1. Tính cấp thiết của đề tài: Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh, nhu cầu về năng lượng ngày càng lớn. Việc khai thác, xây dựng các công trình thủy điện của nước ta vẫn đang tiếp tục phát triển, nhiều ứng dụng mới và công nghệ mới được áp dụng vào quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành trạm thủy điện. Trong quá trình vận hành trạm thủy điện, khi tổ máy thực hiện việc chuyển tiếp chế độ làm việc đều gây ra hiện tượng nước va và có khi trị số áp lực nước va rất lớn, đặc biệt đối với các trường hợp như cắt tải toàn bộ hoặc tăng tải tổ máy cuối cùng. Việc nghiên cứu giảm tác hại của nước va cho trạm thủy điện đường dẫn vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu, tính toán, cải tiến, áp dụng đối với cả các trạm đã xây dựng cũng như đang và sẽ xây dựng. Tháp điều áp là một trong những hạng mục của công trình nhà máy thủy điện có tác dụng giảm tác hại của hiện tượng nước va. Các mực nước trong tháp khi cắt và tăng tải thể hiện rõ nhất của hiện tượng nước va đồng thời cũng là thông số quyết định chiều cao của tháp. Các thông số đường kính và chiều cao tháp có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, đề tài sẽ nghiên cứu tính toán ảnh hưởng qua lại này để đề xuất kích thước hợp lý cho tháp điều áp, với ví dụ ứng dụng là trạm thủy điện Khe Thơi 2. Mục đích của đề tài: Nghiên cứu tổng kết các dạng tháp điều áp và các công trình thủy điện có sử dụng tháp điều áp ở Việt Nam So sánh, đánh giá các phương pháp xác định mực nước trong tháp trong quá trình chuyển tiếp của trạm thủy điện. Đề xuất và chọn phương pháp tính cho trạm thủy điện Khe Thơi. Áp dụng tính toán, lựa chọn kích thước tháp hợp lý trong phạm vi cho phép cho trạm thủy điện Khe Thơi. 3. Cách tiếp cận, nội dung và phương pháp nghiên cứu. Cách tiếp cận: Từ thực tế: Quá trình vận hành, sự cố, tác dụng của các tháp điều áp trạm thủy điện, thu thập hồ sơ thiết kế tháp điều áp của một số trạm thủy điện ở Việt Nam Tiếp cận từ các điều kiện kỹ thuật: Tính toán ảnh hưởng nước va, dao động mực nước trong tháp điều áp, đề xuất kiểm tra so sánh lại kết quả tính toán mực nước cao nhất và thấp nhất trong tháp điều áp Tiếp cận từ các điều kiện kinh tế: So sánh, có thể đề xuất giảm khối lượng xây dựng, mà vẫn đảm bảo khả năng vận hành của trạm thủy điện Nội dung nghiên cứu: Thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài Nghiên cứu cơ sở lý thuyết cắt tải toàn bộ và tăng tải tổ máy cuối cùng của trạm thủy điện Tính toán mực nước trong tháp cho các phương án kích thước khác nhau với phạm vi cho phép Phân tích và đánh giá kết quả tính toán, lựa chọn kích thước hợp lý cho tháp điều áp của trạm thủy điện Khe Thơi. Phương pháp nghiên cứu: Điều tra, thống kê và tổng hợp Biến đổi và giải hệ ba phương trình sai phân bằng phương pháp thử dần Tổng hợp kết quả tính toán, so sánh và đề xuất lựa chọn hình dạng và kích thước hợp lý cho trạm thủy điện Khe Thơi. đề tài “Nghiên cứu tính toán xác định kích thước hợp lý tháp điều áp cho trạm thủy điện Khe Thơi
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân học viên Các kếtquả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳmột nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồn tài liệu đãđược thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định
Tác giả luận văn
LỜI CẢM ƠN
Trang 2Sau thời gian học tập, nghiên cứu với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS PhanTrần Hồng Long và PGS TS Lê Xuân Khâm cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo
trong trường Đại học Thủy Lợi, luận văn thạc sĩ với đề tài “Nghiên cứu tính toán xác định kích thước hợp lý tháp điều áp cho trạm thủy điện Khe Thơi” đã được tác giả
hoàn thành đúng thời hạn quy định và đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trong đề cươngđược phê duyệt
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo TS Phan Trần Hồng Long vàPGS TS Lê Xuân Khâm đã tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu, thông tinkhoa học cần thiết cho luận văn
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Phòng đào tạo đại học và Sau đại học, khoaCông trình, khoa Năng Lượng - Trường Đại học Thuỷ Lợi đã tận tình giảng dạy vàgiúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, cũng như quá trình thực hiện luận văn này.Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người
đi trước đã chỉ bảo, khích lệ, động viên, ủng hộ nhiệt tình và tạo điều kiện, giúp đỡ cho tác giả về mọi mặt trong quá trình học tập cũng như hoàn thiện luận văn.
Tuy đã có những cố gắng song do thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế nên luận văn này không thểtránh khỏi những thiếu sót và tồn tại, tác giả mong nhận được mọi ý kiến đóng góp
và trao đổi chân thành của các thầy cô giáo, anh chị em và các bạn đồng nghiệp
Trang 3Mục lục
Trang 4Danh mục hình ảnh
Hình 1-1 Phương thức khai thác thủy năng kiểu đường dẫn có áp 3
Hình 1-2 Sơ đồ đặt tháp điều áp 5
Hình 1-3 Sơ đồ dao động mực nước trong tháp điều áp 6
Hình 2-1 Tháp điều áp kiểu viên trụ 10
Hình 2-2 Tháp điều áp kiểu viên trụ có màng cản 10
Hình 2-3 Tháp điều áp kiểu hai ngăn 11
Hình 2-4 Tháp điều áp kiểu có máng tràn 11
Hình 2-5 Tháp điều áp kiểu có lõi trong 11
Hình 2-6 Tháp điều áp kiểu nén khí 11
Hình 3-1 Diễn biến mực nước tháp khi cắt tải toàn bộ (D = 9m) 34
Hình 3-2 Diễn biến mực nước tháp khi tăng tải tổ máy cuối cùng (D=9m) 44
Trang 5Danh mục bảng biểu
Bảng 1.1 Tổng hợp một số công trình thủy điện đã và đang xây dựng có sử dụng tháp điều áp 4 Bảng 2.1 Thống kê các hình dạng tháp điều áp 10 Bảng 3.1 Bảng các thông số chính của thủy điện Khe Thơi 18 Bảng 3.2 Mực nước tăng lên lớn nhất khi cắt tải cả hai tổ máy (D = 9m) .28 Bảng 3.3 Tính toán mực nước thấp nhất trong tháp điều áp khi tăng tải tổ máy số 2 (Trường hợp D = 9m) 37 Bảng 3.4 Tổng hợp kết quả tính toán 46 Bảng 3.5 So sánh kết quả với hồ sơ thiết kế 48
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh, nhu cầu về nănglượng ngày càng lớn Việc khai thác, xây dựng các công trình thủy điện của nước tavẫn đang tiếp tục phát triển, nhiều ứng dụng mới và công nghệ mới được áp dụng vàoquá trình thiết kế, xây dựng và vận hành trạm thủy điện
Trong quá trình vận hành trạm thủy điện, khi tổ máy thực hiện việc chuyển tiếp chế độlàm việc đều gây ra hiện tượng nước va và có khi trị số áp lực nước va rất lớn, đặc biệtđối với các trường hợp như cắt tải toàn bộ hoặc tăng tải tổ máy cuối cùng Việc nghiêncứu giảm tác hại của nước va cho trạm thủy điện đường dẫn vẫn đang tiếp tục đượcnghiên cứu, tính toán, cải tiến, áp dụng đối với cả các trạm đã xây dựng cũng như đang
và sẽ xây dựng Tháp điều áp là một trong những hạng mục của công trình nhà máythủy điện có tác dụng giảm tác hại của hiện tượng nước va Các mực nước trong thápkhi cắt và tăng tải thể hiện rõ nhất của hiện tượng nước va đồng thời cũng là thông sốquyết định chiều cao của tháp Các thông số đường kính và chiều cao tháp có ảnhhưởng qua lại lẫn nhau, đề tài sẽ nghiên cứu tính toán ảnh hưởng qua lại này để đềxuất kích thước hợp lý cho tháp điều áp, với ví dụ ứng dụng là trạm thủy điện KheThơi
- Áp dụng tính toán, lựa chọn kích thước tháp hợp lý trong phạm vi cho phép cho trạmthủy điện Khe Thơi
3 Cách tiếp cận, nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Trang 8- Tiếp cận từ các điều kiện kinh tế: So sánh, có thể đề xuất giảm khối lượng xây dựng,
mà vẫn đảm bảo khả năng vận hành của trạm thủy điện
Nội dung nghiên cứu:
- Thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết cắt tải toàn bộ và tăng tải tổ máy cuối cùng của trạm thủyđiện
- Tính toán mực nước trong tháp cho các phương án kích thước khác nhau với phạm vicho phép
- Phân tích và đánh giá kết quả tính toán, lựa chọn kích thước hợp lý cho tháp điều ápcủa trạm thủy điện Khe Thơi
Phương pháp nghiên cứu:
- Điều tra, thống kê và tổng hợp
- Biến đổi và giải hệ ba phương trình sai phân bằng phương pháp thử dần
- Tổng hợp kết quả tính toán, so sánh và đề xuất lựa chọn hình dạng và kích thước hợp
lý cho trạm thủy điện Khe Thơi
Trang 9CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về các công trình thủy điện có tháp điều áp ở Việt Nam
1.1.1 Phương thức khai thác thủy năng kiểu đường dẫn có áp
Các trạm thủy điện thường sử dụng nguyên lý tập trung cột nước hoặc tập trung lưulượng để phát điện Đối với trường hợp tập trung cột nước, có nhiều cách khai thácnhư tập trung bằng đập hoặc tập trung bằng đường dẫn hoặc sử dụng kết hợp cả hai
Cụ thể, đối với công trình thủy điện khai thác thủy năng kiểu đường dẫn hiện nay, cộtnước phát điện thường được tạo ra do cả đường dẫn và đập Đường dẫn có thể làđường dẫn không áp như kênh, đường hầm không áp… hay đường dẫn có áp nhưđường hầm có áp, đường ống áp lực…
Hình 1-1 Phương thức khai thác thủy năng kiểu đường dẫn có áp
1-sông tự nhiên; 2-đập; 3-cửa lấy nước; 4-đường hầm dẫn nước; 5-tháp điều áp; 6-nhàvan; 7-đường ống áp lực; 8-mố cố định; 9-nhà máy thủy điện; 10-đường dây điện
1.1.2 Tổng hợp một số trạm thủy điện có sử dụng tháp điều áp tại Việt Nam
Trang 10Từ các công trình đầu tiên như Đa Nhim, Ialy, đến các công trình mới xây dựng nhưNậm Chiến, Hủa Na, việc tính toán thiết kế đã có nhiều cải tiến đáng kể Hiện nayngoài việc xây dựng các trạm thủy điện đường dẫn mới có sử dụng tháp điều áp, ngay
cả một số trạm đã vận hành cũng được thiết kế lắp đặt thêm công suất bằng cách xâydựng thêm tuyến năng lượng mới (thủy điện Đa Nhim) hoặc trích xuất lưu lượng từtuyến năng lượng đã có (thủy điện Ialy)
Bảng 1.1 Tổng hợp một số công trình thủy điện đã và đang xây dựng có sử dụng tháp
điều áp
TT Tên công trình Công suất
Nlm (MW)
Chiều dài Đ.Hầm L (m)
Đường kính tháp D (m) Địa điểm
Trang 11Trong quá trình vận hành trạm thủy điện, chế độ không ổn định xảy ra khi có sự biếnđổi theo thời gian của các đại lượng như công suất, cột nước, lưu lượng và số vòngquay Khi lưu lượng thay đổi, vận tốc nước trong đường dẫn cũng thay đổi, nếu vậntốc tăng đột ngột, áp lực nước trong đường dẫn sẽ giảm đột ngột và ngược lại.
Hiện tượng nước va là hiện tượng tăng giảm áp lực khi thay đổi đột ngột lưu lượng
Áp lực nước va có thể lên rất cao khi tổ máy bị cắt tải toàn bộ và có thể giảm xuốngthấp khi tăng tải tổ máy cuối cùng
Để giảm tác hại và ảnh hưởng của nước va, biện pháp tạo ra mặt thoáng gần nhà máythủy điện như tháp điều áp đã được ứng dụng phổ biến đối với các trạm thủy điệnđường dẫn Vị trí của tháp trường được bố trí tại khu vực có địa hình thay đổi
Tháp điều áp có tác dụng giữ cho đường hầm dẫn nước phía trước tháp khỏi bị áp lựcnước va quá lớn và làm giảm nhỏ áp lực nước va ở phần đường ống dẫn nước từ thápvào tuabin
Hình 1-2 Sơ đồ đặt tháp điều áp1- Tháp điều áp phía thượng lưu; 2- Tháp điều áp phía hạ lưu; 3- Nhà máy thủy điện;4- Đường hầm dẫn nước áp lực; 5- Đường ống áp lực dẫn nước vào tuabin
1.2.2 Nguyên lý làm việc của tháp điều áp
1.2.2.1.Trường hợp giảm tải và cắt tải
Trang 12Khi giảm tải đột ngột lưu lượng tuabin từ Qo xuống Q1 Do quán tính của dòng chảy,lưu lượng vào đường hầm dẫn nước vẫn là Qo, như vậy sẽ có một trị số lưu lượng ΔQ
= Qo – Q1 chảy vào tháp, làm cho mực nước trong tháp dâng lên dần, từ đó độ chênhlệch mực nước giữa thượng lưu (trong hồ chứa) và trong tháp giảm dần, dẫn đến vậntốc dòng chảy giảm dần, do đó lưu lượng trong đường hầm giảm dần Nhưng cũng doquán tính của dòng chảy, mực nước trong tháp không dừng ở mực nước tương ứng vớilưu lượng Q1 trong đường hầm mà vẫn tiếp tục dâng lên thậm chí cao hơn cả mựcnước thượng lưu Sau đó, để cân bằng thủy lực, nước phải chảy ngược trở lại vềthượng lưu, mực nước trong tháp lại hạ xuống Nhưng cũng do lực quán tính nó lại hạxuống quá mức nước cân bằng và dòng chảy lại chảy vào tháp Cứ như vậy, mực nướctrong tháp dao động theo chu kỳ và tắt dần do ma sát Cuối cùng mực nước trong thápdừng ở mực nước ổn định mới ứng với lưu lượng Q1 (hình 1-3)
Trường hợp giảm tải trong thiết kế thường tính với mực nước thượng lưu cao nhất vàphụ tải bị cắt là lớn nhất (thường là cắt toàn bộ công suất lớn nhất của nhà máy) để xácđịnh mực nước cao nhất của tháp điều áp (Zmax)
Hình 1-3 Sơ đồ dao động mực nước trong tháp điều áp
1.2.2.2 Trường hợp tăng tải
Khi lưu lượng qua tuabin tăng đột ngột mực nước trong tháp hạ xuống đến trị số Zmin
và cũng dao động theo chu kỳ và tắt dần ngược lại với trường hợp trên Trong thiết kếthường tính với mực nước thấp nhất ở thượng lưu là MNC và mức tăng tải lớn nhất cóthể xảy ra trong vận hành để xác định mực nước thấp nhất của tháp (Zmin)
Trang 131.3 Một số vấn đề đã được nghiên cứu
1.3.1 Nghiên cứu về hình dạng tháp điều áp
Ngoài các dạng tháp điều áp thường gặp, một số hình dạng khá khác biệt như kết hợpnhiều tháp đặt song song; đặt nối tiếp; kết hợp dạng van một chiều cũng đã đượcnghiên cứu và ứng dụng trên thế giới
1.3.2 Nghiên cứu về phương pháp tính toán
Ngoài các phương pháp giải tích, đồ giải, với sự hỗ trợ của máy tính điện tử, cácphương pháp sai phân, thử dần cũng được ứng dụng để chính xác hóa kết quả tính toánmực nước dao động trong tháp điều áp
1.3.3 Một số vấn đề còn tồn tại
Việc tính toán cho các trạm thủy điện lớn thường đã được tối ưu hóa và tính toán hợp
lý kích thước tháp điều áp dựa trên điều kiện vận hành và độ dao động mực nước trongtháp điều áp Tuy nhiên đối với các trạm thủy điện đường dẫn có công suất nhỏ hơn,nhiều nhà tư vấn thiết kế vẫn sử dụng các công thức giải tích để tính toán kích thướctháp điều áp Điều này có thể dẫn đến những kết quả chưa hợp lý như chênh lệch mựcnước quá cao hoặc quá thấp, kích thước, tiết diện tháp có thể quá lớn hoặc quá nhỏ
1.3.4 Hướng nghiên cứu của luận văn
Luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu, lựa chọn phương pháp tính toán xác định kích thướctháp điều áp hợp lý cho trạm thủy điện đường dẫn có công suất nhỏ hơn và ứng dụngtính toán cho trạm thủy điện Khe Thơi
1.4 Kết luận chương 1
Chương 1 đã trình bày tổng quan về các trạm thủy điên có sử dụng tháp điều áp; vị trí,nguyên lý và công dụng của tháp điều áp trong hai trường hợp nguy hiểm nhất là cắttải toàn bộ và tăng tải tổ máy cuối cùng
Trang 14Việc sử dụng tháp điều áp điều áp để giảm áp lực nước va với trạm thủy điện đườngdẫn vẫn là giải pháp thích hợp, vận hành an toàn nếu tính đúng và chính xác mực nướcdao động trong tháp điều áp.
