1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

nghiệp vụ chứng từ gửi tiền tại ngân hàng á châu

20 382 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 3,71 MB

Nội dung

bài thể hiện nội dung của một nghiệp vụ và cách xử lý tình huống của nhân viên ngân hàng

Kế toán Ngân hàng ĐỀ TÀI MỞ TÀI KHOẢN TIẾT KIỆM CÓ KỲ HẠN MỘT THÁNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG Á CHÂU CẦN THƠ I. Lý do chọn đề tài Hiện nay kinh tế vẫn còn khủng hoảng, giá cả hàng hóa leo thang, đầu kinh doanh dễ gặp nhiều rủi ro, thay vì mua vàng dự trữ hoặc đầu kinh doanh, nhiều người dân vẫn lựa chọn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, mặc dù lãi suất thấp, lợi nhuận không cao, nhưng đối với một số người có thu nhập không ổn định, số tiền nhỏ, hay những người có thu nhập cao nhưng lại sợ rủi ro trong kinh doanh thì đây vẫn là lựa chọn được ưu tiên trong tình hình kinh tế hiện nay vì gửi tiết kiệm là kênh đầu an toàn và ít rủi ro. Ngân hàng Á Châu là một ngân hàng lớn có uy tín, có nhiều dịch vụ tốt cho khách hàng. Do đó, nhóm 16 quyết định chọn ngân hàng này là đối tượng nghiên cứu để hoàn thành bài tập nhóm. Để đáp ứng được nhu cầu gửi tiết kiệm Ngân hàng có nhiều hình thức tiền gửi khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn (dưới 1 tháng, 1 tháng đến dưới 3 tháng, 3 tháng đến dưới 6 tháng…). Trong đó kỳ hạn từ 1 đến dưới 3 tháng thích hợp cho đề tài nghiên cứu của nhóm về tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn vì thời gian phù hợp và mức lãi suất tương đối (7.8%/năm), số tiền tối thiểu phù hợp với khả năng của nhóm. II. Giới thiệu Ngân hàng ACB 2.1 Các mốc lịch sử (Quá trình phát triển) - Tháng 5/1990: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập. - Ngày 24/04/1993: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Giấy phép số 0032/NH- GP. - Ngày 13/05/1993: Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp Giấy phép số 553/GP- UB. - Ngày 04/06/1993: ACB chính thức đi vào hoạt động. - Ngày 27/04/1996: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Mastercard. - Ngày 15/10/1997: ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Visa. - Năm 1997 – Tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại: thành lập hội đồng ALCO, mở siêu thị địa ốc. Nhóm 16 1 Kế toán Ngân hàng - Năm 1999: ACB bắt đầu triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng (TCBS) nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động của ACB. - Năm 2000 – Tái cấu trúc: chính thức tiến hành tái cấu trúc (2000-2004) như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000. - Ngày 29/06/2000 – Tham gia thị trường vốn: thành lập ACBS. Với sự ra đời của công ty chứng khoán. - Ngày 02/01/2002 – Hiện đại hóa ngân hàng: ACB chính thức vận hành TCBS. - Ngày 06/01/2003 – Chất lượng quản lý: đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực huy động vốn, cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, thanh toán quốc tế và cung ứng nguồn lực tại Hội sở. - Ngày 14/11/2003 – Thẻ ghi nợ: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ ghi nợ quốc tế ACB-Visa Electron. - Ngày 10/12/2006 – Công nghệ sản phẩm cao: đưa sản phẩm quyền chọn vàng, quyền chọn mua bán ngoại tệ, ACB trở thành một trong các ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cung cấp các sản phẩm phái sinh cho khách hàng. - Ngày 17/06/2005 – Đối tác chiến lược: Ngân hàng Standard Chartered (SCB) và ACB ký kết thoả thuận hỗ trợ kỹ thuật. SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. 2.2 Cơ cấu tổ chức 2.2.1 Hệ thống tổ chức của Ngân hàng ABC Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng ACB Nhóm 16 2 Kế toán Ngân hàng 2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của Trụ sở chính Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Trụ sở chính 2.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của sở giao dịch và các chi nhánh Hình 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức sở giao dịch và các chi nhánh  Nhiệm vụ của các phòng ban - Hội đồng sáng lập: Hội đồng sáng lập Ngân hàng ABC do Đại hội đồng cổ đông thành lập ngày 09/03/2007 nhằm vấn cho Hội đồng quản trị, Ban điều hành trong quá trình quản trị, điều hành Ngân hàng. Hội đồng sáng lập gồm có 6 thành viên. Hội đồng sáng lập thường xuyên dự các phiên họp của Hội đồng quản trị và Thường trực Hội đồng quản trị. Trong năm, Hội đồng sáng lập đã tham gia ý kiến về những nội dung quan trọng trong quản trị và điều hành ngân hàng, chẳng hạn như cơ chế tham gia ý kiến và ra quyết định của Hội đồng sáng lập đối với Thường trực Hội đồng quản trị và Ban điều hành; cải Nhóm 16 3 Kế toán Ngân hàng thiện cơ cấu quản lý và quản trị điều hành tại ACB; dự thảo “Định hướng chiến lược phát triển 2011 – 2015; đánh giá hoạt động đầu tư; giao kế hoạch kinh doanh; xác định mục tiêu trong định hướng phát triển kinh doanh; chính sách lương thưởng cho kênh phân phối; quảng bá thương hiệu ACB, v.v. Với cách là cổ đông sáng lập và nhà kinh doanh ngân hàng nhiều kinh nghiệm, các thành viên Hội đồng sáng lập đã đóng góp ý kiến vấn giúp cho Hội đồng quản trị và Ban điều hành có chủ trương quản trị và biện pháp điều hành với cách cá nhân thành viên. - Hội đồng quản trị: gồm mười một thành viên và không tham gia điều hành trực tiếp. Hội đồng họp định kỳ hàng quý để thảo luận các vấn đề liên quan đến hoạt động của Ngân hàng. Hội đồng có vai trò xây dựng định hướng chiến lược tổng thể và định hướng hoạt động lâu dài cho Ngân hàng, ấn định mục tiêu tài chính giao cho Ban điều hành. Hội đồng chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ban điều hành thông qua một số hội đồng và ban chuyên môn do Hội đồng thành lập như Ban Kiểm tra- Kiểm soát nội bộ, Hội đồng Tín dụng, Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ và Tài sản Có, và Hội đồng Đầu tư, v.v. - Ban tổng giám đốc: Ban điều hành gồm có Tổng Giám đốc điều hành chung và bảy Phó Tổng Giám đốc phụ tá cho Tổng Giám đốc. Ban điều hành có chức năng cụ thể hóa chiến lược tổng thể và các mục tiêu do HĐQT đề ra, bằng các kế hoạch và phương án kinh doanh, tham mưu cho HĐQT các vấn đề về chiến lược, chính sách và trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng. - Ban Kiểm tra- Kiểm soát nội bộ: Ban Kiểm soát Nội bộ được chính thức thành lập ngày 13/03/1996, nay đổi tên là Ban Kiểm tra- Kiểm soát nội bộ. Nhiệm vụ của Ban là kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống ACB về sự tuân thủ pháp luật, các quy định pháp lý của ngành ngân hàng và các quy chế, thể lệ, quy trình nghiệp vụ của ACB. Qua đó, Ban Kiểm tra- Kiểm soát nội bộ đánh giá chất lượng điều hành và hoạt động của từng đơn vị, tham mưu cho Ban điều hành, cũng như đề xuất khắc phục yếu kém, đề phòng rủi ro, nếu có. 2.3 Chức năng và phạm vi hoạt động 2.3.1 Chức năng Ngân Hàng TMCP Á Châu (ACB) là Ngân hàng thương mại bán lẻ hàng đầu của ngành Ngân hàng Việt Nam, có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc, cung cấp các dịch vụ tiện ích cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, từng được Báo Sài Gòn Giải Phóng là đơn vị tổ chức khảo sát; “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 4 năm liên Nhóm 16 4 Kế toán Ngân hàng tiếp 2009, 2010, 2011, 2012” do các tạp chí quốc tế uy tín: Euromoney, Global Finance, AsiaMoney, FinanceAsia, The Asset, World Finance bình chọn là Tập đoàn tài chính ngân hàng đa ngành nghề có đóng góp tích cực cho việc phát triển kinh tế Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống. 2.3.2 Phạm vi hoạt động Ngân