1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án tốt nghiệp lập chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng

85 251 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 196,27 KB

Nội dung

• Chiến lược thị trường và sản phẩm: Không chỉ hoạt động trên phạm vi thị trường xây lắp mà còn vươn ra các thị trường khác như sau : vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh xuất nhập khẩu. • Chiến lược tài chính: Phát triển công tác huy động vốn cổ phần, đảm bảo mức lợi nhuận để tái đầu tư và phát triển, tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài. • Chiến lược đấu thầu: Tùy đặc điểm của từng gói thầu mà đẩy mạnh chiến lược theo hướng ưu thế giá, ưu thế về công nghệ, ưu thế về tài chính hay ưu thế về nguyên liệu sẵn có. • Chiến lược con người: Con người luôn là chìa khóa cho mọi cánh cửa phát triển. Vì thế chiến lược về con người không chỉ dừng lại ở đào tạo vấn đề chuyên môn mà còn phải có đạo đức trong kinh doanh và phải tuyệt đối trung thành với công ty.

Trang 1

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

……….

……….

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

…………

………

………

Trang 2

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

……… ………

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI ĐỌC DUYỆT ………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 3

…………

………

……….

……….

……….

……….

……….

……….

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

…………

………

……….

……….

Trang 4

Chương1 : Doanh nghiệp và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 6

1.1 Doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 7

1.1.1 Khái niện về doanh nghiệp 7

1.1.2 Phân loại về doanh nghiệp 8

1.1.2.1 Theo bản chất kinh tế của của chủ sở hữu 8

1.1.2.2 Căn cứ vào hình thức pháp lý doanh nghiệp 8

1.1.2.3 Căn cứ vào chế độ trách nhiệm 9

1.1.3 Vị trí và vai trò của doanh nghiệp 10

1.1.4 Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp 11

1.2 Tổng quan về môi trường kinh doanh 12

1.2.1 Khái niệm về môi trường kinh doanh 12

1.2.2 Các yếu tố của môi trường kinh doanh 13

1.2.2.1 Môi trường vĩ mô 13

1.2.2.2 Môi trường vi mô 19

1.2.2.3 Hoàn cảnh nội bộ của doanh nghiệp 23

1.2.3 Phân tích môi trường và dự báo diễn biến môi trường kinh doanh 27

1.2.3.1 Thiết lập nhu cầu thông tin 28

1.2.3.2 Dự báo diễn biến môi trường kinh doanh 29

1.2.3.3 Lập bảng tổng hợp môi trường kinh doanh 30

1.2.3.4 Phân tích các mặt mạnh,yếu, cơ hội, nguy cơ 31

1.2.4 Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến hoạt động của doanh nghiệp 33

Chương 2: Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh 35

2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò, phân loại chiến lược kinh doanh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 35

2.1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh 35

2.1.2 Đặc điểm của chiến lược kinh doanh 36

2.1.2.1 Đặc điểm chung 37

2.1.2.2 Một số đặc điểm của chiến lược sản xuất kinh doanh 38

Trang 5

2.1.3 Phân loại chiến lược kinh doanh 39

2.1.3.1 Phân loại theo phạm vi chiến lược 39

2.1.3.2 Phân loại căn cứ vào tiếp cận thị trường gồm 4 nhóm: 40

2.1.3.3 Phân loại căn cứ vào tầm quan trọng của chiến lược 40

2.1.3.4 Phân loại căn cứ vào cấp quản lý chiến lược 40

2.1.3.5 Phân loại theo vùng địa lý 41

2.2 Yêu cầu, căn cứ, đặc điểm và nguyên tắc xây dựng chiến lược kinh doanh 41

2.2.1 Yêu cầu của lựa chọn và xây dựng chiến lược 41

2.2.2 Các căn cứ xây dựng chiến lược 42

2.2.3 Các nguyên tắc xây dựng chiến lược 44

2.2.4 Đặc điểm của xây dựng chiến lược 45

2.2.4.1 Bảo đảm tính hiệu quả của sản xuất kinh doanh 45

2.2.4.2 Phải đảm bảo tính liên tục và kế thừa 45

2.2.4.3 Phải chú trọng mục tiêu ưu tiên 46

2.2.4.4 Phải đảm bảo tính văn hóa trong kinh doanh 46

2.2.4.5 Phải chú ý đến các yếu tố chính trị 46

2.3 Quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 46

2.3.1 Quy trình 8 bước hoạch định chiến lược cấp doanh nghiệp 46

2.3.2 Quy trình ba giai đoạn hoạch định chiến lược 47

2.4 Quản trị chiến lược 48

2.4.1 Khái niệm và vai trò quản trị chiến lược kinh doanh 48

2.4.2 Quy trình quản trị chiến lược 48

2.4.2.1 Quá trình kiểm tra, đánh giá chiến lược 49

2.4.2.2 Quy trình đánh giá chiến lược 49

2.4.2.3 Đảm bảo cơ sở thông tin để kiểm tra, đánh giá chiến lược 50

Chương 3: Xây dựng chiến lược và các giải pháp kinh doanh cho Công ty cổ phần Sông Đà 19 51

3.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần Sông Đà 19 51

3.1.1 Khái quát về doanh nghiệp xây dựng giao thông 51

Trang 6

3.1.2 Quá trình thành lập và phát triển Công ty CP Sông Đà 19 52

3.1.3 Trụ sở và các ngành nghề kinh doanh 53

3.1.3.1 Trụ sở 53

3.1.3.2 Các ngành nghề kinh doanh chính: 53

3.2 Dự báo về chiến lược phát triển của công ty CP Sông Đà 19 trong những năm tới 54

3.2.1 Phân tích đánh giá thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty CP Sông Đà 19 trong thời gian qua (2009-2012) 55

3.2.2 Kết quả đạt được và tồn tại 56

3.2.3 Đề xuất chiến lược kinh doanh cho công ty trong thời gian tới( 2010-2020) 56

3.3 Xây dựng chiến lược của công ty CP Sông Đà 19 trong giai đoạn 2010-2020

57

3.3.1 Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 57

3.3.1.1 Môi trường bên ngoài 58

3.3.2 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty Cồ phần Sông Đà 19 76

3.3.2.1 Mục tiêu dài hạn 76

3.3.2.2 Mục tiêu trung hạn 77

3.3.3 Một số công cụ hoạch định chiến lược 77

3.3.4 Đề xuất chiến lược kinh doanh Công ty xây dựng Sông Đà 19 đến năm 2020 81

3.3.4.1 Đổi mới công nghệ là một giải pháp quan trọng 82

3.3.4.2 Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường 82

3.3.4.3 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý 83

3.3.5 Kết luận 85

Trang 7

Công ty phải biết được hướng đi của mình, việc xây dựng chiến lược kinh doanh

sẽ giúp ta trả lời tốt các câu hỏi này Từ đó đưa ra các chiến lược phát triển công ty và cácgiải pháp thực hiện chiến lược đó để đạt được hiệu quả cao nhất

Trong thời gian học tập ở trường và thực tập tại công ty Cổ phần Sông Đà 19 emnhận thấy vai trò hết sức to lớn của việc xây dựng chiến lược kinh doanh nó là một nhân

tố dẫn đến thành công của Doanh nghiệp

Bài viết gồm ba phần :

Chương 1: Doanh nghiệp và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

Chương 2: Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh

Chương 3: Xây dựng chiến lược và các giải pháp kinh doanh cho Công ty cổ

phần Sông Đà 19

Trang 8

Chương1 : Doanh nghiệp và môi trường kinh doanh của doanh

nghiệp.

1.1 Doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.

1.1.1 Khái niện về doanh nghiệp.

Tùy thuộc vào góc độ nhìn nhận cùng các quan điểm mà chúng ta có các khái niệmchung về doanh nghiệp, trong đó có quan điểm chung:

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổnđịnh, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện cáchoạt động kinh doanh

Theo quan điểm nhà tổ chức: Doanh nghiệp là một tổng thể các phương tiện, máy mócthiết bị và con người được tổ chức lại nhằm đạt một mục đích

Cũng theo Luật doanh nghiệp 2005 giải thích, Kinh doanh là việc thực hiện liên tụcmột, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sảnphẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi Như vậy doanhnghiệp là tổ chức kinh tế vị lợi, mặc dù thực tế một số tổ chức doanh nghiệp có các hoạtđộng không hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận

Quan điểm lợi nhuận: doanh nghiệp là tổ chức sản xuất, thông qua đó, trong khuôn khổmột tài sản nhất định, người ta kết hợp nhiều yếu tố sản xuất khác nhau, nhằm tạo ranhững sản phẩm và dịch vụ để bán trên thị trường và thu khoản chênh lệch giữa giá thành

và giá bán sản phẩm

Quan điểm chức năng: doanh nghiệp là đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm thực hiệnmột, một số, hoặc tất cả các công đoạn trong quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sảnphẩm hoặc thực hiện các dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi

Quan điểm lý thuyết hệ thống: doanh nghiệp là một bộ phận hợp thành trong hệ thốngkinh tế, mỗi đơn vị trong hệ thống đó phải chịu sự tác động tương hỗ lẫn nhau, phải tuânthủ nhưng điều kiện hoạt động mà nhà nước đặt ra cho hệ thống kinh tế đó nhằm phục vụcho mục đích tiêu dùng của xã hội

Trang 9

Về mặt hình thức: doanh nghiệp là nơi tập hợp và sử dụng các tài năng, nguồn lực đểtạo nên sản phẩm hay dịch vụ nào đó.

1.1.2 Phân loại về doanh nghiệp.

1.1.2.1 Theo bản chất kinh tế của của chủ sở hữu

Theo bản chất kinh tế chủ sở hữu thì Doanh nghiệp gồm:

 Doanh nghiệp tư nhân

 Doanh nghiệp hợp danh

 Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn

Thông thường doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số các doanhnghiệp, nhưng doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn lại chiếm tỷ trọng lớn nhất về doanhthu, đặc biệt trong các lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn như sản xuất hàng hóa, tài chính

1.1.2.2 Căn cứ vào hình thức pháp lý doanh nghiệp

Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2005 thì hình thức pháp lý của các loại hình doanhnghiệp ở Việt Nam bao gồm:

 Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp mà các thành viên trong công ty chịutrách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốnđiều lệ của công ty

 Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiềuphần bằng nhau gọi là cổ phần Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh nghiệpđược gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản kháctrong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

 Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữucủa công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung (gọi là thành viên hợp danh) Thành

Trang 10

viên hợp doanh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về cácnghĩa vụ của công ty Ngoài ra trong công ty hợp danh còn có các thành viên góp vốn.

 Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu tráchnhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp Mỗi cá nhânchỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân

 Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật đầu tư nướcngoài 1996 chưa đăng kí lại hay chuyển đổi theo quy định

1.1.2.3 Căn cứ vào chế độ trách nhiệm

Căn cứ vào chế độ trách nhiệm có thể phân loại các doanh nghiệp thành có chế độ tráchnhiệm vô hạn và chế độ trách nhiệm hữu hạn

1.1.2.3.1 Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn

Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn là loại hình doanh nghiệp mà ở đó chủ sởhữu doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp bằng tất cả tài sản củamình, khi doanh nghiệp không đủ tài sản để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của nó.Theopháp luật Việt Nam, có hai loại doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn là doanhnghiệp tư nhân và công ty hợp danh

Thực chất chế độ trách nhiệm vô hạn của loại doanh nghiệp này là chế độ trách nhiệm

vô hạn của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và của thành viên hợp danh công ty hợpdanh Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh sẽ chịu trách nhiệm đếncùng về mọi nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mà không giới hạn ở phần tài sản chủdoanh nghiệp, các thành viên hợp dan đã bỏ vào đầu tư kinh doanh tại doanh nghiệp tưnhân và công ty hợp danh Điều này có nghĩa là nếu tài sản của doanh nghiệp tư nhân vàcông ty hợp danh không đủ để thực hện các nghĩa vụ về tài chính của doanh nghiệp khicác doanh nghiệp này phải áp dụng thủ tục thanh lý trong thủ tục phá sản, chủ sở hữu

Trang 11

doanh nghiệp và các thành viên hợp danh phải sử dụng cả tài sản riêng không đầu tư vàodoanh nghiệp để thanh toán cho các khoản nợ của doanh nghiệp.

1.1.2.3.2 Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn

Theo pháp luật Việt Nam, các doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn cụ thểgồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp liên danh và doanhnghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài không tiến hành đăng ký lại

Những doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn là những doanh nghiệp mà ở đóchủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanhnghiệp trong phạm vi sốp vốn đã góp vào doanh nghiệp Điều đó có nghĩa là khi số tài sảncủa doanh nghiệp không đủ để trả nợ thì chủ sở hữu không có nghĩa vụ phải trả nợ thaycho doanh nghiệp

Chế độ trách nhiệm hữu hạn của các loại doanh nghiệp trên thực chất là chế độ tráchnhiệm hữu hạn của các nhà đầu tư - thành viên/chủ sở hữu công ty

1.1.3 Vị trí và vai trò của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế , là bộ phận chủ yếu tạo ratổng sản phẩm trong nước (GDP)

Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch cơ cấu lớn của nềnkinh tế quốc dân: Cơ cấu nhiều thành phần kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu ngànhkinh tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương

Vai trò của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông và quản lý khai thác cầuđường:

 Là chủ thể sx hàng hóa, cung ứng dịch vụ khai thác cơ sở hạ tầng kĩ thuật

Trang 12

 Là 1 pháp nhân kinh tế bình đẳng trước pháp luật.

 Là 1 đơn vị kinh tế, là tế bào trong hệ thống GTVT thống nhất của nền KTQD

 Là 1 tổ chức xã hội: doanh nghiệp phải làm tốt các trách nhiệm với xã hội

1.1.4 Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.

 Mang chức năng sản xuất kinh doanh

 Tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cơ bản, bên cạnh các mục tiêu xã hội

 Phải chấp nhận sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển

Các hoạt động chủ yếu là sản xuất, mua bán trao đổi, các hoạt động đầu tư khác…Mục đích của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông và quản lý khai thác cầuđường:

* Mục đích hoạt động:

 Mục đích kinh tế: đây là 1 mục đích quan trọng hàng đầu đối với DN sx kd thôngthường

 Mục đích xã hội: là cung cấp sx dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội

 Thỏa mãn các nhu cầu đa dạng cụ thể của mọi người trong doanh nghiệp

*Mục tiêu hoạt động:

 Mục tiêu là biểu hiện cụ thẻ mục đích doanh nghiệp trong từng giai đoạn nhất định

 Xét về mặt kinh tế doanh nghiệp kinh tế và DN QLKTCTCĐ có những mục tiêusau:

+ Tối đa hóa lợi nhuận

Trang 13

+ Đảm bảo an toàn trong kinh doanh.

+ Phục vụ tốt nhất nhu cầu vận chuyển hàng hóa hành khách

+ Tối đa hóa giá trị tài sản DN để đạt đc sự phát triển và tăng trưởng của DN

1.2 Tổng quan về môi trường kinh doanh.

Việc xây dựng chiến lược và quản lý chiến lược phụ thuộc vào các điều kiện môitrường mà doanh nghiệp đang hoạt động trong nó Các yếu tố môi trường có ảnh hưởngsâu rộng đến toàn bộ các bước của quá trình xây dựng và quản lý chiến lược Chiến lượcphải được hoạch định trên cơ sở các điều kiện môi trường dự kiến Đối với các doanhnghiệp Việt Nam khi tiềm năng còn hạn chế, kinh nghiệm kinh doanh trong nền kinh tếthị trường còn chưa nhiều, sức cạnh tranh còn kém, doanh nghiệp muốn tồn tại và pháttriển thì phải bằng chính năng lực của mình, phát huy được “nội lực” và nắm bắt đượcthời cơ Để có thể đạt được mục tiêu đó, một công việc hết sức quan trọng đối với cácdoanh nghiệp là phải đánh giá được môi trường bên ngoài và đánh giá được môi trườngbên trong của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm về môi trường kinh doanh.

Môi trường theo nghĩa đen bao gồm các vật chất hữu cơ và vô cơ quanh sinhvật.Theo định nghĩa này thì không thể nào xác định được môi trường một cách

cụ thể, vì mỗi cá thể, mỗi loài, mỗi chi vẫn có một môi trường và một quần thể, một quần

xã lại có một môi trường rộng lớn hơn

Môi trường kinh doanh là tất cả những yếu tố bao gồm cả bên trong lẫn bên ngoàitác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp được chia làm 3 cấp độ: môi trường vĩ

mô, môi trường vi mô và hoàn cảnh nội bộ, mỗi cấp độ của môi trường lại gồm các yếu

Trang 14

6 Văn hóa kinh doanh

1.2.2 Các yếu tố của môi trường kinh doanh.

1.2.2.1 Môi trường vĩ mô

Xem xét môi trường vĩ mô giúp doanh nghiệp trả lời một phần hoặc trả lời toàn bộ câuhỏi: Doanh nghiệp đang trực diện với những gì?

Việc đánh giá, kiểm soát các yếu tố bên ngoài là hoạt động nhằm trực diện những yếu

tố, những xu thế, sự biến động của môi trường bên ngoài mà nó vượt quá tầm kiểm soátcủa một doanh nghiệp, ví dụ như sự biến cố lớn về chính trị, đảng phái, khủng hoảng kinhtế….Việc kiểm soát các yếu tố bên ngoài sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nhữngnhận xét chính xác về môi trường mà doanh nghiệp đang tồn tại và phát triển, nhận diện

ra những cơ hội cũng như những thách thức, khó khăn mà môi trường đem lại, để từ đónhững nhà quản lý chiến lược soạn thảo các chiến lược kinh doanh nhằm tận dụng các cơhội cũng như giảm bớt ảnh hưởng của các nguy cơ Công việc cụ thể của quá trình nghiêncứu môi trường vĩ mô là vạch ra 1 danh mục có giới hạn các cơ hội mà môi trường đemlại và các môi đe dọa mà doanh nghiệp nên tránh Các ảnh hưởng từ môi trường vĩ môchia ra làm 5 nhóm nguyên tố:

- Các yếu tố kinh tế

- Các yếu tố chính phủ, chính trị, luật pháp

- Các yếu tố công nghệ

Trang 15

- Các yếu tố xã hội.

- Các yếu tố tự nhiên

Hoạt động kinh doanh không thể tách khỏi môi trường vĩ mô Doanh nghiệp chỉ như 1phần tử trong hệ thống và có mối quan hệ hữu cơ với các điều kiện ngoại cảnh của 5nhóm yếu tố trên đều gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp Như vậy, nhiệm vụ của nhà chiếnlược là phải tiến hành kiểm soát các yếu tố bên ngoài, nhận diện những cơ hội có thể cóđược và những nguy cơ sẽ phải đương đầu, để từ đó có những mục tiêu, phương hướngxây dựng, thực hiện chiến lược

1.2.2.1.1 Các yếu tố về kinh tế.

Các yếu tố kinh tế là những yếu tố quan trọng quyết định diện mạo của một nền kinh

tế Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp Các yếu tế kinh tế gồmnhững yếu tố chủ yếu sau:

a Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

Tốc độ tăng trưởng khác nhau của nền kinh tế trong các giai đoạn thịnh vượng, suythoái, phục hồi sẽ ảnh hưởng đến tiêu dung Khi nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăngtrưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động của các doanh nghiệp.Ngược lại khi nền kinh tế sa sút, suy thoái dẫn đến giảm chi phí tiêu dung đồng thờilàm tăng năng lực cạnh tranh Cạnh tranh chủ yếu ở giai đoạn này là cạnh tranh về giácả

b Tỷ lệ lãi suất

Tỷ lệ lãi suất có thể ảnh hưởng đến mức độ cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp

Tỷ lệ lãi suất rất quan trọng khi người tiêu dùng thường xuyên vay tiền để thanh toán chocác khoản mua hàng hóa của mình Khi tăng lãi suất thường là mối đe dọa và giảm lãisuất là cơ hội để mở rộng sản xuất Tỷ lệ lãi suất còn ảnh hưởng đến tính khả thi của dự

án đầu tư khi sử dụng vốn vay

Như vậy yếu tố lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại, của các tổ chức tàichính trên thị trường vốn ảnh hưởng đáng kể đến chi phí kinh doanh, đến giá thành sảnphẩm, đến giá bán và đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

c Tỷ giá hối đoái

Khi thay đổi tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp lợi nhuận, đến khả năng cạnh tranhcủa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu

d Tỷ lệ lạm phát

Trang 16

Lạm phát và vấn đề chống lạm phát cũng là 1 yếu tố quan trọng cần phải xem xét.Trên thực tế nếu tỷ lệ lạm phát cao thì việc kiểm soát giá cả và tiền công có thể không làmchủ được Lạm phát tăng lên, dự án đầu tư trở lên mạo hiểm, rút cuộc là các doanh nghiệp

sẽ giảm đầu tư phát triển sản xuất Như vậy lạm phát cao là mối đe dọa đối với doanhnghiệp Lạm phát có thể gây ra xáo trộn nền kinh tế, tỷ lệ lãi suất tăng và sự biến độngcủa đồng tiền trở lên không lường trước được Nếu lạm phát tăng liên tục thì các hoạtđộng đầu tư trở thành công việc hoàn toàn may rủi

Thực trạng của lạm phát là ở chỗ nó làm cho tương lai kinh hoàng trở nên khó dự đoánđược Nếu trong môi trường mà lạm phát mạnh sẽ khó dự đoán giá trị thực của lợi nhuận

có thể thu được từ dự án đầu tư Như vậy yếu tố lạm phát cũng ảnh hưởng lớn đến chiếnlược kinh doanh, nếu lạm phát gia tăng nhanh hơn dự đoán trong chiến lược kinh doanh,nếu lạm phát gia tăng nhanh hơn dự đoán trong chiến lược kinh doanh sẽ làm tăng giá cảcác yếu tố đầu vào, từ đó làm tăng giá thành, tăng giá bán sẽ khó cạnh tranh

e Quan hệ giao lưu quốc tế

Những thay đổi về môi trường quốc tế có thể xuất hiện cả cơ hội và nguy cơ về việc

mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước của doanh nghiệp

Ngoài những tác động kinh tế chủ yếu nên trên cần được theo dõi các yếu tố:

- Mức độ sẵn có về tín dụng trên thị trường

- Cấp độ phân bố thu nhập trong xã hội

- Sự sung túc trong chi tiêu của mọi người

- Những phương cách quản lý nhằm ổn định kinh tế

- Xu hướng tăng trưởng hoặc giảm thiểu tổng thu nhập quốc dân

- Các đối tượng tiêu dùng

- Lao động có việc làm và thất nghiệp

- Năng suất lao động xã hội

- Các biến động trên thị trường chứng khoán

- Điều kiện kinh tế của các nước có quan hệ làm ăn

- Sự khác biệt về thu nhập giữa các vùng

- Sự biến động về giá cả

- Thực trạng xuất khẩu lao động và đầu tư vốn nước ngoài

- Chính sách tiền tệ quốc gia

- Thuế trong các hoạt động dịch vụ và sản xuất kinh doanh

- Chính sách về hoạt động của 1 số tổ chức, hiệp hội như: ASEAN, APEC, WTO,…Mỗi yếu tố kinh tế có thể nói lên đó là cơ hội hay nguy cơ Những yếu tố kinh tế cóảnh hưởng rất lớn tới hoạt động king doanh của các doanh nghiệp Những biến động vềlãi suất, lạm phát hay tỷ giá là những vấn đề chúng ta thường hay gặp trên những phương

Trang 17

tiện thông tin đại chúng Mức độ ảnh hưởng của chúng tới thực tế hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp thực sự là rất lớn và không thể phủ nhận được Ví dụ, khủnghoảng tiền tệ châu Á thời gian qua là 1 bài học lớn cho chúng ta trong việc xem xét tớicác yếu tố nhạy cảm, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp trongmối quan hệ mật thiết với những yếu tố có tác động gián tiếp và ảnh hưởng trong thờigian dài của nó.

1.2.2.1.2 Các yếu tố chính phủ, chính trị, luật pháp.

Các yếu tố Chính phủ, chính trị, luật pháp tác động đến doanh nghiệp theo các hướngkhác nhau Chúng có thể tạo ra cơ hội, trở ngại, thậm chí là rủi ro thật sự cho doanhnghiệp

Nguyên tắc kinh doanh đối với các doanh nghiệp là phải tuân thủ pháp luật, tôn trọngthong lệ, điều ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập

Ví dụ: Những quy định của Chính phủ về thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, chính sách

miễn, giảm thuế tạo cho các doanh nghiệp cơ hội trong kinh doanh Ngược lại việc tăngthuế trong các ngành công nghiệp giải trí có thể là đe dọa đối với doanh nghiệp kinhdoanh trong lĩnh vực này

- Chính phủ được coi là người tiêu dùng lớn nhất trong nền kinh tế

- Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về quan điểm chính sách kinh tế luôn là sựhấp dẫn của các nhà đầu tư Hệ thống luật pháp được xây dựng và hoàn thiện sẽ là

cơ sở cho kinh doanh ổn định

- Các quy định về quảng cáo đối với 1 số sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh sẽ là 1 đedọa, chẳng hạn việc cấm quảng cáo thuốc lá là yếu tố ảnh hưởng có chiều hướngkhông tốt đối với các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá

- Luật lao động, quy chế tuyển dụng, đề bạt, chế độ hưu chí, trợ cấp thất nghiệpcũng là những điều doanh nghiệp phải quan tâm

- Mức độ trợ giúp của chính phủ

- Quan hệ giữa các quốc gia và các nước trong khu vực và trên thế giới

- Những quy định về xuất nhập khẩu

- Các dự luật đặc biệt, các quy định riêng cho từng khu vực

- Quy mô ngân sách chính phủ

- An ninh khu vực quốc gia

Nhìn chung, các doanh nghiệp hoạt động được là vì điều kiện xã hội cho phép Yếu tố

về chính trị, luật pháp nắm giữ 1 vị trí hết sức quan trọng trong việc hoạch định cũng nhưđiều chỉnh chiến lược phát triển của doanh nghiệp Môi trường chính trị pháp luật ổnđịnh, rõ rang là những điều mà doanh nghiệp ưa thích Nếu môi trường kinh doanh đầy

Trang 18

rẫy những bất trắc rủi ro thì không có gì đảm bảo cho tương lai của doanh nghiệp và cóthể xem là thách thức cực lớn cho doanh nghiệp để vượt qua Những rủi ro khách quan cóthể gây ra cho doanh nghiệp, cũng có thể là việc ban hành cá văn bản pháp luật mới…Tuy vậy, trong 1 cuộc chơi luật lệ áp dụng cho tất cả các bên tham gia nếu doanh nghiệpphát triển những cái gọi là “khoá” của các cuộc chơi, họ sẽ giành được phần thắng Vì lẽ

đó không thể xem các nguy cơ đơn thuần là nguy cơ, phải nhìn bằng con mắt tích cực, nó

sẽ có thể trở thành những cơ hội cho doanh nghiệp Để có được điều này cũng cần tớinhững tình huống cụ thể trong thực tế hoạt động

Càng có 1 cái nhìn tổng thể, nhà chiến lược càng có khả năng dự kiến hoạt động củadoanh nghiệp, thiết lập những chiến lược kinh doanh có hiệu quả

1.2.2.1.3 Các yếu tố công nghệ.

Ngày nay công nghệ được coi là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh Tiến độ khoa họccông nghệ ngày cảnh trở nên quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của xã hội nói chung vàhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng Sự thay đổi về công nghệ có thể làmcho sản phẩm hiện đang sản xuất trở nên lỗi thời trong khoảng thời gian ngắn Cũng vớikhoảng thời gian đó có thể tạo ra hàng loạt sản phẩm mới Như vậy nó đồng thời có thể là

cơ hội cũng như mối đe dọa Do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã diễn ra xuhướng làm ngắn lại chu kỳ sống của sản phẩm Vì vậy các doanh nghiệp cần phải lườngtrước được những thay đổi do công nghệ mới mang lại

Những thay đổi và phát minh kỹ thuật mang lại những thay đổi to lớn như kỹ thuậtbán dẫn, ứng dụng phóng xạ, công nghệ sinh học, tự động hóa … Những thay đổi đó ảnhhưởng lớn tới định hướng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng công nghệthể hiện rõ nét lên sản phẩm, dịch vụ sản xuất, chu kỳ sống của sản phẩm… Một chiếnlược kinh doanh có hiệu quả được xâu dựng trên sự phân tích sáng suốt những cơ hội vàmối đe dọa về công nghệ, đánh giá tầm quan trọng tương đối của những nhân tố này đếnchiến lược tổng thể của doanh nghiệp Các câu hỏi chủ yếu thường được đặt ra khi nhàchiến lược tiến hành kiểm soát những nhân tố công nghệ

- Những kỹ thuật nào đang được sử dụng trong doanh nghiệp

- Mức độ hiệu quả thu được từ việc vận dụng những kỹ thuật đó trong hoạt độngsản xuất kinh doanh đối với những sản phẩm?

