Nghiên cứu cơ chế hình thành lũ quét và các giải pháp cảnh báo phòng tránh lũ quét cho vùng núi đông bắc

20 282 0
Nghiên cứu cơ chế hình thành lũ quét và các giải pháp cảnh báo phòng  tránh lũ quét cho vùng núi đông bắc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nước ta nằm trong khu vực được xem là có tiềm năng tự nhiên sinh ra lũ quét rất cao vì trên 70% diện tích đất là đồi núi. Lượng mưa lớn, cường suất tập trung và diễn biến rất phức tạp do hiệu ứng nhà kính kéo theo sự xuất hiện của các hiện tượng El Nino La Nina mà hậu quả là bão, mưa lũ xuất hiện có xu thế ngày một tăng theo cả không gian và thời gian là nguyên nhân cơ bản gây nên lũ quét. Khi các hình thế thời tiết như bão, áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh dù hoạt động đơn độc hay kết hợp đều có thể gây ra mưa lớn với lượng mưa 1 ngày đạt từ 700800 mm và cá biệt lên tới 1500 mm ngày như trận mưa tháng XI,XII năm 1999 xảy ra ở Huế. Các khu vực đều có những tâm mưa lớn, nơi hội tụ của các luồng không khí có lượng hơi ảm cao độ bất ổn định lớn như tâm mưa thượng lưu sông Đà ở Tây Bắc, Tâm mưa Bắc quang với lượng mưa lớn hơn 4000 mmnăm, tâm mưa Bạch Mã ở thừa thiên Huế, thượng nguồn sông Thu Bồn v.v.. là nguyên nhân tự nhiên tiềm ẩn lũ quét. Điều kiện địa chất cũng là nhân tố tiềm ẩn gây ra lũ quét. Ở những khu vực do điều kiện kiến tạo hình thành các thế đất đá không thuận lợi, khi gặp điều kiện tổ hợp thuận lợi như lượng mưa lớn làm cho đất đá bão hòa nước và hiện tượng sạt trượt sẽ xảy ra. Thêm vào đó là vai trò của con người với việc mưu sinh đã phá hệ sinh thái rừng lấy đất làm nương rẫy, chặt phá rừng đầu nguồn, làm mặt đất bị trơ trọi đã đẩy nhanh quá trình dòng chảy mặt, giảm khả năng điều tiết và lũ quét cũng xảy ra thường xuyên hơn Theo số liệu thống kê, từ sau những năm 1950 trở lại đây cho thấy hầu như năm nào cũng xảy ra lũ quét và có xu hướng ngày càng tăng lên. Nếu trước đây, sạt lở đất và lũ quét chỉ xuất hiện ở vùng núi cao, thưa dân thì ngày nay hiện tượng này đã thực sự là hiểm họa ở mọi nơi thuộc các vùng trung du và núi cao khi quá trình phá rừng lấy đất làm nông lâm, nghiệp tăng lên, phát triển các khu dân cư của các khu đô thị đông dân, các khu vực kinh tế phát triển, đe dọa đến sự an toàn của vùng đồng bằng. Lai Châu là một trong những địa phương xảy ra lũ quét nhiều nhất, hầu như năm nào ở Lai Châu cũng xuất hiện. Đặc biệt trong hai ngày 17 và 1881996 lũ quét đã kéo theo hàng trăm ngàn khối bùn và đá, đã hủy diệt gần như toàn bộ thị trấn Mường Lay và nhiều vùng dân cư trong huyện Mường Lay tỉnh Lai Châu.

Ngày đăng: 28/09/2018, 10:39

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

  • ĐỀ CƯƠNG DỰ TOÁN

  • ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2006-2007

  • Tên đề tài :

  • Nghiên cứu cơ chế hình thành lũ quét và các giải pháp cảnh báo phòng tránh lũ quét cho vùng núi Đông Bắc (Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên).

  • Đơn vị đăng ký : Trường Đại học Thủy lợi

  • Địa chỉ : 175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội

  • Điện thoại : 8533083

  • Email : nckh@wru.edu.vn

  • HÀ NỘI, tháng 2/2006

  • I. Thông tin chung về đề tài

  • II. Nội dung khoa học và công nghệ của đề tài

    • Cách tiếp cận

    • I

    • Nghiên cứu đánh giá về tình hình xảy ra lũ quét tại 3 tỉnh Bắc Cạn, Cao Bằng

    • II

    • Nghiên cứu về cơ chế hình thành lũ quét

    • III

    • Nghiên cứu về địa hình, địa chất và thổ nhưỡng

    • IV

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan