trị của các
đơn vị ngôn ngữ thuộc các cấp độ khác (kết trị của các thân từ - kết trị cấu tạo từ); ngoài kết trị chủ động còn có kết trị bị động; ngoài kết trị cú pháp còn có kết trị ngữ nghĩa và kết trị logic
Trang 2626
Tổng kết các ý kiến đề cập ở trên, ta nhận thấy rất rõ khuynh hướng phát triển của lí thuyết kết trị: khuynh hướng mở rộng khái niệm kết trị từ cấp độ từ sang các cấp độ khác của ngôn ngữ; từ bình diện cú pháp sang bình diện ngữ nghĩa, logic Tuy nhiên, cũng qua các ý kiến này, ta có thể nhận thấy hai vấn đề hiện chưa thực
sự thống nhất Thứ nhất, vấn đề xác định phạm vi của các đơn vị có kết trị (chỉ ở động từ hay có ở tất cả các từ loại và các đơn vị ngôn ngữ nói chung?) Thứ hai, vấn đề xác định thuộc tính kết trị (những thuộc tính nào của đơn vị ngữ pháp được coi là thuộc tính kết trị) Có thể nói, cùng với sự phát triển của lí thuyết kết trị, một
số vấn đề phức tạp trên đây đã và đang được làm sáng tỏ Hiện nay, lí thuyết kết trị không chỉ được vận dụng để nghiên cứu về động từ và các từ loại khác, mà đã xuất hiện những công trình vận dụng lí thuyết kết trị để nghiên cứu thuộc tính kết hợp của các đơn vị ngôn ngữ ở các cấp độ khác nhau Mặc dù việc mở rộng khái niệm kết trị sang các cấp độ khác của ngôn ngữ là rất cần thiết, song cần phải thừa nhận một thực tế là việc nghiên cứu kết trị của từ (đặc biệt là động từ) luôn là một nhiệm
vụ then chốt
Để phù hợp với mục đích nghiên cứu đặt ra, trong luận văn này, chúng tôi vận dụng kết hợp những thành tựu của lí thuyết kết trị vào việc nghiên cứu khả năng kết hợp của động từ, dựa vào đó bước đầu xây dựng một từ điển động từ tiếng Việt có khả năng ứng dụng cao dành cho người nước ngoài
Có thể nói, nghiên cứu ngôn ngữ theo lí thuyết kết trị là một khuynh hướng nghiên cứu còn mới mẻ Tuy ra đời muộn hơn so với một số khuynh hướng khác, song cho đến nay, hướng nghiên cứu này cũng đã có những thành tựu đáng kể Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về lí thuyết kết trị vẫn còn ít được chú ý Tính cho đến nay, những công trình chuyên khảo nghiên cứu về lí thuyết kết trị còn rất ít
2.3.2 Khái niệm kết trị
Trang 2727
Thuật ngữ kết trị (hóa trị, ngữ trị, tiếng Pháp, tiếng Anh: valence) vốn được
dùng trong hóa học để chỉ thuộc tính kết hợp của các nguyên tử với một số lượng xác định các nguyên từ khác Thuật ngữ này mới chỉ được dùng rộng rãi trong ngôn ngữ học từ cuối những năm 40 của thế kỉ XX để chỉ khả năng kết hợp của các lớp
từ hoặc các lớp hạng đơn vị ngôn ngữ nói chung
Theo Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học của Nguyễn Như Ý, “kết trị là thuật ngữ dùng trong ngôn ngữ học vào thế kỷ XX, đánh dấu khả năng kết hợp của từng ký hiệu ngôn ngữ có thể có với các ký hiệu khác để tạo thành giá trị chung nhiều hơn hoặc ít hơn giá trị của các yếu tố đó cộng lại” Trong luận văn này, chúng tôi hiểu kết trị là thuộc tính kết hợp của các đơn vị ngôn ngữ cùng cấp độ dưới góc độ cú pháp
2.3.3 Khái niệm kết trị của động từ
“Kết trị của động từ là khả năng của động từ tạo ra xung quanh mình các vị trí
mở cần hoặc có thể làm đầy bởi những thành tố cú pháp (những thực từ) mang ý nghĩa bổ sung nhất định Nói cách khác, kết trị của động từ là thuộc tính của động
từ kết hợp vào mình những thành tố cú pháp bắt buộc hay tự do.” (Nguyễn Văn
Lô ̣c, 1995)
Thuộc tính kết hợp này hàm chứa trong ý nghĩa của bản thân động từ Nó chính
là sự phản ánh những đòi hỏi hoặc khả năng của động từ được cụ thể hoá về mặt nào đó”
Kết trị của động từ theo cách hiểu trên đây sẽ được phân biệt với:
a Khả năng kết hợp từ vựng của từ Nói đến khả năng kết hợp từ vựng của từ là nói đến khả năng kết hợp của từ với tư cách là cá thể hoặc đại diện của nhóm chủ
đề Khả năng kết hợp từ vựng bị quy định bởi ý nghĩa từ vựng riêng của từ Còn nói đến kết trị của từ là nói đến khả năng kết hợp của từ với từ cách là đại diện của từ
Trang 2828
hoặc tiểu loại nhất định, được đặc trưng bởi ý nghĩa từ vựng - ngữ pháp hoặc ý nghĩa ngữ pháp chung nhất định
b Khả năng kết hợp của thực từ với các hư từ Sự kết hợp của thực từ với các
hư từ (ví dụ: đã, sẽ, đang…) tạo thành một tổ hợp đặc biệt, dùng trong vai trò tương đương với một thực từ Trong những tổ hợp như vậy, hư từ chỉ là những yếu tố bổ sung ý nghĩa thuần ngữ pháp cho thực từ và hiện thực hoá thuộc tính kết trị của thực từ, chúng không phải là thành tố cú pháp thực sự
c Khả năng kết hợp cú pháp bắt buộc của từ Kết trị của từ theo cách hiểu trên đây không chỉ là khả năng kết hợp của từ với các thành tố cú pháp bắt buộc, mà còn là khả năng kết hợp của từ với các thành tố cú pháp tự do
2.3.4 Các khái niệm diễn tố(argument), chu tố (satellite), nút
Diễn tố (arguments) là các tham tố cần yếu của vị từ trong kết cấu vị ngữ
(KCVN) hạt nhân Tùy thuộc vào thái độ ngữ nghĩa - cú pháp của nó, các vị từ có thể khác nhau số lượng đối tố và loại vai nghĩa:
Trang 2929
ngữ nghĩa của các tham tố liên quan, là các tham tố cần yếu (diễn tố) hoặc quan hệ
giữa các thực thể Ví dụ: Tôi đọc sách (tôi: tác thể; đọc: quan hệ tác động; sách: đối thể) hoặc ví dụ: Nó đi (nó; chủ thể; đi: thuộc tính của chủ thể) Vị từ được chia
thành: cơ bản: nằm trong vốn từ vựng (đi, chạy…) Vị từ phái sinh: được tạo ra bằng quy tắc cấu tạo vị từ (làm vỡ…) Vị từ biểu các thuộc tính của các thực thể là tham tố cần yếu (đối tố) hoặc quan hệ giữa các thực thể đó.Thái độ ngữ nghĩa cú pháp của vị từ là quan yếu đối với KCVN và biểu thức ngôn ngữ (câu) Ngữ nghĩa của vị từ sẽ quyết định tính chất và số lượng các tham tố, từ đó quyết định hình thức ngôn ngữ Các thông tin về thái độ ngữ nghĩa của vị từ đối với KCVN được tàng trữ trong khung vị từ
Trang 3030
Nhưng khi được dùng với ý nghĩa ngoại hướng, “chạy” hoàn toàn có thể có kết trị
đối thể như các động từ ngoại hướng khác Ví dụ: Nó chạy thóc vào nhà
b Kết trị hình thức
Kết trị hình thức của từ là mối quan hệ (sự kết hợp) về hình thức giữa từ mang kết trị và các kết tố Khác với kết trị nội dung chỉ gắn với mặt nghĩa của từ, kết trị hình thức gắn với mặt hình thức ngữ pháp của từ Sự đối lập giữa kết trị nội dung
và kết trị hình thức của từ được bộc lộ đặc biệt rõ rệt trong ngôn ngữ biến hình
Chẳng hạn, trong tiếng Nga, hình thức động từ “читаю” (chitaju – đọc) về mặt kết
trị nội dung, đòi hỏi hai kết tố bắt buộc là chủ thể và đối thể hoạt động Nhưng khi xác định các yếu tố làm đầy các vị trí bên hình thức động từ này, không thể chỉ chú
ý đến ý nghĩa từ vựng – ý nghĩa của từ Chỉ có thể nói “Я читаю Книгу” (Ja
chitaju Knigu – Tôi đọc sách ) chứ không thể nói “Он читаю книга” (On chitaju kaniga – Nó đọc sách )(Nguyễn Văn Lộc, 1995) Cấu trúc sau sở dĩ không chấp
nhận được là vì giữa các từ không có sự phù hợp về hình thức ngữ pháp, tức là thiếu kết trị hình thức Đối với các ngôn ngữ không biến hình như tiếng Việt, tiếng Hán…, vì trong thành phần cấu tạo của từ không có các yếu tố hình thái dùng để biểu thị quan hệ cú pháp (quan hệ hình thức) giữa các từ, nên có thể cho rằng hình thức ngữ pháp theo nghĩa hẹp không có ở từ trong các ngôn ngữ này Tuy nhiên, từ thực tế này, không ai lại nghĩ rằng khi kết hợp từ trong các ngôn ngữ không biến hình, chỉ cần chú ý đến ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa từ vựng – ngữ pháp của từ là đủ Động từ “đọc” trong tiếng Việt về kết trị nội dung cũng đòi hỏi hai kết tố bắt buộc
là chủ thể và đối thể hoạt động và các từ “tôi”, “sách” về mặt từ vựng – ngữ pháp
có thể làm đầy các vị trí mở bên động từ này
Nhưng nếu nói “Tôi sách đọc” thì ta chỉ có một chuỗi từ hỗn độn, vì ở các cấu
trúc trên đây không có sự phù hợp về hình thức ngữ pháp (vị trí) giữa các từ Trong
câu “…trong cuộc sống của mỗi con người đều mong muốn được sung sướng hạnh
Trang 3131
phúc…”, ta dễ dàng nhận thấy người viết có ý định đặt nhóm danh từ “mỗi con người” thành chủ ngữ (kết tố chủ thể) của động từ vị ngữ “mong muốn”, tức là
muốn xác lập mối quan hệ chủ vị giữa “mong muốn” và nhóm danh từ trên (sự
tương hợp về nghĩa giữa chúng cho thấy rõ ý định này) Nhưng bất chấp ý định của người viết, mối quan hệ chủ vị ở đây đã không thể hiện thực hóa Nhân tố cản trở
sự hiện thực hóa mối quan hệ chủ vị rõ ràng không phải là ý nghĩa từ vựng – ngữ pháp của từ mà là hình thức ngữ pháp của từ (trong tiếng Việt, chủ ngữ (kết tố chủ thể) về hình thức ngữ pháp, không những phải chiếm vị trí trước vị ngữ mà còn phải không được dẫn nối bởi quan hệ từ) Trong khi đặt câu, vì chỉ chú ý đến kết trị nội dung (khả năng kết hợp ngữ nghĩa) mà không chú ý đến kết trị hình thức (sự phù hợp về hình thức ngữ pháp) của từ nên người viết đã phạm sai lầm như trên đây
Xác nhận vai trò của mặt hình thức trong sự tổ hợp của từ trong tiếng Việt, các sách ngữ pháp khi nói về sự phù hợp của hai thành tố A và B nào đó thường không những chỉ chỉ ra và trả lời câu hỏi: “A và B có khả năng kết hợp với nhau không?”
mà còn đặt ra và trả lời câu hỏi khác nữa như: “nếu A và B kết hợp với nhau thì kết hợp theo trật tự nào? (A đứng trước hay B đứng trước?), kết hợp theo phương thức nào? (kết hợp trực tiếp hay gián tiếp) Đề cập đến trật tự kết hợp và phương thức kết hợp thực chất chính là đề cập đến mặt hình thức ngữ pháp của từ theo nghĩa rộng, tức là đề cập đến kết trị hình thức của từ
2.3.5.2 Kết trị bắt buộc và kết trị tự do
a Kết trị bắt buộc
Kết trị bắt buộc là khả năng của các từ loại tạo ra xung quanh mình các vị trí
mở cần làm đầy bởi các thành tố cú pháp bắt buộc
Đặc điểm của kết trị bắt buộc là: