1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tình hình sử dụng đất đai của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện yên lập, tỉnh phú thọ giai đoạn 2011 2016

116 104 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 2,39 MB

Nội dung

Quátrình phát triển kinh tế - xã hội của huyện sẽ gây áp lực lớn đến đất đai, dẫnđến tình trạng mất cân đối trong khai thác sử dụng quỹ đất, đặc biệt ở những nơi có nhiều tiềm năng lợi t

Trang 1

TRỊNH THANH BÌNH

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH

PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2011-2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

THÁI NGUYÊN - 2017

Trang 2

TRỊNH THANH BÌNH

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH

PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2011-2016

Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Đào Thanh Vân

THÁI NGUYÊN - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quảnghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từngdùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đượccám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2017

Tác giả luận văn

Trịnh Thanh Bình

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đãnhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, độngviên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và

biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Đào Thanh Vân đã tận tình

hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quátrình học tập và thực hiện đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Phòng đào tạo, Khoa Quản lý tàinguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quátrình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức của UBND,Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Lập đã giúp đỡ và tạo điều kiện chotôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọiđiều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoànthành luận văn./

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2017

Tác giả luận văn

Trịnh Thanh Bình

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN .ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH .vii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài

1 2 Mục tiêu của đề tài

3 3 Ý nghĩa của đề tài 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Cơ sở lý luận, ý nghĩa của công tác quản lý Nhà nước về đất đai đối với các tổ chức

4 1.1.1 Cơ sở lý luận 4

1.1.2 Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai đối với các tổ chức

6 1.1.3 Cơ sở pháp lý của công tác giao đất, cho thuê đất

6 1.2 Tổng quan quản lý đất đai trong nước và ngoài nước

8 1.2.1 Ngoài nước

8 1.2.2 Trong nước

9 1.3 Hiện trạng sử dụng đất các tổ chức kinh tế trong cả nước

20 1.3.1 Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế 22

Trang 6

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 26

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 26

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .26

Trang 7

2.3 Nội dung nghiên cứu 262.3.1 Hiện trạng quản lý và sử dụng đất huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ 262.3.2 Thực trạng quản lý và sử dụng giao của các tổ chức tại huyện Yên Lập,

tỉnh Phú Thọ 262.3.3 Đánh giá tình hình sử dụng đất của các tổ chức kinh tế huyện Yên Lập,

tỉnh Phú Thọ 262.3.4 Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đối vớiquỹ đất đã giao cho các tổ chức sử dụng 27

2.4 Phương pháp nghiên cứu 27

2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 27

2.4.2 Phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp 28

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29

3.1 Hiện trạng quản lý và sử dụng đất huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ 293.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến tình hình sử dụng đấtcủa huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ 293.1.2 Tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Lập, tỉnh

Phú Thọ 393.2 Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai của các tổ chức kinh tế trênđịa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ 443.2.1 Hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện 44

3.2.2 Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được nhànước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ 46

3.3 Đánh giá của cán bộ và người dân về tình hình quản lý, sử dụng đất củacác tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn

huyện

Yên Lập, tỉnh Phú Thọ 633.3.1 Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được Nhà nướcgiao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

Trang 8

3.3.2 Đánh giá của người dân về tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổchức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện YênLập, tỉnh Phú Thọ 67

Trang 9

3.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Yên

Lập, tỉnh Phú Thọ 69

3.4.1 Giải pháp về chính sách pháp luật 69

3.4.2 Giải pháp về kinh tế 69

3.4.3 Giải pháp về tăng cường quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trong thời gian tới 70

3.4.4 Các giải pháp khác 71

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất các tổ chức kinh tế 20Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 của huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ 39Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất theo loại hình sử dụng của các tổ chức kinh

tế trên địa bàn huyện Yên Lập 45Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng của các tổ chức kinh tế 46

Bảng 3.4: Tình hình cấp GCNQSDĐ của các tổ chức kinh tế được nhà nước

giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Yên Lập giai đoạn

2011 - 2016 47Bảng 3.5: Tình hình giao đất và cho thuê đất của các tổ chức kinh tế trên địa

bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2016 48Bảng 3.6: Tình hình sử dụng đất đúng mục đích của các tổ chức kinh tế được

nhà nước giao đất và cho thuê đất trên địa bàn huyện Yên Lập,

tỉnh

Phú Thọ giai đoạn 2011-2016 49Bảng 3.7: Tình hình sử dụng đất sai mục đích theo loại hình đầu tư 51Bảng 3.8: Tình hình cho thuê lại đất được giao, được thuê của các tổ chức kinh tế

trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2016 53

Bảng 3.9: Tình hình tranh chấp và bị lấn chiếm đất của các tổ chức kinh tế

huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2016 54Bảng 3.10: Tình hình chưa đưa được đất vào sử dụng của các tổ chức kinh tế

huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2016 56Bảng 3.11: Tổng hợp tình trạng vi phạm của các tổ chức kinh tế được Nhà

nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh

Phú

Thọ giai đoạn 2011 - 2016 57Bảng 3.12: Ý kiến của các tổ chức kinh tế được giao đất, cho thuê đất 64Bảng 3.13: Ý kiến của người dân về quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh

tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

68

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Cơ cấu các tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

theo từng loại hình tổ chức trên địa bàn huyện Yên Lập 45

Hình 3.2 Tình hình sử dụng đất của các tổ chức kinh tế theo mục đích được

Nhà nước giao, cho thuê 52

Hình 3.3 Cơ cấu diện tích thể hiện tỷ lệ sử dụng đất không đúng mục đích

của các tổ chức kinh tế huyện Yên Lập giai đoạn 2011- 2016 63

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là một loại tài nguyên thiên nhiên đặc biệt có mối quan hệ chặt chẽvới hầu hết các yếu tố kinh tế, chính trị, có ý nghĩa thiết thực và quan trọng đối vớicác hoạt động sản xuất - kinh doanh, sinh hoạt và phát triển không chỉ giới hạn một

cá nhân, một đơn vị hành chính mà còn là của cả một nền kinh tế, của tất cả cácquốc gia Mối quan hệ của đất đai được thể hiện ở các mặt: Công cụ và tư liệu sảnxuất của các ngành kinh tế quốc dân, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất luôn gắnliền với quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội, có tính chất chỉ tiêu pháp lệnhtrong việc thực hiện công tác quản lý; nguồn thu từ đất đai là nguồn thu chiếm tỷtrọng vô cùng quan trọng trong tổng thể nền kinh tế Giải quyết tốt các nhiệm vụtrong công tác quản lý đất đai sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảmnghèo, ổn định chính trị

Trong xu thế phát triển mạnh về kinh tế và xã hội của cả nước nói chung vàcủa tỉnh Phú Thọ nói riêng thì công tác quản lý về tài nguyên và môi trường đangđứng trước nhiều thách thức lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực nhạy cảm như quản

lý đất đai trong đó Quỹ đất của các tổ chức được Nhà nước giao, đất, cho thuêđất là rất lớn Kết quả kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức đượcNhà nước giao đất, cho thuê đất theo Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14 tháng 12năm

2007 của Thủ tướng Chính phủ cho thấy tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổchức đã có nhiều chuyển biến tích cực Tuy nhiên, việc vi phạm pháp Luật Đất đaicủa các tổ chức trên phạm vi cả nước vẫn còn nhiều, phổ biến ở hầu hết các địaphương, dưới nhiều hình thức như: chuyển nhượng đất trái phép, sử dụng đấtkhông đúng mục đích được giao, để đất hoang hóa, quản lý lỏng lẻo để bị lấn, bịchiếm đất Mức độ vi phạm pháp Luật Đất đai nhiều nhất là các tổ chức kinh tế,các nông trường, lâm trường quốc doanh và các tổ chức sự nghiệp công; nhiều vụviệc phức tạp, kéo dài nhiều năm chưa được giải quyết Trong thời gian qua, mặc

dù Chính phủ, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương đã tích cực chỉđạo, tổ chức nhiều đợt kiểm tra và xử lý vi phạm trong sử dụng đất của các tổchức, nhưng việc xử lý các vi phạm còn hạn chế, hiệu quả chưa cao, nhiều vụ việc

Trang 14

Để khắc phục kịp thời những yếu kém, đồng thời chấn chỉnh lại việc quản lý

sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, Thủ tướngChính phủ đã ra Chỉ thị số 134/CT-TTG V/v tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm LuậtĐất đai của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất Đây là việc làm

có ý nghĩa thiết thực trong việc tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với nguồntài nguyên đặc biệt quan trọng về đất đai nói chung và diện tích đất đang giao chocác tổ chức quản lý sử dụng nói riêng

Huyện Yên Lập là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, nền kinh tế của huyệnchủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, đời sống nhândân còn gặp nhiều khó khăn Trong những năm tới huyện sẽ tập trung phát triểnnhanh về kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, phát triển nhanh các

cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện Quátrình phát triển kinh tế - xã hội của huyện sẽ gây áp lực lớn đến đất đai, dẫnđến tình trạng mất cân đối trong khai thác sử dụng quỹ đất, đặc biệt ở những nơi

có nhiều tiềm năng lợi thế, vì vậy công tác quản lý, sử dụng đất đai ở huyện YênLập nói chung, của các tổ chức trên địa bàn huyện nói riêng đang là một tháchthức lớn đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai Trong tình hình hiện nayviệc vi phạm pháp Luật Đất đai cả về quản lý và sử dụng còn diễn ra ở nhiều địaphương, đặc biệt là của các tổ chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất để thựchiện các dự án đầu tư Việc sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất đai, chuyểnnhượng quyền sử dụng đất trái pháp luật, đất để hoang hóa không sử dụng, chậmtriển khai dự án, tình trạng “quy hoạch treo” chưa được ngăn chặn kịp thời, vẫncòn xảy ra