- Mức độ quan trọng của mỗi kỹ thuật đối với những sản phẩm và hoạt động trongkinh doanh

- Trong những bộ phận, những vật liệu mua về hàm chứa những kỹ thuật gì?

- Trong số những công nghệ bên ngoài, cái nào có thể trở nên đặc biệt quan trọngđối với doanh nghiệp và tại sao? Liệu sự sẵn có của nó có thể duy trì dài lâu?

Trang 19

- Quá trình đổi mới công nghệ đó diễn ra như thế nào?

- Những kỹ thuật đó được doanh nghiệp nào thay đổi đầu tiên?

- Hoạt động kinh doanh và sản phẩm làm ra của doanh nghiệp gồm những gì?

- Những ứng dụng kỹ thuật trong thực tiễn tại doanh nghiệp?

Như vậy công nghệ đang ngày càng được coi là động lực lớn nhất trên thị trường quốc

tế Nếu doanh nghiệp dự đoán được là 1 công nghệ nào đó đã gần đạt tới khả năng tộtđỉnh của nó thì nên tránh đầu tư dài hạn và đợi cho đến khi một công nghệ mới ra đời Sựthay đổi công nghệ đương nhiên cũng ảnh hưởng tới chu kỳ sống của sản phẩm hoặc dịch

vụ Hơn nữa nó còn ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và thái độ của khách hàng đối vớiloại sản phẩm đó

Khi mà vấn đề lao động và tài chính không còn là yếu tố quan trọng hàng đầu thì côngnghệ trở thành 1 sức mạnh, sức cạnh tranh có tính quyết định trong các lĩnh vực mũi nhọncủa thế giới Sức mạnh của doanh nghiệp có thể củng cố tốt nhất qua việc hiện đại hóacông nghệ trong doanh nghiệp

1.2.2.1.4 Các yếu tố xã hội.

Tất cả các doanh nghiệp cần quan tâm 1 cách thích đáng tới các yếu tố xã hội nhằmnhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra Để thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng,các sản phẩm dịch vụ phải được định hướng theo những nhân tố xã hội, văn hóa Khi 1hay nhiều yếu tố thay đổi chúng có thể tác động đến doanh nghiệp như xu hướng nhânchủng học, sở thích vui chơi giải trí, chuẩn mực đạo đức xã hội, vấn đề lao động nữ.Cùng với sự phát triển kinh tế, sự biến động về các yếu tố xã hội ngày càng có tácđộng mạnh hơn đến sự hoạt động của các doanh nghiệp như tỷ lệ sinh đẻ, sự trẻ hóa hoặclão hóa của dân số, quy mô của gia đình Những biến cố chính trong các yếu tố về xã hội,văn hóa:

- Tỷ lệ sinh

- Số lượng các cặp vợ chồng

- Số sinh

- Số tử vong

- Các chương trình an ninh xã hội

- Thu nhập bình quân đầu người

- Phong cách sống của mọi người

- Vai trò giới tính

- Mức độ tin tưởng của người dân vào chính phủ

- Những thay đổi trong cơ cấu dân số

Trang 20

- Thái độ với công việc.

- Cái nhìn về tương lai, sự nghiêp

- Mức độ quan tâm đối với đầu tư

- Sở thích vui chơi, giải trí

sự phát triển kinh doanh của một quốc gia

Những ảnh hưởng của tự nhiên đó là vấn đề về ô nhiễm môi trường, nguồn năng lượngngày càng khan hiếm, tài nguyên thiên nhiên khai thác 1 cách bừa bãi, chất lượng môitrường tự nhiên có nguy cơ xuống cấp…buộc các giới hữu quan và các nhà kinh doanhphải tìm phương cách cứu vãn trước khi quá muộn

Các nguồn nguyên liệu, khoáng sản trong thiên nhiên có giới hạn Việc tiếp tục khaithác thiên nhiên luôn ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường Vì thế đặt ra các vấn đề lớnhiện nay là bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên bằng cách nào đây?

1.2.2.2 Môi trường vi mô

Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và là yếu tố bên ngoài đối vớidoanh nghiệp Môi trường vi mô quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngànhkinh doanh đó Bao gồm 5 nhóm yếu tố cơ bản là:

Trang 21

Sơ đồ môi trường tác nghiệp

Nguy cơ đối thủ cạnh tranh mới xuất hiệnNguy cơ ép giá

Nhà cung ứng

Của nhà cung ứng Nguy cơ các sản phẩm khác canh tranh

Sản phẩm thay thế

1.2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh.

a Mục đích tương lai.

Sự hiểu biết mục đích của đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp đoán biết:

- Mức độ mà đối thủ cạnh tranh bằng long với kết quả tài chính và vị trí hiện tại củahọ

- Khả năng đối thủ cạnh tranh thay đổi chiến lược như thế nào?

- Sức mạnh phản ứng của đối thủ trước những diễn biến bên ngoài

- Tính chất quan trọng của các sáng kiến mà đối thủ cạnh tranh đề ra

- Các yếu tố chủ yếu vần điều tra liên quan đến mục đích của đối thủ cạnh tranh là:+ Các mục đích về tài chính

+ Thái độ đối với các rủi ro

+ Cơ cấu tổ chức

+ Các hệ thống luật pháp và thông lệ quốc tế

+ Các quản trị gia, nhân viên quản trị và nhất là Tổng giám đốc điều hành.+ Sự nhất trí của lãnh đạo về hướng đi trong tương lai

Trang 22

+ Các giao ước hợp đồng có thể hạn chế thay đổi.

- Những hạn chế liên quan đến các quy định điều chỉnh, quy định về chống độcquyền và các quy định khác của chính phủ

Nếu đối thủ cạnh tranh nằm trong 1 tổ chức chủ quản lớn hơn thì tổ chức có thể áp đặtcác yêu cầu và quy định đối với các đơn vị kinh doanh Vì các điều kiện này có thể tácđộng đến thái độ của đối thủ cạnh tranh, nên cần xem xét đến các vấn đề sau:

- Kết quả hoạt động hiện tại của doanh nghiệp, như mức tăng trưởng của doanh sốbán ra, tỷ lệ sinh lời…

- Các mục đích tổng quát của doanh nghiệp

- Tầm quan trọng của doanh nghiệp đối với tổng công ty hoặc với tập đoàn

- Lý do doanh nghiệp vì sao vào 1 ngành kinh doanh cụ thể nào đó, như do dư thừanăng lực, sự cần thiết phải hội nhập dọc

- Mối quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp trong cùng 1 công ty

- Quan điểm và giá trị nhận thức của ban lãnh đạo cao nhất

- Các chiến lược chung của doanh nghiệp

- Kế hoạch đa dạng hóa ngành hàng

- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

- Chiến lược tuyển dụng, đào tạo doanh nghiệp

- Tính nhạy cảm về các vấn đề xã hội, các quy định và xu hướng chống độc quyền

- Sự gắn bó tình cảm của lãnh đạo cấp trên đối với các đơn vị

b Nhận định.

Một điều rất có lợi cho doanh nghiệp là doanh nghiệp phải làm sao nắm bắt đượcnhững điều mà đối thủ cạnh tranh nhận định về mình và nhận định về các doanh nghiệpkhác trong ngành Nếu các nhận định không đúng, không chính xác thì nó sẽ tạo ra cácđiểm yếu của đối phương

Có thể nhận biết các nhận định của đối thủ cạnh tranh, kể cả các nhận định sai lầmbằng các câu hỏi sau:

- Đối thủ cạnh tranh nhận định như thế nào về các ưu điểm, nhược điểm, các vấn đềchi phí, chất lượng sản phẩm, mức độ tinh vi của công nghệ… Các nhận định này

có chính xác không?

- Những khác biệt về truyền thống văn hóa, tôn giáo, dân tộc ảnh hưởng như thếnào đến thái độ của đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp phải xem xét đến tiềm năngchính của đối thủ cạnh tranh, các ưu, nhược điểm của họ trong các lĩnh vực hoạtđộng

Trang 23

Ngoài ra các doanh nghiệp cần tìm hiểu khả năng tăng trưởng của các đối thủ cạnhtranh và đánh giá xem:

- Các năng lực của họ gia tăng hay giảm xuống

- Khả năng tiềm ẩn để tăng trưởng, cụ thể tiềm năng về con người, về tay nghề côngnhân, công suất máy móc

- Khả năng phản ứng nhanh của đối thủ cạnh tranh

- Khả năng đối thủ cạnh tranh có thể thích nghi với những thay đổi

- Khả năng chịu đựng đối thủ cạnh tranh, khả năng chịu đựng phụ thuộc vào sự nhấttrí trong ban lãnh đạo, triển vọng lâu dài trong các mục đích tài chính của doanhnghiệp và không bị sức ép trên thị trường chứng khoán Ảnh hưởng như thế nàođến thái độ của đối thủ cạnh tranh và sự nhận thức của họ đối với các sự kiện

1.2.2.2.2 Đối thủ tiềm ẩn.

Đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận củadoanh nghiệp do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới, với mong muốn giànhđược thị phần và các nguồn lực cần thiết Khả năng cạnh tranh của đối thủ tiềm ẩn đượcđánh giá qua ý niệm rào cản ngăn chặn của sự gia nhập vào ngành kinh doanh Rào cản

có ý nghĩa đối với 1 doanh nghiệp là phải tốn kém rất nhiều để có thể tham gia vào 1ngành nghề kinh doanh nào đó Phí tổn này càng cao và ngược lại

Theo nhà kinh tế học JoeBain có 3 nguồn rào cản chính ngăn cản sự gia nhập:

- Sự khác biệt của sản phẩm khiến cho khách hàng trung thành với nhãn hiệu sảnphẩm của các doanh nghiệp có vị thế uy tún hoặc đã đứng vững Thường cácdoanh nghiệp này có vị thế cạnh tranh về chất lượng sản phẩm về khả năngchuyên biệt hóa sản phẩm Sự trung thành với các nhãn hiệu là nguồn rào cảnkhiến cho doanh nghiệp mới tham gia khó lòng giành giật thị phần trên thị trường.Như vậy sự ưa chuộng sản phẩm làm giảm bớt sự đe dọa thâm nhập vào ngànhcủa các đối thủ tiềm ẩn, làm cho họ thấy rằng sự phá vỡ sự ưa thích của người tiêudùng đối với sản phẩm của các doanh nghiệp trong ngành là khó khăn và tốn kém

- Các ưu thế về chi phí thấp: đây chính là khó khăn đối với các đối thủ tiềm ẩn khimới nhảy vào ngành Những lợi thế tuyệt đối về chi phí thấp (hoặc giá thành rẻ)thường bắt nguồn từ công nghệ sản xuất cao hợp lý và do quá trình tích lũy kinhnghiệm lâu năm, do quản lý có hiệu quả các yếu tố đầu vào của sản xuất như laođộng, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và những kỹ xảo trong quản lý Những lợithế nói trên, một doanh nghiệp đã có vị thế vững vàng không phải quá bận tâm vớinhững nguy cơ từ phía đối thủ tiềm ẩn gây ra

Trang 24

- Tính hiệu quả sản xuất lớn: đây là ưu thế của các doanh nghiệp có quy mô lớn Ưuthế của sản xuất lớn gồm hiệu quả giảm chi phí do sản xuất hàng loạt, các sảnphẩm đã được tiêu chuẩn hóa, do chi phí quảng cáo tính bình quân cho 1 sản phẩmcũng rất thấp Nếu tổng hợp những lợi nhuận giảm chi phí này là đáng kể thì cácdoanh nghiệp đã vững mạnh có nhiều lợi thế trong việc cản trở các đối thủ tiềm ẩnmuốn tham gia cạnh tranh công khai.

bộ phận chức năng

1.2.2.3 Hoàn cảnh nội bộ của doanh nghiệp

Hoàn cảnh nội bộ của doanh nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố và hệ thống bên trong của doanh nghiệp, việc phân tích hoàn cảnh nội bộ sẽ xác định rõ ưu nhược điểm của doanh nghiệp để từ đó xây dựng các mục tiêu và biện pháp nhằm phát huy các ưu điểm vàhạn chế các nhược điểm của mình Các yếu tố của hoàn cảnh nội bộ gồm các yếu tố sau:

Trang 25

nữa, cho dù có các máy móc thiết bị hiện đại, nó cũng không mang lại hiệu quả nếukhông có những con người làm việc có hiệu quả.

Để người lao động tìm thấy niềm vui trong công việc thì những công việc mà họ đượcđảm trách phải phù hợp với năng lực và khơi dậy ở họ niềm đam mê Nếu công việctrong doanh nghiệp được đề ra chỉ nhằm mục tiêu giải quyết các mong muốn của banlãnh đạo mà không nghĩ tới người lao động thì thật là sai lầm, làm cho năng suất laođộng khó có thể được đảm bảo Có thể vì quá sức hoặc không tìm thấy niềm vui tronglao động, người lao động có thể sinh chán nản và hậu quả là những mong muốn ban đầu

sẽ chẳng bao giờ thành hiện thực Việc bố trí công việc hợp lý cũng có thể làm giảmlượng lao động cần thiết, tăng được khối lượng sản xuất

Sử dụng người lao động không chỉ đòi hỏi hiểu rõ năng lực và đặc điểm tính cách củamỗi cá nhân Một vấn đề quan trọng nữa cần phải quan tâm đó là việc chúng ta sử dụng

họ như thế nào? Sự quản lý một cách nhất quán, hiệu quả mang lại tính khích lệ đem lạinhững thành công nhiều hơn chúng ta mong muốn

Thái độ ân cần quan tâm của ban lãnh đạo sẽ là những nguồn động viên lớn về mặttinh thần đối với người lao động Một khi họ cảm thấy những thành quả củ họ được tôntrọng họ sẽ cố gắng hơn nữa trong lao động Biết đánh giá đúng năng lực của họ, có sựkhen thưởng kịp thời, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm sẽ là nền tảng cho

sự phát triển nhân lực trong doanh nghiệp

1.2.2.3.2 Nghiên cứu phát triển

Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng , có thể coi đây là yếu tố định hướng cho sự phát triểncủa doanh nghiệp Sự sống còn của doanh nghiệp phụ thuộc vào hoạt động nghiên cứuphát triển Chất lượng của các nỗ lực nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp có thể giúpcho doanh nghiệp giữ vững vị trí đi đầu trong ngành hoặc ngược lại sẽ làm cho doanhnghiệp tụt hậu

Bộ phận chức năng về nghiên cứu phát triển thường xuyên theo dõi các điều kiện môitrường, thị trường để doanh nghiệp có các quyết định thích ứng Đặc biệt là các thông tinliên quan về đổi mới công nghệ, đến quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và nguyênvật liệu Sự trao đổi thông tin 1 cách hữu hiệu giữa bộ phận nghiên cứu phát triển và cáclĩnh vực hoạt động khác có ý nghĩa hết sức quan trọng đảm bảm sự thành công củadoanh nghiệp

1.2.2.3.3 Sản xuất

Trang 26

Sản xuất là 1 hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với việc tạo ra sản phẩm Đây là 1trong các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp và vì vậy có ảnh hưởng đến khả năng đạttới thành công của doanh nghiệp.

Những ảnh hưởng tích cực của việc sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng tương đốicao với giá thành tương đối thấp Lĩnh vực sản xuất hoạt động tốt làm ra các sản phẩm cótính cạnh tranh cao Sản phẩm có tính cạnh tranh cao làm cho bộ phận Marketing hoạtđộng tốt hơn, hàng hóa dễ bán hơn Bộ phận tài chính cũng ít gặp khó khăn hơn vì cácsản xuất hữu hiệu cao tạo điều kiện tiết kiệm được nguồn tài chính, thuận lợi trong khâuthanh toán Sản xuất phát triển cũng có ảnh hưởng lớn đến thu hút nguồn nhân lực.Ngược lại, nếu sản xuất yếu kém thì sản phẩm không có tính cạnh tranh, sản phẩm khôngbán được , tất yếu dẫn đến thất thoát về tài chính gây ra sự mất lòng tin trong nhữngngười lao động

Để hình thành chiến lược, các chiến lược gia cần có những phân tích tài chính củadoanh nghiệp để xác định điểm mạnh, điểm yếu về tài chính dựa trên những chỉ tiêu nhưkhả năng thanh toán, luân chuyển vốn, lợi nhuận… Quá trình phân tích điểm mạnh,điểm yếu và thông qua 5 loại chỉ số: chỉ số về đòn cân nợ, chỉ số tăng trưởng, chỉ số vềkhả năng thanh toán, chỉ số doanh lợi,chỉ số về hoạt động đo lường hiệu quả sự dụng cácnguồn lực

Các trách nhiệm chính của bộ phận tài chính kế toán đó là:

- Các loại sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, mức đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ

Trang 27

- Sự tập trung bán 1 số sản phẩm hoặc bán cho 1 số khách hàng mục tiêu.

- Khả năng thu thập thông tin trực tiệp từ thì trường

- Thị phần mà doanh nghiệp có thể đạt tới

- Cơ cấu sản phẩm, dịch vụ và khả năng mở rộng phát triển sản phẩm, dịch vụ mới.Chu kỳ sống của các loại sản phẩm, dịch vụ Tỷ lệ lợi nhuận so với doanh thu củacác loại sản phẩm, dịch vụ

- Kênh phân phối: Số lượng kênh phân phối, phạm vi và mức độ kiểm soát các kênhphân phối

- Cách thức tổ chức bán hàng hữu hiệu và mức độ am hiểu về nhu cầu của kháchhàng

- Mức độ nổi tiếng, chất lượng và ấn tượng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

- Việc quảng cáo và khuyến mại có hiệu quả và sáng tạo

- Chiến lược giá và tính linh hoạt cho việc định giá

- Phân loại khách hàng và phát triển sản phẩm, dịch vụ ở các thị trường mới

- Dịch vụ sau bán hàng và việc hướng dẫn sử dụng cho khách hàng

- Thiện chí và sự tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanhnghiệp

1.2.2.3.6 Văn hóa kinh doanh

Mỗi doanh nghiệp đều có một văn hóa kinh doanh hay còn được gọi dưới cái tên lànền nếp tổ chức trong kinh doanh Văn hóa kinh doanh đính hướng cho phần lớn chohoạt động trong doanh nghiệp Văn hóa kinh doanh là nhân tố thúc đẩy các hoạt độngcủa doanh nghiệp Các doanh nghiệp có văn hóa kinh doanh có nhiều cơ hội để thànhcông hơn so với các doanh nghiệp không có hoặc thiếu văn hóa trong kinh doanh

Doanh nghiệp là tập hợp một tập thể con người cùng làm việc vì thế việc hình thànhvăn hóa kinh doanh làm cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả Văn hóa kinh doanh làphong cách làm việc, phục vụ, giao tiếp với khách hàng trong sự thân thiện, cởi mở, hiểubiết lẫn nhau

Đối với các doanh nghiệp điều hết sức quan trọng là làm sao xây dựng được văn hóakinh doanh tốt khuyến khích nhân viên tiếp thu được những chuẩn mực đạo đức và thái

độ tích cực Văn hóa kinh doanh tạo ra được tính linh hoạt và khuyến khích việc tậptrung chú ý đến các điều kiện bên ngoài thì sẽ tăng cường khả năng của doanh nghiệpthích nghi được các biến đổi môi trường

Một văn hóa kinh doanh tốt làm cho nhân viên nhận thức tốt hơn những việc mà họlàm và vì vậy dẫn dắt họ làm những việc tốt hơn nhằm đạt được các mục đích của doanhnghiệp

Trang 28

Văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp thường gồm các yếu tố cơ bản sau:

Thứ nhất: Giá trị phẩm chất là các quan điểm cơ bản trong đó định ra các mục tiêu

chuẩn về đạo đức kinh doanh theo các điều kiện cụ thể của doanh nghiệp Tiêu chuẩnđạo đức kinh doanh phải được quán triệt đến tất cả các thành viên trong doanh nghiệp.Đặc biệt chú trọng tới các thành viên luôn giao tiếp với khách hàng

Thứ hai: Lễ nghi và nghi thức là thói quen hàng ngày được quy định trong giao tiếp

đối với khách hàng Lễ nghi là thực sự thể hiện ở trang phục và hành vi, thái độ của nhânviên, tạo được cảm tình và niềm tin cho khách hàng

Thứ ba: Các tiêu chuẩn văn hóa là các qui ước giao tiếp, ứng xử của doanh nghiệp.

Các tiêu chuẩn này thường là phương cách hữu hiệu nhất nhằm thực hiện công việc.Mekinsey có sử dụng các tiêu chí khác nhau gồm những yếu tố sau:

1 Nhân sự: Con người mà doanh nghiệp sử dụng thuộc hạng nào?

2 Phong cách: Các cán bộ quản trị và nhân viên của doanh nghiệp xử sự như thếnào?

3 Trình độ: Các nhân viên cần đạt đến trình độ nào về văn hóa và chuyên môn?

4 Tiêu chuẩn: Kiểu mẫu giao tiếp đối nội và đối ngoại được công ty sử dụng?

5 Cấu trúc: Mô hình tổ chức của doanh nghiệp

6 Các giá trị chung: Đạo đức trong kinh doanh?

7 Chiến lược: Các cấp chiến lược

Thứ tư: Các cá nhân quản trị gia là hiện thân cho các giá trị văn hóa, là hình mẫu

trực quan cho nhân viên noi theo

1.2.3 Phân tích môi trường và dự báo diễn biến môi trường kinh doanh.

Phân tích môi trường kinh doanh là công việc nhằm xác định được các cơ hội các nguy

cơ đối với doanh nghiệp Quá trình phân tích bao gồm phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài và phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp

- Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài nhằm xác định những cơ hội và các mối đe dọa từ bên ngoài

Trang 29

+ Cơ hội là những yếu tố thuận lợi, những thời cơ cho việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.

+ Mối đe dọa là những yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp

Việc phân tích môi trường thường dựa vào sự phân tích hiện trạng và dự báo sự vận động của môi trường

- Phân tích môi trường bên trong nhằm xác định các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp

+ Điểm mạnh là những điểm mà doanh nghiệp làm tốt hơn các doanh nghiệp khác Đây chính là một lợi thế quan trọng mà doanh nghiệp cần phát huy để dẫn đến thành công trong kinh doanh

+ Điểm yếu là những mặt hạn chế, những mặt chưa bằng các đối thủ cạnh tranh Đây

là điều mà doanh nghiệp cần phải khắc phục

Việc gây ảnh hưởng và thích nghi với các điều kiện môi trường hiện tại và môi trường

dự kiến trong tương lai là chìa khóa đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp Khi phân tích môi trường thì điều quan trọng là phải thu thập được các thông tin cần thiết

1.2.3.1 Thiết lập nhu cầu thông tin.

1.2.3.1.1 Xác định nhu cầu thông tin.

Thu thập thông tin là bước quan trọng để theo dõi môi trường kinh doanh Doanhnghiệp phải xác định được nhu cầu thông tin về số lượng thông tin và loại thông tin cầnthu thập, thời gian thu thập thông tin làm cơ sở cho các quyết định của doanh nghiệp.Nhưng không phải thông tin đều có giá trị như nhau, có quá nhiều hoặc quá ít thông tinđều không tốt, do đó các doanh nghiệp phải xác định rõ:

- Loại thông tin nào cần thu thập

- Số lượng thông tin cần thu thập

- Thời gian và kinh phí cho việc thu thập

Vấn đề cốt yếu của thu thập thông tin là làm sao đáp ứng được các nhu cầu cụ thểkhi soạn thảo các quyết định chiến lược Thông thường để có đủ cơ sở cho các dự báonhững thay đổi môi trường, cần thu thập những vấn đề sau:

- Tổng hợp thông tin về đối thủ cạnh tranh

- Tổng hợp thông tin về khách hàng

- Tổng hợp thông tin về người cung cấp

1.2.3.1.2 Thiết lập hệ thống thu nhận thông tin

Trang 30

Mô hình thu thập thông tin

LOẠI MÔ HÌNHKhông thường

Phương pháp thu

thập Nghiên cứu đặc biệt Nghiên cứu đượccập nhật định kỳ

Cập nhật và xử lýthông tin thườngxuyên

Phạm vi thu thập Các sự kiện đặc biệt Các sự kiện chọn

Lý do thu thập Điều chỉnh chiếnlược Phục vụ ra quyếtđịnh về chuyên đề Phục vụ điều hànhsản xuất

Thời gian tác động Hiện tại và tương lai Tương lai gần Hiện tại

Tổ chức thực hiện Các bộ phận, cánhân được phân

công

Bộ phận, cá nhânđược phân công Phòng Marketing

1.2.3.2 Dự báo diễn biến môi trường kinh doanh

Muốn đề ra các chiến lược của doanh nghiệp trong tương lai thì điều quan trọng làphải tiên liệu được môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ gặp phải trong một thờigian ngắn hoặc về lâu dài Do vậy, mục đích của việc dự báo môi trường kinh doanh làxác định thời gian và khả năng tác động của các ảnh hưởng môi trường

Có nhiều phương pháp dự báo diễn biến môi trường Mỗi doanh nghiệp cần đánh giását thực nhu cầu và khả năng của mình khi lựa chọn phương pháp dự báo Các phươngpháp dự báo cơ bản:

+ Quan điểm chuyên viên : Chọn những người am hiểu và đề nghị họ đánh gia về

tầm quan trọng và xác suất của các diễn biến khác nhau có thể xảy ra trong tương lai.Gồm ba giai đoạn là : lựa chọn chuyên gia từng lĩnh vực, trưng cầu ý kiến của cácchuyên gia về vấn đề cần tiến hành dự báo và phân tích xử lý những đánh giá dự báo củacác chuyên gia để dự báo được tầm quan trọng xác suất biến đổi có thể xảy ra trongtương lai

Trang 31

+ Phép ngoại suy xu hướng: Nhà nghiên cứu tìm ra các đường cong phù hợp nhất

theo số liệu của chuỗi thời gian trong quá khứ làm cơ sở cho phép ngoại suy Phươngpháp này có độ tin cậy thấp và chỉ thích hợp với dự báo ngắn hạn vì hiện tại diễn biếncủa sự việc hay biến động có khi đi ngược lại chiều hướng ban đầu

+ Liên hệ xu hướng: Nhà nghiên cứu liên hệ nhiều chuỗi thời gian khác nhau với

hy vọng tìm ra mối quan hệ có thể sử dụng được cho việc dự báo

+ Phân tích ảnh hưởng chéo: Nhà nghiên cứu nhận biết, tập hợp các sự kiện xảy

ra Câu hỏi đặt ra là: "Nếu sự kiện A xảy ra thì ảnh hưởng cả nó đối với tất cả các khuynhhướng còn lại thế nào?"

