nguyen ly quan ly kinh te

30 356 1
nguyen ly quan ly kinh te

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tai lieu on thi mon quan ly kinh te danh cho bat dai hoc

Câu 1: Đặc điểm của quản kinh tế và vai trò của nó dối với sự phát triển kinh tế- xã hội. Quản kinh tế đã trở thành một loại hoạt động ngày càng phổ biến, diễn ra ở mọi cấp, moi ngành, mọi lĩnh vực của đời sống XH. Nghĩa là ở đâu có lao động chung, lao động tập thể thỉ ở đó phân công lao động. Tức là có quản lý. Vậy: QLKT là sự tác động giữa chủ thể và khách thể diễn ra trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh tế nhằm đạt tới mục tiêu. 1/Đặc điểm của hoạt động QLKT: 1- Hoạt động QLKT là hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật: *Tính KH thể hiện: -Hoạt động bao giờ cũng dựa trên cơ sở của hệ thống luận bao gồm các nguyên của CN Mác- Lênin, tư tưởng HCM, quan điểm, đường lối, cơ chế chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. -Các hoạt động QLKT dựa trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật về kinh tế. Đặc biệt là các quy luật về kinh tế thị trường: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật phân phối theo lao động. -Dựa trên những kiến thức của các môn KH khác như: triết học, toán học, điều kiện học, kinh tế học, tâm học, kiến thức của lịch sử…Đặc biệt quan tâm kiến thức về tâm lý. -Dựa trên kiến thức, kinh nghiệm, nghệ thuật quản nói chung và QLKT nói riêng. Có khả năng truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác, từ người này sang người khác (nói cách khác là có khả năng chuyển giao thế hệ). -Xuất phát từ thực tiễn. Nghĩa là các hoạt động quản lý, quyết định quản bao giờ cũng phải dựa trên cơ sở luận, nhưng luận phải sát thực tế. *Tính nghệ thuật thể hiện: -Nói đến quản nói chung là nói đến xử quan hệ giữa người với người. Mà con người là tổng hoà các mối quan hệ XH. Vì thế, nhà quản có cách xử khôn khéo, linh hoạt, mềm dẻo, hay nói cách khác là phải biết dùng người. ông bà ta có câu: dụng nhân như dụng mộc, phải khích tướng thay vì khiển tướng. -Kết quả hay chất lượng của các quyết định quản kinh tế phải sau một thời gian nhất định mới được thể hiện ra, nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh mệnh của nhiều cá nhân, nhiều con người trong một tổ chức. 2-QLKT là một loại hoat động mang tính bắt buộc: dựa vào quyền uy của nhà quản lý. Quyền uy của nhà quản được thực hiện, thể hiện: -Quyền uy của nhà quản đựơc thực hiện bằng con đường tổ chức hành chính. Nghĩa là thông qua chế độ bầu bán và bổ nhiệm. Đây là con đường phổ biến hiện nay. -Con đường kinh tế: chỉ được thực hiện đối với công ty cổ phần, xí nghiệp liên doanh. -Uy tính: +Uy tín về quản +Uy tín về đạo đức, phẩm chất. 3-QLKT là một loại hoạt động vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách quan: -Tính chủ quan: Kết quả chất lượng QLKT phụ thuộc vào bản thân của nhà QLKT. Tính chủ quan: kiến thức trình độ, năng lực kinh nghiệm, nghệ thuật, vốn liếng của từng người khác nhau thì khác nhau. Đây là yếu tố cơ bản nhất. -Tính khách quan: Kết quả, chất lượng QLKT nằm ngoài khả năng nhà quản lý. Đó là quy luật, cơ chế, chính sách, thiên ta, thời tiết, chiến tranh. Cho nên có thể nói, chất lượng của quản phụ thuộc vào các yếu tố: đó là hệ thống quy luật, hệ thống luận, thuyết, môi trường bên ngoài (tình hình thế giới, xu thế thời đại, chiến tranh và hoà bình, thiên tai, địch hoạ, khí hậu, thời tiết…), môi trường bên trong (cơ chế chính sách) 2/ Vai trò của nó dối với sự phát triển kinh tế- xã hội. -QLKT tạo ra động lực cho các tập thể và đặc biệt là cá nhân người lao động nhằm mang lại hiệu quả cao trong các hoạt