Từ yêu cầu thực tiễn khách quan, việc đánh giá thực trạng quản lý, sử dụngđất của các tổ chức là việc làm có ý nghĩa thiết thực trong công tác quản lý Nhànước về đât đai, để kịp thời đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

sử dụng đất, tránh để lãng phí thất thoát nguồn tài nguyên quý giá này

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn trên cơ sở lý thuyết vàthực tiễn góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý Nhànước về đât đai; được sự giúp đỡ của PGS.TS Đào Thanh Vân, chúng tôi tiến

Trang 16

nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình sử dụng đất đai của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2016” được đặt ra với

mục tiêu đưa ra những giải pháp thiết thực và tích cực nhằm tăng cường vaitrò quản lý và sử dụng chặt chẽ nguồn tài nguyên đất đai

2 Mục tiêu của đề tài

Xác định thực trạng quản lý, sử dụng đất và đề xuất một số giải pháp thiếtthực, phù hợp với đặc điểm của địa phương, nhằm nâng cao hiệu quả quản lýđất đai của các tổ chức được giao đất tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

3 Ý nghĩa của đề tài

- Góp phần quan trọng trong việc khắc phục những hạn chế trong quản lý,

sử dụng đất trên phạm vi huyện Yên Lập nói chung và đất của các tổ chức kinh tếđang quản lý, sử dụng nói riên

- Là cơ sở để xác định tính minh bạch trong quản lý, sử dụng đất và nâng caovai trò quản lý nhà nước về đất đai, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triểnkinh tế - xã hội của huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

Trang 17

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở lý luận, ý nghĩa của công tác quản lý Nhà nước về đất đai đối với các

tổ chức

1.1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1.1 Khái quát về đất đai

Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,

là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn để phân bốdân cư, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam năm 1992 tại Chương II Điều 18 quy định [15] "Nhà nước thốngnhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúngmục đích và có hiệu quả Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổnđịnh lâu dài"

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai

2013 xác định: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện sở hữu

và thống nhất quản lý; khai thác sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm và hiệuquả, phát huy tối đa nguồn lực về đất; đổi mới chính sách pháp luật về đất đai phùhợp với đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kiênquyết lập lại trật tự trong quản lý sử dụng đất đai theo pháp luật".(Chính phủ,2014) [4]

Tại điều 3 của Luật Đất đai năm 2013 [19], một số khái niệm liên quan đếncác tổ chức quản lý, sử dụng đất được hiểu như sau:

Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là

việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất chođối tượng có nhu cầu sử dụng đất

Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước cho thuê đất) là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu

cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất

Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước trao quyền sử

dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhànước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng

Trang 18

xác định.

Trang 19

Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người

này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa

kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất

của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người

sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất

giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai

Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất,

gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã đượcxác định

Tổ chức sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà

nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập, có chức năng thực hiệncác hoạt động dịch vụ công theo quy định của pháp luật

Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác

theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài

1.1.1.2 Khái quát về quỹ đất các tổ chức

Hiện nay quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhànước giao đất, cho thuê đất được kiểm kê bao gồm quỹ đất thuộc cơ quan nhànước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổchức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức

xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy địnhcủa pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức)

Căn cứ Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trườngngày 02 tháng 6 năm 2014 [2] quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồhiện trạng sử dụng đất, quỹ đất của các tổ chức trên địa bàn toàn quốc đượcthống kê phân theo các loại: giao đất không thu tiền sử dụng đất; giao đất có thutiền sử dụng đất, cho thuê đất

Trang 20

1.1.2 Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai đối với các tổ chức

Đất đai là nguồn tài nguyên đặc biệt và có hạn; mọi hoạt động của conngười đều trực tiếp hoặc gián tiếp gắn bó với đất đai Tổng diện tích tự nhiêncủa một phạm vi lãnh thổ nhất định là không đổi Nhưng khi sản xuất pháttriển, dân số tăng, quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh thì nhu cầucủa con người đối với đất đai cũng ngày càng gia tăng Vì vậy để sử dụng đất

có hiệu quả và bền vững, quản lý đất đai được đặt ra như một nhu cầu cấp bách

và cần thiết

Quản lý đất đai đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất trong cả nước.Việc quản lý nhằm kết hợp hiệu quả giữa sở hữu và sử dụng đất trong điềukiện hệ thống pháp luật nước ta quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, doNhà nước đại diện chủ sở hữu và Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai Côngtác quản lý đất đai dựa trên nguyên tắc quan trọng nhất là sử dụng tiết kiệm,hiệu quả và bền vững Do đó quản lý, sử dụng đất đai là một trong những hoạtđộng quan trọng nhất của công tác quản lý hành chính Nhà nước nói chung và

quản lý, sử dụng đất của các tổ chức nói riêng (Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài, 2006)

[11]

1.1.3 Cơ sở pháp lý của công tác giao đất, cho thuê

đất

- Luật Đất đai năm 1993;

- Luật Đất đai sửa đổi bổ sung năm 1998;

- Luật Đất đai năm 2003;

- Luật Đất đai năm 2013;

Để cụ thể hóa những nội dung trên Chính phủ và các Bộ đã ban hành các vănbản hướng dẫn cụ thể như sau:

- Nghị định số 85/CP của Chính phủ ngày 17 tháng 12 năm 1996 quy địnhviệc thi hành pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước đượcNhà nước giao đất, cho thuê đất và Chỉ thị số 245/TTg ngày 22 tháng 4 năm 1996;

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đainăm 2003;

- Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền

Trang 22

- Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính Phủ về thu tiềnthuê đất, thuê mặt nước;

- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 quy định về sửa đổi bổsung một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hànhLuật Đất đai năm 2003;

- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất,trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giảiquyết khiếu nại về đất đai;

- Nghị định 69/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung vềquy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư;

- Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về việc cấpgiấy chứng nhận QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Thông tư 02/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường về Quy định bổ sung về Giấy chứng nhận QSD đất, QSH nhà ở và tàisản khác gắn liền với đất;

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chitiết một số điều của Luật Đất đai năm 2013;

- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định vềgiá đất;

- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định thutiền sử dụng đất;

- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định tiềnthuê đất, thuê mặt nước;

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định vềbồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà

ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường quy định về hồ sơ địa chính;

Trang 23

- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

- Thông tư 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và môitrường quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồiđất;

- Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 qui định chi tiết một sốđiều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày15/5/2014 của Chính phủ;

1.2 Tổng quan quản lý đất đai trong nước và ngoài nước

1.2.1 Ngoài nước

Hiện nay trên thế giới ngoài ý thức và tính pháp chế thực thi pháp luật củachính quyền nhà nước và mọi công dân, chính sách pháp luật về lĩnh vực đất đaicủa các quốc gia đang ngày càng được hoàn thiện Trên cơ sở chế độ sở hữu vềđất đai, ở quốc gia nào cũng vậy, nhà nước đều có những chính sách, nguyên tắcnhất định trong việc thống nhất chế độ quản lý, sử dụng đất đai Một trong nhữngchính sách lớn được thực hiện tại nhiều quốc gia là chính sách giao đất cho người

sử dụng đất nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bình ổn chính trị,tạo sự công bằng trong xã hội

Mục tiêu chính trong các chính sách về giao đất cho người sử dụng đất ởbất kỳ quốc gia nào giúp chính quyền nắm chắc, quản chặt và sử dụng hợp lýnguồn tài nguyên đất Hiện nay trên thế giới tồn tại chủ yếu 3 hình thức sở hữu

về đất đai là sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể và sở hữu nhà nước Ở đa số cácquốc gia đều có cáchình thức sở hữu về đất đai ở trên, hiện tại còn có một sốquốc gia như Lào, Triều Tiên, Việt Nam và Cu Ba chỉ tồn tại duy nhất một hình thức

sở hữu về đất đai là sở hữu Nhà nước (hay sở hữu toàn dân) và ở các nước nàyviệc giao đất cho người sửdụng đất thông qua 3 hình thức như: giao đất có thutiền sử dụng đất, giao đất không thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất Tuy nhiên,phụ thuộc vào chính sách quản lý đất đai và tốc độ phát triển kinh tế mà lựa chọncác loại hình thức trên cho phù hợp Trung Quốc là quốc gia có 2 hình thức sở hữuđất đai là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể, trong chính sách giao đất cũng ápdụng hai hình thực là giao đất

Trang 24

không thu tiền sử dụng đất và giao đất có thu tiền sử dụng đất Ở Trung Quốc, đểsử

dụng đất hiệu quả và tiết kiệm, nhà nước đã thực hiện các chính sách

- Nhà nước chỉ cho phép sử dụng đất vào mục đích sản xuất trong các khucông nghiệp theo quy hoạch được duyệt mà không giao đất cho các cơ sở sản xuấthay tổ chức cá nhân riêng lẻ nhằm khai thác tối đa các công trình kết cấu hạ tầng.Trường hợp đặc biệt (không thể bố trí trong khu, cụm công nghiệp) thì mới giaođất cho dự án có vị trí ngoài khu công nghiệp

Đối với các nước có hình thức sở hữu tư nhân về đất đai thì việc giao đấtkhông thu tiền sử dụng đất không còn phổ biến bởi chính sách này đã gây nhiều

bức xúc trong dư luận xã hội (Nguyễn Trọng Tuấn, 2010) [20]

Các hệ thống địa chính hiện đại được hình thành dần trong nhiều giaiđoạn, bị xáo trộn phức tạp qua nhiều cuộc chiến tranh ở Việt Nam

* Hệ thống địa chính sơ khai

Trong thời kỳ Nhà Trần, Nhà nước phong kiến đã có tư tưởng thành lập hệthống địa bạ để quản lý đất đai Vào cuối Nhà trần và đầu thời kỳ Nhà Hồ (1398 -1402) nhà nước đã có những cải cách táo bạo của Hồ Quý Ly về “hạn danh điền”,

“hạn nô” và đo đạc lập sổ ruộng đất Hệ thống địa chính đầu tiên được thiết

Trang 25

được

Trang 26

hoàn chỉnh dưới thời Lê Thánh Tông (1460 - 1491) cùng với việc ban hành luậtHồng Đức Hệ thống này bao gồm một số nội dung chủ yếu như sau:

- Đo đạc các thửa đất, làm sổ ruộng đất toàn quốc vào năm 1428

- Ban hành “Quốc triều hình luật” hay còn gọi là Luật Hồng Đức năm 1483gồm 722 điều, trong đó 59 điều quy định về ruộng đất

- Thực hiện phép “Quân điền” (bắt đầu từ năm 1429) theo đó các làng

xã phải thực hiện việc chia cấp ruộng công cho các dân đinh sử dụng theo thờigian, nhân khẩu và quy chế của Nhà nước

- Có chính sách cụ thể về xác định quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai

* Hệ thống địa chính của Nhà Nguyễn

Bắt đầu từ Gia Long (1802 - 1820) và hoàn chỉnh vào thời Minh Mạng(1820-1840) là sự tiếp nối và nâng cao hệ thống thời Hậu Lê, nội dung chính bao

gồm : Ban hành “Hoàng Việt luật lệ” hay còn gọi là “Luật Gia Long” vào năm

1815 gồm 398 điều trong đó có 14 điều về ruộng đất

-Thực hiện phép “Quân điền” mới vào năm 1804, trong đó có chính sách thuhẹp quỹ đất công, quan lại từ nhất phẩm trở xuống cũng được phân cấp đấtcông theo định kỳ và nhân khẩu do nhà nước quy định

-Thực hiện cải cách ruộng đất vào thời Minh Mạng với nội dung xác lậpquyền sở hữu tuyệt đối của Nhà vua về đất đai, thiết lập chế độ hạn điền, giảmbớt quyền lực kinh tế của địa chủ (nhưng chỉ được thực hiện ở tỉnh Bình Định,không triển khai được ra quy mô rộng do trở ngại ở tầng lớp địa chủ, quan lại)

-Phát triển mạnh mẽ quỹ đất đai toàn quốc thông qua khai khẩn đất hoang, tổ

chức dồn điền và dinh điền

cư lại rất thấp

Trang 27

Ở Bắc Kỳ, Pháp áp dụng chế độ bảo hộ (Protectorat).

Từ năm 1925 cả Nam Kỳ và Bắc Kỳ đều thành lập hệ thống địa chính theosắc lệnh năm 1925 với chế độ điền thổ và bảo thủ điền thổ mà theo đó các chủ sởhữu đất sau khi đăng ký được cấp bằng khoán điền thổ

Ở Trung Kỳ, Pháp áp dụng chế độ cai trị nửa bảo hộ từ năm 1930 hoạt động

địa chính là công tác ”Bảo tồn điền trạch” (Đoàn Công Quỳ, 2006) [13]

* Quá trình hình thành phát triển Chính sách đất đai từ 1945 - Đến Luật đấtđai 2003

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công thành lập Nhà nước Việt Namdân chủ cộng hòa Hiến pháp lần thứ nhất năm 1946 được ban hành Quyền sởhữu đất đai tư nhân vẫn được thừa nhận và bảo hộ

Năm 1946, Nhà nước tập trung chủ yếu vào việc ban hành chính sách tậndụng đất để phát triển sản xuất nông nghiệp cứu đói Trong 9 năm kháng chiếnchống thực dân Pháp, chính sách đất đai tập trung vào phát triển sản xuất nôngnghiệp, giao đất vô chủ cho người có điều kiện sử dụng, tịch thu ruộng đất thuộcquyền sở hữu của người Pháp, khuyến khích đóng thuế nông nghiệp

Năm 1953, Quốc hội thông qua Luật cải cách ruộng đất nhằm đánh đổ giaicấp địa chủ, thực hiện chính sách “người cày có ruộng” mặc dù có những sai lầmnhất định nhưng cuộc cải cách ruộng đất đã hoàn thành, ruộng đất được chia đếntay nông dân

Cuối năm 1958, cuộc vận động thành lập tổ đổi công và xây dựng hợp tác xãnông nghiệp bắt đầu Đất nông nghiệp chủ yếu thuộc sở hữu tập thể của hợp tác

xã nông nghiệp Một số ruộng đất thuộc đồn điền cũ hoặc đất chuyên canhđược tổ chức thành các nông trường quốc doanh thuộc sở hữu nhà nước Đấtrừng sản xuất được tổ chức thành các lâm trường quốc doanh thuộc sở hữu nhànước

Năm 1959, Hiến pháp lần thứ hai được ban hành đã xác nhận 3 hình thức

sở hữu đất đai : Sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân Sở hữu nhànước được ưu tiên, sở hữu tập thể được bảo hộ và khuyến khích, sở hữu tư nhân

bị hạn chế

Đất nước thống nhất năm 1975, Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namđược thành lập, hiến pháp lần thứ 3 được ban hành vào năm 1980, theo hiến pháp

Trang 28

đất đai thuộc sở hữu toàn dân.

Trang 29

Đồng thời vào năm 1980, sản xuất nông nghiệp trong quan hệ sản xuất hợptác xã và nông lâm trường quốc doanh dần không hiệu quả đã thể hiện rõ rệt.Trung ương Đảng đã ban hành chính sách khoán sản phẩm đến nhóm lao động vàongười lao động trong hợp tác xã nông nghiệp.

Vào năm 1980, Tổng cục Quản lý ruộng đất được thành lập đã đẩy mạnhviệc điều tra lập bản đồ giải thửa để nắm chắc qũy đất đai toàn quốc

Tư duy đổi mới được bắt đầu từ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng khóa

VI (1986) đã đưa vấn đề lương thực - thực phẩm trở thành một trong bachương trình mục tiêu để đổi mới kinh tế

Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị là văn kiện quyếtđịnh nhằm đổi mới chế độ sử dụng đất nông nghiệp, khẳng định việc chuyển nềnnông nghiệp tự cung tự cấp theo hướng sản xuất hàng hóa

Năm 1987, Quốc hội thông qua Luật Đất đai lần thứ nhất (gọi là luật đất đai1987) với nội dung chủ yếu là thực hiện chính sách giao đất của hợp tác xã cho hộgia đình cá nhân để sử dụng ổn định lâu dài, người không sử dụng đất phải trảlại nhà nước để giao cho người khác sử dụng, các chủ sử dụng đất chưa đượcchuyển quyền sử dụng đất đai, đất không có giá

Năm 1992, Hiến pháp lần thứ tư được ban hành trong đó tiếp tục khẳngđịnh chế độ sở hữu toàn dân về đất đai Nhà nước thống nhất quản lý đất đai bằngpháp luật và quy hoạch, Nhà nước giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổnđịnh và lâu dài.[14]

Năm 1993, Quốc hội thông qua Luật Đất đai lần thứ hai (gọi là Luật Đất đai1993) [15], trong đó người sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp và đất ở đượcthực hiện 5 quyền chuyển đổi chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp Đất cógiá và giá đất do nhà nước quy định, từ đây như một làn gió mới thổi vào ngườidân được yên tâm đầu tư trên mảnh đất của mình đồng thời được thực hiện cácquyền giao dịch trên mảnh đất của mình đã được nhà nước thừa nhận

Năm 2003, Luật Đất đai được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003nhằm đổi mới chính sách đất đai cho phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa hiệnđại hóa đất nước

Trang 30

Luật Đất đai 2003 định hướng tốt hơn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu sửdụng đất, phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu đầu tư, tạohiệu quả thực sự trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế nông nghiệpsang nền kinh tế công nghiệp dịch vụ.[18]

1.2.2.2 Những quy định hiện hành về giao đất, cho thuê

đất

Đất đai tham gia vào sự phát triển của tất cả các lĩnh vực, thông qua quátrình đưa đất vào sử dụng và luân chuyển các mục đích sử dụng đất được thựchiện bằng hình thức giao đất, cho thuê đất Đối với chính sách giao đất cho các đốitượng sử dụng đất có 2 hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất và giao đấtkhông thu tiền sử dụng đất Hình thức cho thuê đất gồm cho thuê đất trả tiền mộtlần cho cả thời gian thuê và thuê đất trả tiền hàng năm

Tổ chức sử dụng vào các mục đích khác hoặc không phù hợp với quy hoạch

sử dụng đất như: Cho thuê, bỏ hoang không sử dụng hoặc bị tổ chức, cá nhân lấnchiếm, chiếm dụng,… Trong thực tế hiện nay một phần không nhỏ diện tích đấttrên đã bị các cơ quan, tổ chức sử dụng vào các mục đích khác hoặc không phùhợp với quy hoạch sử dụng đất như: Cho thuê, bỏ hoang không sử dụng hoặc bị tổchức, cá nhân lấn chiếm, chiếm dụng,…

Ngày 14 tháng 12 năm 2007 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số31/2007/CT-TTg về việc kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chứcđược Nhà nước giao đất, cho thuê đất với mục tiêu tổng hợp và đánh giáthực trạng việc quản lý, sử dụng quỹ đất được nhà nước giao đất, cho thuê đất

(Chính phủ, 2007) [4]

Qua kết quả thực hiện Chỉ thị 31/2007/CT-TTg có một số vấn đề chung nhấtcòn tồn tại trong việc sử dụng đất của các tổ chức sau khi được Nhà nước giao, chothuê như sau: Sử dụng không đúng mục đích được giao, được thuê; cho mượn,cho thuê, chuyển nhượng trái phép, sử dụng không phù hợp với quy hoạch, kếhoạch, bỏ hoang không sử dụng hoặc bị tổ chức cá nhân chiếm dụng,

Việc sử dụng quỹ đất này không phù hợp đã gây lãng phí trong việc sử dụngtài nguyên đất, thất thu cho ngân sách nhà nước, tạo nhiều tiêu cực trong quản lý

sử dụng đất và gây khiếu kiện trong nhân dân

Trang 31

* Chính sách giao đất

- Căn cứ giao đất (Quốc hội, 2013) [20]

Giao đất là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền

sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất Việc giao đất dựa vào các căn

cứ theo Điều 52 của Luật Đất đai năm 2013 như sau: Kế hoạch sử dụng đất hàngnăm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Nhucầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất

- Đối tượng giao đất (Quốc hội, 2013) [20]

Nhà nước giao đất cho người sử dụng đất dưới hai hình thức là giaođất không thu tiền sử dụng đất và giao đất có thu tiền sử dụng đất Và một trongcác đối tượng được giao đất là các tổ chức gồm: UBND xã, cơ quan nhà nước,

tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội

- nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công, tổ chức kinh tế và tổ chức ngoại giao

Nếu như việc Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất là để đảmbảo lợi ích chính đáng của người trực tiếp lao động sản xuất, bảo vệ tốt quỹ đấtnông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, Nhằm bảo đảm cho hoạt độngbình thường của các cơ quan Nhà nước hoặc sử dụng đất vào lợi ích chung, lợi íchcông cộng, thì việc Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất là đảm bảo nguồnthu ngân sách Nhà nước, nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Điều 54 của Luật Đất đai năm 2013 quy định Nhà nước giao đất không thutiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây: Hộ gia đình cá nhân trực tiếplao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đấtnông nghiệp trong hạn mức; Người dử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặcdụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sửdụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộngkhông nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa; Tổ chức sựnghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sựnghiệp; Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp, cơ sở tôn giáo sử dụng đấtphi nông nghiệp

Theo Điều 55 của Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước giao đất có thu tiền sửdụng đất trong các trường hợp sau đây: Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở; Tổ

Trang 32

chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc

để kết hợp cho thuê; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở đểbán hoặc để bán kết hợp cho thuê; Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự ánđầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng sử dụng đất gắn với hạtầng; (Quốc hội, 2013) [20]

* Chính sách cho thuê đất

- Căn cứ cho thuê đất

Cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhucầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất Việc cho thuêđất dựa vào các căn cứ theo Điều 52 của Luật Đất đai năm 2013 như sau:

+ Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quannhà nướccó thẩm quyền phê duyệt;

+ Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin thuê đất - Đốitượng cho thuê đất (Quốc hội, 2013) [20]

Theo quy định của Điều 56 của Luật Đất đai năm 2013 thì việc Nhà nướccho thuê đất theo hai hình thức cho thuê thu tiền sử dụng đất hàng năm hoặccho thuê thu tiền sử dụng đất một lần cho cả thời gian thuê Một trong đối tượngđược cho thuê đất là các tổ chức gồm: UBND xã, cơ quan nhà nước, tổ chức chínhtrị, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổchức sự nghiệp công, tổ chức kinh tế và tổ chức ngoại giao

* Thời hạn giao đất, cho thuê đất (Quốc hội, 2013) [20]

