Các vụ kiện bảo hiểm
Một người bán kẹo me mua bảo hiểm 1,1 tỷ đồng Người dân Long An đang xôn xao về chuyện một người chuyên bán kẹo me mua bảo hiểm tiền tỷ là anh Lê Đình Thảo (trú tại 47 Phan Đình Phùng, thị xã Tân An). Theo hợp đồng "An gia tài lộc" ký kết giữa anh Thảo và Bảo hiểm nhân thọ Long An (thuộc bảo hiểm nhân thọ VN ) có hiệu lực từ tháng 9/2004 thì số tiền anh Thảo tham gia có trị giá 1,1 tỷ đồng, thời hạn bảo hiểm 21 năm. Phí bảo hiểm phải đóng cho kỳ đầu tiên là trên 145 triệu đồng/năm. Hợp đồng thứ hai có giá trị 950 triệu đồng, đóng tiền phí bảo hiểm kỳ đầu tiên là trên 125 triệu đồng. Sau hai năm tham gia bảo hiểm, anh Thảo đã đóng 470 triệu đồng. Gần đây anh phát hiện bà Vũ Phương Doanh (nhân viên bảo hiểm nhân thọ Long An) tiếp thị sai để lừa gạt khách hàng nên anh không chấp nhận đóng tiếp bảo hiểm nữa. Anh Thảo đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng để tố cáo bà Vũ Phương Doanh. Theo Bảo hiểm nhân thọ Long An, anh Thảo là người tham gia bảo hiểm với số tiền gần 2,1 tỷ đồng (cả hai hợp đồng) - cao nhất tại tỉnh Long An. Cũng theo cơ quan này, anh Thảo còn có khả năng vào top những người tham gia bảo hiểm n thọ có giá trị hợp đồng cao nhất VN. nhâ Vụ mua bảo hiểm nhân thọ hàng tỉ đồng ở Long An: Tự nguyện hay bị lừa? Ông Lê Đình Thảo - 44 tuổi, ngụ P.2, thị xã Tân An, tỉnh Long An (Ảnh) - vừa có đơn tố cáo bà Vũ Phương Doanh - đại lý bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm nhân thọ Long An (BHNT LA) - lừa đảo trong việc buộc ông phải hợp đồng mua bảo hiểm có trị giá 1,1 tỉ đồng. (Ảnh: Nguyễn Phấn Đấu - Tuổi Trẻ Online) Ông Thảo nói mình bị bà Doanh lừa, ngược lại bà Doanh nói ông Thảo tự nguyện tham gia bảo hiểm . Hợp đồng bảo hiểm… cao nhất tỉnh Long An Trong những ngày qua, cái tin ông Lê Đình Thảo là người mua BHNT cao nhất tỉnh Long An đang gây xôn xao dư luận. Ông Thảo đứng tên hai hợp đồng BHNT dài hạn (21 năm) tổng giá trị bảo hiểm lên đến trên 2,05 tỉ đồng (thông qua đại lý bà Doanh), mức phí bảo hiểm phải đóng trên 270 triệu đồng/năm. Đây là hợp đồng được BHNT LA xác nhận là cao nhất của tỉnh này. Tính đến nay, ông Thảo đã đóng phí được hai năm với số tiền 542 triệu đồng, đến năm thứ ba thì ông không có tiền đóng tiếp. Căn cứ vào các bản hợp đồng mà chúng tôi có được, ông Thảo đã ký với BHNT LA ở loại hình bảo hiểm “An gia tài lộc”. Theo đó, cứ sau mỗi ba năm ông Thảo được rút ra 410 triệu đồng, nếu ông Thảo qua đời (kể cả tự tử) các con ông sẽ nhận được số tiền tăng dần theo thời gian (giả sử ông Thảo mất vào năm 2008, các con ông sẽ được nhận 2,4 tỉ đồng). Nếu hợp đồng thực hiện trót lọt, mỗi năm ông Thảo đều đóng đủ tiền, sau 21 năm khi hợp đồng kết thúc, ông được nhận tổng cộng 4,1 tỉ đồng. Ngược lại, vì lý do nào đó ông Thảo không thể tiếp tục đóng phí hằng năm, ông sẽ bị thiệt hại nặng. Cụ thể, nếu vào thời điểm này ông không tiếp tục thực hiện hợp đồng thì sẽ mất khoảng 60% số tiền đã đóng. Điều ngạc nhiên ông Thảo không phải là người giàu có, chỉ buôn bán bánh kẹo, kiếm cơm từng bữa, đang sống trong một căn nhà cấp 4 và đi vay mượn tiền để mua bảo hiểm với giá trị lớn như vậy. Hiện nay ông Thảo đang phải đối mặt với nguy cơ mất hàng trăm triệu đồng khi không đủ tiền để tiếp tục đóng phí. Tiền cho mượn hay tiền mua bảo hiểm? Trao đổi với chúng tôi chiều 25-4, ông Thảo khẳng định ông bị bà Doanh lừa gạt. Theo ông Thảo, vào giữa năm 2004 bà Doanh đến nhà làm quen và vận động mua BHNT nhưng ông từ chối. Sau đó bà Doanh thường lui tới nhà kết thân với gia đình ông, làm một số việc tạo niềm tin nơi gia đình ông. Có lần bà Doanh than vãn với ông Thảo rằng do chỉ tiêu bán bảo hiểm không đạt, có khả năng công ty sẽ cắt toàn bộ lương thưởng và bị đuổi việc. Bà Doanh xin ông Thảo cho mượn 150 triệu đồng để bà “mua tạm” một hợp đồng (HĐ) bảo hiểm cho đủ chỉ tiêu, sau một năm bà sẽ rút tiền trả lại ông. Ông Thảo đồng ý. Nại lý do vì là đại lý nên không thể đứng tên trong HĐ được, bà Doanh nhờ ông Thảo đứng tên giúp (tạm gọi là HĐ 1) với số tiền bảo hiểm 1,1 tỉ đồng. Tương tự, ngày 20-12-2004, bà Doanh tiếp tục thuyết phục ông Thảo cho bà mượn trên 125 triệu đồng và lần này ông Thảo lại là người đứng tên trong HĐ (HĐ 2) với số tiền bảo hiểm 950 triệu đồng. Cũng theo ông Thảo, vì nghĩ đơn giản hai khoản tiền trên chỉ là tiền cho bà Thảo mượn nên ông ký vào HĐ “trắng”, mọi thứ còn lại từ kê khai thu nhập, cam kết và kể cả mức tham gia bảo hiểm đều do bà Doanh điền vào. Đúng một năm sau, ông Thảo đòi tiền thì bà Doanh nói thời hạn chưa tới nên không rút ra được. Bà Doanh năn nỉ ông Thảo chạy tiền để đóng tiếp một năm nữa, nếu không toàn bộ số tiền đóng trước đó sẽ bị . mất trắng. Ông Thảo phải đi vay mượn trên 270 triệu đồng để đóng phí cho hai hợp đồng trên. Ông Thảo cảm thấy bà Doanh có những dấu hiệu không bình thường, nghi mình bị lừa nên những lần trao đổi sau đó ông Thảo đều bí mật ghi âm tất cả các cuộc nói chuyện với bà Doanh. Ngược lại, bà Doanh khẳng định số tiền trên không phải là tiền cho mượn mà là tiền ông Thảo tự nguyện mua bảo hiểm. Cũng theo bà Doanh, bà là người chủ động tìm đến nhà ông Thảo vận động ông mua bảo hiểm, chính ông Thảo trực tiếp làm giấy yêu cầu mua BHNT loại hình “An gia tài lộc” (HĐ 1). Ba tháng sau, biết BHNT VN đang có khuyến mãi xe gắn Tùy theo thời hạn của HĐ mà các đại lý được hưởng tỉ lệ hoa hồng khác nhau, thấp nhất là thời hạn 9 năm đại lý hưởng 22% trên số tiền HĐ năm