Không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, kháng ung thư và kháng virus, giải độc và bảo vệ tế bào gan, hạ đường máu và chống phóng xạ, thanh trừ các gốc tự do và chống lão hóa và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch…
1. Lẩu Nấm – món ăn siêu bổ dưỡng Công dụng của các loại nấm Không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, kháng ung thư và kháng virus, giải độc và bảo vệ tế bào gan, hạ đường máu và chống phóng xạ, thanh trừ các gốc tự do và chống lão hóa và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch… Điều quan trọng đầu tiên là chọn nấm. Mỗi loại nấm lại thường xuất hiện theo mùa, có hương vị đặc trưng và công dụng khác nhau. Một số loại nấm thường được dùng làm lẩu: Nấm Hương: có tác dụng điều tiết chuyển hóa, tăng cường năng lực miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi mật và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hóa… Nấm Rơm: là thức ăn rất tốt cho những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, tiểu đường, ung thư và các bệnh lý mạch vành tim. Ngân Nhĩ (mộc nhĩ trắng): có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, nâng cao năng lực tạo máu của tủy xương, cải thiện chức năng của gan và thận, thúc đẩy quá trình tổng hợp protid trong gan, làm giảm cholesterol máu, chống phù và chống phóng xạ. Mộc Nhĩ đen: có khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng vữa xơ trong lòng huyết quản. Ngoài ra, còn có tác dụng chống lão hóa, chống ung thư và phóng xạ. Nấm Mỡ: mũ tròn, chân ngắn, màu trắng. Nấm có tác dụng làm giảm lượng đường, cholesterol trong máu và phòng chống ung thư. Nấm Kim Châm: màu trắng, thân dài khoảng 20cm, mũ nhỏ. Nấm Kim Châm chứa nhiều vitamin, acid amin. Đặc biệt, chất lysin giúp cải thiện chiều cao, trí tuệ của trẻ em. Nấm Bào Ngư: mũ màu xám, sẫm nâu hoặc nâu nhạt. Thịt nấm dày, màu trắng. Thực phẩm này thích hợp cho người bị rối loạn tiêu hóa, giúp phục hồi chức năng của gan. Chế biến và sử dụng lẩu nấm Để làm thành công món lẩu nấm, các bà nội trợ sẽ yên tâm với giá cả hợp lý bởi đây là món ăn dùng tới 80% là từ thiên nhiên. Lẩu nấm không phải là món khó làm, chỉ khó trong việc mua các loại nấm. Để có lẩu nấm ngon bổ, bạn hãy ra chợ lớn hoặc vào siêu thị, tìm mua được nấm tươi ngon, càng nhiều loại càng tốt. Các loại nấm tươi như nấm Thủy Tiên, Đùi Gà, nấm Hương Tươi, nấm Rơm, nấm Mỡ, Kim Châm, Bào Ngư hay nấm Tràm, nấm Thông thì cắt chân rễ, cạo sạch lớp bụi đất bám trên mũ và thân. Nấm khô như Mộc Nhĩ, Đông Cô thì ngâm nước, xé làm đôi. Để nấm phát huy được hết công dụng đòi hỏi phải tuân thủ theo các quy trình chế biến. Cách thức ăn lẩu nấm đòi hỏi người ăn sự kiên nhẫn. Nấm được cho vào nồi phải đợi 10 phút đến 15 phút sau khi nước sôi mới được dùng. Đây là một loại thực phẩm sạch, tuy là thực vật nhưng có hàm