1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp dân doanh tại chi nhánh ngân hàng công thương bến thủy

90 192 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGNGUYỄN BÁ VĂN MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP DÂN DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẾN THỦY LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH... BỘ GIÁO DỤC VÀ

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN BÁ VĂN

MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP DÂN DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẾN THỦY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN BÁ VĂN

MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP DÂN DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẾN THỦY

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng

Mã số : 60.34.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN HÒA NHÂN

Trang 4

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Nguyễn Bá Văn

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP DÂN DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1.1 Khái niệm về cho vay 4

1.1.2 Nguyên tắc cho vay 4

1.1.3 Phân loại cho vay của NHTM 5

1.1.4 Quy trình cho vay của ngân hàng thương mại 7

1.2 MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP DÂN DOANH CỦA NHTM 9

1.2.1 Đặc điểm doanh nghiệp dân doanh và vai trò của cho vay ngân hàng đối với doanh nghiệp dân doanh 9

1.2.1.1 Doanh nghiệp dân doanh 9

1.2.1.2 Đặc điểm Doanh nghiệp dân doanh 12

1.2.1.3 Vai trò của cho vay ngân hàng đối với doanh nghiệp dân doanh 14

1.2.2 Quan niệm về mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp dân doanh 16

1.2.3 Các tiêu chí đánh giá mở rộng cho vay của ngân hàng thương mại đối với DNDD 18

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp dân doanh 21

1.2.4.1 Nhân tố từ phía ngân hàng 21

1.2.4.2 Nhân tố từ bên ngoài ngân hàng 23

Trang 6

DÂN DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẾN THỦY 25

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẾN THỦY 25 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 25

2.1.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Công thương Việt Nam 25

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Bến Thủy 26

2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng công thương Bến Thủy 26

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong những năm qua .29

2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP DÂN DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẾN THỦY 31

2.2.1 Phân tích khái quát tình hình tín dụng và thị phần của ngân hàng công thương Bến Thủy 31

2.2.2 Phân tích tình hình tăng trưởng dư nợ DNDD tại NHCTBT 33

2.2.3 Phân tích cơ cấu dư nợ cho vay DNDD 35

2.2.3.1 Phân tích cơ cấu dư nợ cho vay theo loại hình doanh nghiệp 36 2.2.3.2 Phân tích cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế 38

2.2.3.3 Phân tích cơ cấu dư nợ cho vay theo hình thức bảo đảm 39

2.2.3.4 Phân tích cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn 42

2.2.4 Phân tích mức tăng trưởng khách hàng DNDD 43

2.2.5 Phân tích mức tăng dư nợ bình quân khách hàng DNDD 44

2.2.6 Phân tích tình hình kiểm soát rủi ro 46

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC CHO VAY CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẾN THỦY TRONG NHỮNG NĂM QUA 49

Trang 7

2.3.2 Những mặt hạn chế 50

2.3.3 Nguyên nhân hạn chế hoạt động cho vay của ngân hàng Công thương Bến Thủy đối với doanh nghiệp dân doanh 52

2.3.3.1 Nguyên nhân từ phía ngân hàng 52

2.3.3.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng 53

2.3.3.3 Nguyên nhân từ môi trường 54

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẾN THỦY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP DÂN DOANH 56

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ 56

3.1.1 Định hướng phát triển nền kinh tế Nghệ An 56

3.1.1.1 Phương hướng và quan điểm phát triển 56

3.1.1.2 Mục tiêu tổng quát 56

3.1.1.3 Các chi tiêu chủ yếu 56

3.1.2 Định hướng của ngân hàng Công thương Bến Thủy đối với sự phát triển kinh tế của các doanh nghiệp dân doanh 58

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP DÂN DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẾN THỦY 60

3.2.1 Rà soát và hoàn thiện chính sách khách hàng nhằm gia tăng, củng cố thị phần cho vay doanh nghiệp dân doanh 60

3.2.2 Nghiên cứu cải tiến và cung cấp thêm những sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường 63

3.2.3 Điều chỉnh quy chế cho vay, cải tiến cách cho vay bảo đảm thuận lợi cho khách hàng, kiểm soát được rủi ro 66

3.2.4 Tăng cường công tác huy động vốn 68

Trang 8

nghệ thông tin trong chiến lược phát triển nghiệp vụ của ngân hàng 70

3.2.6 Bảo đảm các yêu cầu về đội ngũ cán bộ và cơ cấu tổ chức 71

3.2.7 Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing 72

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 75

3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước 75

3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước Việt Nam 76

KẾT LUẬN 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)

Trang 9

Ký hiệu Nội dung

CBTD Cán bộ tín dụng

DN Doanh nghiệp

DNDD Doanh nghiệp dân doanh

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ

NH Ngân hàng

NHCT Ngân hàng Công thương

NHCT BT Ngân hàng Công thương Bến ThủyNHNN Ngân hàng nhà nước

NHTM Ngân hàng thương mại

SXKD Sản xuất kinh doanh

Trang 11

2.6 DƯ NỢ CHO VAY THEO LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP 37

2.8 DƯ NỢ CHO VAY THEO HÌNH THỨC BẢO ĐẢM 40

2.11 TĂNG TRƯỞNG DƯ NỢ BÌNH QUÂN KHÁCH HÀNG 45

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Quá trình đồi mới kinh tế ở Việt Nam đã và đang khẳng định vị trí vàvai trò của các ngân hàng thương mại, với những nghiệp vụ không ngừngđược cải thiện và mở rộng cho phù hợp, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn và cungcấp các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế và dân cư Việc làm này của cácngân hàng nhằm tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đẩy mạnh sản xuất,đổi mới thiết bị, hiện đại hóa công nghệ, mở rộng quy mô… Tuy nhiên theođiều tra có tới 81% doanh nghiệp được hỏi cho biết đang gặp phải một số hạnchế hoặc trở ngại khi thực hiện chiến lược nâng cấp doanh nghiệp, trong đóphần lớn là các doanh nghiệp dân doanh và thiếu vốn hay khó khăn trong tiếpcận tài chính được coi là vấn đề nghiêm trọng nhất

Chính vì khu vực kinh tế dân doanh do xuất phát điểm ra đời từ những

cá thể, nguồn lực tài chính yếu ớt, tài sản thế chấp không nhiều, thiếu hiểubiết về thủ tục vay vốn, không biết cách lập dự án nên nếu được ngân hàngchấp thuận, họ cũng sẽ vay được những món tiền nhỏ không “thấm tháp” vàođâu so với nhu cầu Hiện nay, có 4 kênh cho doanh nghiệp dân doanh vay:vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, thị trường chứng khoán, huy động xãhội (chủ yếu là vay nóng lẫn nhau) và tự tích lũy nhưng hầu hết cộng đồngdoanh nghiệp dân doanh đều cho rằng cửa nào cũng quá hẹp đối với họ.Những thủ tục ngân hàng thường đặt ra khi vay vốn như thế chấp tài sản, dự

án vay có tính khả thi, kinh doanh liên tục có lãi… đã trở thành rào cản trongviệc tiếp cận vốn vay đối với doanh nghiệp dân doanh Vì vậy, một trongnhững giải pháp có thể sử dụng nhằm giải quyết vấn đề này đó là sự tham giacủa các ngân hàng thương mại tài trợ vốn thông qua việc mở rộng hoạt độngcho vay đối với các doanh nghiệp dân doanh Đó chính là lý do để tác giả

Trang 13

chọn đề tài: “Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp dân doanh tại

chi nhánh ngân hàng Công Thương Bến Thủy” cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

* Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu đối tượng chủ yếu là những vấn đề cơ bản về lýluận và thực tiễn của hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối vớidoanh nghiệp dân doanh, những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn củangân hàng của doanh nghiệp dân doanh

* Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hoạt động cho vay của ngân hàngCông thương Bến Thủy đối với doanh nghiệp dân doanh, bao gồm các công ty

cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận văn sử dụng những phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch

sử, thống kê kinh tế, phân tích các dữ liệu để nghiên cứu

5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Từ việc phân tích những khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệpdân doanh trong việc tiếp cận vốn của ngân hàng và những trở ngại của ngânhàng khi quyết định cấp vốn vay cho các doanh nghiệp này, đề tài đã phản

Trang 14

ánh được sự gắn bó mật thiết giữa hoạt động cho vay của ngân hàng và sựphát triển của doanh nghiệp dân doanh Bên cạnh đó, đề tài được hình thành

từ hoạt động của ngân hàng chứa nhiều thông tin là những căn cứ để các nhàlãnh đạo ngân hàng đưa ra các quyết định mở rộng hoạt động cho vay đối vớidoanh nghiệp dân doanh

6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Kết cấu của đề tài bao gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận cơ bản về mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệpdân doanh của ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay doanh nghiệp dân doanh củangân hàng Công thương Bến Thủy

Chương 3: Một số giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàngCông thương Bến Thủy đối với doanh nghiệp dân doanh

Trang 15

Chương 1

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP DÂN DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI 1.1 HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Khái niệm về cho vay

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao chokhách hàng một lượng tài sản (thường là tiền) để sử dụng vào một mục đích vàthời hạn nhất định theo thỏa thuận với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi

Một quan hệ cho vay bao gồm các yếu tố cơ bản sau:

- Các chủ thể tham gia: bên vay và bên cho vay;

- Đối tượng cho vay: tài sản (thường là tiền);

- Thời hạn và lãi suất cho vay;

- Phương thức bảo đảm tiền vay;

Đối với ngân hàng thương mại, cho vay là hoạt động quan trọng vàchiếm tỷ trọng lớn nhất trong các hoạt động cấp tín dụng [2, tr 30] Ngoài lợiích cho bản thân ngân hàng, thông qua hoạt động cho vay, ngân hàng thựchiện điều hòa vốn trong nền kinh tế dưới hình thức phân phối nguồn vốn tạmthời nhàn rỗi huy động được từ trong xã hội để đáp ứng nhu cầu về vốn phục

vụ sản xuất kinh doanh và đời sống

1.1.2 Nguyên tắc cho vay

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tíndụng: Đây là nguyên tắc cơ bản vì nếu sử dụng vốn vay đúng mục đích thìkhách hàng mới có thể thực hiện được dự án, phương án sản xuất kinh doanhtheo lợi ích dự kiến và do vậy ngân hàng mới có thể thu hồi được vốn như kếhoạch Nguyên tắc này nhằm hạn chế rủi ro đạo đức và hạn chế khả năngkhách hàng dùng vốn vay để thực hiện các hành vi mà pháp luật cấm

Trang 16

- Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả vốn gốc và lãi vay theo đúngthời hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng: Nguyên tắc này đề ra nhằm đảmbảo cho các NHTM tồn tại và hoạt động bình thường Bởi nguồn vốn cho vaycủa ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn huy động Đó là một bộ phận tài sản củacác chủ sở hữu mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng, ngân hàng phải cónghĩa vụ đáp ứng các nhu cầu rút tiền của khách hàng mà họ yêu cầu Nếu cáckhoản tín dụng không được hoàn trả đúng hạn thì nhất định sẽ ảnh hưởng đếnkhả năng hoàn trả của ngân hàng.

- Việc đảm bảo tiền vay phải được thực hiện theo quy định của chínhphủ: Quá trình cung ứng vốn tín dụng ngắn hạn của NHTM đối với nền kinh

tế sẽ làm tăng sức mua của xã hội, làm tăng khối lượng tiền trong nền kinh tế,làm tăng áp lực đối với hàng hóa ở trên thị trường Ngoài ra do tính chất vậnđộng của vốn tín dụng là gắn liền với sự vận động của vật tư hàng hóa, gắnliền với hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị Do đó cần thực hiệnnguyên tắc bảo đảm giá trị vật tư hàng hóa tương đương cho những khoản tíndụng đang thực hiện Bảo đảm tiền vay có thể thực hiện bằng thế chấp, cầm

cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba, hoặc bảo đảm bằng chính tài sản được tạo ra

do sử dụng vốn vay hoặc bảo đảm bằng tín chấp

1.1.3 Phân loại cho vay của NHTM

Hoạt động cho vay của NHTM rất đa dạng và phong phú với nhiều loạihình tín dụng khác nhau Việc áp dụng hình thức cho vay nào là tùy thuộc vàođặc điểm kinh tế của đối tượng sử dụng vốn nhằm sử dụng và quản lý vốn tíndụng có hiệu quả và phù hợp với sự vận động cũng như đặc điểm kinh tế khácnhau của đối tượng tín dụng

Trên thực tế việc phân loại cho vay theo các tiêu thức sau:

 Theo thời hạn vay:

- Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng;

Trang 17

- Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm;

- Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạntối đa có thể lên đến 20 – 30 năm

 Theo phương thức cho vay:

- Cho vay từng lần: áp dụng cho những khách hàng có nhu cầu vay vốntừng lần, mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng lập thủ tục và ký hợpđồng tín dụng

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: áp dụng cho những khách hàng vayvốn ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên, hoạt động kinh doanh ổnđịnh

- Cho vay theo dự án đầu tư: áp dụng cho những khách hàng vay vốn

để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ,thông thường áp dụng trong cho vay trung và dài hạn

- Thấu chi: hình thức cho vay gắn liền với việc sử dụng tài khoản thanhtoán của doanh nghiệp thông qua việc sử dụng quá số dư trong một hạn mứccho phép, với một thời hạn và phí do ngân hàng quy định