thứ nhất và 4,5% trên số tiền HĐ hai năm tiếp theo. Với loại HĐ thời hạn 21 năm, đại lý được hưởng 36% tiền HĐ năm thứ nhất và 7,5% tiền HĐ ba năm tiếp theo. Cụ thể trong vụ này, với hai HĐ của ông Thảo, bà Doanh hưởng gần 120 triệu đồng và nếu hai HĐ này suôn sẻ thì bà Doanh tiếp tục hưởng thêm nhiều triệu đồng nữa. máy, ông Thảo xin mua tiếp HĐ 2. Sau HĐ 2 ông Thảo đã nhận quà khuyến mãi là một xe gắn máy được qui ra tiền là 30 triệu đồng, ông Thảo cũng đã dự hội nghị khách hàng của BHNT LA . Ở hai năm đầu, ông Thảo thực hiện nghĩa vụ đầy đủ với tổng cộng bốn lần đóng phí bảo hiểm, nhưng không hiểu vì sao đến năm thứ ba ông Thảo không chịu đóng tiếp mà quay ra “vu cáo” như vậy. Giải quyết ra sao? Trao đổi với chúng tôi vào chiều 25-4, phó giám đốc Công ty BHNT LA Đỗ Hoàng Minh nói: “Chúng tôi xem xét thấy các điều khoản HĐ giữa công ty với ông Thảo đều hợp lệ hoàn toàn”. Ông Minh cho biết nếu có tranh chấp xảy ra thì đây chỉ là vấn đề cá nhân giữa ông Thảo và bà Doanh, không liên quan gì đến BHNT LA. Ông Minh còn nói rằng do ông Thảo không đóng phí đúng thời hạn và cũng không yêu cầu hủy HĐ nên BHNT LA sẽ tự động cho ông Thảo vay số tiền tương đương với khoản phí nợ để nộp. Sau này, khi thanh toán HĐ thì căn cứ vào khoản vay đó mà trừ ra. Ngoài ra, nếu ông Thảo hủy hợp đồng, BHNT LA sẽ trả cho ông Thảo “giá trị giải ước” của HĐ tính tới thời điểm bị hủy. Nếu hủy ở thời điểm này, ông Thảo chỉ nhận tổng cộng số tiền trên hai HĐ là 230.547.100 đồng/542 triệu đồng ông đã đóng. Trả lời câu hỏi “liệu BHNT LA có đánh giá, thẩm định năng lực tài chính của ông Thảo khi cho ông tham gia HĐ cao nhất tỉnh?”, ông Minh nói: “Với hợp đồng lớn như thế này BHNT LA chỉ báo cáo và xin ý kiến của BHNT VN và đã được BHNT VN đồng ý”. MINH LUẬNCẩn trọng khi ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Trao đổi với chúng tôi, luật sư Bùi Quang Nghiêm - phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM - cho biết hợp đồng BHNT thường có các điều khoản rắc rối, phải là người thật am hiểu thì mới phân tích được. Trong khi đó, các đại lý thường có tâm lý muốn bán được sản phẩm nên thường chỉ nói về các khoản lợi cho khách hàng mà không đề cập các điều khoản bất lợi đối với khách hàng khi tham gia hợp đồng. Không loại trừ trường hợp vì mục đích muốn hưởng hoa hồng mà nhiều đại lý cố tình giải thích sai lệch nội dung sản phẩm. “Nếu đại lý giải thích cặn kẽ, đầy đủ các điều kiện mua BHNT thì số người tự nguyện mua BHNT sẽ rất ít” - luật sư Nghiêm nói. Trong trường hợp ông Lê Đình Thảo, nếu có bằng chứng cho rằng người đại lý cố tình gian dối, thông tin sai lệch về các quyền, nghĩa vụ của người mua bảo hiểm thì ông Thảo có quyền khởi kiện để yêu