lượng protein và các chất bổ dưỡng tương đương với thịt. Vì vậy, khi nấu phải đạt đủ thời gian nhất định thì nấm mới phát huy hết công dụng và có hiệu quả cho sức khỏe người sử dụng. Khi ăn lẩu nấm, người ta thường dùng với các loại hải sản và các loại thịt có màu sáng như thịt thỏ, thịt gà . để tôn được hương vị đặc trưng của nấm. Nước lẩu nấm cũng được chế biến rất cầu kỳ từ xương hầm, gà ác tần cùng các loại thuốc bắc và thảo dược như táo đỏ, hạt kỳ tử, rễ sâm tươi cắt khúc… Chính những thành phần này đã làm cho món lẩu nấm thiên nhiên dễ tiêu hóa và có chất bổ dưỡng cao hơn hẳn so với những loại lẩu khác. Nấm sẽ ngon hơn với bát nước chấm chuyên dùng cho nấm được pha chế với hương vị đặc biệt từ 12 loại nguyên liệu: vừng, lạc, gừng, ớt, hành, mùi… Thêm lẩu nấm vào thực đơn hàng tuần chẳng những giúp gia đình bạn có bữa ăn ngon miệng mà còn đảm bảo dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe cho cả gia đình. 2. Lẩu nấm cay Món này dùng kèm với nước chấm. Nguyên liệu: - Nước lẩu: 2kg xương ống lợn, 150g ớt sa tế, 120g hạt nêm nấm, 10ml dầu vừng, táo tàu, kỷ tử, tỏi, đầu hành, đẳng sâm, 150g nấm tiên, 150g nấm măng hoa, 150g nấm đùi gà. - Thịt ăn kèm: thịt bò, dê, cá hồi . - Rau ăn kèm: tùy thích. - Nước chấm lẩu: dầu vừng, hành, rau mùi thái nhỏ, vừng rang, lạc rang, tỏi xay, gừng xay, ớt xay, hạt nêm gà, tiêu. Bún hoặc mì để dùng kèm với lẩu. Thực hiện: - Hầm xương ống 60-90 phút cho ra hết chất ngọt, vớt bọt thường xuyên. - Cho vài tép tỏi đã bóc vỏ, táo tàu, kỷ tử, đầu hành, đẳng sâm, dầu vừng, ớt sa tế vào nồi nước dùng, nấu khoảng 5 phút. Nêm hạt nêm nấm vừa ăn. - Nấm tiên, nấm măng hoa, nấm đùi gà rửa sạch, để ráo, thái miếng vừa ăn. Cho nấm vào nước dùng, nấu thêm 10 phút. - Trộn đều các nguyên liệu làm nước chấm lẩu. Khi thưởng thức, húp bát nước cốt nấm đầu tiên, tiếp theo là các loại nấm. Cho các loại thịt, rau vào nồi lẩu, ăn kèm mì hoặc bún tùy thích. 3. Lẩu Cá Bớp Nấu Xoài Khi dùng, nhúng rau vào lẩu, ăn kèm bún, nước mắm mặn. Nguyên liệu: - 1/2kg cá bớp, rửa sạch, thái miếng vừa ăn. - 100gr nấm rơm. - 50gr bạc hà, 100gr đậu bắp, 50gr kèo nèo, 50gr rau nhút, 50gr rau muống, rửa sạch, thái khúc vừa ăn. - 1 quả xoài xanh, bằm sợi. - Bún, nước dùng, dầu ăn, tỏi xay. - Gia vị: nước mắm, bột nêm, tương ớt. Thực hiện: - phi thơm tỏi, cho cá vào rán sơ, cho nước dùng, nấm rơm vào, đun sôi, nêm gia vị, cho ra nồi lẩu. - Xếp bạc hà, đậu bắp, kèo nèo, rau nhút, rau muống, xoài xanh ra đĩa. 4. Lẩu Súng Khi nào dùng, cho rau, giá vào ăn kèm bún tươi. Nguyên liệu: - 300gr cá ngát. - 50gr me. - 1 thìa cà phê sả băm. - 2 thìa súp tương hạt. - 1/4 quả dứa (thơm). - 1 quả cà chua. - 3 quả đậu bắp. - 1 cây bạc hà. - 100gr giá. - 200gr bún. - Rau ngổ (om), cần tàu, nước mắm, tỏi. Thực hiện: - Rửa cá, thái khoanh. - Rửa giá, đậu bắp, bạc hà, cà chua, dưa, thái miếng vừa ăn. - Thái nhỏ rau ngổ (om), cần tàu. - Đun nóng dầu, phi thơm tỏi, sả băm, cho dứa vào xào, cho tương hạt, nước. - Tiếp đến, cho me, cá vào, nêm gia vị vừa ăn, nêm rau ngổ (om), cần tàu. 5. Lẩu Cá Chình Dùng với bún gạo hoặc mì hấp, chấm cá với nước mắm ớt. Nguyên liệu: - 1 con cá chình sông (khoảng 500gr). - 2 cây sả. - 1 củ cải trắng. - 1 bó rau mồng tơi. - 5 củ hành tím, rán sơ. - 500gr xương lợn. - Bột nêm, tiêu, đường. Thực hiện: - Làm sạch cá chình bằng muối, thái khúc, luộc với sả cho hết mùi tanh, bày ra đĩa. - Hầm xương lợn với củ cải trắng, sả cây để lấy nước, vớt hết xương, nêm gia vị. - Nhặt, rửa sạch mồng tơi, xếp ra đĩa. - Khi nào thưởng thức cho nước dùng vào nồi, cho hành tím vào, đun sôi, nhúng cá, rau. 6. Lẩu Dê Lẩu là món ăn thích hợp cho những bữa ăn quây quần gia đình, người thân. Nhất là lẩu dê, có thể làm món nhậu lai rai thật thú vị cho buổi gặp mặt. Nguyên liệu: - 100gr xương ống. - 500gr thịt dê nạc. - 5 bìa đậu phụ. - 1kg bắp cải. - 200gr cà rốt. - 200gr cần tây. - 500gr mì bánh đa. - Gia vị, sa tế. Thực hiện: - Xương ống rửa sạch, đập giập, rồi cho vào hầm kỹ để lấy nước ngọt làm nước dùng. - Ninh xương cần vớt bỏ những bọt nổi phía trên mặt nước để thật trong. - Thịt dê thái thành những miếng mỏng, rộng bản, ướp với một chút sả đã đập giập, ướp gia vị. - Khi thịt ngấm thì cuộn thành những phần nhỏ, bày gọn lên đĩa. - Bắp cải xắt thành những miếng vuông, nhỏ vừa phải, rửa thật sạch, để ráo nước. - Cà rốt gọt vỏ thái sợi, cần tây nhặt bỏ rễ, xắt khúc. - Mì bánh đa ngâm nước 15 phút cho mềm. - Đậu phụ xắt miếng lớn bày ra đĩa. - Khi dùng, nêm gia vị vào nồi nước cho thật vừa, bỏ sa tế vào nồi nếu thích ăn cay rồi trút nước ra nồi lẩu đặt giữa bàn. - Khi ăn, lần lượt nhúng từng thứ một vào nồi nước dùng thật sôi để nhung chín mềm, thấm đẫm vị ngọt của nước dùng là được. - Nồi nước dùng sẽ ngon hơn nếu bạn cho vào vài củ khoai môn. 7. Lẩu Ngũ Hoa Lẩu ngũ hoa ăn kèm với các loại hoa tươi rất ngon, vị chua thanh, ít ngán. Nguyên liệu: - Nước dùng (nấu từ xương). - Philê cá lát mỏng. - Thịt bò thái mỏng. - Nghêu - Bông bí, lẻ bạn, kim châm, so đũa, thiên lý. - Nước mắm, đường, tương ớt, tương cà, bột me. Thực hiện: - Xào sơ sả, hành, ớt, cho tương cà, tương ớt vào đảo qua. - Cho tất cả vào nồi nước dùng đang sôi, nêm nếm gia vị (nước mắm, đường, me). - Bắc nồi nước dùng xuống, lược nước để làm nồi lẩu. - Bắc nồi nước dùng đã nêm gia vị lên bếp. - Đun sôi, cho nghêu vào. - Ăn đến đâu thì nhúng philê cá, thịt bò vào đến đó. . và sử dụng lẩu nấm Để làm thành công món lẩu nấm, các bà nội trợ sẽ yên tâm với giá cả hợp lý bởi đây là món ăn dùng tới 80% là từ thiên nhiên. Lẩu nấm không. 1. Lẩu Nấm – món ăn siêu bổ dưỡng Công dụng của các loại nấm Không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm có tác dụng tăng cường