Câu trả lời ngắn gọn: 1. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa. Hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ 2 điều kiện : a) Phân công lao động xã hội b) Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người SX 2. Hàng hoá là gì? Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán 3. Thời gian lao động xã hội cần thiết là gì? Là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa trong điều kiện bình thường của XH, tức là với một trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo TB và cường độ lao động TB so với hoàn cảnh xã hội nhất định. 4. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa. Năng suất LĐ (gồm năng suất LĐ cá biệt và xã hội) Mức độ phức tạp của LĐ 5. Khi năng suất lao động tăng lên thì lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ tăng lên hay giảm xuống? Vì sao? Giảm. Vì khi tăng năng suất LĐ, thời gian LĐ XH cần thiết để SX ra hàng hóa càng giảm, do đó lượng giá trị càng ít. 6. Khi cường độ lao động tăng lên thì lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ tăng lên đúng hay sai? Vì sao? Sai. Khi tăng cường độ LĐ, lượng giá trị của một đv hàng hóa là không đổi. Vì bản chất tăng cường độ LĐ cũng như tăng thời gian LĐ, chỉ làm tăng lượng sản phẩm tạo ra mà k làm thay đổi lượng giá trị của 1 đv hàng hóa. 7. Sự phát triển các hình thái giá trị trong nền kinh tề hàng hóa biểu hiện như thế nào? Sự phát triển các hình thái biểu hiện thông qua bốn hình thái cụ thể sau : Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng Hình thái chung của giá trị Hình thái tiền tệ 8. Trình bày bản chất của tiền tệ? Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hóa khác, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người SX hàng hóa. 9. Tiền tệ những chức năng nào? Thước đo giá trị Phương tiện lưu thông Phương tiện cất trữ Phương tiện thanh toán Tiền tệ thế giới 10. Trình bày yêu cầu của quy luật giá trị? Việc SX và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động XH cần thiết 11. Trình bày tác động của quy luật giá trị? Có ba tác động : Điều tiết SX và lưu thông hàng hóa Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa SX, tăng năng suất LĐ, thúc đẩy lực lượng SX XH phát triển. Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người SX hàng hóa thành giàu nghèo Câu tự luận: 1. Trình bày đặc trưng và ưu thế của nền sản xuất hàng hóa? a. Đặc trưng của SX hàng hóa Thứ nhất, hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán, không phải để người SX ra tiêu dùng Thứ hai, lao động của người SX hàng hóa vừa mang tính chất tư nhân, vừa mang tính xã hội Thứ ba, mục đích của SX hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận chứ không phải giá trị sử dụng b. Ưu thế của nền SX hàng hóa Một là, sự phát triển của SXHH làm cho phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng chặt chẽ, xóa bỏ tính tự cấp tự túc, bảo thủ, trì trệ của nền KT, đẩy mạnh quá trình xã hội hóa SX và LĐ Hai là, đẩy mạnh tăng năng suất LĐ XH, thúc đẩy lực lượng SX phát triển Ba là, SX HH quy mô lớn có ưu thế so với SX tự cấp tự túc về quy mô, trình độ kỹ thuật, cộng nghệ, khả năng thỏa mãn nhu cầu… Đây là hình thức tổ chức KT XH hiện đại phù hợp với xu thế thời đại ngày nay. Bốn là, SXHH là mô hình KT mở, thúc đẩy giao lưu KT, VH, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của XH Hạn chế : Phân hóa giàu nghèo Tiềm ẩn khả năng khủng hoảng KT – XH Phá hoại môi trường sinh thái
Trang 1CÂU HỎI NGẮN GỌN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN 2
CHƯƠNG IV HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ
Câu trả lời ngắn gọn:
1 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
Hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ 2 điều kiện :
a) Phân công lao động xã hội
b) Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người SX
2 Hàng hoá là gì?
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán
3 Thời gian lao động xã hội cần thiết là gì?
Là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa trong điều kiện bình thường của XH, tức
là với một trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo TB và cường độ lao động TB so với hoàn cảnh xã hội nhất định
4 Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
- Năng suất LĐ (gồm năng suất LĐ cá biệt và xã hội)
- Mức độ phức tạp của LĐ
5 Khi năng suất lao động tăng lên thì lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ tăng lên hay giảm xuống? Vì sao?
Giảm Vì khi tăng năng suất LĐ, thời gian LĐ XH cần thiết để SX ra hàng hóa càng giảm,
do đó lượng giá trị càng ít
6 Khi cường độ lao động tăng lên thì lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ tăng lên đúng hay sai? Vì sao?
Sai Khi tăng cường độ LĐ, lượng giá trị của một đv hàng hóa là không đổi Vì bản chất tăng cường độ LĐ cũng như tăng thời gian LĐ, chỉ làm tăng lượng sản phẩm tạo ra mà k làm thay đổi lượng giá trị của 1 đv hàng hóa
7 Sự phát triển các hình thái giá trị trong nền kinh tề hàng hóa biểu hiện như thế nào?
Sự phát triển các hình thái biểu hiện thông qua bốn hình thái cụ thể sau :
- Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên
- Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng
- Hình thái chung của giá trị
- Hình thái tiền tệ
8 Trình bày bản chất của tiền tệ?
Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hóa khác, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người SX hàng hóa
9 Tiền tệ những chức năng nào?
- Thước đo giá trị
- Phương tiện lưu thông
- Phương tiện cất trữ
- Phương tiện thanh toán
- Tiền tệ thế giới
10 Trình bày yêu cầu của quy luật giá trị?
Việc SX và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động XH cần thiết
Trang 211 Trình bày tác động của quy luật giá trị?
Có ba tác động :
- Điều tiết SX và lưu thông hàng hóa
- Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa SX, tăng năng suất LĐ, thúc đẩy lực lượng SX
XH phát triển
- Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người SX hàng hóa thành giàu nghèo
Câu tự luận:
1 Trình bày đặc trưng và ưu thế của nền sản xuất hàng hóa?
a Đặc trưng của SX hàng hóa
- Thứ nhất, hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán, không phải để người SX ra
tiêu dùng
- Thứ hai, lao động của người SX hàng hóa vừa mang tính chất tư nhân, vừa mang
tính xã hội
- Thứ ba, mục đích của SX hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận chứ không phải giá trị
sử dụng
b Ưu thế của nền SX hàng hóa
- Một là, sự phát triển của SXHH làm cho phân công lao động xã hội ngày càng
sâu sắc, chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng chặt chẽ, xóa bỏ tính tự cấp tự túc, bảo thủ, trì trệ của nền KT, đẩy mạnh quá trình xã hội hóa SX và LĐ
- Hai là, đẩy mạnh tăng năng suất LĐ XH, thúc đẩy lực lượng SX phát triển
- Ba là, SX HH quy mô lớn có ưu thế so với SX tự cấp tự túc về quy mô, trình độ
kỹ thuật, cộng nghệ, khả năng thỏa mãn nhu cầu… Đây là hình thức tổ chức KT
XH hiện đại phù hợp với xu thế thời đại ngày nay
- Bốn là, SXHH là mô hình KT mở, thúc đẩy giao lưu KT, VH, tạo điều kiện nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của XH
*** Hạn chế :
- Phân hóa giàu nghèo
- Tiềm ẩn khả năng khủng hoảng KT – XH
- Phá hoại môi trường sinh thái
2 Trình bày yêu cầu và phân tích tác động của quy luật giá trị?
Yêu cầu của quy luật giá trị: Việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao
phí lao động xã hội cần thiết
Phân tích tác động của quy luật giá trị :
Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
+ Điều tiết sản xuất tức là điều hòa, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế Thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường dưới tác động của quy luật cung cầu
+ Điều tiết lưu thông : Sự biến động của giá cả thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cao, do đó làm cho lưu thông hàng hóa thông suốt
Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lí hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.
Trong nền kinh tế hàng hóa, để giành lợi thế trong cạnh tranh, tránh bị lỗ vốn, người sản xuất phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình sao cho bằng hoặc nhỏ hơn hao phí lao động xã hội Muốn vậy, họ cần phải cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết
Trang 3kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao động Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn
Thứ ba, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành người giàu, người nghèo.
+ Những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó phát tài giàu lên nhanh chóng
+ Ngược lại, những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi, hoặc bị rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn đến phá sản trở thành nghèo khó
Tác động của quy luật giá trị có ý nghĩa:
+ Tích cực: Quy luật giá trị chi phối sự lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển
+ Hạn chế: Phân hóa xã hội giàu nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội
CHƯƠNG V HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
Câu trả lời ngắn gọn:
12 Trình bày mâu thuẫn công thức chung của tư bản?
Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông
13 Sức lao động là gì?
Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực trong thân thể một con người, trong nhân cách sinh động của con người để sản xuất ra những vật có ích
14 Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động có tính chất đặc biệt gì?
Tính chất đặc biệt của giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động: là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức là có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó Đó là chìa khóa để giải thích mâu thuẫn của công thức chung tư bản
15 Giá trị thặng dư là gì?
Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không
16 Nhà tư bản thu giá trị thặng dư tuyệt đối bằng cách nào?
Nhà tư bản thu giá trị thặng dư tuyệt đối bằng cách kéo dài tuyệt đối ngày lao động của công nhân trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không đổi và giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng phương pháp này được gọi là giá trị thặng dư tuyệt đối
17 Nguồn gốc giá trị thặng dư siêu ngạch?
Giá trị thặng dư siêu ngạch thu được do tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá cả thị trường của nó
18 Nội dung quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản là gì?
Nội dung của nó là SX ra giá trị thặng dư tối đa bằng cách tăng cường bóc lột công nhân làm thuê
19 Bản chất tiền công trong chủ nghĩa tư bản là gì?
Bản chất tiền công trong chủ nghĩa tư bản là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, nhưng lại biểu hiện ra bề ngoài thành giá cả của lao động
Trang 420 Hai hình thức cơ bản của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là gì?
Hai hình thức cơ bản của tiền công là: tiền công tính theo thời gian và tiền công tính theo sản phẩm
21 Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế là gì?
- Tiền công danh nghĩa: là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản
- Tiền công thực tế: là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tiêu dùng và dịch
vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình
22 Thực chất của tích lũy tư bản là gì?
Thực chất của tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản, hay
là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư
23 Nếu tỷ lệ phân chia quỹ tích lũy và quỹ tiêu dùng của nhà tư bản đã được xác định, thì quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào yếu tố nào?
Nếu tỉ lệ phân chia quỹ tích lũy và quỹ tiêu dùng của nhà tư bản đã được xác định thì quy
mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư
24 Tìm sự giống nhau và khác nhau giữa tích tụ tư bản và tập trung tư bản?
- Giống nhau: tích tụ tư bản và tập trung tư bản đều làm tăng quy mô của tư bản cá biệt
- Khác nhau:
Nguồn gốc là giá trị thặng dư Nguồn gốc là những tư bản cá biệt có sẵn
trong xã hội Làm tăng quy mô của tư bản xã hội Không làm tăng quy mô của tư bản xã hội Phản ánh mối quan hệ giữa tư bản và lao
động Phản ánh mối quan hệ giữa tư bản và laođộng, tư bản và tư bản
25 Tổng sản phẩm xã hội là gì?
Tổng sản phẩm xã hội là toàn bộ sản phẩm mà xã hội sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm
26 Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là gì?
Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là chi phí về tư bản bất biến và tư bản khả biến mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hóa
27 Lợi nhuận bình quân là gì?
Lơi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản bằng nhau, đầu tư vào những ngành khác nhau, bất kể cấu tạo hữu cơ của tư bản như thế nào
28 Những nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận?
- Tỉ suất giá trị thặng dư
- Cấu tạo hữu cơ của tư bản
- Tốc độ chu chuyển của tư bản
- Tiết kiệm tư bản bất biến
29 Bản chất lợi nhuận thương nghiệp trong chủ nghĩa tư bản là gì?
Lợi nhuận thương nghiệp là một phần của giá trị thặng dư được sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất và do tư bản công nghiệp nhượng lại cho tư bản thương nghiệp, để tư bản thương nghiệp thực hiện chức năng lưu thông
30 Bản chất của lợi tức cho vay trong chủ nghĩa tư bản là gì?
Lợi tức cho vay có nguồn gốc từ giá trị thặng dư do giai cấp công nhân làm công tạo ra trong quá trình sản xuất mà nhà tư bản đi vay phải trả cho nhà tư bản cho vay
Trang 531 Địa tô tư bản chủ nghĩa là gì?
Địa tô tư bản chủ nghĩa là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân mà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ
32 Địa tô tuyệt đối là gì?
Địa tô tuyệt đối là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, được hình thành
do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp luôn thấp hơn cấu tạo hữu cơ của tư bản trong công nghiệp, nó là số chênh lệch giữa giá trị nông phẩm và giá cả sản xuất chung
Câu tự luận:
3 Tìm hiểu chu kỳ của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản? (có thể là câu hỏi gợi mở)
Xem sgk trang 273
- Trong giai đoạn tự do cạnh tranh của CNTB, từ 8 đến 12 năm nền KT TBCN
phải trải qua một cuộc khủng hoảng KT
- Chu kỳ KT gồm 4 giai đoạn : khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh + Khủng hoảng : giai đoạn khởi điểm, hàng hóa ứ đọng, dư thừa, giá cả giảm
mạnh, SX đình trệ, xí nghiệp đóng cửa, công nhân thất nghiệp hàng loạt
TB phá sản, SX bị phá hoại nghiêm trọng
+ Tiêu điều : SX trì trệ, không đi lên, không đi xuống, TB hạ thấp tiền công,
đổi mới tư bản cố định, tạo điều kiện phục hồi KT
+ Phục hồi : các xí nghiệp khôi phục và mở rộng SX, công nhân có việc làm,
vật giá tăng lên, lợi nhuận tư bản cũng tăng lên
+ Hưng thịnh : giai đoạn mà SX PT vượt quá điểm cao nhất mà chu kỳ trước
đó đã đạt được Xí nghiệp được mở rộng và tăng thêm, năng lực SX lại vượt quá sức mua của XH => tạo đk cho cuộc khủng hoảng KT mới
** Lưu ý :
- Khủng hoảng KT không chỉ xảy ra trong CN mà còn trong NN
Một số thay đổi của khủng hoảng KT sau WW II :
+ KHKT không còn gay gắt như trước
+ Vật giá leo thang trong khủng hoảng
+ Xuất hiện các cuộc khủng hoảng trung gian, khủng hoảng cơ cấu
+ Dấu hiệu nhận biết tiêu điều và phồn thịnh không rõ ràng
CHƯƠNG VI HỌC THUYẾT VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN VÀ CHỦ NGHĨA
TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC
Câu trả lời ngắn gọn:
33 Chủ nghĩa tư bản độc quyền là gì?
Chủ nghĩa tư bản độc quyền là chủ nghĩa tư bản vận động chịu sự chi phối của các tổ chức độc quyền
34 Tổ chức độc quyền là gì?
Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa nào đó nhằm mục đích thu được lợi nhuận độc quyền cao
Trang 635 Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền?
Có 5 đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền:
- Sự tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền
- Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính
- Xuất khẩu tư bản
- Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền
- Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc
36 Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền có những loại cạnh tranh nào?
Tồn tại 3 loại cạnh tranh chủ yếu :
- Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc quyền
- Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau
- Cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền
Ngoài ra, còn tồn tại sự cạnh tranh giữa người SX nhỏ, nhà tư bản vừa và nhỏ
Câu tự luận:
4 Trình bày vai trò của CNTB đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội?
Trong suốt quá trình phát triển, nếu chưa xét đến hậu quả nghiêm trọng đã gây ra đối với loài người thì chủ nghĩa tư bản cũng có những đóng góp tích cực đối với phát triển sản xuất Đó là:
+ Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã giải phóng loài người khỏi “đêm trường trung cổ” của xã hội phong kiến; đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên, tự túc tự cấp chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa; chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn hiện đại
+ Phát triển lực lượng sản xuất, đưa nền kinh tế của nhân loại bước vào một thời đại mới, thời đại kinh tế tri thức
+ Thực hiện xã hội hóa sản xuất: Đó là sự phát triển của phân công lao động xã hội, sản xuất tập trung với quy mô hợp lý, chuyên môn hóa sản xuất và hợp tác lao động sâu sắc, mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các ngành, các lĩnh vực ngày càng chặt chẽ…
+ Xây dựng tác phong công nghiệp cho người lao động
+ Chủ nghĩa tư bản lần đầu tiên trong lịch sử đã thiết lập nên nền dân chủ tư sản, tuy chưa phải hoàn hảo, nhưng vẫn tiến bộ hơn các thể chế chính trị trước đây, bởi nó được xây trên cơ sở thừa nhận quyền tự do thân thể của cá nhân
Những thành tựu và đóng góp của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển của nền sản xuất
xã hội là sự chuẩn bị tốt nhất những điều kiện tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới
Trang 7CHƯƠNG VII :
SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Câu trả lời ngắn gọn:
37 Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?
Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ mọi chế độ áp bức bóc lột và xây dựng xã hội mới-xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa
38 Cách mạng xã hội chủ nghĩa là gì?
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa lỗi thời bằng chế độ xã hội chủ nghĩa Trong cuộc cách mạng đó, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
39 Những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng khối liên minh công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác trong CM XHCN?
- Phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân
- Phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện
- Kết hợp đúng đắn các lợi ích
40 Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì?
Là thời kỳ lịch sử tất yếu trên con đường phát triển của hình thái KT – XH cộng sản chủ nghĩa
Là thời kỳ có đặc điểm riêng với những nội dung KT, chính trị, văn hóa và xã hội đặc thù mà giai đoạn XH XHCN trên con đường phát triển của hình thái KT – XH cộng sản chủ nghĩa chỉ
có thể có được trên cơ sở hình thành các nội dung đó
Câu tự luận:
5 Phân tích những đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân?
+ Thứ nhất, giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng Vì họ đại biểu cho
phương thức sản xuất tiên tiến Đó là giai cấp được trang bị bởi một lý luận khoa học cách mạng và luôn luôn đi đầu trong các phong trào cách mạng
+ Thứ hai, giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất thời đại
ngày nay Giai cấp công nhân có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lịch sử của giai cấp
tư sản Điều kiện sống, điều kiện lao động trong chế độ tư bản chủ nghĩa đã chỉ cho họ thấy: họ chỉ có thể được giải phóng bằng cách giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa
+ Thứ ba, giai cấp công nhân là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao Giai cấp công
nhân lao động trong nền sản xuất đại công nghiệp với hệ thống sản xuất mang tính chất dây chuyền và nhịp độ làm việc khẩn trương cùng với cuộc sống đô thị tập trung buộc giai cấp này phải tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật lao động Khi được sự giác ngộ bởi một
lý luận khoa học, cách mạng và tổ chức ra được chính đảng của nó thì tính tổ chức và
kỷ luật cao sẽ phát huy tác dụng tích cực
+ Thứ tư, giai cấp công nhân có bản chất quốc tế Phong trào công nhân các nước phải
gắn bó với nhau bởi vì “tư bản là một lực lượng quốc tế Muốn thắng nó cần phải có sự liên minh quốc tế”
Trang 8CHƯƠNG VIII NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CÓ TÍNH QUY LUẬT TRONG
TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Câu trả lời ngắn gọn:
41 Nhà nước là gì?
Nhà nước là nền chuyên chính của giai cấp này đối với giai cấp khác và đối với toàn bộ xã hội,
là tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành phù hợp với lợi ích của mình và đàn áp sự phản kháng của giai cấp khác
42 Văn hóa là gì?
Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động
và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình, biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định
43 Những nội dung cơ bản của quá trình xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa?
Quá trình xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa gồm bốn nội dung cơ bản:
- Cần phải nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ trí thức của xã hội mới
- Xây dựng con người phát triển toàn diện
- Xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa
- Xây dựng gia đình văn hóa
44 Nội dung cương lĩnh dân tộc của Lenin?
Cương lĩnh dân tộc của Lenin gồm ba nội dung:
- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
- Các dân tộc được quyền tự quyết
- Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
Câu tự luận:
6 Phân tích những nội dung cơ bản của quá trình xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa
Việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa gồm những nội dung cơ bản sau:
- Nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ trí thức của xã hội mới: quần chúng
nhân dân càng được chuẩn bị tốt về tinh thần, trí lực, tư tưởng, càng có ảnh hưởng tích cực đến tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Vì vậy, bồi dưỡng nhân tài, nâng cao chất lượng nguồn lao động vừa là nhu cầu cấp bách, vùa là nhu cầu lâu dài của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
- Xây dựng con người phát triển toàn diện: sự hình thành và phát triển của con
người luôn gắn liền với sự hình thành và phát triển của xã hội Con người xã hội chủ nghĩa là con người phát triển toàn diện, là con người có tinh thần và năng lực xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, là con người lao động mới, có tinh thần yêu nước chân chính và tinh thần quốc tế trong sáng, lối sống tình nghĩa, có tính cộng đồng ca