Năm 2014:

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ, phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội (Trang 44)

lệ tăng dân số tự nhiên là 0,68% thấp hơn nhiều so với bình quân của toàn huyện. Theo số liệu thống kê, năm 2014 tổng số người trong độ tuổi lao động của xã là 3317 người chiếm 55,5% tổng dân số xã. Số lao động này hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ chiếm 92,7%, 7,3% còn lại hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

3.1.2.2 Điều kiện cơ sở hạ tầng

a. Giao thông

Tổng số: 30,1 km, trong đó:

- Đường trục xã: dài 3,0 km , đường trục thôn: dài 8,4km, đường trục các xóm, ngõ dài: 12,5km đã bê tông hóa 11,5km, đường trục chính nội đồng dài: 6,22 km hiện trạng toàn bộ là đường đất, Ngoài ra, hệ thống cống rãnh thoát nước trong ngõ xóm dài 12,5km

b. Thủy lợi

Diện tích được tưới tiêu: 262,45 ha

- Trạm bơm: có 03 trạm bơm tưới và tiêu kết hợp với 03 máy bơm (công suất: 1000m3/giờ/máy)

- Hệ thống kênh tưới tiêu:

+ Gồm 02 tuyến có tổng chiều dài là 3000m, hệ thống kênh chính tưới, tiêu do xã quản lý gồm 14 tuyến với tổng chiều dài 14.400km, công trình trên kênh: gồm có 30 cầu, cống

c. Điện

- Có 08 trạm biến áp, tổng công suất 2560 KVA; trong đó có 04 trạm đạt yêu cầu; 04 trạm chưa đạt cần nâng công suất và xây mới. Hệ thống trục hạ thế 3 pha dài 19km và đường rẽ nhánh 2km. Trong đó 12km đạt tiêu chuẩn kỹ thuật; 7km cần cải tạo nâng cấp.

b. Trường học

Xây dựng đầy đủ hệ thống trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở. Trong đó có 06 điểm trường mầm non (01 điểm chính và 05 điểm lẻ); có 02 điểm trường tiể học (01 điểm chính và 01 điểm lẻ); có 01 điểm trường trung học. Hệ thống trường học được xây dựng tương đối đủ về số lượng. Tuy nhiên quy mô xây dựng còn nhỏ về đất đai.

e. Y tế

Mặt bằng trạm y tế xã có diện tích : 1.670m2. Có 02 nhà kiên cố 01 tầng xây dựng năm 2012 tổng diện tích mỗi nhà là 340m2. Hiện nay đa phần cơ sở vật chất, trang thiêt bị trạm y tế còn thiếu và không đảm bảo. Cần phải nâng cấp và xây dựng để đáp ứng được so với tiêu chuẩn đề ra.

3.1.2.3 Kinh tế địa phương

Trong những năm gần đây, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, tỉnh và cả nước thì kinh tế xã Nhị Khê đã có những chuyển biến rõ rệt. Cơ cấu các ngành kinh tế của xã được thể hiện trong bảng 3.2

Qua bảng 3.2 ta thấy tổng giá trị sản xuất ở xã tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2012 là 98.770 triệu đồng, năm 2013 là 120.12 triệu đồng, và năm 2014 tổng giá trị sản xuất đạt 130.05 triệu đồng. Tốc độ tăng bình quân đạt 10,71%.

Sự tăng lên của tổng giá trị sản xuất qua các năm là do tổng giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ thương mại đều tăng. Năm 2012 giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp là 49.590 triệu đồng chiếm 50,208% tổng giá trị sản xuất của toàn xã, đến năm 2013 tăng lên 55.1 triệu đồng và cho đến năm 2014 giá trị này là 60.27 triệu đồng chiếm 46,344% tổng giá trị sản xuất. Mặc dù tỷ trọng chung giảm nhưng giá trị tuyệt đối qua các năm không giảm. Ngành nông nghiệp năm 2014 giảm so với năm 2013 là do trồng trọt chăn nuôi giảm xuống. Tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp liên tục tăng qua 3 năm với 2012 đạt 59.180 triệu đồng, năm 2013 đạt 65.020 triệu đồng và vói năm 2014 đạt 69.780 triệu đồng, chiếm 57,646% trong tổng giá trị sản xuất của toàn xã.