 Theo hình thức bảo đảm:

- Cho vay bảo đảm bằng tài sản: tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố) cóthể là tài sản của người đi vay, người bảo lãnh hoặc tài sản hình thành từ vốnvay Khi rủi ro xảy ra, ngân hàng sẽ phát mại tài sản này để thu hồi nợ

- Cho vay bảo đảm không bằng tài sản: là loại hình cho vay trong đócác khoản nợ vay không được bảo đảm bằng tài sản mà chỉ dựa vào uy tín củabản thân khách hàng

* Theo mục đích:

- Cho vay kinh doanh: là hình thức cho vay của ngân hàng nhằm đáp ứng nhucầu vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh.Ví dụ : Cho vaycông nghiệp và thương mại, cho vay bất động sản, cho vay nông nghiệp…

Trang 18

- Cho vay tiêu dùng: là loại cho vay của ngân hàng nhằm đáp ứng nhucầu tiêu dùng của hộ gia đình, cá nhân như chi tiêu thường xuyên, sửa chữanhà cửa, chi mua sắm tài sản…

1.1.4 Quy trình cho vay của ngân hàng thương mại

Quy trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàngtrong việc cho vay Quy trình này bao gồm nhiều bước theo một trật tự nhấtđịnh, có thể khái quát như sau [7, tr 620-623]:

Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ tín dụng.

Cán bộ tín dụng làm đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng về hồ

sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ

Bước 2: Thẩm định các điều kiện tín dụng.

Cán bộ tín dụng nghiên cứu, thẩm định hồ sơ theo những nội dung sau:(1) Đánh giá về khách hàng: năng lực pháp lý, mô hình tổ chức, bố trílao động, quản trị điều hành doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, các rủi rochủ yếu…

(2) Phân tích tình hình tài chính của khách hàng

(3) Thẩm định phương án, dự án sản xuất kinh doanh; hiệu quả củaphương án, dự án; khả năng trả nợ gốc và lãi của phương án, dự án

(4) Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay, thẩm định năng lực tài chínhcủa bên bảo lãnh (nếu có)

(5) Xem xét khả năng nguồn vốn của chi nhánh

(6) Đề xuất của cán bộ tín dụng

Cán bộ tín dụng sẽ chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định và ý kiến đềxuất Sau đó, báo cáo Trưởng phòng tín dụng, Trưởng phòng tín dụng sẽ kiểmtra xem xét cần thiết thực hiện tái thẩm định Qua đó, đưa ra ý kiến đánh giá,

đề xuất của mình

Trang 19

Bước 3: Quyết định cho vay, ký hợp đồng tín dụng.

Sau khi có ý kiến đề xuất của Trưởng phòng tín dụng, hồ sơ đượcchuyển lên Giám đốc để xem xét và ra quyết định

Nếu như lãnh đạo đồng ý và sau khi hoàn thành các thủ tục khác theoquy định thì sẽ tiến hành ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay

Bước 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay.

Giải ngân là khâu tiếp theo sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết.Giải ngân là phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã đượccam kết trong hợp đồng

Đây là khâu quan trọng vì nó có thể góp phần phát hiện và chấn chỉnhkịp thời nếu có sai sót ở các khâu trước Ngoài ra, cách thức giải ngân còngóp phần kiểm tra và kiểm soát xem vốn tín dụng có được sử dụng đúng mụcđích cam kết hay không

Bước 5: Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh.

Ngân hàng tiến hành thu nợ khách hàng theo đúng những điều khoản đãcam kết trong hợp đồng tín dụng Tùy theo tính chất của khoản vay và tìnhhình tài chính của khách hàng, hai bên có thể thỏa thuận và lựa chọn nhữnghình thức thu nợ khác nhau

Nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng không có khả năng trả nợ thì ngânhàng có thể xem xét cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc chuyển sang

nợ quá hạn để sau này có biện pháp xử lý thích hợp nhằm đảm bảo thu hồi nợ

Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng.

Nếu hết thời hạn của hợp đồng tín dụng mà khách hàng đã hoàn tất cácnghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi thì ngân hàng và khách hàng làm thủ tục thanh lýhợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản nếu có và lưu hồ sơ vay vốn của kháchhàng vào kho lưu trữ

Trang 20

1.2 MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP DÂN DOANH CỦA NHTM 1.2.1 Đặc điểm doanh nghiệp dân doanh và vai trò của cho vay ngân

hàng đối với doanh nghiệp dân doanh

1.2.1.1 Doanh nghiệp dân doanh

Như chúng ta đều biết, Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, cótài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy địnhcủa pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh

Doanh nghiệp dân doanh là một khái niệm được sử dụng phổ biến trongthực tiễn quản lý kinh tế Việt Nam Theo đó, doanh nghiệp dân doanh là têngọi chung của các doanh nghiệp có yếu tố tư hữu trong việc sở hữu các tư liệusản xuất Các doanh nghiệp này hoạt động theo luật doanh nghiệp

Trong nhiều tài liệu và công trình nghiên cứu ở nước ta, khu vực kinh

tế dân doanh bao gồm: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công

ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân

Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, đượcthành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó Tại thời điểmđăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp, vốn điều lệ của công ty cổ phần

là tổng giá trị mệnh giá các cổ phần do các cổ đông sáng lập và các cổ đôngphổ thông khác đã đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty; số cổphần này phải được thanh toán đủ trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày đượccấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp [1] Các cá nhân hay tổ chức sởhữu cổ phần được gọi là cổ đông

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là loại hình doanh nghiệp có tưcách pháp nhân được pháp luật thừa nhận Công ty trách nhiệm hữu hạn làloại hình doanh nghiệp có không quá 50 thành viên cùng góp vốn thành lập vàcông ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính kháctrong phạm vi nghĩa vụ tài sản của công ty

Trang 21

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó phải có ít nhất hai thànhviên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tênchung (gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể cóthành viên góp vốn Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệmbằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty Thành viên gópvốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn

đã góp vào công ty Như vậy, bản chất của công ty hợp danh là công ty tráchnhiệm vô hạn

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tựchịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanhnghiệp Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân

Trong xu thế hội nhập kinh tế, DNDD ngày càng trở thành một thànhphần không thể thiếu được đối với sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế.Điều đó xuất phát từ các vai trò quan trọng sau:

* Đóng góp quan trọng vào GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế

Theo tiến trình hội nhập, số lượng doanh nghiệp dân doanh ngày cànggia tăng, kinh doanh mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực nên nó đóng góp rất lớnvào GDP và tăng trưởng kinh tế Trong số các loại hình DNDD thì loại hìnhCông ty TNHH và Công ty tư nhân vẫn chiếm đa số Sự phát triển của doanhnghiệp dân doanh trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, đặc biệt ở khu vực chếbiến, bán lẻ và dịch vụ thời gian qua đã góp phần không nhỏ vào GDP của

cả nước

* Góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động

Ở mọi nền kinh tế chuyển đổi, khu vực kinh tế nhà nước đang trongquá trình tái cơ cấu nên cũng không thể phần lớn giải quyết được việc làm màthậm chí còn làm tăng thêm tỷ lệ thất nghiệp do sự đào thải, giảm biên chếtrong quá trình chuyển đổi Sự xuất hiện và phát triển của các DNDD đã làm

Trang 22

tăng thêm cơ hội có việc làm cho tất cả mọi người, đặc biệt là lao động trongkhu vực nông thôn cũng như lao động dư thừa từ các doanh nghiệp nhà nướcgiải thể, cổ phần hóa Đây là một thế mạnh rõ rệt của các DNDD đòi hỏiĐảng và Nhà nước cần quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ hơn nữa để các DNDDphát triển tạo nên những bước đi vững chắc trong tương lai

* Góp phần thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế

Với chính sách đổi mới kinh tế, nhà nước đã tạo môi trường thuận lợi

để khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư nguồn vốn của mình vào sản xuấtkinh doanh Trong ba khu vực kinh tế (nhà nước, dân doanh, đầu tư nướcngoài) thì nguồn vốn đầu tư vào nền kinh tế của khu vực kinh tế dân doanhchiếm tỷ trọng ngày càng lớn Đầu tư của khu vực kinh tế dân doanh đã vàđang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong quá trình pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước Trong những năm gần đây, khi nước tachính thức gia nhập WTO thì việc đầu tư vốn vào nền kinh tế là rất cần thiết

Sự lớn mạnh của kinh tế dân doanh đã góp phần bổ sung kịp thời nguồn vốnthiếu hụt và giữ vững đà phát triển của đất nước, chống lại được sự suy thoáicủa nền kinh tế toàn cầu

* Nâng cao tính cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Tăng cường cạnh tranh là một đòi hỏi tất yếu trong quá trình phát triểnkinh tế thị trường Tính cạnh tranh cao trên thị trường thể hiện ở chỗ là cạnhtranh giữa các DNDD với các doanh nghiệp nhà nước, giữa các DNDD vớinhau Đây thực sự là một động lực giúp cho nền kinh tế phát triển và gópphần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nền kinh tế Thông quacạnh tranh, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất vì giảmchi phí sản xuất đồng nghĩa với giảm giá thành, đồng thời cũng thúc đẩy cácdoanh nghiệp nhanh chóng đổi mới thiết bị, công nghệ Cạnh tranh khôngnhững giúp các doanh nghiệp đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu về tiêu dùng cho

Trang 23

sản xuất hay tiêu dùng cho cá nhân trong xã hội, mà thông qua đó nó còn giúpđào thải và bình tuyển tự nhiên các doanh nghiệp, doanh nghiệp nào làm ănkhông có hiệu quả sẽ nhanh chóng bị loại ra khỏi thị trường, trên thị trườngchỉ tồn tại các doanh nghiệp có hiệu quả thực sự

* Tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước

Như mọi người đều biết, nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước làthuế Về mặt pháp luật các DNDD cũng như các doanh nghiệp nhà nước cónghĩa vụ như nhau trong việc nộp thuế Đối với các doanh nghiệp nhà nước,

để đóng góp tiền thuế vào ngân sách nhà nước thì nhà nước cũng phải có đầu

tư, trợ cấp nhất định cho các doanh nghiệp này Ngân sách nhà nước vì vậyphụ thuộc vào các nguồn thu khác ngày càng nhiều, đặc biệt là từ sự đóng gópthuế của khối doanh nghiệp dân doanh Do đó sự phát triển của các DNDDcũng như sự thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của họ sẽ gópphần đáng kể làm tăng nguồn thu cho ngân sách Như vậy, phát triển khu vựckinh tế dân doanh một cách bền vững là biện pháp quan trọng nhất để đảmbảo ngân sách quốc gia

1.2.1.2 Đặc điểm Doanh nghiệp dân doanh

Qua khái niệm và nội dung nêu trên, doanh nghiệp dân doanh là loại hìnhdoanh nghiệp doanh nghiệp gắn với một khu vực kinh tế rộng lớn, đó là khu vựckinh tế tư nhân_một khu vực có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong quá trìnhtoàn cầu hóa kinh tế Tuy nhiên, tự trong bản thân các doanh nghiệp loại hìnhnày cũng chứa đựng những đặc điểm khác nhau tạo nên những thuận lợi và bấtlợi trong quá trình phát triển Đó chính là các ưu nhược điểm cơ bản sau:

Ưu điểm:

- Doanh nghiệp dân doanh là thành phần kinh tế năng động, có tính tựchủ cao nên dễ thích ứng với những biến động của thị trường, cơ chế chínhsách của nhà nước;

Trang 24

- Do có yếu tố tư hữu trong việc sở hữu về vốn và các tư liệu sản xuấtnên hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn gắn liền với quyềnlợi, lợi ích cá nhân của người sản xuất cũng như chủ doanh nghiệp Chính vìvậy, mà các Doanh nghiệp dân doanh luôn tập trung phát huy tối đa năng lựckinh doanh và nâng cao tính cạnh tranh trong thị trường;

- Bộ máy quản lý, tổ chức, kinh doanh của các doanh nghiệp dân doanhthường có gọn nhẹ, đơn giản Từ đó các quyết định được thực hiện nhanh;công tác kiểm tra, điều hành trực tiếp Điều này góp phần đáng kể trong việcgiảm chi phí quản lý doanh nghiệp;

- Doanh nghiệp dân doanh tận dụng triệt để được lợi thế về nguồn laođộng dồi dào ở địa phương

Nhược điểm:

- Nguồn vốn chủ sở hữu còn hạn chế Bất kỳ doanh nghiệp nào muốntiến hành sản xuất kinh doanh đều cần phải có một lượng vốn chủ sở hữu nhấtđịnh Các Doanh nghiệp dân doanh khi mới được thành lập thường có quy môvốn đầu tư nhỏ, đây cũng là hạn chế lớn cho doanh nghiệp khi muốn đầu tư

mở rộng sản xuất kinh doanh Việc tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngânhàng đã khó, song để có được nguồn vốn đủ cho việc mở rộng sản xuất kinhdoanh thì nguồn vốn tự có, nguồn vốn khác của doanh nghiệp đôi khi là ràocản bởi nó không đáp ứng được các tỷ lệ an toàn theo yêu cầu của ngân hàng;

- Trình độ công nghệ ứng dụng trong sản xuất kinh doanh có giới hạn,nhiều khi còn yếu kém, tạo nên sự yếu kém trong cạnh tranh, hạn chế năngsuất lao động, chất lượng sản phẩm, không tiết giảm chi phí

- Chất lượng lao động thấp, trình độ tay nghề chưa cao, đặc biệt là trình

độ quản lý nói chung còn hạn chế, người lao động ít được đào tạo cơ bản vàchưa đáp ứng được so với yêu cầu phát triển Trong thực tế, một số doanhnghiệp khi hoạt động ở quy mô nhỏ thì có hiệu quả, nhưng khi mở rộng quy

Trang 25

mô sản xuất kinh doanh thì trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp không đápứng một cách tương xứng nên đã dẫn đến thua lỗ.

- Các Doanh nghiệp dân doanh thường có tài chính không minh bạch,việc nắm bắt các thông tin về ngân hàng còn hạn chế, họ thường e ngại khitiếp xúc với ngân hàng Họ không có đội ngũ kế toán chuyên nghiệp nên việccập nhật số liệu thường không phản ánh trung thực

1.2.1.3 Vai trò của cho vay ngân hàng đối với doanh nghiệp dân doanh

a Đáp ứng nhu cầu vốn để quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dân doanh được diễn ra thường xuyên, liên tục

Như phần trên đã phân tích, nhược điểm lớn đối với DNDD chính lànguồn vốn bị hạn chế Nguồn vốn điều lệ của doanh nghiệp phần lớn đã tậptrung cho việc đầu tư ban đầu vào máy móc, thiết bị, nhà xưởng và đất đai

Do đó, phần vốn dành cho vốn lưu động để luân chuyển trong hoạt động sảnxuất kinh doanh cũng như tái sản xuất mở rộng là rất hạn chế Trong khi đóhoạt động chiếm dụng vốn của nhau thông qua hình thức mua bán trả chậmcủa các doanh nghiệp là một việc rất phổ biến Và điều này đã gây khó khăncho hoạt động của các doanh nghiệp có vốn lưu động nhỏ bé như các DNDD.Mặt khác khi thiếu vốn, DNDD cũng không thể thực hiện được hoạt động táisản xuất mở rộng Tái sản xuất mở rộng chính là tiền đề cho sự tăng trưởng vàphát triển của các doanh nghiệp nói chung và các DNDD nói riêng Mộtdoanh nghiệp chỉ có thể khẳng định được vị trí của mình trên thị trườngthông qua hoạt động tái sản xuất mở rộng của mình Bên cạnh đó, nguồn vốn

để đầu tư chiều rộng cũng như chiều sâu vào các máy móc thiết bị, dâychuyền sản xuất hiện đại là không nhỏ Tín dụng ngân hàng đã giúp đỡ choDNDD trong việc hỗ trợ vốn lưu động và đầu tư mở rộng sản xuất Với cáchình thức cho vay hỗ trợ vốn lưu động như cho vay theo hạn mức, chiết khấucác giấy tờ có giá DNDD mới kịp thời chớp lấy các cơ hội kinh doanh, tăng

Trang 26

tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, làm cho quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp được liên tục Trên cơ sở các dự án khả thi của DNDD vềviệc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, ngân hàng sẽ xem xét việc cấp tíndụng tài trợ cho dự án Với sự giúp đỡ về nguồn vốn trung dài hạn sẽ giúp choDNDD có được một số vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh Sự tài trợ này

sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và hiện đại hoá côngnghệ Như vậy, tín dụng ngân hàng là nguồn hỗ trợ vốn rất quan trọng đối vớicác DNDD

b Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các DNDD

Hầu hết các nguồn vốn kinh doanh của DNDD chính là sự tài trợ vốncủa các ngân hàng thương mại Nhưng khi các ngân hàng thương mại cho vayvốn thì luôn đặt ra nguyên tắc cho các doanh nghiệp là phải hoàn trả vốn gốc

và lãi theo quy định Chính nguyên tắc này đã thúc đẩy các doanh nghiệp nóichung và DNDD nói riêng khi vay vốn phải nâng cao tối đa hiệu quả sử dụngvốn để thu hồi được đồng tiền đầu tư để trả gốc và lãi cho ngân hàng Khoảnlãi phải trả cho ngân hàng là một khoản chi phí của doanh nghiệp, do đódoanh nghiệp phải tích cực nâng cao hiệu quả của mình để tăng doanh thu bùđắp cho chi phí tăng lên đó

Mặt khác, trong quá trình cấp tín dụng, ngân hàng phải thường xuyênkiểm tra, giám sát vốn vay và quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng.Chính cơ chế kiểm tra giám sát này sẽ thúc đẩy tích cực hoạt động của doanhnghiệp

c Góp phần quan trọng trong việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp dân doanh và thị trường quốc tế

Trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp nói chung và DNDD nóiriêng luôn phải gắn chặt với thị trường khu vực và thế giới Thông qua hoạtđộng cung ứng vốn cho khối DNDD, ngân hàng đã giúp cho doanh nghiệp có

Trang 27

đủ vốn để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, không chỉ cungứng hàng hoá, dịch vụ trong nước mà còn xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài.Bên cạnh đó, ngân hàng còn đóng vai trò là người tư vấn cho các doanhnghiệp trong việc xác định nhu cầu thị trường, trong quan hệ mua bán với đốitác nước ngoài thông qua hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá Từ đó, DNDD

có điều kiện vươn xa hơn ra thị trường quốc tế

1.2.2 Quan niệm về mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng thương

mại đối với doanh nghiệp dân doanh

Như chúng ta đều biết trong mọi hoạt động kinh doanh, mở rộng kinh

doanh là con đường phát triển tất yếu của các nhà đầu tư Ngân hàng thươngmại với tư cách một doanh nghiệp mà hoạt động cho vay là chủ yếu thì mởrộng cho vay cũng là điều không thể khác

Cũng như bao doanh nghiệp khác, bên cạnh mục tiêu bảo đảm an toàntrong kinh doanh thì tối đa hóa thu nhập, lợi nhuận trong cho vay của ngânhàng thương mại là một trong các mục tiêu cơ bản nhất của các ngân hàngthương mại Nói như vậy để thấy rằng mở rộng cho vay, tăng qui mô tín dụng

là sự phát triển tự nhiên Tuy nhiên, như đã nói ở trên, không phải ngân hàngthương mại mở rộng hoạt động cho vay bằng mọi giá mà không tính đến cácyếu tố khác, nhất là bảo đảm sự an toàn Do vậy, cũng có nhiều lúc do bảođảm sự an toàn thì việc khống chế tăng trưởng tín dụng, không mở rộng qui

mô cho vay có thể là điều bắt buộc tạm thời Thành thử, tùy từng giai đoạnkinh doanh, phải thấy rõ mục tiêu nào là chủ yếu, mục tiêu nào là thứ yếu vàphải tính toán mọi sự đánh đổi

Mở rộng cho vay của các ngân hàng thương mại là quá trình trong đó bằng mọi nỗ lực các ngân hàng làm tăng trưởng qui mô tín dụng trên cơ sở bảo đảm được mục tiêu an toàn, kiểm soát được rủi ro

Quan niệm trên cho thấy rằng đối với quá trình mở rộng cho vay, thì

Trang 28

mục tiêu tăng trưởng qui mô tín dụng là chủ yếu, là ưu tiên trong khi hạn chếrủi ro là mục tiêu kiểm soát

Tăng trưởng qui mô tín dụng, cụ thể là tăng trưởng dư nợ vừa là mụctiêu và cũng vừa là kết quả của các cách thức khai thác các yếu tố tăng trưởngkhác mà chủ yếu được tập trung thực hiện qua 2 hướng như sau:

- Tăng trưởng qui mô khách hàng bằng mọi cách khác nhau như chútrọng khai thác khách hàng, phát triển mạng lưới giao dịch, triển khai cácphân khúc thị trường mới…

- Gia tăng qui mô dự nợ trên khách hàng đối với mọi đối tượng kháchhàng: khai thác các khách hàng có nhiều tiềm năng, triển vọng, gia tăng cácyếu tố tin cậy khách hàng cũ để bảo đảm gia tăng định mức dư nợ…

Kiểm soát rủi ro trong cho vay là một vấn đề phức tạp, được thể hiệnqua nhiều nội dung, căn cứ khác nhau mà trước hết có thể được nhận định quacác yếu tố liên quan vấn đề nợ quá hạn, nợ xấu

Qua các nội dung của mở rộng cho vay trình bày trên, đối với kháchhàng là DNDD thì mở rộng cho vay cũng không nằm ngoài các nội dung đó.Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù của DNDD cần nhấn mạnh thêm rằng:

- Mở rộng cho vay DNDD là điều hết sức cần thiết;

- Mở rộng cho vay DNDD trên góc độ mở rộng khách hàng cho thấymột tiềm năng to lớn vì bản thân xu hướng tư nhân hóa nền kinh tế;

- Mở rộng cho vay DNDD trên góc độ kiểm soát rủi ro cũng đặt ranhiều vấn đề lưu ý do bản chất và các đặc điểm của loại hình doanhnghiệp này

Để có thể dễ dàng lượng định hơn các vấn đề nêu trên, cần phải thốngnhất sự đánh giá qua hệ thống các tiêu chí về tăng trưởng qui mô cho vay vàkiểm soát rủi ro

Trang 29

1.2.3 Các tiêu chí đánh giá mở rộng cho vay của ngân hàng thương mại đối với DNDD

(1)Mức tăng trưởng dư nợ DNDD:

Tăng trưởng dư nợ là tiêu chí khái quát nhất đánh giá mở rộng cho vay

Nó đồng thời là tiêu chí cuối cùng thể hiện mở rộng vì là kết quả của việckhai thác các yếu tố kinh doanh ngân hàng

- Tiêu chí tăng trưởng dư nợ có thể được phân tích qua các chỉ tiêulượng tăng (giảm) tuyệt đối, tốc độ tăng (giảm)

Ngoài ra để nhìn nhận sâu sắc hơn, tiêu chí tăng trưởng dư nợ còn cóthể được phân tích bổ sung qua các chỉ tiêu:

- Tỷ trọng dư nợ cho vay DNDD trong tổng dư nợ cho vay của NH;

- Thị phần cho vay DNDD của NH trên địa bàn (% cho vay DNDD của

NH so với thị trường chung)

Trang 30

(3) Mức tăng trưởng dư nợ bình quân khách hàng DNDD:

Bên cạnh tiêu chí số lượng khách hàng thì mức tăng trưởng dư nợ bìnhquân khách hàng cũng có thể được xem như là một tiêu chí chất lượng quantrọng, một hướng khai thác theo chiều sâu Mức tăng trưởng dư nợ bình quânkhách hàng đến một giới hạn nào đó sẽ tiết kiệm nhiều chi phí nghiệp vụ tíndụng cho ngân hàng nhưng vẫn bảo đảm kiểm soát được rủi ro

Tăng trưởng dư nợ bình quân khách hàng phụ thuộc vào việc tìm kiếm,khai thác các khách hàng mới có tiềm lực kinh doanh, vào việc đầu tư thêmcho khách hàng cũ trên cơ sở kích thích nhu cầu của họ và gia tăng yếu tố bảođảm kiểm soát rủi ro

Tiêu chí tăng trưởng dư nợ bình quân khách hàng cũng có thể đượcphân tích qua các chỉ tiêu lượng tăng (giảm) tuyệt đối, tốc độ tăng (giảm)

(4)Đa dạng hóa sản phẩm cho vay DNDD:

Ngày nay đa dạng hóa sản phẩm cho vay cũng nằm trong xu hướng đadạng hóa dịch vụ của các ngân hàng thương mại nhằm thỏa mãn tối đa nhucầu khách hàng, góp phần thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần, gia tănglợi nhuận cho ngân hàng

Bên cạnh các tiêu chí mở rộng dư nợ, việc đánh giá kiểm soát rủi rocho vay có thể được xem xét qua các tiêu chí như:

(5)Nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn:

Chỉ tiêu này phản ánh khái quát về tình hình nợ quá hạn của Ngân hàngtrong quá trình cho vay Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả hoạt động củaNgân hàng càng tốt và ngược lại Bởi vì, chỉ tiêu này cao sẽ chứng tỏ Ngânhàng đang gặp nhiều rủi ro Tuy nhiên, trong thực tế, do những rủi ro tronghoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng của Ngân hàng là khôngthể tránh khỏi Vì vậy, chấp nhận một tỷ lệ nợ quá hạn nhất định được coi nhưgiới hạn an toàn Theo khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ này nên ở

Trang 31

mức dưới 5% là có thể chấp nhận được.

(6) Nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu:

Nợ xấu là các khoản nợ mà hầu như không có khả năng, nợ tồn đọngdây dưa khó có thể thu hồi và không được tái cơ cấu Hầu hết các NHTM ởbất kỳ quốc gia nào cũng quan tâm tới vấn đề nợ xấu và phương thức quản lýcác khoản nợ này Việc quản lý tốt các khoản nợ xấu sẽ giúp các NHTM VNđánh giá đúng thực trạng của Ngân hàng và giúp Ngân hàng nâng cao nănglực tài chính của mình để có thể cạnh tranh được với các NH bạn

(7) Tỷ lệ xóa nợ ròng/ dư nợ:

Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu nợ từ các khoản nợ quá hạn trênnhóm 5 đã được ngân hàng chuyển ra ngoại bảng và đang được ngân hàng sửdụng các biện pháp mạnh để thu hồi Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ ngânhàng đang gặp rủi ro tín dụng vì có quá nhiều các khoản nợ ngoại bảng màngân hàng không thể thu hồi và ngược lại

(8) Tỷ lệ trích lập dự phòng/ dư nợ:

Quy định cụ thể về 5 nhóm nợ (gồm nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợdưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ mất vốn và nợ có khả năng mất vốn) và tỷ lệtrích lập dự phòng tương ứng với mỗi nhóm; qua đó tính số tiền dự phòng cụthể đối với từng khoản nợ dựa trên công thức đã được quy định Các ngânhàng được yêu cầu phải trích lập và duy trì dự phòng theo tỷ lệ như sau: nhóm1: 0%, nhóm 2: 5%, nhóm 3: 20%, nhóm 4: 50%, nhóm 5: 100% [5, tr 442].Nếu hiệu quả sử dụng vốn không đạt được mục tiêu, đòi hỏi khoản trích lập

dự phòng rủi ro tín dụng sẽ cao hơn và như vậy lợi nhuận thu về trong kinhdoanh của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng

Trang 32

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng cho vay của ngân hàng thương

mại đối với doanh nghiệp dân doanh

1.2.4.1 Nhân tố từ phía ngân hàng

Đây là những nhân tố xuất phát từ chính bản thân ngân hàng như: chínhsách tín dụng, nguồn vốn, chính sách lãi suất cho vay, quy mô của ngânhàng

- Về chính sách tín dụng: Ngân hàng có thực hiện cho vay đối với khu

vực kinh tế dân doanh hay không, có chú trọng tới việc mở rộng cho vay đốivới doanh nghiệp dân doanh hay không? Đây là chính sách của từng ngânhàng Đối với nền kinh tế hiện nay, khi mà kinh tế toàn khu vực đang trên đàsuy thoái thì các ngân hàng đang có những chính sách tín dụng ưu đãi đối vớicác doanh nghiệp để nhằm tăng nhu cầu vốn tín dụng đối với các doanhnghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp dân doanh

- Về nguồn vốn của ngân hàng: Các ngân hàng thương mại có nhiều

nguồn hình thành vốn, ví dụ như:

+ Vốn huy động: là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng nhưng mỗi loạitiền gửi có đặc điểm riêng và có sự biến động khác nhau Nhưng hiện nay,khách hàng gửi tiền vào ngân hàng chủ yếu là gửi ngắn hạn, vì thế ngân hàngrất bị động đối với nguồn vốn này Trong khi đó, vốn vay lại chủ yếu vaytrung và dài hạn Đây cũng là một khó khăn cho các ngân hàng khi cấp vốncho các doanh nghiệp dân doanh

+ Vốn tự có: đối với mỗi NHTM thì việc mở rộng tín dụng còn phụ thuộcvào mức vốn tự có của mỗi ngân hàng Trong khi đó, cơ cấu vốn tự có của từngngân hàng là khác nhau và tương đối thấp nên hạn chế khả năng tài trợ vốn chocác doanh nghiệp dân doanh Do đó, việc mở rộng vốn huy động và vốn tự cócủa ngân hàng là rất cần thiết để mở rộng tín dụng đối với các DNDD

Trang 33

- Lãi suất: Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn vay, lãi suất luôn

được coi là biến số nhạy cảm đối với đời sống kinh tế - xã hội, nó là nhân tốtác động tích cực đối với việc mở rộng tín dụng đồng thời nó cũng sẽ là yếu tốkìm hãm sự mở rộng tín dụng nếu như ngân hàng không có chính sách lãi suấthợp lý

- Về quy mô hoạt động của NHTM: Đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng

mạnh tới việc mở rộng tín dụng nói chung và việc mở rộng tín dụng đối vớikhu vực kinh tế dân doanh nói riêng NHTM có quy mô lớn, địa bàn hoạtđộng rộng, có uy tín cao trên thương trường sẽ thu hút khách hàng gửi và vaytiền, tạo điều kiện cho NHTM mở rộng tín dụng

- Công tác marketing của ngân hàng: tác động tới việc mở rộng tín

dụng của các NHTM, giúp cho khách hàng hiểu và tin ngân hàng hơn, từ đóđến với ngân hàng ngày càng nhiều hơn

- Về tiện nghi, chất lượng phục vụ của ngân hàng: Đây là hai yếu tố

góp phần làm gia tăng lượng khách hàng đến với ngân hàng Trong quá trìnhgiao dịch, nhân viên ngân hàng có thái độ, cử chỉ, nói năng thân thiện vớikhách hàng, không tạo bộ mặt lãnh đạm, lạnh nhạt hay khó gần Điều nàycũng sẽ tạo ra một ấn tượng tốt khi khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.Bên cạnh đó, nhân viên ngân hàng phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụtrong phạm vi công việc của mình, thực hiện tốt các yêu cầu dịch vụ củakhách hàng Khi khách hàng hỏi trả lời hoặc giải thích rõ ràng và chính xáccác câu hỏi liên quan đến nghiệp vụ của mình Về tiện nghi của ngân hàng,một cơ sở vật chất khang trang, máy móc hiện đại sẽ tạo được niềm tin vớikhách hàng về khả năng tài chính của mình Một ngân hàng có tiện nghi hiệnđại, cơ sở vật chất khang trang, thái độ phục vụ tốt sẽ giữ được những kháchhàng cũ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới

Trang 34

1.2.4.2 Nhân tố từ bên ngoài ngân hàng

- Môi trường kinh tế - xã hội

Môi trường kinh tế - xã hội có tác động tích cực hoặc tiêu cực vào hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Khi môi trường đầu tư thuận lợi, cácdoanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh của mình và ngượclại, và khi doanh nghiệp mở rộng và nâng cao chất lượng đầu tư sẽ củng cố vàhoàn thiện hơn môi trường đầu tư, đồng thời tạo điều kiện cho ngân hàngthương mại mở rộng tín dụng Nếu môi trường kinh tế - xã hội phát triển sẽtạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng củacác ngân hàng Hệ thống pháp luật đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho các doanhnghiệp trong đó có các NHTM hoạt động kinh doanh thuận lợi, dễ dàng CácNHTM sẽ thu thập được những thông tin có độ chính xác cao phục vụ choviệc thẩm định tín dụng, trong đó có việc xác định giá trị doanh nghiệp, tàisản của doanh nghiệp và tài sản đảm bảo tiền vay, khả năng giám sát hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Những nhân tố từ phía khách hàng:

+ Động cơ đầu tư của khách hàng: Mục tiêu đầu tiên và cuối cùng của

các doanh nghiệp là lợi nhuận Lợi nhuận do đầu tư mang lại càng cao và có độrủi ro càng thấp thì nhu cầu đầu tư càng lớn Động cơ đầu tư của khách hàng cóđược thực hiện hay không còn phụ thuộc vào vốn đầu tư Trong khi đó, phương

