1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp cải thiện tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (tt)

26 529 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 597,59 KB

Nội dung

Theo số liệu của Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản thuộc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng năm 2016, thành phố có 3.065/80.135 trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng trong đó trẻ em suy dinh dưỡng

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI QUANG BÌNH

Phản biện 1: TS Đoàn Gia Dũng

Phản biện 2: PGS.TS Bùi Đức Tính

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà

Nẵng vào ngày 27 tháng 01 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

 Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trẻ em là mầm non, thế hệ tương lai của xã hội Một đất nước muốn phát triển toàn diện không thể không chú trọng đến việc bồi dưỡng, chăm sóc trẻ em Thành phố Đà Nẵng đang hoàn thiện trở thành thành phố đáng sống và có nền kinh tế phát triển bền vững Song song với điều đó, vấn đề con người luôn được thành phố quan tâm hàng đầu, trong đó có bồi dưỡng và phát triển thể chất trẻ em Theo số liệu của Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản thuộc Sở Y

tế thành phố Đà Nẵng năm 2016, thành phố có 3.065/80.135 trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng trong đó trẻ em suy dinh dưỡng huyện Hòa Vang chiếm khoảng 34,06%, gần gấp đôi số lượng trẻ quận Liên Chiểu đứng thứ hai (527 trẻ, chiếm 17,2%)

Việc nâng cao sức khoẻ, cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em là rất cần thiết và cấp bách trên cả nước nói chung và huyện Hòa Vang nói riêng Để đóng góp dẫn liệu về suy dinh dưỡng trẻ em và một số giải pháp khắc phục dựa trên đặc điểm riêng của huyện Hòa Vang, tác giả

tiến hành nghiên cứu đề tài "Giải pháp cải thiện tình trạng trẻ em suy

dinh dưỡng tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của luận văn là khái quát những vấn đề lý luận

và thực tiễn của vấn đề suy dinh dưỡng, nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em ở huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp cải thiện tình trạng trẻ em duy dinh dưỡng

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn huyện Hòa Vang

Trang 4

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng dẫn đến tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng từ đó hoàn thiện chính sách của các cơ quan chính quyền nhằm cải thiện tình trạng này

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung đề tài tập trung nghiên cứu tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp phân tích thống kê mô tả

- Phương pháp mô tả so sánh

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên

- Phương pháp đánh giá

- Phương pháp thực chứng

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Hệ thống cơ sở lý luận về suy dinh dưỡng

- Đánh giá tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

- Đề xuất giải pháp cải thiện tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

6 Tổng quan tài liệu

Trang 5

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG SUY DINH

DƯỠNG TRẺ EM 1.1 TỔNG QUAN VỀ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM

c Suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng

và các vi chất dinh dưỡng Bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau nhưng ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ

1.1.2 Phân loại suy dinh dưỡng trẻ em

Phân loại theo các chỉ số như sau:

- Cân nặng/tuổi:

Những trẻ có cân nặng/tuổi từ - 2SD trở lên được coi là bình thường Suy dinh dưỡng chia ra các mức độ sau:

Từ dưới - 2 SD đến - 3 SD: suy dinh dưỡng độ 1

Từ dưới - 3 SD đến - 4 SD : suy dinh dưỡng độ 2

Dưới - 4 SD: suy dinh dưỡng độ 3

- Chiều cao/tuổi:

Trang 6

Từ - 2SD trở lên: Coi là bình thường

Từ dưới - 2SD đến - 3 SD: Suy dinh dưỡng độ 1

Dưới - 3 SD: Suy dinh dưỡng độ 2

- Cân nặng theo chiều cao: thấp so với điểm ngưỡng là dưới - 2 SD

1.1.3 Nguyên nhân suy dinh dƣỡng

- Nguyên nhân trực tiếp: sinh ra trong các gia đình nghèo, không có đủ thực phẩm để ăn, cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con,…

- Nguyên nhân tiềm tàng: nguyên nhân này thường xuất phát

từ nguồn gốc là đói nghèo

- Nguyên nhân cơ bản: do kiến trúc thượng tầng, chính sách, chế độ xã hội

1.1.4 Hậu quả của tình trạng suy dinh dƣỡng

a Hậu quả đối với bản thân trẻ: suy dinh dưỡng trẻ em mang

lại những hậu quả sau: (i) Tử vong; (ii) Suy dinh dưỡng với tỷ lệ mắc bệnh; (iii) Suy dinh dưỡng với phát triển hành vi và trí tuệ, (iv) Suy dinh dưỡng và sức khỏe khi trưởng thành

b.Hậu quả về y tế

Làm giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng, thuờng có xu huớng mắc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đuờng, bệnh tim và béo phì

c Các hậu quả về kinh tế và giáo dục

Trẻ bị suy dinh duỡng có xu huớng bắt đầu đi học muộn hơn,

bỏ học và khả năng học tập kém hơn Khả năng lao động kém và thu nhập thấp Suy dinh duỡng tồn tại suốt cuộc đời có thể làm giảm đến 10% thu nhập về sau của trẻ

1.2 NỘI DUNG CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG SUY DINH DƢỠNG CỦA TRẺ EM

Trang 7

1.2.1 Nội dung cải thiện việc cung cấp lương thực thực phẩm

Cải thiện chính sách cung cấp lương thực, thực phẩm là quá trình các cơ quan quản lý nhà nước tạo ra cơ chế, các điều kiện và nguồn lực tác động vào quá trình cung cấp các hàng hóa dịch vụ nhằm đạt được mục tiêu bảo đảm chất lượng dinh dưỡng được cung cấp và hạn chế tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng

Nội dung cải thiện bao gồm các công việc:

- Làm tốt việc kiểm soát giá lương thực, thực phẩm;

- Làm tốt việc ban hành tiêu chuẩn và quy định về chất lượng lương thực thực phẩm;

- Tổ chức thông tin tuyên truyền cho các đối tượng liên quan;

- Theo dõi, giám sát và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn quy định về chất lượng lượng LTTP cho trẻ;

- Hỗ trợ cơ sở vật chất và điều kiện để thực hiện;

- Xử lý và điều chỉnh các vi phạm về chất lượng LTTP Tiêu chí đánh giá:

- Nhận thức của cha mẹ về việc cung cấp LTTP cho trẻ;

- Đánh giá của nhà quản lý, hội phụ nữ, nhà trường và bà mẹ

về các tiêu chuẩn và quy định về chất lượng LTTP cho trẻ;

- Số lượng và các hình thức tuyền truyền;

- Sự hài lòng về mức hỗ trợ của các cơ quan quản lý;

- Mức tăng lượng lương thực thực phẩm đủ tiêu chuẩn chất lượng cho học sinh

- Mức tăng tỷ lệ các cơ sở mầm non được cung cấp lương thực thực phẩm đủ chất lượng

- Tỷ lệ cơ sở kiểm soát được nguồn cung cấp

Trang 8

1.2.2 Nội dung cải thiện điều kiện chăm sóc y tế để hạn chế suy dinh dưỡng

Cải thiện chính sách bảo đảm điều kiện chăm sóc y tế là quá trình bảo đảm cơ chế và các biện pháp khác nhau tốt hơn để không ngừng hoàn thiện điều kiện cung cấp các dịch vụ y tế, y tế dự phòng tại khu vực sống của trẻ và thực hiện chăm sóc y tế trong các cơ sở trường học cho đối tượng suy dinh dưỡng

Tiêu chí đánh giá:

- Số trẻ sinh ra được cấp thẻ BHYT

- Sự hài lòng về hỗ trợ trang thiết bị của nhà nước trung tâm y

tế, trung tâm y tế dự phòng và phòng y tế tại trường học

- Cảm nhận và hài lòng về công tác hỗ trợ tư vấn về y tế

- Tỷ lệ trường có phòng y tế đủ tiêu chuẩn

- Mức và tỷ lệ tăng trẻ được khám bệnh định kỳ

- Mức và tỷ lệ tăng các trường học có nhân viên y tế

- Mức tăng và tỷ lệ tăng các trường quan tâm thực hiện các biện pháp y học dự phòng

1.2.3 Nội dung cải thiện vệ sinh môi trường

Để cải thiện tình trạng sức khoẻ của trẻ em, ngoài việc chúng ta cần giải quyết tận gốc các vấn đề về môi trường, tuyên truyền đến các đối tượng về các biện pháp phòng chống, hạn chế các tác động xấu của môi trường đến sức khỏe, và tạo điều kiện cho các hộ gia đình, các bà

mẹ cần tiếp xúc với các nguồn thông tin hữu ích và cần thiết

Để hoàn thiện công tác này cần làm tốt các công việc:

- Ban hành quy định về tiêu chuẩn vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện, khu dân cư;

- Tổ chức thông tin tuyên truyền cho các đối tượng liên quan

về các tiêu chuẩn quy định này một cách sâu rộng cho các đối tượng;

Trang 9

- Theo dõi, giám sát và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn quy định về vệ sinh môi trường;

- Xử lý và điều chỉnh các vi phạm về vệ sinh môi trường;

- Hỗ trợ cơ sở vật chất và điều kiện để thực hiện như cung cấp tài liệu, tư vấn chuyên môn kỹ thuật cho các khu dân cư, trường học Tiêu chí:

- Tỷ lệ khu dân cư chấp hành tốt các quy định

- Đánh giá của các cơ sở về công tác quản lý vệ sinh môi trường của các cơ quan quản lý

- Số lượng các đợt tập huấn và triển khai quy định vệ sinh môi trường

- Tỷ lệ số cơ sở hay trường học đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường

- Mức và tỷ lệ tăng các cơ sở khắc phục những yếu kém về vệ sinh môi trường

1.2.4 Nội dung cải thiện chất lƣợng chăm sóc trẻ em

Chăm sóc trẻ em là các hoạt động từ thu thập thông tin về chế

độ dinh dưỡng, tình hình sức khỏe, điều kiện chăm sóc y tế, và áp dụng các biện pháp nuôi dạy chăm sóc và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em Cải thiện chất lượng chăm sóc trẻ em nhằm mục đích hướng đến khuyến khích các bậc cha mẹ, trường học thực hiện tốt các quy trình giáo dục có chất lượng đi đôi với phát triển sức khỏe thể chất tăng cường cho trẻ

Quản lý chất lượng chăm sóc trẻ bao gồm các công việc:

- Ban hành các quy định về chất lượng giáo dục cho trẻ trong

đó tập trung vào phương pháp giáo dục trẻ;

- Tổ chức thông tin tuyên truyền cho các đối tượng liên quan

về các tiêu chuẩn quy định này một cách sâu rộng cho các đối tượng;

- Theo dõi, giám sát và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn quy định về chất lượng chăm sóc cho trẻ;

Trang 10

- Xử lý và điều chỉnh các vi phạm về chất lượng chăm sóc cho trẻ Tiêu chí:

- Hài lòng của cơ sở về hỗ trợ vật chất và cơ chế từ chính quyền giúp nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ;

- Hài lòng của cơ sở về hỗ trợ chuyên môn từ chính quyền giúp nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ;

- Tỷ lệ cha mẹ đánh giá sức khỏe của trẻ tốt hơn;

- Tỷ lệ cha mẹ đánh giá hài lòng về kỹ năng sống của trẻ;

- Tỷ lệ cha mẹ đánh giá khả năng tự lập của trẻ;

- Mức tăng và tỷ lệ tăng số trẻ em tham gia các chương trình chăm sóc sức khỏe

1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CẢI THIỆN TINH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI 1.3.1 Điều kiện tự nhiên

1.3.2 Tình hình kinh tế - xã hội

1.3.3 Đầu tư công tác xã hội

Trang 11

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CẢI THIỆN SUY DINH DƯỠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1 TÌNH HÌNH ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN HÒA VANG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM 2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.2.Tình hình kinh tế - xã hội

2.1.3 Đầu tư công tác xã hội

2.2 THỰC TRẠNG CẢI THIỆN SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.2.1 Tình hình cải thiện suy dinh dưỡng trẻ em trên địa bàn huyện Hòa Vang

Hiện nay, trên địa bàn huyện Hòa Vang có 11 xã với mật độ dân cư không đồng đều Theo dõi tỷ lệ SDD trẻ em của huyện Hòa Vang trong giai đoạn 2012 – 2016, tình trạng dinh dưỡng của trẻ em

đã được cải thiện

Bảng 2.1 Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng các xã thuộc huyện Hòa Vang

Trang 12

(Nguồn: Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản thành phố Đà Nẵng)

Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ mắc suy dinh dưỡng vẫn còn cao so với toàn thành phố Điều này được lý giải bởi các nguyên nhân sau: (i) Công tác kiểm soát giá LTTP còn chưa tốt, giá cả lương thực thực phẩm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khó kiểm soát; (ii) Đời sống của người dân chưa cao; (iii) Cung cấp dinh dưỡng không đúng cách, khẩu phần ăn không hợp lý; (iv) Công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh

cá nhân còn chưa tốt, dễ bị nhiễm giun sán…; (v) Tình trạng SDD bào thai do thiếu vi chất dinh dưỡng bà mẹ gây ra; (vi) Di truyền chiều cao thấp từ ba mẹ

2.2.2 Tình hình cải thiện việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho trẻ trên địa bàn huyện

Những năm qua việc quản lý cung cấp lương thực, thực phẩm cho trẻ ngày càng được quan tâm và chú trọng thực hiện Hàng năm, huyện tổ chức từ 2-4 hội thi, hội thảo, diễn đàn về các mục tiêu vì trẻ

em ở cấp huyện, tổ chức từ 45-50 lớp tuyên truyền về quyền trẻ em, Luật Bảo vệ Chăm sóc Giáo dục trẻ em… Phòng Y tế, Phòng GD&ĐT huyện đã có quy định lồng ghép về tiêu chuẩn chất lượng

Trang 13

cung cấp lương thực, thực phẩm cho trẻ và thông báo cho các trường mầm non một cách công khai

Tuy nhiên, công tác quản lý LTTP cho trẻ vẫn còn tồn tại:

- Theo số liệu điều tra, nhận thức về cung cấp dinh dưỡng cho trẻ của một số bậc phụ huynh vẫn chưa được coi trọng

Đơn vị: (%)

Hình 2.1 Tỷ lệ phụ huynh nhận thức về cung cấp dinh dưỡng cho trẻ

- Hơn 60% phụ huynh được khảo sát là công nhân và nông dân (trong đó chiếm 40% là công nhân), đây là bộ phận người dân có trình

độ học vấn chưa cao, điều kiện kinh tế còn kém

- Công tác tuyên truyền của các cơ quan chức năng huyện mặc

dù được triển khai bằng nhiều hình thức tuy nhiên hiệu quả chưa cao

- Về vấn đề gặp cán bộ tư vấn dinh dưỡng thì vẫn có bà mẹ chưa từng gặp và được tư vấn dinh dưỡng

- Tỷ lệ phụ huynh chưa quan tâm đến thực đơn và việc ăn uống tại trường của trẻ còn cao, chỉ có 76.8% phụ huynh được điều tra khẳng định có theo dõi thực đơn ở trường của trẻ, còn 23.2% phụ huynh hoàn toàn không theo dõi

Trang 14

Bảng 2.4 Ý kiến đánh giá về công tác quản lý cung cấp LTTP tại

huyện

% đánh giá Các quy định về tiêu chuẩn CL LTTP rõ, chặt chẽ và dễ

thực hiện (% đồng ý)

80

Việc theo dõi, giám sát thực hiện thực hiện chặt chẽ và

không gây khó khăn cho cơ sở (% đồng ý)

Hỗ trợ cơ sở vật chất và điều kiện để thực hiện như

cung cấp tài liệu, tư vấn chuyên môn kỹ thuật cho cơ sở

khá và tốt (% đồng ý)

78

(Nguồn: Phòng giáo dục và Nội vụ huyện Hòa Vang)

- Công tác quản lý cung cấp LTTP cho trẻ mầm non có những điểm chưa tốt như công tác theo dõi, giám sát và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn quy định và xử lý và điều chỉnh các vi phạm về chất lượng lượng lương thực thực phẩm cho trẻ (chỉ 80% đồng ý) cũng như những hàng hóa dịch vụ liên quan đã được đánh giá chưa tốt Việc xử lý nhẹ trong một số trường hợp cần phải đánh giá và điều chỉnh Năng lực và phương pháp làm việc của cán bộ quản lý cũng cần phải có những chấn chỉnh kịp thời

2.2.3 Thực trạng cài thiện điều kiện chăm sóc y tế trên địa bàn huyện Hòa Vang

Từ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp đồng bộ của cả hệ thống chính trị, công tác bảo đảm chăm sóc

y tế trên địa bàn huyện giai đoạn 2012-2016 đã có những kết quả sau:

- Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 10,75% xuống còn 7,6%

Trang 15

- Duy trì 100% trẻ em < 1 tuổi tiêm chủng đủ 6 loại vecxin

- Không có tỷ lệ chết mẹ liên quan đến thai sản

- Giảm tỷ lệ trẻ em chết < 1 tuổi từ 3,4%o xuống còn 2,5%o

- Giảm tỷ lệ trẻ em chết < 5 tuổi từ 2,92%o xuống còn 2,14%o

- Giảm tỷ lệ trẻ em sinh ra cân nặng < 2.500gram 8,0% xuống còn 7,5%

Về nhận thức của các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc y tế cho trẻ được thể hiện qua số liệu điều tra của tác giả trong hình 2.5

Đơn vị: (%)

Hình 2.5 tỷ lệ phụ huynh đánh giá việc chăm sóc y tế cho trẻ

Như vậy, một bộ phận cha mẹ chưa coi trọng việc chăm sóc

y tế cho trẻ: như cho trẻ tiêm chủng đúng lịch, tẩy giun định kỳ, chăm sóc dinh dưỡng, khám bác sỹ khi trẻ bị đau ốm…

Đối với các trung tâm y tế xã, phường, có 10% phụ huynh được khảo sát trả lời chưa bao giờ nhận được giấy tiêm chủng, 24% nhận không đầy đủ, 66% cho rằng khá đầy đủ và đầy đủ

Ngày đăng: 04/10/2018, 10:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w