Đặc biệt, ta có thể thấy tổng giá trị sản xuất (GTSX)/ hộ, tổng GTSX/khẩu, tổng GTSX/lao động qua 3 năm đều có xu hướng tăng với năm 2014 lần lượt là: 40 triệu đồng/hộ, 9,1 triệu đồng/khẩu và 21,3 triệu đồng/lao động.

Qua phân tích kết quả kinh doanh của xã ta thấy tỷ trọng các ngành thương mại và dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp đều tăng điều này chứng tỏ xu thế phát triển của xã Nhị Khê phù hợp với xu thế chung của đất nước. Theo hướng CNH – HDH nông nghiệp, nông thôn.

Bảng 3.2 Kết quả phát triển kinh tế của xã Nhị Khê ( 2012 – 2014) Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh ( %) GT (Tr.đ) CC ( %) GT (Tr.đ) CC ( %) GT (Tr.đ) CC ( %) 12/12 14/13 BQ I. Tổng giá trị sản xuất 98.770 100,000 120.12 100,000 130.05 100,000 111,11 108,26 8 110,71 1. Nông nghiệp 49.590 50,208 55.100 45,870 60.27 46,344 105,96 106,15 109,76

2. Phi nông nghiệp 59.180 49,792 65.020 54,13 69.780 53,656 109,87 106,61 108,59 2.1 Công nghiệp, TTCN, XD 29.210 49,35 32.540 50,05 33,68 48,26 111.40 103,5 107,38 2.2 Thương mại dịch vụ 29.970 50,65 32.480 49,95 36,1 51,74 108,37 111,14 109,75

II. Chỉ tiêu bình quân

1. Tổng GTSX/khẩu 8.2 9,1 9,1 110,98 100 105,43

2. Tổng GTSX/hộ 43.5 38,4 40 111,3 104,17 107,68

3. Tổng GTSX/lao động 17.7 19,6 21,3 110,73 108,67 109,7

*Đánh giá chung

- Thuận lợi

+ Nhị Khê có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu tiêu thụ sản phẩm và nông sản hàng hóa, thúc đẩy sản xuất phát triển. Ngoài ra vị tri địa lý này cũng tạo điều kiện thuận lợi để thương mại, dịch vụ phát triển và tiếp thu nhanh khoa học, kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

+ Thời tiết khí hậu thuận lợi, đất đai màu mỡ là điều kiện tốt để sản xuất nông nghiệp phát triển.

+ Trình độ dân trí khá cao, nguồn lao động dồi dào, có tay nghề, năng động trong cơ chế thị trường.

+ Cơ sở hạ tầng tương đối phát triển tạo điều kiện phát triển nông nghiệp nông thôn, phát triển sản xuất hàng hóa.

+ Kinh tế xã phát triển khá, các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại – dịch vụ đều có tăng trưởng và chuyển dịch theo hướng tích cực (giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại – dịch vụ)

- Khó khăn

+ Còn thiếu sự quan tâm đồng bộ của các ngành, cơ quan chức năng tới sản xuất nông nghiệp và sự phát triển của HTX nông nghiệp.

+ Điều kiện tự nhiên khô hạn, mưa gió sâu bệnh, ảnh hưởng đến thu nhập xã viên. Các xã viên HTX chủ yếu là kinh tế hộ quy mô nhỏ, huy động vốn góp cổ phần HTX nông nghiệp khó, hoạt động dịch vụ gặp nhiều khó khăn…

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp yuy đã được nâng cấp nhưng chất lượng không cao, dễ hư hỏng, kinh phí đầu tư thấp.

+ Nguồn lao động dồi dào song lao động chưa qua đào tạo vẫn còn nhiều, chưa đáp ứng được với yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

+ Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn.

+ Quá trình chuyển dịch tuy theo hướng tích cực nhưng còn chậm, sản phẩm hàng hóa chưa nhiều, tiêu thụ bấp bênh và ít mang tính cạnh tranh.

3.2. Phương pháp nghiên cứu :

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đề tài thực hiện tại xã Nhị khê, huyện Thường tín, Thành phố Hà nội vì đây là xã mà trong những năm qua hợp tác xã đang được chú trọng triển khai thực hiện một cách mạnh mẽ.

3.2.2. Phương pháp tiếp cận

- Tiếp cận theo hệ thống : tiếp cận hệ thống được sử dụng nhằm phân tích tình hình thực thi chính sách theo hệ thống bao gồm : hệ thống chính sách từ Trung ương , theo Nghị định 193/2013/NĐ-CP về hỗ trợ, phát triển hợp tác xã.

- Tiếp cận có sự tham gia : là phương pháp tiếp cận có sự tham gia của cả phía cán bộ xã và người nông dân trong quá trình tìm hiểu thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn xã Nhị khê. Sử dụng phương pháp phỏng vấn người dân và các thành viên trong hợp tác xã. Những người được phỏng vấn phải là những người sinh sống và làm việc trong địa bàn xã hoặc nhừng hộ có tham gia hợp tác xã.

3.2.3. Phương pháp thu thập tài liệu/thông tin

- Nguồn số thông tin thứ cấp :

Thông tin thứ cấp được thu thập từ các nguồn khác nhau như các sách; tạp chí; báo; báo cáo của các ngành, các cấp; trang web... có liên quan đến nội dung nghiên cứu.

- Nguồn thông tin sơ cấp : • Chọn mẫu điều tra

• Cán bộ quản lý nhà nước liên quan tới sự phát triển của HTX của xã đó là cán bộ quản lý cấp xã.

• Cán bộ HTX: cán bộ Ban quản lý và Ban kiểm soát HTX: Cán bộ Ban quản lý và Ban kiểm soát HTX.

• Thành viên HTX.

• Hộ nông dân không tham gia vào HTX. • Chuyên gia trong lĩnh vực phát triển HTX.

Số liệu sơ cấp bao gồm các thông tin về thực trạng hoạt động của các hợp tác xã và mô hình tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn xã.Để thu thập các thông tin liên quan đến đề tài, chúng tôi tiến hành thu thập số liệu sơ cấp thông qua việc phỏng vấn thành viên của hợp tác xã bao gồm: - 3 cán bộ công chức xã, huyện - 4 cán bộ hợp tác xã - 15 hộ không là thành viên hợp tác xã - 45 hộ là thành viên hợp tác xã • Phỏng vấn sâu

Cán bộ chủ chốt của cấp xã được lựa chọn khảo sát gồm: chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã, Bí thư hoặc phó bí thư Đảng ủy xã hoặc chủ tịch hoặc phó chủ tịch HĐND xã và các cán bộ xã như : Cán bộ địa chính , các thành viên hợp tác xã , thống kê xã, Chủ tịch hội chiến binh, Chủ tịch hội nông dân , cán bộ Văn phòng . Để nhận định những thông tin khái quát về tình hình thực hiện , các nhân tố ảnh hưởng, kết quả thực hiện các hoạt động, sự phối kết hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong việc thực hiện chính sách phát triển hợp tác xã trên địa bàn xã.

• Phỏng vấn bằng bảng hỏi

Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp theo các nội dung điều tra được thiết kế trong bảng câu hỏi chuẩn bị sẵn. Sử dụng câu hỏi lựa chọn và dạng mở để thu được những ý kiến khách quan , chân thực về tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã tại xã.

3.2.4. Phương pháp xử lý thông tin

Các thông tin thu thập được tổng hợp và xử lý bằng phần phần mềm như SPSS, Excel, máy tính bấm tay và các công cụ số liệu

• Phương pháp thống kê mô tả : các số liệu thu thập được điều tra sẽ được mô tả thực trạng, tình hình thực hiện và kết quả thực hiện chính sách phát triển hợp tác xã trên địa bàn xã.

