BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÁC CÔNG NGHỆ TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC TRONG NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN NINH PHƯỚC TỈNH NINH THUẬN ĐẠT TRUNG HOÀ DƯƠN
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM
PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÁC CÔNG NGHỆ TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC TRONG NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN NINH PHƯỚC TỈNH NINH THUẬN
ĐẠT TRUNG HOÀ DƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2010
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích khả năng ứng dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước trong nông nghiệp tại huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận”, do Đạt Trung Hoà Dương sinh viên khóa 2006 – 2010, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Khóa luận đã hoàn thành với tất cả sự nỗ lực của bản thân Bên cạnh đó, nó cũng là kết quả của sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức của nhiều cá nhân,
tổ chức Để có được kết quả như ngày hôm nay tôi xin:
Chân thành cảm ơn cha mẹ của tôi đã không ngại vất vả, hy sinh trong suốt thời gian qua để tôi hoàn tất 4 năm đại học của mình
Gửi đến thầy TS Lê Quang Thông lòng biết ơn chân thành nhất Cảm ơn Thầy đã rất nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy đã rất nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, cùng các bạn lớp Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường khóa 32
đã gắn bó với tôi trong suốt 4 năm học vừa qua
Cảm ơn các anh chị, cô chú thuộc Sở Tài Nguyên Môi Trường Ninh Thuận, Trung Tâm Khuyến Nông-Khuyến Ngư Ninh Thuận, Trung Tâm Khí Tượng Thủy Văn Ninh Thuận, Phòng Thống Kê huyện Ninh Phước, trạm Thủy Nông huyện Ninh Phước, Phòng Nông Nghiệp huyện Ninh Phước và đặc biệt là anh Lê Tiến Dũng (Trưởng phòng Kỹ thuật-Trung Tâm Khuyến Nông- Khuyến Ngư Ninh Thuận), đã nhiệt tình cung cấp số liệu
và hướng dẫn tận tình cho tôi hoàn thành nghiên cứu này
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Ninh phước, các cô chú thuộc UBND các xã trong huyện Ninh Phước
Xin chân thành cảm ơn !
TP HCM, ngày 10 tháng 06 năm 2010
Sinh viên
Đạt Trung Hòa Dương
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
ÐẠT TRUNG HOÀ DƯƠNG Tháng 06 năm 2010 “ Phân Tích Khả Năng Ứng Dụng các Công Nghệ Tưới Tiết Kiệm Nước Trong Nông Nghiệp tại Huyện Ninh Phước, Tỉnh Ninh Thuận”
DAT TRUNG HOA DUONG June 2010 “Analysis of Application Posibility of Saving Water Irrigation Technology in Agriculture in Ninh Phuoc District, Ninh Thuan Province”
Khóa luận “Phân tích khả năng ứng dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước trong nông nghiệp tại huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận” đã phân tích các điều kiện về tự nhiên, kinh tế- Nhu cầu của người dân tại địa phương để có thể ứng dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước trong nông nghiệp
Kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây, hiệu quả mà công nghệ tiết kiệm nước mang lại được cải thiện về nhiều mặt, đặc biệt về hiệu quả kinh tế thì công nghệ tưới này
sẽ giảm bớt chi phí đầu tư đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, cụ thể khi đối chiếu 2 phương pháp tưới thì lợi nhuận chênh lệch giữa mô hình tưới nhỏ giọt và tưới truyền thống cho cây nho cho thấy kết quả mang lại là lợi nhuận từ diện tích sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cao hơn là 4.523.000 đồng, lượng nước tiết kiệm được 1462-1637m3/ha/vụ tưới trong vụ đông xuân 2006-2007
Tính khả thi để công nghệ tưới tiết kiệm nước được ứng dụng tại địa phương được đánh giá qua ước tính xác suất nông dân có nhu cầu sử dụng công nghệ này là 57% trong tổng số 90 mẫu điều tra, đồng thời đánh giá khả năng chuyển giao công nghệ tưới tiết kiệm nước tại địa phương Như vậy khả năng ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước là
có khả thi
Trang 5MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT x
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Địa bàn nghiên cứu 3
1.3.3 Thời gian nghiên cứu 3
1.4 Về nội dung 3
1.5 Cấu trúc của khóa luận 4
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 5
2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu 5
2.2 Tổng quan về huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận 6
2.2.1 Điều kiện tự nhiên 6
2.2.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội 8
2.3 Đánh giá khái quát chung 12
2.3.1 Thuận lợi 12
2.3.2 Khó khăn 12
2.4 Tình hình phát triển tưới tiết kiệm nước trên thế giới và ở Việt Nam 13
2.4.1 Tình hình phát triển tưới tiết kiệm nước trên thế giới 13
Trang 62.4.2 Tình hình phát triển tưới tiết kiệm nước ở Việt Nam 14
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.1 Nội dung nghiên cứu 17
3.1.1 Các khái niệm 17
3.2 Sử dụng mô hình Logit để tính xác suất nông dân có nhu cầu sử dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước 23
3.2.1 Cơ sở lựa chọn mô hình 23
3.2.2 Cơ sở lựa chọn các biến 24
3.3 Phương pháp nghiên cứu 26
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 26
3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu 26
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
4.1 Thực trạng về tài nguyên nước tại huyện Ninh Phước 28
4.1.1 Thực trạng về tài nguyên nước 28
4.1.2 Thực trạng về sử dụng nước trong nông nghiệp tại huyện Ninh Phước 32
4.2 Tình hình sử dụng thử nghiệm CNTTKN tại huyện Ninh Phước 35
4.3 Khảo sát các điều kiện về tự nhiên, kinh tế- Nhu cầu của người dân để có thể ứng dụng CNTTKN 36
4.3.1 Các điều kiện tự nhiên để CNTTKN được áp dụng 36
4.3.2 Các điều kiện về mặt kinh tế - Nhu cầu của người dân 41
4.4 So sánh hiệu quả giữa CNTTKN và phương pháp tưới truyền thống 48
4.4.1 Hiệu quả về mặt kĩ thuật 48
4.4.2 Hiệu quả về mặt kinh tế 50
4.4.3 Hiệu quả về mặt xã hội 52
4.4.4 Hiệu quả về môi trường 52
4.5 Đánh giá tính khả thi để ứng dụng các CNTTKN 54
4.5.1 Đánh giá nhu cầu sử dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước của nông dân 53
Trang 74.5.2 Đánh giá khả chuyển giao công nghệ tưới tiết kiệm nước tại địa
phương 58
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
5.1 Kết luận 61
5.2 Kiến nghị 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Cơ Cấu Các Loại Đất Nông Nghiệp huyện Ninh Phước 7
Bảng 2.2 Cơ Cấu Dân Số huyện Ninh Phước 10
Bảng 3.1 Tên Biến và Giải Thích Các Biến Trong Mô Hình 24
Bảng 4.1 Lượng Xả Thải Nhà Máy Thủy Điện Đa Nhim 31
Bảng 4 2 Các Trạm Bơm trong Hệ Thống Nha Trinh – Lâm Cấm Phục Vụ Tưới cho Huyện Ninh Phước 33
Bảng 4.3 Số Công Trình Khai Thác Nước Ngầm Phục Vụ Cho Sản Xuất, Sinh Hoạt tại Các Huyện 34
Bảng 4.4 Các Loại Hoa Màu Có Thể Áp Dụng CNTTKN tại Huyện Ninh Phước 36
Bảng 4.5 Chỉ Số Khô Hạn tại Ninh Thuận 37
Bảng 4.6 Các Nhóm Đất Khu Vực huyện Ninh Phước 40
Bảng 4.7 Một Số Chỉ Tiêu về Tưới Phun Mưa cho Cây Chè 49
Bảng 4.8 Một Số Chỉ Tiêu về Tưới Nhỏ Giọt cho Cây Chè 49
Bảng 4.9 Một Số Chỉ Tiêu về Tưới Phun Mưa cho Cà Phê 50
Bảng 4.10 Một Số Chỉ Tiêu về Tưới Nhỏ Giọt Cho Cà Phê 50
Bảng 4.11 Hiệu Quả Bằng Phương Pháp Tưới Nhỏ Giọt cho Cây Nho ở Ninh Thuận 51
Bảng 4.12 Ước Lượng các Thông Số trong Mô Hình 54
Bảng 4.13 Ước Lượng Lại các Thông Số trong Mô Hình Khi Loại Bỏ Biến Thu Nhập 55 Bảng 4.14 Dự Đoán Của Mô Hình Nông Dân Có Nhu Cầu sử Dụng Các Công Nghệ Tưới tiết Kiệm Nước 56
Bảng 4.15 Giá Trị Trung Bình Các Biến của Mô Hình Nhu Cầu Sử Dụng Các Công Nghệ Tưới Tiết Kiệm Nước 57
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang Hình 4.1 Các Hoạt Động Bảo Vệ Tài Nguyên Nước 28
Hình 4.2 Lượng Mưa Trung Bình trong Năm tại Các Trạm 30
Hình 4.3 Lượng Mưa và Lượng Bốc Hơi tại Phan Rang 38
Hình 4.4 Biểu Đồ Thể Hiện Lượng Nước Tưới Thiếu Hụt trong Mùa Khô của Mẫu Điều Tra 39
Hình 4.5 Nhu Cầu Sử Dụng Các Công Nghệ Tưới Tiết Kiệm Nước Khi Nhà Nước Có Hỗ Trợ của Mẫu Điều Tra 42
Hình 4.6 Lợi Nhuận Trung Bình 1 vụ của Mẫu Điều Tra 43
Hình 4.7 Nhận Thức về Sự Lãng Phí Nước của Nông Dân qua Cách Tưới Nước Truyền Thống 44
Hình 4.8 Sự Hiểu Biết của Nông Dân về Công Nghệ Tưới Tiết Kiệm Nước 45
Hình 4.9 Những Vấn Đề lo lắng nhất của Người Dân về CNTTKN 46
Hình 4.10 Những Khó Khăn mà Nông Dân Sẽ Gặp Phải khi Lắp Đặt CNTTKN 47
Trang 10DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTTKN Công nghệ tưới tiết kiệm nước
CPĐTTB Chi phí đầu tư thiết bị
CN-TTCN -XD Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp- xây dựng
Trang 11DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mô Hình Ước Lượng Nhu Cầu Sử Dụng các CNTTKN
Phụ lục 2: Mô Hình Ước Lượng Nhu Cầu Sử Dụng các CNTTKN Khi Loại Bỏ Biến Thu
Trang 12và dân sinh theo các công nghệ truyền thống thì đến năm 2020 Việt Nam thiếu khoảng 20% nước và đến năm 2050 sẽ là 45% nước yêu cầu (Nguyễn Văn Hiệu, 2005) Bảo vệ tài nguyên nước là nhiệm vụ cấp bách, nó không chỉ đáp ứng các yêu cầu trước mắt mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp bảo vệ Tài nguyên và môi trường trong tương lai lâu dài Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hạn hán như hiện nay đã được các nhà khoa học xác định là do tỉ lệ thất thoát nước quá cao trong quá trình tưới.
Lượng nước sử dụng trong sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 70% tổng nhu cầu về nước (Cục Quản lý tài nguyên nước-Bộ Tài nguyên và Môi trường) Để khắc phục tình trạng này, con người cần sản xuất ra các công nghệ tưới hiện đại có thể tiết kiệm nước ở mức tối đa phục vụ sản xuất nông nghiệp Vì vậy xu hướng những năm gần đây các phương pháp tưới tiết kiệm nước đang ngày càng áp dụng trên thế giới và nước ta là phương pháp tưới nước nhỏ giọt và tưới phun mưa Các kỹ thuật nổi trội của các công nghệ tưới nước này cho ta hiệu quả cao về phương diện cấp nước và việc cung cấp chất
Trang 13dinh dưỡng cho cây Ưu điểm cơ bản nhất của các phương pháp này là làm giảm nhỏ lượng nước tưới tiết kiệm từ 50 - 70% lượng nước tưới theo phương pháp cũ, tăng năng
suất, chất lượng sản phẩm (Báo Khoa Học & Phát Triển, 2008)
Ninh Thuận là một tỉnh có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp luôn trong tình trạng bị thiếu hụt, do vậy việc đảm bảo nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp luôn là vấn đề cấp thiết, nhất là vào mùa khô Tuy nhiên sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp ở Ninh Thuận vẫn chưa hợp lý Các biện pháp tưới chống thất thoát nước chưa được chú trọng, vì thế thường gây lãng phí nguồn nước tưới, vấn đề sử dụng hợp lý các nguồn nước tưới đang trở nên cấp thiết hơn ở bất cứ nơi nào khác
Nằm ở vùng cực Nam của tỉnh Ninh Thuận, hầu hết các diện tích canh tác tại huyện Ninh Phước ở tình trạng thiếu hụt nước tưới, đặc biệt là vào mùa khô Tuy nhiên trong quá trình sản xuất phần lớn nông dân tại địa phương chỉ quen sử dụng cách tưới nước thông thường là tưới tràn, chính cách này đã làm chai cứng đất canh tác, rửa trôi dinh dưỡng Và đặc biệt cách tưới đã và đang sử dụng thường hay thất thoát nước gây lãng phí nước, thực tế đặc điểm sản xuất nông nghiệp tại địa phương rất phù hợp với các phương pháp tưới tiết kiệm nước, tuy nhiên công nghệ này vẫn chưa thể được sử dụng tại địa phương Ứng dụng công nghệ tưới hiện đại như tưới nhỏ giọt và tưới phun mưa sẽ cấp vừa đủ lượng nước đúng yêu cầu trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng nhờ đó đảm bảo cho năng suất cao và lại tiết kiệm đáng kể lượng nước tưới Vì vậy việc
sử dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước là cần thiết cho cây trồng có giá trị kinh tế cao tại một vùng khan hiếm nước như Ninh Phước Từ thực tế đó,được sự cho phép của Khoa
Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “ Phân tích khả năng ứng dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước trong nông nghiệp tại huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận” để công nghệ này có thể được sử dụng trong nông nghiệp tại địa phương
Trang 141.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đưa các công nghệ tưới tiết kiệm nước sử dụng trong nông nghiệp tại huyện Ninh
Phước, tỉnh Ninh thuận
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu các điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế- Nhu cầu của người dân để có
thể ứng dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước tại địa phương
So sánh hiệu quả giữa các công nghệ tưới tiết kiệm nước và tưới truyền thống
Đánh giá tính khả thi để các công nghệ tưới tiết kiệm nước được có thể ứng dụng
trong nông nghiệp tại địa phương
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
90 hộ dân tại các xã của huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
1.3.2 Địa bàn nghiên cứu
Huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
1.3.3 Thời gian nghiên cứu
Đề tài thực hiện trong khoảng thời gian từ 29/03/2010 đến 30/06/2010 Trong đó
khoảng thời gian từ 29/04 đến 20/05 tiến hành thu thập số liệu thứ cấp, từ ngày 05/04 đến
ngày 30/04 điều tra thử và điều tra chính thức thông tin về tình hình sử dụng nước tưới
cho cây trồng của các hộ gia đình và nhập số liệu Thời gian còn lại tập trung vào xử lý số
liệu, viết báo cáo
1.4 Về nội dung
Do hạn chế về số liệu thứ cấp có sẵn và thời gian nghiên cứu tương đối ngắn nên
đề tài chỉ nhằm vào các nội dung chính là:
- Thực trạng về tài nguyên nước tại huyện Ninh Phước
- Khảo sát các điều kiện tự nhiên, kinh tế - Nhu cầu của người dân để có thể ứng
dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước trong nông nghiệp
Trang 15- So sánh hiệu quả giữa các công nghệ tưới tiết kiệm nước và tưới truyền thống tại huyện Ninh Thuận mà phần lớn nông dân đang sử dụng
- Đánh giá tính khả thi cho các công nghệ tưới tiết kiệm nước được sử dụng trong nông nghiệp tại địa phương
1.5 Cấu trúc của khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1 Mở đầu
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và cấu trúc của khóa luận
Chương 2 Tổng quan
Giới thiệu tổng quan về tài liệu tham khảo, trình bày về điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội của huyện Ninh Phước
Chương 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu, các thuật ngữ liên quan và phương pháp để tiến hành nghiên cứu
Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trong chương này sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu chính bao gồm:
- Thực trạng về tài nguyên nước tại huyện Ninh Phước
- Các điều kiện để có thể áp dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước tại địa phương
- So sánh hiệu quả giữa các công nghệ tưới tiết kiệm nước và phương pháp tưới truyền thống
- Đánh giá tính khả thi để ứng dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước trong nông nghiệp tại địa phương
Chương 5 Kết luận và kiến nghị
Tóm lược các kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị nhằm đưa các công nghệ tưới tiết kiệm nước sử dụng ở địa phương phù hợp với điều kiện thiếu nước cho sản xuất hiện nay tại địa phương
Trang 16CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Tiết kiệm nước đang là vấn đề mà nhiều nhà nghiên cứu đã thực hiện với nhiều khía cạnh khác nhau mà đa phần đều là các nghiên cứu về kỹ thuật để công nghệ này được ứng dụng tại một địa phương Để thực hiện đề tài này bên cạnh kiến thức của bản thân tôi đã sử dụng các tài liệu sau để làm tư liệu cho đề tài của mình
Lê Công Trứ, 2005 Bài giảng kinh tế lượng, các lý thuyết cơ bản trong tài liệu này là cơ sở cho việc lựa chọn mô hình Logit để đánh giá xác suất nông dân có khả năng
sử dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước
Lê Sâm, Nguyễn Văn Lân, Nguyễn Đình Vương, 2006, Công nghệ kỹ thuật tưới tiết kiệm nước cho những vùng khan hiếm nước ở Việt Nam, đưa ra cơ sở và giới thiệu các kỹ thuật tưới tiết kiệm nước cho các vùng khô hạn
Theo Báo khoa học và phát triển, 2010, Công nghệ tưới tiết kiệm nước : Nâng cao hiệu quả kinh tế cây trồng, cho thấy những kết quả thu được về nâng suất, lợi nhuận khi
áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước vào trong sản xuất nông nghiệp
Nguyễn Quang Trung, 2008, Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây nho và cây thanh long vùng khô hạn Nam Trung Bộ, đưa ra các chỉ tiêu về lượng nước tưới, các kỹ thuật của công nghệ tưới tiết kiệm nước và hiệu quả mang lại khi thực hiện thí nghiệm công nghệ tưới nước nhỏ giọt cho cây nho tại Ninh Thuận và các yếu tố được tiết kiệm như sau: công tưới 17,5 công/ha/vụ, lượng nước 1462-1637/ha/vụ, kinh phí phí tiết kiệm được trong 1 vụ là 4.598.000 đồng
Trang 172.2 Tổng quan về huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
b) Tổ chức hành chính
Ninh Phước bao gồm 9 đơn vị hành chính: Thị trấn Phước Dân, Các xã An Hải, Phước Hải, Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Vinh, Phước Thái, Phước Hậu, và Phước Hữu
c) Địa hình
Địa hình kiến tạo, địa chất tạo ra cho huyện Ninh Phước có một kiểu địa hình kết hợp giữa đồng bằng ven Biển và địa hình thung lũng trước núi, Địa hình đồi núi ở phía tây bắc, đồng bằng, bãi cát ven biển ở phía Đông –Nam, phía Tây và phía Tây Nam là dãy núi cao, chênh lệch địa hình tương đối lớn và thấp dần theo hướng Đông - Bắc
d) Khí tượng - thủy văn ,thủy lợi
Ninh Phước có khí hậu của miền Duyên Hải Nam Trung Bộ, thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo Khí hậu được phân làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Thời tiết có tính ổn định, ít xảy ra thiên tai Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
Trang 18Độ ẩm không khí: Lượng mưa trong năm khá thấp, hàng năm có khoảng 60 ngày mưa
với lượng mưa trung bình 700mm/năm nắng gió nhiều, độ bốc hơi 1800mm/năm, chỉ số khô hạn 2,4 Độ ẩm trung bình là 80%, ẩm nhất là tháng 10 (82,2%), nhỏ nhất là tháng 4
(70%)
Chế độ gió: Ninh Phước chịu ảnh hưởng của chế độ gió lục điạ theo 3 hướng: Đông Bắc
từ tháng X đến tháng III, Đông Nam từ tháng IV đến tháng V và Tây Nam từ tháng VI
đến tháng IX Tốc độ gió là 2-5m/s
Nhiệt độ trung bình năm : Nhiệt độ trung bình năm 270C, cao nhất 390C
Thủy văn: Trên địa bàn huyện Ninh Phước có có 2 con sông chính bắt nguồn từ các dãy
núi cao chảy về hướng đông đổ ra Sông Cái- Phan Rang trong đó có Sông Lu có chiều dài 45km, diện tích lưu vực 380km2, lưu lượng bình quân hang năm là 2,19m3/s Sông Ranh
La có chiều dài 36 km, diện tích lưu vực 295km2, lưu lượng trung bình hằng năm 1,35m3/s
e) Tài nguyên, khoáng sản
Tài nguyên Đất: Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 34233,85 cụ thể như sau:
Bảng 2.1 Cơ Cấu Các Loại Đất Nông Nghiệp huyện Ninh Phước
Loại đất Diện tích (ha) Phần trăm (%)
dễ khai thác, thuận lợi về vận chuyển, đạt chuẩn về độ mịn, độ bóng và độ cứng, có nhiều
Trang 19màu sắc đẹp, có thể chế biến thành các sản phẩm phục vụ cho xây dựng trong nước và xuất khẩu Ngoài ra còn có titan-zircon với hàm lượng trung bình, quy mô rất lớn.