hàng ACB gồm 345 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc, trên 2000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của trung tâm thẻ ACB đang hoạt động, có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc bao gồm: + TP Hồ Chí Minh: 1 sở giao dịch, 29 chi nhánh và 107 phòng giao dịch. + Khu vực phía Bắc: 20 chi nhánh và 79 phòng giao dịch. + Khu vực Miền Trung: 13 chi nhánh và 33 phòng giao dịch. + Khu vực Miền Tây: 13 chi nhánh và 15 phòng giao dịch. + Khu vực Miền Đông: 5 chi nhánh và 30 phòng giao dịch. Trong đó 30% cổ phần do cổ đông nước ngoài nắm giữ Ngân hàng ACB có 04 Công ty trực thuộc là: Công ty Chứng khoán ACB (ACBS), Công ty Quản lý và Khai thác Tài sản ngân hàng Á Châu (ACBA), Công ty Cho thuê tài chính ngân hàng Á Châu (ACBL), Công ty Quản lý Quỹ ACB (ACBC), 2 công ty liên kết là: Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD), Công ty Cổ phần Địa ốc ACB (ACBR) và 1 công ty liên doanh là: Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB- SJC (góp vốn thành lập với SJC). Bên cạnh đó, Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) còn là đối tác hợp tác với Ngân hàng Standard Chartered và tập đoàn Microsoft, thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER, CUP (China UnionPay) quốc tế với mục tiêu “Hiệu quả, Tin cậy, Khả năng sinh lợi, Chất Lượng, và giữ vững vị trí hàng đầu trong hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam” . 2.4Các hoạt động chính 2.4.1 Huy động vốn - Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư. Nhóm 16 5 Kế toán Ngân hàng - Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng, Tiết kiệm tích luỹ . - Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu . 2.4.2 Cho vay, đầu - Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. - Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. - Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. - Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài. - Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung. - Thấu chi, cho vay tiêu dùng. - Góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế. - Đầu trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế. 2.4.3 Bảo lãnh Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán. 2.4.4 Thanh toán và tài trợ thương mại - Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu. - Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A). - Chuyển tiền trong nước và quốc tế - Chuyển tiền nhanh Western Union - Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc. - Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM - Chi trả Kiều hối… 2.4.5 Ngân quỹ - Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…) - Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…) Nhóm 16 6 Kế toán Ngân hàng - Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ . - Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế. 2.4.6 Thẻ và ngân hàng điện tử - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…) - Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card). - Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking. 2.4.7 Hoạt động khác - Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ - vấn đầu tài chính - Cho thuê tài chính - Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, vấn, lưu ký chứng khoán - Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản. - Để hoàn thiện các dịch vụ liên quan hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời tạo đà cho sự phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, VietinBank luôn có tầm nhìn chiến lược trong đầu và phát triển, tập trung ở 3 lĩnh vực: - Phát triển nguồn nhân lực. - Phát triển công nghệ. - Phát triển kênh phân phối. 2.5 Những thành tựu đạt được - Ngày 27/04/1996: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Mastercard. - Năm 2000: Đại lý chuyển tiền tốt nhất trong khu vực do công ty Western Union công nhận. - Năm 2002: Đạt giải thưởng chất lượng Việt Nam do Hội đồng xét duyệt quốc gia xác nhận. - Năm 2003: Giải thưởng Chất lượng Châu Á-Thái Bình Dương, hạng xuất sắc do Tổ chức chất lượng Châu Á Thái Bình Dương (APQO) trao tặng. Nhóm 16 7 Kế toán Ngân hàng - Năm 2004: Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua của khối NHTM cổ phần do Thống Đốc NHNN Việt Nam trao tặng. - Năm 2005: Bằng khen đã có nhiều thành tích trong nghiệp vụ thị trường mở từ Ngân hàng nhà nước Việt Nam. - Năm 2006: Huân chương lao động hạng ba do Chủ tịch nước trao tặng. - Năm 2007: Theo quỹ SMEDF, dự án VNM/AID-CO 200/2469 ACB được nhận bằng khen Ngân hàng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tốt nhất Việt Nam. - Năm 2008: ACB hân hoan nhận được Cúp thủy tinh về thành tích Ngân hàng tốt nhất Việt Nam do tạp chí kinh tế uy tín Euromoney trao tặng. - Năm 2009: Nhận được cúp thủy tinh và bằng khen cho danh hiệu Ngân Hàng tốt nhất Việt Nam do tạp chí Euromoney, Asiamoney và tạp chí Finance Asia trao tặng. - Năm 2010: Nhận được bằng khen Dịch vụ tin và dùng Việt Nam do thời báo kinh tế Việt Nam công nhận. - Năm 2011: Bằng khen đạt danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam do các tạp chí kinh tế có uy tín Euro Money và World Finance trao tặng. - Năm 2012: Cúp thủy tinh Ngân hàng tốt nhất Việt Nam do Euromoney công nhận. III. Giới thiệu các sản phẩm tiết kiệm dành cho cá nhân 3.1 Tiền gửi tiết kiệm 3.1.1 Tiết kiệm linh hoạt Sản phẩm tiền gửi 12 tháng linh hoạt điều chỉnh lãi suất và nhận lãi định kì hàng 1 tháng/ 2 tháng/ 3 tháng/ 6 tháng. Linh hoạt lãi suất: lãi suất có thể điều chỉnh vào đầu mỗi kỳ lãnh lãi (01 tháng, 02 tháng, 03 tháng, 06 tháng). Linh hoạt kì hạn: khách hàng được quyền chọn thay đổi kì hạn (01 tháng, 02 tháng, 03 tháng, 06 tháng). Tặng “Tiền thưởng khách hàng thân thiết” vào ngày đáo hạn (tròn 12 tháng). Tiền thưởng được tính trên số tiền khách hàng gửi tại ngàu mở thẻ tiết kiệm. Mức gửi: từ 5.000.000 VND hoặc 500 USD trở lên. 3.1.2 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 3.1.2.1 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng VND - Số tiền gửi tối thiểu ban đầu: 1.000.000 đồng, lãi suất: không kỳ hạn. Nhóm 16 8 Kế toán Ngân hàng - Cách thức trả lãi: tiền lãi được trả hàng tháng căn cứ vào ngày mở thẻ tiết kiệm và tự động ghi có vào tài khoản. Thời gian gửi thực tế kể từ ngày gửi tiền dưới 2 ngày thì sẽ không được hưởng lãi. - Khách hàng có thể sử dụng tài khoản để gửi tiền, rút tiền và chuyển tiền. 3.1.2.2 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng USD - Số tiền gửi tối thiểu ban đầu: 100 USD, lãi suất: không kỳ hạn. - Cách thức trả lãi: tiền lãi được trả hàng tháng căn cứ vào ngày mở thẻ tiết kiệm và tự động ghi có vào tài khoản. Thời gian gửi thực tế kể từ ngày gửi tiền dưới 2 ngày thì sẽ không được hưởng lãi. - Khách hàng có thể sử dụng tài khoản để gửi tiền, rút tiền và chuyển tiền. - Không thu phí nộp – rút USD mặt và không yêu cầu quý khách chứng minh nguồn gốc của số USD gửi vào. 3.1.3 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 3.1.3.1 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng VND - Số tiền gửi tối thiểu ban đầu: 1.000.000 đồng, lãi suất: tương ứng với mức gửi và kỳ hạn gửi tại thời điểm gửi. - Cách thức trả lãi: hàng quý, cuối kỳ. Thời gian gửi thực tế kể từ ngày gửi tiền dưới 07 ngày thì sẽ không được hưởng lãi. - Khách hàng có thể sử dụng tài khoản để gửi tiền, rút tiền và chuyển tiền. - Khách hàng có thể rút vốn trước hạn và được hưởng lãi suất không kỳ hạn tại thời điểm rút theo số ngày gửi thực tế. 3.1.3.1 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng USD - Số tiền gửi tối thiểu ban đầu: 100 USD, lãi suất: tương ứng với mức gửi và kỳ hạn gửi tại thời điểm gửi. - Cách thức trả lãi: hàng quý, cuối kỳ. Thời gian gửi thực tế kể từ ngày gửi tiền dưới 07 ngày thì sẽ không được hưởng lãi. - Khách hàng có thể sử dụng tài khoản để gửi tiền, rút tiền và chuyển tiền. - Khách hàng có thể rút vốn trước hạn và được hưởng lãi suất không kỳ hạn tại thời điểm rút theo số ngày gửi thực tế. 3.1.4 Tiền gửi tiết kiệm lãi suất thả nổi - Kỳ hạn gửi: 36 tháng – Lãnh lãi hàng kỳ Nhóm 16 9 Kế toán Ngân hàng - Kỳ lãnh lãi: là khoảng thời gian 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hay 12 tháng do khách hàng lựa chọn. - Loại tiền gửi: VND hoặc USD, mức gửi: Từ 5.000.000 VND trở lên hoặc từ 500 USD trở lên. - Lãi suất trên TTK: Tương ứng với mức gửi tại thời điểm gửi. - Lãi suất thực nhận: Tự động điều chỉnh, tương ứng với lãi suất Floating tại thời điểm đầu kỳ lãnh lãi. - Phương thức lãnh lãi: Khách hàng được quyền chỉ định phương thức lãnh lãi theo nhu cầu thực tế như lãnh lãi hàng kỳ bằng tiền mặt hay chuyển lãi sang tài khoản ATM2+ (Đối với TGTK VND) hoặc lãi tự động nhập vốn. 3.1.5 Tiền gửi tiết kiệm – bảo hiểm Lộc Bảo Toàn - Kỳ hạn gửi: 3, 4, 6, 12 tháng (lãi cuối kỳ) và 13 tháng (lãi tháng, lãi cuối kỳ) - Mức gửi tối thiểu: 20.000.000 VND, lãi suất: theo quy định ACB theo từng thời kỳ. - Khách hàng gửi vốn gốc 1 lần vào ngày mở TTK và rút vốn gốc 1 lần khi tất toán. - Khi tất toán trước hạn, khách hàng phải nộp phí rút trước hạn theo quy định của ACB, được công bố tại từng thời kỳ. - Khách hàng rút gốc trước hạn đã thỏa thuận với ACB, khách hàng được hưởng lãi suất không kỳ hạn theo quy định của ACB. Khách hàng rút gốc trước hạn trong vòng 07 ngày kể từ ngày mở thẻ, khách hàng không được hưởng lãi. 3.2 Tiền gửi thanh toán 3.2.1 Tiền gửi “Dynamic Online” - Điều kiện mở tài khoản: Khách hàng phải có tài khoản TGTT không kỳ hạn VND tại ACB & đã đăng ký sử dụng dịch vụ ACB Online. - Loại tiền: VND, kỳ hạn gửi: 36 tháng, mức gửi tối thiểu: 1.000.000 - Lãi suất: thả nổi vào đầu mỗi kỳ có thời hạn tương ứng với kỳ thông báo. - Quy định về sử dụng tài khoản: Thông qua dịch vụ ACB Online, khách hàng thực hiện trích tiền từ tài khoản TGTT VND của chính khách hàng để mở và gửi tiền vào tài khoản “Tiền gửi Dynamic - Online”. Mỗi khách hàng chỉ được mở 01 tài khoản Tiền gủi Dynamic – Online có kỳ thông báo tương ứng, khách hàng có thể đăng ký rút tiền để được hưởng lãi suất sản phẩm Nhóm 16 10 . (2.000.000đ * 7,8%)/360ngày Có 4913 : 433,333đ Nhóm 16 16 Kế toán Ngân hàng + Ngày 27/03/2013: Nhóm 16 không đến rút sổ, ngân hàng xử lý theo quy định,. thức trả lãi: cuối kỳ. Nhóm 16 12 Kế toán Ngân hàng IV. Quy trình thực tế 4.1 Quy trình mở sổ tiết kiệm tại Ngân hàng ACB Nhóm 16 13 Khách hàng Chứng từ

Ngày đăng: 13/08/2013, 23:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng ACB - nghiệp vụ chứng từ gửi tiền tại ngân hàng á châu
Hình 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng ACB (Trang 2)
Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Trụ sở chính - nghiệp vụ chứng từ gửi tiền tại ngân hàng á châu
Hình 2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Trụ sở chính (Trang 3)
Hình 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức sở giao dịch và các chi nhánh - nghiệp vụ chứng từ gửi tiền tại ngân hàng á châu
Hình 3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức sở giao dịch và các chi nhánh (Trang 3)
Hình 4: Quy trình mở sổ tiết kiệm - nghiệp vụ chứng từ gửi tiền tại ngân hàng á châu
Hình 4 Quy trình mở sổ tiết kiệm (Trang 14)
Bảng chấm công - nghiệp vụ chứng từ gửi tiền tại ngân hàng á châu
Bảng ch ấm công (Trang 20)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w