Tìm hiểu hoạt động của hội phụ nữ tại Xã Yên Ninh –Huyện Phú Lương – Thành Phố Thái Nguyên.Tìm hiểu hoạt động của hội phụ nữ tại Xã Yên Ninh –Huyện Phú Lương – Thành Phố Thái Nguyên.Tìm hiểu hoạt động của hội phụ nữ tại Xã Yên Ninh –Huyện Phú Lương – Thành Phố Thái Nguyên.Tìm hiểu hoạt động của hội phụ nữ tại Xã Yên Ninh –Huyện Phú Lương – Thành Phố Thái Nguyên.Tìm hiểu hoạt động của hội phụ nữ tại Xã Yên Ninh –Huyện Phú Lương – Thành Phố Thái Nguyên.Tìm hiểu hoạt động của hội phụ nữ tại Xã Yên Ninh –Huyện Phú Lương – Thành Phố Thái Nguyên.Tìm hiểu hoạt động của hội phụ nữ tại Xã Yên Ninh –Huyện Phú Lương – Thành Phố Thái Nguyên.Tìm hiểu hoạt động của hội phụ nữ tại Xã Yên Ninh –Huyện Phú Lương – Thành Phố Thái Nguyên.Tìm hiểu hoạt động của hội phụ nữ tại Xã Yên Ninh –Huyện Phú Lương – Thành Phố Thái Nguyên.Tìm hiểu hoạt động của hội phụ nữ tại Xã Yên Ninh –Huyện Phú Lương – Thành Phố Thái Nguyên.
Trang 1- -
LÒ THỊ DUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI PHỤ NỮ TẠI XÃ YÊN NINH –
HUYỆN PHÚ LƯƠNG – TỈNH THÁI NGUYÊN
Hệ đào tạo : Chính quy
Trang 2- -
LÒ THỊ DUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI PHỤ NỮ TẠI XÃ YÊN NINH –
HUYỆN PHÚ LƯƠNG – TỈNH THÁI NGUYÊN
Hệ đào tạo : Chính quy
Định hướng đề tài : Ứng dụng
Chuyên ngành : Phát triển nông thôn
Khoa : KT & PTNT
Khóa học : 2013 - 2017
Giảng viên hướng dẫn : ThS Trần Việt Dũng
Thái Nguyên - năm 2017
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại địa phương cũng như ở trường, nay em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp theo kế hoạch
của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên với tên đề tài: “Tìm hiểu hoạt
động của hội phụ nữ tại Xã Yên Ninh –Huyện Phú Lương – Thành Phố
Có được kết quả này lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy
Th.s Trần Việt Dũng - Giảng viên khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Giáo
viên hướng dẫn em trong quá trình thực tập Thầy đã chỉ bảo và hướng dẫn tận tình cho em những kiến thức lý thuyết và thực tế cũng như các kỹ năng trong khi viết bài, chỉ cho em những thiếu sót và sai lầm của mình giúp em chỉnh sửa kịp thời để hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp với kết quả tốt nhất Thầy luôn động viên, theo dõi sát sao và cũng là người thúc đẩy em trong mọi công việc để em hoàn thành tốt đợt thực tập của mình đúng theo kế hoạch và thời gian cho phép của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Trong thời gian thực tập tại địa phương cho phép em gửi lời cảm ơn
chân thành tới Chủ tịch UBND xã Yên Ninh và cô Chủ tịch HLHPN Hoàng Thị Ánh Tuyết cùng các phòng ban khác tại phường Trưng Vương đã nhiệt
tình giúp đỡ em, cung cấp những thông tin và số liệu cần thiết để phục vụ cho bài báo cáo Đã tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp này
Qua đây cho phép em gửi lời chân thành cảm ơn sự tận tình dạy dỗ, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt 4 năm học vừa qua của các thầy cô trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Sinh viên
Lò Thị Dung
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 4
Bảng 1.2: Công cụ SWOT 5
Bảng 3.1: Tình hình cơ sỏ hạ tầng xã Yên Ninh 18
Bảng 3.2: SWOT về hoạt động của tổ chức Hội phụ nữ trong việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn 25
Bảng 3.3: Các loại tài liệu về thứ cấp của Hội phụ nữ xã 26
Bảng 3.4: Các hoạt động nổi bật của Hội phụ nữ xã 30
Bảng 3.5: Nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực của phụ nữ từ tháng 1 – 12 31
Bảng 3.6: Tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện pháp luật,chính sách từ tháng 1 – 12 32
Bảng 3.7: Hỗ trợ PN phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập từ tháng 1 – 12 33
Bảng 3.8: Phụ nữ góp phần thực hiện xây dựng gia đình ấm, bình đẳng, tiến bộ , hạnh phúc từ tháng 1 – 12 34
Bảng 3.9: Phụ nữ chung tay xây dựng phát triển tổ chức xã hội 35
Trang 6
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC iv
Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Nội dung phương pháp thực hiện 3
1.3.1 Nội dung thực tập 3
1.3.2 Phương pháp thực hiện 4
1.4 Thời gian và địa điểm thực tập 5
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
2.1 Cơ sở lý luận đề tài 6
2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập 6
2.2 Cơ sở thực tiễn 9
2.2.1 Sự hình thành của HPN trong sự nghiệp cách mạng xây dựng XHCN ở Việt Nam 9
2.2.2 Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập 10
2.2.3 Hoạt động của hội phụ nữ ở một số địa phương khác 11
2.2.4 Bài học kinh nghiệm từ các địa phương 13
Phần 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP 14
3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa bàn nghiên cứu 14
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 14
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 17
Trang 73.1.2 Những Thành tựu đạt được của cơ sở thực tập 19
3.1.2.1 Bộ máy tổ chức của Hội phụ nữ xã Yên Ninh 19
3.1.3 Những thuận lợi và khó khăn đến hoạt động phụ nữ xã Yên Ninh 24
3.2 Kết quả thực tập 26
3.2.1 Mô tả nội dung thực và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập 26
3.2.2 Những hoạt động chủ yếu của cán bộ Phụ Nữ 28
3.2.3 Tóm tắt kết quả thực tập 43
Phần 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51
4.1 Kết luận 51
