1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

báo cáo đánh giá giữa kỳ thực hiện CTMTQGGN 2016 2020

8 190 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 93,5 KB

Nội dung

UBND XÃ NGỌC LIÊNBCĐ GIẢM NGHÈO Số: /BC-BCĐ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Ngọc Liên, ngày tháng năm 2018 BÁO CÁO Đánh giá giữa kỳ Chương trình mục tiêu q

Trang 1

UBND XÃ NGỌC LIÊN

BCĐ GIẢM NGHÈO

Số: /BC-BCĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ngọc Liên, ngày tháng năm 2018

BÁO CÁO Đánh giá giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo

bền vững giai đoạn 2016-2018 và kết quả rà soát tích hợp hệ thống chính

sách giảm nghèo theo Nghị quyết số 76/2014/QH13

Thực hiện Kế hoạch số 16 /KH-UBND ngày 13/7/2018 của Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Giàng về tổ chức đánh giá giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 và kết quả rà soát, tích hợp hệ thống chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện, Ủy ban nhân dân xã Ngọc Liên báo cáo đánh giá giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2018 và kết quả rà soát tích hợp hệ thống chính sách giảm nghèo theo Nghị quyết số 76/2014/QH13 cụ thể như sau:

I Đánh giá kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo (theo Nghị quyết 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020):

1 Công tác chỉ đạo, điều hành Chương trình:

- Thực trạng và nguyên nhân nghèo trên địa bàn:

Thực hiện Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, trong 03 năm

2016 - 2018, xã Ngọc Liên đã thực hiện tốt việc lồng ghép Chương trình giảm nghèo với các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng nông thôn mới, hướng vào mục tiêu giảm nghèo nên đã giảm được 41 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,74% (từ 4,61% năm 2016, xuống còn 2,87% vào năm 2018), tổng số hộ thoát nghèo là 48 hộ, tổng số hộ nghèo phát sinh, hộ tái nghèo là 7 hộ, cụ thể như sau:

Hiện nay, số hộ nghèo tính theo tiêu chí nông thôn mới là 47 hộ, tỷ lệ 1,84% (dưới 2% đạt chuẩn NTM), trong đó: số hộ nghèo thuộc diện đối tượng Bảo trợ xã hội là 27 hộ

+ Số thôn có tỷ lệ hộ nghèo dưới 2% là 03 thôn, gồm: Mỹ Hảo, Cẩm Trục, Ngọc Quyết

+ Số thôn có tỷ lệ hộ nghèo từ 2% đến dưới 3 % là 02 thôn, gồm: Ngọc Kha, Mỹ Vọng

+ Số thôn có tỷ lệ hộ nghèo từ 3% đến dưới 4% là 04 thôn, gồm: Ngọc Trục, Thu Lãng, Tế Bằng, Nghĩa Trạch

Trang 2

+ Số thôn có tỷ lệ hộ nghèo trên 4% là 01 thôn, gồm: Bình Phiên.

* Nguyên nhân nghèo:

Qua điều tra, phân tích cho thấy, sự thiếu hụt các chỉ số cơ bản của hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều như sau: Thiếu hụt bảo hiểm y tế 65%; trình

độ giáo dục của người lớn 1,35%; về diện tích nhà ở 11%; về nguồn nước sinh hoạt 18,13%; về sử dụng dịch vụ viễn thông 15%; về tài sản phục vụ tiếp cận thông tin 1%

Thực hiện Nghị quyết 76/2014/QH13 của Quốc hội ngày 24 tháng 6 năm

2014 về việc đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020; Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về về việc hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo,

hộ cận nghèo hàng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2020,các Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững hàng năm của UBND huyện, Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình giảm nghèo xã hàng năm đã tham mưu Ủy ban nhân dân xã xây dựng các Kế hoạch về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, phân công lại thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình giảm nghèo xã phụ trách thôn kịp thời tiếp thu các văn bản của trên và cụ thể hóa thành các kế hoạch và văn bản chỉ đạo đến các thôn và các ngành có liên quan

để tổ chức thực hiện Trong quá trình thực hiện, các ngành chuyên môn Huyện luôn quan tâm và có các văn bản chỉ đạo để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nhìn chung, công tác củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo được thực hiện kịp thời, có phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng thành viên; quan tâm chỉ đạo giúp cơ sở tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện

2 Đánh giá kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn xã qua 3 năm (2016-2018):

+ Việc bố trí nguồn lực thực hiện chính sách giảm nghèo thể hiện: chưa đầy đủ và kịp thời so với nhu cầu thực hiện; việc huy động từ các nguồn khác để thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế Chủ yếu dựa vào nguồn huy động Quỹ “Ngày vì người nghèo” để thực hiện giúp đỡ pháp triển sản xuất và đời sống cho hộ nghèo, hộ cận nghèo;

+ Sự vận dụng của địa phương trong việc ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù trên địa bàn để đẩy mạnh công tác giảm nghèo: Thực hiện có hiệu quả các chính sách như: Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế; xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất chuyên canh, tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa để hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận và tham gia; Hỗ trợ các hoạt động chuyên giao kỹ thuật để hướng dẫn cách làm ăn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; Tăng cường vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội nhằm đảm bảo hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn ưu đãi để phát

Trang 3

+ Công tác tuyên truyền

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và người nghèo nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo;

- Tập huấn, nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, truyền thông về công tác giảm nghèo cấp huyện, cấp xã nhằm đưa chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của tỉnh, của huyện được tuyên truyền sâu rộng, tạo thành phong trào thi đua rộng khắp cùng giúp nhau giảm nghèo bền vững, hiệu quả

+ Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá:

- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình giảm nghèo tại các thôn và hộ gia đình làm nông nghiệp có mức sống trung bình theo Thông tư số 39/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Hướng dẫn quy trình kiểm tra và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020

+ Những bất cập trong quá trình kiểm tra, giám sát tại các thôn: Là địa phương có địa bàn dân cư rộng nên quá trình kiểm tra, giám sát tại các thôn gặp nhiều khó khăn, mặt khác một số thành viên ban chỉ đạo được phân công chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm tra, giám sát nên tuy có thông báo phân công nhiệm vụ đến từng thành viên nhưng sự tham gia của một

số thành viên phụ trách các thôn chưa được nhiệt tình, sâu sát, vẫn còn coi công tác giảm nghèo là công việc của Cán bộ Lao động - Thương binh – xã hội nên việc kiểm tra, giám sát chưa thực sự đạt hiệu quả

+ Kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo.

* Tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo:

Trong những năm qua, các đoàn thể của xã đã phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội huyện triển khai cho vay các chương trình tín dụng cho người nghèo, người cận nghèo, cho vay hộ nghèo về nhà ở, xuất khẩu lao động, học sinh-sinh viên, giải quyết việc làm, nước sạch vệ sinh môi trường đã giúp cho người nghèo, người cận nghèo tiếp cận được nguồn vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm mới, cụ thể như:

- Đã hỗ trợ cho 107 lượt hộ nghèo được vay vốn với tổng số tiền cho vay

hộ nghèo là 3,104 tỷ đồng, bình quân số tiền cho vay là 29 triệu đồng/hộ

- Số hộ cận nghèo được vay vốn là 38 hộ, với tổng số tiền cho vay là 1,421 tỷ đồng, bình quân số tiền cho vay là 37 triệu đồng/hộ

Trang 4

- Cho vay đi xuất khẩu lao động nước ngoài đã có 25 hộ được vay vốn, với tổng số tiền cho vay là 770 triệu đồng, bình quân số tiền cho vay là 31 triệu đồng/hộ

- Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở có 12 hộ được vay vốn, với tổng số tiền là 93 triệu đồng, bình quân số tiền cho vay là 7 triệu đồng/hộ

Qua đó giúp cho nhiều hộ nghèo đầu tư sản xuất, cải thiện cuộc sống vươn lên thoát nghèo

Tuy nhiên, ở một số thôn vẫn còn một số hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa tiếp cận với nguồn vốn vay, nguyên nhân chủ yếu là do: Các hộ có các thành viên đều là người già, người ốm đau bệnh tật, bảo trợ xã hội, thiếu kinh nghiệm sản xuất, không có lao động, đông người ăn theo nên không có nhu cầu vay vốn

* Hỗ trợ người nghèo về y tế:

- Trong 03 năm, tổng số người nghèo được cấp thẻ BHYT miễn phí là 309 thẻ, kinh phí thực hiện là 650,75 triệu đồng Số người cận nghèo được cấp thẻ BHYT là 288 người, kinh phí hỗ trợ mua thẻ là 606,53 triệu đồng, trong đó: số người cận nghèo thoát nghèo chưa quá 5 năm đã được cấp thẻ BHYT miễn phí 100% mệnh giá mua thẻ là 123 người, số người cận nghèo còn lại được cấp thẻ BHYT là 165 người

Người nghèo, người cận nghèo đã được khám, chữa bệnh, tiếp cận các dịch vụ y tế miễn phí ngày một tốt hơn tại các Trạm y tế, Bệnh viện Từ đó, giảm bớt khó khăn trong cuộc sống

* Hỗ trợ về giáo dục - đào tạo.

- Số học sinh, sinh viên là con hộ nghèo được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp là em, kinh phí miễn giảm là triệu đồng

- Số học sinh là con hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, với tổng kinh phí hỗ trợ là triệu đồng

* Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở:

Thực hiện hỗ trợ xây mới và cải tạo, nâng cấp nhà ở cho 03 hộ nghèo (trong đó: xây dựng mới 01 nhà và nâng cấp sửa chữa 02 nhà) theo Quyết định số 33/QĐ-TTg về hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, với nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội là 75 triệu đồng và nguồn vốn huy động khác là 05 triệu đồng

Qua đó đã giúp cho các hộ có khó khăn về nhà ở ổn định cuộc sống, yên tâm làm ăn, góp phần giảm nghèo bền vững Đến nay, trên địa bàn xã cơ bản đã giải quyết xong số hộ nghèo có khó khăn về nhà ở

* Hỗ trợ người nghèo về dạy nghề, tạo việc làm, chuyển giao khoa học

kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn:

Hội Nông dân, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã đã tổ chức được 06 buổi tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hướng dẫn cách làm ăn,

Trang 5

chuyển giao khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm cho hộ nghèo với sự tham gia của 210 lượt người nghèo tham gia

Hàng năm, xã triển khai hỗ trợ xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, năng suất cao Đồng thời hỗ trợ giống, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật cho các hộ dân, trong đó có nhiều hộ nghèo tham gia phát triển kinh tế

* Hỗ trợ tiền điện, trợ cấp khó khăn:

- Thực hiện Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, đã tiến hành

hỗ trợ tiền điện cho 282 lượt hộ nghèo, với tổng kinh phí hỗ trợ là 144,05 triệu đồng Trong đó:

+ Năm 2016, đã hỗ trợ cho 115 hộ, kinh phí thực hiện là 67,62 triệu đồng + Năm 2017, đã hỗ trợ cho 93 hộ, kinh phí thực hiện là 54,68 triệu đồng +Quý I, II năm 2018, đã hỗ trợ cho 74 hộ, kinh phí thực hiện là 21,75 triệu đồng

* Trợ giúp pháp lý cho người nghèo.

Phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh tổ chức 01 đợt trợ giúp pháp lý lưu động cho người nghèo với 60 người tham dự Các hoạt động trợ giúp pháp lý bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực cho người nghèo như: cung cấp thông tin pháp luật, giải đáp các yêu cầu trợ giúp pháp lý của người nghèo, góp phần tích cực trong việc nâng cao nhận thức pháp luật của người nghèo

II Đánh giá tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững qua 3 năm (2016-2018):

1 Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo:

- Về mục tiêu: chương trình triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện kinh tế

xã hội của địa phương; đảm bảo được mục tiêu giảm nghèo theo kế hoạch đề ra

- Về đối tượng: phù hợp, đảm bảo đạt được mục tiêu giảm nghèo, tuy nhiên cần mở rộng, bổ sung đối tượng thụ hưởng (hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo)

để tránh nguy cơ tái nghèo hoặc rơi nghèo mới

2 Đánh giá mức độ tham gia của các đối tượng hưởng lợi: Công tác

giảm nghèo ngày càng mang tính xã hội cao, thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội tham gia, với sự đóng góp tích cực về công sức, tiền của cho người nghèo, hộ nghèo thông qua các cuộc vận động “Ngày vì người nghèo, Quỹ vì người nghèo…”

