Năm 2009 là một năm đầy biến động của nền kinh tế Việt Nam.
• Nền kinh tế thế giới 2009 có dấu hiệu thoát đáy khủng hoảng sau những gói chi tiêu khổng lồ của các chính phủ • Năm 2010 kinh tế thế giới được dự báo sẽ hồi phục trong khó khăn và thận trọng • Theo nhịp với kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đã phục hồi đà tăng trưởng từ quý II/2009 sau gói kích cầu của chính phủ • Triển vọng 2010 lạc quan hơn 2009 song thâm hụt ngân sách, thâm hụt thương mại, lạm phát sẽ giới hạn khả năng tăng trưởng • Thị trường chứng khoán 2010 có thể tăng trưởng ổn định song thận trọng hơn năm 2009 Nội dung chính CÔNG TY TÀI CHÍNH Cồ PHấN HANDICO Hà Nội, 05 tháng 01 năm 2010 KINH TẾ & ĐẦU TƯ 2009-2010 KINH TẾ & ĐẦU TƯ 2009-2010 Nhóm phân tích Nguyễn Thu Phương Hà Thu Trang Đặng Thành Long MỤC LỤC Lời mở đầu 2 Kinh tế thế giới 3 Kinh tế Việt Nam 6 Thị trường niêm yết 10 Thị trường trái phiếu 12 Thị trường vàng 14 Năm 2009 là một năm đầy biến động của nền kinh tế Việt Nam. Từ chính sách thắt chặt tiền tệ và tín dụng nhằm ngăn chặn lạm phát vào cuối năm 2008, Việt Nam đã chuyển sang chính sách nới lỏng tiền tệ-tín dụng và tích cực chi tiêu khi nền kinh tế rơi vào vực suy thoái trong quý I/2009. Từ qúy II/2009, sản xuất và tin dụng đã tăng trở lại. Tuy vậy, đến cuối quý III/2009, tin dụng đã tăng sát ngưỡng mục tiêu 30% trong khi căng thẳng đã xuất hiện trên thị trường vàng-ngoại hối, chính sách một lần nữa phải chuyển từ hỗ trợ tăng trưởng sang ổn định vĩ mô. Ngày 25/11/2009, Việt Nam trở thành nền kinh tế đầu tiên ở châu Á nâng lãi suất cơ bản (từ 7% lên 8%) kể từ khi cuộc khủng hoảng nổ ra đồng thời phá giá đồng VND 5%. Thị trường chứng khoán sau những tháng phục hồi mạnh mẽ và đầy lạc quan đã phải dừng bước trước những khó khăn đầy rẫy của nền kinh tế thực. Gói kích thích kinh tế quy mô lớn của Chính phủ, chủ yếu thông qua tăng tin dụng và tăng đầu tư cho các dự án lớn, trong khi giúp vực đỡ một bộ phận của nền kinh tế ra khỏi khó khăn, cũng đã sinh ra nhiều vấn đề mới cần giải quyết. Trong những năm kinh tế tăng trưởng cao 2003-2007 (tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 7.5%), bối cảnh kinh tế thế giới là hết sức thuận lợi cho các chính sách kinh tế vĩ mô: 1-Thương mại thế giới tăng mạnh và đều đặn 2-Các dòng vốn rẻ và thanh khoản tràn ngập các thị trường tài chính thế giới 3-Lạm phát ở mức thấp Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra, những điều kiện thuận lợi trên không còn, khiến cho không gian xoay trở của các chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam trở nên rất chật hẹp. Sự cân bằng mỏng manh giữa mục tiêu tăng trưởng và yêu cầu kiềm chế lạm phát cũng như tính ổn định của hệ thống tài chính khiến Nhà nước chốc chốc lại phải nhảy từ thái cực này sang thái cực kia của chính sách tin dụng-tiền tệ. Tâm lý bất định tràn ngập thị trường khiến việc ra các quyết định đầu tư dài hạn trở nên khó khăn và là cản trở lớn cho bất kỳ sự phục hồi bền vững nào. Kinh tế Việt Nam giống như một chiếc xe đang đi trên một lằn ranh mong manh giữa tăng trưởng và ổn định, luôn luôn phải sẵn sang cho những khúc cua bất ngờ hay những cú phanh gấp, mà tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào! Sự đổi hướng thường xuyên và khó định trong chính sách kinh tế vĩ mô có thể một phần do tác động từ những biến động khó lường của thị trường tài chính thế giới, song nguyên nhân sâu xa nằm ở : 1-Thể chế quản lý kinh tế chưa hoàn thiện (Sự độc lập của Ngân hàng trung ương, minh bạch thông tin…) 2-Vốn đầu tư xã hội phân bổ kém hiệu quả (tập trung vào khu vực nhà nước có ICOR cao nhất…) 3-Cơ cấu kinh tế lạc hậu (tăng trưởng kinh tế chủ yếu do xuất khẩu tài nguyên và tập trung tin dụng vào xây dựng) Những yếu điểm trên không thể nhanh chóng biến mất và có thể giải quyết bằng biện pháp kinh tế thuần túy. Cho đến khi đó, các thị trường tài chính ở Việt Nam trong đó có thị trường chứng khoán sẽ phải phục hồi trong sự cảnh giác cao độ với những động tác bất ngờ từ phía chính sách và môi trường vĩ mô. Lời mở đầu “Kinh t 2010 s phc hi trong khó khăn và thn trng” Page 2 KINH TẾ & ĐẦU TƯ 2009-2010 Đến cuối năm 2009, các chỉ số kinh tế cơ bản của các nền kinh tế chủ chốt trên thế giới đều cho thấy nền kinh tế thế giới đã bắt đầu tăng trưởng trở lại. Điều này không gây ngạc nhiên sau khi các chính phủ trên thế giới đã trước sau tung ra những gói chi tiêu khổng lồ và hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục. Tổng cộng trong năm 2009 các chính phủ đã chi 12500 tỷ USD 1 , tương đương 20.6% GDP thế giới năm 2008, tập trung vào: 1 -Làm sạch bảng cân đối tài chính cho hệ thống ngân hàng-tài chính 2 -Đảm bảo thanh khoản và đảm bảo thanh toán cho hệ thống tin dụng 3 -Tăng chi tiêu, giảm thuế để kích cầu Các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là ở châu Á, đã phục hồi mạnh mẽ nhất. Đây cũng là nơi các chính phủ có những biện pháp kích thích kinh tế kịp thời và bạo tay nhất dựa trên nền tảng vĩ mô lành mạnh, tỷ lệ tiết kiệm cao, thâm hụt ngân sách và nợ thấp, dự trữ ngoại hối dồi dào sau gần một thập kỷ tăng trưởng kinh tế cao và duy trì mức thặng dư thương mại lớn. Niềm tin người tiêu dùng cũng đã được cải thiện. Giá cả một số nguyên nhiên liệu đã phục hồi. Lạm phát vẫn chưa phải là mối lo lớn trong chừng mực mà sản lượng thực tế còn thấp hơn sản lượng tiềm năng.Thương mại toàn cầu bắt đầu sôi động trở lại. Nhìn chung năm 2009, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu được cho là đã chạm đáy. Mức độ phục hồi của nền kinh tế trong năm 2010 có thể còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng nền kinh tế nhìn chung được kỳ vọng là sẽ thoát suy giảm và có thể tăng trưởng nhẹ. Cầu tiêu dùng toàn cầu có dấu hiệu hồi phục và các hoạt động thương mại quốc tế đã bắt đầu sầm uất trở lại. Đây là điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng trong năm 2010. Biểu. Tốc độ tăng trưởng giá trị thương mại toàn cầu 2005-2009 Nhà nước ra tay vực đỡ nền kinh tế Biểu. Tốc độ tăng trưởng doanh số bán lẻ 2005-2009 “Đn na sau năm 2009 hu ht các nn kinh t trên th gii đã tăng trưng tr li nh các gói chi tiêu khng l ca nhà nưc” Page 3 KINH TẾ & ĐẦU TƯ 2009-2010 Mặc dù kinh tế đã tăng trở lại vào nửa sau năm 2009, song đây gần như chỉ là hệ quả tất nhiên của hàng loạt gói chi tiêu khổng lồ của chính phủ các nước. Sự phục hồi có thể không còn mạnh mẽ như vậy sang năm 2010 vì những nguyên nhân sau: 1-Tình hình thất nghiệp chưa được cải thiện 2-Các gói kích thích kinh tế sắp chi hết hoặc đã hết 3-Khả năng ngân hàng trung ương tiếp tục hỗ trợ thanh khoản và tín dụng không còn mạnh vì lãi suất hiện tại đã ở mức thấp kỷ lục 4-Sản lượng tăng năm 2009 do các công ty đã tăng tích trữ để thu lợi từ sự hỗ trợ của chính phủ trong năm 2009 sau khi cắt giảm sản xuất và hàng tồn kho hàng loạt cuối năm 2008. Biểu. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ 1947-2009 Biểu. Thâm hụt ngân sách Mỹ 1999-2009 Biểu. Tỷ giá gia quyền đồng USD với các đồng tiền lớn Thách thức 2010 Tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao chứng tỏ sản lượng còn ở dưới mức tiềm năng rất nhiều, khả năng lạm phát cao trong năm 2010 là không nhiều và vi vậy chính sách tiền tệ được dự báo là sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng. Tuy nhiên, những vụ phá sản và vỡ nợ hàng loạt, bảng cân đối tài sản của hệ thống ngân hàng đã bị tổn thất nặng nề. Các ngân hàng vẫn còn đang trong giai đoạn xây dựng lại bảng cân đối nên khó có thể mở rộng tin dụng ngay được. Các quy định an toàn mới cho hệ thống ngân hàng cũng sẽ hạn chế khả năng cho vay của họ. Với hàng loạt gói chi tiêu kích thích kinh tế khổng lồ năm 2009, thâm hụt ngân sách Mỹ đã lên mức cao kỷ lục, vì vậy sức ép lên đồng USD vẫn là rất lớn. Tình hình kinh tế EU cũng khó khăn tương tự. Đây cũng là những nước nhập siêu lớn trên thế giới. Kinh tế Trung Quốc được dự báo tiếp tục tăng trưởng ở tốc độ cao, song Trung Quốc lại là nước xuất siêu lớn nhất thế giới, và tăng trưởng của Trung Quốc phần nhiều do đầu tư tăng năng lực sản xuất chứ không phải do tăng cầu tiêu dùng nội địa. Những yếu tố này khiến năm 2010 có thể sẽ là năm cạnh tranh gay gắt giữa những nước xuất khẩu lớn nhằm tranh giành nguồn cầu có hạn của thế giới. “Kinh t th gii 2010 s phc hi trong khó khăn do không còn các gói kích thích ca nhà nưc và các yu t cơ bn chưa ci thin” Page 4 KINH TẾ & ĐẦU TƯ 2009-2010 Tóm lại, năm 2010 là năm các chính phủ sẽ phải đứng trước sự lựa chọn khó khăn, hoặc tiếp tục vay nợ, chịu thâm hụt ngân sách để tiếp tục mạnh tay chi cho kích thích kinh tế, hoặc buông xuôi khi mà thất nghiệp vẫn ở mức cao và hệ thống ngân hàng vẫn còn rất mong manh. Các nền kinh tế có khả năng sẽ tăng trưởng trở lại, nhưng trong khó khăn. Biểu 9. Triển vọng kinh tế các đối tác thương mại lớn của Việt Nam 2009-2010 Khu vực/nước Tăng trưởng GDP (%) Kỳ vọng lạm phát (%) 2009 1 2010 2 2009 2010 Thế giới -1.1 3.1 -0.3 1.0 Mỹ -2.7 1.5 1.8 2.7 Nhật -5.4 1.7 -2.2 -.5 Khu vực Euro -4.2 0.3 0.5 1.3 Trung Quốc 8.5 9.0 0.2 2.6 ASEAn-5 3 0.7 4.0 4.1 4.1 Việc kinh tế thế giới tăng trưởng trở lại vào giữa năm 2009 không thực sự là điều ngạc nhiên sau hàng loạt những gói kích cầu khổng lồ được các chính phủ tung ra kể từ khi cuộc khủng hoảng nổ ra. Tuy nhiên, chừng nào những mất cân đối trong nền kinh tế-tài chính thế giới, vốn là nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng hiện tại, chưa được giải quyết, thì nền kinh tế thế giới còn chưa thể phục hồi một cách vững chắc. Bản thân việc ồ ạt tung ra các gói kích thích kinh tế khổng lồ như vậy cũng có khả năng làm phát sinh nhiều vấn đề tiềm ẩn mới cho nền kinh tế thế giới. Theo chúng tôi, trong năm 2010 có 4 nguy cơ mà kinh tế thế giới phải đề phòng: 1- Kinh tế Mỹ rơi trở lại vào suy thoái khi mất cân đối tiết kiệm-đầu tư của nền kinh tế Mỹ ngày càng trầm trọng, các hộ gia đình tiếp tục phải cắt giảm chi tiêu để trả nợ và tiết kiệm trở lại, trong khi các ngân hang có nguy cơ phải đối mặt với một làn sóng tài sản xấu mới. 2- Bong bong tài sản ở Trung Quốc cuối cùng cũng vỡ, sau khi tín dụng tăng trưởng với tốc độ đáng sợ năm 2009 và thị trường thế giới cho hàng xuất khẩu của TQ vẫn chưa kịp hồi phục. 3- Nguy cơ từ nợ quốc gia của các nền kinh tế mới nổi. Cho đến nay những gì xảy ra ở Hy Lạp và Dubai dường như vẫn chỉ mang tính cá biệt và chưa có nguy cơ lan ra các nền kinh tế mới nổi khác. Tuy nhiên tình hình nợ công của nhiều quốc gia có thâm hụt ngân sách lớn đang xấu đi rõ rệt. Bất kỳ một sự đổ vỡ nào đều có thể dẫn đến sự rút chạy của các dòng vốn khỏi các nền kinh tế mới nổi. 4- Bùng nổ các cuộc chiến thương mại. Trong quá khứ, mỗi khi kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, cầu tiêu dùng thu hẹp thì tất yếu xung đột thương mại , đặc biệt là giữa các nước xuất siêu và các nước nhập siêu, là không thể tránh khỏi. Mỗi rủi ro trên