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 thì thời hạn giao đất được chiatheo loại đất sử dụng đất gồm đất sử dụng ổn định lâu dài và đất sử dụng có thờihạn

Theo Điều 125 Luật Đất đai năm 2013, người được sử dụng đất ổn định lâudài trong các trường hợp sau đây: Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng; Đấtnông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng; Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng,đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên; Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sảnxuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, các nhân đang sử dụng ổn định mà khôngphải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê; Đất xây dựng trụ sở cơ

Trang 34

công trình sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính; Đất sử dụng vào mục đíchquốc phòng, an ninh; Đất do cơ sở tôn giáo; Đất tín ngưỡng; Đất giao thông, thủylợi, đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất xây dựng các côngtrình công cộng khác không có mục đích kinh doanh; Đất làm nghĩa trang, nghĩađịa; Đất tổ chức kinh tế sử dụng (Quốc hội, 2013) [20].

Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vàođịa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hộiđặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đấtkhông quá 70 năm

Đối với dự án kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê hoặc

để cho thuê mua thì thời hạn gia đất cho chủ đầu tư được xác định theo thời hạncủa dự án; người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất được sử dụng đất ổnđịnh lâu dài

Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được

Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy

định

* Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất

- Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất trong cáctrường hợp sau: Giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức; Giao đất đới với cơ sở tôngiáo;

Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài; Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài,doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài

có chức năng ngoại giao;

- Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao, cho thuê đất trong cáctrường hợp sau: Giao đất, cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân Trường hợpcho hộ gia đình, cá nhân thuê đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thươngmại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định; Giao đất đối với cộng đồng dân cư;

Trang 35

vào mục đích công ích của xã, xã, thị trấn.

- Cơ quan có thẩm quyền có quyết định giao đất, cho thuê đất không được ủy quyền

Trang 36

* Quyền và nghĩa vụ của tổ chức được giao đất, cho thuê đất

- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất (Quốc hội, 2013) [20] Theo Điều 173 và Điều 174 của Luật Đất đai năm 2013 quy định quyền và

nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất như sau:

- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sửdụng đất

+ Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có các quyền

và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật Đất đai năm 2013

+ Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không cóquyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; thếchấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; không được bồi thường về đất khi Nhànước thu hồi đất

- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụngđất, cho thuê thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê:

+ Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuêđất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê có quyền và nghĩa vụ chungquy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật Đất đai năm 2013

+ Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuêđất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê ngoài quyền và nghĩa vụ quyđịnh tại khoản 1 Điều này có các quyền sau:

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liềnvới đất;

Cho thuê quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đấtđối với trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; cho thuê lạiquyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối vớitrường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gianthuê;

Tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, tặng cho quyền sử dụng đất chocộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng,

Trang 38

Thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền vớiđất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liềnvới đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định

cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của phápluật;

+ Tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính được Nhà nước cho thuêđất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà tiền thuê đất đã trảkhông có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì có quyền và nghĩa vụ quy định tạikhoản 1 và khoản 2 Điều này; việc thực hiện các quyền phải được sự chấp thuậnbằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Trường hợp tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính được Nhà nước chothuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đất đã trả có nguồn gốc từngân sách nhà nước thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 173 Luật này

+ Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trảtiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn, giảm tiền sử dụngđất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ sau đây:

Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án xâydựng kinh doanh nhà ở mà được miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đấtthì có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai như trường hợpkhông được miễn hoặc không được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;

Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu

tư vì mục đích lợi nhuận không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này

mà được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ theo quyđịnh của pháp luật về đất đai như trường hợp không được miễn hoặc không đượcgiảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với loại đất có mục đích sử dụng tươngứng;

Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu

tư vì mục đích lợi nhuận không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này

mà được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ theo quyđịnh của pháp luật về đất đai như trường hợp Nhà nước cho thuê đất trả tiền

Trang 40

- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập sử dụngđất thuê trả tiền thuê đất hàng

tín dụng được phép hoạt động tại Việt

Nam;

Bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê khi có đủ điều kiệnquy định tại Điều 189 của Luật này; người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục chothuê đất theo mục đích đã được xác định;

Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê;người nhận góp vốn bằng tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mụcđích đã được xác định;

Cho thuê lại quyền sử dụng đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng nămđối với đất đã được xây dựng xong kết cấu hạ tầng trong trường hợp được phépđầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng đối với đất khu công nghiệp,cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế

+ Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê của tổ chức,

hộ gia đình, cá nhân ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất thì cócác quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về dân sự

- Tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có các quyền vànghĩa vụ sau đây: Tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất,chuyển mục đích sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166

và Điều

170 của Luật này; Tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất

có nguồn gốc do được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc Nhà nước cho

Ngày đăng: 02/11/2018, 13:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w