2.2.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội
cho huyện các điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển kinh tế
Năm 2009, tốc độ tăng trưởng GDP của huyện Ninh Phước ước đạt 7,9% Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp, một số lĩnh vực thiếu bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực như bảo vệ rừng, quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản còn nhiều bất cập
Năm 2010, huyện Ninh Phước phấn đấu hoàn thành cơ bản các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội đã xác định do Đại hội Đảng bộ huyện đề ra, huyện tập trung huy động tối
đa các nguồn lực để đầu tư phát triển gắn với nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, tạo
sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp - dịch vụ
Sản xuất Nông nghiệp, Chăn nuôi -Lâm- Ngư nghiệp
Trong năm 2009, Sản xuất Nông nghiệp, Chăn nuôi -Lâm- Ngư nghiệp đạt 560,3 tỉ
đồng chiếm 51,8% Ninh Phước hội tụ cả ba điều kiện địa lý: có núi, sông, biển và cả
đồng bằng Với đặc điểm khí hậu nắng nóng quanh năm, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng, vật nuôi đặc thù có năng suất, chất lượng cao với quy mô, diện tích lớn và sản xuất được quanh năm Tuy nhiên nền kinh tế Ninh Phước chưa được phát triển, là một huyện nằm ở hạ lưu dòng sông Dinh nên thường xuyên bị ngập lụt vào khoảng tháng 10 -
11 hằng năm Nền nông nghiệp chủ yếu của Ninh Phước là trồng nho, tuy nhiên trong vài năm gần đây có vài thay đổi trong canh tác nông nghiệp Người dân dần dần chuyển qua
Trang 20các hình thức canh tác khác như trồng táo và thanh long Với đặc thù là vùng khô hạn nhưng chăn nuôi ở Ninh Phước rất phát triển, đặc biệt là dê, cừu, xác định cây chủ lực là cây nho Diện tích trồng nho của huyện Ninh Phước, khoảng 2.500 ha, và vật nuôi là bò,
dê, cừu Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mới trong bảo quản và chế biến nông sản, chuyển giao nhanh các tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới về trồng trọt, chăn nuôi, lâm sinh và diêm nghiệp Ngoài nho với sản lượng hàng năm ổn định từ 60 - 65 ngàn tấn
có thể dùng cho chế biến rượu nho, chế biến nho khô , các sản phẩm khác như mía cây, cây neem, bông hạt, thịt gia súc (bò, dê, cừu), gia cầm với sản lượng lớn, quy mô diện tích sẽ tiếp tục được mở rộng cùng với việc đầu tư hệ thống thuỷ lợi, đáp ứng được nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến Việc đầu tư chế biến các sản phẩm từ nho, cây neem, các nông sản khác và thịt gia súc gia cầm đang là lĩnh vực huyện khuyến khích kêu gọi đầu tư.tuy ở xã An Hải bờ biển chỉ dài 3,5 km nhưng đây là nơi sản xuất tôm giống nổi tiếng nhất tỉnh
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp- xây dựng (CN-TTCN-XD)
Trong năm 2009, Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp- xây dựng đạt 171 tỉ đồng
chiếm 15,8%, Phát triển nhất ở địa phương này là chế biến hạt điều xuất khẩu, chính nghành này đã mang lại thu nhập cao cho người dân và góp phần vào sự phát triển kinh tế của huyện Ngoài ra tiểu thủ công nghiệp ở Ninh Phước là làng Bàu Trúc nổi tiếng cả nước với nghề truyền thống là làm gốm , còn làng Mỹ Nghiệp có nghề truyền thống của
mình là dệt thổ cẩm
Thương Mại -Dịch vụ (TM-DV)
Trong năm 2009, Thương Mại -Dịch vụ đạt 350 tỉ đồng chiếm 32,37 % Trong quá
trình phát triển kinh tế, TM-DV là lĩnh vực mang lại kinh tế cao cho huyện, là địa phương
có đông đồng bào Chăm sinh sống nhất tỉnh nên dịch vụ du lịch cũng gắn liền với các lễ hội của dân tộc này như lễ hội kate….Làng Mỹ Nghiệp dệt thổ cẩm và làng Bàu Trúc làm gốm là hai làng Chăm được khách du lịch biết đến nhiều nhất Tháp Pôrômê thuộc thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước
Năm 1992, tháp Pôrômê đã được công nhận di tích là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài tỉnh Ngoài ra mô hình làm nho sạch của ông Ba mọi tại xã Phước Thuận
Trang 21cũng là điểm du lịch sinh thái cho du khách khi đến Ninh phước.Đồi cát Nam Cương, xã
An Hải là nơi du lịch của nhiều du khách khi đến Ninh Phước Dịch vụ và du lịch là một nghành kinh tế quan trọng của huyện hiện tại tổng thu nhập GDP của nghành dịch vụ và
du lịch chiếm tỉ trọng khá cao so với các nghành kinh tế trong huyện Về lâu dài tiếp tục đầu tư để phát triển du lịch toàn diện, trong đó tập trung phát triển du lịch sinh thái, hình thành các khu du lịch trọng điểm, xây dựng thương hiệu du lịch Ninh Phước, thu hút lượng khách du lịch tăng bình quân 25 - 26% năm đạt 700 – 800 ngàn khách du lịch vào năm 2015, mở rộng địa bàn gắn với phát triển các khu đô thị mới, các khu công nghiệp và các khu du lịch, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hiện đại hóa và mở rộng nâng cao chất lượng các dịch vụ bưu chính viễn thông, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
và an ninh quốc phòng, phát triển mới thuê bao điện thoại cố định và di động trả sau đạt
94 máy/100 dân vào năm 2010
b) Tình hình dân số – xã hội
Dân số
-Dân số : 135.146 người
-Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 60,96%
-Thu nhập bình quân đầu người: 8,7 triệu đồng/năm
-Mật độ dân số là: 367 người /km2
Bảng 2.2 Cơ Cấu Dân Số huyện Ninh Phước
Dân tộc Nhân khẩu Phần trăm (%)
Trang 22Xã hội
Huyện Ninh Phước là một trong những địa bàn sinh sống của người Việt cổ, Ninh Phước gồm các dân tộc Kinh (69,6% )Chăm (28%), Raglây, Hoa…, còn là nơi gìn giữ được nhiều di sản quý báu của nền văn hoá Chămpa, bao gồm chữ viết, dân ca và nghệ thuật múa, trang phục và nghề dệt thổ cẩm, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc, cụm tháp Pôrômê xây dựng thế kỷ 17
Năm 2009 có 7/10 chỉ tiêu đạt kế hoạch Các chỉ tiêu về văn hóa, xã hội đều đạt và vượt kế hoạch; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên; quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định
Năm 2010, huyện Ninh Phước phấn đấu hoàn thành cơ bản các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã xác định do Đại hội Đảng bộ huyện đề ra Chú trọng phát triển văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội; giữ vững quốc phòng - an ninh
c) Tình hình cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Giao thông – vận tải
Nhìn chung, mạng lưới giao thông của huyện rất thuận lợi cho việc đi lại của người dân, lưu thông hàng hóa giữa các vùng trong và ngoài huyện, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị Về đường bộ, Huyện có khoảng 241 km chiều dài mạng lưới đường chính, trong đó có 2 tuyến đường là quốc lộ 1A và tuyến đường đối nội nối các xã trong huyện tạo điều kiện phục vụ sản xuất nông nghiệp Ngoài ra tuyến đường ven biển nối từ trung tâm Cà Ná đến Cam Ranh (Khánh Hòa) sắp xây dựng sẽ là tuyến giao thông trọng yếu của huyện
Bưu chính viễn thông
Huyện có tổng số 10 bưu cục cấp 3, bán kính phục vụ trung bình từ 5 – 7 km Tuy nhiên, mạng lưới bưu cục ở khu vực nông thôn còn quá thưa thớt chưa đáp ứng nhu cầu chung của dân cư
Trang 23
Hệ thống cấp thoát nước
Nguồn nước được sử dụng chính cho sinh hoạt là nước ngầm từ các giếng tự khoan của người dân và TTNSH & VSMTNT phước Dân Hệ thống cấp thoát nước hiện tại chỉ tập trung cục bộ ở một số trục giao thông chính
2.3 Đánh giá khái quát chung
Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội như trên đem đến cho Ninh Phước nhiều thuận lợi và khó khăn
2.3.1 Thuận lợi
Vị trí địa lý của huyện là một lợi thế lớn, trở thành cầu nối giao thương rất quan trọng giữa Ninh Thuận với các tỉnh Miền Đông Nam Bộ trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Là một trong các hướng phát triển nội thành của Ninh Thuận về phía Nam Như vậy, trong tương lai gần huyện có điều kiện để đầu tư phát triển về mọi mặt
Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng và địa chất công trình rất thuận lợi cho việc xây dựng các công trình cao tầng, hay phục vụ cho chương trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng có hiệu quả kinh tế hơn Đặc biệt giá đất ở khu vực này rất thấp so với mặt bằng chung của Thành phố Phan Rang -Tháp Chàm và các địa phương lân cận nên chi phí đầu
tư ban đầu sẽ giảm đi nhiều
Huyện có dân số đông, nguồn lao động khá dồi dào, cần cù, chất lượng lao động đang dần được cải thiện, có khả năng tiếp cận nhanh với các phương pháp sản xuất mới
Trang 242.4 Tình hình phát triển tưới tiết kiệm nước trên thế giới và ở Việt Nam
2.4.1 Tình hình phát triển tưới tiết kiệm nước trên thế giới
Tài nguyên nước đang là một vấn đề ngày càng căng thẳng trên thế giới, tình trạng hạn hán và khan hiếm nguồn nước đã và đang trở thành mối quan tâm sâu sắc đối với nhiều quốc gia nói chung và nhiều ngành kinh tế nói riêng Nông nghiệp được cho là ngành sử dụng nước lớn nhất, chiếm tới 85% lượng nước dùng hàng năm (với các nước châu Á) Chính vì vậy một trong những giải pháp nhằm khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước là tưới tiết kiệm nước, sử dụng nước có hiệu quả trong nông nghiệp
Công nghệ tưới tiết kiệm nước được áp dụng rộng rãi hiện nay trên thế giới gồm
kỹ thuật tưới phun mưa (trong đó có tưới phun mưa áp lực thấp), kỹ thuật tưới nhỏ giọt và
kỹ thuật tưới ngầm
Theo đánh giá của FAO hiện nay trên thế giới có khoảng trên 1 triệu ha cây trồng được tưới bằng công nghệ tưới tiết kiệm nước Mỹ và Israel là những nước phát triển mạnh nhất công nghệ tưới này, nhưng Đức là nước phát triển sớm nhất Ở Mỹ bang California phát triển tưới tiết kiệm nước sớm nhất (1950), từ năm 1977 hàng nghìn ha nho, cam, quít, hạnh nhân, mận v.v., đã được tưới bằng kỹ thuật tưới nhỏ giọt và phun mưa nhỏ; trong đó trên 8000 ha được điều khiển bằng máy vi tính Tại Kettleman và Arizona (California) từ những năm 1979-1980 đã ứng dụng rộng rãi kỹ thuật tưới phun mưa nhỏ, tưới phun sương và tưới nhỏ giọt ngầm và đã thành công trong việc kết hợp sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu trực tiếp vào nước tưới Các bang Louisiana và Hawai cũng phát triển mạnh kỹ thuật tưới nhỏ giọt vào những năm 70 Năm 1984 Hawai có 34.800 ha tưới nhỏ giọt
Israel là một trong những nước nổi tiếng về phát triển rất mạnh kỹ thuật tưới tiết kiệm nước, hầu hết đất đai canh tác đều được sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước; có khoảng 40% (24.000 ha) trồng bông của nước này được tưới nhỏ giọt Những năm 80 Israel đã phát triển mạnh kỹ thuật tưới nhỏ giọt ngầm để khắc phục những tồn tại của hệ thống ống tưới nhỏ giọt nổi trên mặt đất Bên cạnh kỹ thuật tưới nhỏ giọt, Israel cũng là nước phát triển mạnh kỹ thuật tưới phun mưa (phun mưa áp lực cao, phun mưa áp lực
Trang 25thấp, tưới phun sương), các hệ thống tưới sử dụng cho nhà kính, vườn ươm v.v Hiện nay Israel là một trong những nước xuất khẩu nhiều nhất các sản phẩm thiết bị tưới tiết kiệm nước hiện đại Rất nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã nhập thiết bị hệ thống tưới của Israel
Australia cũng là nước nổi tiếng về công nghệ tưới tiết kiệm nước, đặc biệt là tưới nhỏ giọt, hiện có khoảng 20.000 ha trồng nho ở nước này được tưới bằng kỹ thuật tưới nhỏ giọt Ngoài ra còn nhiều loại cây trồng khác như đào, mận, hạnh nhân, cam, chanh, cà chua v.v cũng được áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước
Từ những năm 1970 Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu thí nghiệm ứng dụng kỹ thuật tưới nhỏ giọt trong nông nghiệp Sau gần 30 năm nghiên cứu cải tiến đã đưa ra mô hình kỹ thuật tưới nhỏ giọt Yến Sơn phù hợp với điều kiện của Trung Quốc, được gọi là
kỹ thuật tưới nhỏ giọt Yến Sơn, mở ra triển vọng ứng dụng rộng rãi trên quy mô cả nước
Các nước khác như Đức, Anh, ý, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật, Nam Phi, Liên Xô (cũ)… đều phát triển mạnh và có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước
Nhìn chung triển vọng phát triển công nghệ tưới tiết kiệm nước trên thế giới là rất lớn, công nghệ tưới này phù hợp với quá trình hiện đại hóa nền nông nghiệp và đang dần thay thế cho kỹ thuật tưới truyền thống tốn nhiều nước và kém hiệu quả
2.4.2 Tình hình phát triển tưới tiết kiệm nước ở Việt Nam
Kỹ thuật tưới phun mưa đã được đưa vào nghiên cứu ứng dụng từ những năm 70 tại một số địa phương ở nước ta như Hà Nội, Hà Tây, Phú Thọ, chủ yếu tưới cho một số loại cây trồng như (cà chua, cải bắp, đậu, khoai tây v.v.) Tuy nhiên trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây (từ 1993), công nghệ tưới tiết kiệm nước mới được nghiên cứu, ứng dụng một cách có hệ thống ở nước ta
Các mô hình tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt cho rau quả sạch ở Trường Cao đẳng kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Hà Tây, 65 ha chè ở Thành phố Tuyên Quang, 1 ha cây ăn quả ở
hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), 1 ha rau quả ở Viện Nghiên cứu rau quả Gia Lâm Hà Nội, do
Trang 26Israel tài trợ; hệ thống tưới nhỏ giọt cho dâu ở Công ty BAAC Lâm Đồng, nhập thiết bị của Mỹ; là những mô hình đầu tiên về ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước Gần đây một số tỉnh, thành phố đã đầu tư xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho các loại cây ăn quả, cây có giá trị kinh tế cao, hoa, vườn ươm, nhà kính…, như
Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Hải Phòng v.v Các mô hình này đã cho những kết quả bước đầu khả quan về việc ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho một số loại cây trồng ở nước ta Thiết bị hệ thống tưới tiết kiệm nước tại các mô hình này hầu hết được nhập từ Israel, một phần từ Australia, Mỹ…, thông qua các Công ty đại lý hoặc văn phòng đại diện cho một số hãng nổi tiếng như: Netafim, Plastro Asia Pacific, Nanndan v.v
Các đề tài nghiên cứu với quy mô cấp Nhà nước, cấp Bộ về lĩnh vực này, gồm có
Đề tài KHCN mã số 08-09 do Viện KHTL và Viện KHTL miền Nam đồng chủ trì thực hiện từ năm 1996-1999 Đề tài Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây nho và cây thanh long vùng khô hạn Nam Trung bộ, do Viện KHTL chủ trì, thời gian thực hiện từ 2006-2008; hiện đang được triển khai tại hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận
Nhìn chung việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước ở Việt Nam mới chỉ là bước đầu, chúng ta còn thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật trong thiết kế, chế tạo và thí nghiệm Do đó các loại vòi phun, đầu tưới chế thử theo mẫu của nước ngoài còn khá thô sơ, chưa đạt được chỉ tiêu kỹ thuật, độ bền kém Bên cạnh đó các loại đường ống dẫn, các thiết bị khác cũng chưa được chuẩn hóa và sản xuất hàng loạt, nên còn gặp nhiều khó khăn khi lắp ráp, vận hành cũng như bảo dưỡng, duy tu hệ thống tưới Các chỉ dẫn và quy phạm để hướng dẫn trong quy hoạch, thiết kế, quản lý, vận hành hệ thống tưới tiết kiệm nước hầu như chưa có Các mô hình ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước tại các địa phương thường có quy mô nhỏ, thời gian theo dõi chưa dài, vì vậy còn thiếu cơ sở để phát triển ra diện rộng
Trang 27Tuy nhiên có thể thấy rằng với những ưu điểm nổi bật so với kỹ thuật tưới truyền thống, đồng thời lại phù hợp với mục tiêu hiện đại hóa nền nông nghiệp nước ta, thì triển vọng phát triển công nghệ tưới tiết kiệm nước ở Việt Nam là rất lớn.
