1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Sinh học 6 bài 25: Biến dạng của lá

4 197 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 46,5 KB

Nội dung

Mục tiêu bài học: * KT: - Nêu được các loại lá biến dạng thành gai, tua cuốn, lá vảy, lá dự trữ, lá bắt mồi theo chức năng và do môi trường.. Bài mới: Chức năng chính của lá là chế tạo c

Trang 1

GIÁO ÁN SINH HỌC 6 BÀI 25: BIẾN DẠNG CỦA LÁ

I Mục tiêu bài học:

* KT: - Nêu được các loại lá biến dạng (thành gai, tua cuốn, lá vảy, lá dự trữ, lá bắt mồi)

theo chức năng và do môi trường

* KN: - Kĩ năng hợp tác nhóm để sưu tầm và phân tích mẫu vật.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi quan sát, so sánh

- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm

- Kĩ năng thuyết trình kết quả thảo luận nhóm

* TĐ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật

II Đồ dùng dạy học:

* GV:- Mẫu vật: Lá cây mây, đậu hà Lan, cây hành còn lá xanh, củ dong ta, cành xương rồng

- Tranh: Cây nắp ấm, cây bèo đất

- Chuẩn bị trò chơi như SGV

* HS:- Sưu tầm theo nhóm đã phân công

- Kẻ bảng SGK trang 85 vào vở bài tập

III Tiến trình dạy học:

1 Ổn định:

2 Kiểm tra: - Mô tả thí nghiệm chứng minh có sự thoát hơi nước qua lá?

- Vì sao sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa quan trọng đối với cây?

3 Bài mới: Chức năng chính của lá là chế tạo chất dinh dưỡng cho cây Nhưng ở một số

cây do thực hiện những chức năng khác, lá đã bị biến dạng

Trang 2

Hoạt động 1: Có những loại lá biến dạng nào

- GV kiểm tra mẫu vật, giúp HS tìm hiểu

về thông tin lá biến dạng ở mục 1 SGK

- GV cho HS tìm hiểu thông tin ở hình

25.6, 25.7

- GV tổ chức trò chơi: “Thi điền bảng

liệt kê” như SGV chỉ ghi tên các loại cây,

còn để trống các ô: đặc điểm hình thái

chủ yếu của lá biến dạng, chức năng chủ

yếu của lá biến dạng, tên lá biến dạng

- GV nhận xét, đánh giá

- HS hoạt động theo nhóm nhỏ (4 em)

- Mỗi HS quan sát từng vật mẫu rồi đổi cho nhau Kết hợp hình vẽ SGK tìm thông tin để trả lời các câu hỏi về từng loại lá biến dạng, điền thông tin đã tìm được vào bảng liệt kê đã kẻ sẵn vào vở bài tập

- Thảo luận theo nhóm qua mẫu vật mang theo và hình vẽ để hoàn thiện bảng liệt kê

- HS tham gia trò chơi + Các nhóm cử đại diện bốc thăm, dán vào ô trống những phần còn lại theo yêu cầu của GV

+ Các đại diện khác bổ sung

Tiểu kết: Có các loại lá biến dạng sau:

- Lá biến thành gai

- Lá biến thành tua cuốn, tay móc

- Lá vảy

Trang 3

- Lá bắt mồi

- Lá dự trữ

Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa biến dạng của lá

Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa biến dạng của lá

- GV cho HS đưa ra 1 số lá bình thường

khác

- GV các em hãy so sánh những lá vừa

học ở trên với lá bình thường về đặc

điểm hình thái

- GV sự sai khác đó có ý nghĩa gì đối với

đời sống của cây?

- GV bổ sung và kết luận

- Ngoài các loại lá biến dạng trên, trong

tự nhiên còn gặp cây nào có lá biến dạng

nữa? (Lá quỳnh, lá phi lao )

- GV: Thực vật rất phong phú và đa

dạng, là HS em hiểu gì về việc bảo vệ

cây trồng?

- Cho HS đọc phần tổng kết

- HS quan sát, so sánh, trả lời câu hỏi

- HS khác bổ sung

Tiểu kết: - Lá biến dạng phù hợp với điều kiện sống để tồn tại và phát triển, duy trì nòi

giống

Trang 4

4 Kiểm tra đánh giá:

Cho HS làm bài tập sau:

Em hãy điền từ thích hợp vào ô trống: Hô hấp, giảm sự thoát hơi nước, lá dự trữ, lá vảy, quang hợp, biến dạng của lá, biến thành gai, bảo vệ cho thân rễ

- Chức năng chính của lá , tuy nhiên do hoàn cảnh sống khác nhau, lá có

những biến đổi về hình thái gọi là

- Cây xương rồng thích hợp sống ở nơi khô hạn, do vậy lá đã

để

- Có trên củ hoàng tinh để

5 Dặn dò:

- Học và trả lời các câu hỏi ở SGK

- Ôn tập theo đề cương, chuẩn bị cho thi học kì I

* Rút kinh nghiệm:

Ngày đăng: 02/11/2018, 18:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w