1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiệu việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp xã Phúc Xuân thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

67 211 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 729,52 KB

Nội dung

Tìm hiệu việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp xã Phúc Xuân thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái nguyên.Tìm hiệu việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp xã Phúc Xuân thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái nguyên.Tìm hiệu việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp xã Phúc Xuân thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái nguyên.Tìm hiệu việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp xã Phúc Xuân thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái nguyên.Tìm hiệu việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp xã Phúc Xuân thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái nguyên.Tìm hiệu việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp xã Phúc Xuân thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái nguyên.Tìm hiệu việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp xã Phúc Xuân thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái nguyên.

Trang 1

NGUYỄN THANH BA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÊN ĐỀ TÀI:

“TÌM HIỂU VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP XÃ PHÚC XUÂN, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN”

Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp

Khóa học : 2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017

Trang 2

NGUYỄN THANH BA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÊN ĐỀ TÀI:

“TÌM HIỂU VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP XÃ PHÚC XUÂN, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN”

Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài: Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp

Khóa học : 2013 - 2017 Giảng viên hướng dẫn: T.S NGUYỄN THỊ YẾN Người hướng dẫn tại cơ sở: ĐINH THỊ GIANG

Thái Nguyên, năm 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn em đã tiến hành thực hiện

khóa luận tốt nghiệp: “ Tìm hiệu việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất

cũng là lần đầu tiên thực hiện khóa luận, Vì vậy khóa luận còn nhiều thiếu sót, em rất mong được sự góp ý và phê bình từ quý thầy cô giáo, các bạn sinh viên để khóa luận của em được hoàn thiện hơn

Để hoàn thành đề tài nay em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:

- Toàn thể các thầy, cô giáo đã và đang giản g dâ ̣y ta ̣i trư ờng Đại Học Nông Lâm thái nguyên, đă ̣c biê ̣t là các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức cơ sở lý luận rất quý giá giúp cho em nâng cao nhận thức trong quá trình thực tập cũng như trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành đề tài này

- Cô giáo TS.Nguyễn Thị Yến đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành đề tài này

- Các chú , các bác lãnh đạo trong ủy ban nhân dân, hô ̣i đồng nhân dân

xã Phúc Xuân và các phòng ban khác trong xã đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành đề tài

- Các bạn trong nhóm, trong lớ p K45-KTNN-N04 đã ủng hô ̣, đô ̣ng viên

và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành đề tài

Em xin chân thành cảm ơn!

Thái nguyên, tháng 5 năm 2017

Trang 4

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất xã Phúc Xuân 19 Bảng 3.2: So sánh về Năng suất của lúa qua các năm 2014 - 2016 của xã Phúc Xuân 23 Bảng 3.3: Các thành viên tham gia công tác xây dựng kế hoạch SXNN xã 35 Bảng 3.4: Xây dựng và thực hiện kế hoạch 2014 – 2016 của các cây trồng chủ yếu 43 Bảng 3.5: Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2014 - 2016 của đàn gia súc, gia cầm 47

Trang 6

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Thể hiện cơ cấu sử dụng đất của xã năm 2016 20 Biểu đồ 3.2: Thể hiện tổng sản lƣợng các loại cây trồng qua các năm 2014-

2016 45

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC VIẾT TẮT ii

DANH MỤC CÁC BẢNG iii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ iv

MỤC LỤC v

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Yêu cầu của đề tài 3

1.4 Ý nghĩa của đề tài 4

1.4.1 Về chuyên môn nghiệp vụ 4

1.4.2.Về thái đô ̣, ký năng làm việc: 4

1.4.3 Về kỹ năng sống: 4

1.5 Nội dung thực tập và phương pháp thực hiện 4

1.5.1 Nội dung thực tập 4

1.5.2 Phương pháp thực hiê ̣n 5

1.6 Thời gian và địa điểm thực tập 8

PHẦN 2 TỔNG QUAN 9

2.1 Về cơ sở lý luâ ̣n 9

2.2 Các văn bản pháp lý có liên quan đến nội dung thực tập 13

2.3 Cơ sở thực tiễn 14

2.3.1 Kinh nghiệm về xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam 14

Trang 8

2.3.2 Bài học kinh nghiệm 17

PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18

3.1 Sơ lược về mô ̣t số đă ̣c điểm trên đi ̣a bàn nghiên cứu 18

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 18

3.1.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội 21

3.1.2.1 Tình hình sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp 22

3.1.2.2 Vài nét về tình hình văn hóa - xã hội 25

3.1.2.3 Những thuận lợi và khó khăn 29

3.1.3 Những thành tựu đã đạt được của cơ sở thực tập 30

3.1.4 Những thuận lợi khó khăn trong quá trình thực tập 31

3.2 Kết quả thực tập 33

3.3 Một số khó khăn, hạn chế trong xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp 49

3.4 Đề xuất một số giải pháp 50

3.5 Ý nghĩa đối với bản thân trong qúa trình thực tập tại xã 53

PHẦN 4 KẾT LUẬN 55

4.1 Kết luận 55

4.2 Một số đề xuất kiến nghi ̣ 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

Trang 9

PHẦN 1

MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời kỳ đổi mới, đời sống người dân ta đang ngày càng được nâng cao chất lượng cả về vật chất lẫn tinh thần Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là điều không thể tránh, do vậy mỗi con người đều lựa chọn cho mình một cách làm giàu chính đáng phù hợp với bản thân mình, đối những người nông dân, tài sản quý giá trong tay không có gì hơn ngoài những tấc đất, mảnh vườn, mẫu ruộng Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế còn đang có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, nông nghiệp - nông dân - nông thôn tiếp tục được khẳng định là một động lực quan trọng để giữ vững sự ổn định

và phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu, giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Nó càng trở nên quan trọng đối với một quốc gia với gần 80% dân số sống ở nông thôn và gần 70% lao động làm việc trong các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp như đất nước Việt Nam ta hiện nay

Để ngành nông nghiệp ngày càng phát triển cần: thứ nhất là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của người sản xuất để tăng thu nhập, thoát đói nghèo, làm giàu thông qua các hoạt động đào tạo nông dân về kiến thức, kỹ năng và các hoạt động cung ứng dịch vụ để hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, thích ưng với các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường Thứ hai, là góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hương phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn

vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo

an ninh lương thực quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường Thứ

Trang 10

ba, là huy động các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia phát triển sản xuất nông nghiệp

Để thực hiện các mục tiêu trên Đảng và Nhà nước ta đã và đang ngày càng quan tâm, phát huy vai trò của các cán bộ phụ trách nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội… nói chung, đặc biệt là trong nghành nông nghiệp nói riêng Ở khu vực nông thôn, cùng với việc tích cực tham gia vào quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, mỗi cán bộ phụ trách nông nghiệp còn tham gia nhiều hoạt động xã hội, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, ổn định

an ninh quốc phòng địa phương làm thay đổi diện mạo của khu vực nông thôn Việt Nam

Phúc Xuân là một xã thuộc thành phố Thái Nguyên, xã có diện tích 18,92 km², dân số năm 1999 là 4364 người, mật độ dân số đạt 231 người/km² Đây là xã ở phía tây bắc của thành phố Thái Nguyên Xã nằm ven tỉnh lộ

253 từ trung tâm thành phố đến thị trấn Đại Từ Tỷ lệ tăng dân tự nhiên của

xã là 1,0%, với trên 70% người dân tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp, nguồn lao động nhìn chung toàn xã có nguồn lao động dồi dào, có trình độ văn hóa, có kỹ năng nhanh nhạy có khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp Lực lượng này đã

và đang có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp

xã cũng như sự phát triển kinh tế của toàn xã Tuy nhiên, dường như sự đóng góp của người dân chưa đáp ứng được hết nhu cầu hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đi lên nông thôn mới và phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa hiện nay

Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Tìm hiểu việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”

Trang 11

1.2 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Tìm hiểu và đánh giá đƣợc thực trạng sản xuất nông nghiệp và những vấn đề còn nảy sinh trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp để từ đó có thể đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp tại xã Phúc Xuân thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng

và thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp để từ đó góp phần thúc đẩy kinh

tế - xã hội phát triển trên địa bàn nghiên cứu

1.3 Yêu cầu của đề tài

Nhìn nhận và đánh giá khách quan về tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã Phúc Xuân, Thành Phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên Qua đó cũng hiểu đƣợc một phần nào đó về tầm quan trọng cũng nhƣ vai trò của việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp

Trang 12

1.4 Ý nghĩa của đề tài

1.4.1 Về chuyên môn nghiệp vụ

- Tạo điều kiện để có cơ hội cọ sát với thực tế , gắn kết những lý thuyết đã ho ̣c trong nhà trường với môi trường làm viê ̣c ta ̣i các cơ quan UBND xã

- Rèn luyện cho sinh viên khả năng tư duy sáng tạo , ứng d ụng những kiến thức đã ho ̣c và câ ̣p nhâ ̣t những kiến thức mới vào thực tế

- Chuẩn bi ̣ tốt kiến thức chuyên ngành và những kiến thức có liên quan tới thực tế công viê ̣c trong tương lai

- Nâng cao kỹ năng làm viê ̣c và tác phong chuy ên nghiê ̣p qua quá trình học và làm việc độc lập, tinh thần làm viê ̣c nhóm, giải quyết các vấn đề có tính khoa ho ̣c

- Có thêm được nhiều kinh nghiệm và kỹ năng có ích mới cho bản thân như: kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, xây dựng và lâ ̣p kế hoa ̣ch…

1.4.2.Về thái độ, ký năng làm việc:

- Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề , kỹ năng giao tiếp , kỹ năng ứng xử hiê ̣u quả trong công viê ̣c

- Giúp sinh viên xác định và lựa chọn tốt nhất công việc, lĩnh vực ngành nghề trong tương lai

1.4.3 Về ky ̃ năng sống:

- Rèn luyện kỹ năng làm việc chuyên nghiệp cho sinh viên

- Tận du ̣ng được hết các cơ hô ̣i nếu có , chịu khó chú tâm trong công viê ̣c , giao tiếp tích cực, chân thành trong ứng xử

1.5 Nội dung thực tập và phương pháp thực hiện

1.5.1 Nội dung thực tập

- Đánh giá tiềm năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Phúc Xuân – thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên

Trang 13

- Tìm hiểu thực trạng sản xuất nông, lâm nghiệp và điều kiện kinh tế -

xã hội của xã Phúc Xuân – thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên

- Tìm hiểu về quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng, những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp

- Tham gia một số các công việc của UBND xã tổ chức trong thời gian thực tập

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp để thúc đẩy phát triển kinh

tế - xã hội trên địa bàn xã

1.5.2 Phương pha ́ p thực hiê ̣n

Các số liệu thứ cấp bao gồm các thông tin về đă ̣c điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình dân số, lao đô ̣ng, viê ̣c làm, số lượng các bô ̣ xã đang công tác ta ̣i đi ̣a bàn xã Phúc Xuân ; các văn bản liên quan đến vai trò , nhiê ̣m vu ̣ của cán bộ nông lâm nghiệp xã… Những tài liệu này thu thập tại UBND

xã, các website chính thức , sách báo tham khảo và các báo khoa học đã được công bố …

Tham vấn là một quá trình trợ giúp tâm lý, trong đó nhà tham vấn sử dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp để thiết lập mối quan hệ tương tác tích cực với thân chủ nhằm giúp họ nhận thức được hoàn cảnh vấn đề để thay đổi cảm xúc, suy nghĩ và hành vi và tìm kiếm giải pháp cho vấn

đề của mình Nhờ tham vấn cung cấp những thông tin có giá trị thích hợp, những giải thích có cơ sở, đưa ra những quyết định đúng đắn dựa trên những thông tin

Trang 14

mà nhân viên xã hội cung cấp, dựa trên khả năng của đối tượng cũng như tiềm năng hỗ trợ từ các nguồn lực bên ngoài

Quan sát tác phong làm viê ̣c , cách làm việc và xử lý công việc của cán

bô ̣ xã nói chung và cán bô ̣ nông lâm nghiê ̣p nói riêng

- Các loại quan sát:

+ Theo dấu hiệu về mối liên hệ giữa người nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu có thể có các loại quan sát: trực tiếp, gián tiếp, công khai, kín đáo, có tham dự, không tham dự (chỉ đóng vai trò ghi chép)

+ Theo dấu hiệu không gian, thời gian, thì có các loại quan sát: liên tục, gián đoạn, theo đề tài tổng hợp, theo chuyên đề

+ Theo mục đích thì có các loại quan sát: quan sát khía cạnh, toàn diện Quan át co bố trí, quan sát phát hiện, kiê nghiệm

+ Hoặc nếu theo mục đích xử lý thông tin thì có: quan sát mô tả, quan sát phân tích

- Những yêu cầu của quan sát:

+ Xác định rõ đối tượng quan sát: Quan sát phải được tiến hành trong điều kiện tự nhiên của hoạt động: người được quan sát không biết mình đang

bị quan sát, người quan sát không nên can thiệp vào hoạt động tự nhiên và thay đổi hành vi của đối tượng (nếu là con người), người quan sát phải tự mình tham gia vào hoạt động (lao động, học tập, vui chơi…) cùng với người được quan sát (cùng tham gia) để đảm bảo tính tự nhiên của hiện tượng, quá trình nghiên cứu

+ Xác định rõ ràng mục đích, nhiệm vụ quan sát, từ đó phải xây dựng

kế hoạch quan sát trong suốt quá trình nghiên cứu và chương trình của từng buổi quan sát Điều quan trọng là xác định quan sát toàn bộ hay chọn lọc, từ đó mới ghi lại tấtcả cái gì mắt thấy tai nghe hay một mặt nào đó Không có

Trang 15

chương trình, kế hoạch thì tài liệu thu thập được khó tin cậy, không loại trừ được các nhân tố ngẫu nhiên

+ Phải ghi lại kết quả (biên bản) quan sát: ghi lại sự kiện, điều kiện, hoàn cảnh diễn ra sự kiện Chỉ có ghi lại mới đảm bảo được tính lâu dài và có

hệ thống: nhờ đó mới thiết lập được mối quan hệ, liên hệ bản chất điển hình của những biểu hiện của hiện tượng, sự kiện hay tâm lý khác nhau, có thể ghi lại bằng máy ảnh, camera, quay phim, ghi âm, hay bằng tốc ký, biên bản quan sát.v.v…

- Quan sát những biến dạng:

+ Phương pháp phân tích các sản phẩm hoạt động: Trường hợp nghiên cứu đối tượng (là người) chỉ thông qua sản phẩm của nó… Thực chất thì chính các quá trình tâm lý được “vật hóa” trong các sản phẩm hoạt động – đó

là đối tượng nghiên cứu (Ví dụ: nghiên cứu tâm lý trẻ em thông qua bức tranh

em vẽ, bài thơ do em làm, bài tập do em thể hiện……)

+ Phương pháp khái quát hóa các nhận xét độc lập (phương pháp nhận định độc lập) cũng là dòng họ của quan sát, vì các nhận định độc lập được xây dựng từ quan sát trong các hiện tượng khác nhau

Nhờ quan sát có mục đích giúp chúng ta thu thập thông tin và đưa ra nhận định, đánh giá thông tin đó, nhận ra bản chất vấn đề tốt hơn và từ đó hướng tới việc giải quyết công việc nhanh chóng, tối ưu hơn

Tiếp cận có sự tham gia (PTA) còn được gọi là tham gia học và thực hành không phải là một công cụ mang tính kỹ thuật đơn thuần và cứng nhắc,

nó là một tập hợp nhiều phương pháp và kỹ năng vào sự vận dụng linh hoạt phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế Hơn nữa, phương thức tiếp cận có sự tham gia có tính liên tục theo thời gian

Trang 16

Phương pháp này có khả năng huy động kiến thức của người học, đúc rút kinh nghiệm từ nhiều nguồn khác nhau, mang lại hiệu quả cao hơn trong việc chuyển giao kỹ thuật và sáng tạo trong ứng dụng kiến thức, khuyến khích

em chia sẻ kinh nghiệm và tính sáng tạo, tạo bầu không khí hợp tác và thân thiện, có khả năng đem lại những thay đổi tích cực và lâu dài

- Dựa vào các dữ liệu đã được công bố tổng hợp, đối chiếu để chọn ra những thông tin phù hợp với hướng nghiên cứu về đề tài

- Dùng word, excel để tổng hợp la ̣i các số liê ̣u và viết báo cáo hoàn chỉnh

1.6 Thời gian và địa điểm thực tập

-Thời gian: Bắt đầu từ ngày 13 tháng 02 năm 2017 đến ngày 23 tháng

04 năm 2017

- Địa điểm: Tại UBND xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Trang 17

PHẦN 2 TỔNG QUAN 2.1 Về cơ sơ ̉ lý luâ ̣n

Một số khái niệm

a, Khái niệm về nông nghiệp, nông thôn

Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm để thoả mãn các nhu cầu của mình Nông nghiệp theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp [3]

Như vậy, nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên Những điều kiện tự nhiên như đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, bức

xạ mặt trời trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi Nông nghiệp cũng là ngành sản xuất có năng suất lao động rất thấp, vì đây là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên; là ngành sản xuất mà việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ gặp rất nhiều khó khăn Ngoài ra sản xuất nông nghiệp ở nước ta thường gắn liền với những phương pháp canh tác,

lề thói, tập quán đã có từ hàng nghìn năm nay Nông thôn là khái niệm dùng

để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn Nông thôn có thể được xem xét trên nhiều gốc độ: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Kinh tế nông thôn là một khu vực có nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn Kinh tế nông thôn vừa mang những đặc trưng của nền kinh tế về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về cơ chế kinh tế…vừa có những đặc điểm riêng gắn liền với nông nghiệp, nông thôn.[3]

Xét về mặt kinh tế - kỹ thuật, kinh tế nông thôn có thể bao gồm nhiều ngành kinh tế như: Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, dịc vụ…trong đó nông nghiệp, lâm nghiệp,ngư nghiệp là ngành kinh

tế chủ yếu xét về mặt kinh tế - xã hội, kinh tế nông thôn cũng bao gồm rất

Trang 18

nhiều thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể…xét về không gian và lãnh thổ, kinh tế nông thôn bao gòm các vùng như: Vùng chuyên canh lúa, vùng chuyên canh cây màu, vùng trồng cây

ăn quả…

b, Dự án phát triển nông thôn

Dự án PTNT là các dự an đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau ở các khu vực nông thôn nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.chẳng hạn như các dự án tưới tiêu, phát triển trồng trọt chăn nuôi, phát triển mạng lưới giao thông, định canh định cư, cơ khí hóa nông nghiệp phát triển cơ sở ha tầng, mở rộng ngành nghề, nghiên cứu khoa học nông nghiệp, phát triển giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân [1]

c, Hệ thống kinh tế nông nghiệp việt nam

Hệ thống kinh tế nông nghiệp là tổng thể quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, biểu hiện bằng những hình thức sợ hữu tư liệu sản xuất, những hình thúc tiêu dùng các sản phẩm sản xuất ra với những hình thức tổ chức sản xuất, trao đổi, phân phối và cơ chế quản lý tương ứng của Nhà nước đối với toàn

bộ nền nông nghiệp Nói cách khác, hệ thống kinh tế nông nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế trong nông nghiệp.[2]

d, Khái niệm về xây dựng

Xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, giám sát công trình xây dựng, thi công xây dựng công trình,giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng [3]

e, Khái niệm và vai trò của kế hoạch

Kế hoạch có thể là các chương trình hành động hoặc bất kỳ danh sách,

sơ đồ, bảng biểu được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, chia thành các giai

Trang 19

đoạn, các bước thời gian thực hiện, có phân bổ nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp, sự chuẩn bị, triển khai thực hiện nhằm đạt được một mục tiêu, chỉ tiêu đã được đề ra Thông thường kế hoạch được hiểu như là một khoảng thời gian cho những dự định sẽ hành động và thông qua đó

ta hy vọng sẽ đạt được mục tiêu Nói đến kế hoạch là nói đến những người vạch ra mà không làm nhưng họ góp phần vào kết quả đạt được như bản kế hoạch đề ra

Kế hoạch có thể được thực hiện một cách chính thức hoặc không chính thức, bằng văn bản, văn kiện hoặc bất thành văn, công khai minh bạch hoặc bí mật (đối với các kế hoạch tác chiến, tình báo, chính trị, đối ngoại hay tội phạm, gây án, hãm hại, trả thù hoặc một phần trong kế hoạch kinh doanh, làm

ăn, tài chính…) Kế hoạch chính thức được phổ biến và áp dụng cho nhiều người, có nhiều khả năng xảy ra trong các dự án ví dụ như ngoại giao, công tác, phát triển kinh tế, các kế hoạch về thể thao, trò chơi, hoặc trong việc tiến hành kinh doanh khác

Vai trò của kế hoạch :

- Ở góc độ tổng thể, việc xây dựng kế hoạch có ý nghĩa quan trọng Trên thực tế, có thể không có kế hoạch nào hoàn toàn đúng, hoặc không khả thi nhưng không hoạch định gì thì cũng không được Kế hoạch là tiêu chuẩn,

là thước đo kết quả so với những gì đã đề ra Kế hoạch dù có sai vẫn rất cần thiết điều này đặc biệt quan trọng trong kinh doanh, nó là trọng tâm của hoạt động kinh doanh Việc viết một kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng trong việc tạo nên nền tảng cho quá trình thực hiện mục tiêu có tính thực tế của doanh nghiệp

- Ở góc độ cá nhân, khi lập được kế hoạch thì tư duy quản lý sẽ có hệ thống hơn để có thể dự liệu được các tình huống sắp xảy ra Việc phối hợp được mọi nguồn lực của cá nhân, tổ chức để tạo nên một sức mạnh tổng hợp,

Trang 20

có thể giữ vững mục tiêu cuối cùng hướng đến Đồng thời dễ dàng kiểm tra, giám sát hiệu quả thực hiện dự án của cá nhân Đặc biệt khi có kế hoạch chi tiết, cụ thể nó sẽ giúp tránh được những việc bị động, đột xuất chen ngang làm mất thời gian của cá nhân

Do đó một kế hoạch cụ thể, chi tiết và sự quyết tâm thực hiện sẽ giúp

cá nhân chiến thắng bệnh trì hoãn để đạt đến sự thành công Nếu kế hoạch được thực hiện nghiêm túc, nó sẽ tạo ra những tác động mạnh mẽ bất ngờ

f, Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp.

Xây dựng kế hoạch là quá trình xây dựng các mục tiêu và xác định các nguồn lực, quyết định cách tốt nhất để thực hiện các mục tiêu đã đề ra do vâ ̣y xây dựng kế hoạch bao gồm các yếu tố sau:

- Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc: Khi xác định được yêu cầu, mục tiêu thì ta sẽ luôn hướng trọng tâm các công việc vào mục tiêu và đánh giá hiệu quả cuối cùng

- Xác định nội dung công việc: Công việc đó là gì và các bước, công đoạn thể thực hiện công việc đó Cốt lõi của nội dung công việc là tác động vào đối tượng như thế nào thông qua việc xác định địa điểm, thời gian, chủ thể hay đối tượng thực hiện

- Xác định phương thức, cách thức tiến hành kế hoạch: Gồm tài liệu, cẩm nang hướng dẫn, chỉ dẫn thực hiện cho từng công việc, từng bước Tiêu chuẩn của công việc, cách thức vận hành máy móc Điều quan trọng là phải có dữ liệu, thông tin để xây dựng kế hoạch

- Xác định việc tổ chức thực hiện, phân bổ nguồn lực gồm: xác định phương pháp kiểm soát và kiểm tra và đặc biệt là phải xác định cho được nguồn lực thực hiện gồm nguồn nhân lực, tài lực (tiền bạc), vật lực (nguyên liệu, hệ thống cung ứng, hệ thống máy móc, công nghệ) và phương thức, phương pháp làm việc (những nguyên tắc, quy trình, quy cách tiến hành)

Trang 21

Do vậy xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp là xác định mục tiêu sản xuất cụ thể rõ ràng dựa trên những yêu cầu của thị trường

và các nguồn lực sẵn có và những tiềm năng khác có thể huy động được trong tương lai Từ đó xác định phương thức sản xuất sao cho phù hợp nhất để đạt được hiệu quả nhất Và để đạt được kết quả như mong muốn hay nhưng kết quả đã đề ra thì kế hoạch cần được thực hiện một cách tru toàn, cẩn thận và quyết đoán dựa trên những tiêu chí, hạng mục mà kế hoạch đã đề ra.[4]

g, Một số kế hoạch trong sản xuất nông nghiệp

- Kế hoạch dài hạn ( thường là 5 năm ): là kế hoạch định hướng cho sự hình thành và phát triển của các cơ sở sản xuất kinh doanh ( thường là mô hình VCA, trang trại hay áp dụng )

- Kế hoạch trung hạn ( 3 -5 năm): là kế hoạch triển khai cụ thể hóa các bước tiến độ của kế hoạch tổ chức xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp Trong kế hoạch 3-5 năm có thể đề ra nhiệm vụ cụ thể cho các năm

- Kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài chính hằng năm của cơ sở sản xuất

- Kế hoạch thời vụ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi: đây là kế hoạch ngắn hạn quan trọng đối với các nông hộ, trang trại khi sản xuất kinh doanh những sản phẩm bị chi phối do mùa vụ

- Kế hoạc quý, tháng: đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ sản xuất và cách thức thực hiện chúng trong tháng, quý

2.2 Các văn bản pháp lý có liên quan đến nội dung thực tập

- UBND xã Phúc Xuân, quyết định số Số 07/2013/NQ – HĐND về việc phê chuẩn kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 Nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp phát triểnkinh tế - xã hội năm 2014

- UBND xã Phúc Xuân, quyết định số Số 07/2014/NQ – HĐND về việc phê chuẩn kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 Nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp phát triểnkinh tế - xã hội năm 2015

Trang 22

- UBND xã Phúc Xuân, quyết định số Số 07/2015/NQ – HĐND về việc phê chuẩn kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 Nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp phát triểnkinh tế - xã hội năm 2016

- UBND thành phố Thái nguyên số 13737/QĐ-UBND về việc giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 thành phố Thái Nguyên

- UBND thành phố Thái nguyên số 13888/QĐ-UBND về việc giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 thành phố Thái Nguyên

- UBND xã Phúc Xuân số 195/BC – UBND báo cáo về kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014; phương hướng, nhiệm vụ năm 2015

- UBND xã Phúc Xuân số 57/BC – UBND báo cáo về kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015; phương hướng, nhiệm vụ năm 2016

- UBND xã Phúc Xuân số 64/BC – UBND báo cáo về kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; phương hướng, nhiệm vụ năm 2017

- UBND xã Phúc Xuân số 06 /ĐA-UBND Đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân từ 2012 đến 2015 và tầm nhìn 2020

- UBND xã Phúc Xuân số 44/ BC-UBND Báo cáo tổng kết thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011- 2015

2.3 Cơ sở thực tiễn

2.3.1 Kinh nghiệm về xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

a, Điện Biên ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

Trong vòng 10 năm (1996 – 2005), tỉnh Điện Biên đã tập trung triển khai có hiệu quả công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống, góp phần tích

Trang 23

cực làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng Các ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Công ty giống nông nghiệp Điện Biên, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến lâm đã triển khai nhiều danh mục, đề tài, dự án hỗ trợ sản xuất giống ngô lai F1 – LVN10; dự án hỗ trợ giống lúa cấp I tại một số hợp tác xã trọng điểm của tỉnh

Để đạt đươc kết quả cao cần có sự gắn kết thống nhất, đông lòng, chung tay thực hiện để đưa khoa học kỹ thuật vào phục vụ sản xuất giữa người dân với các ban lãnh đạo, các cán bộ chuyên môn Cần có cơ chế chính sách, nguồn lực hỗ trợ kịp thời và phù hợp thực tiễn ở cơ sở; xây dựng chương trình, kế hoạch lộ trình cụ thể, có cách làm phù hợp, vận dụng sáng tạo vào điều kiện địa phương, tránh bệnh thành tích, nóng vội mất dân chủ Quan tâm làm tốt công tác kiểm tra, hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm và động viên, khen thưởng những gương điển hình tiên tiến để nhân rộng; công tác tuyên truyền phải được thực hiện thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức đa dạng, phong phú

Qua đó thực hiện chủ trương của UBND tỉnh, huyện Điện Biên đã phối hợp với Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng dự án thâm canh tăng

vụ đạt cánh đồng 40 triệu đồng/ha Năm 2004, huyện Điện Biên đưa cây vụ đông vào gieo trồng trên ruộng 1 vụ, cho năng suất cao Các xã đã tích cực hướng dẫn nông dân mở rộng diện tích thâm canh cây trồng vụ đông, chú trọng vào 2 giống ngô và đậu tương Theo tính toán, 1ha đất trồng ngô vụ đông cho năng suất 35 tạ, giá bán 2.000 đồng/kg, tổng thu 7 triệu đồng/vụ; đậu tương, năng suất 1,5 tấn/ha, giá bán 6.000 đồng/kg, thu nhập 9 triệu đồng/vụ Hai vụ lúa + 1 vụ màu cho thu nhập 40 triệu đồng/ha Trồng hoàn chỉnh 1.000 ha cây vụ đông, huyện Điện Biên đã giải quyết công ăn việc làm thời gian nông nhàn (từ tháng 9 – 12) cho gần 10.000 lao động của 10 xã Ứng dụng công nghệ sinh học

Trang 24

vào sản xuất đã giúp đồng bào các dân tộc địa phương xóa đói giảm nghèo Sản xuất nông nghiệp thành công cần có sự phối hợp chặt chẽ của "4 nhà" Sản xuất theo hợp đồng là hình thức bảo đảm tính ổn định, chủ động tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, chấp hành nghiêm các điều kiện hợp đồng đã ký kết Có như vậy công tác xoá đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu của nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên mới phát triển bền vững

b, Hòa Bình gắn phát triển sản xuất nông nghiệp với công tác khuyến nông

Bám sát đặc điểm của một tỉnh vùng cao, thời gian qua, trên cơ sở phát huy tốt vai trò của đội ngũ khuyến nông viên cơ sở, công tác khuyến nông ở Hòa Bình đã đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ nông dân tiếp cận tiến bộ khoa học

kỹ thuật, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, hiệu quả

Để đem lại kết quả cao Cần có sự gắn kết giữa cán bộ khuyến nông với người dân công tác kiểm tra, hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc,

tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm và động viên, khen thưởng những gương điển hình tiên tiến để nhân rộng; công tác tuyên truyền phải được thực hiện thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức đa dạng, phong phú

Tham gia thực hiện mô hình “Nuôi gà thả vườn an toàn” do Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN - KN) huyện Mai Châu tổ chức, từ năm

2013 đến nay, anh Bùi Văn Dũng ở xã Tòng Đậu đã thu lãi lớn từ việc nuôi

gà trong vườn cây ăn quả của gia đình Vừa kiểm tra đàn gà chuẩn bị xuất bán cho thương lái, anh Dũng vừa phấn khởi chia sẻ: “Tham gia mô hình, tôi đã được hỗ trợ một phần chi phí giống gà và vắcxin phòng bệnh Đặc biệt, tôi còn được tham gia lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật và được cán bộ khuyến nông xã tận tình hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng và chữa các bệnh thường gặp ở gà Do đó, đến nay, tuy dự án đã kết thúc song những kiến thức được chuyển giao vẫn rất bổ ích, giúp tôi mở rộng quy mô chăn nuôi” Được

Trang 25

biết, với trên 1.000 con gà xuất bán mỗi năm, anh Dũng đã có thu nhập trên 200triệu đồng mỗi năm

2.3.2 Bài học kinh nghiệm

Qua những kinh nghiệm trên thì một số bài học và kiến nghị sau sẽ giúp ích cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên:

Điều thứ nhất cần phải quán triệt sâu sắc yêu cầu nhiệm vụ của kế hoạch sản xuất nông nghiệp cấp ủy, chính quyền các cấp, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên, hội viên, nhất là người đứng đầu về vai trò của nông dân và tổ chức hội nông dân trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn Trên

cơ sở đó xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch với các yêu cầu, chỉ tiêu

cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng và có kiểm tra, giám sát thường xuyên, chấn chỉnh kịp thời

Thứ hai là vai trò tham mưu của hội nông dân, khuyến nông, Đảng ủy, UBND các đoàn thể trong xã có tính quyết định đến kết quả trong việc xây dựng va thực hiện kế hoạch sản xuất nông ngiệp trên địa bàn toàn xã

Thứ ba là cần lồng ghép việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp với các xã lân cận đê xây dựng kế hoạch phù hợp điều kiện trên địa bàn xã

Thứ tư cần lồng ghép linh hoạt các chỉ thị hướng dẫn để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời từ đó huy động tối đa các nguồn lực cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới

Trang 26

PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Sơ lươ ̣c về mô ̣t số đặc điểm trên đi ̣a bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

a, Vị trí địa lý

Xã Phúc Xuân là một xã miền núi có tổng diện tích là Xã có diện tích 18,36 km², cửa ngõ của khu du lịch Hồ Núi Cốc, trung tâm xã cách TP Thái Nguyên là 11km về phía đông

Đây là xã ở phía tây bắc của thành phố Thái Nguyên Xã nằm ven tỉnh

lộ 253 từ trung tâm thành phố đến thị trấn Đại Từ Xã tiếp giáp với Hồ Núi Cốc ở phía tây nam và cách không xa khu du lịch trên hồ Xã Phúc Xuân giáp với xã Cù Vân và An Khánh của huyện Đại Từ ở phía bắc Xã Phúc Hà, Quyết Thắng thuộc thành phố Thái Nguyên về phía đông Xã Phúc Trìu giáp với ranh giới phía đông và nam của xã Phía tây Phúc Xuân là xã Tân Thái thuộc huyện Đại Từ và đối diện với Phúc Xuân qua Hồ Núi Cốc là xã Phúc Tân thuộc huyện Phổ Yên Ngoài ra, một số hòn đảo trên Hồ Núi Cốc cũng thuộc địa giới hành chính của xã Vớ i vi ̣ trí đi ̣a lý như vâ ̣y sẽ ta ̣o ra rất nhiều lợi thế cho sự phát triển kinh tế – xã hội cho xã Phúc Xuân

Xã Phúc xuân thuộc đ ịa hình miền núi trung du với nhiều đồi núi rải rác trên khắp địa bàn xã t ạo nên địa hình tương đối phức tạp Đi ̣a hình nhìn chung cao về phía Bắc thấp dần về Nam Đông Nam Nhìn chung địa hình xã có những đồi núi bao bọc xen kẽ là những thung lũng nhỏ chủ yếu tập chung

ở phía đông của xã, các thung lũng tương đối bằng phẳng và có thể trở thành những vùng chuyên canh để sản xuất nông lâm nghiê ̣p với những hàng hóa

đă ̣c thù có khả năng cho số lượng lớn

Trang 27

Lượng nước chủ yếu phu ̣ thuô ̣c vào lượng nước trên Hồ Núi Cốc và lượng mưa hằng năm

lượng đều thâp Tài nguyên đáng chú ý nhất là đất, rừng

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất xã Phúc Xuân

( ha )

Cơ cấu ( % )

Trang 28

Với diện tich đất tự nhiên của toàn xã là 1835.88 ha Mặc dù địa hình đồi núi phức tạp nhưng đã tạo cho xã những thung lũng tương đối bằng phẳng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp

Biểu đồ 3.1: Thể hiện cơ cấu sử dụng đất của xã năm 2016

Từ bảng 3.1 và biểu đồ ta thấy diện tích đất nông ngiệp là 1409.15 ha chiếm gần 76.76 % tổng diện tích đất tự nhiên,thêm vào đó là chỉ tiêu diện tích đất nông nghiệp/hộ là 0.91 ha với diện tích như vậy việc phân bố sử dụng đất vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sẽ có khả năng tập chung có quy

mô hơn từ đó có thể hình thành các hợp tác xã, làng nghề sản xuất, trang trại để sản xuất nông nghiệp để đem lại hiệu quả cao cả về năng suất lẫn chất lượng của sản phẩm nông nghiệp

- Tài nguyên nước ngầm có độ sâu từ 20 – 30 m với chất lượng được coi là đảm bảo vệ sinh đáp ứng cho khoảng 95% hộ

Trang 29

- Tài nguyên nước: nguồn nước mặt chủ yếu là lấy từ Hồ Núi Cốc và các hệ thống sông suối nhỏ chạy quanh xã và nguồn nước từ các hồ chứa đã đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu sản xuất

- Tài nguyên rừng: rừng trồng chủ yếu là bạch đàn, keo lá tràm

- Về khoáng sản trên địa bàn xã như : quặng, nhôm nhưng trữ lượng ít phân bố nhỏ lẻ khó có thể khai thác được

3.1.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội

Với sự giúp đỡ của các ngành c ác cấp, với sự tự lực tự cường với tinh thần lao đô ̣ng cần cù và sáng ta ̣o trong sản xuất cũng như trong quản lý , kinh tế xã hô ̣i xã ngày càng phát triển , tốc đô ̣ tăng trưởng kinh tế của xã nhanh chóng và bền vững

Các vùng sản suất đặc trưng xã Phúc Xuân:

Vùng 1: Vị trí nằm tại phía đông xã, thuộc xóm trung Tâm, Cây Thị, Núi Nến có tổng diện tích khoảng 47,63 ha Hình thức sản xuất chuyên trồng lúa, xen kẽ là các đồi chè

Vùng 2: Vị trí nằm phía tây nam xã, thuộc xóm Cao Trãng, Dộc Lầy có diện tích khoảng 441,32 ha Hình thức sản xuất chuyên trồng cây lâm nghiệp

Trang 30

Vùng 5: Vị trí nằm phía bắc xã, thuộc xóm Dộc Lầy, Cao Khánh có diện tích khoảng 102,58 ha Hình thức sản xuất chuyên trồng chè, xen kẽ đó

là trồng khác

Vùng 6: Vị trí nằm trung tâm xã, thuộc xóm Dộc Lầy, Cao Khánh, Cây

Si có diện tích khoảng 40.03 ha Hình thức sản xuất chuyên trồng cây lúa và hoa màu

Vùng 7: Vị trí nằm phía bắc xã, thuộc xóm Cây Si, Đèo Đá có diện tích khoảng 114,52 ha Hình thức sản xuất chuyên trồng cây chè, xen kẽ đó là các cây lúa mầu khác

Vùng 8: Vị trí nằm phía đông bắc xã, thuộc xóm Đèo Đá, Cây Thị, Núi Nến, Đồng Kiệm có diện tích khoảng 66,78 ha Hình thức sản xuất chuyên trồng cây chè, xen kẽ đó là các cây lúa, mầu

Vùng 9: Vị trí nằm phía đông bắc xã, thuộc xóm Núi Nến, Đồng Kiệm có diện tích khoảng 52.67 ha Hình thức sản xuất chuyên trồng cây lúa và rau sạch

Toàn xã Phúc Xuân có hơn 1900 lao động , trong đó lao động trong ngành nông nghiệp khoảng 1200 người, chiếm 63.16%; Dịch vụ - thương mại, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề khác khoảng 700 người, chiếm 36.84%

Cơ cấu kinh tế của xã :Ngành nông nghiệp 60%; dịch vụ -thương mại, dịch vụ nghành nghè khác 30%; tiểu thủ công nghiệp 10%

3.1.2.1 Tình hình sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp

a, Nông nghiệp:

* Trồng trọt:

Tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2016 trên địa bàn toàn xã tương đối thuận lợi, cây trồng chủ yếu là cây lúa , ngô, chè UBND xã chỉ đạo cán

Trang 31

bộ khuyến nông triển khai cung ứng giống cây vụ đông cho nhân dân đảm bảo đúng vụ:

+ Về cây lúa:

Bảng 3.2: So sánh về Năng suất của lúa qua các năm 2014 - 2016

của xã Phúc Xuân

Năng suất (tạ/ha)

Diê ̣n tích (ha)

Sản lươ ̣ng (tạ)

Năng suất (tạ/ha)

Diê ̣n tích (ha)

Sản lươ ̣ng (tạ)

Năng suất (tạ/ha)

2014 vụ mùa là 43.8 tạ/ha sang năm 2015 là 44.1 tạ/ha, vụ xuân năm 2014 là 48.6 tạ/ha sang năm 2015 đã đạt 49.3 tạ/ha Qua đó sản lượng của của lúa ở cả

2 vụ đều tăng lên rõ rệt

- Đến năm 2016 tuy diện tích gieo trồng vụ mùa có giảm và sản lượng có giảm hơn 2 năm trước nhưng không vì thế mà năng suất cũng giảm theo

So vớ i năm 2014 năng suất vụ mùa đa ̣t 43.8 tạ/ha thì đến năm 2016 là 45.6 tạ/ha , nghĩa là tăng thêm 1.8 tạ/ha, So với năm 2015 tăng thêm 1.5 tạ/ha

Vụ xuân 2014 có năng suất là 48.6 tạ/ha đến năm 2016 là 49.8 tạ/ha, nghĩ là tăng thêm 1.2 tạ/ha, so với năm 2015 tăng thêm 0.5 tạ/ha

Trang 32

Năm 2016 vụ vùa có giảm 20 ha diện tích gieo trồng là do: một số hộ dân đã chuyển qua sản xuất rau sạch, một số nữa lại đi làm thuê…do đó diện tích gieo trồng lúa giảm Đến vụ xuân diện tích lại tăng là do: sau khi thu hoạch một số loại cây mà mùa vụ chưa đến người dân chuyển qua trồng lúa, thêm vào đó là nhu cầu về lương thực cũng tăng lên… dẫn đến diện tích gieo trồng vụ xuân tăng

+ Cây ngô vụ mùa diện tích đạt 19 ha, năng suất ước đạt 45 tạ/ha, sản lượng ước đạt 85,5 tấn

+Tổng diện tích các loại cây có củ 24,04 ha, trong đó: Diện tích khoai lang: 17,2 ha, diện tích sắn: 6,1 ha, diện tích khoai sọ: 0,74 ha

+Rau màu các loại 33,05 ha gồm các loại: rau muống, su hào, cải các loại, khoai tây, hành tươi, cà chua, bí xanh, bí đỏ

+ Cây chè: Toàn xã có 9 làng nghề chè truyền thống Tổng diện tích chè toàn xã năm 2015 là 324 ha

Diện tích trồng chè năm 2015 là 12,11 ha (Trong đó trồng phục hồi là 7,11 ha, trồng mới là 5 ha) Đến năm 2016 tổng diện tích chè toàn xã là 326

ha, đầu năm đến nay đã trồng mới được 2 ha và trồng cải tạo phục hồi được 1,5 ha

* Chăn nuôi:

Năm 2015, trên địa bàn xã không xảy ra dịch bệnh, đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, nguồn cung về thực phẩm được đảm bảo Hiện nay, công tác phát triển đàn gia súc, gia cầm tiếp tục được triển khai, công tác phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi được duy trì

+ Tổ chức tiêm phòng đợt I cho đàn gia súc, gia cầm: Vaccin Dại cho đàn chó được 1026 liều; tiêm phòng cho đàn trâu Vaccin Lở mồm long móng:

250 liều, Tụ huyết trùng: 250 liều; tiêm phòng cho đàn lợn: Vacxin Dịch tả

500 liều, Tụ Dấu: 510 liều

Trang 33

+ Tổ chức tiêm phòng đợt II cho đàn gia súc, gia cầm: Vaccin Dại cho đàn chó được 165 liều; tiêm phòng cho đàn trâu Vaccin Lở mồm long móng:

250 liều, Tụ huyết trùng: 100 liều; tiêm phòng cho đàn lợn: Vacxin Dịch tả

500 liều, Tụ Dấu: 510 liều

Đến năm 2016 công tác phát triển đàn gia súc , gia cầm tiếp tục được triển khai , công tác phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi được duy trì do đó trên địa bàn xã không xảy ra dịch bệnh, đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, nguồn cung về thực phẩm được đảm bảo

b Lâm nghiệp:

Ban Lâm nghiệp xã làm tốt công tác bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng, kết hợp với hạt kiểm lâm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về bảo

vệ rừng, quản lý chặt chẽ khâu lưu thông, chế biến, kinh doanh lâm sản

Diện tích rừng hiện có trồng theo công tác bảo vệ là 110 ha, rừng phòng hộ là 275 ha, rừng trồng mới 31 ha

a, Dân số,tôn giáo

Về tình hình hộ khẩu, nhân khẩu trên địa bàn: Công an viên của 15 xóm tiến hành rà soát, lập danh sách các hộ tạm trú, tạm vắng và các hộ: tạm trú có 35 hộ với 79 khẩu; hộ thường trú là 1542 hộ với 5694 khẩu Vì là xã thuô ̣c trung du miền núi nên xã cũng đa da ̣ng về số lượng dân tô ̣c nhưng chủ yếu là người kinh, bên ca ̣nh đó là : tày, mông, dao

Tình hình hoạt động tín ngưỡng tôn giáo trên địa bàn ổn định; Công tác quản lý Nhà nước về dân tộc, tôn giáo được quan tâm chỉ đạo, UBND đã có công văn đề nghị chia tách thành lập giáo họ Khuôn Năm nhằm tạo điều kiện sinh hoạt tôn giáo cho các giáo dân trong xóm Khuôn Năm và Dộc Lầy Các lễ hội đầu năm diễn ra trên địa bàn an toàn và theo chương trình đã đăng ký, đúng nghi thức tôn giáo, tuân thủ các quy định của pháp luật Tiếp tục

Ngày đăng: 30/09/2018, 12:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) Bài giảng đánh giá nông thôn trường Đại học nông lâm Thái Nguyên 2) Bài giảng kinh tế h ộ và trang trại trươ ̀ ng Đa ̣i ho ̣c nông lâm TháiNguyên Khác
4) Bài giảng thống kê nông nghiệp trươ ̀ ng Đa ̣i học nông lâm Thái Nguyên 5) Quyết định số Số 07/2013/NQ – HĐND về việc phê chuẩn kết quả pháttriển kinh tế - xã hội năm 2013. Nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 Khác
6) Quyết định số Số 07/2014/NQ – HĐND về việc phê chuẩn kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2014. Nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp phát triểnkinh tế - xã hội năm 2015 Khác
7) Quyết định số Số 07/2015/NQ – HĐND về việc phê chuẩn kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2015. Nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp phát triểnkinh tế - xã hội năm 2016 Khác
8) UBND thành phố Thái nguyên số 13737/QĐ-UBND về việc giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 thành phố Thái Nguyên Khác
9) UBND thành phố Thái nguyên số 13888/QĐ-UBND về việc giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 thành phố Thái Nguyên Khác
10) UBND xã Phúc Xuân số 195/BC – UBND . báo cáo về kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014; phương hướng, nhiệm vụ năm 2015 Khác
11) UBND xã Phúc Xuân số 57/BC – UBND . báo cáo về kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015; phương hướng, nhiệm vụ năm 2016 Khác
12) UBND xã Phúc Xuân số 64/BC – UBND . báo cáo về kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; phương hướng, nhiệm vụ năm 2017 Khác
13) UBND xã Phúc Xuân số 06 /ĐA-UBND. Đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân từ 2012 đến 2015 và tầm nhìn 2020 Khác
14) UBND xã Phúc Xuân số 44/ BC-UBND. Báo cáo tổng kết thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011- 2015 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w