4.2 Kiến nghị 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
Trang 8Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1 1 Tính cấp thiết của đề tài
- Phụ Nữ có vai trò quan trọng trong đội ngũ đông đảo của những người lao động trong xã hội, bằng lao động sáng tạo của mình, họ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong phú cuộc sống con người Phụ nữ luôn thể hiện vai trò của mình trong các lĩnh vực đời sống xã hội, cụ thể là trong lĩnh vực hoạt động vật chất, phụ nữ là lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải nuôi sống con người Không chỉ sản xuất ra của cải vật chất phụ nữ còn tái sản xuất ra con người để duy trì và phát triển xã hội Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, phụ nữ có vai trò sáng tạo nền văn hóa nhân loại, nền văn hóa dân gian của bất cứ nước nào, dân tộc nào cũng có sự tham gia bằng nhiều hình thức đông đảo phụ nữ
Ở Việt Nam phụ nữ chiếm trên 50% dân số cả nước,họ tham gia vào tất
cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và càng ngày càng thể hiện vị trí và vai trò quan trọng của mình trong xã hội.trong suốt chặng đường đấu tranh dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước, lịch
sử Việt Nam đã nghi nhận những cống hiến to lớn của phụ nữ.Trong công cuộc đổi mới đất nước của Đảng, họ luôn giữ gìn phát huy và nêu cao tinh thần yêu nước, đoàn kết, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn để vươn lên trong học tập, lao động phấn đấu đạt những thành tích trên mọi lĩnh vực Trong gia đình, mỗi phụ nữ vừa là người con dâu, người vợ, người mẹ, người thầy của các con, người thầy thuốc của gia đình
Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm và phát huy vai trò của phụ
nữ trong xã hội, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng…, ở khu vực nông
Trang 9thôn, cùng với việc tích cực tham gia vào quá trình phát triển kinh tế gia đình, mỗi phụ nữ còn tham gia nhiều hoạt động xã hội, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, ổn định an ninh quốc phòng địa hương làm thay đổi diện mạo khu vực nông thôn Việt Nam
Phú Lương là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, với 50% dân
số là phụ nữ, lực lượng này đã và đang đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh
tế - xã hội toàn huyện, tuy nhiên, sự đóng góp của phụ nữ lại chưa được nghi nhận một cách xứng đáng, chưa tương xứng với vị trí, vai trò của họ trong nền kinh tế, trong các quan hệ xã hội và trong đời sống gia đình.Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường,người phụ nữ phải “nặng gánh hai vai”, vừa phải làm tốt công việc xã hội, vừa đảm nhiệm công việc vợ, làm mẹ trong khi quỹ thời gian của họ cũng chỉ như mọi người, sức khỏe lại hạn chế…để cố gắng làm tốt, họ phải nỗ lực và hi sinh, nhưng quyền lợi về mọi mặt của họ lại chưa được quan tâm đúng mức
Xã Yên Ninh là một trong những xã thuộc diện nghèo của huyện phú lương, phụ nữ cũng đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thôn, của xã Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên và sự nhận thức sâu sắc về những tiềm năng nhận thức to lớn của phụ nữ, những cản trợ sự tiến bộ của phụ nữ trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế nông thôn Em tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Tìm hiểu hoạt động của Hội phụ nữ tại xã Yên Ninh - Phú
Lương - Thái Nguyên”
1.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu hoạt động của Hội phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn của xã
- Đánh giá hoạt động của Hội PN xã Yên Ninh
- Đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Phụ Nữ
xã Yên Ninh
Trang 101.2.1 Về chuyên môn nghiệp vụ
- Tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội học hỏi từ thực tế, gắn kết những lý thuyết đã học trong Nhà trường với môi trường làm việc tại các cơ quan UBND xã
- Rèn luyện cho sinh viên khả năng tư duy sáng tạo, ứng dụng những
kiến thức đã học và cập nhật những kiến thức mới vào thực tế
- Chuẩn bị tốt kiến thức chuyên ngành và những kiến thức có liên quan
tới thực tế công việc trong tương lai
- Nâng cao kỹ năng làm việc và tác phong chuyên nghiệp qua quá trình học và làm việc độc lập, tinh thần làm việc nhóm, giải quyết các vấn đề có
tính khoa học
- Có thêm được nhiều kinh nghiệm và kỹ năng mới cho bản thân như:
kĩ năng giao tiếp, xử lí tình huống, xây dựng và lập kế hoạch
1.2.2 Về thái độ, kỹ năng làm viêc
- Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng
xử hiệu quả trong công việc
- Giúp sinh viên xác định và lựa chọn tốt nhất công việc, lĩnh vực
ngành nghề trong tương lai
1.2.3 Về kỹ năng sống
- Rèn luyện kỹ năng làm việc chuyên nghiệp cho sinh viên
- Tận dụng được hết các cơ hội nếu có, chịu khó chú tâm trong công việc
- Giao tiếp tích cực, chân thành trong ứng xử
1.3 Nội dung phương pháp thực hiện
1.3.1 Nội dung thực tập
- Tìm hiểu đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Yên Ninh
- Đánh giá hoạt động của cán bộ Hội phụ nữ xã Yên Ninh và các chi các tổ phụ nữ trên địa bàn xã
- Đánh giá tác động những hoạt động của Hội phụ nữ xã Yên Ninh
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao tinh thần của hoạt động Hội phụ nữ
Trang 111.3.2 Phương pháp thực hiện
- Các số liệu sơ cấp và thứ cấp có liên quan đến nội dung nghiên cứu