động kinh tế. Động lực được tạo ra thông qua các quyết định, cơ chế, chính sách, khen thưởng, tiền lương… -QLKT góp phần vào việc cụ thể hoá quan điểm, đường lối kinh ết của Đảng. Mặt khác, cũng góp phần bổ sung hoàn thiện các quan điểm, đường lối kinh tế đó. -QLKT có vai trò thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. -Góp phần hình thành đội ngũ những nhà QLKT giỏi, quản nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đồng thời đóng góp vào kho tàng luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản nói chung và quản kinh tế nói riêng. Tóm lại, quản và QLKT quyết định sự tồn tại và phát triển của một nền kinh tế nói riêng và đất nước nói chung Câu 2: Các chức năng QLKT : Chức năng QLKT là những hoạt động QLKT mang tính tất yếu mà chủ thể QLKT tiến hành nhằm phát triển nền kinh tế để đạt tới mục tiêu. Các chức năng QLKT: 1/Chức năng dự báo (dự đoán): Dự báo (dự đoán) là phán đoán trước những gì có thể xảy ra trong quá trình tiến hành các hoạt động QLKT. *Vai trò: Dự báo, dự đoán là chức năng đầu tiên trong số các chức năng QLKT. Nó giúp các nhà khoa học chuẩn bị các điều kiện cần và đủ trong việc xây dựng kế hoạch. Nếu dự đoán, dự báo đúng sẽ giúp cho các nhà hoạch định kế hoạch đưa ra các quyết định quản có luận cứ khoa học. Từ đó mà có cơ hội đạt được chất lượng và hiệu quả cao trong công tác kế hoạch. Đây còn gọi là công tác tiền kế hoạch. *Nội dung: -Dự báo tác động của môi trường bên ngoài đối với trong nước mà có thể là đối với nền kinh tế. +Môi trường bên ngoài như: . Tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trên thế giới tác động đến quá trình hoạch định chính sách, kế hoạch. . Xu thế phát triển trên phạm vi toàn cầu. . Sự phát triển của KH và công nghệ, cụ thể là: Nhà nước phải đi trước một bước trong việc nắm bắt sự phát triển KH-CN trên thế giới để giúp cho các nhà kinh doanh trong nước ứng dụng. Thực hiện chủ trương đi tắt đón đầu. Ví dụ: nên đầu tư vào công nghệ sinh học, công nghệ phần mềm. Muốn vậy, nhà nước phải đi đầu về thông tin KH-CN. -Dự báo về thực trạng KT-XH của đất nước, dự báo những gì đang diễn ra bao gồm: +Dự báo về phát triển các nguồn lực: nguồn lực lao động, nguồn lưc tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực vốn, nguồn lực về KH và CN. +Dự báo về nhu cầu đối với sản phẩm có lợi thế của Việt Nam, kể cả sản phẩm phần mềm. +Dự báo khả năng đáp ứng nhu cầu. 2/Chức năng kế hoạch: Kế hoạch là những dự kiến cho tương lai về những việc phải làm để phát triển một tổ chức. *Yêu cầu đặt ra đối với chức năng KH: -Kế hoạch sản xuất phải xuất phát từ thị trường (nhu cầu XH). Hay nói cách khác: sản xuất cái gì, số lượng bao nhiêu, giá cả ra sao, bán ở đâu, bán cho ai…đều do thị trường quyết định. -Phải khắc phục sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh bằng mệnh lệnh hành chính. Điều đó có nghĩa là phải phân định chức năng quản của nhà nước và quản của các đơn vị kinh tế cơ sở. Xác định chức năng quản của NN là tạo môi trường và hành lang cho các thành phần kinh tế tự do hoạt động, còn các đơn vị kinh tế cơ sở thì chức năng của nó là tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu XH khác. -Nhà nứơc thực hiện việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch theo hướng đảm bảo tính năng động, sáng tạo của các tổ chức kinh tế. Mặt khác, góp phần vào việc ổn định nền kinh tế vĩ mô thông qua các công cụ riêng có của mình. Đó là pháp luật, chính sách kinh tế, chiến lược phát triển và các công cụ khác. -Phải đưa vào KH của nhà nước và của các tổ chức kinh tế lớn, nhất là tổ chức kinh tế của NN các nội dung về hội nhập kinh tế quôc tế. -Nâng cao chất lượng