1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tiểu luận môn học đấu thầu và quản lý hợp đồng (đề 17)

18 246 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 217 KB

Nội dung

4. Trong trường hợp chủ đầu tư cũng chính là bên mời thầu thì bộ phận chuyên môn của chủ đầu tư thẩm định trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu của tổ chuyên gia, trình thủ trưởng phê duyệt các kết quả về đánh giá hồ sơ dự thầu, lựa chọn nhà thầu. 5. Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là 45 ngày đối với đấu thầu trong nước, 60 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu không bao gồm thời gian thẩm định, phê duyệt, kể cả thời gian thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ. Trường hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu nhưng không quá 20 ngày và phải bảo đảm tiến độ thực hiện dự án. 6. Sau khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư đăng tải về kết quả lựa chọn nhà thầu trên Báo đấu thầu và gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu cho các

Trang 1

BÁO CÁO THU HOẠCH

MÔN: ĐẤU THẦU VÀ HỢP ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG

Học viên: ; Mã số học viên:17812060

Giảng viên: ; Email:

Ngành: Quản lý xây dựng; Mã số: 60-58-03-02

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Thủy lợi

NỘI DUNG BÁO CÁO

Trang 2

Câu hỏi:

Phần 1: Lý thuyết

Nêu và phân tích quy định (luật, nghị định, thông tư) về nội dung và các bước

thực hiện trong công tác lập kế hoạch đấu thầu của dự án đầu tư xây dựng/gói thầu.

Phần 2: Tìm hiểu ứng dụng thực tế

Tìm hiểu, vận dụng thực tế trong đấu thầu, hợp đồng:

Mỗi học viên bằng một dự án hoặc gói thầu cụ thể, tìm hiểu nội dung và các bước

để thực hiện công tác đấu thầu (Lập kế hoạch đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu, và tiêu chuẩn đánh giá ), hãy phân tích các nội dung trên Trong đó thể hiện bằng các mục:

Trả lời:

Phần 1: Lý thuyết

1 Các quy định làm căn cứ trong công tác lập kế hoạch đấu thầu của dự án đầu tư xây dựng/gói thầu:

Luật Đấu thầu số: 43/2013/QH13, ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội; Nghị định Số: 63/2014/NĐ-CP, ngày 26 tháng 06 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

Nghị định Số: 37/2015/NĐ-CP, ngày 22 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi trong hợp đồng xây dựng;

Thông tư số: 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Bộ Kế hoạch

và Đầu tư quy định về việc quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

Thông tư số: 23/2015/TT-BKHĐT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ Kế hoạch

và Đầu tư quy định về việc Quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu;

Thông tư số: 09/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 03 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định về việc hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình;

Thông tư 07/2016/TT-BKHĐT ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu mua sắm đối với đấu thầu qua mạng;

Thông tư số: 10/2016/TT-BKHĐT ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Bộ Kế hoạch

và Đầu tư quy định về việc giám sát, theo dõi và kiểm tra hoạt động đấu thầu;

2 Các bước thực hiện trong công tác lập kế hoạch đấu thầu của dự án đầu tư xây dựng/gói thầu

2.1 Nội dung trong công tác lập kế hoạch đấu thầu.

Kế hoạch đấu thầu phải được người có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản sau khi phê duyệt quyết định đầu tư hoặc phê duyệt đồng thời với quyết định đầu tư trong trường hợp đủ điều kiện để làm cơ sở pháp lý cho chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu, trừ gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định đầu tư Người phê duyệt kế hoạch đấu thầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình

Trang 3

Kế hoạch đấu thầu phải lập cho toàn bộ dự án; trường họp chưa đủ điều kiện và thật cần thiết thì được phép lập kế hoạch đấu thầu cho một số gói thầu để thực hiện trước

Trong kế hoạch đấu thầu phải nêu rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu Nội dung của từng gói thầu bao gồm:

- Tên gói thầu;

- Giá gói thầu;

- Nguồn vốn;

- Hình thức lựa chọn nhà thầu; phương thức đấu thầu;

- Thời gian lựa chọn nhà thầu;

- Hình thức hợp đồng;

- Thời gian thực hiện hợp đồng

2.2 Trách nhiệm và các bước trình duyệt kế hồ sơ hoạch đấu thầu.

a Trách nhiệm trình duyệt:

Chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầu lên người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền quyết định đầu tư xem xét, phê duyệt; đồng thời gửi cho cơ quan,

tổ chức thẩm định; Đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư, trường hợp xác định được chủ đầu tư thì đơn vị thuộc chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầu lên người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư để xem xét, phê duyệt Trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư thì đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầu lên người đứng đầu đơn vị mình

để xem xét, phê duyệt Người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư, người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án chỉ định một đơn vị trực thuộc tổ chức thẩm định kế hoạch đấu thầu trước khi phê duyệt

Thời gian thẩm định tối đa là 20 ngày kể từ ngày tổ chức thẩm định nhận được đầy đủ hồ sơ trình duyệt đến ngày gửi báo cáo thẩm định đến người có thẩm quyền

b Các bước trình duyệt hồ sơ:

* Văn bản trình duyệt kế hoạch đấu thầu bao gồm những nội dung sau đây:

- Phần công việc đã thực hiện bao gồm nội dung công việc liên quan tới chuẩn bị

dự án, các gói thầu thực hiện trước với giá trị tương ứng và căn cứ pháp lý để thực hiện: Gói thầu tư vấn khảo sát lập dự án;

- Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm: hoạt động của ban quản lý dự án, tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, trả lãi vay; các công việc do chủ đầu tư tự tiến hành bao gồm lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ

dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu và các công việc khác không áp dụng được các hình thức lựa chọn nhà thầu với giá trị tương ứng;

- Phần công việc thuộc kế hoạch đấu thầu bao gồm nội dung công việc và giá trị phần công việc tương ứng hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định trong Luật Đấu thầu và Luật Xây dựng, kể cả các

Trang 4

công việc như rà phá bom, mìn, vật nổ, xây dựng khu tái định cư, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, bảo hiểm công trình, đào tạo; cơ sở của việc chia dự án thành các gói thầu

- Phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch đấu thầu (nếu có): phải nêu nội dung và giá trị phần công việc còn lại của dự án

- Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt:

Khi trình duyệt kế hoạch đấu thầu, chủ đầu tư phải gửi kèm theo bản chụp các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch đấu thầu theo quy định

* Phê duyệt kế hoạch đấu thầu:

Người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền quyết định đầu tư; người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch đấu thầu trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan, tổ chức thẩm định

2.3 Hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu quy định và bao gồm các nội dung sau đây:

a) Yêu cầu về mặt kỹ thuật:

Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, bao gồm các yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn đối với chuyên gia;

Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, bao gồm yêu cầu về phạm vi cung cấp, số lượng, chất lượng hàng hoá được xác định thông qua đặc tính, thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, thời gian bảo hành, yêu cầu về môi trường và các yêu cầu cần thiết khác;

Đối với gói thầu xây lắp, bao gồm yêu cầu theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bảng tiên lượng, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu cần thiết khác;

b) Yêu cầu về mặt tài chính, thương mại, bao gồm các chi phí để thực hiện gói thầu, giá chào và biểu giá chi tiết, điều kiện giao hàng, phương thức và điều kiện thanh toán, nguồn tài chính, đồng tiền dự thầu và các điều khoản nêu trong điểu kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng

c) Tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu quan trọng, điều kiện ưu đãi (nếu có), thuế, bảo hiểm và các yêu cầu khác

d) Mời thầu

Việc mời thầu được thực hiện theo quy định sau đây:

– Thông báo mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi;

– Gửi thư mời thầu đối với đấu thầu hạn chế hoặc đối với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển

2.4 Các bước đánh giá hồ sơ dự thầu

*Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, bao gồm:

- Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;

- Kiểm tra các thành phần của hồ sơ dự thầu, bao gồm: Đơn dự thầu, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ; tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm; đề xuất về kỹ thuật; đề xuất về tài chính và các thành phần khác thuộc hồ sơ dự thầu;

Trang 5

- Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu

*Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu:

- Hồ sơ dự thầu của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:

- Có bản gốc hồ sơ dự thầu;

- Có đơn dự thầu được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; thời gian thực hiện gói thầu nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong biểu giá tổng hợp, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh;

- Hiệu lực của hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;

- Có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên với giá trị và thời hạn hiệu lực, đơn vị thụ hưởng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

- Không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh);

- Có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh

ký tên, đóng dấu (nếu có);

- Nhà thầu không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

- Nhà thầu bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu

- Nhà thầu có hồ sơ dự thầu hợp lệ được xem xét, đánh giá về năng lực và kinh nghiệm

* Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:

- Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;

- Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá

về kỹ thuật

* Đánh giá về kỹ thuật và giá:

- Việc đánh giá về kỹ thuật thực hiện theo tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;