nếu xảy ra có thể khiến những nỗ lực giải cứu nền kinh tế của các chính phủ năm 2009 trở nên vô nghĩa, chấm dứt triển vọng tăng trưởng và có thể có tác hại mạnh đến xuất khẩu và dòng vốn đầu tư quốc tế, vốn là những đầu tàu của nền kinh tế Việt Nam . “Các gói kích cu tn kém, mc dù có tác dng gim sc, song hoc không gii quyt các mt cân đi cũ hoc đã to ra nhng vn đ mi cho nn kinh t th gii” Page 5 KINH TẾ & ĐẦU TƯ 2009-2010 Nguy cơ tiềm ẩn Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh lên khu vực kinh tế đối ngoại của Việt Nam, đặc biệt là khu vực xuất khẩu, có quy mô tương đương 70% GDP. Kết thúc tháng 11/2009, xuất khẩu đã giảm 11.4% so với cùng kỳ năm 2008, và có thể còn tệ hơn nếu không nhờ xuất khẩu một lượng lớn vàng trong quý I. Nhằm cứu vãn các mục tiêu tăng trưởng của mình, chính phủ Việt Nam đã tung ra gói kích thích kinh tế 143 000 tỷ đồng (khoảng 9% GDP, một tỷ lệ lớn so với các nước) trong đó có 17000 tỷ đồng cho chương trình hỗ trợ lãi suất 4% nhằm khuyến khích tín dụng tăng trưởng. Gói kích cầu đã đạt được mục đích chính của nó. Tăng trưởng kinh tế suy giảm sâu nhất trong quý I/2009 khi chỉ đạt tốc độ 3.1%, song đã bật dậy từ quý II với mức tăng trưởng 4.5%, quý III/2009 với mức tăng 5.8% và quy IV ước đạt 6.8%, đưa mức tăng trưởng cả năm đạt khoảng 5.2% . Biểu. Tăng trưởng xuất khẩu 2009 Biểu. Tăng trưởng GDP các quý Gói kích cầu đã giúp tốc độ tăng GDP cao hơn, song nó không giúp giải quyết các mất cân đối tồn tại sẵn trong nền kinh tế. Ngược lại, nó đã làm cho nền tảng kinh tế vĩ mô của Việt Nam càng trở nên mỏng manh và bấp bênh hơn và không gian xoay trở cho các chính sách kinh tế vĩ mô ngày càng chật hẹp, trong đó có 4 yếu tố giới hạn của kinh tế Việt Nam mà các chính sách phải dè chừng: 1– Thâm hụt ngân sách tăng mạnh 2- Đồng VND chịu áp lực mạnh 3-Tín dụng tăng trưởng vượt kế hoạch 4-Nguy cơ lạm phát Chống suy giảm tăng trưởng Năm 2009, doanh số bán lẻ tăng 18%, thể hiện sự tăng trưởng vững chắc của cầu nội địa. Trong các ngành công nghiệp, xây dựng dẫn đầu với tốc độ tăng trưởng hai con số (11.4%). Đây chính là hai động lực chính kéo nền kinh tế ra khỏi đáy suy thoái nhờ sự tăng cường chi đầu tư từ ngân sách nhà nước, lãi suất được giữ ở mức tương đối thấp đồng thời lạm phát được kiêm chế có hiệu quả. Biểu. Gói kích cầu 143 000 tỷ VND của chính phủ Việt Nam “Gói kích cu đã tăng cu ni đa, bù đp cho s st gim ca cu th gii, qua đó chn đà suy gim tăng trưng” Page 6 KINH TẾ & ĐẦU TƯ 2009-2010 Hỗ trợ lãi suất 12% Dự án cấp bách 26% Giảm thuế 20% Hạng mục khác 42% 7.73% 7.98% 8.69% 8.50% 7.43% 5.82% 6.55% 5.89% 3.10% 4.46% 6.04% 6.90% Biểu. Thâm hụt ngân sách 2003-2009 (% GDP) Không có bữa ăn nào miễn phí, các gói kích cầu cũng như vậy. Theo số liệu từ Bộ tài chính, thâm hụt ngân sách năm 2009 vào khoảng 6.9% GDP, cao hơn hẳn những năm trước (trên dưới 5%). Một số tổ chức kinh tế nước ngoài (WB, Goldman Sachs) khi tính cả các khoản chi ngoài ngân sách từ các bộ khác bộ tài chính và các gói hỗ trợ kinh tế đã đánh giá thâm hụt ngân sách lên tới 9-10% GDP. Ngoài những khoản chi cho kích cầu, ngân sách còn bị giảm thu do giá dầu giảm mạnh và các hoạt động kinh tế cũng suy giảm. Thâm hụt ngân sách tăng cao không chỉ hạn chế khả năng của chính phủ nếu muốn tiếp tục chi tiêu kích thích tăng trưởng, chi phí huy động của nhà nước ngày càng cao mà còn gây áp lực mạnh lên đồng VND. Chừng nào đồng VND còn chưa tạo được niềm tin ổn định thì dự trữ ngoại hối còn có khả năng thoát ra qua hai kênh trên và làm giảm dự trữ ngoại hối. Nhưng dự trữ ngoại hối càng mỏng thì càng khó cho NHNN thuyết phục người dân và giới đầu tư rằng họ có khả năng bảo vệ đồng VND. Nhằm làm giảm sức ép to lớn đang đè nặng lên đồng VND, ngày 25/11/2009, NHNN đã có liền hai động tác tăng lãi suất cơ bản (từ 7% lên 8%) và điều chỉnh tỷ giá VND/USD, nói cách khác là giảm giá đồng VND 5%. Sức ép lên đồng VND đã giảm phần nào, đồng thời tốc độ tăng trưởng tin dụng cũng được kìm hãm trước nỗi lo lạm phát có thể quay trở lại. Nếu tình hình nhập siêu không được cải thiện hoặc giải ngân FDI và kiều hối không tăng đáng kể, nhiều khả năng nếu biến động xảy ra Việt Nam sẽ phải nhờ đến các biện pháp hành chính để ngăn cản đồng USD chảy ra khỏi biên giới. Biểu. Thâm hụt thương mại tăng trở lại Thâm hụt ngân sách tăng mạnh Áp lực lên VND Do hoạt động kinh tế suy giảm và giá cả nhiều mặt hàng nguyên nhiên liệu giảm mạnh, kim ngạch nhập khẩu đã giảm mạnh trong những tháng đầu năm 2009 (giảm 21.7% trong 10 tháng đầu năm). Tuy nhiên sau khi gói kích cầu phát huy tác dụng, các hoạt động kinh tế trở nên nhộn nhịp hơn, cầu nội địa hồi phục trước cầu thế giới khiên thâm hụt thương mại lại có nguy cơ nới rộng. Nhập siêu cả năm 2009 ước tính là 12 tỷ USD, bằng 21.1% kim ngạch xuất khẩu . Dự trữ ngoại hối được cho là đã giảm đi đáng kể trong năm. Tháng 6/2008, dự trữ ngoại hối được công bố là 20.7 tỷ USD, đến tháng 10/2009, theo báo cáo “Tình hình kinh tế xã hội năm 2009” của chính phủ thì dự trữ ngoại hối “vẫn duy trì ở mức đảm bảo 12 tuần nhập khẩu”, nghĩa là vào khoảng 16-18 tỷ USD. Đáng chú ý trong các nguyên nhân làm giảm dự trữ ngoại hối là khoản “lỗi và sai sót” (xem bảng Cán cân thanh toán) lên tới 5 tỷ USD trong quay I/2009 và được ước tính vào khoảng 9.4 tỷ USD cho cả năm. Khoản thâm hụt này có thể bốc hơi qua 2 đường : 1- Các dòng tiền nóng (như tiền vào thị trường chứng khoán…) bị nhà nước ngoài rút về nước 2- Người dân và doanh nghiệp trong nước găm giữ USD “Thâm ht ngân sách và thâm ht thương mi tăng mnh gây áp lc ln lên đng VND” Page 7 KINH TẾ & ĐẦU TƯ 2009-2010 Biểu. Tăng trưởng tin dụng và lạm phát 2005-2010(p) Lạm phát cả năm 2009 là 6.88%, giảm mạnh so với mức 23% của năm 2008, song đã có dầu hiệu tăng trở lại trong những tháng cuối năm. Lạm phát ở Việt Nam chịu tác động của những yếu tố sau : 1- Do chi phí đẩy (giá đầu vào tăng) 2-Do cầu kéo (kinh tế tăng trưởng nóng) 3-Do chính sách tiền tệ 4-Do yếu tố tâm lý và đầu cơ Tín dụng, thâm hụt ngân sách, thâm hụt thương mại tăng mạnh đều gây áp lực mạnh lên đồng VND. Việc điều chỉnh giảm VND so với USD sẽ làm tăng chi phí đầu vào. Đây là những yếu tố vĩ mô mong manh khiến lạm phát có thể quay trở lại trong năm sau nếu nền kinh tế tiếp tục hồi phục và sẽ là thách thức lớn cho chính sách tiền tệ của NHNN . Tin dụng tăng trưởng vượt “ngưỡng” Nguy cơ lạm phát Năm 2009 tín dụng tăng trưởng 38%, cao hơn so với mức tăng bình quân trong một vài năm gần đây và chỉ thấp hơn mức tăng 52% của năm 2007. Tin dụng tăng trưởng mạnh, trong đó một phần đáng kể tín dụng đi vào các dự án bất động sản và các dự án đầu tư lớn của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Những dự án đầu tư vào bất động sản mang tính đầu cơ cao và đánh cược vào tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam trong những năm tới. Hiện giờ còn khó đánh giá mức độ tập trung vốn vào xây dựng và bất động sản trong nền kinh tế Việt Nam đã ở mức nguy hiểm hay chưa, song rõ ràng đây không phải là cách thức tăng trưởng có thể duy trì lâu dài đồng thời là nguy cơ cho sự an toàn của hệ thống ngân hàng . Ngân hàng nhà nước rõ ràng nhận thức được mối nguy này, nên sau những tháng đầu tín dụng hỗ trợ lãi suất tăng mạnh giúp cho các công ty “thay máu” các khoản nợ vay hồi lạm phát phi mã của 2008 bằng những khoản nợ có lãi suất thấp hơn, tin dụng mới đã giảm mạnh vào cuối năm để tránh cho những khoản vay có hỗ trợ tín dụng này đi vào các dự án lớn dài hạn, tránh làm lệch lạc cung cầu của thị trường vốn . Biểu. Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất “Tăng trưng tin dng cao là ch du báo hiu nhng thi kỳ lm phát cao” Page 8 KINH TẾ & ĐẦU TƯ 2009-2010 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 2005 2006 2007 2008 2009 2010(p) Tăng trưởng tin dụng Lạm phát Biểu. Lạm phát năm 2009 0.32% 1.17% -0.17% 0.35% 0.44% 0.55% 0.52% 0.24% 0.62% 0.37% 0.55% 1.38% T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Có người hỏi tại sao mỗi khi nền kinh tế Việt Nam sắp sửa “cất cánh” thì nó lại phải chứng kiến lạm phát và thâm hụt thương mại tăng cao cùng bong bong thị trường tài sản? Có nhiều nguyên nhân, song nó chứng tỏ sản lượng tiềm năng của nền kinh tế đang ngăn trở sản lượng thực tế tăng trưởng cao, và căn nguyên chính là sự kém hiệu quả của việc sử dụng các đồng vốn đàu tư của nền kinh tế. Hàng năm Việt Nam đầu tư trên 40% GDP, một tỷ lệ cao so với thế giới và khu vực, song hiệu suất đầu tư thì ngày càng giảm. Các nguồn lực và tài nguyên của nền kinh tế là có hạn, nếu các hoạt động đầu tư kém hiệu quả và phí phạm nguồn lực-tài nguyên trong một thời gian dài thì tất yếu dư địa cho tăng trưởng cao sẽ hẹp hơn rất nhiều, lạm phát sẽ tăng cao trong khi NHNN dù không muốn sẽ phải thắt chặt tín dụng và tiền tệ. Chính sách tỷ giá Bệnh nhập siêu kinh niên có nguyên nhân cấu trúc ngành của nền kinh tế Việt Nam và khó có thể giải quyết được trong ngắn hạn. Cùng với kỳ vọng lạm phát vẫn ở mức cao và tín dụng tăng trưởng mạnh, áp lực lên đồng VND là đáng kể. Song Nhà nước cũng muốn khôi phục niềm tin của người dân cũng như các nhà đầu tư nước ngoài vào sự ổn định của đồng VND, nên ngay cả khi có những đột biến xảy ra với cán cân thanh toán của Việt Nam, NHNN cũng sẽ ra tay can thiệp (dĩ nhiên còn tùy thuộc vào dự trữ ngoại hối của NHNN). Do vậy ít có khả năng đồng VND sẽ mất giá mạnh, mà sẽ là một quá trình xảy ra từ từ. Chính sách tiền tệ Năm 2010, NHNN có thể sẽ phải đau đầu khi lựa chọn chính sách tiền tệ giữa tăng trưởng và ồn định, đặc biệt nếu thị trường thế giới không hồi phục như mong đợi. Do ở Việt Nam, ổn định vĩ mô vẫn phải là điều kiện hàng đầu, nên chính sách tiền tệ 2010 được dự đoán là sẽ rất thận trọng và có thể thiên về thắt chặt nhằm kiểm soát tốt lạm phát dưới 2 con số đồng thời ngăn chặn sự tăng trưởng nóng của tín dụng nhằm đảm bảo cho sự khỏe mạnh lâu dài của hệ thống ngân hàng thương mại. Ổn định rồi tăng trưởng Lựa chọn chính sách Biêu. Một số dự báo kinh tế Việt Nam 2010 Chính sách tài khóa Thâm hụt ngân sách nhà nước đã ở mức cao khoảng 7% GDP trong năm 2009. Trong năm 2010 Nhà nước có thể muốn tiếp tục một số dự án đầu tư lớn để đảm bảo phục hồi kinh tế vững vàng hơn, song do còn có áp lực bảo vệ đồng VND và an toàn tài chính nên chi ngân sách cũng khó có khả năng tăng mạnh và được dự báo đảm bảo thâm hụt ngân sách không quá 10% GDP. Trên cơ sở đó chương trình hỗ trợ lãi suất 2% trung và dài hạn có thể sẽ dần dần được rút bớt, đặc biệt khi xuất khẩu dần hồi phục. “Không gian vĩ mô cht hp là do s kém hiu qu và lãng phí ca nn kinh t” Page 9 KINH TẾ & ĐẦU TƯ 2009-2010 Tổ chức Tăng trưởng GDP Lạm phát Bộ KH-DT 6.5% 7% ADB 6.5% 8.5% IMF 6% 10% HSBC 6.8% 10.1% Goldman Sachs 8.2% 10.8% Những tháng đầu năm 2009, những phiên giao dịch u ám vẫn tiếp tục bị bao phủ thị trường chứng khoán Việt Nam. Hàng chục mã cổ phiếu niêm yết trên thị trường bị đưa