sẽ được điều tra, thu thập trong quá trình thực hiện đề tài
a, Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Trong đề tài sử dụng số liệu đã công bố của các cơ quan thống kê, các sách báo tài liệu, báo cáo tổng kết đã được công bố của xã và huyện để thu thập các tài liệu liên quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường…của các khu vực nghiên cứu
Bảng 1.1: Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
STT Loại thông tin Nguồn thu thập
1 - Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội, tình hình dân số lao động của
Xã
- Phòng thống kê xã Yên Ninh
2 - Các hoạt động của Hội phụ nữ - Hội LHPN Xã
3 - Kết quả hoạt động của Hội phụ
5 - Vai trò của Hội phụ nữ qua các
thời kỳ và quá trình hoạt động
của Hội LHPN VN
- Cẩm nang nghiệp vụ công tác
Hội PN thời kỳ gia nhập WTO- Nhà xuất bản thông tin năm 2007
b Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Để thu thập được thông tin hoạt động của Hội phụ nữ thì Sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc: dùng bảng kiểm để tìm hiểu một số thông tin như: họ tên, tuổi, trình độ văn hóa, chuyên môn, công việc cụ
thể của cán bộ Hội PN xã
- Phương pháp quan sát: Quan sát tác phong làm việc, cách làm việc và xử
lí công việc của các cán bộ, nhằm thu thập ý kiến của họ về công tác của Hội
Trang 12PN xã cũng như tổ chức Hội phụ nữ cơ sở tại địa phương đối với phát triển kinh tế xã hội nông thôn
1.3.2.1 Các phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi điều tra thu thập, được tiến hành tổng hợp, hệ thống lại
1.3.2.2 Phương pháp phân tích thông tin
2 Phương pháp so sánh - Đối chiếu so sánh các kết quả đạt được của
địa phương đối với những địa phương khác
- Đánh giá - Vai trò của đối tượng nghiên cứu trong việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn
xã hội nông thôn trên đại bàn
1.4 Thời gian và địa điểm thực tập
- Địa điểm: đề tài tìm hiểu tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, Tỉnh Thái Nguyên
- Thời gian: thời gian tiến hành từ 20/8/2016- 20/12/2016
Trang 13Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận đề tài
2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
2.1.1.1 Khái niệm về Hội phụ nữ
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, mục tiêu nâng cao năng lực công tác lãnh đạo, quản lý và trang bị phương pháp, kỹ năng hoạt động đối với đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ Hội đang là vấn đề cần thiết và cấp bách
Là tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ, HLHPN VN có cơ cấu tổ chức chặt chẽ từ Trung ương tới cơ sở Trong đó, HLHPN cơ sở được xác định là nền tảng của tổ chức Hội, có vai trò quan trọng trong hệ thống tổ chức Hội Hoạt động của HLHPN cơ sở mạnh hay yếu đều ảnh hưởng đến trực tiếp tới hoạt động của cả hệ thống Hội
- HLHPN là thành viên của mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của liên đoàn Phụ nữ dân chủ quốc tế và Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN ( Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á Hội tham gia tích cực trong các hoạt động vì hòa bình, đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới
2.1.1.2 Tầm quan trọng của Hội phụ nữ Việt Nam
- HLHPN VN không chỉ hoạt động chính trị, HPN còn là đầu mối quy
tụ Tổ chức thực hiện những hoạt động của xã hội trong mọi tầng lớp phụ nữ tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” HLHPNVN luôn quan tâm thu hút các tầng lớp Phụ nữ tham gia thực hiện các hoạt động nhân đạo từ thiện, các hoạt động
xã hội phù hợp với yêu cầu của xã hội trong từng giai đoạn cụ thể
Trang 14- Trong hoạt động phát triển hội viên: Hội quy tụ, tập hợp rộng rãi các đối tượng Phụ nữ, không phân biệt tầng lớp giàu nghèo, tôn giáo, dân tộc
…thu hút đa dạng đối tượng hội viên : ngoài đối tượng phụ nữ nông thôn lao động nông nghiệp, phụ nữ lực lượng vũ trang ( Quân đội, Công an, Bộ đội, Biên phòng), Phụ nữ công nhân viên chức và lao động, Phụ nữ nội trợ, nay còn thêm nhiều đối tượng như: nữ tri thức, nữ khoa học, nữ văn nghệ sĩ, nữ doanh nhân, nữ sinh viên…vận động Phụ nữ trong các thành phần kinh tế tập thể, cá nhân, tư nhân liên doanh, hợp danh
- Hội giúp Phụ nữ thực hiện quyền bình đẳng, HLHPN VN là trường học nâng cao năng lực và kiến thức mọi mặt của Phụ nữ giúp cho chị em có
cơ hội tiếp cận kiến thức thông tin, từ đó có quyền năng về chính trị, kinh tế khẳng định vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội Những hoạt động này góp phần thay đổi và nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới của toàn xã hội
- Hội các cấp thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới không chỉ cho hội viên mà còn cho
cả Nam giới và các nhà hoạch định chính sách ở địa phương Thực hiện lồng ghép giới vào các chương trình, dự án, nhằm giúp cho phụ nữ được tham gia vào quá trình phát triển
2.1.1.3 Vai trò của Hội phụ nữ
- Trong việc phát triển kinh tế - xã hội HPN có vai trò:
+ Đất nước đang tiến hành công cuộc CNH-HĐH đất nước và phát triển nông thôn là một trong những các khâu của tiến trình đó Với phân nửa
xã hội là chị em phụ nữ nên phụ nữ có số lượng đông đảo và đại đa số chị em sống ở nông thôn nên HLHPN VN sẽ có vai trò không nhỏ về trong sự nghiệp đưa nông thôn đi lên HLHPN VN không chỉ hoạt động chính trị, hội còn là đầu mối quy tụ tổ chức thực hiện đầu mối sâu rộng trong mọi tầng lớp phụ nữ
Trang 15tạo nên sức mạnh tổng lực nhằm góp phần thực hiện mục tiêu: “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
+ Phụ nữ là một trong những đối tượng cần được quan tâm, nhất là phụ
nữ ở vùng sâu, vùng xa
+ HLHPN VN là tổ chức đầu mối giúp Đảng và Nhà nước chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp của Phụ nữ cũng chính là giải quyết các vấn đề xã hội nói chung và các vấn đề của Phụ nữ nông thôn nói riêng
+ HLHPN VN là cơ quan cấp cao nhất của hệ thống tổ chức cấp hội HLHPN VN là nơi xây dựng các điều luật, chính sách liên quan đến phụ nữ HLHPN VN còn là nơi xây dựng các nhiệm vụ, phong trào, hoạt động của HPN trên toàn quốc
+ HLHPN Tỉnh là cơ quan chịu sự quản lý trực tiếp của HLHPN VN HPN tỉnh có trách nhiệm triển khai, thực hiện các nhiệm vụ, họat động, phong trào mà HLHPN VN đề ra Ngoài ra tỉnh hội còn xây dựng các phong trào, hoạt động thi đua trong phù hợp với điều kiện của từng tỉnh
+ HLHPN Thành phố là cơ quan thuộc hệ thống tổ chức của hội LHPN
VN Hội chịu trách nhiệm trước tỉnh hội và Hội LHPN thành phố nhận nhiệm
vụ từ tỉnh Hội và triển khai các nhiệm vụ, hoạt động tới các cấp Hội cơ sở HPN thành phố sẽ kiểm tra, giám sát các hoạt động của HPN trên địa bàn toàn thành phố và xây dựng các hoạt động phù hợp với cơ sở Hội phường
+ HPN phường là cơ sở của HPN thành phố HPN phường hướng dẫn chi tiết cho các chi, các tổ của từng phường thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, phong trào của thành phố đề ra trong Đại hội Phụ nữ toàn thành phố
Trang 162.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Sự hình thành của HPN trong sự nghiệp cách mạng xây dựng XHCN ở Việt Nam
* Sự ra đời của Hội Phụ nữ
- Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp nên Phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng lao động chính bên cạnh đó, nước ta luôn bị kẻ thù xâm lược, đời sống nghèo khổ Từ thực tế đó mà người Phụ nữ Việt Nam có bản sắc phong cách riêng: là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường dũng cảm, là những người lao động trí óc và lao động chân tay cần cù, sáng tạo, thông minh, người nghệ sỹ bảo vệ, giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh văn hóa dân tộc, là người chủ gia đình: dịu hiền, đảm đang, trung hậu, người sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng
- Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, Phụ nữ là những người bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều bất công nên luôn có yêu cầu được giải phóng và sẵn sàng đi với Cách mạng Ngay từ những ngày đầu chống Pháp, Phụ nữ đã tham gia đông đảo vào phong trào Cần Vương, Đông kinh Nghĩa Thục, Đông Du…
- Vào những năm 1920-1930, những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo các tầng lớp như: Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các tổ chức có tính chất riêng của giới nữ: Phụ
nữ phản đế, Đồng minh Phụ nữ hiệp hội, Hội phụ nữ giải phóng…và hình thành nhiều nhóm phụ nữ…
+ Năm 1927, nhóm chị Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Minh Lăng, Nguyễn thị thủy là 3 chị em ở làng Phật Tích(Bắc Ninh) tham gia thanh niên Cách mạng đồng chí hội, các chị tuyên truyền, xây dựng tổ chức học nghề đăng tên gồm 30 chị vừa học nghề vừa học chữ
Trang 17+ Năm 1928, nhóm chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị An tham gia ‘sinh hội đỏ’ của Tân Việt, Nhóm này liên hệ với chị Xuân, chị Thiu, chị Nhuận, chị Liên thành lập tờ Phụ nữ giải phóng ở Vinh
+ Năm 1930 thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh, ở Nghệ An có 6066 chị tham gia Phụ nữ giải phóng, ở Hà Tĩnh có 6880 chị cùng nhân dân đấu tranh dành chính quyền Xô Viết ở trên 200 xã (Nghệ An) và 172 xã (Hà Tĩnh)
+ Ngày 1/5/1930, đồng chí Nguyễn Thị Thập đã tham gia lãnh đạo của cuộc đấu tranh trên 4000 nông dân ở 2 huyện Châu Thành, Mỹ Tho, trong đó
có hàng nghìn phụ nữ tham gia,
- Qua các thời kỳ cách mạng có các tổ chức phụ nữ: HPN giải phóng (1930-1931), HPN phản đế(1930-1941), Đoàn phụ nữ cứu quốc (16/06/1941), HLHPN
2.2.2 Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
- Nghị quyết số : 01/2008 Nghị quyết liên tịch giữa Công An- Hội liên hiệp Phụ nữ về “ Quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và
tệ nạn xã hội” ( giai đoạn 2008- 2012)
- Nghị Quyết số: 11 – NQ/TW ngày 27/04/2007 của Bộ chính trị về “Công
tác Phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
63/CV Quyết định số: 21763/CV QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị, căn
cứ tình hình thực tế của địa phương, thông qua việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Hội đã lựa chọn vấn đề để xây dựng kế hoạch giám sát việc cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi được đảm bảo
Trang 18- Quyết định số: 217-QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ
chính trị ( khóa XI) về “ Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể Chính trị xã hội” và “ Quy định về việc Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”
2.2.3 Hoạt động của hội phụ nữ ở một số địa phương khác
Hoạt động của Hội phụ nữ ở tỉnh Lạng Sơn
