1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá tác động của nghề lờ dây đến nguồn lợi thủy sản và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lờ dây trên địa bàn tỉnh khánh hòa

83 202 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 4,23 MB

Nội dung

Qua kết quả nghiên cứu “Đánh giá tác động của nghề lờ dây đến nguồn lợi thủy sản và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý lờ dây trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” cho thấy nghề khai thác lờ dây t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan mọi kết quá nghiên cứu trong đề tài “Đánh giá tác động của nghề lờ dây đến nguồn lợi thủy sản và đề xuất giải pháp sử hợp lý lờ dây trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được

công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này

Khánh Hòa, ngày 22 tháng 01 năm 2018

Tác giả luận văn

Vũ Duy Dương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng ban trường Đại học Nha Trang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa, Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa, Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS Hoàng Hoa Hồng đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này

Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, các phòng Kinh tế, phòng Nông nghiệp và các hộ ngư dân làm lờ dây trên địa bàn tỉnh đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi được phỏng vấn, điều tra và tiếp cận thực tế các hoạt động khai thác nghề lờ dây trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Cuối cùng tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Khánh Hòa, ngày 22 tháng 01 năm 2018

Tác giả luận văn

Vũ Duy Dương

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC KÝ HIỆU viii

DANH MỤC BẢNG ix

DANH MỤC HÌNH x

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN xi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về lờ dây 4

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước 4

1.1.2 Nghiên cứu trong nước .6

1.2 Hiện trạng quản lý và hoạt động của nghề lờ dây ở Việt Nam 9

1.3 Tổng quan về tình hình khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 11

1.3.1 Điều kiện tự nhiên 11

1.3.1.1 Vị trí địa lý 11

1.3.1.2 Địa hình 12

1.3.1.3 Khí hậu 13

1.3.1.4 Thủy - hải văn 13

1.3.2 Điều kiện Kinh tế - Xã hội 14

1.3.2.1 Dân số và cơ cấu dân số 14

1.3.2.2 Nguồn nhân lực thủy sản 15

1.3.2.3 Cơ cấu và giá trị sản xuất ngành thủy sản giai đoạn 2009-2015 16

1.4 Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản 17

1.4.1 Tàu thuyền khai thác thuỷ sản 17

1.4.1.1 Tàu thuyền theo nhóm công suất 17

1.4.1.2 Tàu theo địa phương 19

1.4.2 Cơ cấu nghề khai thác thuỷ sản 19

1.5 Năng suất, sản lượng, giá trị khai thác thuỷ sản 21

1.6 Nguồn lợi thủy sản 23

Trang 6

1.6.1 Thực vật nổi 23

1.6.2 Động vật nổi 24

1.6.3 Trứng cá và cá bột 24

1.6.4 Sinh vật đáy 24

1.6.5 Thực vật đáy 25

1.6.6 Cá biển 25

1.7 Tổ chức quản lý sản xuất khai thác thuỷ sản, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá, bảo quản sau thu hoạch 26

1.7.1 Lao động khai thác thủy sản 26

1.7.2 Tổ chức sản xuất 27

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.1 Thời gian, đối tượng và địa điểm nghiên cứu 29

2.1.1 Thời gian thực hiện 29

2.1.2 Đối tượng nghiên cứu 29

2.1.3 Phạm vi nghiên cứu .29

2.1.4 Khu vực nghiên cứu 29

2.2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 30

2.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 30

2.2.2 Nội dung nghiên cứu 30

2.3 Phương pháp nghiên cứu 30

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu cho nội dung 1: Điều tra thực trạng nghề lờ dây tại tỉnh Khánh Hòa 30

2.3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu 30

2.3.1.2 Phương pháp đánh giá công tác quản lý: 33

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu cho nội dung 2: Đánh giá tác động nghề lờ dây đến nguồn lợi thủy sản 33

2.3.2.1 Xác định thành phần loài khai thác của nghề lờ dây 33

2.3.2.2 Xác định năng suất, sản lượng khai thác .34

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36

3.1 Thực trạng nghề lờ dây tỉnh Khánh Hòa .36

3.1.1 Tàu thuyền và ngư cụ khai thác nghề lờ dây 36

3.1.1.1 Tàu thuyền khai thác nghề lờ dây 36

Trang 7

3.1.1.3 Tổ chức sản xuất 44

3.1.2 Lao động khai thác nghề lờ dây 46

3.1.3 Sản lượng khai thác nghề lờ dây tỉnh Khánh Hòa 47

3.1.3.1 Biến động sản lượng nghề lờ dây tỉnh Khánh Hòa từ 2009 - 2016 47

3.1.3.2 Biến động sản lượng theo từng địa phương khảo sát 47

3.1.4 Thành phần loài khai thác bởi nghề lờ dây tỉnh Khánh Hòa 49

3.1.5 Kích thước khai thác của một số đối tượng chính 50

3.2 Đánh giá tác động của nghề lờ dây đến nguồn lợi thủy sản 53

3.2.1 Đánh giá về mức độ vi phạm kích thước loài khai thác theo qui định 53

3.2.2 Đánh giá ảnh hưởng sự tăng số lượng tàu thuyền hoạt động nghề lờ dây đến nguồn lợi ven bờ tỉnh Khánh Hòa 54

3.2.2.1 Đối với sản lượng khai thác bằng nghề lờ dây toàn tỉnh Khánh Hòa 54

3.2.2.2 Đối với sản lượng khai thác bằng nghề lờ dây theo từng địa phương 56

3.3 Đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý lờ dây 57

3.3.1 Giải pháp về quản lý 58

3.3.1.1 Giải pháp quản lý tổng thể cho toàn tỉnh 58

3.3.1.2 Giải pháp quản lý cho từng địa phương cụ thể 60

3.3.2 Giải pháp về kỹ thuật 61

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 63

4.1 Kết luận 63

4.1.1 Về thực trạng nghề lờ dây tỉnh Khánh Hòa: 63

4.1.2 Về đánh giá ảnh hưởng nghề lờ dây đến nguồn lợi ven bờ: 63

4.1.3 Về các giải pháp sử dụng nghề lờ dây hợp lý 64

4.2 Khuyến nghị 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

PHỤ LỤC 67

PHIẾU ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ -XÃ HỘI NGHỀ LỜ DÂY 67

Trang 8

DANH MỤC KÝ HIỆU

BAC (Boat Active Coefficient): Hệ số hoạt động của tàu

BVNLTS: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

CPUE (Catch Per Unit Effort): Sản lượng thủy sản khai thác được tính bình quân trên một ngày hoạt động của tàu mẫu

CV: Công suất

FAO (Food and Agriculture Organisation of the United nations): Tổ Chức Lương thực

và Nông nghiệp của Liên hợp quốc

NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

KTTS: Khai thác thuỷ sản

KT-XH: Kính tế xã hội

TS: Thuỷ sản

NTTS: Nuôi trồng thủy sản

PTNT: Phát triển nông thôn

CB&DVTS: Chế biến và dịch vụ thuỷ sản

TTBQ: Tăng trưởng bình quân

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Cơ cấu dân số tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2009-2015 15

Bảng 1 2 Cơ cấu lao động ngành Thuỷ sản tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2009-2015 16

Bảng 1.3 Tàu thuyền theo công suất tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2009-2015 18

Bảng 1.5 Cơ cấu tàu thuyền theo nghề giai đoạn 2009-2015 20

Bảng 1.6 Cơ cấu tàu thuyền theo nhóm công suất tỉnh Khánh Hòa năm 2015 21

Bảng 1.7 Sản lượng, năng suất KTTS tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2009-2015 22

Bảng 1.8 Sản lượng khai thác thủy sản theo địa phương giai đoạn 2009-2015 23

Bảng 1.9 Cơ cấu lao động khai thác thủy sản giai đoạn 2009-2015 26

Bảng 2.1 Số lượng phiếu điều tra phân bổ cho từng địa phương 32

Bảng 3.1: Số lượng tàu thuyền theo chiều dài 37

Bảng 3.2 Biến động tàu thuyền khai thác nghề lờ dây tỉnh Khánh Hòa 38

từ 2009-2016 38

Bảng 3.3 Thống kê tàu khai thác nghề lờ dây theo công suất 40

Bảng 3.4 Số lượng cheo lờ trung bình trên tàu hoạt động nghề lờ dây 41

Bảng 3.5 : Hệ thống kết cấu áo lưới 42

Bảng 3.6: Tuổi và kinh nghiệm khai thác nghề lờ dây 46

Bảng 3.7: Thống kê lực lượng lao động của hộ khai thác nghề lờ dây 46

Bảng 3.8 Biến động sản lượng nghề lờ dây tỉnh Khánh Hoà 2009 – 2016 48

Bảng 3.9: Kích thước chung của một số đối tượng khai thác 49

Bảng 3.10 Thống kê tỷ lệ sản lượng khai thác các loài chính nghề lờ dây 53

Bảng 3.11 Năng suất khai thác trung bình đội tàu nghề lờ dây tỉnh Khánh Hoà 54

Bảng 3.12 Năng suất khai thác tính trung bình cho các địa phương 56

Bảng 3.13 Các hệ số hồi qui thể hiện mối quan hệ tuyến tính giữa số lượng tàu thuyền và năng suất khai thác của nghề lờ dây tại các địa phương 56

Bảng 3.14 Sản lượng và số lượng tàu thuyền khai thác cho phép bằng nghề lờ dây theo từng địa phương tỉnh Khánh Hòa .60

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Cơ cấu trình độ học vấn của lao động nông nghiệp Khánh Hòa năm 2015 16

Hình 1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2009-2015 17

Hình 1.3 Tỷ trọng cơ cấu nghề các năm 2009, 2015 20

Hình 2.1 Khu vực nghiên cứu đề tài 29

Hình 3.1 Tàu thuyền khai thác nghề lờ dây 36

Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ số lượng tàu thuyền theo kích thước 37

Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ số lượng tàu thuyền lắp máy và không lắp máy 38

Hình 3.4 Biến động cơ cấu tàu thuyền khai thác nghề lờ dây từ 2009 đến 2016 39

Hình 3.5 Biểu đồ tỷ lệ tàu thuyền lắp máy khai thác nghề lờ dây tỉnh Khánh Hòa 40

Hình 3.6 Biến động số lượng tàu thuyền nghề lờ dây theo từng địa phương 41

Hình 3.7: Bản vẽ khai triển lờ dây 43

Hình 3.8 Thả lờ dây 44

Hình 3.9 Biểu đồ thể hiện biến động sản lượng nghề lờ dây tỉnh Khánh Hòa 47

Hình 3.10 Biến động sản lượng nghề lờ dây theo từng địa phương 48

Hình 3.11 Tôm rảo ( kích thước khai thác: 53mm, tại đầm Thủy Triều) 50

Hình 3.12 Ghẹ xanh (kích thước khai thác: 65mm, tại đầm Thủy Triều) 50

Hình 3.13 Cua (kích thước khai thác: 60mm, tại đầm Thủy Triều) 51

Hình 3.14 Tôm tít (kích thước khai thác: 95mm, tại đầm Thủy Triều) 51

Hình 3.15 Các sản phẩm cá con (cá bống, cá đục, cá sơn trắng) 52

Hình 3.16 Biểu đồ sản lượng thể hiện chiều hướng giữa số lượng tàu thuyền và năng suất khai thác nghề lờ dây từ 2009 đến 2016 55

Hình 3.17 Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa tàu thuyền và năng suất 55

Hình 3.18 Biểu đồ thể hiện mối tương quan giữa tăng số lượng tàu thuyền và năng suất khai thác nghề lờ dây các địa phương tỉnh Khánh Hòa .57

Hình 3.19 Biểu đồ mô hình Scheafer-cường lực và sản lượng cho phép khai thác 58

Trang 11

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Lờ dây, ngư cụ cố định dạng bẫy mới có nguồn gốc từ Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI Do kết cấu đơn giản, giá thành thấp, hiệu quả cao nên nó đã phát triển tự phát rất nhanh, với kích thước mắt lưới nhỏ nên khai thác được các sản phẩm không đủ kích cỡ theo quy định chiếm tỷ lệ lớn Mặt khác, hiện nay chưa có các văn bản, quy định và các công trình nghiên cứu khoa học nào liên quan đến lờ dây nên việc quản lý đối với nghề này đang gây ra nhiều tranh cãi trên các địa phương trên cả nước

Đề tài nghiên cứu sử dụng các số liệu thứ cấp và sơ cấp từ sách báo, các

cơ quan nhà nước liên quan đến nghề lờ dây, lồng bẫy, phương pháp điều tra kích cỡ mẫu Yamane (1967÷1986), mẫu điều tra thông tin từ các chủ hộ làm nghề khai thác

lờ dây và sử lý số liệu bằng phần mền Excel Nội dung nghiên cứu bao gồm các vấn

đề thực trạng nghề lờ dây trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, đánh giá tác động nghề lờ dây đến nguồn lợi thủy sản và đề xuất một số giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý lờ dây trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Qua kết quả nghiên cứu “Đánh giá tác động của nghề lờ dây đến nguồn lợi thủy sản và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý lờ dây trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”

cho thấy nghề khai thác lờ dây trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có quy mô nhỏ và phát triển tự phát Nghề lờ dây đem lại thu nhập chính cho các hộ ngư dân nghèo Trình

độ học vấn các chủ hộ thấp (cấp tiểu học là cao nhất (69%), tiếp theo là cấp trung học cơ sở (18%), số người mù chữ là 8% và tỷ lệ thấp nhất là cấp trung học phổ thông (5%) Số lao động trong gia đình làm nghề lờ dây trung bình là 2,98 người, trong đó số lao động nữ là 1,3 người Số lao động tham gia làm nghề lờ dây là 1,85 người (số lao động nữ chiếm 0,45 người), kỹ thuật khai thác đơn giản, hiệu quả kinh tế cao

Việc phát triển nghề lờ dây ồ ạt, không theo quy hoạch và các sản phẩm khai thác không đủ tiêu chuẩn, vi phạm kích thước (66%) làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản ven bờ, các bãi đẻ của các loài thủy hải sản

Qua kết quả nghiên cứu phân tích tác động của nghề lờ dây đến nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý, sử dụng hợp

lý lờ dây trên địa bàn tỉnh, đảm bảo sự phát triển hài hòa nghề lờ dây với các ngành

Trang 12

nghề khác, có thể xem nghề khai thác lờ dây là nghề nhằm có những chính sách, văn bản hướng dẫn cụ thể quản lý nghề (mùa vụ, kích thước mắt lưới của lờ dây ) để nghề phát triển theo hướng bền vững, có kiểm soát

Từ khóa:

- Lờ dây Khánh Hòa

- Nghề khai thác

Trang 13

MỞ ĐẦU

Lờ dây là một dạng ngư cụ kiểu lồng bẫy, nghề lờ dây là một trong những nghề khai thác thủy sản truyền thống của ngư dân trên toàn thế giới với kỹ thuật khai thác đơn giản, yêu cầu vốn đầu tư không lớn, sản phẩm khai thác đạt chất lượng tốt Với tính hiệu quả của nó, lờ dây đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người dân sống

quanh các khu vực đầm và cửa sông [1]

Nghề lờ dây du nhập vào Khánh Hòa khoảng năm 2006, là dạng ngư cụ cố định nhưng do kích thước mắt lưới quá nhỏ, vùng đánh bắt là các vũng, vịnh, đầm phá và ven biển, cửa sông, tàu thuyền công suất nhỏ (<20CV) và thúng, thuyền chèo, vốn đầu

tư thấp nhưng cho thu nhập đáng kể cho ngư dân nghèo (100 - 150 ngàn đồng/đêm) nên mức phát triển tự phát rất nhanh Hiện nay, đầm Thủy Triều có diện tích mặt nước khoảng 2.000 ha nhưng đã có 230 phương tiện; đầm Nha Phu có diện tích mặt nước khoảng 4.000 ha đã có gần 415 phương tiện đánh bắt thủy sản bằng lờ dây, mỗi gia đình sử dụng bình quân từ 50 - 100 cái lờ dây Tỷ lệ cá, tôm con bị đánh bắt ước tính khoảng 40% - 60% sản lượng khai thác Đầm Thủy Triều và đầm Nha Phu là những đầm phá thể hiện những nét đặc trưng về một hệ sinh thái của vùng đất ngập nước ở khu vực miền Trung Nơi đây có nguồn thức ăn phong phú, đa dạng, chế độ môi trường nước và thủy văn thuận lợi, tạo điều kiện cho nhiều loại ấu trùng thủy, hải sản sinh sống và phát triển Vùng đầm này được coi như vườn ươm của các loài tôm, cá, cua, các loài nhuyễn thể và cũng là nguồn cung cấp, bổ sung nguồn lợi tôm, cá, cua… vào các quần đàn trưởng thành sống trong vùng biển lân cận

Một số nghiên cứu ban đầu cho thấy, bên cạnh những hiệu quả kinh tế mà nghề này mang lại, đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn lợi thủy sản tại khu vực

mà nó hoạt động Trần Văn Phước và các cộng sự đã nghiên cứu về hiện trạng khai thác nguồn lợi thủy sản ở đầm Nha Phu, trong đó có nghề lờ dây đã chỉ ra được sự suy giảm trầm trọng cả về kích thước và sản lượng của một số loài cá có giá trị kinh tế trong khu vực [2] Lê Thị Nam Thuận trong báo cáo nghiên cứu khoa học đã chỉ ra được sự suy giảm sản lượng của nghề nó sáo ở đầm phá Tam Giang, Huế và nguyên nhân chính là do một số nghề xâm hại, trong đó có nghề lờ dây [3]

Tại Khánh Hòa, trước tình hình tự phát của nghề lờ dây, chính quyền một số địa phương trong tỉnh đã có những qui định mang tính cấp thời nhằm giải quyết những

Trang 14

vẫn đề trước mắt như UBND huyện Cam Lâm đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 15/12/2008 “Về việc tăng cường quản lý việc khai thác, đánh bắt thủy sản trong đầm Thủy Triều” trong đó nghiêm cấm việc khai thác thủy sản bằng nghề lờ dây và nghề đáy để đánh bắt thủy sản trong đầm Thủy Triều Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Quyết định số 05/2014/QĐ-UBND ngày 10/02/2014 về việc Quy định Quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong đó tại Khoản 7, Điều 3 qui định “Nghề lờ dây không được phép khai thác tại đầm Nha Phu, đầm Thủy Triều, vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong và các vùng nước thuộc cửa sông, cửa lạch” Việc quy định lờ dây không được phép hoạt động tại các khu vực ven bờ chưa đủ các căn cứ để ngăn chặn sự phát triển của nghề này, các hoạt động khai thác vẫn được các ngư dân lén lút thực hiện gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái, suy giảm nguồn lợi thủy sản của thủy vực ngoài ra còn ảnh hưởng đến sinh kế người dân hoạt động nghề khai thác ven bờ khác (nguồn lợi càng cạn kiệt, thu nhập của nghề càng thấp) và nhất là khả năng tái tạo nguồn lợi khó phục hồi

Chính vì vậy UBND tỉnh Khánh Hòa đã có công văn đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép đưa lờ dây thuộc đối tượng nghề cấm để xử lý triệt để vấn đề này Tuy nhiên do chưa có cơ sở khoa học nên chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận

Để có cơ sở khoa học giúp cho UBND tỉnh Khánh Hòa và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có cái nhìn tổng quát đối với tác hại của nghề lờ dây ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản ven bờ của tỉnh Khánh Hòa và đủ căn cứ để từ đó đưa ra các quyết định quản lý đúng đắn và hợp lý theo đúng các quy định hiện hành thì tôi lựa

chọn thực hiện đề tài: “Đánh giá tác động của nghề lờ dây đến nguồn lợi thủy sản

và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý lờ dây trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” Với

mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định mức độ tác động của nghề lờ dây đến nguồn lợi thủy sản và những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động khai thác của nghề này, đề tài tiến hành kiểm chứng 02 giả thuyết nghiên cứu gồm: giả thuyết (1) nguồn lợi thủy sản của các đầm phá tỉnh Khánh Hòa suy giảm là do việc khai thác không có chọn lọc của nghề lờ dây; giả thuyết (2) công tác quản lý nghề lờ dây vẫn còn lỏng lẻo, chưa có quy hoạch, qui định cụ thể cho các hoạt động của nghề này Với 02 giả thuyết được đặt ra, việc xác định đúng đắn mức độ ảnh hưởng của nghề lờ dây đến nguồn lợi

Trang 15

là cơ sở để đưa ra các quy định, chính sách cũng như các giải pháp kỹ thuật để quản lý nghề này một cách hiệu quả nhất

Khả năng đóng góp của đề tài: Về lý luận: Kết quả đề tài sẽ cung cấp những

thông tin về hiện trạng và thực trạng của nghề lờ dây trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa từ

đó giúp công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ven bờ của địa phương Về

thực tiễn: Kết quả của đề tài sẽ cung cấp cơ sở khoa học về tác động của nghề lờ dây

đối nguồn lợi thủy sản ven bờ của tỉnh Khánh Hòa từ đó giúp UBND tỉnh Khánh Hòa

đưa ra các quyết định quản lý một cách phù hợp và đúng theo quy định hiện hành

Trang 16

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về lờ dây

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước

Lờ dây là một dạng ngư cụ kiểu lồng bẫy, vì vậy để hiểu thêm về những hoạt động trên thế giới liên quan đến nghề lờ dây, có thể đề cập đến các vấn đề về nghề lồng bẫy

Nghề lồng bẫy là một trong những nghề khai thác thủy sản truyền thống của ngư dân trên toàn thế giới Do những đặc tính ưu việt của nghề lồng bẫy mà các nghề khác không thể có được như nó có thể hoạt động được ở những vùng biển sâu, đáy biển phức tạp, khai thác được những đối tượng mong muốn, có tính chọn lọc cao nên trong những năm gần đây, nghề này đã được rất nhiều nước trên thế giới sử dụng như

Mỹ, Mêxicô, Philippin, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ôxtrâylia, [20]

Từ đầu những năm 50 thế kỷ 20, lồng bẫy đã được sử dụng rộng rãi ở vịnh Mêhicô, bang Lusiana, Texas (Hoa Kỳ) khai thác đối tượng ghẹ xanh Portnus pelagicus Tới nay không chỉ kỹ thuật khai thác ghẹ mà nhiều đối tượng khác như ốc hương, cá song, cá chình…bằng lồng bẫy cũng được nghiên cứu để hoàn thiện về cấu trúc lồng, nâng cao hiệu quả khai thác, thuận tiện trong khai thác, sắp xếp, bảo quản

Năm 1971, B Stewart đã có những nghiên cứu về nghề khai thác tôm hùm cũng như tập tính tôm hùm tại vùng biển nước Anh Từ những kết quả nghiên cứu đó, ông

đã xuất bản thành tài liệu hướng dẫn cho ngư dân Tài liệu đã chỉ ra tập tính tôm hùm khi vào lồng và từ đó đưa ra mẫu lồng tối ưu Trên cơ sở đó, B Stewart đã chọn được kích thước lồng tối ưu là: (42 x 24 x 18) cm, vật liệu, màu sắc lưới bọc lồng, vị trí đặt cửa hom nhằm tăng tính hiệu quả, độ bền ngư cụ khi khai thác đặc biệt khi gặp thời tiết xấu

Từ trước những năm 1972, tổ chức Nông – Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) đã tiến hành nghiên cứu các loại lồng bẫy khai thác các đối tượng như cá, tôm, mực tại nhiều vùng biển của nhiều quốc gia trên thế giới Sau đó, cùng với những nghiên cứu của FAO về nghề cá ven bờ, trong đó có nghề lồng bẫy, FAO đã lựa chọn được mẫu lồng bẫy điển hình khai thác từng loại đối tượng, tại từng vùng biển và đã xuất bản thành tài liệu để hướng dẫn ngư dân trên toàn thế giới Với việc cung cấp đầy đủ các thông tin không chỉ về kích thước, cấu trúc, vật liệu, cách bố trí cửa hom… mà còn bao hàm cả

Trang 17

quy trình khai thác, cách chọn ngư trường khai thác phù hợp Đây có thể xem là tập tài liệu vô cùng bổ ích cho ngư dân làm nghề khai thác thủy sản bằng lồng bẫy trên thế giới Năm 1977 - 1979, Trường Đại học Thủy sản Tô-ky-ô (Nhật Bản) đã thực hiện nghiên cứu thành công nghề lồng bẫy khai thác các loài thủy sản tầng đáy như ghẹ, tôm, mực, Kết quả nghiên cứu đã xuất bản thành tài liệu hướng dẫn sử dụng vật liệu chế tạo, cấu tạo, kích thước của từng loại lồng bẫy; kích thước và hình dáng cửa lồng đảm bảo khai thác chọn lọc

Năm 1983, Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) đã tiến hành tổng kết các nghiên cứu về nghề lồng bẫy khai thác các loài thủy sản tại Nhật Bản, Thái Lan và một số quốc gia Đông Nam Á khác và được xuất bản thành tài liệu hướng dẫn khai thác cho ngư dân Tài liệu đã phân tích, đánh giá được khả năng hoạt động, ưu điểm của từng loại lồng bẫy khai thác các đối tượng khác nhau Đồng thời, trong tài liệu cũng đánh giá được khả năng đánh bắt cũng như kích thước ngư cụ hợp

lý cho từng loại lồng bẫy dựa trên những đánh giá, phân tích của các nghiên cứu trước đây Năm 1997, các nhà khoa học Hàn Quốc đã thực hiện một số nghiên cứu

về tính chọn lọc nghề lồng bẫy khai thác cua Hoàng Đế Lồng bẫy được sử dụng nghiên cứu có dạng hình nón với 5 loại kích thước mắt lưới khác nhau: 95mm, 112mm, 132mm, 152mm và 172 mm Kết quả cho thấy, kích thước mắt lưới càng lớn thì khả năng đánh bắt con non thấp

Năm 2002, Ôx-trây-li-a đưa ra mẫu lồng xếp khai thác cua, ghẹ dùng trong nghề

cá thương mại và giải trí Với kết quả khả quan, công trình đã được cấp bằng sáng chế cho 2 loại lồng bẫy: hình bán nguyệt và hình trụ tròn với nhiều kích cỡ, màu sắc và cửa hom khác nhau

Tuy nhiên nghề lồng bẫy cũng gây ra những tác động không tốt đối với môi trường và làm nảy sinh những xung đột trong cộng đồng khai thác Ảnh hưởng tiêu cực nhất nghề lồng bẫy chính là vấn đề “lồng ma” Vấn đề này được nhiều tác giả quan tâm như Guillory và Prejan (1997) hay Guillory và Hein, (1998), Guillory và cộng sự (2001) “Lồng ma” là những lồng bị mất hay bị vứt bỏ trong quá trình khai thác sẽ là nơi giam giữ các đối tượng không may chui vào Chúng sẽ chết sau thời gian rất ngắn khi mắc bẫy Ngoài ra, chúng trở thành rác thải rắn trong thủy vực và là nơi giam giữ sinh vật kẹt chết trương thối [21]

Trang 18

Như vậy, trên thế giới đã có nhiều tổ chức, quốc gia quan tâm đến nghề khai thác lồng bẫy Các kết quả nghiên cứu giúp nâng cao hiệu quả khai thác với những thay đổi

về cấu trúc, vật liệu…cũng như đưa ra những cảnh báo về nguy cơ sẽ xảy ra, từ đó có biện pháp giải quyết góp phần phát triển nghề lồng bẫy một cách bền vững hơn

1.1.2 Nghiên cứu trong nước

Cũng như các quốc gia khác, nghề khai thác bằng lồng bẫy nước ta cũng được hình thành từ rất sớm Tuy nhiên, các mẫu lồng bẫy truyền thống có nhược điểm là có

độ bền thấp, sắp xếp lồng trên tàu chiếm nhiều diện tích, hiệu quả khai thác chưa cao

Vì lý do trên nên đã không ít đề tài, công trình nghiên cứu về nghề khai thác hải sản bằng lồng bẫy được tiến hành

Ở Việt Nam, năm 1980 được sự giúp đỡ của các chuyên gia Cu Ba, Viện Nghiên cứu Hải sản đã kết hợp cùng các chuyên gia nghiên cứu, thử nghiệm thành công nghề lồng bẫy khai thác tôm hùm Tuy nhiên cho đến nay, do nguồn lợi tôm hùm đang bị giảm sút nghiêm trọng nên nghề này hoạt động không mang lại hiệu quả kinh tế như mong muốn và nó đang dần bị mai một

Năm 1991, được sự đồng ý của Chính phủ và Bộ Thuỷ Sản, Viện Nghiên cứu Hải sản đã hợp tác cùng công ty WON YANG FISHERY COMPANY, DONG HAE FISHERY CO.LTD - Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) nghiên cứu, ứng dụng một số loại nghề khai thác hải sản của Hàn Quốc vào vùng biển Việt Nam Trong đó có một số loại lồng bẫy như lồng khai thác ghẹ, cá chình, bạch tuộc… Các nghiên cứu được thực hiện ở các ngư trường phía nam vịnh Bắc Bộ, phía Bắc miền Trung và khu vực Đông Nam Bộ đã cho kết quả khá tốt [4]

Lồng khai thác ghẹ được sử dụng trong nghiên cứu là loại lồng có dạng hình trụ chữ nhật sản xuất tại Hàn Quốc, có khung bằng sắt bọc lưới PE Với khoảng từ 150 -

200 lồng được thả trong mỗi mẻ hoạt động thử nghiệm đã thu được kết quả khá tốt Sản lượng thu được trong tổng số 7 mẻ hoạt động đạt 123 kg, trong đó ghẹ đạt 71,5 kg

và các đối tượng khác như cá đáy, chình … đạt 51,5 kg, mẻ có sản lượng cao đạt từ 17

- 37 kg/mẻ Như vậy, ngoài ghẹ là đối tượng khai thác chính, loại lồng này đã khai thác được cả những loài hải sản tầng đáy như cá song, cá chình … Tuy nhiên mẫu lồng này vẫn còn một số nhược điểm về kết cấu cần phải khắc phục như vật liệu chế tạo cần phải cải tiến cho phù hợp, đảm bảo độ bền của ngư cụ khi hoạt động [4]

Trang 19

Năm 1992, Thái Lan chuyển giao công nghệ khai thác cá song cho Viện nghiên cứu Hải sản và đã tiến hành thử nghiệm tại vịnh Bắc bộ Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chỉ mang tính chất tham khảo vì thời gian thực hiện ngắn

Năm 2000, Tổng Công ty Thuỷ sản Hạ Long đã ứng dụng mẫu lồng khai thác ghẹ dạng hình trụ tròn của Hàn Quốc để khai thác ghẹ tại ngư trường Đông Nam Bộ Với số lượng lồng thả trong mỗi mẻ từ 2.500 - 3.000 chiếc đã cho sản lượng khai thác đạt từ 600 - 800 kg ghẹ/mẻ Sản phẩm thu được đều là ghẹ sống, có giá trị kinh tế cao Ngoài ra, trong quá trình hoạt động còn đánh bắt được các đối tượng khác như cá đáy,

ốc hương ….[5]

Trong các năm 2004 và 2005, Trung tâm Phát triển nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) đã phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Hải sản đưa tàu nghiên cứu MV SEAFDEC 2 vào hoạt động nghiên cứu tại vùng thềm dốc lục địa Việt Nam Trong những chuyến nghiên cứu này, tàu MV SEAFDEC 2 đã sử dụng các loại lồng bẫy và câu vàng để khai thác các đối tượng hải sản tầng đáy Trong đó, nghề khai thác ghẹ đã cho kết quả tương đối tốt Lồng sử dụng trong các chuyến nghiên cứu này có dạng hình trụ tròn, loại lồng này khi hoạt động đã khai thác được cả ghẹ và một số loài hải sản tầng đáy khác như cá chình, ốc hương …[6]

Nguyễn Văn Phong (2006) đã nghiên cứu, thử nghiệm lồng bẫy cải tiến khai thác ghẹ tại Đà Nẵng và Bà Rịa – Vũng Tàu Đồ án đã phân tích ưu, nhược điểm phương pháp khai thác ghẹ bằng lồng bẫy đang sử dụng tại địa phương, đặc biệt là các mẫu lồng truyền thống Từ đó, tiến hành cải tiến tại các bộ phận hom lưới (màu sắc hom, vật liệu hom, vị trí hom), cải tiến hệ thống khung tăng độ bền cho lồng [7]

Năm 2007, ThS Nguyễn Phi Toàn với luận văn “Nghiên cứu ứng dụng một số loại lồng bẫy khai thác hải sản tầng đáy vùng dốc thềm lục địa miền trung Việt Nam”, tác giả đã thí nghiệm, phân tích các ưu, nhược điểm của các mẫu lồng bẫy như: bẫy cá chình, bẫy ghẹ hình trụ tròn, bẫy ghẹ hình trụ tròn gấp, bẫy ghẹ hình chữ nhật xếp, bẫy ghẹ hình mái vòm Từ đó, tác giả đưa ra các đề xuất lựa chọn cỡ tàu, trang thiết bị máy móc, quy trình khai thác để phục vụ cho khai thác bằng lồng bẫy tại vùng dốc thềm lục địa Việt Nam [8]

Năm 2007, Hội Nghề cá Việt Nam cũng cho xuất bản cuốn sách “Bách khoa Thủy sản” Trong đó, tài liệu giới thiệu một số loại lồng bẫy: bẫy chình, bẫy bạch tuộc,

Trang 20

bẫy mực, bẫy tôm hùm, bẫy ốc hương, lồng bẫy ghẹ, lồng bẫy cá song cùng với những giới thiệu về trang bị và kỹ thuật khai thác [9]

Năm 2010, Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ngãi thực hiện dự án “Hỗ trợ

và tiếp nhận công nghệ khai thác hải sản bằng lồng bẫy cải tiến cho ngư dân khu kinh

tế Dung Quất và vùng ven” do Th.s Nguyễn Trọng Thảo - giảng viên bộ môn Công nghệ Khai thác thuỷ sản trường Đại học Nha Trang làm chủ nhiệm Mục đích của dự

án là hỗ trợ cho ngư dân tiếp cận và sử dụng một số mẫu lồng bẫy cải tiến do Th.s Nguyễn Trọng Thảo nghiên cứu và chế tạo [10]

Năm 2015, các tác giả Trần Đức Phú, Nguyễn Trọng Thảo, Nguyễn Văn Nhuận, Trường Đại học Nha Trang đã xuất bản cuốn sách “Kỹ thuật khai thác hải sản bằng nghề lồng bẫy” Cuốn sách chỉ cho chúng ta biết cách phân loại các kiểu lồng bẫy, dựa vào đối tượng khai thác mà lồng được thiết kế, trang bị phù hợp để đối tượng khai thác dễ vào, khó ra [11]

Bên cạnh việc nghiên cứu, cũng đã có một số mô hình ứng dụng nghề khai thác hải sản bằng lồng bẫy tại nhiều địa phương đem lại kết quả khả quan, mở ra một hướng phát triển mới cho nghề cá Việt Nam

Ngư dân Bình Thuận đã chuyển từ việc khai thác ốc hương bằng rập truyền thống sang khai thác bằng lồng bẫy cho hiệu quả cao Nhược điểm của phương pháp

cũ là ốc ăn hết mồi, ốc ra khỏi rập, làm tăng chi phí, tốn sức lao động Tàu anh Đặng Xuân Thành, công suất 82CV chuyển từ nghề vây rút chì sang khai thác ốc hương bằng lồng bẫy Với 800 lồng, một chuyến biển 3 ngày, khai thác được 60kg/1lồng, cho thu nhập hàng chục triệu đồng

Ngư dân Phú Quý, nhờ các bẫy chình lượm được từ các tàu Trung Quốc, đã mày

mò thiết kế và sử dụng khá hiệu quả Đó là ống nhựa cứng dài từ 0,8 – 1 m, có đục lỗ thoát nước, luồn dây và có nơi gắn mồi nhử cá Mồi sử dụng là đầu và xương cá Chàm

Cá chình mang lại lợi nhuận lớn, nhất là những tháng đầu năm 2007 Tàu khai thác cách

bờ 5 – 10 hải lý, mỗi đêm có thể thu được 8 – 10 tạ cá, với giá bán 20.000 đ/kg nên trừ chi phí, mỗi bạn chia từ vài trăm đến triệu đồng Mỗi bẫy có thể vào được 3 – 5 con, với trọng lượng 5 – 10kg/con, đôi khi con lớn từ 15 – 16kg thậm chí có con đạt trên 20 kg

Trang 21

Trung tâm khuyến ngư tỉnh Quảng Trị đã thí điểm thành công mô hình “Khai thác ghẹ và ốc hương bằng lồng bẫy” ở Cửa Việt, mở ra hướng khai thác mới cho ngư dân Mô hình này ít tốn công sức lao động, chi phí đầu tư lại thấp, trung bình mỗi chuyến ra khơi tàu chỉ mất 2 triệu nhưng thu nhập đạt đến 5 triệu/chuyến Áp dụng mô hình mới này, việc khai thác sẽ có tính chọn lọc cao, giảm tác động, hủy hoại tài nguyên, đồng thời góp phần đa dạng hóa khai thác các loài hải sản, tránh tập trung khai thác vào một loài hải sản nhất định Đây là mô hình dễ áp dụng vì phù hợp với các loại tàu, thuyền có công suất nhỏ (dưới 45CV)

1.2 Hiện trạng quản lý và hoạt động của nghề lờ dây ở Việt Nam

Tại tỉnh Quảng Ninh, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2418/QĐ-UBND ngày 22/10/2014 của UBND tỉnh quy định quản lý nhà nước về hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Theo đó, quyết định bổ sung thêm một số nghề khai thác thuỷ sản mà Bộ NN&PTNT đã có như: Cấm nghề cào khai thác nhuyễn thể sử dụng tàu cá hoạt động vùng biển ven bờ; cấm nghề lờ dây khai thác thuỷ sản vùng biển ven bờ; cấm nghề lặn dưới mọi hình thức để khai thác thuỷ sản tự nhiên tại vùng biển ven bờ và vùng lộng; cấm nghề đăng, đáy, nghề xe tiệp… Đây là những loại nghề khai thác ảnh hưởng nghiêm trọng tới công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cũng như bảo vệ môi trường [12]

Tại Nghệ An, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 31/2013/CT-UBND ngày 05/11/2013, về việc tăng cường quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên vùng biển ven bờ tỉnh Nghệ An Qua đó, nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng nghề lưới kéo

có gắn lưỡi bừa, nghề sử dụng ống thổi kết hợp lưới kéo có gắn lưỡi bừa để khai thác ngao, sò, ốc; nghề bát quái bằng lồng bẫy (lờ dây) khai thác các loài thủy sản tại vùng biển ven bờ tỉnh Nghệ An [13]

Ở Thừa Thiên - Huế, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 26/CT-UBND ngày 17/8/2012 về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, quản lý nghề lừ xếp (lờ dây) trên đầm phá Theo đó:

- Chỉ cho phép sử dụng nghề lừ xếp có quy cách như sau:

+ Chiều dài tổng thể 1 cheo lừ xếp quy chuẩn phải nhỏ hơn 10 mét

+ Lừ chỉ được sử dụng lưới có kích thước mắt lưới tối thiểu > =18 mm

Trang 22

+ Kích thước khung sắt hình chữ nhật 34 x 22 cm

- Quy định rõ số lượng và mật độ sử dụng “lừ xếp” trên vùng nước cụ thể, không

để phát triển thêm, đồng thời có kế hoạch giảm dần số lượng “lừ xếp”

- Tổ chức kiểm tra đánh giá các chỉ tiêu về việc giảm số lượng, mật độ sử dụng

“lừ xếp” tại từng địa bàn cấp xã một cách cụ thể, đồng thời có kế hoạch chi tiết cụ thể

để thực hiện chỉ tiêu hạn chế số lượng sử dụng nghề “lừ xếp” [14]

Tại tỉnh Trà Vinh đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương khai thác thủy sản bằng nghề rập xếp (lờ dây)như sau:

- Kích thước mắt lưới tại đụt lưới 2a: Không nhỏ hơn 18 mm

- Độ sâu ngư trường khai thác (tính tại mức nước thủy triều thấp nhất): Không nhỏ hơn 05 m

- Số lượng rập xếp trang bị trên một giàn rập xếp: Không vượt quá 25 chiếc; khoảng cách giữa 02 giàn rập xếp trên 01 đường rập: Không nhỏ hơn 25 cm; khoảng cách giữa 02 đường rập xếp: Không nhỏ hơn 100 cm [15]

Tại Sóc Trăng: Số lượng tàu cá có đăng ký ngư cụ là lờ dây rất hạn chế, còn số lượng đánh bắt thực tế thì rất khó kiểm soát Do đó, trước mắt để hoạt động của nghề

lờ dây không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi thủy sản và cản trở giao thông, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đề nghị Chi cục không cấp phép và không cho phát triển thêm số lượng tàu cá làm nghề này, vùng cho phép hoạt động là từ 15 m nước trở lên, kích thước mắt lưới từ 20 mm trở lên [15]

Tại Bình Định: Ngày 13 tháng 6 năm 2014 UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định số 13/2014/QĐ-UBND, quyết định này bổ sung một vài điều khoản của Quyết định số 02/2011/QĐ-UBND ngày 14/01/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định [16] Theo đó:

+ Bổ sung điểm b, khoản 2, Điều 7 như sau: Cấm khai thác thủy sản bằng các loại nghề: Lưới lồng (lờ dây, lồng xếp), bơm hút thủy sản, te xiệp, giã cào, lưới quét; lưới xiếc, cào nghêu có sử dụng thuyền gắn máy tại các đầm Thị Nại, Đề Gi, Trà Ổ

và các cửa sông, cửa lạch, cửa biển

Trang 23

+ Bổ sung điểm a, khoản 6, Điều 8 như sau: Vùng biển ven bờ cấm các nghề: Lưới lồng (lờ dây, lồng xếp), lưới kéo (trừ lưới kéo moi/ruốc ở tầng mặt), nghề kết hợp ánh sáng (trừ nghề rớ, câu tay mực); các nghề khai thác thủy sản sử dụng tàu cá có công suất máy từ 20 CV trở lên ngoại trừ các tàu được quy định tại điểm d khoản 4 Điều này

- Tại Khánh Hòa: Quyết định số 05/2014/QĐ-UBND ngày 10/02/2014 của về việc Quy định Quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong

đó tại Khoản 7, Điều 3 qui định “Nghề lờ dây không được phép khai thác tại đầm Nha Phu, đầm Thủy Triều, vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong và các vùng nước thuộc cửa sông, cửa lạch” [17]

Đã hơn ba năm kể từ khi UBND tỉnh Khánh Hòa ra quyết định về việc ban hành quy định quản lý hoạt động KTTS trên địa bàn tỉnh, trong đó cấm hoạt động nghề lờ dây tại các vịnh Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh và các đầm Nha Phu, Thủy Triều cũng như các vùng nước thuộc cửa sông, cửa lạch; hiện tại tình trạng đánh bắt thủy sản bằng phương thức này diễn ra hết sức rầm rộ và chưa thấy có dấu hiệu thuyên giảm Đặc biệt trên đầm Nha Phu luôn có hàng trăm ngư dân vẫn ngang nhiên hoạt động nghề này [18]

1.3 Tổng quan về tình hình khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 1.3.1 Điều kiện tự nhiên

1.3.1.1 Vị trí địa lý

Khánh Hòa là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và nằm ở phần cong vươn ra biển xa nhất về phía Đông (có điểm cực Đông của Việt Nam) Phạm vi lãnh thổ từ 11041'53'' đến 12052'35'' vĩ độ Bắc và từ 108040' đến 109023'24" kinh độ Đông Tiếp giáp với tỉnh Phú Yên ở phía Bắc; tỉnh Ninh Thuận ở phía Nam; tỉnh Đăk Lăk và tỉnh Lâm Đồng ở phía tây, Phía Đông là Biển Đông

Cùng với phần đất liền, tỉnh có thềm lục địa và vùng lãnh hải rộng lớn với khoảng 200 hòn đảo nằm rải rác trên biển, trong đó có quần đảo Trường Sa với vị trí rất quan trọng về quốc phòng và kinh tế của cả nước

Có 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Nha Trang và Cam Ranh), 1 thị xã (Ninh Hòa) và 6 huyện (Vạn Ninh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm và huyện đảo Trường Sa)

Trang 24

1.3.1.2 Địa hình

Khánh Hòa có đường bờ biển kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, với độ dài khoảng 385 km tính theo mép nước với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, là một trong những đoạn bờ biển khúc khuỷu nhất Việt Nam cùng khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ

Xen giữa các đảo nổi, đảo ngầm là những vùng trũng tương đối bằng phẳng gọi

là các đồng bằng biển, đó chính là đáy các vũng, vịnh Có 06 đầm và vịnh lớn; trong

đó nổi bật nhất vịnh Cam Ranh với chiều dài 16 km, chiều rộng 32 km, thông với biển thông qua eo biển rộng 1,6 km, có độ sâu từ 18 - 20m và thường được xem là cảng biển có điều kiện tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á

Vịnh Vân Phong – Bến Gỏi nằm cách thành phố Nha Trang về phía bắc hơn 30

km, 60 km theo đường bộ và 24 hải lý theo đường biển Tổng diện tích của vịnh là : 46.100 ha Trong đó, diện tích các đảo là 5050 ha (bao gồm đảo Hòn Lớn, Hòn Bịp, Hòn Mỹ Giang, Hòn Hèo ), diện tích mặt nước là 41.050 ha Phần diện tích mặt nước

có độ sâu nhỏ hơn 10m là 17 ha, còn lại là gần 35 ha diện tích mặt nước có độ sâu từ

10 - 40 m Vịnh có cửa rộng 17 km thông ra vùng biển Đông Phía đông bắc là bán đảo Hòn Gốm và đảo Hòn Lớn, có lạch cổ Cò và lạch Cửa Bé (rộng 300 - 2500m), độ sâu trung bình 25m Đây là vịnh nửa kín, về mặt hình thái tổng thể vịnh Văn Phong – Bến Gỏi thực tế được cấu tạo bởi ba phần: Phần vụng Bến Gỏi: độ sâu < 20 m; Phần vụng Lạch cổ Cò và Cửa Bé, độ sâu < 20m; Phần vịnh Văn Phong, độ sâu 20 - 30m

Vịnh Nha Trang có diện tích khoảng 507 km² bao gồm 19 hòn đảo lớn nhỏ, trong

đó Hòn Tre là đảo lớn nhất, với diện tích 32,5 km2; đảo nhỏ nhất là Hòn Nọc chỉ khoảng 4 ha Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới

Vịnh Cam Ranh với chiều dài 16 km, chiều rộng 32 km, thông với biển thông qua eo biển rộng 1,6 km, có độ sâu từ 18 - 20 m, và thường được xem là cảng biển có điều kiện tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á Ngoài các đảo đá ven bờ, Khánh Hoà còn có các đảo san hô ở huyện đảo Trường Sa, với khoảng 100 đảo bãi cạn, bãi ngầm rải rác trên một diện tích từ 160 đến 180 ngàn km², trong đó có từ 23 đến 25 đảo, bãi cạn nổi thường xuyên, với tổng diện tích 10 km² Đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa là

Ba Bình chỉ rộng 0,65 km² Bãi lớn nhất là bãi Thuyền Chài, dài 30 km; rộng 5 km

Trang 25

(ngập nước khi triều lên) Địa hình trên bề mặt các đảo rất đơn giản, chỉ là những mõm

đá, vách đá vôi san hô, cao vài ba mét

Đặc điểm địa hình Khánh Hoà đã tạo điều kiện cho phát triển kinh tế thủy sản

Bờ biển rất khúc khuỷu tạo ra nhiều vũng, vịnh sâu là nơi lý tưởng cho việc sinh sản, sinh trưởng của nhiều loại thuỷ sinh Có hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ và các bán đảo là nơi cư trú của cộng đồng dân cư nghề cá ven biển nói riêng và phân bố dân cư sản xuất thuỷ sản nói chung Đặc biệt, huyện đảo Trường Sa và nhiều bãi đá ngầm có giá trị rất lớn về mặt kinh tế thuỷ sản, dầu khí và an ninh quốc phòng Ba vịnh lớn là Cam Ranh, Nha Trang, Vân Phong cùng các đầm nhỏ độ sâu không lớn như Thuỷ Triều - Cam Lâm - Cam Ranh, Nha Phu - Nha Trang thuận tiện nuôi trồng thuỷ sản trên biển

1.3.1.4 Thủy - hải văn

a Sóng biển và dòng hải lưu

Sóng biển là yếu tố động lực có tác động tích cực đến khả năng lưu thông trao đổi nước đối với nuôi biển, nhưng chúng lại tác động lớn đến tính ổn định và phá huỷ các công trình nuôi biển Do địa hình đáy vịnh biến đổi phức tạp, nhất là khi gặp các đảo che chắn; sóng biển sẽ có các đặc trưng rất khác nhau khi truyền từ vùng biển khơi vào vịnh Vịnh Nha Trang có cửa sâu, rộng và thông thoáng về cả phía Đông và phía Nam, quá trình truyền sóng từ khơi vào vịnh tương đối thuận lợi trong 2 mùa gió chủ yếu Các đặc trưng sóng trong vịnh bị khúc xạ và khuyếch tán năng lượng, tác động của sóng tương mạnh ở khu vực bãi biển dọc đường Trần Phú, ven bờ sông Lô – sông cửa Bé

Vịnh Cam Ranh có cửa sâu và hẹp, quá trình truyền sóng từ khơi vào vịnh tương đối khó khăn Các đặc trưng sóng trong vịnh bị khúc xạ và khuyếch tán năng lượng,

Trang 26

tác động của sóng tương đối yếu

Cũng như sóng biển, dòng hải lưu trong vịnh có vai trò tích cực trong quá trình trao đổi nước, làm thông thoáng môi trường nuôi biển và vận chuyển, pha loãng các chất thải

Dòng hải lưu tổng hợp ở vịnh Nha Trang và Cam Ranh được kết hợp bởi 4 dòng chủ yếu gồm có: dòng triều, dòng hải lưu phía Tây biển Đông, dòng quán tính và dòng hải lưu do gió

Dòng triều chủ yếu do hoạt động thủy triều gây ra, chúng có vai trò lớn nhất và chiếm khoảng 80 - 90% của dòng tổng hợp Dòng quán tính được tạo ra do tác động tổng hợp của địa hình và các dao động quán tính (dao động lắc) của các vũng vịnh, vận tốc khoảng 4 - 5 cm/s Chúng chiếm vài phần trăm của dòng tổng hợp Dòng hải lưu

do gió tạo ra ở vùng nước ven biển, thường chiếm vị trí không đáng kể, vì địa hình vịnh biến đổi và bị che chắn bởi các đảo

b Chế độ thủy triều

Vùng biển Khánh Hòa có chế độ thủy triều biến đổi khá lớn giữa các vùng Chế

độ triều ở đây là triều hỗn hợp thiên về nhật triều Vào các tháng 6 - 7, tháng 12 - tháng 1 năm sau tính nhật triều thể hiện rõ hơn các tháng khác

Có hệ thống sông ngòi khá dày đặc với 8 cửa lạch dọc bờ biển và cứ khoảng 5 - 7

km có một cửa sông; chính vì vậy khá phong phú về thành phần loài cá nước ngọt và nước mặn Vùng biển có dòng hải lưu Bắc - Nam Thái Bình Dương chảy qua, là vùng biển giàu tiềm năng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản

1.3.2 Điều kiện Kinh tế - Xã hội

1.3.2.1 Dân số và cơ cấu dân số

Theo thống kê của tỉnh năm 2015 toàn tỉnh có 1,21 triệu người, tăng 3,92% so với năm 2009, bình quân tăng trưởng 0,67%/năm Trong đó, dân số nam chiếm 49,3%,

nữ chiếm 50,7%, dân số thành thị chiếm 44,9%, dân số nông thôn chiếm 55,1% Nhìn chung dân số nữ có xu hướng tăng nhanh hơn dân số nam (bình quân 2009-2015 dân

số nữ tăng cao gấp 1,08 lần so với tốc độ tăng của dân số nam); dân số khu vực thành thị tăng nhanh hơn so với dân số khu vực nông thôn (bình quân 2009-2015 dân số thành thị tăng trưởng 2,71%, trong đó dân số nông thôn tăng trưởng -0,81%), ta có thể thấy mức độ di dân từ nông thôn ra thành thị theo xu hướng ngày càng gia tăng Tốc

Trang 27

độ tăng trưởng dân số tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2009-2015 vẫn nằm ở trong ngưỡng giới hạn cho phép ở mức 0,67%/năm

Bảng 1.1 Cơ cấu dân số tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2009-2015

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa, 2015

1.3.2.2 Nguồn nhân lực thủy sản

Theo thống kê của các địa phương và Sở NN&PTNT, tính đến năm 2015 lao động thủy sản toàn tỉnh đạt 82.988 người chiếm gần 10% tổng lao động toàn tỉnh, tăng gấp 1,11 lần so với năm 2009 Lao động tỉnh Khánh Hòa có xu hướng tăng nhẹ trong giai đoạn 2009-2015, bình quân lao động thủy sản toàn tỉnh tăng 1,177%/năm Nhìn chung chất lượng lao động ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa vẫn còn thấp, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn còn chiếm tỷ trọng rất cao 92,22%, đã đào tạo nhưng chưa có chứng chỉ chiếm 1,86%, sơ cấp nghề chiếm 3,64%, Trung cấp nghề/chuyên nghiệp chiếm 1,73%, Cử nhân cao đẳng/cao đẳng nghề chiếm 0,33% và cuối cùng trình độ đại học trở lên chiếm 0,22% tổng

số lao động thủy sản toàn tỉnh

Trang 28

Bảng 1 2 Cơ cấu lao động ngành Thuỷ sản tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2009-2015

TT Hạng mục 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 TTBQ

(%) Toàn tỉnh

(người) 71.312 72.382 73.220 74.953 76.592 78.937 82.988 1,77

1 KTTS 25.900 26.812 27.125 28.000 29.000 30.000 33.000 4,1

2 NTTS 26.262 26.070 26.125 26.584 26.816 27.745 28.372 1,3

3 CB&DVTS 19.150 19.500 19.970 20.369 20.776 21.192 21.616 1,8

Nguồn: Thống kê của các địa phương và Sở NN&PTNT tỉnh Khánh Hòa năm 2015

Hình 1.1 Cơ cấu trình độ học vấn của lao động nông nghiệp Khánh Hòa năm 2015

Nguồn: Tổng điều tra nông thôn tỉnh Khánh Hòa, 2016

1.3.2.3 Cơ cấu và giá trị sản xuất ngành thủy sản giai đoạn 2009-2015

Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực: Giảm dần tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, trong khi tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ tăng nhanh và giữ vai trò chủ đạo Nhìn tổng thể, cơ cấu GDP của nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng - dịch vụ và thuế năm 2009 là 15,10% - 41,43% - 36,54%

và 6,96%; tương ứng năm 2015 là 10,82% - 32,47% -39,55% và 17,15%

Trang 29

Hình 1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2009-2015

(Nguồn: Báo cáo tình hình KT-XH của tỉnh và số thống kê của tỉnh Khánh Hòa giai

đoạn 2009-2015)

1.4 Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

1.4.1 Tàu thuyền khai thác thuỷ sản

1.4.1.1 Tàu thuyền theo nhóm công suất

Giai đoạn 2009-2015, tổng số tàu thuyền của tỉnh giảm chậm từ 10.026 chiếc xuống còn 9.810 chiếc, tốc độ giảm bình quân là 0,9%/năm; Cơ cấu tàu thuyền theo nhóm công suất có sự thay đổi, nhóm tàu công suất trên 90 cv tăng nhanh đạt 9,1%/năm, đặc biệt là nhóm trên 400 cv tăng rất nhanh với tốc độ 53,2%/năm Điều này thể hiện xu hướng phát triển lĩnh vực khai thác theo hướng vươn khơi của tỉnh, phù hợp với chủ trương phát triển khai thác của Trung ương Các nhóm công suất dưới 90 CV đều có xu hướng giảm, trừ nhóm tàu <20 CV có xu hướng tăng lên \

Tàu cá xa bờ của tỉnh trong thời gian gần đây đã tăng rất nhanh Các chính sách hỗ trợ khai thác thủy sản của Trung ương và của tỉnh như: Quyết định số 459/QĐ-TTg, Quyết định 48/2010/QĐ-TTg, Nghị định 67/NĐ-CP, Nghị định 89/NĐ-CP đã có tác dụng khuyến khích, động viên rất lớn để ngư dân trong tỉnh mạnh dạn đầu tư, vươn khơi đánh bắt, tăng cường sự hiện diện dân sự của đội tàu ở các vùng biển xa như Hoàng Sa, Trường Sa góp phần tích cực vào việc khẳng định chủ quyền vùng biển quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng Tàu xa bờ là những tàu có công suất máy trên 90 cv

Trang 30

Bảng 1.3 Tàu thuyền theo công suất tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2009-2015

Nguồn: Sở NN&PTNT Khánh Hòa 2015

Là một trong 5 trung tâm nghề cá lớn của cả nước gắn với ngư trường trọng điểm, Khánh Hòa được trung ương phân bổ đóng mới 160 chiếc tàu khai thác xa bờ và 15 chiếc tàu dịch vụ hậu cần nghề cá Triển khai Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản; Nghị định 89/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản; tính đến tháng 5/2016, UBND tỉnh Khánh Hòa

đã phê duyệt 34 chủ tàu đủ điều kiện vay vốn

Giai đoạn 2009-2015, tổng công suất đội tàu toàn tỉnh tăng từ 408.930 CV lên đạt 525.164 CV, trong đó nhóm tàu xa bờ tăng từ 320.730 CV lên 372.300 CV Bình quân công suất tàu thuyền tăng từ 40,8 CV lên tới 53,5 CV Bình quân công suất tàu xa bờ tăng

từ 120 CV lên tới 300 CV

Sự tăng nhanh về công suất do những chủ trương, chính sách của Trung ương và địa phương theo định hướng phát triển khai thác xa bờ, ngư dân cải hoán, nâng cấp và đóng mới các tàu theo hướng vươn khơi

Trang 31

1.4.1.2 Tàu theo địa phương

Thành phố Nha Trang, huyện Vạn Ninh, thành phố Cam Ranh và thị xã Ninh Hòa là những địa phương có số lượng tàu cá lớn nhất Đây đều là những địa phương

có truyền thống khai thác, cùng với đó là những thuận lợi về cơ sở hạ tầng, Tuy nhiên

số tàu thuyền gần bờ tại các địa phương đều chiếm tỷ lệ cao Điều này đã làm ảnh hưởng đến nguồn lợi và tăng nguy cơ mất khả năng phục hồi của nguồn lợi ven bờ

Bảng 1.4 Tàu thuyền Khánh Hòa theo địa phương giai đoạn 2009-2015

TT Địa

phương ĐV 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

TTBQ (%/năm)

1 Nha Trang Chiếc 3.197 3.093 3.103 3.127 3.130 3.128 3.129 -0,4

2 Vạn Ninh Chiếc 2.984 2.821 2.825 2.860 2.880 2.870 2.871 -0,6

3 Ninh Hòa Chiếc 1.297 1.247 1.251 1.261 1.265 1.251 1.258 -0,5

4 Cam Ranh Chiếc 1.968 1.958 1.958 1.968 1.973 1.972 1.978 0,1

6 Địa phương

Tổng Chiếc 10.026 9.683 9.703 9.782 9.818 9.790 9.810 -0,4

Nguồn: Sở NN&PTNT Khánh Hòa 2015

1.4.2 Cơ cấu nghề khai thác thuỷ sản

Đến năm 2015, toàn tỉnh có 9.810 tàu, trong đó số tàu có công suất ≥ 90cv là 1.241 chiếc khai thác thủy sản vùng khơi có tổng công suất 372.300 CV Ngư trường khai thác rộng lớn bao gồm cả vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa và nhà giàn DKI Các nghề hoạt động khai thác tại vùng khơi, bám biển dài ngày bao gồm: nghề câu cá ngừ đại dương, nghề rê (lưới cản), nghề lưới chuồn, nghề chụp mực, nghề câu mực, nghề vây

Trang 32

Bảng 1.5 Cơ cấu tàu thuyền theo nghề giai đoạn 2009-2015

TT Cơ cấu nghề ĐV 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 TTBQ

(%/năm)

1 Họ lưới kéo chiếc 1.064 1.032 1.000 1.017 1.004 982 966 -1,6

2 Họ lưới vây chiếc 155 381 381 390 387 392 253 8,5

3 Họ lưới rê chiếc 2.827 2.857 2.882 2.907 2.878 2.876 2.862 0,2

Nguồn: Sở NN&PTNT Khánh Hòa, 2015

Hình 1.3 Tỷ trọng cơ cấu nghề các năm 2009, 2015

Cơ cấu nghề nghiệp khai thác thủy sản tỉnh Khánh Hòa được chia thành 7 nhóm nghề chính bao gồm lưới kéo, lưới vây, lưới rê, nghề câu, vó mành, dịch vụ thủy sản

và nhóm nghề khác

Năm 2015, tỷ trọng cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản các nhóm nghề như sau: Nghề lưới kéo chiếm tỷ trọng 10% tổng số tàu thuyền, lưới vây chiếm 2%, lưới rê chiếm 29%, nghề câu chiếm 16%, vó mành chiếm 15%, dịch vụ thủy sản chiếm 3% và nhóm nghề khác (pha xúc, chụp mực, nghề cố định ) chiếm tỷ trọng 25%

Về hiệu quả các nghề: Nghề lưới rê khơi có hiệu quả cao nhất trung bình sản lượng khai thác từ 9 – 15 tấn/chuyến biển, mùa vụ khai thác quanh năm; Nghề câu cá

Trang 33

ngừ đại dương có sản lượng khai thác trung bình từ 1,5 – 2,5 tấn/chuyến biển; Nghề vây khơi có sản lượng bình quân trên 10 tấn/ chuyến biển

Nghề lưới kéo: là nghề chịu nhiều ảnh hưởng của giá xăng dầu do tiêu tốn nhiều nhiên liệu, đặc biệt là nghề giã cào đôi Đối tượng khai thác chính là cá hố, cá mối, cá thóc, mực nang, mực ống… Ngư trường của nghề lưới kéo đôi tập trung chủ yếu vùng lộng từ Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Đến 2015, toàn tỉnh hiện có 325 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá với tổng công suất

Lưới

Lưới vây

Nghề câu

Vó mành

Dịch

vụ

Nghề khác

Nguồn: Sở NN&PTNT Khánh Hòa, 2015

1.5 Năng suất, sản lượng, giá trị khai thác thuỷ sản

Nguồn lợi thủy sản ven bờ và sản lượng khai thác bình quân theo công suất giảm, nhưng do nhu cầu việc làm, lao động, kinh tế gia đình, số lượng tàu cá công xuất lớn tăng nên tổng sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh qua các năm đều tăng; trong đó, sản lượng có khả năng xuất khẩu chiếm khoảng 35-40%, đã góp phần tích cực trong việc ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu thủy sản

Sản lượng khai thác tăng liên tục qua các năm, năm 2009 đạt 74.356 tấn đến năm

2015 đạt 89.194 tấn, với tốc độ tăng trưởng 3,1%/năm Theo ước tính, trong cơ cấu sản lượng khai thác, sản lượng cá chiếm 90% tổng sản lượng khai thác, tôm và mực chiếm 1,5% và thủy sản khác chiếm tỷ trọng 9% Sản lượng tăng do số lượng tàu khai thác xa

bờ và sản lượng xa bờ tăng nhanh, ngư dân khai thác có hiệu quả hơn trong những

Trang 34

năm vừa qua Cùng với đó, giá trị sản lượng khai thác ngày được nâng cao

Cùng với sự gia tăng về sản lượng, giá trị sản lượng khai thác thủy sản cũng tăng nhanh trong giai đoạn 2009-2015; đến năm 2015 đạt 3.410 tỷ đồng theo giá so sánh năm 2010 Theo giá hiện hành, năm 2015 đạt 4.671 tỷ đồng

Năm 2015, giá trị khai thác thủy sản của TP Nha Trang đạt 1.930 tỷ đồng, chiếm

tỷ trọng lớn nhất trong toàn tỉnh, chiếm tới 56% Tiếp theo đến TP Cam Ranh đạt 583

(Tỷ.đ)

1 Theo giá SS 2010 3.523 3.066 3.036 3.153 3.210 3.283 3.410 -0,5

2 Theo giá hiện hành 2.838 3.066 3.020 4.094 4.432 4.421 4.671 8,7

IV Năng suất khai

Nguồn: Cục Thống kê Khánh Hòa, 2015 và tính toán

Giai đoạn 2009-2015, giá trị sản lượng theo tàu thuyền tăng từ 7,4 tấn/chiếc/năm

Trang 35

lên tới 9 tấn/chiếc/năm Tuy có sự tăng về sản lượng theo tàu thuyền nhưng bình quân sản lượng theo công suất và theo lao động lại có xu hướng giảm nhẹ

Giá trị sản lượng khai thác theo tàu thuyền tăng từ 351 triệu đồng/chiếc/năm lên tới 347 triệu đồng/chiếc/năm Trong khi đó giá trị sản lượng theo công suất và theo lao động trung bình năm đều có xu hướng giảm Điều đó cho thấy sự tăng số lượng tàu thuyền và sản lượng khai thác chưa tương xứng với hiệu quả kinh tế mang lại

Sản lượng khai thác tập trung tại thành phố Nha Trang, thành phố Cam Ranh, thị

xã Ninh Hòa và huyện Vạn Ninh Đây là những địa phương có đội tàu xa bờ mạnh nhất của tỉnh Năm 2015, sản lượng khai thác của thành phố Nha Trang chiếm 55% tổng sản lượng khai thác của cả tỉnh, thành phố Cam Ranh chiếm 19%, thị xã Ninh Hòa chiếm 15% và huyện Vạn Ninh chiếm 9%

Năm 2016, tổng sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh đạt 93.049 tấn, tăng 4,32% so với năm 2015 Trong đó sản lượng cá ngừ đại dương đạt 3.472 tấn

Bảng 1.8 Sản lượng khai thác thủy sản theo địa phương giai đoạn 2009-2015

Nguồn: Cục Thống kê Khánh Hòa ,2015

1.6 Nguồn lợi thủy sản

1.6.1 Thực vật nổi

Vùng biển Khánh Hoà có lượng sinh vật và thực vật phù du từ 2,5-5ml/m3 phân

bố giàu hơn ở các Vịnh lớn và thường phân bố ở phía Nam với thành phần loài tương

Trang 36

đối phong phú nhất là trong các vũng vịnh nơi kín gió, ít sóng Theo thống kê có 154 loài tảo chủ yếu là tảo Silu (115 loài) và trong đó có khoảng 23 loài có thể gây độc)

1.6.2 Động vật nổi

Vùng biển Khánh Hoà có lượng sinh vật, lượng động vật phù du trung bình 50mg/m3 phân bố tương đối rộng khắp và xa bờ Tập trung cao ở phía Bắc giảm dần ở phía Nam Theo thống kê có khoảng 150 loài trong đó chủ yếu là lớp chân phụ mái chèo Coppepoda (86 loài ~57%) Đặc biệt là loài sứa thuỷ mẫu với đường kính lên tới 20-30cm cung cấp cho xuất khẩu sứa muối phèn và loài ruốc Aceter cho sản xuất mắm ruốc đặc sản

25-1.6.3 Trứng cá và cá bột

Theo nghiên cứu sinh vật lượng trứng cá - cá bột tại vùng biển Khánh Hoà thấp khoảng 3-10 trứng cá/100m3 và 10-30 cá bột/100m3 Phân bố của trứng và cá bột tương đối giống nhau tuy nhiên diện tích cá bột có rộng hơn và chủ yếu tập trung ở các vùng rộng lớn Thành phần loài theo thống kê có rất nhiều loài (cả cá loại cá nổi và cá biển sâu) khoảng trên dưới 30 loài cá (nhiều nhất là loài bống trắng 12%, sau đó là cá cơm, cá trích, thu ngừ, chuồn, măng )

1.6.4 Sinh vật đáy

+ Sinh vật lượng: thay đổi theo độ sâu mức nước và chất đáy

- Trong các đầm có chất đáy phù hợp và độ sâu thích hợp nên có sinh vật lượng cao hơn các vùng ngập sâu Ưu thế thuộc về các loài nhuyễn thể 02 mảnh vỏ, giun nhiều tơ, giáp xác

- Trong các vùng ven triều: Đây là vùng do chất đáy, nhiệt độ, thuỷ văn thay đổi nhiều nên sinh vật lượng thay đổi theo mùa rõ rệt ở các nơi có bãi triều dạng đá, san

hô chết có sinh vật lượng cao hơn bãi triều cát và bùn

- Vùng dưới triều (các vịnh nước sâu): Sinh vật lượng bình quân 5,19 g/m2~191 con/m2 với chủ yếu là các loài động vật làm thức ăn cho các loài thuỷ sản lớn ( gần 80%)

+ Sinh vật lượng có xu thế giảm dần từ bờ ra khơi

+ Thành phần loài: Có tên 2 000 loài động vật đáy cỡ lớn ở vùng biển Khánh

Hoà chủ yếu là thân mềm, giáp xác

Trang 37

- Thân mềm chủ yếu là các loài: sò Lông lớn, vẹm Xanh, ngao Giá, sút, sò Huyết,

sò Lông nhỏ, phi, sút, ốc Nhảy, Móng tay, mực ống, mực Lá, mực Vây, Bào ngư, Bàn mài, ốc Đụn, ốc Xà cừ, ốc Kim khôi

- Giác xáp chủ yếu gồm các loài: tôm Bạc, tôm Sú, tôm Gân, tôm Đất, tôm Hùm, tôm Rằn, tôm Rảo, ghẹ Nhàn, ghẹ Xanh, ghẹ 3 Chấm, cua Xanh, cua Chuối

- Da gai: hải sâm Cát, nhum Sọ, hải sâm Đen, hải sâm Mít, hải sâm Lựu

1.6.5 Thực vật đáy

Góp phần tạo nên năng lượng cơ sở khu vực biển Khánh Hoà là nhóm thực vật đáy bao gồm rừng ngập mặn, cỏ biển, rong biển

- Rừng ngập mặn: Trước đây có trên 2 000 ha nhưng hiện nay chỉ còn vài ba trăm

ha rừng thứ sinh Phân bố tại khu vực ven bờ, cửa sông

- Cỏ biển: có 06 loài cơ bản diện tích không lớn chủ yếu phân bố ở khu vực Sông

Lô, Cửa Bé hoặc trên nền san hô chết xung quanh các đảo

- Rong biển: Nước biển và nhiệt độ nền đáy tại khu vực biển Khánh Hoà rất thuận lợi cho phát triển rong biển Khánh Hoà có 04 ngành rong ( rong lam, đỏ, nâu, lục) với gần 400 phân loài, nhiều phân loại rong có giá trị kinh tế cao như Rong Mơ, rong Đông, rong Xà lách, rong Câu rễ tre, rong Chân vịt…

1.6.6 Cá biển

Khu vực biển Khánh Hoà có 600 loài cá trong đó có khoảng 50 loài có giá trị kinh tế

- Cá nổi: Chiếm tỷ lệ trọng lượng cao gồm các loài cá lớn như Nhám, Thu, Ngừ, Bạc má cá nhỏ như cá Cơm, Trích, Nục, Chuồn, Chỉ vàng

- Cá đáy: Chiếm tỷ trọng không lớn nhưng có giá trị kinh tế cao như cá Mú, Đổng, Mối, Đỏ Da

* Phân bố cá theo một số ngư trường trong khu vực biển Khánh Hoà nhưng sản lượng khai thác hàng năm chủ yếu từ nguồn cá di cư tuỳ theo mùa

- Cá nổi thường tập trung gần bờ từ tháng 3-9

Trang 38

1.7 Tổ chức quản lý sản xuất khai thác thuỷ sản, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá, bảo quản sau thu hoạch

1.7.1 Lao động khai thác thủy sản

Hầu hết lực lượng lao động khai thác ở Khánh Hòa có trình độ văn hoá thấp, trình

độ chuyên môn, nghề nghiệp của ngư dân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, hiệu quả sử dụng tàu thuyền, máy móc còn hạn chế Thực tế cho thấy việc tuyển chọn lao động đánh cá bậc cao và lành nghề khó khăn vì không thể có ngay lập tức nguồn lao động như mong muốn chỉ từ các trường đào tạo chính quy

Bảng 1.9 Cơ cấu lao động khai thác thủy sản giai đoạn 2009-2015

TT Số lao

động 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

TTBQ (%/năm)

1 Toàn tỉnh 25.900 26.812 27.125 28.000 29.000 30.000 33.000 4,1

2 LĐ xa bờ 8.820 10.104 10.980 12.000 15.000 15.500 16.000 10,4

Giai đoạn 2009-2015, số lao động toàn tỉnh và lao động xa bờ đều có xu hướng tăng nhanh do số lượng tàu xa bờ tăng mạnh, tập trung chủ yếu tại các địa phương có nghề khai thác phát triển mạnh như Nha Trang, Vạn Ninh, Cam Ranh

Theo kết quả điều tra năm 2014 của Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản, trong số cán bộ thuộc cơ quan quản lý chuyên ngành khai thác thuỷ sản của tỉnh, chỉ có 41% có trình độ đại học, có trình độ trung cấp chiếm 59% Lao động khai thác thủy sản luôn được tỉnh trú trọng quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian qua Tính đến năm

2014, toàn tỉnh có 2.567 thuyền trưởng (trong đó 186 thuyền trưởng hạng 4; 225 hạng 5 và 2.165 hạng nhỏ) Số lượng máy trưởng là 200 người Năm 2015 đã đào tạo được 462 thuyền trưởng

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 và Quyết định 2740/QĐ-UBND ngày 25/10/2010 của UBND tỉnh; đến nay tỉnh đã đào tạo được 88 lớp thuyền trưởng, máy trưởng; đã cấp 2.891 chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng

Tỉnh thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn cho ngư dân về tọa độ ranh giới các quốc gia biển, các quy định của Nhà nước về quản lý, hợp tác khai thác thuỷ

Trang 39

sản với nước ngoài; các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; hướng dẫn ngư dân cách phòng, tránh bão trên biển; kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu và tần

số thông tin liên lạc; tập huấn về kỹ thuật khai thác một số nghề có hiệu quả cao, cách sử dụng các máy móc, thiết bị hàng hải, thiết bị phục vụ khai thác… nhằm giúp cho ngư dân khai thác thuỷ sản trên biển được an toàn, có hiệu quả và đúng quy định của Nhà nước

Đang triển khai xây dựng Đề án, kế hoạch cụ thể để tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định hỗ trợ, triển khai đào tạo cho thuyền viên vận hành tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới; đào tạo về kỹ thuật khai thác và bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm gắn với Đề án “Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi” đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên

Từ năm 2011-2014, đã phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức đào tạo được 85 lớp, với số học viên tham gia là 2.921 người trong đó số học viên tốt nghiệp là 2.776 người, đạt tỷ lệ 95%

1.7.2 Tổ chức sản xuất

Hoạt động khai thác chủ yếu được xem là nghề cá nhân dân với phương thức hoạt động chủ yếu là tư nhân

Từ khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, hầu hết các đơn

vị kinh tế tập thể trong khai thác hải sản đều gặp nhiều khó khăn, không thể củng cố để chuyển đổi sang các hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới nên đã giải thể, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của ngành

Các cấp chính quyền địa phương đã có sự phối hợp chặt chẽ, trong việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn điều chỉnh, củng cố kịp thời để ngư dân tham gia các tổ khai thác hải sản trên biển

Kết hợp với quyết định 48/2010/QĐ-TTg được triển khai, 09 ngư đội câu cá ngừ đại dương gồm 45 tàu của Khánh Hòa đã chính thức hoạt động và sau đó trên cơ sở 45 tàu được tổ chức lại thành 2 ngư đội là ngư đội Song Tử Tây và Ngư đội Đá Tây A Hiện tại đang triển khai và tổ chức 04 Nghiệp đoàn nghề cá

Trang 40

Có 30 tổ được thành lập (mỗi tổ có ít nhất từ 05 tàu trở lên) Sự hiện diện của các tàu cá tại vùng biển xa bờ ngày càng được tăng cường góp phần đảm bảo an ninh chủ quyền trên biển Có 6 hợp tác xã nghề đăng tại TP Nha Trang và huyện Vạn Ninh Tuy nhiên, hoạt động của các ngư đội, tổ đội vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa phát huy hết hiệu quả do lợi ích các bên liên quan, vai trò của quản lý nhà nước chưa đạt hiệu quả cao

Tổ chức triển khai thực hiện Đề án: Tổ chức Sản xuất Cá ngừ theo chuỗi giá trị theo mô hình đã lựa chọn để nâng cao giá trị sản phẩm qua từng khâu khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản

Nhận xét: Qua phần tổng quan các vấn đề nghiên cứu ta có thể đưa ra một số

nhận xét như sau:

- Lờ dây là nghề mới du nhập vào Việt Nam trong đó có Khánh Hoà, nghề phát triển nhanh chóng, tự phát và chưa có quy định và chế tài quản lý phù hợp

- Chưa có nhiều nghiên cứu khoa học cụ thể đối với nghề lờ dây

- Khánh Hoà là nơi có điều kiện tự nhiên và khí hậu thuận lợi cho phát triển thuỷ sản tuy nhiên số lượng tàu thuyền có công suất nhỏ khai thác ven bờ vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, trình độ lao động thuỷ sản còn thấp, sử dụng các ngư cụ có tính huỷ diệt trong đó có nghề lờ dây Đây là vấn đề chính dẫn đến nguồn lợi thuỷ sản vem bờ ngày càng cạn kiệt

Ngày đăng: 17/10/2018, 22:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[4]. Viện Nghiên cứu Hải sản (1991). Báo cáo thực nghiệm và chuyển giao công nghệ khai thác hải sản trên tàu DONG HAE No 3 Nam Triều Tiên, năm 1991. Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thực nghiệm và chuyển giao công nghệ khai thác hải sản trên tàu DONG HAE No 3 Nam Triều Tiên
Tác giả: Viện Nghiên cứu Hải sản
Năm: 1991
[5]. Tổng Công ty Thủy sản Hạ Long (2001). Báo cáo đánh giá hoạt động khai thác thủy sản, năm 2001, Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá hoạt động khai thác thủy sản
Tác giả: Tổng Công ty Thủy sản Hạ Long
Năm: 2001
[6]. Viện Nghiên cứu Hải sản (2005). Nghiên cứu thử nghiệm khai thác một số ngư cụ tại vùng biển thềm lục địa dốc Việt Nam trên tàu MV SEAFDEC 2, năm 2005, Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thử nghiệm khai thác một số ngư cụ tại vùng biển thềm lục địa dốc Việt Nam trên tàu MV SEAFDEC 2
Tác giả: Viện Nghiên cứu Hải sản
Năm: 2005
[7]. Nguyễn Văn Phong (2006). Thử nghiệm lồng bẫy ghẹ tại vùng biển từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu, Đồ án tốt nghiệp, Đại học Thủy sản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử nghiệm lồng bẫy ghẹ tại vùng biển từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu
Tác giả: Nguyễn Văn Phong
Năm: 2006
[8]. Nguyễn Phi Toàn (2007), Nghiên cứu ứng dụng một số loại lồng bẫy khai thác hải sản tầng đáy vùng dốc thềm lục địa miền trung Việt Nam, luận văn thạc sĩ, Đại học Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ứng dụng một số loại lồng bẫy khai thác hải sản tầng đáy vùng dốc thềm lục địa miền trung Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Phi Toàn
Năm: 2007
[11]. Nguyễn Văn Nhuận, Trần Đức Phú, Nguyễn Trọng Thảo (2015), Kỹ thuật khai thác hải sản bằng nghề lồng bẫy. Hà Nội: NXB Khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật khai thác hải sản bằng nghề lồng bẫy
Tác giả: Nguyễn Văn Nhuận, Trần Đức Phú, Nguyễn Trọng Thảo
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2015
[12]. UBND tỉnh Quảng Ninh, Quyết định số 2418/QĐ-UBND “Quy định quản lý nhà nước về hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh”, ngày 22 tháng 10 năm 2014, Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 2418/QĐ-UBND “Quy định quản lý nhà nước về hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh”
[13]. UBND tỉnh Nghệ An, Chỉ thị số 31/2013/CT-UBND “Về việc tăng cường quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên vùng biển ven bờ tỉnh Nghệ An”, ngày 05 tháng 11 năm 2013, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 31/2013/CT-UBND “Về việc tăng cường quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên vùng biển ven bờ tỉnh Nghệ An”
[14]. UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, Chỉ thị số 26/CT-UBND “Về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, quản lý nghề lừ xếp trên đầm phá. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế”, ngày 17 tháng 8 năm 2012, Thừa Thiên – Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 26/CT-UBND “Về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, quản lý nghề lừ xếp trên đầm phá. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế”
[15]. UBND tỉnh Trà Vinh, Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND “Về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương khai thác thủy sản bằng nghề rập xếp”, ngày 23 tháng 10 năm 2014, Trà Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND “Về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương khai thác thủy sản bằng nghề rập xếp”
[16]. UBND tỉnh Bình Định, Quyết định số 13/2014/QĐ-UBND “Về việc bổ sung quy chế quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định”, ngày 13 tháng 6 năm 2014, Bình Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 13/2014/QĐ-UBND “Về việc bổ sung quy chế quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định”
[17] UBND tỉnh Khánh Hoà, Quyết định 05/2014/QĐ-UBND “Về việc Quy định Quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”, ngày 10/02/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Về việc Quy định Quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”
[19] Bộ Thuỷ sản, Thông tư số 02/2006/TT-BTS “Thông tư hướng dấn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản”, ngày 20 tháng 03 năm 2006, Hà Nội.TÀI LIỆU TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 02/2006/TT-BTS “Thông tư hướng dấn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản”
[10]. Mạnh Hùng. Lồng bẫy cải tiến – Nghề khai thác bền vững. [Online]. 2010 (03 tháng 8) , Nguồn từ URL: http://www.vusta.vn/ Link
[15]. Đài PT-TH Sóc Trăng .Tác hại nghề Lờ dây đối với nguồn lợi thủy sản ven bờ, 2015 (ngày 27 tháng 11), Nguồn từ URL: https://www.2lua.vn/ Link
[18]. Đình Lâm - Bích La. Cạn kiệt Đầm Nha Phu. [Online]. 2016 (ngày 04 tháng 03), Nguồn từ URL: http://www.baokhanhhoa.com.vn/ Link
[1]. Nguyễn Phong Hải (2011). Thực trạng sản phẩm khai thác của ba nghề: Nò sáo, Đáy, Rê ba lớp tại đầm phá Tam Giang- Cầu Hai. Báo cáo khoa học. Tạp chí Khoa học công nghệ Thủy sản. Tháng 1 năm 2011 Khác
[2]. Trần Văn Phước (2009). Điều tra hiện trạng khai thác và đề xuất các giải pháp để duy trì, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại đầm Nha Phu, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Đề tài khoa học. Khánh Hòa Khác
[3] . Lê Thị Nam Thuận (2010). Bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thủy sản với sự tham gia của cộng đồng trong qui hoạch sắp xếp lại nò sáo khu vực sam chuồn hệ đầm phá tam giang, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Báo cáo nghiên cứu khoa học. Thừa Thiên Huế Khác
[21]. Guillory, V., (2001) . A review of incidental fishing mortalities of blue crabs. In V. Guillory, H.M. Perry, and S. Vanderkooy, eds. Proceedings of the Blue Crab Mortality Symposium. Gulf States Marine Fisheries Commission. pp. 28-41 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w