vào diện bị kiểm soát do kết quả kinh doanh năm 2008 phát sinh âm. Cuối cùng, mốc 235 điểm cũng đủ lực chặn đứng đà lao dốc của VN-Index. Tuy nhiên, đây cũng là mức đáy sâu nhất trong vòng 4 năm trước đó của chỉ số này. Biểu. VN Index 2005-2009 VN Index xóa thành quả sau 4 năm Nhạy cảm với chính sách vĩ mô Cơn bão tài chính toàn cầu 2008 gây tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Dư âm của các biện pháp thặt chặt tiền tệ, siết lại nguồn tín dụng ngân hàng để chống lạm phát đã đẩy thị trường chứng khoán vào tâm chấn của sự suy thoái. Nhưng khi có thông tin Chính phủ ra quyết định “gói cứu trợ” giải cứu nền kinh tế, VN-Index đã chính thức thoát ra khỏi khủng hoảng. Sau đó suốt 8 tháng, VN-Index leo thẳng từ đáy 235 điểm lên đỉnh 624 điểm (22/10), tăng 393 điểm (tăng tương ứng 165,5% so với đáy). Cuối tháng 10, những nội dung thảo luận về các chính sách điều tiết vĩ mô tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII đã tác động lên thị trường chứng khoán theo từng phiên giao dịch. Cùng với quyết định tăng lãi suất cơ bản, điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước khiến VN-Index quay đầu về mốc 434 điểm (phiên 17/12). “Gói kích cu ca chính ph đã cu VN Index ra khi đáy khng hong” Page 10 KINH TẾ & ĐẦU TƯ 2009-2010 Thăng trầm cùng đòn bẩy tài chính Năm 2009 chứng kiến sự phát triển mạnh của các dịch vụ đòn bẩy tài chính của các công ty chứng khoán. Thị trường lên điểm càng cao, đòn bảy tài chính càng được tăng cường. Có công ty chứng khoán đã cho khách nợ T+2 (đặt lệnh mua sau 2 hôm mới phải trả tiền) hay cung cấp tỷ lệ cho tín dụng lên đến 200%, 300% thậm chí là 400%. Khi yếu tố vĩ mô có biến, đòn bảy bị giới hạn, áp lực tháo chạy sẽ dồn lên thị trường và đó cũng là nguyên nhân đẩy VN-Index trượt dốc với tốc độ kỷ lục trong lịch sử, chỉ trong vòng 40 phiên từ 23/10 đến 17/12, VN-Index giảm tới 190 điểm (tương ứng giảm 30% kể từ đỉnh). Đòn bẩy tài chính làm tăng biên độ biến động và rung lắc của thị trường . Vốn hóa thị trường đạt 40% GDP Cuối tháng 10, giá trị vốn hóa TTCK Việt Nam bằng 55% GDP, là mức cao nhất trong năm 2009 và cao gấp gần 3 lần so với mức vốn hóa TTCK vào cuối năm 2008. Nguyên nhân là do có nhiều DN lớn lên sàn, giá cổ phiếu tăng mạnh và vốn hóa thị trường năm 2009 được tính thêm cả quy mô thị trường UPCoM. Tính riêng 5 "đại gia" tham gia TTCK năm 2009 là Tập đoàn Bảo Việt, Vietcombank, Eximbank, Vietinbank và Ma- san đã đóng góp trên 150.000 tỷ đồng giá trị vốn hóa cho toàn TTCK, bằng khoảng 1/3 quy mô thị trường. Hiện TTCK Việt Nam có mức vốn hóa khoảng 38 tỷ USD, chiếm khoảng 40% GDP, trong đó, tổng giá trị danh mục của khối nhà đầu tư nước ngoài đạt 7,6 tỷ USD. Số lượng tài khoản của nhà đầu tư cũng tăng mạnh, đạt hơn 730 nghìn tài khoản trong năm 2009 . [...]... SCB 5 FPT 6 HAG 7 8 9 NBB SDFC SJS 10 5%-7% VNSteel 11 MSB 12.5 STB 12 11.5 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 Ngày phát hành 05/08 /2009 08/11 /2009 09/01 /2009 17/6 /2009 D ki n 11, 12 /2009 D ki n Quí 3 /2009 D ki n 1/10 /2009 D ki n 8 /2009 Tháng 9 /2009 28/7 /2009 Th n i 16/9 /2009 T PHÁT HÀNH TP TIÊU BI U T ng giá tr Th i h n phát hành (T (năm) VN ) 5 5 5 2 1 25 1,000 3 Thư Thư Thư Thư Ra công chúng Ra công...Page 11 KINH T & U TƯ 2009- 2010 Y u t h tr Th trư ng ch ng khoán là hàn th bi u c a n n kinh t , vì v y di n bi n trên th trư ng không th tách r i bi n ng c a nh ng y u t kinh t vĩ mô Trong năm 2010 có nh ng y u t sau h tr s tăng trư ng c a th trư ng ch ng khoán: 1-Xu t kh u s tăng trư ng khá ho c không gi m m nh như năm 2009 N n kinh t cũng n nh hơn ch không dao ng m nh g a suy thoái và tăng trư... u s n i lo n c a giá vàng trong nư c cũng như vàng th gi i, giá vàng trong nư c iên o, liên t c l p k l c trong năm v a qua và t m c cao nh t vào sáng ngày 11/11 v i giá 29,3 tri u ng/ lư ng Nhìn chung giá vàng trong nư c năm nay bi n ng cùng chi u v i giá vàng th gi i, tuy nhiên do ch u nh hư ng c a tình hình cung c u trong nư c và bi n ng t giá gi a ng ô la v i ng Vi t nên giá vàng trong nư c có th... giá vàng th gi i t i tri u ng m t lư ng Giá vàng n i lo n do nh ng nguyên nhân sau: 1- Bi u Giá vàng SJC ng USD suy y u 2-M i lo l m phát 3-Kh năng sinh l i cao khi ch ng khoán và b t s n m m ng 4-C u vư t xa cung do tâm lý và vi c xu t kh u vàng STT Th i gian 1 3,4/11 n mua 200 t n vàng t IMF v i giá ng t ngư ng nh hư ng không áng k 24 - 24,5 tr /l 2 5-7/11 Hi n tư ng khan hàng, khá nhi u ngư i mua vàng... hư ng S bi n ng giá vàng can thi p c a chính ph Ngày 30/12 /2009 Th tư ng chính ph ã ch th các sàn vàng b t bu c ph i ng ng ho t ng trư c ngày 30/3 /2010, i u này ã nh hư ng r t l n i v i các doanh nghi p, ngân hàng, công ty ch ng khoán và t ch c, cá nhân Trư c ây Trung Qu c ã t ng c m các sàn vàng ho t ng, nhưng k t qu là không thành công, nhu c u giao d ch vàng tài kho n c a nhà u tư Trung Qu c cũng... phi u Vi t Nam(VBMA) 2- Ngày 24/9 /2009, SGDCK Hà N i (HNX) ưa H th ng giao d ch trái phi u Chính ph chuyên bi t vào ho t ng KINH T & U TƯ 2009- 2010 Page 13 Trái phi u doanh nghi p 2009 Th trư ng trái phi u doanh nghi p năm nay ư c ánh giá là có s bùng n m nh, r t nhi u DN huy v n thành công b ng cách phát hành trái phi u.Tuy nhiên, v n có m t s v n “ti m n” trong kênh tư này như: 1- Chưa có Công ty nh... “c i trói” y nhanh ti n CPH các DN theo úng l khơi thông dòng v n ch y vào TT này KINH T & U TƯ 2009- 2010 Page 12 Trái phi u 2009 “Trái phi u kỳ h n ng n v n h p d n hơn trái phi u kỳ h n dài” Trái phi u chính ph Trong năm 2009 (ngo i tr quý I), doanh s mua - bán trái phi u ã gi m 50% so v i năm 2008 V i nh ng bi n ng trong năm 2009 ã khi n tính thanh kho n c a th trư ng trái phi u tr nên kém hơn Th... HUD SCB ơn v tư v n Riêng l TP kèm theo ch ng quy n 1,450 Thư ng 300 300 500 2 3 2 5 Hình th c phát hành 1,800 3 3 3 BIDV 24 700 300 200 1,000 Tính ch t 1,000 Chuy n i l l l l HBBS FPTS Riêng l Riêng l Riêng l Riêng l N/a Riêng l Riêng l Phân b quy n Ra công chúng Ra công chúng Không có SBS Phân b quy n Không có HSBC 1,362 Thư ng KINH T & Page 14 U TƯ 2009- 2010 Vàng “n i lo n” năm 2009 Năm 2009 là m t... thông tin x u và ch y vào hay thoát ra t ng t c a dòng v n “nóng” t N T nư c ngoài D c bi t là s báo 2010 V i nh ng y u t h tr và c n tr trên, d kiên n a u quý I /2010 th trư ng s di n ra thu n l i trong b i c nh n nh lãi su t, ón l i nhu n quy IV và c năm 2009 kh quan c a các doanh nghi p Sau ó nhi u kh năng các chính sách-ti n t s ph i th t ch t ki m ch l m phát trư c khi i vào n nh Sau ó th trư ng... trên TTCK Vi t Nam rơi vào kho ng th i gian t tháng 3/2006 n tháng 6/2008 – khi mà nhà u tư nư c ngoài “bán r ” trái phi u cho các nhà u tư trong nư c Giao d ch trái phi u th i gian này m m là do tình hình vĩ mô chưa n nh, r i ro t giá cao, kênh u tư này th c s chưa h p d n nhà u tư Có hai ng thái trong năm 2009 ư c ánh giá là tích c c v i th trư ng trái phi u th c p: 1- Ngày 14/08 /2009: Ra m t Hi p h . hơn năm 2009 Nội dung chính CÔNG TY TÀI CHÍNH Cồ PHấN HANDICO Hà Nội, 05 tháng 01 năm 2010 KINH TẾ & ĐẦU TƯ 2009- 2010 KINH TẾ & ĐẦU TƯ 2009- 2010 Nhóm. sách và môi trường vĩ mô. Lời mở đầu Kinh t 2010 s phc hi trong khó khăn và thn trng” Page 2 KINH TẾ & ĐẦU TƯ 2009- 2010 Đến cuối năm 2009,