Ngoài việc tính toán chính xác cho các trạm thủy điện lớn, đối với trạm thủy điện nhỏcũng nên ứng dụng các cách tính chính xác, thể hiện rõ quá trình thay đổi mực nướctrong tháp hơn là chỉ có mực nước cao nhất và thấp nhất trong các quá trình chuyểntiếp
Trang 15CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN MỰC NƯỚC TRONG THÁP
ĐIỀU ÁP
2.1 Một số loại tháp điều áp hay được sử dụng
Một số hình dạng và tên gọi của tháp điều áp thường được sử dụng trên tuyến nănglượng trạm thủy điện như: Tháp điều áp kiểu viên trụ, tháp điều áp kiểu viên trụ cómàng cản, tháp điều áp kiểu hai ngăn (có ngăn trên và ngăn dưới), tháp điều áp kiểu cómáng tràn, tháp điều áp kiểu có lõi trong (còn gọi là kiểu kép hay kiểu sai phân), thápđiều áp kiểu nén khí
2.1.1 Tháp điều áp kiểu viên trụ
Tháp điều áp kiểu viên trụ (hình 2-1 bảng 2.1) là một giếng đứng hoặc nghiêng có tiếtdiện không thay đổi Kiểu này có kết cấu đơn giản, dễ thi công, tính toán thiết kế cũngđơn giản Nhưng có nhược điểm cơ bản nhất là ở chế độ ổn định khi dòng chảy quatháp tổn thất thủy lực cục bộ ở chỗ nối tiếp đường hầm và đường ống với tháp có thểlớn, đồng thời dung tích tháp lớn, thời gian dao động kéo dài Tháp điều áp kiểu viêntrụ được ứng dụng ở các trạm thủy điện cột nước thấp, mực nước thượng lưu ít thayđổi
2.1.2 Tháp điều áp kiểu viên trụ có màng cản
Thực chất là tháp điều áp kiểu viên trụ (hình 2-2 bảng 2.1), nhưng nó có đặt một màngcản ở đáy tháp để tăng thêm tổn thất thủy lực khi dòng chảy vào và ra khỏi tháp Màngcản có thể dưới dạng lỗ cản hoặc lưới cản… làm tăng tổn thất thủy lực khi nước chảyqua nó và do đó giảm được biên độ dao động dẫn đến giảm được dung tích tháp và làmcho dao động mực nước trong tháp tắt nhanh Ngoài ra so với tháp viên trụ nó còngiảm được tổn thất thủy lực của dòng ổn định khi qua vị trí đặt tháp Tháp điều áp kiểunày được ứng dụng ở các trạm thủy điện cột nước trung bình và mực nước thượng lưu
ít thay đổi
2.1.3 Tháp điều áp kiểu hai ngăn (có ngăn trên và ngăn dưới)
Trang 16Tháp điều áp kiểu này (hình 2-3 bảng 2.1) gồm hai ngăn và một giếng đứng, ngăn trên
và ngăn dưới có tiết diện lớn hơn nhiều so với giếng đứng Nguyên lý làm việc nhưsau: Khi thay đổi phụ tải, mực nước trong tháp dao động, nhưng vì tiết diện giếngđứng nhỏ, nên mực nước trong tháp thay đổi rất nhanh làm cho thời gian dao độnggiảm Nhưng nếu chỉ với tiết diện đứng thì biên độ dao động sẽ rất lớn, vì vậy khi mựcnước trong tháp dao động đến cao độ nhất định, do tiết diện được mở rộng rất nhiều ởngăn trên hoặc ngăn dưới nên biên độ dao động sẽ không tăng nhanh được Như vậytháp điều áp loại này không những đã giảm được thời gian dao động mà còn hạn chếđược biên độ dao động mực nước trong tháp
2.1.4 Tháp điều áp kiểu có máng tràn
Nguyên lý làm việc tương tự như trường hợp tháp hai ngăn (hình 2-3), nhưng ngăntrên có đường tràn nước Kiểu này (hình 2-4 bảng 2.1) có ưu điểm là hoàn toàn có thểkhống chế mực nước cao nhất của tháp, nhưng có nhược điểm là mất một phần nướcqua máng tràn, phải bố trí đường tràn thoát nước từ tháp điều áp
2.1.5 Tháp điều áp kiểu có lõi trong (còn gọi là kiểu kép hay kiểu sai phân)
Kiểu này (hình 2-5 bảng 2.1) gồm có giếng đứng ở trong và ngăn ngoài, ở đáy giếngđứng có các lỗ thông với ngăn ngoài, nhưng các lỗ này nhỏ, khi mực nước dao động,nước không thoát từ giếng đứng ra ngoài kịp (vì các lỗ thông nhỏ) nên thay đổi mựcnước nhanh, tạo ra hiệu quả giống trường hợp (hình 2-3), sau đó nước mới chảy dầnqua lỗ thông để cho mực nước trong giếng và ngăn ngoài bằng nhau
Trang 17Hình 2-3 Tháp điều áp kiểu hai ngăn Hình 2-4 Tháp điều áp kiểu có máng tràn
Hình 2-5 Tháp điều áp kiểu có lõi trong Hình 2-6 Tháp điều áp kiểu nén khí
2.2 Sự làm việc của tháp điều áp trong các quá trình chuyển tiếp trạm thủy điện
Chế độ không ổn định của trạm thủy điện xảy ra khi có sự biến đổi theo thời gian củacông suất, cột nước, lưu lượng, số vòng quay… Chế độ này xuất hiện khi có sự điềuchỉnh lưu lượng qua tuabin Khi tổ máy thủy điện chuyển chế độ làm việc từ trạng tháinày sang trạng thái khác như khi mở máy, dừng máy, thay đổi công suất, cắt tải, quaylồng tốc…, lưu lượng qua tuabin thay đổi theo thời gian dẫn đến chế độ làm việc củatoàn bộ hệ thống công trình trên tuyến năng lượng đều chuyển sang chế độ làm việckhông ổn định Các chế độ không ổn định của các bộ phận công trình do tổ máychuyển chế độ làm việc được gọi là các chế độ chuyển tiếp và quá trình thay đổi từ chế
độ này sang chế độ khác được gọi là quá trình chuyển tiếp
Có hai quá trình gây ra mực nước dao động lớn nhất trong tháp điều áp là quá trình cắttải toàn bộ (mực nước dâng lên cao nhất) và quá trình tăng tải tổ máy cuối cùng (mựcnước giảm xuống thấp nhất)
2.2.1 Quá trình điều chỉnh công suất (tăng tải tổ máy cuối cùng)
Quá trình này được tiến hành tương ứng với sự thay đổi phụ tải của các hộ dùng điệntrong giới hạn điều chỉnh bình thường Vùng thay đổi công suất thông thường đối vớicác loại tuabin cũng khác nhau: đối với tâm trục khoảng 50 ÷ 100%; tuabin cánh quaykhoảng 25 ÷ 100%
Trang 18Khi tăng tải, độ mở của cánh hướng nước được thay đổi từ độ mở ban đầu khi t = 0(khi phụ tải ban đầu bằng 0; a0 = ax ) đến độ mở cuối cùng ac khi t = Ts, lưu lượng quatuabin tăng lên gây ra nước va âm làm giảm tạm thời cột nước công tác của tuabin và
do đó làm chậm quá trình tăng công suất (tương ứng với tăng mômen), phải sau thờigian nhất định đến thời điểm tp lớn hơn thời gian điều chỉnh cánh hướng nước Ts,tuabin mới đạt công suất yêu cầu cuối cùng Thời gian điều chỉnh công suất tp càngnhỏ, quá trình tăng tải càng nhanh, điều kiện điều chỉnh tuabin và công suất càng tốt
Tổ hợp tính toán thường ứng dụng với mục nước thượng lưu là mực nước chết, (n-1)
tổ máy đang vận hành với công suất tối đa, tăng tải tổ máy cuối cùng từ không tải lêncông suất tối đa Nước cấp cho nhà máy sẽ lấy một phần từ đường hầm trước tháp điều
áp và một phần từ trong tháp, mực nước trong tháp sẽ hạ xuống đến khi xuất hiệnchênh lệch thủy lực để có dòng chảy ngược vào tháp
2.2.2 Quá trình cắt tải
Quá trình cắt tải xảy ra khi tổ máy có sự cố, thông thường là do đoản mạch trên đườngdây tải điện của hệ thống điện hoặc trên các mạch của máy phát điện, khi đó tổ máyđang đảm nhận phụ tải đột ngột bị các máy cắt tự động cắt khỏi hệ thống điện Sau khi
bị cắt khỏi hệ thống, mômen trên trục tuabin lớn hơn mômen cản rất nhiều, số vòngquay tổ máy tăng lên rất nhanh (hình 2-10), hệ thống điều chỉnh tự động tổ máy sẽnhận biết ngay điều bất thường này và lập tức tiến hành tự động đóng cánh hướngnước
Lưu lượng qua tuabin giảm gây nên nước va dương làm tăng cột nước công tác và do
đó làm chậm quá trình giảm mômen M (trong khoảng thời gian ban đầu do hậu quảcủa nước va mà mômen có thể tăng) Quá trình đóng cánh hướng nước vẫn tiếp tục và
số vòng quay tuabin vẫn tiếp tục tăng và đạt giá trị cực đại cho đến khi mômen trêntrục tuabin giảm về tới 0 ở độ mở am> ax và sau đó đổi dấu (mômen âm do sức cản củanước) số vòng quay bắt đầu giảm dần Quá trình đóng vẫn tiếp tục và số vòng quaygiảm cho đến khi cánh hướng nước đóng hoàn toàn a0 = 0 nhưng vẫn còn ở mức caohơn số vòng quay định mức n0, độ mở a0 = 0 được duy trì một khoảng thời gian chođến khi số vòng quay giảm về xấp xỉ trị số định mức n0, khi đó hệ thống tự động sẽ mở
Trang 19cánh hướng nước đến độ mở không tải ax và duy trì ở đó để chuẩn bị cho quá trìnhđóng lại tổ máy vào hệ thống.
Các đặc trưng quan trọng nhất của quá trình cắt tải là trị số áp lực nước va lớn nhất
ΔHmax và số vòng quay lớn nhất nmax Các trị số này không được vượt quá các trị số chophép tương ứng với từng loại tuabin, máy phát và đặc điểm công trình
Tổ hợp tính toán thường ứng dụng với mục nước thượng lưu là mực nước cao nhất, tất
cả các tổ máy đang vận hành với công suất tối đa hoặc lưu lượng lớn nhất có thể Độtngột đóng cánh hướng nước trong thời gian Ts Lưu lượng nước từ đường ống vào nhàmáy giảm đột ngột, xuất hiện dòng chảy từ đường hầm trước tháp điều áp vào tháp,mực nước trong tháp sẽ tăng cao đến khi xuất hiện chênh lệch thủy lực đủ để có dòngchảy ngược ra tháp vào đường ống
2.3 Cơ sở lý thuyết phương pháp tính toán mực nước trong tháp điều áp
2.3.1 Phương trình vi phân động lượng
Xét cho trạng thái chảy không ổn định của hệ thống "Đường hầm dẫn nước - Thápđiều áp" với đường hầm dẫn nước nằm ngang hình 1-3 (khi tính toán thuỷ lực mộtcách đầy đủ, cần xét sự dao động của cả khối nước gồm cả đường hầm dẫn nước, thápđiều áp và đường ống áp lực Riêng trong đường ống áp lực cũng có dao động, nhưngtác động này ảnh hưởng không đáng kể đến sự dao động mực nước trong tháp điều áp
Để đơn giản ta coi toàn bộ hệ thống bao gồm khối nước tuyệt đối cứng, như vậy có thểcoi sự biến thiên của lưu lượng tuabin diễn ra ngay mặt cắt đầu đường ống áp lực Từ
đó khối nước dao động chỉ gồm đường hầm dẫn nước và tháp điều áp)
Theo định luật biến thiên động lượng, hình chiếu của vectơ biến thiên động lượng củakhối nước di chuyển trong đường hầm dẫn nước trước tháp trong thời gian dt chiếu lêntrục x bằng tổng hình chiếu của tất cả các ngoại lực tác dụng đến khối nước
Trang 20f: Tiết diện đường hầm dẫn nước (m2).
L: Chiều dài đường hầm dẫn nước (m)
γ: Trọng lượng riêng của nước (T/m3)
g: Gia tốc trọng trường (m/s2)
Hình chiếu véc tơ vận tốc dương lên trục x sẽ có dấu ngược lại: Vx = -V
Hình chiếu các ngoại lực tác dụng vào khối nước lên trục x (ΣX) bao gồm:
-Áp lực nước lên hai đầu khối nước: -γ.f.(Z-hth - hv); với Z- Chênh lệch mực nướctrong tháp điều áp (m), so với mực nước tĩnh trong hồ chứa hoặc trong bể áp lực, chiều
dương hướng xuống dưới; .
