Qua số liệu từ Sở Tài Nguyên Môi Trường Tp.HCM cho thấy lượng rác thải túi nilon hàng năm đang tăng dần trong các năm qua, riêng năm 2009 trung bình mỗi ngày Tp.HCM thải ra khoảng 64 tấn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM HỒ CHÍ MINH
XÁC ĐỊNH MỨC THUẾ TỐI ƯU ĐỐI VỚI TÚI NILON
NHẰM LÀM GIẢM RÁC THẢI TÚI NILON
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐOÀN TRỌNG ÂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2010
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “XÁC ĐỊNH MỨC THUẾ TỐI ƯU ĐỐI VỚI TÚI NILON NHẰM LÀM GIẢM RÁC THẢI TÚI NILON Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” do ĐOÀN TRỌNG ÂN, sinh viên khóa 32, ngành KINH
TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
TS ĐẶNG THANH HÀ Giáo viên hướng dẫn
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tổ chức nhờ vậy tôi đã hoàn thành được khóa luận Tôi xin được:
Gửi đến thầy Đặng Thanh Hà lời cảm ơn sâu sắc vì đã giúp đỡ tôi rất nhiều từ những ngày đầu bắt tay thực hiện cho đến ngày hoàn tất khóa luận
Gửi đến thầy Đặng Minh Phương lời cảm ơn chân thành nhất Cảm ơn thầy vì đã lập ra ngành Kinh tế tài nguyên môi trường để tôi có thể học được những kiến thức rất hay và có ích Cảm ơn thầy vì đã gắn bó, tận tình dạy dỗ tôi cũng như các bạn cùng lớp trong suốt những năm đại học
Gửi đến thầy Phạm Minh Hiệp lời cảm ơn rất nhiều Thầy đã tận tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận
Cảm ơn các thầy cô khoa Kinh tế đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức cho tôi trong những năm học đại học
Cảm ơn Sở tài nguyên môi trường Tp.HCM và Quỹ Tái Chế Chất Thải Tp.HCM
đã giúp đỡ và cung cấp những số liệu hữu ích cho tôi Đặc biệt, xin cảm ơn thầy Việt, chị Hòa và anh Đệ ở Sở tài nguyên môi trường Tp.HCM đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi tìm
số liệu cho khóa luận
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn những người thân và bạn bè luôn bên cạnh ủng
hộ, tạo động lực cho tôi cố gắng hoàn thành khóa luận
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
Sinh viên Đoàn Trọng Ân
Trang 4Qua số liệu từ Sở Tài Nguyên Môi Trường Tp.HCM cho thấy lượng rác thải túi nilon hàng năm đang tăng dần trong các năm qua, riêng năm 2009 trung bình mỗi ngày Tp.HCM thải ra khoảng 64 tấn rác túi nilon Nếu không có chính sách thích hợp thì việc tiêu dùng túi nilon và lượng rác túi nilon thải ra sẽ tiếp tục tăng nhanh khi mà tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số Tp.HCM đang ở mức cao như hiện nay
Đa số người dân được hỏi đều có ý kiến đồng ý đối với chính sách thuế túi nilon Kết quả tính cho thấy mức thuế tiêu dùng tối ưu đối với túi nilon là 315 đồng/túi Doanh thu thuế ước tính vào khoảng 648 tỉ đồng/năm Lợi ích của chính sách thuế đối với túi nilon mang lại toàn Tp.HCM khoảng 201 tỉ đồng/năm Và khoảng 60 triệu túi nilon sẽ được giảm sử dụng mỗi tháng khi có chính sách thuế
Dựa trên kinh nghiệm thực tế trong việc áp dụng chính sách đối với túi nilon ở các nước khác, cùng với những thực trạng ở Tp.HCM, khóa luận đã đưa ra những kiến nghị chuẩn bị trước thuế để cho việc áp dụng chính sách thuế được tốt hơn ở Tp.HCM Bên cạnh đó là những chi tiêu thích hợp nguồn doanh thu từ thuế
Trang 5MỤC LỤC
Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Các giả thuyết của vấn đề nghiên cứu 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận 3
1.4.2 Địa bàn nghiên cứu 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.4 Thời gian nghiên cứu 3
1.5 Cấu trúc của khóa luận 4
2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu 5
2.2.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 8
2.3 Tổng quan về chính sách đối với túi nilon ở một số quốc gia trên thế giới 10
2.3.1 Sử dụng công cụ kinh tế 10
2.3.3 Khuyến khích sự tự nguyện 12
Trang 62.4 Tổng quan về chính sách, chiến dịch giảm sử dụng túi nilon ở Việt Nam 13
2.4.1 Nghiên cứu, hội thảo 13
2.4.2 Chiến dịch 13 2.4.3 Siêu thị, nhà bán lẻ 17
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1 Cơ sở lý luận 18
3.1.4 Thuế tối ưu đối với ngoại tác tiêu dùng 23
3.2 Phương pháp nghiên cứu 24
3.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 24
3.2.3 Phương pháp xây dựng đường MEC của tiêu dùng túi nilon 25
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
4.1 Tình hình sử dụng túi nilon và rác thải túi nilon ở Tp.HCM 30
4.2.1 Kết quả ước lượng đường tổng chi phí sản xuất túi nilon 40
4.3 Kết quả tính đường MEC của tiêu dùng túi nilon 43
4.3.1 Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình sẵn lòng trả 43
Trang 74.4.2 Kết quả tính đường MSB 50
4.5 Kết quả ước tính mức thuế tối ưu đối với túi nilon và lợi ích từ thuế 51
4.5.1 Kết quả ước tính thuế đối với túi nilon 51
4.6 Công tác chuẩn bị trước thuế để tăng khả năng áp dụng thành công thuế 53
4.6.1 Xem xét ý kiến của các bên liên quan đến chính sách thuế 53
4.6.2 Mở chiến dịch tuyên truyền trước thuế 55
4.6.4 Thiết lập cách thức thu thuế 58
4.7 Sử dụng nguồn doanh thu từ thuế 59
4.7.1 Hỗ trợ cho loại túi thay thế thích hợp cho túi nilon 59
4.7.3 Tài trợ cho các sự kiện cộng đồng giúp giảm rác thải túi nilon 66
4.7.4 Hỗ trợ tái chế 67
4.7.5 Hỗ trợ chiến dịch tự nguyện giảm sử dụng của các doanh nghiệp kinh doanh 68
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69
5.1 Kết luận 69
5.2 Kiến nghị 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
GPD Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
UNEP Chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc (United Nations
Evironment Programme)
PE Polyethylene
LDPE Polyethylene tỷ trọng thấp (Low Density Polyethylene)
HDPE Polyethylene tỷ trọng cao (High Density Polyethylene)
MPC Chi phí biên cá nhân (Marginal Private Cost)
MSC Chi phí biên xã hội (Marginal Social Cost)
MPB Lợi ích biên cá nhân (Marginal Private Benefit)
MSB Lợi ích biên xã hội (Marginal Social Benefit)
MEC Chi phí ngoại tác biên (Marginal External Cost)
MC Chi phí biên (Marginal Cost)
LCA Đánh giá chu kỳ sống (Life Cycle Assesment)
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang Bảng 3.1 Tên Biến và Kỳ Vọng Dấu của Biến trong Hàm Tổng Chi Phí Sản Xuất 25
Bảng 3.2 Tên Biến và Kỳ Vọng Dấu của Biến trong Hàm Logit 28
Bảng 3.3 Tên Biến và Kỳ Vọng Dấu của Biến trong Hàm Cầu Túi Nilon 29
