1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cung cầu thị trường cà phê

33 5,5K 37

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 841,2 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Ngành cà phê chiếm một vai trò rất lớn trong nền nông nghiệp hàng hóa, là sản phẩm đứng thứ 5 về giá trị tiêu thụ của thị trường thế giới với mức khoảng 70,68 tỷ đô la 2011..

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Nhóm: 15

Trang 2

TP Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2018 ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Phần 1 Lý luận

1.1 Cầu 7

1.1.1  Khái niệm………7 

1.1.2 Luật cầu 7

1.1.3 Hàm cầu 8

1.1.4 Đồ thị đường cầu 8

1.1.5   Cầu cá nhân và cầu thị trường ……… 8 

1.1.6   Các yếu tố tác động đến cầu ……… 8 

1.1.7   Sự di chuyển và sự dịch chuyển của đường cầu ……… …………9 

1.1.8  Độ co dãn của cầu theo giá ……… 10 

1.2   Cung ……….11 

1.2.1  Khái niệm ………11 

1.2.2  Luật cung ………11 

1.2.3  Hàm cung ……… 11 

1.2.4  Đồ thị đường cung ……… 12 

1.2.5  Cung của hãng và cung thị trường ………  12 

1.2.6  Các yếu tố tác động đến cung ……….12 

1.2.7  Sự di chuyển và dịch chuyển đường cung ……… 13 

1.2.8  Độ co dãn của cung theo giá ………13 

 

Trang 5

Phần 2 Thực trạng 15

      2.1 Phân tích cung cầu và giá cả thị trường cà phê nước ta giai đoạn 2010 đến nay………… 16

2.1.1 Diện tích cà phê nước ta hiện nay 16

2.1.2 Sản lượng cà phê 18

2.1.3 Những nét chính về tình hình tiêu thụ cà phê Việt Nam 22

2.1.4 Tổng quan giá 22

2.1.5 Tình hình xuất khẩu cà phê nước ta những năm gần đây 23

2.2 Giải pháp 28

Phần 3 Kết luận……… … 31

References 32

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Ngành cà phê chiếm một vai trò rất lớn trong nền nông nghiệp hàng hóa, là sản phẩm đứng thứ 5 về giá trị tiêu thụ của thị trường thế giới với mức khoảng 70,68

tỷ đô la (2011) Tại Việt Nam, cà phê cũng là một trong những ngành có súc hấp dẫn cao Tận dụng lợi thế khí hậu nhiệt đới gió mùa quanh năm nóng ẩm, vùng đất ba-dan rộng lớn, ngành cà phê ngày càng được phát triển và trở thành mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu đứng thứ hai sau lúa gạo Thực tế cho thấy, trong xu thế hội nhập toàn cầu, xuất khẩu cà phê không chỉ là kênh huy động máy móc phục vụ hiện đại hóa đất nước mà còn là cán cân thương mại quan trọng trong tất cả các quan hệ thương mại quốc tế Tuy nhiên để ngành cà phê thực sự trở thành sức mạnh của kinh

tế Việt Nam thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, từ sự tác động của nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội,… cho đến sự tác động của thị trường thế giới

Với mong muốn tìm hiểu một cách sâu sắc hơn về cung – cầu cà phê trong nước và trên thế giới, nhóm em xin đươc đưa ra dề tài nghiên cứu của nhóm mình:

Phân tích cung – cầu cà phê tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2010 đến nay

Do kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, bài làm của nhóm em không tránh khỏi được những thiếu sót Kính mong thầy cô quan tâm, chỉ bảo để bài làm

của nhóm thêm hoàn thiện

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

- Phân biệt cầu và lượng cầu:

+ Lượng cầu ( ) là lượng cụ thể của hàng hóa hay dịch vụ mà người mua mong muốn có và có khả năng mua tại một mức giá xác định trong một giai đoạn nhất định

và giả định rằng tất cả các yếu tố khác không đổi

+ Cầu được thể hiện thông qua tập hợp các lượng cầu ở các mức giá khác nhau

Trang 8

- Dạng phương trình tuyến tính: 0, 0

4 Đồ thị đường cầu:

5 Cầu cá nhân và cầu thị trường:

- Cầu của từng người tiêu dung đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó là cầu cá nhân

- Cầu thị trường về một hàng hóa hoặc dịch vụ là tổng tất cả các cầu cá nhân của hàng hóa hoặc dịch vụ đó

6 Các yếu tố tác động đến cầu:

Cầu thay đổi:

Trang 9

+ Cầu tăng: lượng cầu tăng lên tại mọi

7 Sự di chuyển và sự dịch chuyển đường cầu:

- Sự di chuyển (trượt dọc) trên đường cầu:

+ Sự thay đổi vị trí của các điểm khác nhau trên cùng một đường cầu

+ Do giá của bản thân hàng hóa đang xét thay đổi

Trang 10

- Sự dịch chuyển đường cầu:

+ Đường cầu thay đổi sang một vị trí mới (sang phải hoặc sang trái)

+ Do các yếu tố ngoài giá của bản thân hàng hóa đang xét thay đổi

8 Độ co dãn của cầu theo giá :

- Khái niệm:

+ Là hệ số giữa phần tram thay đổi trong lượng cầu của một mặt hàng với phần trăm thay đổi trong giá của một mặt hàng đó (giả định tất cả các yếu tố khác không đổi)

+ Nó đo lường phản ứng của lượng cầu trước sự biến động về giá cả

+ Nó cho biết khi giá của hàng hóa tang 1% thì lượng cầu của hàng hóa đó giảm bao nhiêu % và ngược lại

Trang 11

+ | | 1 khi |%∆ | |%∆ | Cầu co dãn đơn vị

+ 0 => Cầu không co dãn

+ ∞ => Cầu hoàn toàn co dãn

II Cung (SUPPLY):

1 Cung:

- Khái niệm cung (S): phản ánh lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán mong muốn và có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định (giả định rằng các yếu tố khác không đổi)

- Phân biệt lượng cung và cung:

+ Lượng cung ( ) là lượng cụ thể của hàng hóa hay dịch vụ mà người bán mong muốn và có khả năng bán tại một mức giá xác định trong một giai đoạn nhất định (giả định rằng các yếu tố khác không đổi)

+ Cung được thể hiện thông qua tập hợp các lượng cung ở các mức giá khác nhau

Trang 12

4 Đồ thị đường cung:

5 Cung của hãng và cung thị trường:

- Cung thị trường là tổng cung của các hang trên thị trường

6 Các yếu tố tác động đến cung:

- Cung thay đổi:

+ Cung giảm: lượng cung giảm đi tại

mức giá

+ Cung tăng: lượng cung tăng lên tại

mọi mức giá

Trang 13

- Yếu tố khác: thiên tai, dịch bệnh

7 Sự di chuyển và sự dịch chuyển đường cung:

- Sự di chuyển (trượt dọc) trên đường cung:

+ Sự thay đổi vị trí của các điểm khác nhau trên cùng một đường cung

+ Do giá của bản than hàng hóa đang xét thay đổi

- Sự dịch chuyển đường cung:

+ Đường cung thay đổi sang một vị trí mới (sang phải hoặc sang trái)

+ Do các yếu tố ngoài giá của bản thân hàng hóa đang xét thay đổi

8 Độ co giãn của cung theo giá :

Trang 14

+ Độ co giãn không có đơn vị tính và luôn là một số không âm

Trang 15

PHẦN II THỰC TRẠNG

Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA) cho hay, diện tích cây cà phê đạt 645 nghìn ha (tăng 50 lần so với năm 1975), góp phần quan trọng tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê trong những năm qua Năm 2016, năng suất cà phê Việt Nam cũng đạt 24,5 tạ/ha, cao gấp 3 lần năng suất trung bình cà phê thế giới Đây là yếu tố quan trọng tăng khả năng cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam Cũng theo VICOFA, hiện nay, sản phẩm cà phê Việt Nam XK đến 80 quốc gia trên thế giới, chiếm 14 % thị phần cà phê nhân

XK thế giới, đứng thứ 2 sau Brazil Các thị trường yêu cầu chất lượng cao như Đức, Hoa

Kỳ, Ý, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Bỉ và Nga hiện chiếm tới 56% sản lượng xuất khẩu của Việt Nam Đáng chú ý, năm 2016, xuất khẩu cà phê đạt trên 1,78 triệu tấn với kim ngạch đạt trên 3,4 tỉ USD, chiếm trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp cả nước Đặc biệt, ngoài xuất khẩu cà phê nhân theo truyền thống, Việt Nam đã xuất khẩu cà phê rang xay và hòa tan chế biến sâu đạt trên 300 triệu USD, chiếm trên 10% tổng kim

ngạch xuất khẩu

Để đạt được những thành quả nói trên, ngành cà phê nước ta cũng gặp vô vàn khó khăn, thách thức Bên cạnh những yếu tố thuộc về tự nhiên thì quá trình tự do hóa thương mại cũng tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển của ngành cà phê nói chung và việc trồng cà phê nói riêng

Thị trường luôn là yếu tố đòi hỏi sức cạnh tranh nhiều nhất để có thể đứng vững và phát triển Mức cung cầu và giá cả là ba yếu tố đặc trưng của thị trường cà phê trong nước cũng như thế giới Cung cầu thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có sản lượng năng suất mức tiêu thụ Những yếu tố kể trên thay đổi do người sản xuất và người sử dụng cà phê nên thường xuyên thay đổi theo biến động thị trường Để hiểu thêm về ngành ca phê ở nước ta, chúng ta xoay quanh 3 vấn đề quan trọng mang tính quyết định đến sự phát triển của ngành cà phê là: mức cung, cầu và giá cả thị trường cà phê

Trang 16

I PHÂN TÍCH CUNG, CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG CẢ PHÊ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN NAY:

1.1 Diện tích cà phê nước ta hiện nay:

Cây cà phê được đưa vào trồng ở Việt Nam từ năm 1857, trước hết là ở một số nhà thờ tại Hà Nam, Quảng Bình, Kon Tum Song mãi tới đầu thế kỷ XX trở đi, cây cà phê được trồng trên quy mô tương đối lớn của các chủ đồn điền người Pháp tại Phủ Quỳ - Nghệ An, sau đó là ở Đắk Lắk và Lâm Đồng, nhưng tổng diện tích không quá vài nghìn hecta Sau cách mạng tháng Tám, diện tích cà phê ở miền Bắc được phát triển thêm tại một số nông trường quốc doanh và thời kỳ có diện tích cao nhất là trên 10.000 ha vào năm 1963 - 1964

Ở miền Nam trước ngày giải phóng, vào năm 1975 diện tích cà phê có khoảng 10.000 ha Tại Đắk Lắk có khoảng 7.000 ha, Lâm Đồng 1.700 ha và Đồng Nai 1.100 ha Cà phê trồng

ở miền Bắc trong những năm trước đây chủ yếu là cà phê chè (Coffea arabica), năng suất thường đạt từ 400 - 600 kg/ha, có một số điển hình thâm canh tốt đã đạt trên 1 tấn/ha Hạn chế lớn nhất đối với việc trồng cà phê chè ở miền Bắc là tác hại của sâu bệnh Sâu đục thân (Xylotrechus quadripes) và bệnh gỉ sắt cà phê (Hemileia vastatrix), là hai đối tượng sâu bệnh hại nguy hiểm nhất Diện tích trồng cà phê ở miền Nam trước ngày giải phóng chủ yếu là giống cà phê vối (Canephora robusta), một số diện tích nhỏ cà phê chè được trồng

ở Lâm Đồng Năng suất cà phê vối trong thời kỳ này thường đạt trên dưới 1 tấn/ha, ở một

số đồn điền có quy mô vừa và nhỏ cũng đã đạt năng suất từ 2 - 3 tấn/ha Tính đến cuối năm

1994, tổng số diện tích cà phê ở nước ta đã có khoảng 150.000 ha và sản lượng vụ năm 1993/1994 đã đạt trên 150.000 tấn Vụ cà phê năm 1994/1995 ước đạt 180.000 tấn Năng suất bình quân trên diện tích cà phê kinh doanh đã đạt trên 1,2 tấn/ha, nhiều nông trường

có quy mô từ 400 - 1500 ha đã đạt năng suất bình quân từ 2,5 - 3 tấn/ha nhiều vùng liền khoảnh rộng tới vài trăm hecta, nhiều chủ hộ nhận khoán, nhiều vườn cà phê tư nhân đã đạt được năng suất từ 4 - 6 tấn/ha, cá biệt có một số điển hình đạt từ 8 - 10 tấn/ha Từ một vài năm gần đây cây cà phê chè đã được phát triển mở rộng ở một số tỉnh miền núi phía

Trang 17

Bắc với tổng diện tích khoảng 7.000 ha bao gồm: Sơn La, Tuyên Quang, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Lai Châu, Lạng Sơn,…

Tỉnh Ước tính diện tích gieo

Trang 18

1.2 Sản lượng cà phê

Hiện cà phê Việt đang trải qua những bước chuyển mình tích cực nhằm củng cố vị thế của Việt Nam trong vai trò là quốc gia xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới trong vòng vài năm tới Các chương trình tái canh cây cà phê cùng với mục tiêu thúc đẩy ngành chế biến và cải thiện chất lượng sản phẩm cà phê xuất khẩu sẽ giúp tăng kim ngạch xuất khẩu cà phê trong trung hạn

Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng tiêu cực từ hiệu ứng El Nino kéo dài từ tháng 5/2015 đến tháng 5/2016, lượng mưa ở Việt Nam giảm xuống mức thấp kỷ lục trong năm 2015 và khô hạn kéo dài suốt nửa đầu năm 2016 BMI Research dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2016-

2017 sẽ giảm 8,5% xuống còn 26,4 triệu bao (trọng lượng 60 kg/bao), mức thấp nhất kể từ niên vụ 2011-2012 Trong suốt kỳ hạn hán, nhiều bà con nông dân không tái canh cà phê

mà chuyển sang loại cây trồng khác có lợi nhuận cao hơn (đặc biệt là hồ tiêu và hoa quả)

do giá cà phê giảm xuống thấp trước năm 2016

Thị trường cà phê trong nước biến động giảm trong tháng 8/2017 theo xu hướng của thị trường thế giới So với tháng trước, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm 1.000 – 1.100 đ/kg xuống còn 44.000 – 44.700 đ/kg Các đại lý và các nhà xuất khẩu Việt Nam hiện vẫn giữ cà phê lại chờ giá cao hơn nữa mới xuất bán

- Niên vụ 2016-2017:

Theo nhiều thương lái địa phương, những trận mưa kéo dài hơn bình thường vào tháng

10 và 11 năm 2016 đã làm trì hoãn việc thu hoạch cà phê niên vụ 2016-2017 Thời gian thu hoạch cà phê thông thường diễn ra từ cuối tháng 10 đến tháng 1 năm sau Những cơn mưa muộn kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12/2016 không chỉ làm trì hoãn quy trình thu hoạch, sấy khô mà gây những tác động vật lý lên cây cà phê; từ đó làm giảm chất lượng hạt cà phê

Trang 19

Do tác động tiêu cực từ những cơn mưa muộn, các chuyên gia đã hạ sản lượng cà phê niên vụ 2016-2017 của Việt Nam từ mức 26,7 triệu bao xuống mức 26 triệu bao, giảm khoảng 2,6% so với con số mà Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ công bố trước đó

- Niên vụ 2017-2018:

Tính đến tháng 4/2017, lượng mưa trái mùa ở mức ổn định đã giúp việc trồng trọt và sản xuất cà phê có nhiều thuận lợi Sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ 2017-2018 được

kỳ vọng sẽ phục hồi và có mức tăng khoảng 10% so với niên vụ 2016/17

BMI Research dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2017-2018 sẽ phục hồi mạnh mẽ, tăng khoảng 8,5% lên mức 28,6 triệu bao do thời tiết thuận lợi trong vài tháng trở lại đây

- Sản lượng cà phê theo niên vụ:

2015-2016

Ước tính niên vụ 2016-2017

Dự báo niên vụ 2017-2018 Thời điểm bắt đầu niên vụ 10/2015 10/2016 10/2017

Nguồn: Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ

Theo Cục Quản lý Tài nguyên nước của Bộ NN & PTNT, mùa mưa tại khu vực Tây Nguyên năm nay đến sớm hơn và cũng sẽ kết thúc sớm hơn so với dự kiến Ngoài ra, hiện tượng El Nino với mức độ nhẹ có thể sẽ quay trở lại vào nửa cuối của năm 2017 Nếu tình trạng này xảy ra, chất lượng hạt cà phê của vụ mới có thể bị ảnh hưởng

Trong những năm gần đây, Việt Nam trải qua giai đoạn chuyển đổi nhằm trở thành nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu đen hàng đầu thế giới Do hồ tiêu mang đến nhiều lợi nhuận

Trang 20

hơn nên rất nhiều nông dân đã chuyển đổi một phần diện tích trồng cà phê sang trồng hồ tiêu đen

Tuy nhiên, tình hình đang bắt đầu có sự thay đổi do giá hồ tiêu đen giảm mạnh trong năm 2016 khiến nông dân ngừng việc chuyển đổi gieo trồng cà phê sang gieo trồng hồ tiêu đen Nhìn chung, ngành công nghiệp hồ tiêu đen của Việt Nam đang phải đối mặt với những thử thách lớn về giá cả, chất lượng và kiểm soát chất lượng sản phẩm Bên cạnh đó, nông dân nhận thấy rằng việc gieo trồng cây hồ tiêu đen thay thế cây cà phê mang lại mức lợi nhuận thấp và đáng thất vọng Đây là những dấu hiệu khởi sắc đối với việc sản xuất cà phê trong tương lai

Tuy nhiên, do thời tiết mưa kéo dài trong thời gian ra hoa và thu hoạch cây cà phê tại Đắk Lắk và Lâm Đồng nên sản lượng cà phê nước ta niên vụ 2009/2010 sẽ giảm xuống còn 17,7 triệu bao (tương đương, giảm 3% so với niên vụ trước) Việc cây cà phê ra hoa muộn và không đồng đều cũng là nguyên nhân khiến việc thu hoạch gặp nhiều khó khăn, nhất là khi hạt cà phê đã chín và còn xanh cùng mọc trên cùng một cây Điều kiện thời tiết không thuận lợi cũng làm cho chất lượng và kích thước hạt cà phê không được đồng đều Ngoài ra, thiếu nhân lực cũng khiến cho chi phí thuê nhân công thu hoạch cao hơn so với niên vụ trước Mưa xối xả tại một số vùng trong thời gian thu hoạch cũng khiến người nông dân gặp nhiều khó khăn trong việc sấy khô cà phê Sản lượng trung bình niên vụ 2009/2010

dự báo khoảng 2,09 mét tấn/ha, thấp hơn 3% so với niên vụ trước Đầu năm 2010, bất chấp những dự báo khá lạc quan về kinh tế toàn cầu cũng như tình hình tiêu thụ và dự trữ cà phê thế giới, viễn cảnh về một năm khởi sắc trở lại của cà phê Việt Nam dường như vẫn không mấy sáng sủa Tính cả ba tháng đầu năm, giá và lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đã giảm xuống mức thấp nhất so với cùng kỳ ba năm trở lại đây

Thêm vào đó, nếu giá vật tư đầu vào tiếp tục tăng cao trong khi giá bán cà phê ở mức thấp như năm 2009, nông dân sẽ giảm lượng phân bón, số lần tưới nước, không trồng mới

Ngày đăng: 01/10/2018, 15:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w