3 Công tác quản lý thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn:

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ các ban, ngành, đoàn thể xã có sự phối hợp đồng bộ, thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện

Trang 6

điều kiện sống của người nghèo, gắn chương trình mục tiêu giảm nghèo với tiêu chí xây dựng nông thôn mới, với các chính sách an sinh xã hội; gắn chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn với giải quyết việc làm sau đào tạo và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Xây dựng kế hoạch thực hiện ngay từ đầu năm, kịp thời bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo đúng thành phần, phân công nhiệm vụ cụ thể, thường xuyên phối hợp thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo Công tác bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo được thực hiện dân chủ, công bằng, công khai và có sự tham gia của người dân, quan tâm thực hiện phân loại hộ nghèo, xác định đúng nguyên nhân nghèo tập trung giúp

đỡ, tạo điều kiện để các hộ có khả năng vươn lên thoát nghèo bền vững

III Đánh giá chung

1 Thuận lợi:

Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình xây dựng Nông thôn mới, chương trình giảm nghèo đã thực sự trở thành nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể Các chính sách, chế độ được triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp đem lại hiệu quả hữu hiệu

- Việc thực hiện các chính sách, dự án cho hộ nghèo, người lao động đã được cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện tích cực, nhân dân đồng tình hưởng ứng; Nhận thức về trách nhiệm giảm nghèo của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và chính người nghèo được nâng lên và đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên của địa phương

- Nhìn chung, người nghèo đã tiếp cận thuận tiện hơn các chính sách trợ giúp của nhà nước, cơ sở hạ tầng nông thôn được tăng cường trên cơ sở triển khai thực hiện nông thôn mới, số hộ nghèo giảm đáng kể, đời sống của người nghèo được từng bước cải thiện, an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội được giữ vững

.2 Tồn tại, hạn chế

- Hộ nghèo thuộc nhóm đối tượng bảo trợ xã hội chiếm tỷ lệ cao, trong khi đó chưa có chính sách riêng, nên hầu như nhóm này không giảm, do vậy ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo 1% trở lên theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ đề ra

- Chính sách vay ưu đãi hỗ trợ làm nhà ở cho hội nghèo chưa phù hợp, do vậy người nghèo không thiết tha với chính sách, bên cạnh đó chưa tích cực tuyên truyền vận động để cộng đồng dân cư chung tay giúp đỡ, góp công sức hỗ trợ người nghèo có thể tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi này

- Công tác tuyên truyền về phương pháp tiếp cận đa chiều tại một số cơ sở thôn còn hạn chế nên nhiều người dân chưa biết hoặc chưa nắm rõ pương pháp điều tra, rà soát, dẫn đến thắc mắc, yêu cầu và mong muốn được vào danh sách

hộ nghèo Việc tổ chức lấy ý kiến của người dân để xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo, niêm yết công khai danh sách ở nhà

Trang 7

người ốm đau bệnh tật nặng, hộ có nhiều con nhỏ là học sinh, sinh viên, bỏ sót đánh giá một số tài sản để có điểm đánh giá vào diện nghèo để được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước Còn nhiều trường hợp có điều kiện kinh tế trung bình hoặc khá song tách hộ đưa bố mẹ già yếu hết tuổi lao động thành hộ riêng để bố mẹ hưởng hộ nghèo Chuẩn nghèo được đánh giá qua chấm điểm theo chỉ tiêu tài sản của hộ vì vậy một bộ phận hộ gia đình có thu nhập nhưng không mua sắm tài sản dẫn đến việc khó thoát nghèo, hoặc thực tế hoàn cảnh gia đình còn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng những tài sản của hộ là do được cho, tặng dẫn đến thoát nghèo không thực chất, dẫn đến kết quả giảm nghèo chưa bền vững

- Hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (N2) chưa được thủ thưởng các chế độ chính sách như đối với hộ nghèo về thu nhập (N1) (ngoài việc được cấp thẻ BHYT) gây nên những thắc mắc, bất bình trong nhân dân

- Trình độ nhận thức, tính trông chờ ỷ lại của bản thân người nghèo, chưa thấy rõ trách nhiệm của mình trong công cuộc giảm nghèo chung của xã hội, dẫn đến hiệu quả của chương trình giảm nghèo còn thiếu tính bền vững

- Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo chưa được coi trọng

- Do mức hỗ trợ đối tượng thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư nghiệp

có mức sống trung bình tham gia mua thẻ BHYT tự nguyện còn thấp (ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30% mệnh giá thẻ BHYT) nên nhóm đối tượng này chưa tham gia mua thẻ BHYT tự nguyện

- Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia đã được kiện toàn kịp thời, tuy nhiên, các thành viên BCĐ chưa thực sự nhận rõ được trách nhiệm của mình trong công việc được phân công

- Các dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững chưa tạo được sự chuyển biến rõ rệt cho các đối tượng thụ hưởng

3 Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế:

- Do tác động của suy thoát kinh tế và những khó khăn chung về kinh

tế-xã hội của đất nước, của từng địa phương Dịch bệnh gia súc, gia cầm trong những năm gần đây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất của nhân dân, đặc biệt là người nghèo, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giảm nghèo

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa thật

sự quan tâm và nhận thức chưa đầy đủ tầm quan trọng của công tác giảm nghèo; nguồn lực hỗ trợ để thực hiện công tác giảm nghèo còn hạn chế Sự tham gia hỗ trợ, đóng góp của cộng đồng chưa nhiều

- Cán bộ làm công tác giảm nghèo của thôn, xã kiêm nhiệm nhiều việc Bên cạnh đó, một số cán bộ thôn, xã chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, chưa nhiệt tình với công việc, phụ cấp lại thấp ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả và tiến độ thực hiện các chính sách, mục tiêu giảm nghèo

Trang 8

- Các hộ nghèo chủ yếu là hộ già cả, cô đơn, khuyết tật, sức khỏe yếu, không còn sức lao động nên khả năng thoát nghèo khó khăn

- Nhận thức của một số hộ nghèo còn hạn chế, còn trông chờ, ỉ lại không muốn thoát nghèo để được thụ hưởng chính sách của nhà nước

IV ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét về chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (hộ nghèo thiếu hụt đa chiều): trước mắt, ngoài chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế cho đối tượng hộ nghèo đa chiều thiếu hụt tiếp cận về dịch vụ y tế đề nghị áp dụng một số chính sách khác đối với

hộ nghèo thiếu hụt đa chiều như sau:

- Chính sách hỗ trợ về giáo dục - đào tạo: học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo thiếu hụt đa chiều (đang đi học) được thụ hưởng đầy đủ các chính sách hỗ trợ giáo dục - đào tạo hiện hành như đối với hộ nghèo thu nhập

- Chính sách hỗ trợ về tín dụng ưu đãi: học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo thiếu hụt đa chiều (đang đi học) được áp dụng chính sách cho vay tín dụng ưu đãi như đối với hộ nghèo thu nhập

- Chính sách trợ giúp/trợ cấp xã hội: hiện nay, có 3 nhóm đối tượng BTXH liên quan đến hộ nghèo, đã và đang hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên tại cộng đồng, cụ thể là:

+ Người đơn thân nuôi con thuộc hộ nghèo;

+ Người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo;

+ Người nhiểm HIV thuộc hộ nghèo:

Theo tinh thần Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 10/5/2017, nếu cả 03 nhóm đối tượng nói trên thuộc hộ nghèo đa chiều thì chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng phải tạm dừng, chờ hướng dẫn của các Bộ, ngành Thực tế, nhiều địa phương đã tạm dừng, dẫn đến hậu quả làm cho 3 nhóm đối tượng nói trên vô cùng khó khăn, đồng thời tạo ra nhiều bức xúc Do đó, đề nghị áp dụng chính sách trợ cấp

xã hội cho nhóm hộ nghèo thiếu hụt đa chiều

Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện Chương trình giảm nghèo xã Ngọc Liên giai đoạn 2016-2018

Nơi nhận:

- Thường trực Huyện ủy;

- Lãnh đạo UBND huyện;

- Các thành viên BCĐ Giảm nghèo xã;

- UBND các xã, thị trấn;

- Lưu: VT, LĐ-TB&XH.

TM ỦY BAN NHÂN DÂN PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Mạnh Cương

Ngày đăng: 16/10/2018, 08:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w