Bảng 4.2 Hiểu Biết của Người Dân về Tác Hại của Rác Thải Túi Nilon 38
Bảng 4.3 Các Thông Số Ước Lượng của Hàm Tổng Chi Phí Sản Xuất Túi Nilon 40
Bảng 4.4 Các Hệ Số Xác Định của Hàm Tổng Chi Phí Sản Xuất Túi Nilon 41
Bảng 4.5 Kiểm Tra về Dấu Kì Vọng của Hàm Tổng Chi Phí Sản Xuất Túi Nilon 43
Bảng 4.8 Các Thông Số Ước Lượng của Hàm Cầu Túi Nilon 47
Bảng 4.9 Các Thông Số Ước Lượng của Hàm Cầu Túi Nilon Sau Khi Bỏ Bớt Biến 47
Bảng 4.10 Các Hệ Số Xác Định của Mô Hình Hàm Cầu 48 Bảng 4.11 Kết Quả Kiểm Định Đa Cộng Tuyến của Hàm Cầu 50
Bảng 4.12 Kiểm Tra về Dấu Kì Vọng của Mô Hình Hàm Cầu 50
Bảng 4.13 Đặc Điểm của Người Dân Phản Đối Thuế 54 Bảng 4.14 Tác Động đến Môi Trường của Việc Sản Xuất 1 Triệu Túi 60
Bảng 4.15 So Sánh Tác Động của Các Loại Túi Đựng Hàng Hóa 62
Bảng 4.16 Tác Động Tương Đối đến Môi Trường của Các Loại Túi 64
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang Hình 2.1 Bản Đồ Tp.HCM và Các Tỉnh Lân Cận 7
Hình 2.2 Tỷ Lệ Rác Thải Túi Nilon trong Tổng Lượng Rác Hàng Năm ở Ailen 10
Hình 2.3 Bộ Túi Thân Thiện với Môi Trường 14
Hình 4.1 Phân Bố Trình Độ Học Vấn của Tổng Khảo Sát 31
Hình 4.2 Phân Bố Theo Nghề Nghiệp của Tổng Khảo Sát 32
Hình 4.3 Phân Bố Theo Thu Nhập Của Tổng Khảo Sát 33
Hình 4.5 Thói Quen Mang Giỏ, Túi Riêng để Đựng Hàng Hóa 34
Hình 4.8 Nhận Thức của Người Dân về Tình Hình Sử Dụng Túi Nilon ở Tp.HCM 37
Hình 4.9 Hiểu Biết của Người Dân về Tác Hại của Rác Thải Túi Nilon 37
Hình 4.10 Ý Kiến của Người Dân về Chính Sách Đối Với Túi Nilon 39
Hình 4.11 Lượng Rác Thải Túi Nilon Hàng Ngày ở Tp.HCM qua Các Năm 39
Hình 4.13 Ý Kiến của Người Dân về Thuế Túi Nilon Đối Với Người Tiêu Dùng 53
Hình 4.14 Khả Năng Sai Lệch của Thuế 57
Hình 4.15 Cách Thức Thu Thuế 58 Hình 4.16 Lựa Chọn của Người Dân Cho Loại Túi Thay Thế Túi Nilon 59
Trang 11Hình 4.17 Sơ Đồ Phân Tích LCA 66
Trang 12DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Mô Hình Hàm Tổng Chi Phí Sản Xuất Túi Nilon
Phụ lục 2 Mô Hình Mức Sẵn Lòng Trả
Phụ lục 3 Mô Hình Hàm Cầu Túi Nilon
Phụ lục 4 Dự Thảo Luật Thuế Môi Trường do Bộ Tài Chính Soạn Thảo
Phụ lục 5 Hệ thống giám sát ô nhiễm rác thải quốc gia của Ailen (National Litter Monitoring System)
Phụ lục 6 Thời gian nghiên cứu và áp dụng thuế túi nilon (Plastax) của Ailen
Phụ lục 7 Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn
Trang 13Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế là tốc độ đô thị hóa và dân số Tp.HCM tăng nhanh chóng Điều này đã gây nên sức ép lớn về vấn đề môi trường
ở Tp.HCM Một trong những vấn nạn ô nhiễm đáng lo ngại là ô nhiễm do rác thải túi nilon
Sự ra đời của túi nilon đã mang lại nhiều tiện lợi, nhất là trong việc đựng hàng hoá Chúng cũng khá là đẹp mắt với đủ mọi màu sắc, nhiều kiểu dáng Nhưng đến thời điểm này, rác thải túi nilon đang là một vấn nạn môi trường mà nhiều quốc gia đang nỗ lực tìm cách để giải quyết Ở Việt Nam, phần lớn rác thải túi nilon và các loại nhựa khó phân huỷ khác được xử lý bằng cách chôn lấp, gây chiếm thể tích bãi rác rất lớn Số còn lại vương vãi khắp nơi, vừa gây mất mỹ quan, vừa gây ô nhiễm môi trường
Theo Quỹ Tái Chế Chất Thải thuộc Sở Tài Nguyên Môi Trường Tp.HCM, hiện nay trung bình mỗi ngày Tp.HCM thải ra môi trường khoảng 50 tấn túi nilon, phần lớn trong số này là túi nilon không phân hủy sinh học Trung bình mỗi ngày mỗi người dân Tp.HCM đã sử dụng 1 túi nilon và 1 năm là 365 túi Trong khi số túi nilon được sử dụng
ở các nước thấp hơn hẳn: ở Ireland là 328 túi/người/năm, ở Australia là 250 túi/người/năm, ở Scotland là 153 túi/người/năm
Trang 14Giải quyết ô nhiễm môi trường đang trở thành một mục tiêu ngày càng quan trọng trong chiến lược phát triển của bất cứ quốc gia nào Tuy nhiên, đây là một vấn đề rất phức tạp đòi hỏi phải được giải quyết bằng cách phối hợp nhiều biện pháp khác nhau Việc sử dụng đơn thuần các công cụ hành chính truyền thống như ra lệnh và kiểm soát đã tỏ ra không đáp ứng được các yêu cầu trong một nền kinh tế hiện đại Và hiện nay các nước đã
áp dụng ngày càng nhiều hơn các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường
Ngày 2/2/2010, tại Hà Nội, bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường - Phạm Khôi Nguyên đã chủ trì hội nghị quán triệt Nghị quyết số 27 của ban cán sự Đảng về đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường Mục tiêu của hội nghị là nhằm hoàn thiện thể chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, thúc đẩy ngành tài nguyên và môi trường phát triển nhanh và bền vững, đồng bộ với tiến trình phát triển thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy tiềm năng, tăng nguồn thu từ ngành tài nguyên và môi trường cho ngân sách Nhà nước Một trong tám nhiệm vụ trọng tâm thực hiện trong thời gian tới là đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, ban hành khung chính sách tổng thể và các công cụ thực hiện kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường Điều này sẽ tạo điều kiện cho các công cụ kinh tế trong chính sách quản lý tài nguyên và môi trường ở Việt Nam được đưa vào áp dụng rộng rãi
Riêng đối với vấn đề rác thải túi nilon thì cũng đã có một số nước trên thế giới áp dụng công cụ kinh tế để giải quyết và đạt được kết quả khả quan Quỹ Tái Chế Chất Thải Tp.HCM, thuộc Sở Tài Nguyên Môi Trường nhận định là chính sách quản lý chất thải hiện nay cần chú tâm nhiều tới việc giảm thiểu ngay tại nguồn chứ không nên tập trung chủ yếu vào giải quyết lượng chất thải phát sinh Bên cạnh đó, năm 2009, Sở Tài Nguyên Môi Trường cũng đã có văn bản kiến nghị hạn chế sử dụng túi nilon trên tất cả các địa bàn quận, huyện gửi cho Ủy Ban Nhân Dân Tp.HCM Làm thế nào để có thể kết hợp cả 3 yếu tố (sử dụng công cụ kinh tế, giảm thiểu chất thải tại nguồn và hạn chế sử dụng túi
nilon) nhằm giải quyết tình trạng rác thải túi nilon ở Tp.HCM Từ yêu cầu đó, đề tài “Xác định mức thuế tối ưu đối với túi nilon nhằm làm giảm rác thải túi nilon ở Thành Phố
Hồ Chí Minh” được tiến hành, dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Đặng Thanh Hà
Trang 151.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tính mức thuế tiêu dùng tối ưu đối với túi nilon
- Đề ra phương án để công cụ thuế có tính khả thi và hiệu quả hơn khi áp dụng thực tế
- Sử dụng nguồn doanh thu từ thuế
1.3 Các giả thuyết của vấn đề nghiên cứu
- Thị trường sản phẩm túi nilon là cạnh tranh hoàn toàn
- Ngoại tác trong quá trình sản xuất túi nilon là không đáng kể
1.4 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.4.1 Phạm vi nội dung
Các nội dung chính của đề tài:
- Trình bày tình hình sử dụng túi nilon ở Tp.HCM
- Trình bày vấn đề ô nhiễm rác thải túi nilon ở Tp.HCM
- Tính mức thuế tiêu dùng túi nilon đạt tối ưu
- Đề xuất phương án để công cụ thuế khả thi và hiệu quả hơn
- Đề xuất hướng sử dụng hiệu quả nguồn thu thuế
1.4.2 Địa bàn nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu ở Tp.HCM
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
- Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất túi nilon ở Tp.HCM
- Người dân ở Tp.HCM
1.4.4 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trong khoảng thời gian từ 29/03/2010 đến 20/06/2010
Trang 161.5 Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương:
Chương 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số vấn đề liên quan trong lĩnh vực nghiên cứu và phương pháp tiến hành nghiên cứu
Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày những kết quả nghiên cứu gồm: tình hình sử dụng túi nilon và thực trạng rác thải túi nilon ở Tp.HCM; Tính mức thuế tiêu dùng tối ưu đối với túi nilon và dự kiến doanh thu thuế; Tính lợi ích mà chính sách thuế túi nilon mang lại cho Tp.HCM; Công tác chuẩn bị trước thuế cũng như chi tiêu hiệu quả doanh thu từ thuế
Chương 5 Kết luận và kiến nghị
Tóm lược những kết quả đạt được của quá trình nghiên cứu và bên cạnh đó là kiến nghị để giải quyết vấn đề túi nilon hiệu quả hơn
Trang 17CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Các đề tài nghiên cứu về túi nilon còn khá ít trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng Chủ yếu là các nghiên cứu ở Úc và Ailen Các nghiên cứu dưới đây đã được tham khảo chính trong quá trình thực hiện khóa luận:
Nghiên cứu “Những qui định nhằm giảm việc sử dụng quá mức túi nilon ở thành phố St.John’s, Newfoundland” của Richard Harvey năm 2003 Nghiên cứu đã chỉ ra những tác hại của rác thải túi nilon ở thành phố St.John’s Tác giả cũng đã ước tính được lượng túi nilon được sử dụng mỗi năm ở St.John’s là 23 triệu túi Bên cạnh đó, tác giả chỉ
ra rằng với mức thuế 0,09 đô la cho mỗi túi nilon thì mức tiêu thụ có thể giảm 50 % và doanh thu mang lại là khoảng 1 triệu đô la
Nghiên cứu “Túi nilon đựng hàng hóa: Những tác động đến môi trường và lựa chọn chính sách giải quyết” của Rhian Tough năm 2007 Ngoại trừ phân tích những tác hại của rác thải túi nilon thì tác giả còn phân tích về tác động môi trường của các loại túi thay thế túi nilon Tác giả cũng đã tiến hành phân tích và thảo luận những chính sách làm giảm tiêu dùng túi nilon Có 3 lựa chọn chính sách được đưa ra trong nghiên cứu là: phí hoặc thuế tiêu dùng túi nilon, lệnh cấm với túi nilon và chương trình tự nguyện giảm tiêu dùng, giảm vứt rác túi nilon Tác giả đã đề nghị mục tiêu của chính sách trước hết nên là giảm mức tiêu dùng và sau đó là giảm tác hại của sản xuất và tiêu dùng túi nilon
Nghiên cứu “Phân tích lợi ích và chi phí của các phương án giảm sử dụng túi nilon” của tổ chức Allen Consulting Group năm 2006 Đây là báo cáo gửi cho Cơ quan bảo vệ môi trường và di sản của Úc (Environment Protection and Heritage Council) Nghiên cứu đã đưa ra 9 kịch bản về phương pháp giảm sử dụng loại túi nilon nhẹ và tiến
Trang 18hành phân tích lợi ích, chi phí của từng kịch bản Kết quả cho thấy, so với 1 kịch bản giữ nguyên hiện trạng sử dụng loại túi nilon nhẹ thì cả 8 kịch bản áp dụng thay đổi đều có chi phí kinh tế và môi trường lớn hơn lợi ích mang lại Nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng việc phát túi nilon miễn phí không tạo ra khuyến khích để người tiêu dùng giảm sử dụng
và tiêu dùng túi nilon sẽ giảm đáng kể dù có một mức giá ít
Nghiên cứu “Đề xuất giải pháp giảm thiểu việc sử dụng túi nilon tại thành phố Hồ Chí Minh” của Phan Thị Anh Thư năm 2008 Nghiên cứu đã thu thập ý kiến của người dân, các siêu thị và cả các nhà quản lý về thực trạng sử dụng, việc phân phát và chính sách cần thiết đối với túi nilon Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất nhiều giải pháp giảm sử dụng túi nilon như: tuyên truyền người dân giảm sử dụng, khuyến khích siêu thị tự nguyện giảm phân phát, ban hành lệnh cấm phát miễn phí, chọn loại túi thay thế, kiến nghị ban hành phí tiêu dùng
2.2 Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
Tp.HCM nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10010’ – 10038’ vĩ độ Bắc và 106022’ –
106054’ kinh độ Đông
Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương
Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh
Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai
Phía Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang
Trang 19Hình 2.1 Bản Đồ Tp.HCM và Các Tỉnh Lân Cận
Nguồn: www.hochiminhcity.gov.vn Tp.HCM cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Tp.HCM là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không
Tp.HCM bao gồm 19 quận và 5 huyện, với tổng diện tích là 2.098,7 km2 Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số Tp.HCM là 7.123.340 người (chiếm 8,3 % dân số Việt Nam) Mật độ dân số trung bình là 3.395 người/km2
Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Tp.HCM có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng
Trang 20Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Tp.HCM có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa - khô rõ rệt Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau Trung bình, Tp.HCM có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt đó trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C
2.2.2 Điều kiện kinh tế, xã hội
a) Kinh tế
Tp.HCM nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của cả nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao Nền kinh tế của Tp.HCM đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính
Về thương mại, dịch vụ, Tp.HCM là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nước Kim ngạch xuất nhập khẩu của Tp.HCM ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước
Tp.HCM là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam Tp.HCM dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính, tín dụng Doanh thu của hệ thống ngân hàng Tp.HCM chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc
Tp.HCM là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất cả nước, kể từ khi Luật đầu tư được ban hành Số dự án đầu tư vào thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu
tư nước ngoài trên cả nước
Tp.HCM luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của nhà nước, mặc
dù gặp nhiều khó khăn song thu ngân sách của Tp.HCM vẫn không ngừng tăng
Theo chỉ tiêu cơ cấu GDP của Tp.HCM được điều chỉnh đến năm 2010, thì khu vực I chiếm 0,8 %, khu vực II chiếm 47,5 %, khu vực III chiếm 51,7 % So với quy hoạch
đề ra khu vực I: 0,74 %, khu vực II: 45,25 %, khu vực III: 54 %
GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1.985 USD vào năm 2005 và 3.112 USD vào năm 2010, so với chỉ tiêu quy hoạch đề ra, năm 2010 GDP bình quân đầu người thấp hơn khoảng 1.400 USD (theo kế hoạch cũ, các số tương ứng là 2.765 USD và 4.540 USD)
Trang 21Trong tương lai Tp.HCM phát triển các ngành kinh tế chủ lực, là địa phương đầu tiên tập trung phát triển các ngành cơ khí gia dụng, sản xuất phương tiện vận tải, chế tạo máy, các ngành công nghệ cao … vẫn là đầu mối xuất nhập khẩu, du lịch của cả nước với
hệ thống cảng biển phát triển Việc hình thành các hệ thống giao thông như đường Xuyên
Á, đường Đông Tây … sẽ tạo điều kiện cho kinh tế Tp.HCM tăng trưởng mạnh mẽ
b) Xã hội
Theo kết quả tổng hợp sơ bộ do Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương công bố, tổng dân số của Tp.HCM vào lúc 0 giờ ngày 1/4/2009 là 7.123.340 người, tăng 2.086.185 người, tăng 41,4 % so với thời điểm 1/4/1999 (hơn 5 triệu người) Như vậy, trong 10 năm, tốc độ tăng dân số bình quân của TP là 3,5 %/năm Giai đoạn 1999 -
2009 dân số Tp.HCM tăng chủ yếu do tăng cơ học
Tp.HCM ngày càng khẳng định vai trò là trung tâm giáo dục, đào tạo chất lượng cao Về công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đã phát triển theo chiều hướng ngày càng gia tăng, số lượng đào tạo thường năm sau cao hơn năm trước Loại hình đào tạo cũng đa dạng, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư Số lượng trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tăng nhanh theo sự phát triển kinh tế
Từ năm 1995, Tp.HCM đã đạt tiêu chuẩn xoá mù chữ và phổ cập tiểu học; 100%
số xã có trường tiểu học và 80% số xã có trường trung học cơ sở Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao
Tp.HCM có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật vừa đông về số lượng (hàng chục ngàn người), vừa được đào tạo rất đa dạng từ các nguồn khác nhau, có đủ trình độ để tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới Với những thành tựu đã đạt được, cùng với thế mạnh về nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật, Tp.HCM đã trở thành trung tâm đào tạo, khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ của vùng và cả nước
Tp.HCM cũng là trung tâm y tế lớn nhất nước ta với số lượng cơ sở y tế được trang
bị ngày càng hiện đại cũng như đội ngũ cán bộ y tế có trình độ cao nhiều nhất nước Năm
2005, ngành y tế tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại để tăng năng lực khám chữa bệnh
Trang 22Hình 2.2 Tỷ Lệ Rác Thải Túi Nilon trong Tổng Lượng Rác Hàng Năm ở Ailen
Tỷ lệ túi nilon trong tổng lượng rác
Nguồn: The National Litter Pollution Monitoring System Dựa vào số liệu từ Hệ thống giám sát rác thải của Ailen thì trước khi thuế túi nilon được áp dụng thì rác túi nilon chiếm đến 5 % tổng lượng rác thải hàng năm Nhưng sau khi áp dụng thuế thì đến cuối năm 2002 số liệu giám sát cho thấy tỷ lệ rác túi nilon chỉ còn 0,32 % trong tổng lượng rác Tỷ lệ này vẫn tiếp tục giảm trong năm 2003 (0,25 %) và năm 2004 (0,22 %) Năm 2005, tỷ lệ này vẫn ở mức 0,22 % và sang năm 2006 thì lại tăng 0,52 % Đến tháng 6/2007, mức thuế đã được tăng lên 0,22 Euro đối với mỗi túi nilon được sử dụng
Trang 23Doanh thu từ thuế sẽ đóng góp vào Quỹ môi trường và một phần sẽ được sử dụng cho các trung tâm tái chế Một chiến dịch giáo dục rộng rãi đã được thực hiện trước khi đưa ra thuế, các tờ rơi được gửi tới từng hộ gia đình và nêu rõ lý do áp dụng thuế, doanh thu thuế sẽ được dùng như thế nào, làm thế nào người tiêu dùng có thể tránh được thuế, khuyến khích tái sử dụng túi đựng hàng
2.3.2 Sử dụng công cụ ra lệnh, kiểm soát
Mỹ
Từ tháng 3/2007, San Francisco trở thành thành phố đầu tiên trên cả nước chính thức cấm sử dụng túi nilon trong việc gói, bọc hàng hóa ở các siêu thị lớn (Thanh Như, 2008) Tuy nhiên, chính sách tuyên bố rằng các cửa hàng nhỏ lẻ và kinh doanh lẻ vẫn được phép sử dụng túi nilon Từ tháng 9/2007, các siêu thị lớn, hiệu thuốc ở San Francisco đã đưa vào sử dụng các loại túi nhựa tự hủy, túi vải, túi sử dụng nhiều lần Đến tháng 11/2007, thành phố New York cũng đã thông qua quy định các cửa hiệu lớn phải cung cấp thùng rác đựng túi nilon để tái chế
Trung Quốc
Bắt đầu từ ngày 1/7/2008, khắp nơi trên đất nước Trung Quốc, tất cả các siêu thị, trung tâm thương mại và cửa hàng sẽ bị cấm phát túi nilon miễn phí cho khách hàng và người mua hàng phải trả tiền mua túi đựng (Hải Long, 2009) Các cửa hàng phải thông báo giá rõ ràng và cấm không được quy chung giá túi nilon vào hóa đơn mua hàng Các cửa hàng có thể bị phạt 10 nghìn tệ (1460 đô la) nếu vi phạm luật Việc sản xuất loại túi nilon mỏng hơn 0,025 milimet cũng bị cấm Người tiêu dùng được khuyến khích sử dụng các loại túi có thể dùng nhiều lần và dễ tái chế
Trang 24Ấn Độ
Một số tiểu bang ở Ấn Độ đã cấm sản xuất và sử dụng túi nilon vì cho rằng rác thải túi nilon là một trong những nguyên nhân làm nghẹt cống và gây ra ngập lụt Tháng 12/2005, lệnh cấm buôn bán, sản xuất và sử dụng túi nilon chính thức bắt đầu có hiệu lực tại Bombay (Rox Pena, 2005) Lệnh cấm đưa ra mức phạt 5000 rupi (100 đô la) cho việc sản xuất và buôn bán túi nilon, mức phạt 1000 rupi cho người sử dụng túi nilon
Đoài Loan
Mỗi ngày, ở Đoài Loan có khoảng 16.000 túi nilon đựng đồ được sử dụng (Nolan ITU, 2002) trước khi có lệnh cấm vào tháng 10/2001 Lệnh cấm áp dụng đối với việc phân phối miễn phí túi nilon và ai vi phạm có thể bị phạt tiền lên đến 300.000 Tân Đài tệ (9.090 đô la) Giai đoạn đầu của lệnh cấm là ngưng phát loại túi nilon mỏng hơn 0,1 milimet ở các cơ quan nhà nước, trường học Giai đoạn tiếp theo là cấm phát miễn phí túi nilon ở các siêu thị, cửa hành thức ăn nhanh, tiệm tạp hóa và sau cùng là ở các hàng rong, cửa hàng kinh doanh thực phẩm
