Thời gian gần đây tình trạng bạo hành trẻ em tại các trường mầm non tư thục có dấu hiệu gia tăng. Hỏi: 1. Phân tích các qui định của pháp luật về vi phạm hành chính liên quan đến bạo hành trẻ em trong trường học. 2. Bình luận về thực tiễn vi phạm hành chính và xử lí vi phạm hành chính liên quan đến bạo hành trẻ em trong trường học. 3. Đề xuất giải pháp hạn chế vi phạm hành hành chính liên quan đến bạo hành trẻ em trong trường học. 1. Phân tích các qui định của pháp luật về vi phạm hành chính liên quan đến bạo hành trẻ em trong trường học………………………………………………………..3 2. Bình luận về thực tiễn vi phạm hành chính và xử lí vi phạm hành chính liên quan đến bạo hành trẻ em trong trường học………………………………………………7 3. Đề xuất giải pháp hạn chế vi phạm hành hành chính liên quan đến bạo hành trẻ
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……… 2
ĐỀ BÀI……… 2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ……….……… 3
1 Phân tích các qui định của pháp luật về vi phạm hành chính liên quan đến bạo
học……… 3
2 Bình luận về thực tiễn vi phạm hành chính và xử lí vi phạm hành chính liên quan đến bạo hành trẻ em trong trường học……… 7
3 Đề xuất giải pháp hạn chế vi phạm hành hành chính liên quan đến bạo hành trẻ
em trong trường học………
……… 8
KẾT LUẬN……….10
Trang 2MỞ ĐẦU
Bạo hành trẻ em được hiểu là sự ngược đãi về thể xác, tinh thần, tình dục hay bằng lời nói đối với các em nhỏ, những người chưa phát triển một cách đầy đủ về thể chất, tinh thần và trí tuệ Theo thống kê của UNICEF, hiện có trên 300 triệu trẻ
em là nạn nhân của bạo hành và ngược đãi Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 150 triệu trẻ em gái và 70 triệu trẻ em trai dưới 18 tuổi là nạn nhân của bạo lực tình dục, bóc lột sức lao động Cùng với đó, khoảng 1,2 triệu em nhỏ trở thành
“hàng hóa” buôn bán mỗi năm Đây là một vấn nạn nhức nhối trên toàn cầu.Tại Việt Nam, khoảng 20% trẻ em gái và trẻ em trai 8 tuổi nói rằng các em bị trừng phạt thân thể ở trường Khoảng 16% (tương đương 1,7 triệu) trẻ em độ tuổi 5-17 được coi là lao động trẻ em Bạo hành trẻ em ở trường hiện nay đang chiếm tỷ lệ khá cao, vì vậy, em chọn Bài 1 nói về tình trạng bạo hành trẻ em tại các trường mầm non tư thục
ĐỀ BÀI
Bài 1:
Thời gian gần đây tình trạng bạo hành trẻ em tại các trường mầm non tư thục có dấu hiệu gia tăng
Hỏi:
1 Phân tích các qui định của pháp luật về vi phạm hành chính liên quan đến bạo hành trẻ em trong trường học
2 Bình luận về thực tiễn vi phạm hành chính và xử lí vi phạm hành chính liên quan đến bạo hành trẻ em trong trường học
3 Đề xuất giải pháp hạn chế vi phạm hành hành chính liên quan đến bạo hành trẻ
em trong trường học
Trang 3GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Câu 1:
Các qui định của pháp luật về vi phạm hành chính liên quan đến bạo hành trẻ em trong trường học như:
• Nghị định số 91/2011/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em:
“Điều 13 Hành vi đánh đập, hành hạ, ngược đãi trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi
1 Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đánh đập, xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khoẻ đối với trẻ em;
b) Đối xử tồi tệ với trẻ em như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm; ngăn cản trẻ em tham gia hoạt động xã hội, sinh hoạt cộng đồng hợp pháp, lành mạnh;
c) Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
d) Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em, làm trẻ em tổn thương, đau đớn
về thể xác và tinh thần;
đ) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần.
2 Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Trang 4a) Tổ chức, bắt trẻ em đi xin ăn;
b) Cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn.”
“Điều 16 Hành vi cản trở việc học tập của trẻ em
1 Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng uy quyền để ép buộc trẻ em phải bỏ học, nghỉ học;
b) Từ chối tiếp nhận, cản trở trẻ em bị nhiễm, nghi nhiễm, có nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS hoặc trẻ em có cha, mẹ bị nhiễm HIV/AIDS vào học tại các cơ sở giáo dục theo quy định;
c) Từ chối tiếp nhận trẻ em bị khuyết tật mà vẫn có đủ điều kiện vào học tại các cơ
sở giáo dục theo quy định;
d) Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em bỏ học, nghỉ học;
đ) Hủy hoại sách, vở, đồ dùng học tập của trẻ em;
e) Có điều kiện mà không bảo đảm điều kiện học tập cho trẻ em làm hạn chế quyền được học tập của trẻ em;
g) Cố tình không thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho việc học tập của trẻ em theo quy định của pháp luật, không đảm bảo thời gian, điều kiện học tập cho trẻ em.
2 Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Trang 5a) Bắt trẻ em bỏ học, nghỉ học để gây áp lực, khiếu kiện, biểu tình trái pháp luật;
b) Phá hoại cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục.
3 Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện của cá nhân, tổ chức được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.”
“Điều 17 Hành vi có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm đối với trẻ
em vi phạm pháp luật
1 Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi dùng lời nói, hành động hoặc hành vi khác có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh
dự, nhân phẩm đối với trẻ em vi phạm pháp luật.
2 Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cá nhân, tổ chức chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.”
Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả; thủ tục xử phạt, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định tại Chương II của Nghị định này là những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính Các vi phạm hành chính khác về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em không trực tiếp quy định tại
Trang 6Nghị định này thì áp dụng theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan
• Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính
về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em
“1 Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi ngăn cản trẻ
em tham gia hoạt động xã hội, sinh hoạt cộng đồng hợp pháp, lành mạnh.
2 Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em.
b) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em.
c) Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.
d) Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn
về thể xác, tinh thần;
đ) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần.”
Nghị định này quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức
xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính;
Trang 7thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em Các vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ
em không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan
• Điều 21 Nghị định 138/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục:
“Điều 21 Vi phạm quy định về kỷ luật người học, ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người học
1 Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi kỷ luật buộc người học thôi học không đúng quy định.
2 Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học.
3 Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến 6 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
4 Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy bỏ các quyết định trái pháp luật và khôi phục quyền học tập của người học đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.”
Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
Câu 2:
Trang 8Hệ thống pháp luật nước ta về xử lý vi phạm hành chính đối với bạo hành trẻ
em trong trường học cũng đã đầy đủ, hoàn thiện, mức phạt cũng không phải quá thấp đối với những hành vi vi phạm Nhưng bên cạnh đó, để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi bạo lực, hệ thống pháp luật cần có các chế tài cụ thể đối với các hành vi bạo lực, đặc biệt là các hành vi dẫn đến nguy cơ bạo lực và xâm hại (sao nhãng, bỏ rơi ), các hành vi bạo lực tinh thần (mắng nhiếc, chửi bới,
hạ nhục, gây sức ép ) Hiện nay, nhiều vụ bạo lực, xâm hại trẻ em thường không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời Nguyên nhân chính là do chúng ta thiếu một
hệ thống bảo vệ trẻ em được vận hành có cơ chế, quy trình chặt chẽ, định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, từng cấp, từng cơ quan Sự theo dõi, phối hợp, đánh giá chưa được giao cho một cơ quan, một ngành chịu trách nhiệm chính Do đó, cơ chế, quy trình, cơ cấu trách nhiệm và chức năng bảo vệ trẻ em trước hết phải được định rõ, cụ thể trong luật
Câu 3:
Hiện tượng bạo hành nhất là bạo hành trẻ em trong nhà trường dù dưới bất kỳ hình thức nào thì cũng không thể chấp nhận được Việc ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi bạo hành với trẻ em là việc làm hết sức quan trọng và cần đến sự quan tâm của toàn xã hội Từ việc phân tích những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo hành của giáo viên đối với học sinh chúng tôi đưa ra một số giải pháp như sau:
- Cần làm thay đổi nhận thức của cộng đồng đối với quan niệm giáo dục “thương cho roi cho vọt” Hiện nay, bạo hành trong nhà trường hay tâm lý “thương cho roi cho vọt” là không sai hay không phương hại của nhiều người trong cộng đồng Quan niệm này phần nào đã cản trở đến những nỗ lực để buộc những kẻ thủ phạm phải chịu trách nhiệm và khiến nó khó khăn hơn để thu hút những ủng hộ cho các chính sách cứng rắn cũng như tìm tài trợ cho các dịch vụ dành cho nạn nhân Các chiến dịch để cải thiện hiểu biết của cộng đồng về tác hại của bạo hành trong nhà
Trang 9trường cũng cần được các tổ chức làm về bạo hành trong nhà trường dựa vào cộng đồng tận dụng và phát huy Đồng thời cần nâng cao hiểu biết của cộng đồng về pháp luật, nhất là nghĩa vụ và quyền hạn của thầy cô giáo trong việc giáo dục chăm sóc trẻ em đã được quy định trong các chính sách, luật pháp
- Quan tâm hơn nữa đến đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên Xác định rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ cho đất nước, Đảng, Nhà nước và toàn xã hội ta những năm qua đã dành cho ngành giáo dục - đào tạo sự quan tâm đặc biệt Trên địa bàn cả nước, tuy nơi này nơi kia vẫn còn những khó khăn nhưng nhìn chung đời sống giáo viên đã được cải thiện Tuy nhiên, so với mặt bằng chung thì với mức lương cơ bản của giáo viên hiện nay là thấp Đa số giáo viên rất khó khăn khi chỉ sống bằng đồng lương, nhiều người phải dạy thêm ngoài giờ hoặc đi làm thêm các công việc khác nhau để cải thiện đời sống và đây là
áp lực rất lớn đối với họ Do đó, để giảm áp lực và tạo điều kiện cho giáo viên chuyên tâm công tác trước hết đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên cần phải được đảm bảo
- Cần phải thay đổi khâu tuyển dụng và đào tạo giáo viên Hiện nay, ở một số nước trên thế giới, tiêu chuẩn tuyển giáo viên khá khắt khe Ngoài việc phải đáp ứng chiều cao chuẩn, giáo viên phải trải qua một đợt thi trắc nghiệm mức độ chịu đựng tâm lý đủ để kiềm chế và có cách ứng xử khi có những xung đột hay mâu thuẫn xảy ra Ở Việt Nam, vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức Do đó, để hạn chế tối đa hiện tượng bạo hành trẻ em trong nhà trường thì khâu tuyển chọn giáo viên
đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ và yêu nghề là việc làm hết sức quan trọng
- Ngoài ra, ngành giáo dục - đào tạo cần phải có những nỗ lực mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngay trong quá trình học tập, rèn luyện và tào tạo Trong không gian sư phạm của nhà trường đại học, cao đẳng, giáo dục đạo đức nhà giáo phải được đặt lên hàng đầu, trọng tâm và thường xuyên Giải quyết tốt
Trang 10công tác này chính là thiết thực góp phần đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ “dạy tốt, học tốt”
- Với các thầy cô giáo thì nhà trường không có trách nhiệm phải bồi dưỡng, trang
bị những kỹ năng sống, lối ứng xử cho các giáo viên Nhưng bản thân các thầy cô phải có trách nhiệm tự trang bị kiến thức, kỹ năng cho mình Người thầy, ngoài tài năng phải hội đủ những đức tính như sự mực thước trong cuộc sống, lòng yêu nghề, tận tâm tận lực với sự nghiệp Ở góc độ đạo đức, thầy, cô giáo phải là những người vừa có tình yêu thương, vừa nghiêm khắc với trò và với chính cả bản thân mình
- Gia đình và nhà trường phải có trách nhiệm trang bị kỹ năng sống cho các em để các em hình thành bản lĩnh, cốt cách tránh được nguy cơ bị bạo hành hoặc không
bị bấn loạn tinh thần khi gặp phải những sự cố trong cuộc sống Và đây là công việc lâu dài, thường xuyên, bền bỉ và cần có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ
KẾT LUẬN
Ở nước ta "Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã có từ năm 1991, trong đó nêu các quyền cơ bản của trẻ và nghiêm cấm bất kỳ hành vi nào gây tổn hại sức khỏe, tinh thần trẻ Nghị định 114/2006/NĐ-CP quy định phạt tiền những kẻ lợi dụng, đánh đập hoặc xâm phạm thân thể, làm đau đớn thể xác và tinh thần trẻ em
Bộ luật Hình sự có điều 110 về tội hành hạ người khác trong đó quy định người nào đối xử tàn ác với trẻ em lệ thuộc mình thì có thể bị phạt tù đến ba năm" Nhưng thực tế, có rất ít vụ được xử phạt, có cũng chỉ là qua loa, mang nặng hình thức Luật phải thật đi vào đời sống người dân, phải thật nghiêm minh, xử phạt đúng người đúng tội Có như thế thì mới làm giảm bớt nạn "bạo hành" đối với trẻ
em đang có chiều hướng gia tăng Để các em có thể sống trong niềm vui, trong tiếng cười của mọi người thân, của xã hội Nếu không thì những vết thương thể xác
Trang 11tinh thần sẽ mãi theo các em đến suốt cuộc đời, và sẽ mãi là ác mộng đối với các em
Trang 12DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Nghị định số 91/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
2, Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em
3, Nghị định 138/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục