Trong các khu chức năng nghỉ ngơi giải trí của TP.Hưng Yên, Công viên An Vũ được QHC thành phố xác định là công viên trung tâm thành phố, có quan hệ mật thiết với quần thể phố Hiến và kh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn và mong muốn được gửi những tình cảm chân thành nhất đến gia đình, thầy cô giáo, đồng nghiệp và những người bạn đã tạo điều kiện hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn
Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn PGS.TS.KTS Lương Tú Quyên, người đã tận tình hướng dẫn, giảng giải, động viên khích lệ trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong hội đồng khoa học đã cung cấp những lời khuyên quý giá và những tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu luận văn của tôi
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi để luận văn được hoàn thành đúng thời hạn và đạt chất lượng
Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất!
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây
Hà Nội, tháng 02 năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Đỗ Trí Phương
Trang 5Mục lục
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
Mục lục iii
DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ v
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN CÔNG VIÊN AN VŨ 7
1.1 Giới thiệu về Công viên An Vũ. 7
1.1.1 Vị trí và quy mô nghiên cứu. 7
1.1.2 Tính chất, chức năng 7
1.1.3.Quá trình phát triển Công viên An Vũ. 9
1.2 Thực trạng tổ chức không gian công viên An Vũ. 10
1.2.1 Điều kiện tự nhiên, giá trị đặc trưng của đảo Cò. 10
1.2.2 Phân vùng chức năng và sử dụng đất. 15
1.2.3 Kiến trúc cảnh quan. 19
1.2.4 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 25
1.3 Thực trạng các dự án liên quan 26
1.3.1 Dự án quy hoạch khu công viên An Vũ tỷ lệ 1/500. 26
1.3.2 Dự án kè hồ và kè đảo Cò. 27
1.4 Đánh giá tổng hợp và các vấn đề cần nghiên cứu 28
1.4.1 Đánh giá tổng hợp 28
1.4.2 Các vấn đề đặt ra: 30
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG VIÊN AN VŨ 31 2.1 Cơ sở lý thuyết 31
2.1.1 Lý thuyết về tổ chức không gian công viên văn hóa nghỉ ngơi. 31
2.1.2 Lý thuyết về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và thiết kế đô thị. 34
2.1.3 Lý thuyết về đặc tính sinh thái của loài Cò. 46
2.2 Cơ sở pháp lý. 48
2.3 Các nhân tố tác động đến việc tổ chức không gian công viên An Vũ. 51
2.3.1 Các giá trị tự nhiên 51
2.3.2 Tính chất, quy mô, mối quan hệ với khu vực trung tâm thành phố. 52
Trang 62.3.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội, nhu cầu nghỉ ngơi giải trí, tham quan du lịch của cư
dân thành phố Hưng Yên và du khách. 53
2.3.4 Tiến bộ khoa học kỹ thuật. 56
2.4 Bài học kinh nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam. 57
2.4.1 Bài học kinh nghiệm trên thế giới 57
2.4.2 Bài học kinh nghiệm ở Việt Nam 66
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG VIÊN AN VŨ 71
3.1 Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc 71
3.1.1 Quan điểm. 71
3.1.2 Mục tiêu. 71
3.1.3 Nguyên tắc. 71
3.2 Giải pháp tổ chức không gian công viên. 72
3.2.1 Giải pháp tổng thể 72
3.2.2 Phân khu chức năng và quy hoạch sử dụng đất. 73
3.2.3 Giải pháp quy hoạch cụ thể. 75
3.2.4 Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và thiết kế đô thị. 86
3.2.5 Giải pháp kỹ thuật hạ tầng và trang thiết bị đô thị. 95
3.3 Một số biện pháp quản lý không gian công viên. 99
3.3.1 Về quy hoạch, kiến trúc: 99
3.3.2 Về xây dựng: 100
3.3.3 Về cảnh quan, thiết kế đô thị 100
3.3.4 Quản lý vệ sinh môi trường 101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
Trang 7DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NNPTNT Nông nghiệp phát triển nông thôn
Trang 8DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Sơ đồ vị trí công viên An vũ trong quy hoạch chung thành phố Hưng Yên 7
HÌnh 1.2: Bản đồ công viên An vũ trong khu vực trung tâm thành phố Hưng Yên 7
Hình 1.3: Định hướng quy hoạch công viên An vũ trong quy hoạch chung thành phố Hưng Yên 8
Hình 1.4: Khu vực An vũ trong quần thể phố Hiến 10
Hình 1.5: hiện trạng địa hình khu vực nghiên cứu 10
Hình 1.6: Mặt cắt điển hình địa hình khu hồ An Vũ 11
Hình 1.7: Một góc vườn chuối tại khu đầm trũng Sự tác động của khí hậu, thủy văn đến cây xanh 12
Hình 1.8: phân vùng chức năng 15
Hình 1.9: Các điểm nhìn quan trọng 16
Hình 1.10: Vùng cảnh quan công viên An Vũ 17
Hình 1.11: Vùng cảnh quan đảo Cò 18
Hình 1.12: Vùng cảnh quan công viên An Vũ 19
Hình 1.13: Bể bơi trong khu công viên 20
Hình 1.14: Hàng rào công viên 21
Hình 1.15: Cây xanh ở bờ Bắc 22
Hình 1.16: Không gian mặt nước 23
Hình 1.17: Trang thiết bị kỹ thuật môi trường trong công viên 23
Hình1.18: Nhưng khu chức năng vắng khách 25
Hình1.19: Hồ An Vũ và kè hồ 25
Hình 1.20: Quy hoạch khu công viên An Vũ tỷ lệ 1/500 phê duyệt năm 1998 27
Hình 1.21: Mặt cắt kè 28
Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống đường của J-rnốp 32
Hình 2.2: Kiến trúc nhỏ trong công viên 33
Hình 2.3: Phân tích quan hệ hình nền của khu vực nghiên cứu 41
Hình 2.4: Ví dụ về lý luận liên hệ 41
Hình 2.5: Minh họa vè hướng tuyến 43
Hinh 2.6: Ví dụ về khu vực 44
Hình 2.7: Ví dụ về cạnh biên 44
Hình 2.8: Ví dụ về nút 45
Hình 2.9: Ví dụ về điểm nhấn 46
Trang 9Hình 2.10: Các chức năng của công viên Error! Bookmark not defined.57
Hình 2.11: Mô hình công viên center pack /new york/ Mỹ 60
Hình 2.12: Hoạt động của công viên 60
Hình 2.13: Hoạt động của công viên 61
Hình 2.14: Dịch vụ Café Bến thuyền 61
Hình 2.15: Một số chức năng trong công viên 62
Hình 2.16: Tổng thể công viên 63
Hình 2.17: Diều hâu đuôi đỏ, một trong các loài chim có mặt ở Công viên 65
Hình 2.18: Công viên Mac Ritchie Rerervoir 66
Hình 2.19: Các loài chim trong công viên 68
Hình 3.1: Sơ đồ cấu trúc quy hoạch và ý tưởng quy hoạch kiến trúc 73
Hình 3.2: Sơ đồ phân khu chức năng công viên 74
Hình 3.3: Giải pháp tổng thể tổ chức không gian công viên 75
Hình 3.4: Minh họa trục trung tâm quảng trường 77
Hình 3.5: Tổ chức không gian khu mùa xuân 78
Hình 3.6: Tổ chức không gian khu mùa thu 79
Hình 3.7: Tổ chức không gian khu đảo Cò 81
Hình 3.8: Tổ chức không gian khu cắm trại 82
Hình 3.9: Cảnh sắc thiên nhiên 82
Hình 3.10: Tổ chức không gian khu dịch vụ tổng hợp và cây xanh chuyên đề 84
Hình 3.11: Tổ chức không gian khu văn hóa thanh thiêu niên 85
Hình 3.12: Công trình điểm nhấn 86
Hình 3.13: Phối cảnh tổng thể và công trình điểm nhấn 87
Hình 3.14: Minh họa cây xanh, đường dạo ven hồ 89
Hình 3.15: Minh họa sân sinh hoạt cộng đồng 89
Hình 3.16: Minh họa không gian xanh 91
Hình 3.17: Tận dụng không gian ven mặt nước 93
Hình 3.18: Các công trình chức năng tạo tầm nhìn ven hồ 94
Hình 3.19: Mô phỏng tầng ba tầng bố trí đèn 95
Hình 3.20: Mạng lưới tổng thể giao thông công viên 96
Hình 3.21: Đường dạo bộ trong công viên 97
Trang 10đã tăng từ 10,5 vạn người lên 14,7 vạn người Dân cư thành phố có điều kiện sống khác nhau nhưng đều có nhu cầu vui chơi giải trí, mong muốn có một môi trường sống tốt bù đắp lại những vất vả trong lao động
Trong các khu chức năng nghỉ ngơi giải trí của TP.Hưng Yên, Công viên An Vũ được QHC thành phố xác định là công viên trung tâm thành phố,
có quan hệ mật thiết với quần thể phố Hiến và khu trung tâm hành chính của Tỉnh, tạo được dấu ấn với người dân và du khách về giá trị tự nhiên Đặc biệt trong công viên có khu Đảo Cò nằm giữa lòng hồ An Vũ, đây là nơi cư trú và sinh sống quanh năm của hơn 12.000 cá thể Cò gồm nhiều loại như cò đen, cò trắng, cò mỏ vàng, cò mỏ trắng Hình ảnh đàn Cò hằng ngày quần tụ, bay lượn quanh đảo cây xanh, trên mặt hồ rộng và xanh trong mang đậm nét đẹp thanh bình đã hấp dẫn du khách và người dân thành phố Công viên An vũ được Quy hoạch chung thành phố Hưng Yên đến năm 2025 đánh giá là khu công viên có giá trị hiếm có về điều kiện tự nhiên cần được sớm xây dựng, khai thác phục vụ cho thành phố
Tuy vậy, đến nay công viên An Vũ vẫn chưa có giải pháp tổ chức không gian nhằm phát huy hiệu quả giá trị của điều kiện tự nhiên trong khi những tác động tiêu cực từ bên ngoài ngày một gia tăng Công viên An Vũ chưa có quy hoạch hợp lý và cũng chưa được xây dựng đáng kể, có nhiều diện tích đang bị sử dụng tạm, không đúng chức năng, nhiều khu vực cây xanh, mặt
Trang 11nước bị hủy hoại do các hoạt động lấn chiếm dựng, gây ra nguy cơ di cư đối với quần thể Cò Thực trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan, môi trường, phân khu chức năng của khu công viên
Hiện nay phát triển công viên trung tâm đô thị mang yếu tố sinh thái tự nhiên đang là xu thế chung ở cả Việt Nam và trên quốc tế Nghiên cứu tổ chức không gian theo hướng khai thác các giá trị của điều kiện tự nhiên giúp phần nào tránh được những bất cập trong tương lai do quá trình đô thị hóa gây
ở một số đô thị hiện nay như: đô thị kém sức hấp dẫn, cảnh quan hỗn tạp, kiến trúc đô thị và giá trị dân tộc bị vi phạm và biến dạng nghiêm trọng; phá hủy môi trường sinh thái
Chính vì vậy việc chọn đề tài “Tổ chức không gian công viên An Vũ,
thành phố Hưng Yên” là cần thiết Việc tổ chức không gian khu công viên
An Vũ nhằm xây dựng một công viên trung tâm mang đậm nét riêng đặc trưng cho đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, bảo tồn và phát huy các trị sinh thái tự nhiên, tạo thêm tài nguyên du lịch hấp dẫn từ các khu vực khác đến với thành phố
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:
- Đề xuất các giải pháp tổ chức không gian công viên An Vũ nhằm xây dựng một công viên trung tâm đa chức năng, đáp ứng các yêu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí cho người dân đồng thời bảo tồn được giá trị của hệ sinh thái
tự nhiên phong phú, đa dạng, đặc biệt bảo vệ và phát triển đàn cò và đưa hình ảnh của chúng trở thành giá trị đặc trưng và nổi trội của công viên
Nhiêm vụ nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, kiến trúc cảnh quan, quá trình triển khai xây dựng khu công viên An Vũ gồm các quy hoạch, hoạt động xây dựng của khu công viên và các dự án liên quan
Trang 12- Xác định cơ sở khoa học gồm cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn về tổ chức không gian trong công viên An Vũ
- Đề xuất các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan công viên nhằm phát huy hiệu quả của điều kiện tự nhiên trong công viên An Vũ
Đối tượng, pham vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Không gian công viên An Vũ – thành phố Hưng Yên
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Toàn bộ diện tích công viên An Vũ, thành phố Hưng Yên với tổng diện tích tự nhiên 57,65 ha (Theo điều chỉnh quy quy hoạch chung thành phố Hưng Yên đến năm 2025)
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: giai đoạn 2017 - 2025
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận hệ thống:
Phương pháp này được sử dụng đặc biệt có hiệu quả trong nghiên cứu xã hội, qui hoạch và kiến trúc Phương pháp này áp dụng trong toàn bộ các nội dung của đề tài
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập số liệu, tài liệu:
Công tác điều tra thực địa có mục đích cơ bản là thống kê, kiểm tra chỉnh
lý và bổ sung những tư liệu về công viên hồ An Vũ
Phương pháp tổng hợp, phân tích đánh giá:
Phân tích hiện trạng cảnh quan, các vấn đề về hạ tầng kỹ thuật,các yếu tố điều kiện tự nhiên tác động đến khu vực nghiên cứu, từ đó đưa ra đánh giá tổng hợp về khu vực nghiên cứu
Phương pháp dự báo và phương pháp chuyên gia:
Dự báo về cơ cấu, mức độ, đối tượng và những xu hướng phát triển trong quy hoạch công viên trong từng quá trình
Trang 13Thu thập ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước theo những mẫu câu hỏi được in sẵn, sau đó thu thập tổng hợp kết quả để có những câu trả lời thiết thực
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và giải pháp xây dựng công viên trung tâm thành phố, đặc biệt đối với các khu công viên có giá trị về điều điều kiện
tự nhiên như cây xanh, mặt nước và các quần thề sinh vật
Đề tài có thể áp dụng được để triển khai lập quy hoạch chi tiết xây dựng
và quản lý xây dựng công viên An Vũ - thành phố Hưng Yên
Giải thích các khái niệm và thuật ngữ
Một số các thuật ngữ và khái niệm theo các tài liệu của Hàn Tất Ngạn (1996), Kiến trúc cảnh quan đô thị, NXB xây dựng, Hà Nội; Kim Quảng Quân (2000), Thiết kế đô thị có minh họa, (Đặng Thái Hoàng dịch), Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội; Đỗ Trần Tín (2012), Khai thác yếu tố cây xanh, mặt nước trong tổ chức không gian công cộng các khu đô thị mới tại Hà Nội, Luận văn Tiến sỹ, HàNội:
“Không gian vườn - công viên là khoảng trống lớn nhất trong đô thị và là khoảng trống quan trọng trong khu vực dành cho các hoạt động nghỉ ngơi giải trí; đặc biệt đây là nơi lý tưởng cho việc tổ chức lễ hội truyền thống và hiện đại mang tính cộng đồng và giao lưu quần chúng với quy mô rộng lớn
Đồng thời công viên là tác phẩm nghệ thuật có giá trị lớn trong việc giáo dục thẩm mỹ cho con người và góp phần vào việc hình thành bộ mặt đô thị, nông thôn Công viên còn là không gian thiên nhiên quan trọng của đô thị trong việc hình thành và cải thiện môi sinh Do đó, công viên từ xưa đến nay
và sau này đã và vẫn sẽ là một không gian quan trọng của cảnh quan và trong cuộc sống người dân
Không gian công cộng:
Trang 14Không gian công cộng chuyên dụng: là không gian được thiết kế, quy hoạch, xây dựng và sử dụng với mục đích chỉ phục vụ cho một loại hình hoạt động công cộng nào đó Ví dụ: không gian dịch vụ thương mại, không gian văn hóa, không gian thể dục thể thao, không gian vui chơi giải trí v.v…
Không gian công cộng hỗn hợp (không gian đa dạng): bao gồm những không gian như: quảng trường, công viên, vườn hoa, vườn dạo v.v… là những không gian công cộng đa dạng gồm nhiều chức năng sử dụng hỗn hợp và là không gian được sử dụng cho nhiều loại hình hoạt động như: thư giãn, vui chơi giải trí, đi dạo, nói chuyện, ăn uống v.v
Cảnh quan đô thị: là hình ảnh con người thu nhận được qua không gian cảnh quan của toàn đô thị Được xác lập bởi 3 yếu tố: Cảnh quan thiên nhiên, công trình xây dựng và hoạt động của con người trong đô thị
Kiến trúc cảnh quan: là không gian vật thể bao gồm: nhà, công trình kỹ thuật, nghệ thuật, không gian công cộng, cây xanh, biển báo và tiện nghi đô thị v.v
Trang 15Cấu trúc của luận văn
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG VIÊN AN VŨ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN
THỰC TRẠNG CÁC DỰ ÁN LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VÀ XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG II
CƠ SỞ KHOA HỌC
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG VIÊN
AN VŨ
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CƠ SỞ PHÁP LÝ
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỐ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG VIÊN
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG CÔNG VIÊN AN VŨ
GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG VIÊN NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN
GIẢI PHÁP TỔNG THỂ, PHÂN KHU CHỨC NĂNG VÀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT, GIẢI PHÁP QUY HOẠCH CỤ THỂ, TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN VÀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ, GIẢ PHÁP KỸ THUẬT HẠ TẦNG VÀ TRANG THIẾT BỊ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN CÔNG
VIÊN
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