2.3.3 Khuyến khích sự tự nguyện
Úc
Từ năm 2003, chính phủ Úc đã mở chiến dịch thay thế thói quen sử dụng túi nilon của người dân bằng cách khuyến khích họ mua loại “túi xanh”, có giá vài đô la nhưng có thể sử dụng lại nhiều lần (Phan thị Anh Thư, 2008)
Một số nhà bán lẻ cũng đã dành riêng những thùng giấy đóng gói cho khách mang hàng đã mua về, một số khác thì tặng túi giấy Một vài chuỗi siêu thị lớn có sẵn loại túi bằng vải hay đay để bán cho khách hàng với giá rất rẻ Lợi ích của túi vải là bền hơn túi nilon nên có thể sử dụng nhiều lần
Hồng Kông
Chính phủ Hồng Kông đã có nhiều nỗ lực trong việc giảm sử dụng túi nilon Năm
2006, chiến dịch “Ngày không túi nilon” được tổ chức nhằm tăng mối quan tâm cho cộng đồng Chiến dịch được tự nguyện và chỉ áp dụng cho thứ ba đầu tiên của mỗi tháng Hơn
30 siêu thị và chuỗi cửa hàng bán lẻ tự nguyện tham gia chiến dịch nhằm hạn chế sử dụng túi nilon một cách bừa bãi (Phan thị Anh Thư, 2008)
Trang 252.4 Tổng quan về chính sách, chiến dịch giảm sử dụng túi nilon ở Việt Nam
2.4.1 Nghiên cứu, hội thảo
Năm 2007, Quỹ Tái Chế Chất Thải Tp.HCM đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm quy trình sản xuất bao bì tự hủy, đồng thời cũng sẽ thực hiện công tác kiểm định chất lượng của một số mặt hàng bao bì tự hủy trên thị trường hiện thời và vận động mọi người
sử dụng bao bì tự hủy Tháng 8/2008, Quỹ Tái Chế Chất Thải Tp.HCM phối hợp với UNESCAP (Ủy ban kinh tế và xã hội khu vực châu Á và Thái Bình Dương) tổ chức hội thảo đề xuất các giải pháp giảm thiểu sử dụng túi nilon tại TPHCM hướng đến xã hội bền vững Mục tiêu của hội thảo nhằm lấy ý kiến về dự thảo kế hoạch, lộ trình, biện pháp giảm thiểu sử dụng túi nilon và xây dựng mô hình tiêu thụ bền vững, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội ở Tp.HCM trong bối cảnh hội nhập
Năm 2009, Sở Tài Nguyên Môi Trường Tp.HCM đã có dự thảo Kế hoạch thực hiện giảm thiểu sử dụng túi nilon trình Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Nội dung dự thảo
sẽ triển khai chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về chương trình giảm thiểu túi nilon; vận động các nhà bán lẻ thực hiện chương trình thí điểm giảm thiểu túi nilon; lập
hệ thống các điểm thu gom túi nilon; đẩy mạnh hoạt động tái chế; phát triển sản xuất túi đựng đồ thân thiện với môi trường Bên cạnh các nhóm giải pháp trên, dự thảo này còn tính đến phương án thu thuế sử dụng túi nilon và ban hành quy định cấm phân phối miễn phí túi nilon
Năm 2010, Bộ Tài Chính đã soạn thảo dự thảo Luật thuế môi trường Theo nội dung dự thảo, sẽ có 5 nhóm mặt hàng tiêu dùng sẽ bị đánh thuế và một trong số đó là túi nilon (phụ lục 4)
2.4.2 Chiến dịch
Trung tâm hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu – SCC (một tổ chức phi chính phủ do
Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam thành lập) đã xây dựng dự án “Giảm túi nilon trong hoạt động bán lẻ vì lợi ích người tiêu dùng, nhà bán lẻ, người lao động nghèo và môi trường” với giải pháp “Thay thế và từng bước tiến tới loại trừ túi nilon ra
khỏi đời sống” Dự án bước đầu tập trung vào hoạt động bán lẻ, cung cấp miễn phí cho
Trang 26đi chợ buổi sáng và loại to (kích thước 40x60cm) dùng để đi siêu thị, được chế tạo từ chất liệu vải cotton không hại môi trường Túi mềm, có thể giặt sạch, gấp nhỏ lại khi không dùng tới Túi dùng kèm với bộ túi nhỏ đặt bên trong không thấm nước để đựng các loại thực phẩm ướt như thịt, cá, rất bền (dùng được trong 1-2 năm) Lợi ích của người dùng túi
là các siêu thị/cửa hàng đăng ký tham gia dự án sẽ quét mã vạch mỗi khi khách hàng mang túi đi mua hàng Hàng quý hoặc hàng năm, căn cứ vào số tiền tiết kiệm từ việc cắt giảm túi nilon các siêu thị, cửa hàng sẽ dành 50% để trả cho khách hàng dưới dạng giảm giá, tặng quà hoặc trả bằng hàng Các túi mua hàng được thiết kế thuận tiện cho việc mua sắm hàng ngày Tuy nhiên, loại túi này là tài sản của dự án và sẽ bị thu hồi để chuyển cho gia đình khác sử dụng nếu gia đình được cấp túi không hoặc ít sử dụng theo yêu cầu đề ra của dự án
Trang 27Theo kết quả tính toán của SCC, để cung cấp bộ túi mua hàng FSB cho toàn bộ 800.000 hộ gia đình ở Hà Nội, cần số tiền khoảng 135 tỉ đồng (8 triệu USD) nhưng xã hội
sẽ không phải chi 648 tỉ đồng (38 triệu USD) mua túi nilon tức là tiết kiệm cho xã hội 513
tỉ đồng/năm
Dự án đã nhận được tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước như Quỹ Ford, Global Compact Vietnam Network, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank), Công ty CP XNK Sản phẩm Xanh Việt Nam (VIEXAN)
Ngày 13/6/ 2009, dự án đã bắt đầu hoạt động với việc cấp phát túi mua hàng thân thiện cho 10.000 hộ gia đình ở Hà Nội thông qua sự phối hợp lựa chọn khách hàng nhận túi của 5 hệ thống siêu thị chính tại Hà Nội gồm Hapro, Fivimart, Bài thơ Rosa, Hà Nội Star, Trung tâm thương mại Vân Hồ Các siêu thị lớn như Big C, Metro cũng đã đăng
ký tham gia Mục tiêu giai đoạn 1 của dự án sẽ cắt giảm 100.000 túi nilon mỗi ngày trong hoạt động bán lẻ ở Hà Nội vào cuối năm 2009 Sau đó, các giai đoạn mở rộng được thực hiện tại thủ đô Hà Nội và các thành phố khác như TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng… với mục tiêu cắt giảm 1 triệu túi nilon mỗi ngày trong hoạt động bán lẻ vào cuối năm 2011
Ngày 30/1/10 dự án cấp túi lần thứ 2 bắt đầu So với chương trình phát không 10.000 bộ túi thân thiện với môi trường lần trước, lần này có đến 50.000 túi được phát miễn phí và bán trợ giá đến 30 siêu thị của Hapro tại Hà Nội Trước mắt Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội sẽ kết hợp với Hapro phát túi sử dụng nhiều lần bằng sợi tổng hợp thay thế túi nilon miễn phí Chương trình sẽ áp dụng phương thức trợ giá tại hệ thống cửa hàng, siêu thị Hapro cho đến khi hết số lượng túi được trợ giá Được biết, giá thành để sản xuất loại túi này là 10.000/chiếc, nhưng sẽ được bán trợ giá với giá 4.000 đồng/chiếc
Tổ chức SCC và báo Khoa học - đời sống cũng đã đưa ra sáng kiến tổ chức “Ngày không túi nilon – The Nature day” và đã được Bộ văn hoá - thể thao – du lịch cấp
chứng nhận bản quyền Theo đó ngày 9/9 hàng năm là “Ngày không túi nilon” sẽ được tổ chức thường niên hàng năm với nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về tác hại của túi nilon với sức khoẻ và môi trường sống, cổ vũ cho một lối sống không lệ thuộc vào túi nilon Ngày 9/9/2009, ngày “Không túi nilon” đã được tổ chức lần đầu tiên
Trang 28tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam thu hút được nhiều tổ chức, cá nhân tham dự
Có khoảng 10.000 cơ quan, gia đình, du khách ở Hội An đã tự nguyện ký tên cam kết không sử dụng túi nilon trong ngày 9/9 Toàn bộ chữ ký cam kết sẽ được đóng quyển và lưu trang trọng để ghi nhận những người đi đầu trong sự kiện này Hoạt động thu hút sự tham gia nhiệt tình của Hội người cao tuổi, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, các tổ chức xã hội và các em học sinh Ban tổ chức có những điểm thu gom và đổi 100 túi nilon thải loại lấy 1 túi thân thiện môi trường, nhằm tuyên truyền không chỉ cho người dân Hội An mà
cả du khách có ý thức bảo vệ môi trường Ban tổ chức còn vận động mọi người tham gia chiến dịch thu gom rác thải túi nilon và đổi lấy túi mua hàng thân thiện với môi trường, đồng thời thành lập nhiều điểm thu đổi túi nilon, cứ 100 túi nilon thải loại sẽ được đổi lấy
1 túi thân thiện môi trường Các cửa hàng, cửa hiệu tham gia chương trình ở Hội An sẽ được cung cấp túi cói để phát cho khách hàng thay vì túi nilon như trước đây
Ngày 27/12/2009, Câu lạc bộ Đạp xe vì môi trường thuộc C4E Việt Nam (Hội bảo
vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam) đã đồng loạt tổ chức chương trình "Đạp xe vì Môi trường - Nói không với túi nilông" tại 11 tỉnh địa phương trên cả nước "Đạp xe vì
môi trường - Nói không với túi nilon" là chương trình nhằm khuyến khích cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường, cùng nhau nâng cao nhận thức về các vấn đề ô nhiễm môi trường do khí thải của phương tiện giao thông và túi nilon gây ra, bằng cách tham gia vào các hoạt động như đi xe đạp, xe buýt, sử dụng phương tiện xanh thường xuyên và hạn chế
sử dụng túi nilon không tự phân hủy Với khẩu hiệu "Hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường" và "Nói không với túi nilon gây hại cho môi trường vì một thế giới Xanh", cùng một quả địa cầu đường kính 2m và bức tranh môi trường từ túi nilon, chương trình hy vọng sẽ chuyển tải được một thông điệp mạnh mẽ về tác hại của việc sử dụng túi nilông Thông qua đó, chương trình cũng hy vọng sẽ khuyến khích cộng đồng góp thêm những ý tưởng sáng tạo với mục đích bảo vệ môi trường, giảm thiểu sử dụng túi nilông, khí thải giao thông, nhằm hạn chế các tác động xấu đến môi trường, gây nên tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu Chương trình có sự tham gia của gần 1000 bạn trẻ, tình nguyện viên
và được tổ chức tại 11 địa phương là: Hà Nội, Thái Nguyên, Thái Bình, Hải Phòng, Đà
Trang 29Nẵng, Huế, Bình Định, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Lâm Đồng và Tp.HCM với tầm vóc của một phong trào xã hội trên quy mô quốc gia
Diễn đàn Nhà báo và Môi trường Việt Nam (VFEJ) cũng là một đơn vị lâu nay đã
có nhiều hoạt động tuyên truyền về việc không sử dụng túi nilon Tạp chí "Diễn đàn nhà báo và môi trường", cơ quan ngôn luận của diễn đàn, từ tháng 1/2006 đã xây dựng một
chuyên mục với tên gọi: "Hãy nói không với túi nilon" Đây là một chuyên mục đã thu
hút được sự quan tâm của rất nhiều bạn đọc trong cả nước
2.4.3 Siêu thị, nhà bán lẻ
Khi chương trình "Giảm thiểu sử dụng túi nilon" được các cơ quan chức năng Tp.HCM đề cập đến như một yêu cầu cấp thiết, thương xá Tax thuộc tổng công ty Thương mại Sài Gòn đã có những bước đi đầu tiên nhiều ý nghĩa Năm 2004, khi túi nilon được sử dụng đại trà tại nhiều siêu thị, cửa hàng, Thương xá Tax đã đưa vào sử dụng bao
bì tự hủy Loại bao bì này có hình thức đẹp, giá không chênh lệch nhiều so với bao nilon, lại có trang trí logo của thương xá Tax và nhiều hoa văn khác nên được đông đảo khách hàng hưởng ứng Năm 2004, thương xá Tax ký hợp đồng mua 200 kg bao/tháng với nhà máy sản xuất bao bì tự hủy Anta
Năm 2008, hệ thống siêu thị Metro khởi xướng chương trình “Siêu thị Metro cùng khách hàng bảo vệ môi trường” nhằm hạn chế sử dụng túi nilon Chương trình được đánh giá là thành công, mặc dù ban đầu đã vấp phải nhiều phản ứng không đồng tình từ khách hàng Thực hiện chương trình này, siêu thị Metro đã bán cho khách hàng những chiếc túi được làm từ sợi tổng hợp có thể sử dụng nhiều lần với giá 7.000 đồng thay cho những chiếc túi nilon mỏng phát miễn phí Chiến dịch của siêu thị Metro hoàn toàn là hoạt động
tự nguyện vì môi trường, bởi pháp luật chưa có quy định bắt buộc nào về việc này
Hệ thống siêu thị BigC cũng đã thực hiện nhiều biện pháp như gửi thông điệp
“Giảm thiểu dùng túi nilon để bảo vệ môi trường” đến khách hàng, hạn chế tối đa việc cung cấp túi nilon ở quầy thu ngân…BigC đã đưa vào ứng dụng việc dùng túi sử dụng nhiều lần LOHAS (Lifestyles of Health and Sustainability) tại một số siêu thị BigC ở miền Bắc Từ cuối tháng 3/2009, hệ thống siêu thị Big C đã bày bán túi LOHAS (chất liệu vải cước), với giá 6.200 đồng một chiếc
Trang 30CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
b) Các loại túi nilon
Hai loại túi nilon phổ biến dùng trong mua sắm, đựng hàng hóa là túi LDPE và túi HDPE
Túi LDPE là loại túi dầy, có dán nhãn, thường dùng trong các cửa hàng ban quần
áo, sản phẩm chất lượng cao
Hình 3.1 Túi LDPE
Nguồn: www.tashing.com.vn
Trang 31Túi HDPE là loại túi nlion mỏng, không dán nhãn, được sử dụng rất phổ biến trong các siêu thị, chợ, cửa hàng…
Hình 3.2 Túi HDPE
Nguồn: www.tashing.com.vn
3.1.2 Tác hại của rác thải túi nilon
Túi nilon chủ yếu được dùng chỉ 1 lần rồi bị vứt bỏ Và chỉ một phần nhỏ lượng rác thải túi nilon này được tái chế, phần lớn còn lại đi vào các bãi rác hoặc vung vãi khắp nơi Điều này gây ra nhiều lãng phí và những thiệt hại không nhỏ đối với con người và môi trường
a) Đối với con người
Những tác hại nghiêm trọng nhất của rác thải túi nilon là tác động đối với sức khỏe con người
Trong túi nilon có những kim loại như chì, cadimi có trong chất tạo màu bao bì có thể gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ra ung thư phổi Khi rác thải túi nilon đi vào nguồn nước, chúng có khả năng đưa các hóa chất và chất độc hại vào nước, nếu các chất này đi vào cơ thể người sẽ gây ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe như các vấn đề thần kinh, bệnh ung thư (Phan Thị Anh Thư, 2008)