án đầu tư đòi hỏi khối lượng vốn lớn mà chỉ một mình khách hàng sẽ khó thựchiện được Điều này tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại tham gia đầu

tư vốn vào doanh nghiệp Như vậy, động cơ đầu tư của các khách hàng quyếtđịnh việc mở rộng cho vay của ngân hàng Nhu cầu đầu tư của các khách hàngcàng lớn, các ngân hàng càng có điều kiện để mở rộng tín dụng

+ Năng lực tài chính và tình hình của khách hàng:

Khả năng tài chính của khách hàng thể hiện ở khối lượng vốn tự có và

Trang 35

tỷ trọng vốn tự có trong tổng số nguồn vốn của khách hàng sử dụng Điềukiện tín dụng thường quy định một tỷ lệ cụ thể, tối thiểu của vốn tự có trongtổng nguồn vốn hoạt động Năng lực tài chính của doanh nghiệp còn thể hiện

ở khả năng thanh toán của doanh nghiệp Năng lực tài chính của doanh nghiệpcàng cao, khả năng đáp ứng điều kiện tín dụng càng lớn, càng làm cho ngânhàng có điều kiện mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng

+ Tài sản bảo đảm tiền vay:

Mặc dù tài sản bảo đảm tiền vay không là yếu tố duy nhất quyết địnhđến việc có cho vay hay không song đối với các DNDD thì biện pháp bảođảm bằng tài sản vẫn là nhân tố quan trọng để ngân hàng quyết định có chovay hay không Trong khi đó, đối với nhiều DNDD thì tài sản ít, hoặc ngânhàng định giá tài sản thấp hơn nhiều so với giá cả thị trường dẫn đến mức chovay thấp, điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn củangân hàng

Trang 36

Chương 2 THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP DÂN DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẾN THỦY 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẾN THỦY 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

2.1.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Công thương Việt Nam

Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thànhlập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Là Ngânhàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàngViệt Nam

Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam có hệ thống mạng lưới trảirộng toàn quốc với 150 Sở Giao dịch, chi nhánh và trên 900 phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm; có 6 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính,Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tàisản, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH MTV Quản lýQuỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý và 3 đơn vị sự nghiệp là Trungtâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực; có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng và định chế tàichính lớn trên toàn thế giới

Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam là một Ngân hàng đầu tiêncủa Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000; là thành viên của Hiệp hộiNgân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chínhviễn thông Liên ngân hàng toàn cầu(SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanhtoán thẻ VISA, MASTER quốc tế; là ngân hàng tiên phong trong việc ứngdụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam [8]

Trang 37

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Bến Thủy

Trước năm 1995, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thủy là Chinhánh ngân hàng cấp II trực thuộc Ngân hàng Công thương Nghệ An

Kể từ ngày 01/01/1995 Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thủyđược nâng cấp là chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Namtheo quyết định số 439/NHCT – TCCB ngày 17/12/1994 Là một chi nhánhngân hàng thương mại ra đời trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế

kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước,trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức Song nhờ sự nỗ lực phấn đấu đểtrưởng thành, đến nay Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thủy đã xác lậpvững chắc thị trường kinh doanh, nhanh chóng chuyển hướng đầu tư và hòanhập với cơ chế mới một cách mạnh mẽ Nguồn vốn tăng trưởng nhanh và lànhmạnh, cơ cấu được chuyển dịch hợp lý Các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàngngày càng được hoàn thiện Số khách hàng đặt quan hệ giao dịch tiền gửi, tiềnvay ngày một đông đã thể hiện được vị thế và uy tín của Chi nhánh ngày một

rõ rệt [3]

2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng công thương Bến Thủy

Bộ máy tổ chức hoạt động của đơn vị được tổ chức thành Ban Giám đốc

và 8 phòng ban chức năng

Ban Giám đốc gồm 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc

* Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Trực tiếp giao dịch với khách hàng

là các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, thực hiện cáccông tác liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng Trực tiếpquảng cáo, tiếp thị để giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng chodoanh nghiệp Tham mưu cho giám đốc về kế hoạch kinh doanh, tổng hợp,phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện các báo cáo hàngquý, sáu tháng và năm

Trang 38

* Phòng Khách hàng cá nhân: Trực tiếp giao dịch với khách hàng cánhân để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ Thực hiện các nghiệp vụ liênquan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệhiện hành Quảng cáo, tiếp thị và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho cáckhách hàng cá nhân.

* Tổ quản lý rủi ro: Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý rủi rocủa Chi nhánh; quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảotuân thủ các giới hạn tín dụng cho khách hàng; thẩm định hoặc tái thẩm địnhkhách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng Thực hiện chức năng giámsát, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo củaNHCT Việt Nam Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề(bao gồm nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu); quản lý, khai thác

và xử lý tài sản bảo đảm nợ vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi cáckhoản nợ gốc và lãi tiền vay Quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được

xử lý rủi ro

* Phòng Kế toán giao dịch: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịchtrực tiếp với khách hàng, các nghiệp vụ và công việc có liên quan đến công tácquản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại Chi nhánh, cung cấp các dịch vụ ngân hàngliên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý, hạch toán các giao dịch Quản lý vàchịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đếntừng giao dịch viên theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và NHCTViệt Nam Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sảnphẩm dịch vụ ngân hàng

* Tổ thanh toán xuất nhập khẩu: Là tổ nghiệp vụ tổ chức thực hiệnnghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ theo quy địnhcủa NHCT Việt Nam

* Phòng tiền tệ kho quỹ: Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ,quản lý tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT Việt Nam Ứng và thu

Trang 39

tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiềnmặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.

* Phòng Tổ chức – Hành chính: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác

tổ chức cán bộ và đào tạo tại Chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách củaNhà nước và quy định của NHCT Việt Nam Thực hiện công tác quản trị vănphòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ,

an ninh toàn Chi nhánh; thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tinđiện toán tại Chi nhánh Bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạtđộng của hệ thống mạng, máy tính của Chi nhánh

QTK

Số 16 B.P kế toán

QTK

Số 07 Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc

Trang 40

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong những năm qua

- Hoạt động nguồn vốn:

Thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, Chi nhánh NHCT Bến Thủykhông ngừng khơi tăng nguồn vốn huy động tại chỗ, góp phần phát huy nộilực và khơi dậy tiềm năng về vốn trong dân cư để tiến hành đầu tư đối với cácthành phần kinh tế địa phương, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế trên địabàn Nghệ An thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các

dự án đầu tư khả thi nhằm tạo công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩukinh tế xã hội địa phương phát triển

Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh cơ bản thời kỳ 2006-2010

(Nguồn: Ngân hàng Công thương Bến Thủy)

Hình 2.2: Tình hình kinh doanh cơ bản thời kỳ 2006-2010

Ngày đăng: 04/10/2018, 17:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w