2
th th
th th
V V h
= - cột nước lưu tốc (γfhv – áp lựcthủy động); Vth – vận tốc dòng chảy trong tháp điều áp (m/s), chiều dương hướng từdưới lên trên
Lực ma sát và các lực cản lên khối nước khi di chuyển: ; với - tổn thất cộtnước trong đường hầm gồm các tổn thất cục bộ (hc) và tổn thất ma sát dọc đường (hL):
c c
V V h
g
ξ
=Trong đó: C – Hệ số Sezi
Trang 21R - Bán kính thuỷ lực của đường hầm dẫn nước.
2.3.2 Phương trình vi phân liên tục
Theo định luật liên tục của dòng chảy: lưu lượng qua tuabin (nghĩa là lưu lượng nướcvào đường ống áp lực) trong thời gian dt sẽ bằng lượng nước chảy qua đường hầm dẫnnước cộng (hoặc trừ) lượng nước từ tháp điều áp chảy ra trong cùng thời gian đó:
Qd- lưu lượng dòng chảy trong đường hầm dẫn nước trước tháp điều áp (m3/s); Qd=f.v
Qth- lưu lượng chảy vào (ra) tháp điều áp: Q th F.dZ
dt
=
QT- lưu lượng dòng chảy vào tuabin (m3/s)
F- tiết diện tháp điều áp (m2)
2.3.3 Hệ phương trình vi phân cơ bản của tháp điều áp
Hệ hai phương trình (2-2) và (2-4) là hệ phương trình vi phân cơ bản của tháp điều áp
2.3.4 Các phương pháp tính toán tháp điều áp
Trang 222.3.4.1 Phương pháp giải tích
Sử dụng một số giả thiết để đơn giản hóa tính toán, phương pháp này được ứng dụngcho một số dạng tháp cụ thể, có thể tính được mực nước lớn nhất và thấp nhất trongtháp điều áp Tuy nhiên do sử dụng nhiều giả thiết, nên kết quả tính toán không có độchính xác cao
2.3.4.2 Phương pháp đồ giải
Nội dung của phương pháp này là dùng đồ thị để giải hệ phương trình vi phân cơ bảncủa dòng chảy không ổn định trong tháp điều áp Kết quả tính toán có thể vẽ đượcđường quá trình dao động mực nước trong tháp điều áp Khối lượng tính toán và vẽhình thường phải thực hiện thủ công, chênh lệch các bước thời gian thường được chọn
là ¼ chu kỳ dao động hay trong khoảng 5÷20s
2.3.4.3 Phương pháp sai phân
Các phương pháp sai phân có thể ứng dụng tốt hơn hai phương pháp trên để giải quyếtchính xác các giá trị mực nước và đường quá trình dao động mực nước trong tháp điều
áp Các bước thời gian có thể giảm nhỏ hơn cả một giây
2.4 Phân tích và lựa chọn phương pháp tính toán
2.4.1 Yêu cầu tính toán
Tính toán thủy lực để xác định các trị số sau:
-Tính toán biên độ dao động để từ đó chọn kích thước và hình dạng tháp điều áp saocho dao động hợp lý nhất theo điều kiện kinh tế và kỹ thuật
-Tính toán mực nước cao nhất trong tháp điều áp: Phải tính với mực nước hồ lớn nhất,tổn thất thuỷ lực nhỏ nhất có thể xảy ra trong đường dẫn trong trường hợp đó và giảmđột ngột toàn bộ phụ tải của nhà máy (từ lưu lượng lớn nhất đến lưu lượng bằngkhông)
-Tính toán mực nước thấp nhất trong tháp điều áp Phải tính với mực nước thấp nhấttrong hồ chứa (mực nước chết), tổn thất thuỷ lực lớn nhất trong đường hầm và có thểxảy ra trong các trường hợp tăng tải sau:
Trang 23+Tăng công suất tương đương với một tổ máy, nhưng không nhỏ hơn 33% công suấttoàn nhà máy, với cỡ nhà máy có công suất N > 30.000kw.
+Tăng công suất tương đương với một tổ máy, nhưng không nhỏ hơn 50% công suấttoàn nhà máy, với cỡ nhà máy có công suất N < 30.000kw
+Tăng từ một công suất nhất định đến 100% công suất toàn nhà máy, hoặc với một giátrị công suất mà nhà máy tham gia vào việc điều chỉnh tần số của hệ thống mạng điện.Sau khi xác định được mức nước thấp nhất trong tháp điều áp phải kiểm tra điều kiệnmép trên của ống dẫn nước vào tuabin phải thấp hơn mực nước này ít nhất là 2 ÷ 3 mét
để tránh không khí lọt vào tuabin
-Tính toán cho tháp điều áp ở đường thoát nước sau tổ máy, mọi điều kiện công suất,tổn thất phải chọn ngược lại với tính toán trên
2.4.2 Lựa chọn phương pháp tính toán
Các phương pháp giải tích và đồ giải thường chỉ được ứng dụng để tính toán dao độngđối với các trường hợp đơn giản khi lưu lượng thay đổi tức thời và đơn giản hóa kếtcấu của toàn bộ hệ thống dẫn nước của trạm thủy điện Hiện nay với sự ứng dụng củamáy tính điện tử trong tính toán, phương pháp sai phân nên được ứng dụng trong mọitrường hợp tính toán tháp điều áp nhà máy thủy điện Hướng nghiên cứu của luận văn
sẽ sử dụng phương pháp sai phân với bước thời gian Δt = 1 giây để tính toán
2.5 Kết luận chương 2
Chương 2 đã trình bày các dạng tháp điều áp thường gặp và sự làm việc của tháp điều
áp trong hai quá trình chuyển tiếp nguy hiểm nhất là cắt tải toàn bộ và tăng tải tổ máycuối cùng Các phương trình vi phân cơ bản của tháp cũng đã được trình bày cùng vớimột số phương pháp giải thông dụng như giải tích, đồ giải Qua phân tích các phươngpháp giải, kiến nghị chọn phương pháp sử dụng các phương trình sai phân sẽ đưa đếnkết quả chính xác hơn cho trường hợp ứng dụng tính toán của các trạm thủy điện nhỏ
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG TÍNH TOÁN LỰA CHỌN KÍCH THƯỚC HỢP
LÝ CHO TRẠM THỦY ĐIỆN KHE THƠI
Trang 243.1 Giới thiệu công trình
3.1.1 Vị trí công trình và cấp công trình
3.1.1.1 Vị trí công trình
Suối Khe Thơi là phụ lưu cấp 1 của sông Lam (sông Cả), bắt nguồn từ dãy Trường Sơn
ở phía Tây Nam Nghệ An, chảy xuống địa phận xã Lạng Khê - huyện Con Cuông tỉnhNghệ An
Dự án lợi dụng khai thác dòng chảy tự nhiên của suối Khe Thơi với độ chênh cao địahình thiên nhiên từ đập đến nhà máy khoảng 30m, công trình được thiết kế kiểu đườngdẫn bao gồm các hạng mục: cụm đầu mối, cửa lấy nước, đường hầm dẫn nước, thápđiều áp và nhà máy
3.1.1.2 Cấp công trình
Trên cơ sở quy mô công trình, điều kiện địa chất, thủy văn, Quy chuẩn QCVN 05:2012/BNNPTVN2 và TCXDVN 285:20023 Cấp công trình được xét như sau:
04-Công trình đầu mối:
Thủy điện Khe Thơi với đập bê tông trọng lực có chiều cao đập lớn nhất bằng 41,5m,đập được đặt trên nền đá Căn cứ vào mục 3.2.4 Bảng 1 trang 10 QCVN 04-05:2012/BNNPTVN, với đập BTTL trên nền đá có chiều cao nằm trong khoảng25÷60m, cấp thiết kế là cấp II
Nhà máy thủy điện:
Nhà máy thủy điện Khe Thơi có công suất lắp máy là 12MW, theo TCXDVN285:2002, cấp thiết kế là cấp III
3.1.2 Các thông số của công trình
Bảng 3.1 Bảng các thông số chính của thủy điện Khe Thơi
Trang 254 Lưu lượng đỉnh lũ kiểm tra P = 0,2% m3/s 3001
5 Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế P = 1% m3/s 2119
4 Chiều cao lớn nhất ( vai trái/ vai phải ) m 37/29,9
5 Chiều dài theo đỉnh ( vai trái/ vai phải ) m 75/32,5
IV Cống dẫn dòng thi công
V Cửa lấy nước
Trang 26lót thép
6 Chiều dài hầm có áo bê tông cốt thép m 229,97
8 Chiều dài hầm có áo lót thép và bê tông m 110
9 Đường kính trong hầm có áo và lót thép m 2,8
VII Tháp điều áp
VIII Nhà máy thủy điện
1 Lưu lượng phát điện lớn nhất Qmax m3/s 25,16
IX Kênh xả hạ lưu nhà máy
X Trạm phân phối điện và ĐDK 110kV
Trang 273.1.3 Các hạng mục trên tuyến năng lượng
3.1.3.1.Cửa lấy nước
Cửa lấy nước thủy điện Khe Thơi có dạng tháp tựa núi, cao độ ngưỡng cửa lấy nước là88,50m, cao độ tim cửa lấy nước 90,40m, cao độ của sàn đỉnh cửa lấy nước là 106m Cửa lấy nước có 1 khoang, kích thước BxH = 3,8x6,8m cho cả cửa van sửa chữa vàcửa van vận hành, vận hành các cửa van bằng cẩu trục chân dê Cửa vào cửa lấy nước
có dạng hình elip, nối tiếp giữa cửa lấy nước và đường hầm là đoạn chuyển tiếp từ mặtcắt hình vuông sau cửa van sang mặt cắt hình tròn trong đường hầm
3.1.3.2 Hầm dẫn nước
Hầm được bố trí hoàn toàn trong các lớp đá IIA, IIB cứng chắc đến rất cứng chắc Đa
số chọn các phương án độ dốc hầm dẫn nước, kết cấu áo hầm và kiến nghị, hầm dẫnnước được chia thành các đoạn với điều kiện độ dốc, địa chất hầm như sau:
Đoạn hầm có áo tính toàn tuyến hầm dài 229,97m với các độ dốc là 0,0%, 8% và 7%.Đoạn hầm không áo tính toàn tuyến hầm dài 1681,62m với các độ dốc là 8% và 0,5%.Đoạn hầm lót thép cuối nhà máy dài 110m với độ dốc 7%
Trang 28Trình tự các đoạn hầm như sau:
- Cửa lấy nước
- Đoạn hầm 1 dài 10m với các độ dốc 0%, 8%, trong đó:
+ 10m hầm ngang có hình tròn đường kính D = 3,8m có áo bê tông M25 dày 35cm,vòm thép kiểu K-1, I200 a=0,5m đổ bê tông chèn M20 dày 20cm (mặt cắt hầm kiểu 1).+ 20m hầm có độ dốc 8% có hình tròn đường kính D = 3,8m có áo bê tông M25 dày35cm, 3/4 neo hầm Φ22 CIII Lneo=2m bước dọc trục hầm a=2m (mặt cắt hầm kiểu 2)
- Đoạn hầm 2 dài 1681,62m với các độ dốc 8%, 0,5% trong đó:
+ 60m hầm có độ dốc 8% có hình trứng kích thước 5x5m lưới thép B40 – bê tôngphun M30 dày 7cm, 3/4 neo hầm Φ22 CIII Lneo=2m bước dọc trục hầm a=2m ( mặt cắthầm kiểu 3)
+ 240m hầm có độ dốc 8% có hình trứng kích thước 5x5m bê tông phun cục bộ M30dày 5cm, neo điểm Φ22 CIII Lneo=2m ( mặt cắt hầm kiểu 4 )
+ 411.86m hầm có độ dốc 8%, 0,5% có mặt cắt hầm kiểu 3
+ 985m hầm có độ dốc 0,5% có mặt cắt hầm kiểu 4
+ Tại vị trí đoạn hầm đi qua đứt gẫy, hầm có hình tròn đường kính D = 3,8m có áo bêtông cốt thép M25 dày 35cm, vòm thép kiểu K-1, I200 a = 0,5m đổ bê tông chèn M20dày 20cm, lưới thép B40 - bê tông phun M30 dày 7cm ( mặt cắt hầm kiểu 5 )
- Đoạn hầm 3 dài 199,97m vớiđộ dốc 7% trong đó: Hầm có hình tròn đường kính D =3,8m có áo bê tông M25 dày 35cm, 3/4 neo hầm Φ22 CIII Lneo=2m bước dọc trục hầm
a = 2m ( mặt cắt hầm kiểu 2 )
- Đoạn hầm 4 lót thép dài 110m với độ dốc 7% trong đó: Hầm có hình tròn đường kính
D = 2,8m có áo bê tông M20 dày 6cm, lót thép mặt trong hầm ( mặt cắt hầm kiểu 6,7 )
Trang 29Bẫy đá được bố trí đoạn hầm ngay trước tháp điều áp, trong đá IIB Chiều dài bẫy đá
là 30m, trong đó đoạn bể chính sâu 3,7m dài 20m Toàn bộ bể được bọc bê tông cốtthép
3.1.3.3 Tháp điều áp
Theo tư vấn thiết kế: Kết cấu tháp điều áp là dạng viên trụ có tiết diện thay đổi theocao trình, đoạn giao giữa tháp với hầm dẫn nước chính được nối bằng họng cản cóđường kính D = 2m đến cao trình 60m, tiếp theo là đoạn kết cấu viên trụ 1 có đườngkính D = 3,8m đến cao trình 86m và cuối cùng là đoạn kết cấu viên trụ 2 mở rộng cóđường kính D = 9m từ cao trình 86m đến cao trình 111,5m Mặt bằng hở hố móng đỉnhtháp ở cao độ 98m
3.1.3.4 Nhà máy thủy điện và kênh xả
Nhà máy thủy điện Khe Thơi gồm 2 tổ máy, công xuất lắp máy 12MW, tuabin Francistrục đứng buồng xoắn kim loại Nhà máy kiểu hở có cao trình lắp máy 38,05m, đáy hốmóng nhà máy thấp nhất ở cao trình 30,65m
Đường kính bánh xe công tác 1,2m Máy phát đồng bộ với vận tốc quay định mức500v/ph, điện áp 6,3kV, công suất định mức 6MW Hai tổ máy nằm trong 1 phân đoạnvới kích thước mặt bằng 17,7m (dọc dòng chảy) và 22,2m (ngang dòng chảy) Chiềucao của phần ngầm dưới nước là 19,35m Khối sàn lắp ráp bố trí tách rời với tổ máycủa Nhà máy thủy điện, ở phía bên phải (nhìn từ hạ lưu) có cùng cao trình với sân nhàmáy là 50m, kích thước mặt bằng 15m (dọc dòng chảy) và 13,5m (ngang dòng chảy).Thiết bị phụ được bố trí ở các tầng bên dưới sàn lắp ráp (cùng block này) Để phục vụcác tổ máy trong giai đoạn vận hành và lắp ráp trong giai đoạn xây dựng, gian máy vàsàn lắp ráp có trang bị 1 cầu trục nhịp 12m và sức nâng 35/5T với cao trình đường ray56,95m, đảm bảo vận chuyển khối tổ máy gồm bánh xe công tác với trục, vận chuyểnrôtor và tổ hợp máy phát Nâng hạ các cửa van sửa chữa của các ống hút tại hạ lưu mô
nô ray điện có sức nâng 4T Các cửa van sửa chữa được treo trên khe van
Kênh xả nối tiếp sau nhà máy có chiều rộng 16,4m, đoạn dốc từ cao độ 32,9m đến37,3m có chiều dài 22m và đoạn kênh ra dốc từ cao trình 37,3m ra đến cao trình 37m
Trang 30tại vị trí cuối chiều dài kênh ra khoảng 180,3m Đáy kênh gia cố tấm bê tông cốt thép,mái kênh gia cố đá xây.
3.2 Tính toán mực nước trong tháp điều áp khi cắt tải và tăng tải cho các phương
án kích thước tháp khác nhau
3.2.1 Điều kiện xây dựng tháp
Theo P.G.Kixelep điều kiện xây dựng tháp dựa vào hằng số quán tính Tw
Nếu Tw> [ T1] thì cần thiết phải xây dựng tháp
[ T1] = 3 ÷ 6s ( Công trình trạm thủy điện trang 179 )
Qmax: Lưu lượng dòng chảy lớn nhất trong ống dẫn Qmax = 25,16 (m3/s)
Thay vào ta được:
Kết luận: cần phải xây dựng tháp điều áp
3.2.2 Diện tích tháp
2 0
i i
Trang 31khs: hệ số xét đến ảnh hưởng đặc tính của tuabin khs = 0,9
ht: Độ chênh mực nước thượng lưu và mực nước trong tháp (tổn thất trước tháp)
bổ sung thêm các trường hợp D = 7 ÷ 14m để so sánh phân tích
Trang 32Trong đó
QT(t): Là lưu lượng qua đường ống tuabin trong quá trình đóng mở tuabin QT = f(t)
Qd(t): Là lưu lượng qua đường dẫn trước tháp điều áp ở thời điểm t
Δt: Chênh lệch thời gian giữa hai thời điểm tỉnh toán
QTd: Lưu lượng qua tuabin đầu thời đoạn tính toán – tại thời điểm đầu tiên là Qo – tạicác thời điểm sau là QTc của thời đoạn trước
QTc: Lưu lượng qua tuabin cuối thời đoạn tính toán
cho 5s đầu tiên sau 5s thì QT =0 (trường hợp cắt tải)
Qhd: Lưu lượng qua đường hầm đầu thời đoạn
Qhc: Lưu lượng qua đường hầm cuối thời đoạn-là biến để tính thử dần khi sai số ε rấtnhỏ thì chuyển thời đoạn kế tiếp để tính
Qthd: Lưu lượng qua tháp đầu thời đoạn
Qthc: Lưu lượng qua tháp cuối thời đoạnQ thc =Q hc−Q Tc
Zthd: Cột nước tháp đầu thời đoạn
Trang 33Zthc1: Cột nước tháp cuối thời đoạn theo phương trình 1
2
thc thd thc thd
Trang 34Bảng 3.2 Mực nước tăng lên lớn nhất khi cắt tải cả hai tổ máy (D = 9m)