Trang 6

- Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được xem xét xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất), giá đánh giá (đối với trường hợp

áp dụng phương pháp giá đánh giá)

* Sau khi lựa chọn được danh sách xếp hạng nhà thầu, tổ chuyên gia lập báo cáo gửi bên mời thầu để xem xét Trong báo cáo phải nêu rõ các nội dung sau đây:

- Danh sách nhà thầu được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng nhà thầu;

- Danh sách nhà thầu không đáp ứng yêu cầu và bị loại; lý do loại bỏ nhà thầu;

- Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu Trường hợp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý;

- Những nội dung của hồ sơ mời thầu chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến có cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong quá trình thực hiện hoặc

có thể dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu; đề xuất biện pháp xử lý

2.5 Các bước đánh giá hồ sơ dự thầu

1 Đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ:

Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu của tổ chuyên gia, bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu

2 Đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ:

a) Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của tổ chuyên gia, bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật Danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật phải được thẩm định trước khi phê duyệt;

b) Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính của tổ chuyên gia, bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu

3 Trên cơ sở kết quả xếp hạng nhà thầu và thương thảo hợp đồng, bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được thẩm định trước khi phê duyệt

4 Trong trường hợp chủ đầu tư cũng chính là bên mời thầu thì bộ phận chuyên môn của chủ đầu tư thẩm định trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu của tổ chuyên gia, trình thủ trưởng phê duyệt các kết quả về đánh giá hồ sơ dự thầu, lựa chọn nhà thầu

5 Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là 45 ngày đối với đấu thầu trong nước, 60 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu không bao gồm thời gian thẩm định, phê duyệt, kể cả thời gian thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ Trường hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu nhưng không quá 20 ngày và phải bảo đảm tiến độ thực hiện dự án

6 Sau khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư đăng tải về kết quả lựa chọn nhà thầu trên Báo đấu thầu và gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu cho các nhà thầu tham dự thầu theo đường bưu điện, fax Thời gian là: 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt

Trang 7

2.6 Thương thảo và ký kết hợp đồng

1 Sau khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư hoặc bên mời thầu mời nhà thầu xếp hạng thứ 1 đến thương thảo trước khi ký kết hợp đồng

2 Nội dung thương thảo

a) Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, giữa các nội dung khác nhau trong hồ sơ dự thầu có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;

b) Thương thảo về các sai lệch do nhà thầu đã phát hiện và đề xuất trong hồ sơ dự thầu (nếu có), bao gồm cả các đề xuất thay đổi hoặc phương án thay thế của nhà thầu nếu trong hồ sơ mời thầu có quy định cho phép nhà thầu chào phương án thay thế;

c) Thương thảo về nhân sự đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp:

Trong quá trình thương thảo, nhà thầu không được thay đổi nhân sự chủ chốt đã

đề xuất trong hồ sơ dự thầu để đảm nhiệm các vị trí chủ nhiệm thiết kế, chủ nhiệm khảo sát (đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có yêu cầu nhà thầu phải thực hiện một hoặc hai bước thiết kế trước khi thi công), vị trí chỉ huy trưởng công trường, trừ trường hợp do thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu kéo dài hơn so với quy định hoặc vì lý do bất khả kháng mà các vị trí nhân sự chủ chốt do nhà thầu đã đề xuất không thể tham gia thực hiện hợp đồng Trong trường hợp đó, nhà thầu được quyền thay đổi nhân sự khác nhưng phải bảo đảm nhân sự dự kiến thay thế có trình độ, kinh nghiệm và năng lực tương đương hoặc cao hơn với nhân sự đã đề xuất và nhà thầu không được thay đổi giá dự thầu;

d) Thương thảo về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;

đ) Thương thảo về các nội dung cần thiết khác

3 Ký kết hợp đồng

Mẫu hợp đồng được quy định tại:

Nghị định số: 37/2015/NĐ-CP, ngày 22 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ về việc quy dinh chi tiết về hợp đồng xây dựng;

Thông tư số: 09/2016/TT-BXD, ngày 10 tháng 03 năm 2016 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình

Phần 2: Tìm hiểu ứng dụng thực tế

Tìm hiểu, vận dụng thực tế trong đấu thầu, hợp đồng:

Mỗi học viên bằng một dự án hoặc gói thầu cụ thể, tìm hiểu nội dung và các bước

để thực hiện công tác đấu thầu (Lập kế hoạch đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu, và tiêu chuẩn đánh giá ), hãy phân tích các nội dung trên Trong đó thể hiện bằng các mục:

Trang 8

I Nội dung và các bước để thực hiện công tác đấu thầu đối với dự án Hồ chứa nước Đạ Tô Tôn, xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà.

1 Tóm tắt mô tả khái quát gói thầu.

a) Phần này nêu khái quát về dự án, gói thầu và các văn bản pháp lý là cơ sở để thực hiện gói thầu:

 Tên Chủ đầu tư, Bên mời thầu: Trung tâm Quản lý và khai thác công trình công cộng huyện Lâm Hà

 Tên dự án: Nâng cấp sửa chữa Hồ chứa nước Đạ Tôn Tôn

Tóm tắt về dự án:

- Loại công trình: Công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn

* Quy mô thông số kỹ thuật: Tần suất tính toán bảo đảm tưới: P=75%; Tần suất tính toán lũ thiết kế P=2,0%; Tần suất tính toán lũ kiểm tra P=1,0%

- Các thông số cơ bản của hồ: Diện tích lưu vực: 14km2; Diện tích tưới: 439ha; Dung tích chết: 151,75*103 m3; Diện tích mặt thoáng hồ (MNDGC, P=1,0%): 50,41 ha; Diện tích mặt thoáng hồ ( MNDBT): 39,72 ha Diện tích mặt thoáng hồ (MNC): 17,9 ha; Cao trình MNDGC: 967,64m; Cao trình MNDBT: 966,3m; Cao trình MNC: 963,8m Lưu lượng lũ thiết kế ( P=2%): 58,79m3/s Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế (P=1,0%): 564,2m3/2

- Đập đất: Cao trình đỉnh đập: 968.7m Chiều cao đập max: 6.7m Chiều dài đập: 165m Chiều rộng đỉnh đập 5m Hệ số mái thượng lưu: 3.0 Hệ số mái hạ lưu: 2.75 Hình thức đập: đập đất đồng chất Gờ chắn đỉnh đập bằng BT M200: BxH=0,3x0,3m.Kết cấu mặt đập: BT đá 1x2 M200 dày 16cm Gia cố mái thượng lưu lát tấm đan BTCT M200, kích thước 0,5x0,5x0,07, dưới tấm lát dăm lọc dày 10cm, cát lọc dày 10cm Thiết bị thoát nước: đá lát khan dày 20cm và đống đá tiêu nước, lớp đệm là dăm lọc dày 10cm, cát lọc dày 10cm Cao trình đỉnh đống đá tiêu nước: 964,7m cao trình ốp mái đá lát khan: 965,5m

- Tràn xả lũ, kết hợp cống xả đáy: Hình thức tràn: kết cấu BTCT Hình thức tràn: Tràn Ơphisrốp Cao trình ngưỡng tràn: 966,3m Cột nước ướng với tần suất thiết kế (P=2%): 1,33M Cột nước tràn ứng với tần suất kiểm tra (P=1%): 31,31m3/s Chiều rộng ngưỡng tràn: 10m Chiều dài bể tiêu năng: 10m Ngưỡng tiêu nước: 0,7m Chiều rộng đoạn thu hẹp: 10,8-6,0m Chiều dài đoạn thu hẹp:10m Chiều rộng dốc nước: 6,0m, chiều dài dốc nước 27,0m Độ dốc nước: 0,0012 Kích thước cống qua đường: BxH=5,6m x 2,3m x 2 khoang Chiều dài cống qua đường: 6,6m Chiều rộng dốc nước sau cống: 5,0m Gia cố kênh hạ lưu bằng rọ đá Cống trong thân tràn ống thép: D150

- Đường vào đập: kết cấu mặt đường: BT đá 1x2 M200, dày 16cm Chiều dài đường: 83m Bề rộng lề đường: 0,5m Bề rộng mặt đường: 3,5m

- Nhà quản lý vận hành: Nhà cấp 4, diện tích khoảng 49m2

Trang 9

 Tên gói thầu: Xây dựng Hồ chứa nước Đạ Tô Tôn.

Tóm tắt về gói thầu: xây dựng mới 01 tràn xả lũ bằng BTCT M200 đá 1x2; 01 cống lấy nước D400 bằng ống thép nằm trong thân tràn; gia cố lại mái đập: lát mái thượng lưu bằng tấm đan bằng BTCT M200, mái hạ lưu trồng cỏ; mặt đập bằng BT đá 1x2 dày 20cm

Đường vào hồ bằng BTCT rộng 3.5m, dày 20cm, dài 83m

Nhà quản lý rộng 49m2

Nội dung của gói thầu được phê duyệt trong QĐ phê duyệt BCKTKT: phần đấu thầu là toàn bộ giá trị gói thầu xây lắp là 01 gói thầu, ước giá gói thầu: 7.546.903.355 đồng Loại hợp đồng trọn gói

* Các văn bản pháp lý liên quan được liệt kê và đính kèm (bản chụp) báo cáo này

Quyết định số: 3425/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND huyện Lâm Hà V/v phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình: Nâng cấp sửa chữa Hồ chứa nước Đạ Tô Tôn;

Quyết định số: 363/QĐ-UBND ngày 17/02/2016 của UBND huyện Lâm Hà V/v phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng Nâng cấp sửa chữa Hồ chứa nước Đạ Tô Tôn;

Quyết định số: 43/QĐ-TT ngày 27/01/2016 của Trung tâm QL&KT CTCC huyện Lâm Hà V/v phê duyệt hồ sơ mời thầu xây dựng công trình: Nâng cấp sửa chữa Hồ chứa nước Đạ Tô Tôn;

Quyết định số: 51/QĐ-TT ngày 15/02/2016 của Trung tâm QL&KT CTCC huyện Lâm Hà V/v phê duyệt thành lâp hội đồng mở thầu và tổ chuyên gia xét thầu gói thầu xây dựng Hồ chứa nước Đạ Tô Tôn;

b) Liệt kê danh sách nhà thầu mua hoặc nhận HSMT từ bên mời thầu và danh sách nhà thầu nộp HSDT

2 Lập bảng kế hoạch đấu thầu.

Biểu 1 Các gói thầu thuộc phần công việc đã và đang thực hiện:

STT việc hoặc tên góiNội dung công

thầu

Loại gói thầu

Đơn vị thực hiện

Loại hợp đồng

Thời gian thực hiện hợp đồng

Giá hợp đồng hoặc giá trúng thầu (1)

Văn bản phê duyệt (nếu có) (2) 1

Khảo sát,lập báo

cáo kinh tế kỹ

thuật

DVTV

Công Ty TNHH Bình Tiên

Trọn gói 03/2014 895.329.002

QĐ số: 3425/ QĐ-UBND ngày 31/12/2014

Tổng cộng giá trị hợp đồng hoặc giá trúng thầu 895.329.002

Biểu 2 Phần công việc đã và đang thực hiện mà không áp dụng được một trong các hình

thức lựa chọn nhà thầu:

Trang 10

STT Nội dung cụng việc Đơn vị thực hiện Thời gian thực hiện Giá trị duyệt (nếu có) Văn bản phê

1 Thẩm định thiết kế bảnvẽ thi công, dự toán Sở NN&PTNT 06/2014 17.516.877 Báo cáo số 157/BC-SNN

Biểu 3 Phần công việc chưa thực hiện mà không áp dụng được một trong các hình thức

lựa chọn nhà thầu:

TT Nội dung cụng việc Đơn vị thực hiện Giá trị Thời gian thực hiện

1 Chi phí quản lý dự án Chủ đầu tư trực tiếp QL và điều hành dự án 175.978.371 2016

2 Chi phí giám sát Chủ đầu tư trực tiếp thực

3 Thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư Sở Tài chính 44.812.315 2018

Biểu 4 Tổng hợp kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

TT Loại góithầu Tên gói thầu(1) Giá gói thầu(2)

Nguồn vốn (3)

Hình thức lựa chọn nhà thầu (4)

Phương thức lựa chọn nhà thầu (5)

Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu (6)

Loại hợp đồng (7)

Thời gian thực hiện hợp đồng (8)

1 Thi công

xây lắp

Nâng cấp sửa chữa

Hồ chứa nước Đạ

Tô Tôn 7.540.000.000

Ngân sách nhà nước

Đấu thầu rộngrãi trong nước

1 túi hồ

sơ 6/2016 Trọn gói

180 ngày

2 DVTV Bảo hiểm công trình 50.048.219

Ngân sách nhà nước Chỉ địnhthầu 6/2016 Trọn gói

Tổng cộng giá gói thầu 7.590.048.219

3 Thiết lập bảng Tiêu chuẩn đánh giá Hồ sơ dự thầu.

3.1 Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính và kinh nghiệm:

Việc đánh giá về năng lực tài chính và kinh nghiệm được thực hiện theo Bảng tiêu chuẩn dưới đây:

BẢNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH VÀ KINH NGHIỆM

Ngày đăng: 28/09/2018, 09:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w