- Trong nhiệm kỳ 2006-2011, các cấp Hội PN Lạng Sơn tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, ngày càng đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng PN Đặc biệt, hoạt động hỗ trợ PN giảm nghèo, phát triển kinh tế ngày càng đi vào chiều sâu Kết quả đã xây dựng được trên 1 nghìn mô hình thực hành tiết kiệm như “Nuôi lợn đất”, “Hũ gạo tiết kiệm”, “Tín dụng tiết kiệm”, tiết kiệm điện… với số tiền tiết kiệm được trên 3 tỷ đồng, giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, đầu tư cho hoạn nạn, tàn tật, trẻ em mồ côi…
- Phát huy truyền thống yêu nước của quê hương, truyền thống
phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, dưới sự quan tâm lãnh đạo của cấp
uỷ Đảng, 5 năm qua (nhiệm kỳ 2011 – 2016) phụ nữ các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết, hưởng ứng và tích cực thực hiện các phong trào thi đua yêu nước của Trung ương, của tỉnh, của Hội và của các cấp, các ngành phát động Nổi bật là phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” được triển khai thực hiện sâu rộng trong toàn tỉnh, được cụ thể hoá thông qua phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; các phong trào của phụ nữ trên các lĩnh vực; góp phần thực hiện phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và Cuộc vận động “Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; động viên , thu hút đông đảo các tầng lớp phữn toàn tỉnh phấn đấu vươn lên đóng góp có hiệu quả vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội, quốc phòng – an
Trang 19ninh và đối ngoại Kết quả: đã có 113.507 hội viên, phụ nữ (đạt 92,5%) được tuyên truyền, học tập bằng nhiều hình thức; 94.664 hội viên, phụ nữ (đạt 83,4%) đăng ký thực hiện; hàng năm có 80,4% hội viên, phụ nữ đăng ký đạt 3 tiêu chuẩn (vượt 10,4% chỉ tiêu Nghị quyết); có 43.675 phụ nữ đạt danh hiệu Phụ nữ xuất sắc tiêu biểu trong toàn tỉnh
- Trong nhiệm kỳ tới, các cấp hội cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là chính sách có liên quan đến bình đẳng giới và quyền trẻ em; tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các phong trào, hoạt động, trong đó tập trung đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; tăng cường củng cố, kiện toàn, chăm lo phát triển các tổ chức cơ sở hội, tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các hình thức sinh hoạt, nâng cao vai trò của các cấp hội trong các tầng lớp nhân dân; quan tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hội không ngừng nâng cao trình độ, phẩm chất đạo đức, nhiệt tình tâm huyết với công tác nhằm đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ của hội trong giai đoạn mới
Hoạt động của Hội phụ nữ ở tỉnh Bắc Kạn
Năm 2015 bám sát tình hình nhiệm vụ chính trị của địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tập trung chỉ đạo các Hội cơ sở cụ thể hóa nhiệm vụ, xây dựng chương trình hành động sát với tình hình thực tế của địa phương Đồng thời, tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên trên toàn tỉnh thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua và 6 nhiệm vụ trọng tâm gắn với thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công tác Hội
Năm 2016, với chủ đề “Phụ nữ Bắc Kạn đoàn kết, sáng tạo, thi đua hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ”, các cấp Hội chủ động xây dựng kế hoạch và tổ
Trang 20chức các hoạt động có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương Chỉ đạo, tổ chức thành công đại hội phụ nữ các cấp và Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2016 - 2021 Chỉ đạo các cấp Hội cụ thể hóa và nâng cao chất lượng cuộc vận động xây dựng gia đình "5 không, 3 sạch” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” Đồng thời, tiếp tục triển khai lồng ghép các nội dung của đề án
“Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”; “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt” với các hoạt động của Hội Khai thác các nguồn lực tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm… đặc biệt là việc khơi dậy tinh thần hăng say lao động của chị em phụ nữ, qua đó góp phần vào thành quả phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Qua đó, Hội Phụ nữ tỉnh cần tiếp tục chủ động, sáng tạo, vận dụng thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, trong đó có phong trào phụ nữ chung sức xây dựng thôn thôn mới
2.2.4 Bài học kinh nghiệm từ các địa phương
- Để hoạt động của Hội phụ nữ đạt kết quả tốt, trước tiên phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, tạo được sự thống nhất cao về nhận thức trong Đảng, trong mỗi chi hội, hội viên phụ nữ về quan điểm, nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế hoạt động để mỗi hội viên hiểu rõ, từ đó đồng tâm, chung sức, tự giác, chủ động tham gia
- Luôn tranh thủ sự lãnh đạo của cấp Đảng ủy, hỗ trợ của chính quyền, sự phối kết hợp của các ban, nghành, đoàn thể vận dụng phù hợp vào điều kiện thực
tế của địa phương để tổ chức triển khai, thực hiện các nhiệm vụ của Hội
- Các đồng chí ủy viên cần nắm vững mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, Nghị quyết Đại hội phụ nữ các cấp, vận dụng sáng tạo với điều kiện cụ thể của địa phương
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các chi hội,
thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo
Trang 21Phần 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP 3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Xã có diện tích tự nhiên: 4.751,86 ha, gồm: Ðất nông nghiệp 4.044,97
ha, trong đó đất trồng cây hàng năm 455,86 ha; trồng lúa 261,23 ha; đất trồng cây công nghiệp dài ngày 333,47 ha, đất lâm nghiệp 3.197,25 ha; đất phi nông nghiệp 649,64 ha trong đó: đất ở 258,11 ha; đất chuyên dùng 277,33 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 4,29 ha; đất sông suối 99,18 ha; đất chưa sử dụng 57,25 ha (đất bằng chưa sử dụng 17,35 ha; đất đồi núi chưa sử dụng 10,66 ha; Núi đá không có rừng cây 29,24 ha)
Phân cấp vùng sản xuất đặc trưng: Vùng trồng lúa có 14 xóm vùng trồng cây công nghiệp ngắn ngày 194,08 ha, cây chè diện tích 165 ha, vùng trồng cây ăn quả cã 4 xóm, trồng cây CN dài ngày khác diện tích 214,49 ha Toàn xã có 4586 lao động, trong đó 1.375 lao động qua đào tạo; lao động trong lĩnh vực nông nghiệp 4173 người, chiếm 91% Dịch vụ - thương
Trang 22mại cã 229 người chiếm 5% Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề khác cã
183 người chiếm 4%
3.1.1.2 Đặc điểm địa hình, khí hậu
- Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thủy văn Thái nguyên qua một số năm gần đây cho thấy xã Yên Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông
+> Nhiệt độ không khí: TB năm 22o C
+> Độ ẩm không khí: TB năm 82%
- Mưa: Lượng mưa trung bình cả năm là 2000 mm, trong đó mùa mưa chiếm 91,6% lương mưa của cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8, nhiều khi có lũ xảy ra
- Gió: đặc điểm của gió hướng thịnh hành chủ yếu vào mùa mưa là gió Đông Nam, vào mùa khô là gió Đông Bắc
- Số ngày có sương mù trong năm khoảng 4-5 ngày
Xã Yên Ninh là xã miền núi có đường Quốc lộ 3 đi qua, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp
và chăn nuôi
Phân cấp vùng sản xuất đặc trưng: Vùng trồng lúa có 14 xóm; vùng trồng cây công nghiệp ngắn ngày 194,63 ha; cây Chè diện tích 165 ha; vùng trồng cây ăn quả có 4 vùng, trồng cây công nghiệp dài ngày khác 333,47 ha
và là xã có khí hậu nhiệt đới thích hợp cho phát triển các loại cây trồng trên địa bàn xã, có hệ thống thủy lợi chưa được đồng bộ vì vậy thuận lợi cho sản xuất 2 vụ lúa là vụ Đông Xuân – Hè Thu và trồng cây màu vụ Đông Lao động, trong đó 1.375 lao động qua đào tạo; lao động trong lĩnh vực nông nghiệp 4173 người, chiếm 91% Dịch vụ - thương mại có 229 người chiếm 5% Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề khác có 183 người chiếm 4%
Trang 233.1.1.3 Diện tích tự nhiên
Xã Yên Ninh thuộc địa hình miền núi trung du với nhiều đồi núi nằm rải rác trên toàn bộ địa hình của xã tạo nên một địa hình tương đối phức tạp Với độ cao trung bình từ 45 – 350 m so với mặt nước biển Địa hình xã nói chung cao về phía Nam thấp dần về phía Bắc – Đông Bắc Nhìn chung địa hình của xã có những đồi núi đá cao bao bọc xen kẽ là những thung lũng nhỏ
và tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm xã, những thung lũng này có độ dốc khá lớn
3.1.1.4 Tài nguyên
- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất đai toàn xã theo địa giới hành chính
là 4.751,86 ha Trong đó: Đất nông nghiệp 4.044,97 ha; đất phi nông nghiệp 649,64 ha; đất chưa sử dụng 57,25 ha Do địa bàn xã phần lớn là đất Pherarit, đất
đỏ Badan, đất pha cát và đá vôi Đất Pherarit và đất đỏ Badan chủ yếu phân bố trên đồi núi và các gò cao với diện tích khoảng 3.197,25 ha bằng 67,29% tổng diện tích tự nhiên Đất pha cát 1.426,19 ha chiếm 30,01% tổng diện tích tự nhiên Núi đá vôi không trồng cây được 29,24 ha bằng 0,62% diện tích toàn xã Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 99,18 ha bằng 2.08% diện tích tự nhiên toàn xã
- Tài nguyên rừng: Trên địa bàn xã có 3.197,25 ha trong đó: Rừng phòng hộ 1.076 ha bằng 33,65% diện tích; rừng sản xuất 2.121,25 ha bằng 66,35% diện tích Rừng trên địa bàn chủ yếu là trồng keo cùng với đó nhà nước đưa các Dự án để phát triển vườn rừng nâng cao thu nhập cho người dân đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái cụ thể như: Dự án 661, 327, trồng cây nhân dân có sự hỗ trợ về giống và công chăm sóc và bảo vệ
- Nguồn nước: có nguồn nước ngầm từ 5m – 15m với chất lượng nước được đảm bảo và đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn xã
Xã có 9 hồ, 6 đập, cùng các Ao, sông, suối với tổng diện tích 99,18 ha và có con sông chu chảy qua 3 xóm
Trang 24- Tài nguyên khoáng sản: Xã có nguồn tài nguyên núi đá vôi thuận tiện cho việc khai thác đá để phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng Hiện có Công
ty TNHN&XD Hoàng Hải đang quản lý và khai thác tại mỏ đá Suối Bén
- Tài nguyên nhân văn: Trên địa bàn xã gồm có 6 dân tộc anh em sinh sống gồm: Tày(70%), Kinh(20%), Nùng, Dao, Sán Chí, Mường chiếm 10%, phong tục chủ yếu theo phong tục tày
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Tình hình số và lao động
1 Tổng số hộ: 1862 hộ
2 Tổng số nhân khẩu: 7093 người, trong đó nữ: 3505 người
3 Lao động trong độ tuổi: 4173 người, trong đó nữ: 2070 người 4 Trình độ văn hóa: Phần lớn lao động học hết Trung học cơ sở
4 Trình độ văn hóa: Phần lớn lao động học hết Trung học cơ sở
5 Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao động còn thấp 30 %
6 Cơ cấu lao động: Nông, lâm nghiệp: 91%, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: 4%, thương mại, dịch vụ: 5%
7 Nguồn lao động trên địa bàn xã dồi dào đủ để đáp ứng việc làm trên địa bàn nhưng do trình độ qua đào tạo còn rất thấp cho nên cần phải quan tâm bồi dưỡng nguồn lao động để đáp ứng cũng như nắm bắt được khoa học kỹ thuật trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường, hội nhập hiện nay
3.1.2.2 Tình hình văn hóa- xã hội
* Văn hóa
- Phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” được duy trì thường xuyên, các hoạt động của xóm đi vào nề nếp, 100% xóm có Hương ước – Quy ước
- Trong năm số xóm đạt văn hóa là 11/16 xóm, tỷ lệ đạt 68,75% Xem đạt văn hóa 5 năm liên tục 2/16 xóm bằng 12,5%
Trang 253.1.2.3 Đánh giá cơ sở hạ tầng
- Các tiêu chí đã đạt theo bộ tiêu chí QG là 9 tiêu chí, gồm: Tiêu chí số 1 - Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; Tiêu chí số 3 – Thủy lợi; Tiêu chí số 4 - Điện; Tiêu chí số 5 – Trường học; Tiêu chí số 8 – Bưu điện; Tiêu chí số 12 – Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên; Tiêu chí số 13 – Hình thức tổ chức sản xuất; Tiêu chí số 14 – Giáo dục; Tiêu chí số 15 – Y tế
Bảng 3.1: Tình hình cơ sỏ hạ tầng xã Yên Ninh
I Hệ thống điện
II Hệ thống đường giao thông
2 Mương tưới tiêu:
- Bê tông hóa
Trang 263.1.2.4 Nhận xét
a Thuận lợi
- Trung tâm xã Yên Ninh là một trung tâm ngay quốc lộ, nên đường đi lại rất thuận tiện, không gây khó khăn trở ngại cho những hoạt động vui chơi giải trí của Hội phụ nữ Về mặt khác, điều kiện tự nhiên k ảnh hưởng gì đến hoạt động của Hội phụ nữ trong các xóm…
b Khó khăn
- Đường liên thông đến các làng vẫn còn nhiều nhiều đường đất.nhiều xóm vẫn còn đi lại khó khăn, điều kiện kinh tế cũng khá phổ biến, hầu như phụ nữ rời làng quê đi làm ăn xa, hoạt động của phụ nữ gặp trở ngại, không
đủ chỉ tiêu cấp trên giao
3.1.2 Những Thành tựu đạt được của cơ sở thực tập
3.1.2.1 Bộ máy tổ chức của Hội phụ nữ xã Yên Ninh
(Nguồn: Sơ đồ tổ chúc HPN xã Yên Ninh)
Hội Phụ nữ xã Yên Ninh Đảng ủy
Chi, tổ Hội PN xóm Đồng Phủ
Chi,
Tổ Hội
PN xóm Đồng Danh
Chi, tổ Hội PN xóm Suối bốc
Chi, tổ Hội PN xóm Đồng Đình
Chi, tổ Hội
PN xóm… Hội LHPN Huyện Phú Lương
Trang 27- Hội LHPN xã Yên Ninh chịu sự chỉ đạo của 2 nghành ngang và nghành dọc Nghành dọc, Hội LHPN xã chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hội LHPN huyện Phú Lương thực hiện các công việc, nhiệm vụ, chức năng của Hội đề ra Nghành ngang, Hội PN chịu sự quản lý của Đảng Ủy xã thực hiện các công việc tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Hội còn là nơi xây dựng triển khai các công việc của Hội PN trên toàn địa bàn xã Hội chỉ đạo các cấp chi Hội thực hiện các nhiệm vụ mà Đại Hội PN toàn huyện đề ra Dưới cơ sở Hội là các Chi, tổ PN của các xóm
- Cơ cấu tổ chức bộ máy xã Hội có 1 văn phòng ,16 chi, hiện nay hội có 1209 hội viên trong đó PN từ 18 tuổi trở lên chiếm 75%
- Sau Đại hội nhiệm kỳ 2011 – 2016, Hội PN xã đã xây dựng quy chế hoạt động nhiệm kỳ 2016 – 2021 Hiện nay bộ máy lãnh đạo của xã gồm: 1 chủ tịch Hội PN xã, 1 phó chủ tịch Hội, 1 ủy viên, 16 chi Hội trưởng các xóm,16 chi Hội phó các xóm
3.1.2.2 Sơ kết hoạt động công tác 6 tháng đầu năm phương hướng, nhiệm vụ
6 tháng cuối năm
- Năm 2016 là năm có nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, của các Hội, là năm diễn ra cuộc bầu cử Đại biểu Quốc Hội và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 cũng là năm diễn ra Đại hội Phụ Nữ các cấp Trong
6 tháng đầu năm 2016, thực hiện chỉ đạo của Ban thường vụ Đảng ủy và Hội LHPN huyện Phú lương Ban thường vụ Hội LHPN xã Yên Ninh đã chỉ đạo
và tổ chức thực hiện nhiệm vụ đạt 1 số kết quả sau:
I Kết quả công tác trọng tâm
a) Tổ chức phát động phong trào thi đua 2016
- Tổ chức phát động thi đua với chủ đề “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc, nhiệm kỳ 2016-2021”, thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của đát nước, của Hội và chào
Trang 28mừng cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 gắn với cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh”, xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” Kết quả đã thu hút được 1.090/1090 cán bộ, hội viên đăng ký thực hiện Đồng thời ký kết thi đua, giao chỉ tiêu phát triển hội viên và các khoản đóng góp năm 2016
b) Công tác tuyên truyền vận động
- Tuyên truyền nghị quyết Đại Hội Đảng các cấp, kết quả hoạt động công tác Hội và phong trào phụ nữ nhiệm kỳ 2016-2021 tới Đạ hội đại biểu phụ nữ các cấpđến cán bộ, hội viên phụ nữ được 17 cuộc cho 850 lượt người tham dự
- Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa và thành công của cuộc bầu cử quốc hội khóa XIV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 Kết quả thành công của Đại Hội LHPN xã Yên Ninh khóa XXIII nhiệm kỳ 2016-2021 được 15 cuộc cho 620 lượt người
- Tuyên truyền về học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh 126 năm ngày sinh của Bác được 02 cuộc cho cán bộ 85 cán bộ, hội viên, 16/16 chi hội tuyên truyền qua các buổi sinh hoạt, duy trì 08 mô hình ( đồng phủ 1, đồng phủ 2, đồng đình, Đồng kem 10, yên phú, Đồng danh, Đồng kem 4)
Các hoạt động kỷ niệm 106 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3:
Hội đã phối hợp với Ban vì sự tiến bộ của Phụ nữ tổ chức Hội thi “ cắm hoa nghệ thuật” tại huyện, chào mừng kỷ niệm 106 năm Quốc tế phụ nữ cho cán bộ , công chức tại công đoàn khối cơ quan xã có có 16/16 chi hội tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 thông qua nhiều hình thức:
Ôn lại lịch sử ngày 8/3, tọa đàm, hái hoa dân chủ, lồng ghép tổng kết 5 năm phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia
Trang 29đình hạnh phúc” giai đoạn 2011 – 2016 trao giấy chứng nhận phụ nữ xuất sắc
5 năm cho 101 chị
c) Xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững
- Hội đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm, đánh giá 5 năm phong trào thi đua “Phụ nữ tích học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2016
- Phối hợp với công an xã Yên ninh triển khai kế hoạch liên tịch nghị quyết số 01 giữa Bộ công an và Trung ương Hội LHPN Việt Nam về “Quản
lý giáo dục con em trong gia đinh không mắc tệ nạn xã hội” và triển khai công tác An toàn giao thông trong cấp hội phụ nữ năm 2016
- Hưởng ứng “tháng vệ sinh an toàn thực phẩm” các chi hội đã lồng ghép tuyên truyền vào các kỳ sinh hoạt của mô hình “5 không, 3 sạch” được
16 buổi cho 850 lượt người nghe
- Tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Xây dựng mái ấm tình thương” đến nay đã vận động được…
d) Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế
- Phối hợp tổ chức được 05 lớp tập huấn khoa học kỹ thuật về chăm sóc giống cây trồng , vật nuôi, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, công tác phòng chống cháy rừng cho 286 người tham dự
- Phối hợp với Phòng nông nghiệp Huyện Phú lương tổ chức 02 buổi tuyên truyền về không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại 4 xóm: Đồng kem 4 , Đồng kem 10, Yên phú, Suối Bén có 95 lượt người tham dự
- Phối hợp với Hội nông dân xã tổ chức học tập mô hình nuôi giun quế
2 đợt tại xã Yên Lạc có 12 chị tham gia
- Phối hợp với công ty cổ phần đầu tư Vĩnh Cát mở hội thảo tư vấn xuất khẩu lao động 01 lớp có 105 người tham dự, 04 chị có việc làm ổn định tại Ả-rập-xê-út
- Tín chấp vốn vay ngân hàng chính sách xã hội hội đến ngày 6/7/2016
là 9.871 tỷ đồng giúp cho 428 thành viên vay để phát triển kinh tế gia đình
Trang 30- 16 chi hội đăng ký danh sách giúp đỡ 16 phụ nữ nghèo có địa chỉ thoát nghèo trong năm 2016 với các hình thức giúp đỡ : bằng ngày công là
679 ngày, cho vay tiền không lãi 16.500.000đ, xi măng làm nhà 2 tấn, thăm hỏi 47 chị với số tiền 3.110.000đ…bên cạnh đó Hội đã xây dựng được các
mô hình “ Trồng rừng dược liệu” tại chi hội Đồng phủ 1 được 150 kg gạo,2.500.000đ giúp 6 hội viên nghèo trong dịp tết nguyên đán
e) Công tác giám sát và phản biện xã hội về pháp luật, chính sách liên quan đến phụ nữ bình đẳng giới
- Chỉ đạo và giao chỉ tiêu cho 16/16 chi hội đăng ký và giám sát các vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em….Kết quả trong 6 tháng đầu năm đã giám sát được 03 cuộc, giám sát chuyên đề về thực hiện khoản 1, khoản 3 Điều 8 và khoản 1, khoản 2 Điều 9 Luật bầu cử Đại biểu quốc hội và Đại biểu HĐND trong hệ thống Hội LHPN Việt Nam Giám sát việc cấp phát thẻ Bảo hiểm y tế đối với các đối tượng thuộc xã đặc biệt khó khăn được 02 cuộc
- Chỉ đạo 16/16 chi hội tiếp tục duy trì và hoạt động có hiệu quả mô hình “ Địa chỉ tin cậy” ở cộng đồng, mỗi chi hội 01 mô hình Tham gia tại xóm Ba Luồng
- Phối hợp với MTTQ giới thiệu 14 nữ tham gia ứng cử Đại biểu HĐND xã khóa 19, nhiệm kỳ 2016-2021
f) Xây dựng và phát triển tổ chức Hội
- Kết nạp mới 10 hội viên, nâng tổng số hội viên lên 1.107, giới thiệu
08 quần chúng ưu tú và kết nạp được 3 đảng viên nữ
- Tổ chức họp BCH, lấy phiếu tín nhiệm giới thiệu nhân sự tham gia Ban chấp hành, Ban thường vụ, các chức danh chủ chốt Hội LHPN xã Yên Ninh khóa XXIII nhiệm kỳ 2016-2021, chuẩn bị tốt các bước quy trình nhân
sự, các văn kiện trình Đại hội, tổ chức thành công Đại hội đại biểu Hội LHPN
xã khóa XXIII nhiệm kỳ 2016-2021
Trang 31- Làm tốt vai trò tham mưu cho Ban vì sự tiến bộ của hội Phụ nữ về công tác giới thiệu nữ tham gia ứng cử HĐND cấp xã Tỷ lệ nữ trúng cử HĐND cấ xã: 4/28 đạt 14,3%
- Công tác kiện toàn cán bộ Hội: Tổ chức hội nghị kiện toàn chi hội trưởng, chi hội phó 16/16 xóm
- Công tác kiểm tra: Kiểm tra việc thực hiện công tác Hội và phong trào phụ nữ 16/16 chi hội, kiểm tra 10/10 tổ vây vốn ngân hàng chính sách xã hội
g) Công tác đối ngoại
- Phối hợp với Công ty cổ phần đầu tư Vĩnh cát mở 01 lớp hội thảo tư vấn xuất khẩu lao động tại UBND xã có 105 chị tham dự và có 04 chị có việc làm ổn định tại Ả-rập-xê-út
3.1.3 Những thuận lợi và khó khăn đến hoạt động phụ nữ xã Yên Ninh
3.1.3.1 Đánh giá chung
Thuận lợi:
- Trong 6 tháng đầu năm 2016 dưới sự chỉ đạo của cấp Đảng, của hội cấp trên, sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền, MTTQ và các đoàn thể đã có những chuyển bước phát triển mới, nội dung và hình thức đã được các chi các hội đa dạng hóa phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng chính đáng của hội viên
- Các chi hội đã bám sát chỉ thị, nghị quyết cảu Đảng, của hội cấp trên, triển khai có hiệu quả phong trào thi đua và 6 nhiệm vụ trọng tâm, nội dung hoạt động đã gắn với thực tế tạo điều kiện, cơ hội cho chị em phụ nữ nâng cao năng lực, phát triển kinh tế, tăng thu nhập, chăm lo cuộc sống gia đình và tham gia ngày càng nhiều hơn cho hoạt động xã hội, góp phần hoàn thành các mục tiêu kinh tế, chính trị của địa phương
- Công tác xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức Hội được quan tâm đúng với nhiều phong trào thi đua được triển khai rộng khắp, có hiệu quả