các bản KH của nhà nước thông qua đội ngũ những người làm KH giỏi và kiện toàn bộ máy KH của các cấp. 3/ Chức năng tổ chức: Là thiết lập bộ máy quản trong đó gồm nhiều bộ phận được chuyên môn hoá, có liên hệ với nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ quản vì một mục tiêu chung. Như vậy, tổ chức hành chính là công việc xây dựng cơ cấu tổ chức quản các cấp, các ngành trong nền KT. Việc xây dựng cơ cấu tổ chức quản phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: -Phải căn cứ mục tiêu và nhiệm vụ phát triển KT mà KH đã đề ra, bao gồm cả mục tiêu và nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. -Phải kết hợp cả hai yếu tố ổn định và biến đổi trong quá trình xây dựng và vận hành cơ cấu tổ chức quản KT. Nghĩa là bộ máy quản cần duy trì một số lượng cần thiết các bộ phận chuyên môn hoá theo chức năng trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, phải từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động. -Phải chọn được các chuyên gia thành thạo trong các chuyên môn nhất định để bố trí sắp xếp vào các bộ phận của bộ máy các cấp. -Phải xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn hoạt động KT, năng lực của cán bộ, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm của thế giới để không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý. 4/ Chức năng điểu khiển: Điều khiển là cách thức, nghệ thuật tác động của chủ thể quản đối với tập thể và người lao động. Nói cách khác, điều khiển là hoạt động chỉ huy, phối hợp, liên kết các bộ phận và những lao động trong nền KT cũng như nội bộ DN để thực hiện KH. Các chức năng KH, tổ chức dù được thực hiện tốt đến đâu nhưng không có hoạt động điều khiển thì không thể chuyển biến được sự vật hiện tượng. Hay không có ai chỉ huy thì không thể có sản phẩm cuối cùng. Vì thế, điều khiển là quá trình tổ chức thực hiện các quyết định quản KT và chức năng điều khiển có tác dụng phối hợp, liên kết các chức năng khác. Chức năng ĐK thể hiện ở những nội dung sau: -Phối hợp, liên kết các bộ phận nhằm tạo ra sự hoạt động ăn khớp, nhịp nhàng giữa các bộ phận ấy. -Phân công công việc, bố trí con người vào các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đồng thời liên kết họ trong một chỉnh thể nhằm tạo ra “tính trồi” theo thuyết hệ thống. -Kết hợp các yếu tố tài chính, lao động, kỹ thuật-CN, nguyên vật liệu .để tiến hành sx kinh doanh với hiệu quả cao nhất. -Hướng dẫn các cơ quan quản và những ngưòi dưới quyền thực hiện các quyết định quản KT, đồng thời đóng vai trò dẫn dắt các chủ thể KT khai thác thâm nhập thị trường và kĩnh vực kinh doanh mới. -Tạo ra động lực để khuyến khích, động viên các cấp, các ngành và những người lao động phát huy khả năng sáng tạo để tăng năng suất lao động, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao trong hoạt động KT. Để thực hiện nội dung nêu trên, đòi hỏi nhà quản phải có quyền uy, đó là uy tín về phẩm chất và năng lực; phải mạnh dạn phân cấp cho người dưới quyền. Nha quản phải thông đạt các quyết định quản lý; phải kết hơp các PP hành chính, KT và giáo dục động viên trong hoạt động ĐK. Ngoài ra, trong DN, nhà quản còn phải có tác phong linh hoạt, nhạy bén trong việc phán đoán và xử tình huống để ịp thời đối phó với những tác động từ môi trường bên ngoài làm cản trở sự phát triển của DN. 5/Chức năng kiểm tra và điều chỉnh: Kiểm tra là việc theo dõi và xem xét công việc có được thực hiện như KH đã đề ra hay không, đồng thời chỉ ra ưu điểm để phát huy, khuyết điểm để khắc phục. Nhở chức năng KT mà các quá trình KT được duy trì ổn định và có cơ hội phát triển. Kết quả KT cho phép các chủ thể quản tự đánh giá lại mình sau