Từ kết quả kiểm tra, giúp: + HS tự đánh giá mình trong việc học tập các nội dung trên để có những điều chỉnh các hoạt động học tập tốt hơn ở các nội dung tiếp theo.. Từ đó có thể đề ra n
Trang 1ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: LỊCH SỬ 9
1 Mục tiêu :
Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu Lịch sử Việt Nam so với yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng đề ra ở HKII trong chương trình lịch sử lớp 9 Từ kết quả kiểm tra, giúp:
+ HS tự đánh giá mình trong việc học tập các nội dung trên để có những điều chỉnh các hoạt động học tập tốt hơn ở các nội dung tiếp theo
+ GV rà soát lại quá trình giảng dạy so với yêu cầu mục tiêu theo phân phối chương trình của Bộ Từ đó có thể đề ra những điều chỉnh về phương pháp và hình thức dạy học cho phù hợp với khả năng của học tập của HS (nếu được)
+ Nội dung kiểm tra, đánh giá việc nắm, hiểu và khả năng vận dụng của HS xoay quanh các trọng tâm đã học như sau:
°Về kiến thức:
- Cuộc vận động tiến tới Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám đến toàn quốc kháng chiến
- Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954
°Về kĩ năng:
Rèn HS các kỹ năng: trình bày vấn đề; kỹ năng phân tích, so sánh, liên hệ, đánh giá … được những vấn đề lịch sử mà các em đã học ở các nội dung trên
°Về thái độ:
Giáo dục HS ý thức chăm chỉ học tập, đánh giá và nhận thức đúng về bản chất của CNĐQ và tình cảm đối với các nước lệ thuộc và thuộc địa
2 Hình thức và mức độ đề kiểm tra:
- Hình thức: Trắc nghiệm khách quan kết hợp Tự luận (30%TN +70%TL)
- Mức độ: Biết (30%) – Hiểu (40%) – Vận dụng thấp (20%) – Vận dụng cao (10%)
3 Thiết lập ma trận:
Tên chủ đề
(nội dung,
chương … )
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Vận dụng thấp Vận dụng cao
Chương III
Cuộc vận
động tiến tới
Cách mạng
tháng Tám
năm 1945
Tình hình cách mạng Việt Nam trước
Biết được nguyên nhân thắng lợi của cách
Cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa
Nguyên nhân mang tính quyết định thắng lợi của
Trang 2Cách mạng tháng Tám
mạng tháng Tám
tháng Tám năm 1945
cách mạng tháng Tám
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2 1,0 10%
0,5 1,0 10
1 0,5 5,0%
1 1,0 10%
5 3,5 35%
Chương IV.
Việt Nam từ
sau Cách
mạng tháng
Tám đến
toàn quốc
kháng chiến
Những khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng Tám
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 0,5 5,0%
1 0,5 5,0%
Chương V.
Việt Nam từ
cuối năm
1946 đến
năm 1954
Nêu được đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp
Tình hình cách mạng Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954
Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp
Phân tích đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
0,5 1,0 10%
2 1,0 10%
1 2,0 20%
0,5 2.0 20%
5 6,0 60%
Tổng số câu:
Tổng số
điểm:
Tỉ lệ điểm:
3 3,0 30%
5 4,0 40%
0,5 2,0 20%
0,5 1,0 10%
9 10,0 100%
4 Biên soạn câu hỏi theo ma trận
PHÒNG GD&ĐT TP SA ĐÉC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – LỚP 9
TRƯỜNG THCS …… Năm học 201… – 201…
Trang 3MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
( Đề kiểm tra gồm 02 trang )
I TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)
Khoanh tròn các chữ cái A hoặc B, C, D tương ứng với đáp án đúng
Câu 1 Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong
A. phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh
B. khởi nghĩa Bắc Sơn
C. khởi nghĩa Nam Kỳ
D. chiến dịch Điện Biên Phủ
Câu 2 Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập vào ngày:
A. 19/05/1941
B. 22/12/1944
C. 07/05/1954
D. 21/07/1954
Câu 3 Trong cách mạng tháng Tám năm 1945, ngày 19/08 là ngày giành chính quyền thành
công ở
A. Sài Gòn
B. Huế
C. Hà Nội
D. Sa Đéc
Câu 4 Nhiệm vụ cấp bách trước mắt của nước ta sau Cách mạng tháng Tám là giải quyết
A nạn đói, nạn dốt
B về vấn đề tài chính
C nạn ngoại xâm và nội phản
D nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính
Câu 5 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: vào năm 1946
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
B. Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường
C. Bài thơ mừng Trung thu thiếu nhi cả nước
D. Thư gửi gia đình thương binh liệt sĩ
Câu 6 Người chỉ huy bộ đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ là đại tướng
A. Văn Tiến Dũng
B. Võ Nguyên Giáp
C. Nguyễn Chí Thanh
D Lê Đức Anh
II.TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 7: (2,0 điểm )
Nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945? Nguyên nhân nào mang tính quyết định?
Câu 8: (3,0 điểm)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trang 4Nêu và phân tích đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta?
Câu 9: (2,0 điểm)
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta giành được thắng lợi đã mang lại ý nghĩa lịch sử như thế nào?
-HẾT -V HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM:
(Hướng dẫn chấm gồm có: 02 trang)
A PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)
Đúng mỗi câu đạt 0,5 điểm
B PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)
NỘI DUNG Câu 7 Nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Nguyên nhân nào mang tính quyết định? 2.0 điểm
- Dân tộc có truyền thống yêu nước sâu sắc, khi có Đảng Cộng sản Đông
dương và Mặt trận Việt Minh phất cao ngọn cờ cứu nước thì được mọi người hưởng ứng.
- Tình đoàn kết của tất cả các tầng lớp, các giai cấp trong xã hội (đặc biệt
là khối liên minh công - nông) trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.
- Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch
Hồ Chí Minh.
- Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi, Liên Xô và các nước Đồng minh đã đánh bại phát xít Nhật.
* Nguyên nhân mang tính quyết định: có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
Câu 8 Nêu và phân tích đường lối kháng chiến
* Đường lối kháng chiến:
- Đó là cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế
1,0
Trang 5* Phân tích:
- Kháng chiến toàn dân: tất cả mọi người tham gia kháng chiến
- Kháng chiến toàn diện: kháng chiến trên tất cả các mặt trận quân
sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao,
- Trường kì: đánh lâu dài với thực dân Pháp
- Tự lực cánh sinh: dựa vào sức mình là chủ yếu
- Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế: kêu gọi bạn bè quốc tế ủng hộ cuộc kháng chiến của ta
0,25 0,25
0,25 0,25 0,25
Câu 9 Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta trong gần một thế kỉ Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN, tạo điều kiện để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc
- Giáng một đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
1,0
1,0
Ghi chú: Tùy theo mức độ làm bài của học sinh, giáo viên có cách chấm cho phù hợp…
Hết