Một công ty có khả năng thanh khoản tốt tức là công ty đó có thể chi trả các khoản nợ ngắn hạn, ngược lại, nếu tính thanh khoản của công ty kém công ty có thể mất đi những cơ hội đầu tư,
Trang 1CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.01.03
Đà Nẵng - Năm 2018
Trang 2Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Người hướng dẫn khoa học: : GS.TS TRƯƠNG BÁ THANH
Phản biện 1: TS Nguyễn Hữu Cường
Phản biện 2: GS.TS Đặng Thị Loan
Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 27 tháng 1 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện Trường đại học Kinh tế, ĐHĐN
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thanh khoản (thanh khoản) là chỉ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty, bao gồm: Tỷ số thanh khoản hiện thời (Current ratio) và tỷ số thanh khoản nhanh (Quick ratio) (Nguyễn Minh Kiều, 2011) Một công ty có khả năng thanh khoản tốt tức là công ty đó có thể chi trả các khoản nợ ngắn hạn, ngược lại, nếu tính thanh khoản của công ty kém công ty có thể mất đi những cơ hội đầu
tư, hạn chế khả năng quản lý điều hành cũng như có thể làm giảm uy tín của công ty đó trên thị trường, nguồn vốn bị ứ đọng, và công ty có thể lâm vào tình trạng phá sản Do đó, tính thanh khoản luôn là vấn
đề cần được các công ty quan tâm hàng đầu
Tuy nhiên, đối với mỗi ngành khác nhau thì có những đặc trưng riêng biệt do đó tính thanh khoản cần được đánh giá dựa trên tính đặc thù lĩnh vực hoạt động của công ty, nhất là đối với các công ty hoạt động trong những ngành thâm dụng vốn như ngành thiết bị, vật liệu xây dựng (TBVLXD) Nhận thức được vai trò quan trọng của tính thanh khoản cũng như hiểu được những nguyên nhân cốt lõi cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp thời gian qua các công ty trong ngành TBVLXD đã có sự chú ý quan tâm đến vấn đề này và đưa ra những chính sách cơ cấu vốn nhằm gia tăng tính thanh khoản của doanh nghiệp nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi Do đó, cần có những nghiên cứu thực nghiệm đánh giá một cách tổng thể về những nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các công ty thuộc nhóm ngành này là một vấn
đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn Trên cơ sở đó thì đề tài:
Trang 4“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của
các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành thiết bị, vật liệu xây dựng trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của tác giả là hết
sức cần thiết
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành TBVLXD trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam
- Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến tính thanh khoản của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành TBVLXD trên TTCK Việt Nam
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đưa ra một số hàm ý chính sách và khuyến nghị gia tăng khả năng thanh khoản của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành TBVLXD trên TTCK Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: những nhân tố ảnh hưởng đến tính
thanh khoản của các các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành TBVLXD trên TTCK Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: công ty niêm yết thuộc nhóm ngành TBVLXD
trên TTCK Việt Nam
+ Thời gian: trong giai đoạn từ năm 2010 - 2016
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin: Tác giả lựa chọn, thu thập dữ liệu và tính toán các chỉ tiêu tài chính (CTTC) trên cơ sở các báo cáo tài chính (BCTC) chủ yếu từ năm 2010 đến năm 2016 của công ty niêm yết thuộc nhóm ngành TBVLXD trên TTCK Việt Nam
- Phương pháp xử lý thông tin được thu thập:
Trang 5+ Tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp
so sánh đối chiếu để phân tích kết quả
+ Sử dụng phương pháp thống kê miêu tả, phân tích mô hình hồi quy đa biến trên cơ sở xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.0
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học, đề tài góp phần tham gia vào việc hoàn thiện
mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành TBVLXD vốn có rất ít nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực này
Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở để các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành TBVLXD trên TTCK nói riêng và các công ty thuộc nhóm ngành TBVLXD nói chung đề ra phương hướng, chiến lược, giải pháp để nâng cao khả năng thanh khoản thông qua kế hoạch cải thiện các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của công ty
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về tính thanh khoản
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành TBVLXD trên TTCK Việt Nam
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và hàm ý từ kết quả nghiên cứu
Trang 6CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH THANH KHOẢN
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH THANH KHOẢN
1.1.1 Khái niệm về tính thanh khoản
Theo Shim và Siegel (2000, trang 46-47) tính thanh khoản là khả năng thanh lý nợ ngắn hạn phát sinh của công ty (trong vòng một năm) Đảm bảo tính thanh khoản cao không những là mục tiêu của công ty mà là một điều kiện mà không có điều đó không thể đạt được
sự liên tục của một doanh nghiệp
Khả năng thanh toán và thanh khoản là hai khái niệm liên quan chặt chẽ và phản ánh chính sách vốn lưu động của công ty Mức thanh khoản thấp có thể dẫn đến tăng chi phí tài chính và dẫn đến việc không có khả năng thanh toán (Maness & Zietlow 2005, trang 25)
1.1.2 Ý nghĩa của tính thanh khoản trong công ty
Một công ty không thể tiếp tục giữ đúng nghĩa vụ thanh toán và không thể trả nợ đúng hạn của mình đối với các nhà cung cấp tín dụng, dịch vụ và hàng hóa thì công ty đó có thể đang rơi vào tình trạng yếu kém hoặc bị phá sản Không có khả năng đáp ứng các khoản
nợ ngắn hạn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của công ty và trong nhiều trường hợp có thể ảnh hưởng nhiều đến uy tín của công ty
1.1.3 Lý thuyết ưu chuộng về khả năng thanh khoản
Lý thuyết ưu chuộng về khả năng thanh khoản cho biết chi tiết rằng lợi tức trên trái phiếu của chính phủ là một tài sản có sự gia tăng lên theo thời gian đến khi đáo hạn Các trái phiếu có thời hạn ngắn thường có lãi suất thấp và trái phiếu có thời gian đáo hạn dài thường
có lãi suất thấp hơn Theo lý giải của lý thuyết ưu chuộng về khả năng thanh khoản thì các trái phiếu dài hạn có nhiều rủi ro hơn; có
Trang 7nghĩa là nhà đầu tư dễ bị ảnh hưởng bởi biến động trong lãi suất hơn trái phiếu ngắn hạn và các cá nhân cần được bù đắp cho rủi ro trong việc giữ các trái phiếu này, và khả năng dự đoán thấp hơn (Boudoukh và Matthew, Tom và Robert, 1999)
1.1.4 Lý thuyết người đại diện (The agency theory)
Lý thuyết người đại diện (The agency theory) năm 1976, Jensen
và Meckling đưa ra lý thuyết người đại diện khi nghiên cứu các lý thuyết khái quát của công ty gồm lý thuyết hành vi quản lý, chi phí đại diện và cấu trúc vốn chủ sở hữu Lúc này, cổ phiếu có tính thanh khoản cao có tác động nâng cao giá trị công ty (Edmans và Manso,2011; Edmans và ctg, 2011; Maug, 1998; Dou và ctg, 2014)
1.1.5 Các chỉ số đo lường khả năng thanh khoản
Trong quan hệ thanh toán, hầu hết các DN đều có xu hướng thực hiện việc tài trợ vốn thông qua vay nợ ngắn hạn Vấn đề đặt ra là liệu
DN có khả năng thanh toán và thanh toán đúng hạn các khoản nợ? Đây là câu hỏi, không chỉ bản thân DN mà các ngân hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư, cũng rất quan tâm Để trả lời câu hỏi trên thì phải
đo lường tính thanh khoản của DN Các DN chủ yếu sử dụng tỷ số thanh toán để đo lường tính thanh khoản, do các tỷ số này cho biết khả năng của một DN trong việc dùng các tài sản ngắn hạn để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình Tuy nhiên, mỗi tỷ số đều có những ưu và nhược điểm riêng trong việc đo lường tính thanh khoản
Thứ nhất, tỷ số thanh toán hiện hành
Thứ hai, tỷ số khả năng thanh toán nhanh
Thứ ba, tỷ số khả năng thanh toán tức thời
Trên cơ sở các lý thuyết đã nêu, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đo lường tính thanh khoản dưới dạng tiền mặt và chứng khoán thị trường chia cho tổng tài sản
Trang 81.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1 Quy mô doanh nghiệp
Nghiên cứu gần đây cho thấy các doanh nghiệp nhỏ thường gặp khó khăn trong việc vay mượn so với các doanh nghiệp lớn (Whited, 1992), và (Fazzari và Petersen, 1993) Ngoài ra, Barclay
và Jr (1996) lập luận rằng chi phí tài trợ bên ngoài thấp hơn đối với các công ty lớn vì các nền kinh tế quy mô là kết quả của chi phí cố định chi phí đáng kể cho chi phí phát hành chứng khoán
1.2.2 Tổng nợ
Tỷ lệ nợ của công ty có thể sẽ có liên quan đến tài sản lưu động
Có ít nhất hai lý do hợp lý Baskin (1987) lập luận rằng khi tỷ lệ nợ của công ty tăng, chi phí của các quỹ đầu tư vào thanh khoản tăng lên
do đó làm giảm tính thanh khoản Thêm vào đó, John (1993) lập luận rằng các công ty có khả năng tiếp cận thị trường nợ - theo tỷ lệ nợ -
có thể sử dụng khoản vay để thay thế cho việc duy trì cổ phiếu tài sản lưu động Các công ty có toàn quyền tham gia vào thị trường nợ và các nguồn vay bổ sung cũng có thể sử dụng trách nhiệm pháp lý thay thế cho việc bảo vệ thanh khoản
1.2.3 Tỷ lệ nợ ngắn hạn
Baskin (1987) lập luận rằng khi tỷ lệ nợ ngắn hạn của công ty tăng lên, chi phí sử dụng để đầu tư vào thanh khoản tăng làm giảm tính thanh khoản Thêm vào đó, John (1993) lập luận rằng các công
ty có khả năng tiếp cận với thị trường nợ - như tỷ lệ nợ ngắn hạn - có thể sử dụng khoản vay để thay thế cho việc duy trì cổ phiếu tài sản lưu động Các công ty có toàn quyền tham gia vào thị trường nợ và các nguồn vay bổ sung cũng có thể sử dụng trách nhiệm pháp lý thay thế cho việc bảo vệ thanh khoản
Trang 91.2.4 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh chia cho tổng tài sản, thu nhập từ hoạt động kinh doanh chia cho doanh thu
Theo John (1993), theo cách tương tự, thu nhập từ hoạt động kinh doanh thể hiện cơ sở có tổ chức thanh khoản Các công ty có toàn quyền nhập cảnh vào thị trường trách nhiệm và các nguồn vốn vay bổ sung cũng có thể sử dụng khoản tiền vay để thay thế cho việc bảo vệ thanh khoản Do đó, các doanh nghiệp có thu nhập từ hoạt động có chất lượng cao (OI/S hoặc OI /TA) hoặc nền tảng vay vốn hoàn chỉnh có thể chịu đựng được mức thanh khoản thấp Vì lý do này, thanh khoản sẽ thấp đối với các doanh nghiệp có thu nhập cao
1.2.5 Tỷ lệ hàng tồn kho và tổng tài sản cố định chia tổng tài sản
Titman and Wessels (1988) đề nghị các giải pháp thay thế cho tỷ
lệ thanh khoản an toàn hoạt động thông qua việc giải quyết hàng tồn kho Tỷ lệ hàng tồn kho và tổng tài sản cố định chia tổng tài sản (IGP / TA) là tỷ số để đánh giá chi phí thanh khoản của việc tổ chức lại tài sản Một công ty có nguồn tài chính bảo đảm cao chỉ muốn giữ được mức độ thanh khoản nhanh Do đó, mức độ thanh khoản sẽ giảm dần trong IGP / TA
1.2.6 Hệ số giá ghi sổ trên giá thị trường
Myers và Rajan (1995) lập luận rằng việc tài trợ nợ rủi ro có thể tạo ra các ưu đãi đầu tư tối ưu không tốt khi cơ hội đầu tư của công
ty bao gồm các lựa chọn tăng trưởng Các nhà quản lý hoạt động thay mặt chủ sở hữu cổ phần có thể không thực hiện các lựa chọn đầu tư
có lợi nhuận do nợ vay chiếm một phần lợi nhuận của chủ sở hữu bằng hình thức giảm khả năng vỡ nợ Công ty có thể giảm rủi ro về tình trạng khó khăn về tài chính và từ đó giảm bớt động lực đầu tư vào các giải pháp tăng trưởng bằng cách duy trì tính thanh khoản dư
Trang 10thừa Quan điểm này cũng dự đoán mối quan hệ tích cực giữa tính thanh khoản của công ty và hệ số giá ghi sổ trên giá thị trường
1.2.7 Doanh thu
Theo John (1993), việc doanh thu biến đổi là một trong những biến số quyền lực để báo cáo cho điểm thanh khoản được chứng minh bằng các thỏa thuận và các ý định phòng ngừa Doanh thu biến đổi đã thay thế cho thỏa thuận mong muốn của công ty
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trang 11CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT THUỘC NHÓM NGÀNH TBVLXD TRÊN TTCK VIỆT NAM
2.1 TỔNG QUAN VỀ NHÓM NGÀNH TBVLXD TRÊN TTCK VIỆT NAM
Tốc độ phát triển ngành xây dựng Việt Nam trong thời gian qua luôn luôn ở mức 2 con số Năm 2014, ngành xây dựng đã có dấu hiệu phục hồi với mức tăng 7.07%, tăng cao so với mức 5.87% của năm
2013, chủ yếu do đóng góp của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với giá trị sản xuất xây dựng khu vực này tăng mạnh ở mức 58% Năm 2015, ngành xây dựng đạt mức tăng 10.82% so với năm trước, đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2010 Năm 2016, ngành xây dựng tăng trưởng khá với tốc độ 10.00%, đóng góp 0.60 điểm phần trăm vào mức tăng chung
Cho thấy ngành xây dựng Việt Nam có tốc độ phát triển rất mạnh Song song với việc phát triển xây dựng là nhu cầu vật liệu xây dựng Đồng thời với nhu cầu về số lượng là sự đòi hỏi của thị trường
về chất lượng, mẫu mã sản phẩm cũng tăng lên rất nhanh và diễn ra ở tất cả chủng loại vật liệu xây dựng Có thể nói, trong những năm gần đây sự bùng nổ về nhu cầu vật liệu xây dựng cả về số lượng, chất lượng, chủng loại, mẫu mã sản phẩm Nhiều sản phẩm vật liệu xây dựng trước đây chưa hề có trên thị trường Việt Nam thì trong thời gian qua đã xuất hiện với quy mô lớn, đa dạng Theo dự báo của ngành thì trong vòng 5 năm tới nhu cầu vật liệu xây dựng tăng trưởng ở mức cao, khoảng trên dưới 10%/năm và ngày càng đòi hỏi nhiều chủng loại vật liệu xây dựng mới, chất lượng cao, tính năng ưu việt
Trang 12 Đặc điểm ngành
Đặc trưng của ngành TBVLXD là một ngành kinh tế thâm dụng vốn, các tài sản của nó là những tài sản nặng vốn, và chi phí cố định của ngành khá cao
Đặc tính nổi bật của ngành là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số và lợi nhuận của các công ty trong ngành sẽ tăng cao Sở dĩ như vậy vì ngành TBVLXD là đầu vào của các ngành khác Chẳng hạn, sắt, thép, xi măng
là đầu vào cho các công trình như cầu cống, nhà cửa, cao ốc… của ngành xây dựng Khi ngành xây dựng làm ăn phát đạt thì ngành vật liệu xây dựng cũng có cơ hội để tăng trưởng
Ngược lại, tình hình sẽ tồi tệ khi nền kinh tế suy thoái, các công trình xây dựng sẽ bị trì trệ vì người dân không còn bỏ nhiều tiền ra để xây dựng nhà cửa, chính phủ không mở rộng đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng như cầu cống, sân bay, bến cảng, trường học, bệnh viện… Điều này làm cho doanh số, lợi nhuận của các công ty TBVLXD sụt giảmìnhanh chóng
Một lý do khác để giải thích cho sự nhạy cảm của ngành xây dựng đối với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế là do cách thức tăng lợi nhuận của các công ty trong ngành dựa chủ yếu vào tăng trưởng doanh số và các công ty thường sử dụng đòn bẩy hoạt động để tăng lợi nhuận, bởi có rất ít “độc quyền giỏ” và lợi nhuận biên tế ở mức thấp Do đó để gia tăng lợi nhuận, các công ty thực hiện bằng cách đẩy mạnh doanh số bán
Nhưng khi thực hiện điều này thì cũng có nghĩa rằng, các công
ty TBVLXD sẽ phải sản xuất ở quy mô lớn và do đó, chi phí cố định
sẽ bị đẩy lên cao Lúc này, chi phí cố định cao trở thành vấn đề sống còn đối với các công ty Chỉ công ty nào có chi phí cố định
Trang 13thấp hơn so với đối thủ ở cùng một quy mô sản xuất thì mới có thể gia tăng lợi nhuận và vượt qua khó khăn trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái Chi phí thấp sẽ là thế mạnh kinh tế của ngành, công ty nào có chi phí sản xuất thấp sẽ tạo được ưu thế cạnh tranh bền vững
Đứng trên giác độ của người sử dụng khi mua vật liệu xây dựng,
đa số họ có tâm lý quan tâmìnhiều đến giá cả Bởi lẽ, họ thường mua với khối lượng lớn, nhất là đối với các công trình xây dựng như bến cảng, nhà xưởng, cầu cống hay các cao ốc Do vậy, một biến động nhỏ về giá cả có thể làm cho chi phí mua của khách hàng thay đổi đáng kể
Tất nhiên, cũng phải nói rằng, thương hiệu, chất lượng và mẫu
mã cũng có ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu thụ Nhưng sự sai khác về chất lượng, mẫu mã của các sản phẩm trong ngành này là không nhiều Chính vì thế, nhu cầu hay khách hàng trong ngành này rất nhạy cảm với các biến động giá cả
Một đặc tính khác của ngành vật liệu xây dựng là có mối tương quan rõ rệt với thị trường bất động sản Khi thị trường bất động sản đóng băng thì ngành vật liệu xây dựng gặp khó khăn và ngược lại Lý
do đơn giản là thị trường bất động sản phản ánh nhu cầu cho ngành
2.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.2.1 Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng tính thanh khoản trong giai đoạn 2010 - 2016 của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành TBVLXD Việt Namìnhư thế nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của những nhân tố đó đến tính thanh khoản của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành TBVLXD Việt Nam như thế nào? Hàm ý chính sách nào để tăng tính thanh khoản của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành TBVLXD Việt Nam?