một chu kỳ sx kinh doanh, từ đó có phương án hoàn thiện chất lượng quản để đạt kq cao hơn. Công việc KT phải bao quát toàn bộ các cấp, các ngành, các thành phần KT và xuyên suốt từ khâu đầu tiên đến khâu cuối của quá trình tái sản xuất mở rộng trong phạm vi toàn bộ nền KT cũng như các đơn vị KT cơ sở. Nhằm thoả mãn những yêu cầu trên, nội dung KT cần tập trung vào những vấn đề sau: -Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và NN nhằm hướng các hoạt động KT theo đúng quỹ đạo, đồng thìơi đảm bảo quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các đơn vị KT cơ sở. -Việc thực hiện nộiquy, quy định do địa phương, đơn vị KT đề ra nhằm qua đó lập lại kỷ cương đối với hoạt động của các bộ phận, các tập thể và từng ngưòi lao động. -Tiển độ thực hiện công việc trên cơ sở các định mức về thời gian và về KT-KT đề ra. -Hiệu quả của việc quản và sử dụng các nguồn tài nguyên, lao động, tiền vốn, công nghệ trong phát triển KT và sx kinh doanh. -Tình hình phân phối sản phẩm, quyền lợi của người lao động cũng như chế độ an toàn lao động trong DN. -Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách NN, các cam kết và hợp đồng KT đối với bên ngoài … Kiểm tra luôn gắn với điều chỉnh để các hoạt động KT hoạt động bình thường v hiệu quả. Chức năng điều chỉnh còn thể hiện ở các quyết định quản bổ sung đối với những vấn đề mới phát sinh hoặc KH chưa lường hết được. Điều đó đòi hỏi nhà quản phải nhạy bén và không bảo thủ. 6/Chức năng hạch toán: Hạch toán bao gồm hạch toán kỹ thuật, hạch toán thống kê và hạch toán kế toán- là một trong những phương tiện nhằm cung cấp thông tin thực hiện cho nhà quản lý. Nhà quản các cấp phải tính toán để quyết định sx cái gì? sx bằng công nghệ nào? tiêu thụ ở đâu? Tiêu thụ như thế nào? Điều quan trọng hơn cả là phải tính toán kềt quả cuối cùng của một chu trình ra quyết định QLKT, từ khâu dự báo, xây dựng KH đến khâu tổ chức, điều khiển, kiểm tra và điều chỉnh. Như vậy, hạch toán là chức năng rất quan trọng của QLKT, bởi vì trong QLKT, tíêt kiệm và hiệu quả là mục tiêu trực tiếp bụôc các chủ thể quản phải phấn đấu để đạt tới. Vấn đề đặt ra là phải hạch toán chính xác các yếu tố định tính lẫn định lượng về hiệu quả KT-XH của các quyết định quản lý. Chức năng hạch toán phải xuyên suốt tất cả các khâu dự báo, KH, tổ chức, điều khiển, kiểm tra và điều chỉnh; đồng thời bao quát toàn bộ nền KT quốc dân, các ngành KT, vùng KT cũng như trong các đơn vị KT cơ sở. Tóm lai, các chức năng QLKT trên đây tạo thành một chỉnh thể thống nhất, trong đó từng chức năng cừa có tính độc lập tương đối vừa có mối quan hệ phụ thuộc cac chức năng khác. Quá trình ra quyết định QLKT là quá trình thực hiện cac chức năng theo một trình tự nhất định. Việc bỏ qua hoặc coi nhẹ bất cứ một chức năng nào trong chuỗi các chức năng ấy đều ảnh hưởng xấu đến thành công trong công tác QLKT. Câu 3: Vận dụng các nguyên tắc trong QLKT: Nguyên tắc QLKT là các quy tắc chỉ đạo những tiêu chuẩn hành động mà chủ thể quản phải tuân theo trong quá trình tiến hành các hoạt động KT nhằm đạt tới mục tiêu. Các nguyên tắc QLKT chủ yếu: 1/Nguyên tắc tập trung dân chủ: a/Bản chất của tập trung và dân chủ: *Tập trung: -Tập hợp, quy tụ nhiều người trong một tổ chức, một đơn vị, một tập thể nào đó để thực hiện một nhiệm vụ nhất định. -Sự thống nhất về ý chí và hành động của các cá nhân trong tổ chức: thống nhất về quan diiểm, ý thức, tư tưởng, lập trường, thái độ… -Việc thực hiện chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách hay thực hiện chế độ thủ trưởng lãnh đạo trong quản lý. *Dân chủ: -Quyền tự do: tự do ngôn luận, đi lại, học hành, tự do phát biểu ý kiến, tự do kinh doanh những gì pháp luật không cấm, vui chơi giải trí, tham quan nghỉ mát, học hỏi… -Quyền làm chủ, tự chủ, chủ động sáng tạo trong các lĩnh vực đời sống XH của mỗi cá nhân và tổ chức. -Quyền bình đẳng trên tất cả các mặt, mà tập trung là bình đẳng về trách nhiệm và quyền lợi về vật chất và tinh thần, bình đẳng về lợi ích. Trong đó bình đẳng về vật chất (phân phối sản phẩm làm ra) là cơ bản nhất. Dưới chế độ XHCN có những hình thức phân phối như: PP theo lao động, PP theo phúc lợi XH, PP theo vốn, PP theo tư bản, PP theo chính sách XH. Trong đó, PP theo lao động là hình thức cơ bản nhất. Như vậy, hiện nay chúng ta coi PP theo lao động là nguyên tắc. Tóm lại: dân chủ thể hiện rõ nhất ở tính tự do. b/Mối quan hệ giữa tập trung và dân chủ: -Dân chủ quyết định tập trung: hay DC là tiền đề, là điều kiện, là cơ sở của tập trung. Càng dân chủ bao nhiêu thì càng có điều kiện để hoàn thiện tính tập trung, thống nhất bấy nhiêu. Hay càng DC bao nhiêu thì càng đảm bảo tính đúng đắn và phù hợp của tính tập trung, thống nhất bấy nhiêu. -TT càng đúng đắn, càng hoàn thiện, càng đầy đủ thì càng phát huy DC. Nghĩa là bộ máy quản càng phù hợp, có năng lực, phẩm chất thì quyền DC của người dân càng được phát huy, càng tạo điều kiện tốt. c/Vận dụng nguyên tắc TTDc trong QLKT: -Nguyên tắc TTDC phải được vận dụng ở mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực của ĐSXH và phải phù hợp cới từng thời kỳ lịch sử nhất định. -Trong KT, cơ chế, chính sách của NN cũng như là các giải pháp về sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở phải được hình thành và tổ chức thực hiện trên cơ sở phát huy quyền tự do, quyền chủ động, năng động, sáng tạo của người lao động và các tổ chức kinh tế. Từ đó mà tạo động lực cho họ, tạo sự hăng hái, nhiệt tình, cần cù lao động, tạo năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Mặt khác, phải tăng cường sự quản của NN thông qua các công cụ riêng có của mình như pháp luật, kế hoạch, chính sách và chính sách kinh tế cùng với các công cụ khác nhằm đảm bảo trật tự kỷ cương, phát huy vai trò định hướng, điều tiết và khuyến khích của NN đối với các tổ chức kinh tế và người lao động. -Cần phải khắc phục DC hình thức, DC quá trớn, lợi dụng tự do DC để chống phá, đi ngược lại quan điểm, đường lối, cơ chế, chính sách, pháp luật của Đảng và NN. Đồng thời chống TT quan liêu, xa rời thực tế, kiên quyết xoá bỏ cơ chế TT quan liêu bao cấp , chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản của NN. 2/Nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích: a/Bản chất của lợi ích: Lợi ích là quyền lợi về vật chất và tinh thần mà mọi người được hưởng thụ căn cứ vào khả năng lao động của mình (số lượng và chất lượng lao động của mình). -Lợi ích là động lực của sự phát triển nói chung, phát triển kinh tế nói riêng. Trong đó lợi ich vật chất là động lực trực tiếp. Vì lợi ích VC thoả mãn nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con ngưòi, thông qua LI VC đề thoả mãn LI tinh thần. Mặt khác LI tinh thần muốn thoả mãn được phải thông qua LI VC. -Trong 3 lợi ích cơ bản: LI Nhà nước, LI tập thể và LI người lao động, thì LI người lao động là động lực trực tiếp hơn cả. Vì cá nhân người lao động là tế bào của XH, khi từng tế bào lớn lên thì cơ thể đó mới lớn dần lên được. Nghĩa là phải từng người dân giàu lên thì đất nước mới mạnh. Và vì người lao động là người trực tiếp làm ra của cải vật chất, hơn nữa lại là lực lượng có khả năng sáng tạo, đóng góp cho XH. Quan tâm thoả mãn lợi ích của người lao động là trực tiếp và gián tiếp quan tâm đến lợi ích của tập thể và xã hội. b/Kết hợp hài hoà các lợi ích: -Phải kết hợp