Trang 32Khi rác thải túi nilon gây kẹt cống rãnh, tù đọng nước, sinh ra nhiều muỗi và ký sinh trùng có thể lan truyền nhiều loại bệnh như viêm não, sốt xuất huyết, sốt rét (Phan Thị Anh Thư, 2008)
Ở những vùng nước có nhiều tàu thuyền lưu thông, rác thải túi nilon có thể gây ra những tai nạn nghiêm trọng do chúng bị kẹt vào chân vịt hoặc máy bơm
b) Đối với môi trường đất
Túi nilon tồn tại trong môi trường một khoảng thời gian rất dài, phải mất 100 năm
để có thể phân hủy hoàn toàn 1 bao nilon (Loic Chauveau, 2008) Và có thể mất từ 500 năm (Recyclenow, 2006) đến 1000 năm (Friends of the Earth Scotland, 2005) để phân hủy nếu không có sự tác động của nhiệt độ ánh sáng mặt trời Nhựa không thể bị phân hủy sinh học vì chưa có loại vi sinh vật nào có thể phân hủy được nhựa (Marine Conservation Society, 2005)
Đa số lượng rác thải túi nilon là đi vào trong các bãi rác, chiếm phần lớn diện tích đất để chôn lấp Hơn nữa, do đặc tính khó phân hủy nên rác thải túi nilon còn gây ức chế
sự phân hủy sinh học của các chất khác xung quanh (Stevens, 2001)
Khi nằm trong đất, rác nilon cản trở oxy đi qua đất, hạn chế việc giữ ẩm trong đất, mất chất dinh dưỡng và gây xói mòn đất Nếu bị rác nilon bao quanh thì quá trình sinh trưởng của thực vật sẽ bị chậm lại, điều này có thể gây thiệt hại nhiều cho những vùng đất nông nghiệp
Trong môi trường nóng ẩm, rác thải túi nilon trên mặt đất sẽ là nơi trú ngụ lý tưởng, tạo điều kiện cho các loài sinh vật, côn trùng mang bệnh phát triển, gây ô nhiễm rất nhiều cho môi trường sinh thái
c) Đối với môi trường nước
Rác thải túi nilon trong nước mất nhiều thời gian để phân hủy hơn là nằm trong đất, một chiếc túi nilon sẽ nổi trong nước 6 tháng trước khi chìm (James và Grant, 2005)
Rác thải túi nilon bị vứt bừa bãi khắp mọi nơi và cả ở dưới các con kênh, rạch Rác nilon vừa dơ vừa khó phân hủy gây ô nhiễm nước Hơn nữa, khi bị kẹt trong cống, rãnh rác thải túi nilon có thể làm tắc các đường ống dẫn nước thải gây ra ngập lụt và làm tù động nước, phát sinh ruồi muỗi gây bệnh cho con người
Trang 33Khi bị vứt xuống biển, rác thải túi nilon phủ kín đáy biển như những màn ngăn, cùng với đặc tính khó phân hủy sẽ khiến nhiều vùng biển trở thành vùng nước chết, phải mất từ 60 đến 100 năm mới có thể khôi phục lại được (Nguyễn Huy Cường, 2005)
d) Đối với môi trường không khí
Một trong những phương pháp phổ biến để xử lý rác thải túi nilon là đốt Nhưng nhiều loại túi nilon khi bị đốt sẽ phát ra khí độc hại Theo các nhà khoa học, một số loại túi nilon có lẫn lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên chất nên khi bị đốt, gặp hơi nước sẽ tạo thành axit sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit, rất gây hại cho phổi con người và động vật Nguy hiểm hơn, nếu đốt rác thải túi nilon không đúng cách có thể sinh ra chất khí rất độc
là dioxin, đây là chất độc mà nhân loại đang tiến hành loại trừ theo công ước Stockholm (Kiên Giang, 2007)
e) Đối với động vật
Rác thải túi nilon ở khắp nơi có thể gây tử vong cho một số loài gia súc như bò, dê, ngựa Nguyên nhân do gia súc nhầm lẫn túi nilon là thức ăn nên khi ăn vào khiến chúng
bị nghẹt thở hay bị tắt đường tiêu hóa và cuối cùng bị chết (Lisa Kadonaga, 2005)
Những động vật ở biển thường bị ảnh hưởng bởi rác thải túi nilon nhiều hơn do có nhiều con đường gây hại khác nhau Mỗi năm, trên toàn thế giới, hơn một triệu loài chim biển, 100.000 động vật có vú và rùa biển bị chết do rác thải túi nilon trên biển (Rhian Tough)
Hình 3.3 Chim Biển Bị Vướng vào Túi Nilon
Nguồn: www.planetark.com
Trang 34f) Đối với cảnh quan
Do đặc tính nhẹ nên khi bị vứt ra môi trường thì rác thải túi nilon dễ bị gió cuốn đi đến mọi nơi, vướng trên cây, rơi xuống ao hồ, khắp nơi trên đường phố gây mất cảnh quan
Ở nhiều nơi, vấn đề rác thải túi nilon cũng gây ảnh hưởng không ít đến ngành du lịch Ở những nơi giải trí như bãi biển, công viên, điểm du lịch… rác thải túi nilon bừa bãi khắp nơi, làm mất cảnh quan đẹp, tạo ấn tượng không tốt đối với khách du lịch, đặc biệt đối với những du khách nước ngoài
3.1.3 Ngoại tác
Ngoại tác là những hoạt động gây tác động phụ không chủ ý của sản xuất hay tiêu thụ gây ảnh hưởng có lợi hay có hại cho người thứ ba mà những người này không phải trả tiền hoặc không được trả tiền vì hoạt động đó (www.wikipedia.org)
Trang 35Ngoại tác tồn tại khi:
- Cái giá phải trả hoặc cái lợi của tư nhân không bằng cái giá phải trả hoặc cái lợi của xã hội
- Phúc lợi của người tiêu dùng hay người sản xuất bị ảnh hưởng bởi những người tiêu dùng hay những người sản xuất khác
- Các chi phí, các lợi ích không được xem xét đầy đủ bởi những người sản xuất hay những người tiêu dùng khi họ tiến hành các hoạt động sản xuất hay tiêu dùng
Ngoại tác sản xuất là ngoại tác xảy ra trong quá trình sản xuất Ví dụ: Một nhà máy
luyện thép thải chất thải xuống sông làm ô nhiễm nước hay nhà máy xi măng thải khí thải làm ô nhiễm không khí Đây là những ngoại tác gây ảnh hưởng có hại cho người khác
Ngoại tác tiêu dùng là ngoại tác xảy ra do tiêu dùng Ví dụ: một người không hút
thuốc lá nhưng phải ngồi cạnh những người đang hút thuốc sẽ phải hít khói thuốc, mà theo khoa học còn độc hơn so với hút thuốc trực tiếp
3.1.4 Thuế tối ưu đối với ngoại tác tiêu dùng
Hình 3.5 Ngoại Tác Tiêu Dùng
Nguồn: David Zilberman
Giải thích hình 3.5
MPC là chi phí biên của tư nhân, cũng là đường cung
MPB là lợi ích biên của tư nhân, cũng là đường cầu
MEC là chi phí ngoại tác biên của việc tiêu dùng
MEC
MPB MSC
0
Trang 36MSC = MPC (không có ngoại tác sản xuất)
MSB = MPB – MEC
Pc là giá thị trường khi chưa tính đến ngoại tác
Qc là sản lượng thị trường khi chưa tính đến ngoại tác
Pc* giá tiêu dùng tối ưu
Q* là sản lượng tối ưu
Pp* giá của doanh nghiệp sản xuất ở tối ưu
Thuế tối ưu: T* = MEC (Q*)
Pp* = Pc* - T*
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
a) Số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu ở Sở Tài Nguyên Môi Trường và Quỹ Tái Chế Chất Thải Tp.HCM về tình hình sử dụng túi nilon, thực trạng rác thải túi nilon cũng như việc tái chế rác thải túi nilon ở Tp.HCM từ năm 2005 đến năm 2009
Số liệu về chi phí sản xuất, sản lượng cung túi nilon trong 12 tháng năm 2009 cũng được thu thập thêm ở 5 doanh nghiệp sản xuất túi nilon ở Tp.HCM
b) Số liệu sơ cấp
Điều tra phỏng vấn ý kiến của người dân về việc sử dụng túi nilon cũng như mức sẵn lòng trả cho việc thu gom và xử lý hết lượng rác thải túi nilon trong 1 tháng Mẫu được chọn ngẫu nhiên bao gồm 100 cá nhân ở Tp.HCM
c) Xử lý số liệu
Số liệu thu thập được sẽ được tổng hợp bằng phần mềm Excel Ngoài ra, phần mềm Eview được sử dụng để chạy các mô hình và kiểm định mô hình trong nghiên cứu
3.2.2 Phương pháp xây dựng đường MSC
Với giả định ngoại tác trong quá trình sản xuất túi nilon là không đáng kể thì đường MSC cũng là đường MPC Và đường MPC cũng là đường MC (Sterner, 2002) Đường MSC sẽ được xây dựng qua các bước sau:
Trang 37Bước 1: Ước lượng đường tổng chi phí sản xuất túi nilon Tổng chi phí (TC) là toàn bộ chi phí để sản xuất ra một lượng sản phẩm Q nhất định (Robert và Daniel, 1999)
Trong nghiên cứu này, đường tổng chi phí sản xuất túi nilon của doanh nghiệp được lựa chọn xây dựng theo dạng hàm như sau:
TC= β1 + β2*Q + ε Các biến trong mô hình được giải thích trong bảng 3.1 như sau:
Bảng 3.1 Tên Biến và Kỳ Vọng Dấu của Biến trong Hàm Tổng Chi Phí Sản Xuất
TC Tổng chi phí để sản xuất túi nilon hàng tháng (đồng/tháng)
Q Sản lượng túi nilon doanh nghiệp bán ra (túi/tháng) + (dương)
Nguồn: Mô hình ước lượng Giải thích kỳ vọng dấu của các biến trong mô hình
β2 được kỳ vọng là dương vì sản lượng sản xuất ra tăng lên thì kéo theo chi phí sản xuất tăng lên theo
Bước 2: Tính MSC Sau khi ước lượng được đường tổng chi phí, có thể tìm được đường chi phí biên như sau:
Vì β2 là hằng số nên MCdoanh nghiệp = MCthị trường
Toàn thị trường là:
MCthị trường = MPC = MSC = β2
3.2.3 Phương pháp xây dựng đường MEC của tiêu dùng túi nilon
Đường MEC có dạng như sau:
MEC = a + b*Q Trong thực tế, hệ số a thường rất nhỏ nên đề tài quyết định chọn a = 0 và đường MEC trở thành:
MEC = b*Q Đường MEC có dạng dốc lên như trong hình 3.6 bên dưới:
Trang 38Hình 3.6 Đường MEC
Nguồn: Sterner Ứng với Q1 (sản lượng túi nilon tiêu dùng hàng tháng) sẽ phát sinh ra W1 (lượng rác thải túi nilon hàng tháng) Diện tích phía dưới đường MEC là tổng thiệt hại (Đặng Minh Phương, 2008) Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên được sử dụng để ước tính tổng thiệt hại của lượng rác thải túi nilon (W1) Tổng thiệt hại này cũng là tổng thiệt hại do tiêu dùng lượng Q1
*b( = Tổng thiệt hại do tiêu dùng lượng Q1
Giải hệ phương trình để tính được hệ số b của đường MEC
3.2.4 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
Do hạn chế về thời gian nên nghiên cứu không thể đánh giá cụ thể những tác hại của rác thải túi nilon Vì vậy mà đề tài đã chọn phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để ước tính tổng thiệt hại của rác thải túi nilon thông qua tổng mức sẵn lòng trả để thu gom và xử
lý rác túi nilon
Phân tích hồi qui trong kinh tế lượng nhằm tìm ra mối quan hệ giữa biến phụ thuộc
và biến độc lập Thông thường, chúng ta thường gặp các biến phụ thuộc ở dạng liên tục và các biến độc lập ở dạng liên tục hoặc không liên tục Tuy nhiên trong thực tế xảy ra nhiều
MEC = b*Q
Q1 Sản lượng Q (túi) $
Rác thải W (tấn)
W1
0
Trang 39
trường hợp mà biến phụ thuộc không phải là một biến liên tục, nó là 1 biến định tính Biến định tính nhận hai giá trị như: có/không, chết/sống, gãy xương/ không gãy xương, đóng góp/không đóng góp Các biến này được gọi là biến nhị nguyên Các phương pháp phân tích như mô hình hồi qui tuyến tính không thể áp dụng được cho các loại biến phụ thuộc định tính Theo Ramu Ramanathan (2000), đối với loại biến này, các loại mô hình lựa chọn rời rạc như: mô hình xác suất tuyến tính, mô hình đơn vị xác suất (mô hình Probit), mô hình Logit sẽ rất thích hợp
Đề tài sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để hỏi mức sẵn lòng đóng góp của người dân trong việc thu gom và xử lý hoàn toàn 900 tấn rác ở Tp.HCM mỗi tháng Ứng dụng phương pháp hỏi single – bounded, điều này đồng nghĩa với việc biến phụ thuộc là sẵn lòng đóng góp (WTP) sẽ chỉ nhận hai giá trị 1 và 0 Như vậy, đề tài sẽ ứng dụng mô hình Logit để phân tích ảnh hưởng của các biến giải thích đối với câu trả lời
“chấp nhận trả” của người được phỏng vấn
Trong các nghiên cứu sử dụng phương pháp CVM, mô hình Logit được xây dựng trên cơ sở hàm hữu dụng gián tiếp Hanemann (1984) cho rằng, với 1 cá nhân có hàm hữu dụng gián tiếp V (P, M, Q, S ) Phản ứng của cá nhân tuỳ thuộc vào giá cả (P), thu nhập (Y), các đặc điểm kinh tế- xã hội (S) và chất lượng môi trường hoặc tài nguyên (Q) Khi
cá nhân đó được hỏi “có sẵn lòng chi trả ở mức giá P cho việc thu gom và xử lý hoàn toàn
900 tấn rác ở Tp.HCM mỗi tháng không?” Người đó trả lời là “chấp nhận trả” nếu:
V (Y–P, Q1, S ) > V (M–0, Q0, S)
Bất phương trình chỉ ra rằng cá nhân đó sẽ trả lời là “chấp nhận trả” nếu lượng rác thải túi nilon được cải thiện từ Q0 lên Q1 và cá nhân đó phải bỏ ra một số tiền là P Nếu V(P, Y, Q, S) là những thành phần có thể quan sát được của hàm hữu dụng, thì xác suất của người trả lời sẽ là:
Xác suất trả lời “chấp nhận trả”=Xác suất [V(Y–P, Q1, S )+εi > V(Y–0, Q0, S)+ε0 ] Trong đó: εi là thành phần không quan sát được
Xác suất trả lời “chấp nhận trả” = 1/1+ e-ΔV
Trong đó: -ΔV = V(Y–P, Q1, S ) > V(Y–0, Q0, S)
Trang 40Các tham số α0 và βi là các tham số ước lượng
Mức độ sẵn lòng chi trả tối đa trung bình (mean maximum WTP) cho việc thu gom
và xử lý hoàn toàn 900 tấn rác ở Tp.HCM mỗi tháng có thể được tính toán bằng công thức:
Mean maximum WTP =1/β1[ln(1+eα0 +β
2 Q + Σβ
iSi )] (3.1)
Mô hình được lựa chọn sử dụng trong đề tài:
Log [xác suất (chấp nhận trả)/1–xác suất (chấp nhận trả)] = α0 + β1*GIA +
β2*THUNHAP + β3*NHANTHUC
Các biến trong mô hình được giải thích trong bảng 3.2 sau:
Bảng 3.2 Tên Biến và Kỳ Vọng Dấu của Biến trong Hàm Logit
THUNHAP Thu nhập bình quân hàng tháng (đồng/tháng) + (dương) NHANTHUC Nhận thức về tác hại rác thải túi nilon + (dương)
Nguồn: Mô hình ước lượng
Giải thích kỳ vọng dấu của các biến trong mô hình:
Mức giá đề xuất (GIA): Khi mức giá đề xuất càng cao thì xác suất trả lời “chấp nhận trả” càng thấp Hệ số của biến này được kỳ vọng mang dấu (-)
Thu nhập của người được phỏng vấn (THUNHAP): Đây là biến được kỳ vọng là
có ý nghĩa nhất trong mô hình Lý thuyết kinh tế học đã chứng minh rất rõ điều này Một khi thu nhập của các cá nhân càng cao, khả năng chi trả của họ cho bất kỳ một loại hàng hóa nào cũng cao hơn cá nhân có thu nhập thấp Hệ số của biến này được kỳ vọng mang dấu (+)