Trang 28CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Các khái niệm
a) Tài nguyên nước
Tài nguyên nước là tất cả các nguồn nước được khai thác để phục vụ cho các hoạt động của con người bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ của một nước, một lưu vực, một vùng hay một địa phương Các thuật ngữ liên quan đến tài nguyên nước:
- Nguồn nước: chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng
được, bao gồm sông, suối, kênh, rạch; biển, hồ, đầm, ao; các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác
- Phát triển tài nguyên nước: là biện pháp nhằm nâng cao khả năng khai thác, sử dụng
bền vững tài nguyên nước và nâng cao giá trị của tài nguyên nước
- Suy thoái, cạn kiệt nguồn nước: là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của nguồn
nước
- Bảo vệ tài nguyên nước: là biện pháp phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước,
bảo đảm an toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển tài nguyên nước
- Khai thác nguồn nước: là hoạt động nhằm mang lại lợi ích từ nguồn nước
- Sử dụng tổng hợp nguồn nước: là sử dụng hợp lý, phát triển tiềm năng của một nguồn nước và hạn chế tác hại do nước gây ra để phục vụ tổng hợp cho nhiều mục đích
Trang 29b) Quản lý tài nguyên nước
Quản lý tài nguyên nước là phương thức tác động vào đối tượng quản lý (nước) bằng các công cụ thích hợp, được thực hiện trên hai phương diện: quản lý cung (chủ yếu
đề cập đến các hoạt động cung cấp và xử lý nước như một hoạt động kinh tế) và quản lý cầu nước (liên quan đến nhiều cấp độ sử dụng: cá nhân, hãng, toàn xã hội Để phục vụ cho công tác quản lý, việc định giá nước và dự báo nhu cầu nước trong tương lai là rất cần thiết) nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra: nguồn nước được sử dụng mang tính hiệu quả kinh tế, công bằng xã hội và bền vững về mặt sinh thái
c) Công Nghệ
Công nghệ (hay công nghệ học hoặc kỹ thuật học) có nhiều hơn một định nghĩa Một trong số đó là phát triển và ứng dụng của các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu và quy trình để giúp đỡ giải quyết những vấn đề của con người Với tư cách là hoạt động con người, công nghệ diễn ra trước khi có khoa học và kỹ nghệ Nó thể hiện kiến thức của con người trong giải quyết các vấn đề thực tế để tạo ra các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu hoặc quy trình tiêu chuẩn Việc tiêu chuẩn hóa như vậy là đặc thù chủ yếu của công nghệ Khái niệm về Kỹ thuật được hiểu là bao gồm toàn bộ những phương tiện lao động và nhưng phương pháp tạo ra cơ sở vật chất
Chuyển giao công nghệ
Chuyển giao công nghệ là việc tiếp nhận công nghệ mới giữa bên giao và bên
nhận
Đối tượng trong chuyển giao Công Nghệ
Chuyển giao công nghệ có thể diễn ra
+ Từ 1 ngành công nghiệp sang 1 ngành công nghiệp khác
+ Từ 1 tổ chức này sang 1 tổ chức khác ở quy mô quốc tế
+ Giữa các nước phát triển; giữa các nước đang phát triển; giữa các nước phát triển
và các nước đang phát triển
Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giao Công Nghệ
Các yếu tố thuộc bên nhận
+ Tình hình chính trị
Trang 30+ Hệ thống hành chính, pháp luật, và việc chấp hành pháp luật được phép chuyển giao công nghệ theo những quy định nào 3 hệ thống hỗ trợ trong việc tiếp nhận công nghệ là : hệ thống pháp luật, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp
+ Tình hình kinh tế
+ Cơ sở hạ tầng và nhân lực Khoa Học – Công Nghệ
+ Chính sách công nghệ và chuyển giao công ngệ : nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của công nghệ thông qua phương tiện thông tin đại chúng, giới thiệu lợi ích của công nghệ qua các buổi hội thảo và hội chợ, xuất bản các tạp chí công nghệ, khuyến khích đổi mới
Các yếu tố thuộc bên giao
+Chính sách chuyển giao công nghệ
+ Vị thế thương mại và công nghệ
+ Vai trò của các tổ chức quốc tế cũng rất quan trọng đối với sự thành công của chuyển giao công ngệ
+ Bên cạnh đó, bên giao cũng phân tích rất kỹ tình hình bên nhận bằng cách đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến bên nhận
Các phương thức chuyển giao công nghệ
+ Hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ kỹ thuật
+ Cung cấp dịch vụ kỹ thuật và tư vấn, các nghiên cứu khả thi và các dịch vụ khác cho hoạt động đầu tư và tái đầu tư, bán và mua phương tiện sản xuất
d) Khái niệm về kỹ thuật tưới tiết kiệm nước
Kỹ thuật tưới tiết kiệm nước - tên quốc tế còn được gọi là tưới cục bộ (Locolized Irrigation System) hoặc được gọi là hệ thống tưới ít nước (Low Volume Irrigation System) được đặc trưng bởi sự cung cấp thường xuyên một khối lượng nước hạn chế được kiểm soát để tưới cho một bộ phận tầng đất canh tác -vùng hoạt động hữu hiệu của
bộ rễ cây - nhằm sử dụng tối ưu lượng nước tưới Sau hơn 20 năm nghiên cứu và sau nhiều cố gắng cải tiến, hoàn thiện kỹ thuật tưới tiết kiệm nước, người ta đã kết luận rằng,
nó hoàn toàn có thể thay thế được các kỹ thuật tưới cổ truyền Khi được thiết kế và quản
Trang 31lý thích hợp, kỹ thuật tưới tiết kiệm nước sẽ đạt được hiệu quả rất to lớn về phương diện cấp nước, phân phối nước và rất lý tưởng trong việc kết hợp cung cấp chất dinh dưỡng
cho cây trồng cũng như việc cơ giới hoá, tự động hoá các khâu tưới nước và chăm sóc
Phương pháp tưới này là cung cấp nước cho cây trồng từ 1 hệ thống đường ống thông qua các thiết bị tưới và chỉ làm ướt từng khoảng đất nhỏ ở gốc cây trồng (phần hoạt động của bộ rễ) Các thiết bị tưới là thành phần đặc trưng nhất của hệ thống tưới Do vậy, căn cứ vào đặc tính của thiết bị tưới và hình thức phân phối nước từ thiết bị tưới mà kỹ thật tưới tiết kiệm nước có thể được phân chia ra 3 loại: Tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa, tưới ngầm cục bộ
Tưới nước nhỏ giọt
Hệ thống thiết bị tưới nước nhỏ giọt là hình thức tưới bằng cách đưa nước trực tiếp vào gốc cây nhờ những ống dẫn nhỏ giọt ngấm vào lòng đất theo phương đứng hoặc ngang và làm ẩm toàn bộ đất trồng của vùng rễ cây trồng sau một khoảng thời gian tưới nước
+ Hệ thống tưới nước nhỏ giọt là kỹ thuật tưới có áp
+ Hệ thống tưới nhỏ giọt thường lắp cố định theo hàng luống
+Hệ thống ống dẫn thường bằng cao su hoặc chất nhựa dẻo PVC, polythylen có đường kính từ 5mm-20mm
Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ tưới nước nhỏ giọt
Ưu điểm:
+ Phân bố độ ẩm đều cho cây trồng , tạo điều kiện thuận lợi về chế độ không khí, nâng
cao hiệu suất cây trồng
+ Tiết kiệm nước tới mức tối đa (hơn cả tưới phun mưa) vì nó tránh triệt tiêu tới mức tối thiểu các lọi tổn thất nước (do thấm, bốc hơi) ở hệ thống tưới nhỏ giọt đất cũng được tiết kiệm tối đa
+ Không gây ra xói mòn đất, không tạo nên váng đát đọng trên mặt và không phá vỡ cấu tượng đất do tưới nhỏ giọt thực hiện liên tục với mức tưới rất nhỏ dưới dạng từng giọt +Thích ứng tốt cho việc sử dụng nước và đất bị nhiễm chua , nhiễm mặn ở mức độ thấp +Làm ngắn chu kì sinh trưởng thực vật
Trang 32Tưới phun mưa
Kỹ thuật tưới phun mưa là kỹ thuật đưa nước tới cây trồng vào mặt ruộng dưới dạng mưa nhân tạo nhờ các thiết bị tạo dòng phun mưa (tia mưa) thích hợp Phương pháp này ngày càng được phổ biến và áp dụng rộng rãi, nhất là tại các nước có nền công nghiệp phát triển
Ưu điểm :
+ Hiệu quả sử dụng rất cao vì hạn chế cao độ tổn thất nước do bốc hơi vì tia phun ngắn, cường độ phun mưa và diện tích - khoảng không gian làm ướt - có thể được điều chỉnh cho phù hợp sự tăng trưởng của cây trồng, không tạo nên dòng chảy mặt đất, không phá
vỡ cấu tượng đất do hạt mưa nhỏ
+ Do toàn bộ hệ thống đường ống đặt ngầm nên tiết kiệm đất, thuận tiện việc chăm sóc, canh tác trên đồng ruộng Mặt khác cũng dễ dàng tự động hóa từng phần hoặc toàn phần
hệ thống tưới, như cơ khí hoá và tự động hóa phần thiết bị điều khiển, thiết bị tưới mặt ruộng hoặc điều khiển toàn bộ hệ thống từ xa theo chương trình lập sẵn nên tiết kiệm sức lao động và nâng cao năng suất tưới
+ Sử dụng áp lực làm việc loại trung bình và thấp, lưu lượng yêu cầu nhỏ nên tiết kiệm năng lượng và nguồn nước
+ Hạn chế sâu bệnh, cỏ dại phát triển
+ Kết hợp được tưới nước với phun thuốc trừ sâu, bón phân hóa học
Nhược điểm :
+ Vòi phun dễ bị tắc nghẽn (khi nước tưới có nhiều tạp chất), nhất là đối với các vòi phun sương mù (Mist Sdrayer) có các lỗ phun mưa rất nhỏ
Trang 33+ Yêu cầu trình độ nhất định trong thiết kế xây dựng và quản lý
+ Vốn đầu tư ban đầu cao hơn so với các kỹ thuật tưới cổ điển
+ Các đường ống và thiết bị hay hư hỏng, dễ bị mất mát, phá hoại do con người và côn trùng tại mặt ruộng (điều này rất dễ xảy ra ở Việt Nam)
Ngoài tưới tiết kiệm nước bằng công nghệ nhỏ giọt và phun mưa, còn có các dạng tưới ngầm theo hình thức nước trong các ống đặt ngầm dưới đất theo các lỗ thấm ra ngoài, tuy dạng tưới này được xem là tương đối tốt hiện nay nhưng thiết bị đắt, lắp đặt vận hành và sửa chữa rất phức tạp
Ngoài ra công nghệ tưới tiết kiệm nước còn có phương pháp tưới ngầm cục bộ, tuy nhiên kỹ thuật của phương pháp này rất khó, các điều kiện tại nước ta không phù hợp với phương pháp tưới này
f) Hiệu quả
Hiệu quả công nghệ
Xảy ra khi nó không thể tăng sản lượng mà không có đầu vào Công nghệ hiệu quả
là một vấn đề kỹ thuật Với những gì được công nghệ có tính khả thi, cái gì có thể hoặc không thể được thực hiện
Hiệu quả kinh tế
Xảy ra khi chi phí sản xuất một sản lượng nhất định là thấp nhất có thể Hiệu quả kinh tế phụ thuộc vào giá cả của các yếu tố sản xuất Cái gì đó là hiệu quả công nghệ có thể không có hiệu quả kinh tế Nhưng cái gì đó là hiệu quả kinh tế luôn luôn là hiệu quả công nghệ Một điểm quan trọng để hiểu là ý tưởng rằng hiệu quả kinh tế xảy ra khi chi phí sản xuất một sản lượng nhất định là thấp có thể Một thay đổi điều đó làm giảm chất lượng tốt, trong khi đồng thời làm giảm chi phí sản xuất không tăng hiệu quả kinh tế Khái niệm về hiệu quả kinh tế chỉ có liên quan khi chất lượng hàng hoá được sản xuất là không thay đổi
Hiệu quả sử dụng nước
Là tỷ lệ giữa khối lượng thực tế của các nước sử dụng cho một mục đích cụ thể và khối lượng chiết xuất hoặc xuất phát từ một nguồn cung cấp cho cùng một mục đích
Trang 343.2 Sử dụng mô hình Logit để tính xác suất nông dân có nhu cầu sử dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước
3.2.1 Cơ sở lựa chọn mô hình
Hồi quy là công cụ cơ bản để đo lường kinh tế Phân tích hồi quy đo lường mối quan
hệ phụ thuộc của một biến (gọi là biến phụ thuộc hay biến được giải thích) với một hay
nhiều biến khác (được gọi là biến độc lập hay biến giải thích)
Phân tích hồi qui trong kinh tế lượng nhằm tìm ra mối quan hệ giữa biến phụ thuộc
và biến độc lập Thông thường, chúng ta thường gặp các biến phụ thuộc ở dạng liên tục và các biến độc lập ở dạng liên tục hoặc không liên tục Tuy nhiên trong thực tế xảy ra nhiều trường hợp mà biến phụ thuộc không phải là một biến liên tục, nó là 1 biến định tính Biến định tính nhận hai giá trị như: có/không, chết/sống, gãy xương/ không gãy xương, đóng góp/không đóng góp Các biến này được gọi là biến nhị nguyên Các phương pháp phân tích như mô hình hồi qui tuyến tính không thể áp dụng được cho các loại biến phụ thuộc định tính
Trong trường hợp này biến phụ thuộc chỉ nhận giá trị giữa 0 và 1 Nếu một mô hình hồi qui thông thường nào đó được sử dụng trong trường hợp như vậy thì không có gì
có thể đảm bảo giá trị dự đoán trước sẽ nằm trong khoảng 0 và 1 Để đảm bảo không xảy
ra trường hợp như vậy, người ta thường áp dụng dạng hàm logistic
u X P
P
++
1
1
u X
exp(
1
)
exp(
),/1Pr(
2 1
2 1
ki i i
ki i i
S S
k p
X Y
ββ
β
ββ
ββ
++++
+++
=
=
=
Trang 353.2.2 Cơ sở lựa chọn các biến
Việc lựa chọn các biến để đưa vào phân tích trong mô hình luôn đòi hỏi người nghiên cứu phải có kiến thức nền tảng nhất định về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng đại trà các công nghệ tưới tiết kiệm nước Và trong mô hình hồi qui này đề tài tiến
hành sử dụng các biến để tìm hiểu nhu cầu sử dụng của nông dân đối với công nghệ này:
Nhu cầu sử dụng = f (chi phí lắp đặt, thu nhập, trình độ, số lao động, lợi nhuận, nguồn nước )
Bảng 3.1 Tên Biến và Giải Thích Các Biến Trong Mô Hình
Kí hiệu biến Tên trong mô hình Giải thích tên biến Đơn vị Kỳ vọng biến
X1 CPĐTTB Chi phí đầu tư triệu đồng - (âm)
X3 Trinhdo Trình độ học vấn năm + (dương)
X4 Nuoc Nước - (âm)
X5 Loinhuan Lợi nhuận triệu đồng -/ + (âm/dương)
P Sudung(SD) Xác suất người dân có nhu cầu sử dụng CNTTKN
(0<P<1)%
Nguồn: Mô hình ước lượng
Trong đề tài này để đánh giá xác suất người dân có nhu cầu sử dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước Dùng mô hình Logit sau:
) 5
4 (
) 5
4 (
3 2
1 0
3 2
1 0
e 1 ) , /
1
( CPĐPĐT ThuNhap TrinhDo Nguonnuoc Loinhuan
Loinhuan Nguonnuoc
TrinhDo ThuNhap
CPĐPĐT S
S
e X
SD
β β
β β
β β