cầu hủy hợp đồng bảo hiểm đã ký. Nếu có chứng cứ cho rằng đại lý đã cố tình lừa ông Thảo đứng tên hợp đồng bảo hiểm để lấy tiền thì ông Thảo có quyền đề nghị cơ quan chức năng xử lý hình sự hành vi lừa đảo. Theo một luật sư khác: về nguyên tắc, khi khách hàng ký một hợp đồng có giá trị lớn thì công ty bảo hiểm phải có biện pháp xác minh về khả năng thanh toán phí bảo hiểm của khách hàng để ngăn chặn tình trạng cố tình tạo ra các sự kiện rủi ro để lấy tiền bảo hiểm. Ông Thảo không có thu nhập cao mà công ty vẫn chấp nhận bán tới hai hợp đồng trị giá rất lớn là điều cần phải xem lại. CHI MAI Về vụ mất hàng trên biển của Geamtraco: Hai ta đều sai 11 giờ 10 phút ngày 28.12.2006, trên vùng biển tỉnh Quảng Ninh, tàu Quốc Việt 09 của Cty TNHH Trung Kiên, gặp gió đông bắc cấp 5, máy hỏng, tàu bị xoay ngang, sóng đánh làm đứt dây chằng hầm hàng. 1.521 bao tinh bột sắn bị rơi xuống biển. Biển lặng, Quốc Việt 09 cập cảng Phòng Thành an toàn. Nhưng sóng gió lại bắt đầu nổi lên trong quan hệ giữa chủ hàng Geamtraco (Cty điện máy Hải Phòng) với chủ tàu Trung Kiên và Cty CP bảo hiểm Viễn Đông (VASS). Chủ tàu tham lợi liều lĩnh Chủ tàu Trung Kiên là người xã An Lư, huyện Thuỷ Nguyên, TP.Hải Phòng. Ngày 13.12.2006, Geamtraco ký với Trung Kiên một "Hợp đồng thuê tàu chuyến": Quốc Việt 09 sẽ chở 700 tấn tinh bột sắn từ cảng Vũng Rô (Phú Yên) đi cảng Phòng Thành (TQ). HĐ ghi rõ: "Nếu vì an toàn hàng hải của tàu, chỉ có thể xếp xuống tàu ít hơn số 700 tấn, thì chủ tàu phải chịu mọi chi phí phát sinh do lượng hàng thừa không thể xếp được xuống tàu (chi phí bốc xếp, chi phí vận chuyển trở lại kho tại nhà máy sản xuất (Gia Lai), hoặc phí lưu kho tại cảng (Vũng Rô) .". Ngày 18.12.2006, 700 tấn tinh bột sắn đóng trong 14.000 bao 50kg bắt đầu được xếp lên tàu dưới quyền chỉ huy của đại phó tàu Quốc Việt. Tinh bột sắn là hàng nhẹ, nên dù chưa đủ trọng tải của tàu (993 tấn), 700 tấn tinh bột sắn vẫn không chứa hết trong 2 hầm hàng dung tích gần 500 tấn (chú ý: 1 tấn dung tích = 2,73m3). Song vì sợ mất tiền cho chi phí phát sinh từ số lượng hàng không xếp được vào hầm hàng (như dẫn ở trên), chủ tàu đã có quyết định liều lĩnh: Xếp hàng cao hơn cả miệng hầm hàng 0,8m. Do không đóng được nắp hầm, họ phủ lên 2 lớp bạt, chằng buộc bằng dây nylon - một điều tối kỵ trong nghề hàng hải. Quả nhiên khi gặp sóng lớn, Quốc Việt bị mất ổn định, thuyền viên phải ném hàng trên mặt boong xuống biển để cứu tàu và cứu mình. Chiểu theo HĐ thuê tàu, Geamtraco đòi chủ tàu phải bồi thường số hàng bị mất (76,05 tấn) trị giá 294 triệu đồng. Trung Kiên từ chối, viện cớ tai nạn là bất khả kháng. Thực ra chủ tàu đã phạm sai lầm nghiêm trọng. Luật Hàng hải cấm tàu như Quốc Việt được chở hàng trên mặt boong. Bảo hiểm VASS trốn trách nhiệm Ngày 18.12.2006, Geamtraco đến Cty CP bảo hiểm Viễn Đông (VASS) chi nhánh Hải Phòng để mua bảo hiểm cho 700 tấn tinh bột sắn trị giá 2,96 tỉ đồng của mình. VASS đã chấp nhận bảo hiểm theo điều kiện B "Quy tắc bảo hiểm hàng hoá quốc tế của Hội Bảo hiểm London (ICC/1/82)". Ngay khi nhận được "Kháng nghị hàng hải" của thuyền trưởng tàu Quốc Việt 09 ngày 29.12, từ cảng Vạn Gia, Móng Cái (Quảng Ninh), Geamtraco đã thông báo về sự cố cho VASS. Và theo yêu cầu của VASS, 14 giờ 30 ngày 4.1.2007, giám định viên của Cty CP giám định hàng hải Phương Bắc (NIC) đã đặt chân lên Quốc Việt đang neo tại cảng Phòng Thành (TQ). Chứng thư giám định của NIC khẳng định: Nguyên nhân tổn thất hàng hoá (76,05 tấn) là do xếp hàng trên boong. Đương nhiên, Geamtraco đã có văn bản đòi VASS bồi thường 293 triệu đồng. Ngày 18.2.2007, bà Phan Hồng Hạnh, PGĐ VASS (Hải Phòng) đã từ chối việc trả tiền, lý do: Xếp hàng trên boong là vi phạm Luật Hàng hải VN. Sau nhiều lần bị đòi riết, bà Hạnh (lúc này lên chức GĐ) viện dẫn thêm lý do từ chối nữa khiến người ta ngạc nhiên vì sự ấu trĩ của nó: "Căn cứ điều kiện bảo hiểm lô hàng, bảo hiểm sẽ bồi thường cho tổn thất toàn bộ bất kỳ kiện hàng nào rơi mất khỏi tàu, hoặc rơi trong khi xếp hàng ., mà theo chứng thư giám định thì số hàng trên bị tổn thất trong quá trình vận chuyển đường biển"! (tức là không phải rơi mất khỏi tàu ?- PV). Bà Hạnh nguyên là cán bộ bảo hiểm nhân thọ. Tổn thất hàng hoá xảy ra là sai phạm của chủ tàu. Tuy nhiên VASS có trách nhiệm vẫn phải bồi thường cho người tham gia bảo hiểm về những mất mát của họ. Sau đó VASS sẽ được quyền thay mặt Geamtraco đòi chủ tàu Trung Kiên phải bồi thường thiệt hại hàng hoá họ đã gây nên cho chủ hàng theo HĐ vận chuyển. Nếu đẩy Geamtraco một mình đi "cãi nhau" đòi chủ tàu bồi thường, thì VASS quả là vô trách nhiệm! Và nếu như vậy, thì người chủ hàng cần gì đến người bảo hiểm chỉ biết mỗi chuyện thu phí mà trốn trách nhiệm bồi thường. Theo Báo Lao Động số 215 Ngày 17/09/2007 Vụ cháy xe Zace ở Hà Nội: Chủ xe không mua bảo hiểm vật chất Khác với chủ nhân của chiếc Jolie được Tổng Công ty Bảo Minh bồi thường số tiền 300 triệu đồng, ông Đỗ Văn Vũ, chủ nhân chiếc xe Zace đang trong "tư thế" chuẩn bị tinh thần ra tòa kiện Toyota. Chủ của xe Jolie được bồi thường 100% Sau một tháng chiếc xe Jolie bị bốc cháy khi đang lưu hành trên phố Lạc Trung, Hà Nội, chủ nhân của nó đã được Tổng Công ty Bảo Minh (Bảo Minh) bồi thường số tiền 300.000.000đ. Theo ông Trịnh Nguyên Đức, Giám đốc nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới của Bảo Minh, trường hợp này được phía bảo hiểm bồi thường 100%. Theo hợp đồng bảo hiểm được ký kết ngày 25/5/2006, mức bảo hiểm theo khai báo của khách hàng về giá trị xe là 353.000.000đ, hợp đồng có giá trị trong vòng một năm sau ngày ký kết. Tại thời điểm xảy ra sự cố, giá trị xe được hai bên định giá là 300.000.000đ. Sau khi thống nhất, Bảo Minh đã chi trả bồi thường 100% cho khách hàng. Căn cứ thứ nhất để Bảo Minh thực hiện đền bù là Kết luận số 739/KLNN/PC23 của Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an Hà Nội. Kết luận nêu: Loại trừ nguyên nhân gây cháy do chập điện, sự cố kỹ thuật động cơ của xe thì nguyên nhân gây cháy là do trong quá trình sử dụng đường ống dẫn xăng từ bình xăng lên động cơ bị hở tại vị trí mặt trên bình xăng, xăng rò rỉ, khuếch tán và gặp nhiệt độ từ ống xả (cách vị trí bình xăng 0,3m) gây cháy. Căn cứ thứ hai là dựa trên kết luận điều tra, trường hợp này không thuộc loại bị loại trừ bồi thường bảo hiểm. Từ đó, việc thực hiện đền bù được Bảo Minh và khách hàng thỏa thuận, giải quyết rất nhanh chóng.Tuy nhiên, theo ông Đức, cùng thời điểm đột nhiên bốc cháy, chiếc Jolie này còn sở hữu thêm một hợp đồng bảo hiểm đang còn hiệu lực với nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm Viễn Đông. Hợp đồng này do chủ cũ của chiếc Jolie ký với bảo hiểm Viễn Đông. Song do chủ mới, người đang sở hữu chiếc Jolie mua bảo hiểm của Bảo Minh và thông báo cho Bảo Minh biết sự cố trước nên phía công ty ông đã thực hiện bồi thường, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Cũng theo ông Đức, một mặt Bảo Minh tiến hành bồi thường cho khách hàng, mặt khác Bảo Minh tiến hành thương thảo với nhà cung cấp Viễn Đông để chia sẻ trách nhiệm. Đối với nhà sản xuất, Bảo Minh đã được chủ xe ủy quyền nên sẽ gặp gỡ để phối hợp tìm hiểu nguyên nhân sự cố. Nếu do lỗi sản xuất, nhà sản xuất phải chịu đền bù. Nếu lỗi do người sử dụng gây ra thì hiển nhiên khách hàng mà hiện tại là Bảo Minh không được bồi thường. Như vậy, sau khi xảy ra vụ chiếc xe Jolie bất ngờ bốc cháy, do đã mua bảo hiểm nên chủ xe được nhà cung cấp bảo hiểm bồi hoàn. Còn việc cùng một lúc chiếc xe này có hai "lá bùa hộ mệnh" thì trách nhiệm của từng bên như thế nào hai nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm tự thỏa thuận. Nhà sản xuất cũng không đứng ngoài cuộc dù nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm đã bồi thường cho khách hàng "xuôi chèo, mát mái". Đi tìm câu hỏi cháy do lỗi sản xuất hay người sử dụng đang được các bên tiến hành. Khổ chủ xe Zace đòi kiện Toyota Khác với chủ nhân của chiếc Jolie, ông Đỗ Văn Vũ, chủ nhân chiếc xe Zace đang trong tư thế chuẩn bị tinh thần ra hầu tòa. Theo luật sư Nguyễn Xuân Dũng, Văn phòng Luật sư Hà Thành, người được ông Vũ ủy quyền, do sau nhiều lần thương thảo, phía Toyota không cho rằng việc xe Zace bốc cháy do lỗi nhà sản xuất, không chấp nhận bồi thường theo yêu cầu nên khách hàng của ông sẽ đưa vụ việc ra tòa. Chiếc xe Zace được ông Vũ mua ngày 22/12/2005 tại đại lý Toyota Hoàn Kiếm. Chiếc xe có trị giá khoảng 22.000 USD và được bảo hành trong vòng 24 tháng (hoặc 50.000km). Theo ông Vũ, sau khi mua ông đưa xe vào xưởng của Toyota bảo dưỡng, sửa chữa 5 lần. Bản thân ông là người sử dụng xe thì không dại gì "sờ mó" để cho nó bị hỏng hóc đến mức phải bốc cháy. Theo luật sư Nguyễn Xuân Dũng, căn cứ vào Điều 446 và 448 Luật Dân sự, Toyota phải chứng minh được lỗi của người sử dụng. Nếu không chứng minh được, Toyota phải có trách nhiệm bồi thường theo yêu cầu của ông Vũ. Cụ thể: Hỗ trợ phương tiện đi lại trong thời gian chờ giải quyết; đền bù xe mới; bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần; thực hiện đúng nghĩa vụ bảo hành mà pháp luật quy định. Chúng tôi được biết, phía Toyota chỉ chấp nhận hỗ trợ 50% chi phí sửa chữa, ngoài ra không đáp ứng yêu cầu nào khác. Đề cập đến vấn đề bảo hiểm, ông Dũng cho biết, do xe đang trong thời hạn bảo hành nên khách hàng của ông không mua bảo hiểm. Có lẽ nếu chiếc Zace được mua bảo hiểm thì sự việc sẽ chuyển theo chiều hướng khác. Mới đây, chúng tôi đã nhận được công văn của Công ty ôtô Toyota Việt Nam kết luận nguyên nhân gây cháy của chiếc xe Zace là: ống xăng đã có dấu hiệu bị sai do ai đó đã tháo ra và lắp lại không đúng kỹ thuật, trong quá trình sử dụng gây ra rò rỉ xăng. Xăng tiếp xúc với nguồn nhiệt động cơ tự bốc cháy và lửa lan ra. Nguyên nhân sai lệch ống xăng không do nhà sản xuất và trạm dịch vụ vì xe đã hoạt động bình thường suốt 8 tháng kể từ ngày xuất xưởng và 3 tháng kể từ lần bảo dưỡng gần nhất. Vì vậy, nguyên nhân hỏa hoạn không phải do lỗi của nhà sản xuất và nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà sản xuất, không thuộc diện bảo hành. Toyota cũng cho rằng về phía mình rất nỗ lực giải quyết khiếu nại của khác hàng, cụ thể là hàng chục cuộc gặp trực tiếp hoặc trao đổi qua thư. Tuy nhiên, đến nay phía ông Đỗ Văn Vũ vẫn chưa thống nhất cách giải quyết. Nhà sản xuất có lý của mình, khách hàng đòi bồi thường cũng trên cơ sở quyền lợi bản thân. Trong tương lai gần nếu hai bên không đi đến thống nhất, chắc chắn các quan tòa phải vào cuộc. (Nguôn: CAND, IIC cập nhật ngày 9/11/006) Cao Hồng Động cơ của chiếc Zace bị hỏng nặng sau vụ cháy. . dối, thông tin sai lệch về các quyền, nghĩa vụ của người mua bảo hiểm thì ông Thảo có quyền khởi kiện để yêu cầu hủy hợp đồng bảo hiểm đã ký. Nếu có chứng. tỉ đồng của mình. VASS đã chấp nhận bảo hiểm theo điều kiện B "Quy tắc bảo hiểm hàng hoá quốc tế của Hội Bảo hiểm London (ICC/1/82)". Ngay