+ Kịch bản nhiều lần: Nhà nghiên cứu xây dựng các phương án chiến lược Mỗi

phương án chiến lược được coi như một kịch bản và dự đoán xác suất xảy ra đối với kịchbản

+ Dự báo mức độ nguy hiểm: Nhà nghiên cứu làm rõ những sự kiện chính có thể

gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp Mỗi sự kiện được phân hạng theo sự hội tụ của nó,theo một xu hướng chính đang diễn ra trong xã hội và theo mức độ hấp dẫn đối với từngđối tượng công chúng lớn trong xã hội Nếu sự hội tụ và sức hấp dẫn của sự kiện càng caothì xác suất mà chúng xảy ra càng lớn

1.2.3.3 Lập bảng tổng hợp môi trường kinh doanh

Bảng tổng hợp các yếu tố môi trường kinh doanh

Các yếu tố

môi trường

Mức độ quantrọng của cácyếu tố đối vớingành

Mức độ tác động của ýêu

tố đối với doanh nghiệp

Tính chất tácđộng

Điểm tácđộng

Liệt kê môi

Phân loại mức độ tácđộng của mỗi yéu tố đốivới doanh nghiệp:

3: Nhiều

Mô tả tínhchất tác động:

Tốt: +Xấu: -

Nhân kếtquả của cột(2) với cột(3) và đặtdấu ở cột

Trang 32

3: Cao2: Trung bình1: Thấp

2: Trung bình1: ít hoặc không tác động

(4) vào kếtquả

1.2.3.4 Phân tích các mặt mạnh,yếu, cơ hội, nguy cơ

1.2.3.4.1 Ma trận cơ hội

Ma trận cơ hội phân loại cơ hội theo thứ tự ưu tiên trên cơ sở xác định mức độ tácđộng của một cơ hội đối với doanh nghiệp và xác suất mà doanh nghiệp có thể tranh thủđược cơ hội đó

Nếu xác suất mà doanh nghiệp có thể tranh thủ cơ hội cụ thể nào đó để tính được vàtác động chính của cơ hội đó có thể dự báo được thì doanh nghiệp có thể vận dụng kháiniệm kỳ vọng để đặt cơ hội đó vào 1 ô ma trận Các doanh nghiệp thường tranh thủ các cơhội nằm ở 3 ô phía bên trái có mức độ ưu tiên cao Các cơ hội có mức độ ưu tiên trungbình và thấp thì chỉ được vận dụng khi có đủ nguồn lực Các thứ tự ưu tiên xác lập theo

ma trận có cơ hội được sử dụng làm dữ liệu đầu vào cho việc phân tích mặt mạnh, yếu, cơhội, nguy cơ

Tác động của cơ hội

X/SX để doanh nghiệp tranh thủ

Trang 33

Ma trận nguy cơ giống như ma trận cơ hội, chỉ khác là nó có thêm một cột về mức độ tácđộng.

Tác động của nguy

Xác suất xảy ra

nguy cơ

Cao Ưu tiên khẩn cấp Ưu tiên khẩn

cấp

Ưu tiên cao Ưu tiên Trung

bìnhTrung bình Ưu tiên khẩn cấp Ưu tiên cao Ưu tiên

O (Opportunities): Các cơ hội

T (Threats): Các nguy cơ

W (Weaknesses): Các mặt yếu

Trang 34

Để xây dựng ma trận SWOT, trước tiên cần kể ra các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội vànguy cơ được xác lập bằng ma trận phân loại theo thứ tự ưu tiên Tiếp đó tiến hành sosánh một cách có hệ thống từng cấp tương ứng giữa các yếu tố để tạo ra cấp phối hợp.Phối hợp S/O thu được từ sự kết hợp giữa các mặt mạnh chủ yếu với các cơ hội củadoanh nghiệp Doanh nghiệp cần sử dụng những mặt mạnh, cơ hội của mình để cạnhtranh với các doanh nghiệp khác, không ngừng mở rộng thị trường.

Phối hợp W/O là sự kết hợp các mặt yếu của doanh nghiệp với các cơ hội Sự kết hợpnày mở ra cho doanh nghiệp khả năng vượt qua mặt yếu bằng việc tranh thủ các cơ hội.Phối hợp S/T là sự kết hợp các mặt mạnh với các nguy cơ, cần chú ý đến việc sử dụngcác mặt mạnh để vượt qua các nguy cơ

Phối hợp W/T là sự kết hợp giữa mặt yếu và nguy cơ của doanh nghiệp Sự kết hợpnày đặt ra yêu cầu doanh nghiệp cần có biện pháp để giảm bớt mặt yếu tránh nguy cơbằng cách đặt ra các chiến lược phòng thủ

1.2.4 Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến hoạt động của doanh nghiệp.

Sự thành công trong hoạt đọng kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào nếu khôngtính đến vận may,chỉ xuất hiện khi kết hợp hài hoà các yếu tố bên trong với hoàn cảnhbên ngoài

Mọi mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp chỉ đúng đắn khi nắm vững cácyếu tố của MTKD Trong các chiến lược và kế hoạch kinh doanh đều phải xác định đốitác và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phải dự đoántrước xu hướng biến động của môi trường để có biện pháp ứng xử thích hợp MTKD tácđộng mạnh mẽ tới tổ chức bộ máy kinh doanh và bản chất các mối quan hệ nội bộ cũngnhư mối quan hệ với bên ngoài Quyết định của doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở phápluật và chế độ quản lý kinh tế của nhà nước

Trang 35

Nhìn nhận 1 cách tổng thể về MTKD là cơ sở để doanh nghiệp phân tích đồng bộ cáctác nhân ảnh hưởng đến quá tŕnh kinh doanh, từ đó có thể khai thác được lợi thế và ngănngừa các rủi ro có thể xảy ra Và xét cho đến cùng th́ mỗi doanh nghiệp chỉ hoạt động trên

1 miền kinh doanh nhất định Việc nghiên cứu MTKD là căn cớ quan trọng để doanhnghiệp xác định cho ḿnh miền kinh doanh phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất

Vì chỉ hoạt động trên 1 miền kinh doanh nhất định nên từ môi trường tổng thể, nó trợgiúp cho doanh nghiệp biết sẽ phải chịu các tác động nào là chủ yếu, mức độ hoạt độngcủa chúng ra sao, có ảnh hưởng ǵ tới tính chất kinh tế kỹ thuật của hoạt động kinh doanh

ở doanh nghiệp

Các kết quả nghiên cứu MTKD là 1 căn cứ cực kỳ quan trọng cho việc xác định cácchiến lược và sách lược kinh doanh, đặc biệt là các chiến lược và chính sách dài hạn

Chương 2: Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh.

2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò, phân loại chiến lược kinh doanh trong hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trang 36

2.1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh.

Thuật ngữ “Chiến lược” bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên trong lĩnh vực quân sự, thể hiệnmục tiêu, nhiệm vụ cơ bản lâu dài cho tòan cuộc chiến tranh và những phương thức phối hợpcác lực lượng vũ trang, chính trị, kinh tế, tinh thần để giành thắng lợi cuối cùng Chiến lượccòn chỉ nghệ thuật “trù tính”, “định liệu” các họat động, nghệ thuật vận dụng khéo léo để đạtđược mục tiêu nhất định Ngày nay, khái niệm “chiến lược” được sử dụng rộng rãi trong nhiềulĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, sản xuất, kinh doanh, và ở nhiều cấp độ khác nhau: tòanquốc, khu vực, bộ, ngành ở trung ương, các cấp chính quyền tỉnh, huyện, xã và ở cấp các đơn

vị cơ sở sản xuất kinh doanh, hình chính sự nghiệp

Sau đây chúng ta tìm hiểu một số khái niệm về chiến lược của các ngành, lĩnh vực khácnhau

Trong quân sự :

Chiến lược là nghệ thuật chỉ chiến đấu ở những vị trí ưu thế

Chiến lược là nghệ thuật dùng sức mạnh nhằm đạt được ưu thế

Trong kinh tế học:

Chiến lược được hiểu là hệ thống các đường lối và biện pháp chủ yếu nhằm đưa doanh nghiệpđạt tới mục tiêu đã định Chiến lược kinh doanh là các kế hoạch lớn, kế hoạch dài hạn đượckhởi thảo trên cơ sở tin chắc là cái gì đối phương có thể làm hoặc không thể làm để phản ánhnhững lĩnh vực rộng lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trong từ điển Tiếng Việt:

Chiến lược quân sự : là phương châm ,biện pháp quân sự có tính toàn cục được vận dụngmột cách trong suốt cuộc chiến tranhđể nhằm thực hiện mục đích quân sự,chính trị kinh tếnhất định

Trang 37

Chiến lược cách mạng: là phương châm ,là kế hoạch có tính chất toàn cục ,xác định mụcđích chủ yếu và sự sắp xếp lực lượng khác trong suốt thời kì dài của cuộc đấu tranh xã hộichính trị.

Chiến lược là hệ thống các đường lối các phương tiện được huy động và các biện pháp chủyếu để đưa tổ chức sớm đạt được mục tiêu đã định

Chiến lược có thể hiểu là một đường lối để đạt được mục đích chứ không phảI là nhữngcông việc mang tính cụ thể để đạt được mục đích cụ thể

Dù tiếp cận theo cách nào thì bản chất của chiến lược kinh doanh vẫn là phác thảo hìnhảnh tương lai của doanh nghiệp trong khu vực họat động và các khả năng khai thác; chiếnlược kinh doanh xác định các mục tiêu dài hạn, các chính sách cũng như các giải pháp cầnthiết để thực hiện các mục tiêu đã xác định Kế họach hóa chiến lược kinh doanh là quá trìnhlặp đi lặp lại công tác họach định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh đã được họachđịnh

Khác về bản chất so với kế họach hóa truyền thống, đặc trưng cơ bản của chiến lược làđộng và tấn công Trong quản trị chiến lược phải đặc biệt coi trọng công tác dự báo, chủ độnglường trước những thay đổi của môi trường kinh doanh để vạch ra các giải pháp tấn côngnhằm tận dụng cơ hội, hạn chế hiểm họa có thể xuất hiện trong môi trường kinh doanh củadoanh nghiệp

Hoạch định chiến lược là quá trình sử dụng các phương pháp, công cụ và kỹ thuậtthích hợp nhằm xác định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và từng bộ phận của doanhnghiệp trong thời kỳ chiến lược xác định Bản chất của hoạch định chiến lược là xây dựng bảnchiến lược cụ thể trong một thời kỳ xác định nào đó

2.1.2 Đặc điểm của chiến lược kinh doanh.

2.1.2.1 Đặc điểm chung.

- Chiến lược xác định mục tiêu và phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời

kỳ tương đối dài

Trang 38

Chính các mục tiêu, phương hướng và các giải pháp dài hạn đảm bảo cho hoạt động củadoanh nghiệp phát triển liên tục và bền vững trong môi trường kinh doanh đầy biến động.

- Chiến lược chỉ phác thảo phương hướng dài hạn, có tính định hướng còn trong thựchành kinh doanh thì phải thực hiện phương châm: “Kết hợp chiến lược với sách lược

và các phương án kinh doanh tác nghiệp”

Hoạch định chiến lược là phác thảo khuôn khổ cho các hoạt động kinh doanh dài hạn củadoanh nghiệp trong tương lai dựa trên cơ sở các thông tin và dự báo Do vậy sự sai lệch giữacác mục tiêu định hướng và khuôn khổ phác thảo ban đầu hình ảnh kinh doanh diễn ra trongthực tế là điều khó tránh khỏi Vậy việc soát xét tính hợp lý và điều chỉnh các mục tiêu banđầu cho phù hợp với các biến động của môi trường và điều kiện kinh doanh đã thay đổi làviệc làm thường xuyên của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh

- Mọi quyết định chiến lược quan trọng trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện vàkiểm tra, đánh giá, điều chỉnh chiến lược đều phải tập trung về người lãnh đạo caonhất của doanh nghiệp Đặc điểm này được quy định bởi:

+ Tháp quản trị viên và thang quyền lực tương ứng trong quản lý và điều hành củadoanh nghiệp

+ Bảo đảm yêu cầu bí mật thông tin kinh doanh trong nền kinh tế thì trường Trongthực tế chỉ có người Chủ doanh nghiệp và người được ủy quyền thay mặt Chủ sởhữu mới có quyền quyết định những vấn đề chiến lược trọng yếu của doanhnghiệp

- Chiến lược kinh doanh luôn được xây dựng, lựa chọn và thực thi dựa trên cơ sở lợi thế

so sánh của doanh nghiệp Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đánh giá đúng thựctrạng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình khi xây dựng chiến lược và thườngxuyên soát xét các yếu tố nội tại trong quá trình thực thi chiến lược

- Chiến lược kinh doanh trước hết và chủ yếu được xây dựng cho các ngành nghề kinhdoanh, các lĩnh vực kinh doanh chuyên môn hóa, truyền thống, thế mạnh của doanhnghiệp Đặc điểm này đặt ra cho doanh nghiệp phải xây dựng, lựa chọn và thực thichiến lược trên những thương trường đã có chuẩn bị và có thế mạnh

Trang 39

2.1.2.2 Một số đặc điểm của chiến lược sản xuất kinh doanh.

Các đặc điểm của chiến lược sản xuất kinh doanh xây dựng cũng có những nét tương

tự như các đặc điểm của chiến lược sản xuất kinh doanh Ngoài ra còn có cần nhấn mạnh

và bổ sung 1 số đặc điểm sau:

1.Những chiến lược quan trọng nhất của 1 doanh nghiệp xây dựng là: Chiến lược về cương lĩnh kinh doanh, chiến lược cơ cấu sản xuất kinh doanh xây dựng, chiến lược kinh doanh theo những hợp đồng xây dựng bao gồm chiến lược tranh thầu xây dựng và chiến lược thực hiện hợp đồng xây dựng

2 Trong chiến lược kinh doanh theo các hợp đồng xây dựng có chiến lược

marketing tranh thầu là quan trọng nhất Nhưng chiến lược này trong ngành xây dựng có nhiều đặc điểm khác biệt so với các ngành sản xuất kinh doanh khác

3 Các doanh nghiệp xây dựng phải bảo đảm tính phù hợp giữa chiến lược mua sắm tài sản cố định sản xuất ban đầu với chiến lược thực hiện hợp đồng xây dựng và kế hoạch theo niên lịch

4 Chiến lược kinh doanh xây dựng phải đặc biệt chú ý khắc phục các gián đoạn trong hoạt động do phải phụ thuộc vào khả năng thắng thầu có ít nhiều tính chất may rủi

5 Chiến lược kinh doanh xây dựng phải bám sát chiến lược đầu tư của dân chúng

Vai trò của chiến lược kinh doanh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chiến lược kinh doanh đóng những vai trò sau :

- Định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp, nó tạo ra những cái đích đến chodoanh nghiệp và vạch ra những con đường để đi đến cái đích đó

- Định hướng được các hoạt động dài hạn và là cơ sở vững chắc cho triển khai hoạtđộng trong tác nghiệp Thiéu vắng chiến lược hoặc chiến lược không được thiết lập

rõ ràng, không có luận cứ sẽ làm cho hoạt động mất hướng, chỉ thấy trước mắt màkhông thấy dài hạn, chỉ thấy cục bộ mà không thấy toàn bộ

- Tạo cơ sở vững chắc cho các hoạt động nghiên cứu triên khai, đầu tư phát triển đàotạo bồi dưỡng nhân lực Trong thực tế, phần lớn các sai lầm, trả giá về đầu tư, vềnghiên cứu triển khai có nguồn gốc từ chỗ thiếu vắng hoặc có sự sai lầm trong xácđịnh các mục tiêu chiến lược

Trang 40

- Tạo cơ sở cho các doanh nghiệp chủ động phát triển các hướng kinh doanh phù hợpvới môi trường trên cơ sở tận dụng các cơ hội, tránh các rủi ro, phát huy các lợi thếdoanh nghiệp trong kinh doanh

- Cải thiện căn bản tình hình, vị thế của doanh nghiệp, một ngành, một địa phương.Các lợi ích được xác lập cả về mặt tài chính và phi tài chính

Chiến lược sản xuất kinh doanh là chất keo gắn kết các nhân viên trong doanh nghiệp

Nó làm cơ sở cho các hoạt động của thành viên, tạo lên sự thống nhất trong hành động –một sức mạnh to lớn thúc đẩy doanh nghiệp tới thành công Một chiến lược kinh doanhphải được sự thống nhất ý kiến trong toàn thể nhân viên, thúc đẩy nỗ lực hành động củatừng cá nhân đảm bảo quá trình thực thi chiến lược

Chiến lược kinh doanh định hướng cho tổng thể mọi hoạt động của doanh nghiệp từnhững quyết định có tầm quan trọng đặc biệt như đầu tư phát triển, mở rộng danh mục sảnphẩm đến các quyết định như tuyển nhân viên, trả lương công nhân

2.1.3 Phân loại chiến lược kinh doanh.

2.1.3.1 Phân loại theo phạm vi chiến lược.

- Chiến lược chung: Đề cập tới những vấn đề quan trọng nhất, bao quát nhất và có ýnghĩa lâu dài, quyết định vấn đề sống còn của doanh nghiệp

- Chiến lược bộ phận: Nhằm giải quyết từng vấn đề trong sản xuất kinh doanh, để thựchiện chiến lược tổng quát Bao gồm nhiều chiến lược như:

+ Chiến lược thị trường

+ Chiến lược sản phẩm

+ Chiến lược giá cả

+ Chiến lược phân phối

+ Chiến lược cạnh tranh

+ Chiến lược tổ chức quân sự

+ Chiến lược đầu tư công nghệ

+ Chiến lược tài chính

2.1.3.2 Phân loại căn cứ vào tiếp cận thị trường gồm 4 nhóm:

- Nhóm 1: Chiến lược tập trung để giải quyết những vấn đề then chốt, không dàn trải

nguồn nhân lực mà tập trung cho những hoạt động có ý nghĩa quyết định đối với sảnphẩm kinh doanh của doanh nghiệp

Ngày đăng: 26/10/2018, 15:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w