Trang 36CPĐTTB: là số tiền mà người dân sẽ bỏ ra để lắp đặt hệ thống CNTTKN, số tiền này sẽ được tính dựa vào về diện tích, khoảng cách từ đất sản xuất của hộ đến nguồn nước, tương ứng với mỗi hộ sẽ có chi phi đầu tư thiết bị khác nhau, chi phí đầu tư thiết bị cao khi diện tích lớn vì sẽ cần nhiều thiết bị cũng như ống dẫn cho phù hợp với diện tích
đó, khoảng cách từ đất sản xuất đến nguồn nước mà hộ sử dụng xa thì các hộ sẽ tốn nhiều chi phí, CPĐTTB trung bình mà các dự án đang ứng dụng thử nghiệm tại địa phương là 70.000.000 đồng/ha, CPĐTTB sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu sử dụng CNTTKN khi CPĐTTB cao thì nhu cầu các hộ sử dụng công nghệ này thấp hơn Vì thế biến này được
kỳ vọng dấu là âm.(-)
Thunhap: Là tổng thu nhập/tháng của hộ, khi tổng thu nhập của hộ càng cao thì ta
có cơ sở cho rằng các hộ sẽ có vốn đầu tư vào sản xuất và họ sẽ lắp đặt CNTTKN để thuận tiện cho việc tưới nước cho cây trồng trong sản xuất, vì thế ta sẽ kỳ vọng cho biến thu nhập là dấu dương (+)
TrinhDo: Trình độ học vấn của người dân càng cao, nhận thức càng cao họ dễ ứng phó với những thay đổi, họ sẽ biết được tài nguyên nước ngày càng hiếm vì thế cần phải
sử dụng nước trong nông nghiệp sao cho không lãng phí và dễ tiếp cận với những phương thức sản xuất mới, có khoa học nên nhu cầu sử dụng CNTTKN của sẽ phụ thuộc vào biến trình độ, khi trình độ càng cao nhu cầu sử dụng CNTTKN càng cao nên ta kỳ vọng cho biến này là dương (+)
Nuoc: là nguồn nước mà nông dân sử dụng tưới cho diện tích cây trồng của mình, nguồn nước này có thể là từ kênh, giếng nhà, ao nhà của hộ gia đình hay giếng hàng xóm nếu như hộ không có giếng Biến này sẽ được xác định là lượng nước tại nguồn tưới có đủ tưới cho cây trồng vào mùa khô hay không Biến này sẽ chính xác hơn nếu ta hỏi trữ lượng nước trong nguồn tưới, tuy nhiên để xác định trữ lượng nước đối với người nông dân là rất khó Nếu nguồn nước tại khu vực của hộ gia đình dùng để tưới cho cây trồng thiếu hụt vào mùa khô thì họ sẽ quan tâm đến việc tiết kiệm nước tưới, và họ sẽ quan tâm đến CNTTKN, còn các hộ có nguồn nước tưới ổn định trong năm thì nhu cầu họ sẽ sử dụng các công nghệ này thấp hơn Vì thế ta kỳ vọng cho biến này là âm (-)
Trang 37Loinhuan: là lợi nhuận trung bình của một vụ sản xuất (lợi nhuận từ các loại cây trồng có thể sử dụng CNTTKN) trong 3 năm trở lại đây, khi lợi nhuận cao thì nông dân sẽ mạnh dạn để đầu tư lắp đặt CNTTKN, tuy nhiên cũng có những trường hợp lợi nhuận của
họ cao họ không muốn sử dụng công nghệ này còn các hộ mà có lợi nhuận thấp thì nhu cầu sử dụng công nghệ này có thể cao hơn Vì khi sử dụng công nghệ này nông dân sẽ kì vọng lợi nhuận của họ cũng sẽ cao vì công nghệ này sẽ giảm chi phí đầu tư, vì thế biến lợi nhuận cũng ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng CNTTKN của nông dân nên ta kỳ vọng dấu của biến này là âm/dương (-/+)
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
a)Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 90 hộ dựa trên bảng câu hỏi được soạn sẵn Đối tượng được điều tra là nông dân tại các xã có điều kiện nông nghiệp có thể sử dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước của huyện Ninh Phước
b)Thu thập số liệu thứ cấp
Các số liệu sẽ được thu thập tại các cơ quan như: Sở Tài Nguyên Môi Trường Ninh Thuận, Trung Tâm Khuyến Nông – Khuyến Ngư Ninh Thuận, Trung Tâm Khí Tượng Thủy Văn Ninh Thuận, Trung Tâm giống cây Trồng Vật Nuôi tỉnh Ninh Thuận, Phòng Thống Kê huyện Ninh Phước, phòng Nông Nghiệp huyện Ninh Phước, Trạm Thủy Nông Ninh Phước
3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp thống kê mô tả
Qua thực tế tìm hiểu về tình hình sử dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước tại Việt Nam và tham khảo thông tin từ thực tế tại địa phương từ các dự án đang thử nghiệm tại địa phương và internet Phân tích số liệu thành những biến định tính và định lượng Dùng chương trình excel tính toán tổ hợp những số liệu thu thập được trong quá trình điều tra phỏng vấn và số liệu của các phòng ban cung cấp
Trang 38Phương pháp hồi quy
Số liệu thu thập được sẽ được nhập và xử lý bằng phần mềm Excel Dùng phần mềm Eviews 3.0 để ước lượng mô hình và chảy mô hình logit để đánh giá nhu cầu sử dụng công nghệ này của nông dân
Trang 39CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng về tài nguyên nước tại huyện Ninh Phước
4.1.1 Thực trạng về tài nguyên nước
Nước là thành phần quan trọng của tự nhiên, là điều kiện cần thiết phải thích nghi trong quá trình tồn tại và phát triển của mọi sinh vật Trên thực tế, chúng là tài nguyên không thể thiếu được bên cạnh các tài nguyên thiên nhiên khác
Hình 4.1 Các Hoạt Động Bảo Vệ Tài Nguyên Nước
Nguồn: www.donre.hochiminhcity.gov.vn
Nằm sâu trong khu vực nội chí tuyến Bắc bán cầu Ninh thuận nói chung và huyện Ninh Phước nói riêng mỗi năm có lượng bức xạ mặt trời lớn, tổng nhiệt độ lên tới khoảng 9.500 oC - 10.000 oC, ít biến đổi, là vùng khô hạn nhất trong tỉnh Ninh Thuận và cả nước, hàng năm cứ vào mùa khô tình trạng hạn hán thiếu nước thường xuyên xảy ra, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đến sản xuất và các hoạt động dân sinh kinh tế của địa phương
Trang 40Các đợt hạn hán nghiêm trọng liên tiếp xảy ra ở các năm gần đây như năm 1997, 1998,
2002, 2004, 2005 đã làm nhiều người dân bị thiếu đói do không đủ điều kiện sản xuất nông nghiệp, vấn đề dịch bệnh, môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống nhân dân ở trong huyện Mặc dù đã có nhiều biện pháp khắc phục như xây hồ, ngăn đập, theo dõi hạn hán, trồng rừng, bảo vệ rừng nhưng cũng không thể tránh khỏi khí hậu khắc nghiệt trong mùa khô với những đợt nắng nóng kéo dài với gió Tây khô nóng làm suy giảm nhanh chóng lượng dòng chảy trên các sông suối trong huyện, dẫn đến tình trạng hạn hán và thiếu nước kéo dài trong suốt mùa khô hàng năm
Nguồn nước mặt trong huyện phụ thuộc vào lượng mưa nên trong 4 tháng mùa mưa dòng chảy trong các sông suối khá phong phú, lượng mưa trong 4 tháng mùa mưa chiếm khoảng 60-75% tổng lượng mưa cả năm Lượng nước mặt trong mùa mưa đổ ra biển lớn chiếm tỉ lệ lớn hơn lượng nước mặt của cả năm Ngược lại 8 tháng mùa khô do lượng mưa quá ít nên nhiều sông suối bị cạn kiệt, khả năng cung cấp nước bị hạn chế, lượng nước trong mùa kiệt ở mức rất thấp, không đủ dùng cho sinh hoạt và sản xuất
Về nước ngầm, kết quả thăm dò tìm kiếm nguồn nước ngầm tại một số điểm cho thấy trữ lượng nước ngầm của huyện Ninh Phước thuộc loại nghèo, chỉ khai thác phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt với quy mô nhỏ