• Phương pháp thống kê so sánh : phương pháp này dùng cá so sánh tuyệt đối và tương đối để đánh giá tình hình thực hiện chính sách qua các năm gần đây và năm đang khảo sát qua các chỉ tiêu khác nhau.

• Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) : sử dụng phương pháp này nhằm thu thập các thông tin liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội , phỏng vấn không chính thức thông qua các cuộc tiếp xúc với cán bộ xã, các thành viên hợp tác xã, các cộng tác viên của hợp tác xã và hộ nông dân về tình hinh thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã của xã các năm trước đây và năm hiện tại.

• Phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân (PRA) : sử dụng phương pháp nhằm thu thập thông tin dựa vào sự đánh giá từ phía cán bộ xã , cán bộ hợp tác xã và hộ nông dân, những yếu tố ảnh hưởng, thuận lợi, khó khăn mà họ gặp phải khi thực hiện các hoạt động của chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã .

3.2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu

 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình thực hiện chính sách hôc trợ phát triển hợp tác xã .

 Nguồn lực đầu tư cho việc thực hiện chính sách

 Đánh giá độ nhận biết của người nông dân, cán bộ về các nhóm chính sách

 Đánh giá mức độ tham gia của người dân, cán bộ đối với từng nhóm chính sách phát triển hợp tác xã.

 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện của Hợp tác xã.

 Về các hoạt động hỗ trợ, khuyến khích thành lập hợp tác xã.

 Về hoạt động cho vay vốn của quỹ hợp tác xã

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tại xã Nhị khê, huyện Thường tín, Thành phố Hà nội.

4.1.1 Hệ thống chính sách hỗ trợ, phát triển Hợp tác xã

Các chủ trương, chính sách của Nhà nước: Hiến pháp năm 1992, trên cơ sở những chủ trương, đường lối lớn của Đảng, đã khẳng định: kinh tế tập thể do công dân góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh được tổ chức dưới nhiều hình thức trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi. Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, ngày 20/3/1996, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá 9, Luật HTX được thông qua, mở ra một trang sử mới cho công tác tổ chức, quản lý và phát triển kinh tế tập thể nói chung, HTX nói riêng. Theo đó Chính phủ đã ban hành một loạt các văn bản dưới luật như: (1) Nghị định 15/CP ngày 21/1/1997 quy định chính sách khuyến khích phát triển HTX; (2) Nghị định 16CP ngày 21/2/1997 về xử lý công nợ của HTX cũ chuyển đổi sang hoạt động theo luật; và (3) Thông tư số 14 BKH ngày 29/3/1997 của Bộ kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn việc chuyển đổi và đăng ký gia đình HTX. Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Luật HTX sửa đổi đã được Quốc hội khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 4 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2004. Luật đã có nhiều thay đổi tích cực so với Luật của năm 1996, tạo ra nhiều thuận lợi và thông thoáng hơn cho các HTX phát triển. Theo đó, Luật đã tạo khung pháp lý phù hợp hơn cho các HTX tiếp tục phát triển trong điều kiện mới. Bên cạnh đó, Thủ tướng và Chính phủ còn ban hành một số nghị định, quyết định nhằm hỗ trợ phát triển cho các HTX như: Nghị định 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã. Quyết định số 246/2006/QĐ-TTg ngày 27/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã. Hay, Quyết định số

1252/QĐ-TTg ngày 18/9/2007 về việc hỗ trợ từ ngân sách trung cho ngân sách địa phương để thực hiện xóa nợ đọng của các hợp tác xã. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 thông qua ngày 20/11/2012. Luật này quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế và áp dụng đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức, hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Tiếp theo đó là nghị định số 193/2013/NĐ-CP được ban hành ngày 21/11/2013 của Chính phủ, hướng dẫn thi hành chi tiết một số điều. So với các phiên bản dự thảo trước đây, nghị định chính thức này đã có nhiều điều khoản quy định khá cụ thể. Nghị định số 193 chính thức có 6 chương 33 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/1/2014, thay thế cho các Nghị định 177 ngày 12/10/2004 quy định chi tiết thi hành một số

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ, phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w