hài hoà các lợi ích vì: +Giữa các lợi ích có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời +Nếu tuyệt đối hoá một trong ba lợi ích thì sẽ kìm hãm sự phát triển hoặc là gây trở ngại, cản trở cho các lợi ích còn lại. Nếu quá coi trọng lợi ích cá nhân sẽ dẫn đến phát triển chủ nghĩa cá nhân, phát triển lợi ích cục bộ, lợi ich nhóm mà hiện nay diễn ra khá phổ biến ở nước ta, dẫn đến tham nhũng, lãng phí, buông lỏng, ma tuý, mại dâm và các tiêu cực khác. Mặt khác, nếu đề cao quá mức đến lợi ích XH thì sẽ triệt tiêu động lực cá nhân, trở về với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp- là một cơ chế làm cho nền kinh tế trì trệ, thiếu động lực, năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp. Chúng ta đã rút ra bài học của cơ chế TT quan liêu bao cấp, sự tách rời các lợi ích kinh tế, tuyệt đối hoá LI XH, coi nhẹ LI người lao động khiến họ không có động lực làm việc -Kết hợp hài hoà các lợi ích như thế nào? Để tạo ra một vectơ chung là các chính sách. Ví dụ: chính sách phát triển KT hàng hoá nhiều thành phần, chính sách khoán hộ trong nông nghiệp, chính sách về giao đất, giao rừng, chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp NN, các chính sách vế khuyến nông, lâm, ngư và các chính sách khác. c/Vận dụng nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích: -Nguyên tắc này phải được vận dụng ở mọi ngành, mọi lĩnh vực của đời sống XH, mọi cấp quản và phải phù hợp với từng thời kỳ nhất định. -Mỗi quyết định quản kinh tế đều phải được xây dựng và thực hiện trên cơ sở quan tâm đến lợi ích của từng người lao động, bao gồm LI VC và LI tinh thần. Bởi vì người lao động là người trực tiếp làm ra của cải VC, hơn nữa là một lực lượng có khả năng sáng tạo. Mặt khác, LI người lao động không tách rời với LI tập thể và LI XH. Cho nên vấn đề đặt ra là phải kết hợp hài hoà các LI. Đó là sự kết hợp một cách hợp lý, phù hợp với từng thời kỳ lịch sử nhất định và trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể nhất định. -Kết hợp hài hoà các LI trong QLKT đòi hỏi NN phải có những chính sách kích thích trực tiếp và nhanh chóng đối với người lao động. Đó là các chính sách đòn bẩy kinh tế như: chính sách tiền lương, chính sách giá cả, chính sách thuế khoá, lãi suất. Thông qua nó mà kích thích mọi người dân bỏ vốn ra kinh doanh để tạo sản phẩm cho XH, thu hút việc làm, tăng thu nhập, đóng góp vào ngân sách NN thông qua thuế và góp phần giải quyết những vấn đề XH. 3/Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả: a/Bản chất của tiết kiệm và hiệu quả: -Tiết kiệm là hạn chế đến mức tối đa các chi phí để tạo ra một sảnphẩm hoặc một đơn vị sản phẩm. Tiết kiệm là cơ sở, là điều kiện để dẫn đến hiệu quả. H = KQ/CP +H tăng khi KQ tăng, CP giảm. Để tăng KQ thì phải tăng năng suất lao động, hay tăng số lượng sản mphẩm làm ra trong một đơn vị thời gian. Giảm CP bằng cách tiết kiệm các yếu tố đầu vào (nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, lao động, thời gian). +H tăng khi KQ không đổi, Cp giảm mạnh. +CP không đổi, KQ phải tăng mạnh. +Để tăng H, người ta tăng Cp, gọi là tăng đầu tư. Việc tăng mạnh đầu tư đã trở thành một chính sách của NN ta từ nhiều năm nay. Đó là chính sách kích cầu. Chính sách kích cầu của NN ta có những nội dung sau đây: .Tăng đầu tư cho sản xuất, bao gồm đầu tư cho thành lập mới các cơ sở sản xuất kinh doanh; đầu tư cho KH-CN để nâng cao năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm; mở rộng quy mô, thu hút thêm lao đông, máy móc, mở rộng diện tích để tăng thu lợi nhuận. .Đầu tư cho hệ thống kết cấu hạ tầng, gồm kết cấu hạ tầng kinh tế và kết cấu hạ tầng XH Đầu tư cho hạ tầng KT: đường xá, nhà ga, sân bay, bến cảng, điện, nước, thuỷ lợi (hồ, đập), đặc biệt là bê tông hoá kênh mương, chợ búa, thông tin liên lạc. Đầu tư cho hạ tầng XH: trường học, bệnh viện (trạm xá), các cơ sở văn hoá, các công trình như chùa, đình, miếu… -Đầu tư cho tiêu dùng: tăng lương (tăng dần mức lương cơ bản), tăng tiền công trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tăng thu nhập cho nông dân (hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ giá) b/Vận dụng nguyên tắc: -Trong hoạt động QL, mỗi quyết định QL, từ QL nhà nước về kinh tế đến QL của các đơn vị kinh tế cơ sở đều phải được tính toán kỹ lưỡng, so sánh, lựa chọn sao cho có thể mang lại hiệu quả cao nhất trong QL. Đó là, tiết kiệm tối đa các yếu tố đầu bào của sản xuất, năng suất lao động ngày càng tăng lên đi liền với việc tăng chất lượng sản phẩm, từ đó mà mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh tế. -Hiệu quả kinh tế phải gắn liền với hiệu quả XH. Nghĩa là, tăng trưởng kinh tế phải vì con người, phải thoả mãn lợi ích VC và lợi ích tinh thần của nguời lao động trên cơ sở tái sản xuất sức lao động, nâng cao mức sống về vật chất và tinh thần cho từng người dân đi liền với kết hợp hài hoà các lợi ích. -Nguyên tắc này phải được vận dụng một cách hợp lý, đầy đủ ở mọi ngành, lĩnh vực và mọi cấp quản và trong mỗi thời lịch sử. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, đất nước phải tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. 4/Nguyên tắc thống nhất sự lãnh đạo chính trị về kinh tế: a/ Bản chất: -Nói đến chính trị là nói đến hệ thống chính trị, trong đó, Đảng lãnh đạo, NN quản lý, nhân dân làm chủ; là nói đến hệ thống quan điểm, đường lối của Đảng. Nói cách khác là nói đến sự lãnh đạo của Đảng về mặt tư tưởng, tổ chức, kiểm tra, giám sát và đặc biệt là tư tưởng. Nói đến chính trị là nói đến hệ thống luận, bao gồm các nguyên của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng HCM, quan điểm, đường lối của Đảng mà trực tiếp là quan điểm, đường lối về kinh tế (quan điểm về đường lối kinh tế thị trường định hướng XHCN; công nghiệp hoá, hiện đại hoá; về chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế quốc tế…) -Nói đến kinh tế là nói đến cơ sở hạ tầng mà trực tiếp là hệ thống kết cấu hạ tầng, các nguồn lực phát triển kinh tế (lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên, KH- CN), các chính sách kinh tế. b/Vận dụng nguyên tắc: -Giữa CT và KT có mối liên hệ chặt chẽ. Trong đó KT quyết định CT (vì VC quyết định YT, CSHT quyết định KTTT). Nói cách khác, KT là tiền đề, là điều kiện của CT. -Nhiệm vụ trong điều kiện hiện nay, phát triển KT được coi là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, đầu tiên ở nước ta. Vì nước ta trải qua chiến tranh, phát triển KT để tạo CSVC cho CNXH, khôi phục mất mát, giải quyết hậu quả chiến tranh. -Chúng ta phát triển cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển KT để phát triển XH, AN, QP, thực hiện trách nhiệm, vai trò đối với các nước XHCN. Quan điểm của Đảng ta từ ĐH VIII cho đến nay là: phát triển KT là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển VH là nền tảng tinh thần của XH. -Các chính sách KT của NN và các giải pháp KT của các ngành, địa phương, của các tổ chức KT ở trong nước phải bám sát và cụ thể hoá hệ thống quan điểm, đường lối của Đảng mà trực tiếp là quan điểm, đường lối về KT. Đồng thời, thông qua việc thực hiện cơ chế, chính sách, các giải pháp kinh tế, hệ thống quan điểm, đường lối kinh tế của Đảng được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện. -Phải hình thành đội ngũ người lao động mà đặc biệt là trong lĩnh vực KT, nhất là đội ngũ những nhà quản có chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực quản giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với sự nghiệp xây dựng CNXH ở VN, có tác phong năng động, linh hoạt, quyết đoán, dám chấp nhận rủi ro, dám mạo hiểm trong kinh doanh để có thể thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới do Đảng CSVN lãnh đạo. Câu 4: Các phương pháp QLKT và vận dụng tổng hợp các phương pháp trong QLKT: Phương pháp QLKT là cách thức mà chủ thể QL tiến hành để tác động vào đối tượng quản diễn ra trong các quá trình kinh tế nhằm đạt tới mục tiêu. Các phương pháp QLKT 1/PP tổ chức hành chính: a/Khái niệm: PPTCHC là PP dựa vào quyền uy tổ chức của người QL để bắt buộc người dưới quyền phải chấp hành mệnh lệnh quản lý. b/Đặc điểm: -PP này gắn liền với việc xác lập cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy QL. Nghĩa là, quyền uy của ngưòi quản được khẳng định từ việc hình thành tổ chức bộ máy và sự hoạt động của bộ máy đó. Đó là sự chấp hành vô điều kiện cùa cấp dưới đối với cấp trên. -PP này tạo ra sự bắt buộc, cưỡng bức đối với người thừa hành. -Công việc được thực hiện một cách nhanh chóng, thống nhất, vì thế mà PP này thích hợp với các tình huống quản mang tính cấp bách, khẩn trương (VD: trong QS, AN, phòng chống thiên tai địch hoạ) -Là PP cưỡng bức, bắt buộc cho nên không phát huy được tính tự giác, sáng tạo mà nặng về đối phó, chấp hành mệnh lệnh một cách thụ động. 2/PP kinh tế: a/Khái niệm: là PP quản dựa trên việc kích thích lợi ích KT b/Đặc điểm: -Thông qua việc khuyến khích lợi ích vật chất, chủ thể QL có thể định hướng, điều tiết và kích thích các tập thể và cá nhân người lao động hăng hái, nhiệt tình, tự giác và sáng tạo trong công việc. -Ở tầm vĩ mô: thông qua chính sách KT mà đặc biệt là các chính sách đòn bẩy KT như: thuế khoá, tiền lương, giá cả, lãi suất mà NN điều tiết và khuyến khích các thành phần KT khác nhau tham gia các hoạt động KT một cách tự giác, nhiệt tình nhắm hướng tới một mục tiêu nhất định. Nói cách khác, bằng việc khuyến khích lợi ích vật chất đối với cá nhân người lao động và tập thể người lao động mà NN thực hiện quyền QL của mình về mặt KT đối với XH trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ. -Ở tầm vi mô: Những ngưòi quản trong các đơn vị KT cơ sở thực hiện sự quản của mình thông qua việc khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần. Đó là chế độ lương, thưởng, thăm hỏi, nghỉ ngơi, học tập, cân nhắc đề bạt. -PP này có tác động trực tiếp đối với các tập thể và cá nhân người lao động do đáp ứng đựơc nhu cầu VC và tinh thần của con người. Tuy nhiên, nếu không kết hợp với các PP khác thì sẽ dẫn đến tiêu cực do quá chú trọng đến LI vật chất. 3/PP tâm giáo dục: a/Khái niệm: Là sự tác động của chủ thể quản đối với khách thể QL thông qua các quan hệ về tư tưởng, tình cảm và giáo dục- đào tạo. b/Đặc điểm: -PP này dựa vào uy tín của người QL để lôi cuốn, kích thích mọi ngưòi cùng làm việc. -PP này dựa trên việc nhận thức và vận dụng các quy luật, các nguyên tắc về tâm và giáo dục, Nhờ đó mà nắm bắt được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, sở trường, nhu cầu, đạo đức của mỗi người trong một tổ chức. Từ đó mà có cách thức lôi cuốn họ trong công việc. . Mác- Lênin, tư tưởng HCM, quan điểm, đường lối của Đảng mà trực tiếp là quan điểm, đường lối về kinh tế (quan điểm về đường lối kinh tế thị trường định hướng. phần vào việc cụ thể hoá quan điểm, đường lối kinh ết của Đảng. Mặt khác, cũng góp phần bổ sung hoàn thiện các quan điểm, đường lối kinh tế đó. -QLKT có vai

Ngày đăng: 14/08/2013, 10:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan