1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Phân cảnh trong kịch bản (1)

8 2,5K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 133,66 KB

Nội dung

Nhân light và Tiden post lên các kịch bản ngắn và có bàn về phân cảnh, tôi xin đóng góp một bài viết nhỏ về phân cảnh. Tôi sẽ cố gắng viết ngắn và giản dị tối đa về một đề tài khá dài. Nếu thiếu hoặc sai xin thêm và sửa thoải mái. Nếu có câu hỏi, tôi sẽ tìm cách trả lời trong khả năng.

Trang 1

Phân cảnh trong kịch bản

-

Nhân light và Tiden post lên các kịch bản ngắn và có bàn về phân cảnh, tôi xin đóng góp một bài viết nhỏ về phân cảnh Tôi sẽ cố gắng viết ngắn và giản dị tối đa về một đề tài khá dài Nếu thiếu hoặc sai xin thêm và sửa thoải mái Nếu có câu hỏi, tôi sẽ tìm cách trả lời trong khả năng

PHÂN CẢNH

Phân cảnh giản dị là chọn hình ảnh để kể câu chuyện mà bạn muốn kể trong phim

Phim có nhiều đoạn (sequence) Mỗi đoạn đoạn có nhiều cảnh (scene) Cảnh có nhiều cú máy (shot) SCENE là đơn vị căn bản của phim Dù phim truyện dài với hơn 100 scene hay phim ngắn với 3 scene thì scene vẫn là đơn vị căn bản SHOT là đơn vị nhỏ nhất của phim Trong bài đầu tiên này tôi xin nói về các yếu

tố cơ bản của SHOT

Chúng ta thử tưởng tượng phim Trương Chi

Sequence 1: Mỵ Nương nghe tiếng tiêu, yêu người thổi tiêu

Sequence 2: vua rước Trương Chi vào cung cho MN gặp mặt TC nghèo xấu, MN đuổi đi

Trang 2

Sequence 3: TC tương tư, chết, tim không tan

Sequence 4: Ai đó lấy tim anh tạc thành cái ly đưa cho MN uống nước MN nhỏ một giọt nước mắt, ly tan

Sequence 1 chia làm nhiều scene

Người viết kịch bản sẽ viết giống giống như vầy (SCENE 001)

001 NỘI - CUNG HOÀNG TỘC / PHÒNG MỴ NƯƠNG - NGÀY

Phòng MỴ NƯƠNG ở trên lầu cao MN (19 tuổi) ngồi trên chiếc ghế đặt bên cửa sổ, cô đang đọc sách Từ bầu trời bên ngoài vẳng lại tiếng tiêu réo rắt khi còn khi mất MN vừa đọc vừa mơ màng

Cửa mở, một TỲ NỮ (16) mang khay trà bước vào, cúi chào MN Cô chưa kịp đặt khay xuống, MN đã hỏi

MỴ NƯƠNG

Cứ mỗi chiều lúc sắp tắt nắng, người ấy lại thổi tiêu Em nghe không?

CUNG NỮ

Không À, mà có nghe Ai mà rảnh thế nhỉ?

MỴ NƯƠNG

Hôm nào người ấy không thổi, ta không muốn ăn cơm, không muốn ngủ

Phòng Mỵ Nương và đoạn thoại giữa MN và cung nữ là một SCENE Biên kịch chỉ viết SCENE chứ chưa đi vào đơn vị nhỏ hơn là SHOT

Trang 3

Đạo diễn là người chia cảnh ấy ra thành nhiều SHOT Công việc đó là PHÂN CẢNH

Thử 4 shot đầu nhé (4 shot này chỉ mới chừng 30 giây đầu tiên của phim Chưa có thoại gì hết):

Shot 01: (Rộng: Máy đặt trong phòng hướng về phía cửa sổ) MN ngồi ở khung cửa và đang đọc một cuốn thơ Tay cô lật qua trang

Shot 02: (Cận) Những ngón tay rất đẹp của MN cầm lấy một góc trang để lật trang sách, trên đó có in một bài thơ tựa là: Tương tư chiều

Shot 03: (Trung: Máy vẫn hướng về phía cửa sổ, đặt gần MN hơn shot 001)

Mỵ nương tiếp tục đọc, nhưng mơ màng nghe tiêu, có đọc được gì đâu Có tiếng

mở cửa MN quay ra mặt nhìn

Shot 04: (Trung: Máy hướng về cửa vào phòng) Cung nữ ở ngưỡng cửa tay bưng khay trà, bước vào phòng, ra khỏi khung

Ráp các shot này lại, ta biết được khung cảnh mở đầu của chuyện Mỗi shot phải có 6 yếu tố sau:

1 SỰ THÚC ĐẨY

2 THÔNG TIN

3 BỨC ẢNH

4 ÂM THANH

5 SỰ THAY ĐỔI

Trang 4

6 SỰ LIÊN TỤC

Mỗi yếu tố đều quan trọng Để đi sâu, cần có nhiều cuốn sách cho mỗi yếu

tố Ở đây tôi chỉ nói sơ lược

1 SỰ THÚC ĐẨY

Người xem phim sẽ cho là mạch phim tự nhiên liền lạc khi họ MONG được xem cái gì, máy quay sẽ đưa mắt họ đến đó Nếu những khung hình nối tiếp nhau không có lý do sẽ làm cho câu chuyện có vẻ khúc mắc

Bạn cho người ta xem một khung hình Xem được vài giây, bạn đổi qua một khung khác Bạn làm như vậy không tùy hứng, mà vì bạn biết người xem muốn xem cái khung kế đó Tại sao họ muốn xem cái khung kế? Cũng là do chính bạn, người kể chuyện, dẫn sự chú ý của họ tới đó Rồi bạn cho họ xem cái họ muốn xem Điều này tạo sự mạch lạc Nếu không có sự thúc đẩy, người dựng phim sẽ hỏi bạn: Người xem đang nhìn cái này việc gì phải quay đầu nhìn qua kia, việc gì tôi phải đổi SHOT?

Ví dụ xem SHOT 001 MN đang ngồi đọc sách Chính vì nàng đưa mấy ngón tay đẹp lên lật trang làm cho người xem MONG được nhìn gần hơn để thấy những ngón tay của một công chúa nó đẹp như thế nào và công chúa đọc thứ sách

gì Đó là lý do, là SỰ THÚC ĐẨY để cắt qua khung hình shot 002: Cận, cho thấy bàn tay của nàng và tựa bài thơ nàng đang đọc SỰ THÚC ĐẨY trong trường hợp này được gây ra nhờ hình ảnh (công chúa lật trang) Có một SỰ THÚC ĐẨY do

ÂM THANH gây ra ở cuối SHOT 003: Shot này tả MN đang mơ màng nghe tiếng sáo Bỗng nhiên có tiếng mở cửa Tiếng mở cửa làm cho người xem muốn biết AI

Trang 5

bước vào phòng Vậy là bạn đã có lý do để cắt qua SHOT 004: Thì ra là cung nữ mang bình trà vô cho công chúa uống

2 THÔNG TIN

Một cú máy phải đem lại THÔNG TIN cho người xem, tiếp theo những thông tin mà họ đã được biết từ cú máy trước đó Thông tin này có thể nhờ hình ảnh, hoặc nhờ âm thanh (thoại, chẳng hạn) Bạn khai mở câu chuyện Thông tin có thể đưa câu trả lời hoặc chỉ đưa ra câu hỏi

Trong shot 001, bức hình của bạn trả lời các câu hỏi được trả lời:

- Căn phòng thế nào? Trang trí kiểu Việt xưa, vậy là chuyện này lâu rồi, ở

VN

- Ai ngồi xem sách.? Trẻ mà tiền đâu mua áo quần đẹp quá, chắc là con nhà giàu

- Cô ấy ngồi như thế nào? Lưng thẳng, đài các mà, chắc con quan hay con vua

Và nó đem lại vài câu hỏi khác chưa có câu trả lời:

- Tiếng tiêu của ai vậy kìa?

- Cô gái đang nghĩ gì?

Những câu hỏi chưa có câu trả lời này khiến người ta muốn xem tiếp

Trang 6

3 BỨC ẢNH

Mỗi SHOT đều được cân nhắc (sáng tác) thận trọng như họa sĩ vẽ một bức tranh, nên tôi tạm gọi đây là một BỨC ẢNH Nó bao gồm:

- Khung hình (frame): gồm có chiều ngang và chiều dọc đóng khung hình ảnh lại

- Chiều sâu (depth): chiều thứ ba, chiều sâu, thật ra chỉ là một ảo giác, được tạo nên nhờ sự sắp đặt người, vật và đường nét trong khung, cách đặt máy, chọn ống kính, và ánh sáng

- Cảnh/diễn viên/đạo cụ

- Màu, ánh sáng

Bức ảnh là điều quyết định thị giác và cảm giác của phim Hôm nào có dịp chúng ta có thể bàn rộng về BỨC ẢNH

4 ÂM THANH

Nguyên tắc khi ghép ÂM THANH vào SHOT là: "Người xem PHẢI nghe những gì họ THẤY, nhưng họ không cần thấy những gì họ NGHE Nghĩa là nếu THẤY cửa mở mà không NGHE tiếng cửa mở thì không được, nhưng họ vẫn có thể NGHE tiếng sáo mà KHÔNG THẤY người thổi sáo

Âm thanh rất quan trọng, cũng cần nhiều chương sách riêng về nó, Khi đạo diễn đóng khung một bức ảnh với nhiều chi tiết, người xem có thể CHỌN nhìn cái này kỹ hơn và bỏ qua cái kia, chứ âm thanh thì người xem không có sự chọn lựa

đó Họ phải nghe tất cả những gì đạo diễn cho họ nghe, và ảnh hưởng tâm lý âm

Trang 7

thanh mang lại rất sâu rộng, đối với nhiều người, âm thanh quan trọng cho cảm giác của phim hơn cả hình ảnh

5 GÓC MÁY

Tốt nhất là mỗi lần đổi shot ta cũng nên đổi góc máy Đổi góc máy là đổi hướng nhìn, đem lại những thông tin mới và khác hoặc thêm vào cái người xem đã thấy rồi

Góc máy chính là hướng mắt của một người nào đó Trong phim, chỉ có cái nhìn của nhân vật (POV: point of view) và cái nhìn của người xem, tức là không của ai cả Bạn phải rất cẩn thận với cái nhìn của một người thứ ba Chẳng hạn có hai người đi từ sân vào nhà Bạn chỉ có hai lựa chọn: góc máy từ hướng mắt của nhân vật, hoặc góc máy là hướng mắt của khán giả Nếu bạn quay hai người đi vào nhà và thích đặt máy xuyên qua bờ dậu vì thấy nó ly kỳ, người xem sẽ hiểu lầm rằng có một người thứ ba đang quan sát rình rập hai người kia từ sau bờ dậu, và phim bị sai văn phạm

6 SỰ LIÊN TỤC

Chuyển SHOT gọi là CUT Có hai loại là CUT liên tục (continuous cut) và không liên tục (jump cut) Sau một số continuous cut, đạo diễn có thể dùng jump cut để cắt ngắn thời gian

Nếu cả một đoạn phim ghép các SHOT không liên tục nhau để tả nhanh nhiều biến cố của vài năm trong vòng một hai phút, thì người ta dùng tiếng Pháp MONTAGE có nghĩa là chắp nối hình ảnh (trong khi trong tiếng Pháp, MONTAGE có nghĩa là dựng phim) Sự liên tục của hình ảnh và âm thanh làm

Trang 8

cho người xem thấy mình đang quan sát THỰC diễn biến trên màn ảnh hơn là nó được kể lại

Cả hình ảnh và âm thanh đều cần có sự liên tục Cần chú ý:

1 Nội dung

Thí dụ ở shot trước điếu thuốc của diễn viên hút đã hết, mà qua shot sau nó còn dài thì sai, nó phải ngắn như ở shot trước

2 Cử động

Bàn tay kéo điếu thuốc ra khỏi miệng của diễn viên trong shot sau phải tiếp đúng cử động từ shot trước

3 Vị trí và hướng

Một người chạy đang từ trái sang phải khung hình Qua shot kế nếu đặt máy ở vị trí đối diện khiến người này chạy từ phải sang trái sẽ làm người xem anh

ta đã đổi hướng và đang chạy đi bỗng chạy về

4 Thoại

Phải có sự liên tục của thoại

Ngày đăng: 15/08/2013, 16:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w