1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích chi phí sản xuất và thu nhập từ sản xuất chè của các hộ nông dân vùng chè Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

62 200 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 570,79 KB

Nội dung

Phân tích chi phí sản xuất và thu nhập từ sản xuất chè của các hộ nông dân vùng chè Tân Cương, tỉnh Thái NguyênPhân tích chi phí sản xuất và thu nhập từ sản xuất chè của các hộ nông dân vùng chè Tân Cương, tỉnh Thái NguyênPhân tích chi phí sản xuất và thu nhập từ sản xuất chè của các hộ nông dân vùng chè Tân Cương, tỉnh Thái NguyênPhân tích chi phí sản xuất và thu nhập từ sản xuất chè của các hộ nông dân vùng chè Tân Cương, tỉnh Thái NguyênPhân tích chi phí sản xuất và thu nhập từ sản xuất chè của các hộ nông dân vùng chè Tân Cương, tỉnh Thái NguyênPhân tích chi phí sản xuất và thu nhập từ sản xuất chè của các hộ nông dân vùng chè Tân Cương, tỉnh Thái NguyênPhân tích chi phí sản xuất và thu nhập từ sản xuất chè của các hộ nông dân vùng chè Tân Cương, tỉnh Thái NguyênPhân tích chi phí sản xuất và thu nhập từ sản xuất chè của các hộ nông dân vùng chè Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

- -

LÊ HỮU NHÂN

TÊN ĐỀ TÀI:

“PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ THU NHẬP TỪ SẢN XUẤT CHÈ

CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN VÙNG CHÈ TÂN CƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2013 – 2017

Thái Nguyên - năm 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

- -

LÊ HỮU NHÂN

TÊN ĐỀ TÀI:

“PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ THU NHẬP TỪ SẢN XUẤT CHÈ

CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN VÙNG CHÈ TÂN CƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành : Phát triển nông thôn

Giảng viên hướng dẫn : TS Đỗ Xuân Luận

Thái Nguyên – năm 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, nay em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp theo kế hoạch của trường Đại học Nông Lâm- Đại

học Thái Nguyên với tên đề tài: “Phân tích chi phí sản xuất và thu nhập từ

sản xuất chè của các hộ nông dân vùng chè Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên”

Có được kết quả ngày hôm nay, đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Đỗ Xuân Luận – Giảng viên khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn – giáo viên hướng dẫn em trong quá trình thực tập Thầy đã chỉ bảo và hướng dẫn tận tình cho em những kiến thức lý thuyết và thực tế cũng như các kỹ năng trong khi viết bài, chỉ cho em những thiếu sót của bản thân, để em hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp với kết quả tốt nhất Thầy luôn động viên và theo dõi sát sao quá trình thực tập và cũng là người truyền động lực cho em, giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập của mình

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới hợp xã chè Tân Hương nói chung, đã tạo mọi điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp, cung cấp những thông tin và số liệu cần thiết cho để phục vụ cho bài báo cáo Ngoài ra, bác ĐỖ THỊ HIỆP chủ nhiệm hợp tác xã chè Tân Hương còn chỉ bảo tận tình, cho em tạm trú tại gia đình trong khoảng thời gian thực tập tại địa phương và chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong quá trình công tác, đó là những ý kiến hết sức bổ ích cho em sau khi ra trường để

áp dụng thực tiễn vào công việc của mình

Em cũng xin cảm ơn người dân vùng chè Tân Cương đã tạo điều kiện cho em trong thời gian thực tập tại địa phương

Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình giảng dạy của các thầy cô trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè trên thế giới và một số nước trồng chè chính năm 2014 16 Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam những năm gần đây 17 Bảng 4.1: Diện tích đất tự nhiên của Xã Tân Cương……… …27 Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động xã Phúc Xuân năm 2012-2014 31 Bảng 4.3: Tình hình sử dụng đất đai của xã Phúc Xuân 32 Bảng 4.4: Giá trị tương ướng từng loại chi phí sản xuất 1kg chè tươi của 125 nông hộ 33 Bảng 4.5: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ chè của nông hộ 36

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Bản đồ địa lý vùng nghiên cứu 25 Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện chi phí trung bình sản xuất 1kg chè tươi của 125 nông hộ 34

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

FAO Tổ chức nông lương liên hiệp quốc tế

FAOSTART Số liệu thống kê của Tổ chức nông lương liên hiệp quốc tế UBND Ủy ban nhân dân

NLN Nông lâm nghiệp

GAP Good Agricultural Practice

HTX Hợp tác xã

GTGT Giá trị gia tăng

VHVN Văn hóa văn nghệ

Trang 7

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 3

1.3 Ý nghĩa của đề tài 3

1.3.1 Ý nghĩa khoa học: 3

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn: 4

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5

2.1 Cơ sở lý luận 5

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5

2.1.2 Khái niệm và phương pháp xác định thu nhập 9

2.1.2.2 Phương pháp xác định thu nhập 10

2.1.3 Cơ sở lý luận 10

2.2 Cơ sở thực tiễn 15

2.2.1 Tình hình sản xuất chè trên thế giới và trong nước 15

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 21

3.2 Nội dung nghiên cứu 21

3.3 Phương pháp nghiên cứu 21

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 21

3.3.2 Phương pháp phân tích sử lí số liệu 22

3.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 23

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25

4.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa bàn nghiên cứu 25

4.1.1 Bản đồ khu vực nghiên cứu 25

Trang 8

4.1.2 Khái quát về xã Tân Cương 26

4.1.3 Khái quát vài nét về xã Phúc Trìu 29

4.1.4 Khái quát vài nét về xã Phúc Xuân 31

4.2 Kết quả sử lí số liệu 33

4.2.1 Chi phí và thu nhập từ sản xuất chè 33

4.2.2 Ước lượng những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ chè của hộ 35

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42

5.1 Kết luận 42

5.2 Kiến nghị 44

5.2.2 Tăng năng suất 44

5.2.3 Thực hiện VietGAP 44

Tài liệu tham khảo 50

Phụ lục 51

Trang 9

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản là một chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, cây chè mang lại hiệu quả kinh tế cao không chỉ trong sản xuất chế biến để xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn góp phần tích cực

ổn định đời sống kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, đưa văn minh công nghiệp tới vùng sâu, vùng xa Vì vậy, nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc sản xuất cây chè có ý nghĩa quan trọng trong việc tồn tại, phát triển của ngành chè

Cây chè (Camellia sinensis O.Kuntze) là cây công nghiệp dài ngày, có

chu kỳ sản xuất, kinh doanh từ 30 - 50 năm, mau cho sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định (Trịnh Xuân Ngọ, 2009) [8] Chè là loại cây trung tính ưa sáng nhưng không gay gắt, không ưa nước nhưng cũng cần nước ở mức độ vừa phải, chịu được hạn và rét Cây chè rất thích hợp với vùng đồi núi, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên nước ưta Cây chè có phạm vi thích ứng rộng, nhưng là một cây lấy lá, chất lượng chè búp tươi phụ thuộc vào điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu Nói chung chè trồng ở vùng trung du, miền núi

có chất lượng cao hơn Ở vùng này, cây chè được trồng theo phương thức nông lâm kết hợp, tận dụng tối đa không gian và diện tích canh tác nhằm tạo

ra sản phẩm chè chất lượng cao (Lê Tất Khương, 2003) [5]

Theo Hiệp hội chè Việt Nam năm 2012, nước ta có khoảng 124.000 ha chè (trong đó vùng miền núi phía Bắc chiếm 68,94% diện tích chè của cả nước), lượng chè xuất khẩu trên 160.000 tấn (chiếm 76% trên tổng sản lượng chè), với kim ngạch xuất khẩu đạt 243 triệu USD, xu hướng trong thời gian

Trang 10

tới của ngành chè Việt Nam là tăng giá trị và chất lượng sản phẩm Trong những năm qua, nhờ việc ứng dụng thành công nhiều tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất chè như giống mới, kỹ thuật canh tác đã làm cho năng suất, sản lượng chè tăng lên rõ rệt, nhiều nương chè đạt năng suất từ 15 - 20 tấn/ha, có những nương chè đạt > 25 tấn/ha (Lê Tất Khương, 2003) [5]

Đã từ lâu chè được coi là một trong những thứ nước uống cần thiết cho con người, chè là một đồ uống hấp dẫn và thực sự có lợi cho sức khỏe Một số nghiên cứu khoa học gần đây ở cả phương Đông và phương Tây đã cho thấy rằng, uống chè đều đặn có thể giảm mỡ trong máu, ngăn chặn tích tụ cholesteron và phóng xạ…

Vùng chè Tân Cương với thương hiệu nổi tiếng, chè được trồng ở trong vùng đang chiếm lĩnh thị trường trong nước và ngoài nước Cây chè được trồng trên đất vùng chè Tân Cương đã được khoảng thời gian dài Điều này cho thấy, cây chè đã gắn bó với con người và vùng đất nơi đây từ rất lâu đời

và không chỉ góp phần hình thành nên nét văn hóa trà đặc trưng mà còn trở thành nguồn thu nhập chính, giúp người dân bản địa xóa nghèo và vươn lên làm giàu.Tập trung phát triển cây chè, cây kinh tế mũi nhọn một cách bền vững là mục tiêu mà vùng chè Tân Cương đã, đang đạt được tiến tới phát triển mạnh hơn về sau

Vùng chè Tân Cương - tỉnh Thái Nguyên có rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành chè Trước đây chè chủ yếu được trồng từ hạt, giống chè hạt cho năng suất cũng như chất lượng kém, làm giảm khả năng cạnh tranh các sản phẩm chè của vùng chè Tân Cưng nói riêng và sản phẩm chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói chung so với các sản phẩm chè của các nước khác Trong những năm gần đây, các nông hộ chè đã tăng cường đổi mới kỹ thuật, đầu tư vốn để nâng cao chất lượng và hiệu quả từ sản xuất chè Tuy nhiên, việc đầu tư cũng đi kèm với việc tăng chi phí sản xuất, tăng giá thành

Trang 11

và hạn chế khả năng cạnh tranh, tiêu thụ của sản phẩm chè Tân Cương Do đó việc phân tích chi phí, thu nhập từ sản xuất chè là rất cần thiết Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của nhà trường, của ban chủ nhiệm khoa Kinh tế

và Phát triển nông thôn, giáo viên hướng dẫn, em tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Phân tích chi phí sản xuất và thu nhập từ sản xuất chè của các hộ nông dân vùng chè Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên” Nhằm đánh giá được hiệu

quả của việc đầu tư chi phí trong quá trình sản xuất dẫn tới thu nhập thu được

từ cây chè của các hộ nông dân vùng chè Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên

1.2 Mục tiêu của đề tài

Phân tích chi phí sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ sản xuất chè của các hộ nông dân vùng chè Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên Từ đó

đề xuất các giải pháp trong việc nâng cao thu nhập từ cây chè góp phần nâng cao đời sống người dân một cách bền vững

1.3 Ý nghĩa của đề tài

1.3.1 Ý nghĩa khoa học:

+ Đánh giá thực trạng phát triển cây chè tại vùng chè Tân Cương + Đánh giá chi phí, thu nhập của các hộ dân sản xuất chè tại vùng chè Tân Cương

+ Đề xuất giải pháp phát triển cây chè tại vùng Tân Cương

+ Đưa ra một số giải pháp khắc phục nhưng hạn chế hiện tại đang làm ảnh hưởng đến giá trị kinh tế từ cây chè của nông dân trồng chè vùng chè Tân Cương

+ Thành công của đề tài sẽ đánh giá trong quá trình phát triển kinh tế nông hộ từ cây chè, thì những chi phí và thu nhập có thật sự đạt hiệu quả nhất, đóng góp cho định hướng phát triển cây chè vùng chè Tân Cương

+ Việc đánh giá được chi phí, lợi nhuận từ sản xuất chè sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm thiểu tối đa những chi phí không cần thiết,

Trang 13

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Khái niệm chi phí

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải khai thác và sử dụng các nguồn lao động,vật tư, tài sản, tiền vốn để thực hiện việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, cung cấp lao vụ, dịch vụ Trong quá trình đó doanh nghiệp phải bỏ ra các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cho hoạt động kinh doanh của mình, chi phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh được gọi là chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chỉ ra

để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ

2.1.1.2 Các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu

Chi phí sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp bao gồm rất nhiều loại, nhiều khoản khác nhau cả về nội dung, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí trong quá trình kinh doanh Do đó để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán cần phải tiến hành phân loại các chi phí sản xuất từ các mục đích và yêu cầu khác nhau của quản lý, chi phí sản xuất cũng được tuân theo những tiêu thức khác nhau

2.1.1.3 Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế

Lý thuyết chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh chi phí, chi phí được phân theo yếu tố chi phí sau:

Trang 14

* Yếu tố nguyên liệu, vật liệu: bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ sử dụng cho sản xuất kinh doanh(loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liêụ thu hồi)

* Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương: yếu tố này phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho toàn bộ công nhân viên chức

* Yếu tố nhiên liệu, động lực: sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ (trừ một số không dùng hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi)

* Yếu tố bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn: tính theo

tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên chức

* Yếu tố khấu hao tài sản cố định: phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ

* Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh

* Yếu tố chi phí bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền, các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ

Phân lại theo nội dung, tính chất kinh tế có tác dụng:

+ Trong phạm vi doanh nghiệp: phục vụ quản lý chi phí sản xuất, phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, làm căn cứ để lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố, lập kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn,

sử dụng lao động cho kỳ sau

+ Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế: cung cấp tài liệu để tính toán thu nhập quốc dân do có sự tách biệt giữa hao phí lao động vật hoá và hao phí lao động sống

Trang 15

2.1.1.4 Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế chi phí

Theo cách phân loại này, những chi phí sản xuất có cùng mục đích, công dụng được sắp xếp vào một khoản mục chi phí, không phân biệt nội dung kinh tế của chi phí

* Khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm

* Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, dịch vụ như: luơng, các khoản phụ cấp lương, tiền ăn giữa ca và các khoản trích theo lương (bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn)

* Khoản mục chi phí sản xuất chung: gồm những chi phí phát sinh tại

bộ phận sản xuất (phân xưởng, đội, trại sản xuất ) ngoài hai khoản mục trên

- Khoản mục chi phí sản xuất chung bao gồm các nội dung kinh tế sau: + Chi phí nhân viên phân xưởng : bao gồm các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản

lý phân xưởng, đội, bộ phận sản xuất

+ Chi phí vật liệu: gồm những chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng như: vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, vật liệu văn phòng phân xưởng và những vật liệu dùng cho nhu cầu quản lý chung ở phân xưởng + Chi phí dụng cụ sản xuất: gồm những chi phí về công cụ dụng cụ xuất dùng cho hoạt động quản lý của phân xưởng như: khuôn mẫu, dụng cụ

gá lắp, dụng cụ cầm tay, dụng cụ bảo hộ lao động

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định sử dụng trong phân xưởng như: máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải, truyền dẫn, nhà xưởng

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động phân xưởng, bộ phận sản xuất như: chi phí sửa chữa

Trang 16

tài sản cố định thuê ngoài, chi phí điện nước, điện thoại, các khoản chi mua và

sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại không thuộc tài sản cố định

+ Chi phí bằng tiền khác: bao gồm các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã kể trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng

Tác dụng: phục vụ cho việc quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản xuất sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau

2.1.1.5 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với sản lượng sản phẩm sản xuất

Theo cách này chi phí sản xuất chia làm 2 loại:

* Chi phí biến đổi (biến phí): Là những chi phí có sự thay đổi về số lượng tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sảm xuất trong kỳ như: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp

* Chi phí cố định (định phí): là những chi phí không thay đổi về tổng

số khi có sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong mức độ nhất định như chi phí khấu hao tài sản cố định theo phương pháp bình quân, chi phí điện thắp sáng

Tác dụng: cách phân loại này có tác dụng rất lớn đến công tác quản trị kinh doanh, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh

Tóm lại: mục đích bỏ chi phí năng suất của các doanh nghiệp, hộ nông dân là tạo nên những giá trị sử dụng nhất định, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của

xã hội Mục đích của nhà sản xuất là chi phí bỏ ra ít nhất mà giá trị sử dụng lớn nhất trong quá trình sản xuất, nhà sản xuất luôn tìm mọi biện pháp để hạ thấp chi phí sản xuất nhằm mục đích thu được lợi nhuận cao

Trang 17

2.1.2 Khái niệm và phương pháp xác định thu nhập

• Theo quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển trước Marx “cái phần trội

lên nằm trong giá bán so với chi phí sản xuất là thu nhập”

• Karl Marx cho rằng: “giá trị thặng dư hay cái phần trội lên trong toàn bộ giá trị của hàng hoá trong đó lao động thặng dư chính là lao động không được trả công của công nhân đã được vật hoá thì tôi gọila thu nhập”

• Nhà kinh tế học hiện đại P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus thì định nghĩa rằng: “Lợi nhuận là một khoản thu nhập dôi ra bằng tổng số thu về trừ đi tổng số đã chi” hoặc cụ thể hơn là “thu nhập được định nghĩa như là khoản chênh lệch giữa tổng thu nhập của một công ty và tổng chi phí”

Từ các quan điểm trên chúng ta thấy rằng nhờ có lý luận vô giá về giá trị hàng hoá sức lao động, Marx là người đầu tiên đã phân tích nguồn gốc thu nhập một cách khoa học, sâu sắc và có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị Theo ông, thu nhập là hình thái chuyển hoá của giá trị thặng dư, thu nhập và giá trị thặng dư có sự gống nhau về lượng và khác nhau về chất

Thu nhập là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp Từ góc độ của nhà quản trị tài chính doanh nghiệp có thể thấy rằng: Thu nhập của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập (income) và chi phí (expenses) mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được thu nhập

từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại

Trang 18

2.1.2.2 Phương pháp xác định thu nhập

Thu nhập được tính toán bởi việc sắp xếp của bất kỳ doanh thu nào được doanh nghiệp tạo ra (không kể tới có phải khách hàng hay không đã trả tiền cho doanh thu này) và trừ đi tổng số tiền chi tiêu của doanh nghiệp Một trong số chi tiêu này là sự khấu hao, nó là phần tổn thất trong giá trị của tài sản cố định như: xe hơi, máy tính…gây ra do các tài sản này được sử dụng vào việc sản xuất kinh doanh

Năm 1823 R.Bruce phát hiện được những cây chè dại, lá to ở vùng Atxam (Ấn Độ), từ đó các học giả người Anh cho rằng nguyên sản của cây chè là ở Ấn Độ chứ không phải là ở Trung Quốc

Những công trình nghiên cứu của Đjêmukhatze – một tác giả người Nga về phức catechin của lá chè từ các nguồn gốc khác nhau, so sánh về thành phần các chất catechin giữa các loại chè được trồng trọt và chè mọc hoang dại đã nêu lên luận điểm về sự tiến hóa sinh hóa của cây chè và trên cơ

sở đó xác minh nguồn gốc cây chè Ông kết luận rằng: những cây chè mọc hoang dại từ cổ xưa, tổng hợp chủ yếu là epicatechin và epicatechin galat, ở chúng phát triển chậm khả năng tổng hợp epigalo catechin và các galat của nó

để tạo thành galocatechin Nghiên cứu các cây chè dại ở Việt Nam cho thấy chúng cũng tổng hợp chủ yếu là epicatechin và epicatechin galat (chiếm 70%

Trang 19

tổng số các loại catechin) Khi di thực những cây chè dại này lên phía Bắc, với các điều kiện khắc nghiệt hơn về khí hậu, chúng sẽ thích ứng dần với các điều kiện sinh thái bằng cách có thành phần catechin phức tạp hơn, cùng với

sự tạo thành epigalocatechin và các galat của nó Điều này có nghĩa là sự trao đổi chất ở đây hướng về phía tăng cường quá trình hiđroxin hóa và galin hóa

Từ những biến đổi sinh hóa này của lá các cây chè mọc hoang dại và cây chè được trồng trọt chăm sóc, cho phép đi tới một kết luận mới "Nguồn gốc của cây chè chính là ở Việt Nam" (Lê Tất Khương và cộng sự, 1999) [4]

Hiện nay chè được phân bố khá rộng trong những điều kiện tự nhiên rất khác nhau từ 30 độ vĩ Nam (Natan - Nam Phi) đến 45 độ vĩ Bắc (Gruzia - Liên Xô) là những nơi có điều kiện tự nhiên khác rất xa vùng nguyên sản

Những thành tựu gần đây của các nhà nông học Liên Xô cũng như một

số nước khác đã tạo ra nhiều giống chè mới có khả năng thích ứng trong những điều kiện khí hậu khác nhau mở ra nhiều triển vọng cho sự nghiệp trồng chè trên thế giới

2.1.3.2 Phân loại cây chè

Cây chè thuộc ngành hạt kín Angiospermae,lớp song tử diệp

loài Camellia (Thea) sinensis.Tên khoa học của cây chè được nhiều nhà khoa học công nhận là: Camellia sinensis (L) O Kuntze và có tên đồng nghĩa là:

Năm 1753 Linê đặt tên khoa học cho cây chè là Thea sinensis, sau đó lại đặt là Camellia sinensis.Sau Linê có nhà thực vật học xếp cây chè thuộc chi Thea, có người lại xếp cây chè thuộc chi Camellia sinensis.Tên khoa học của cây chè được viết là Thea sinensis hoặc Camellia sinensis Hơn một trăm

năm, tên khoa học của cây chè vẫn là một vấn đề tranh luận

Trang 20

Hiện nay các nhà thực vật học gộp hai chi Thea và Camellia làm một

và gọi là chi Camellia Vì vậy tên khoa học của cây chè được nhiều người thường gọi là Camellia sinensis (L) O Kuntze

Cơ sở của việc phân loại chè thường dựa vào:

- Cơ quan dinh dưỡng

- Cơ quan sinh thực

- Đặc tính sinh hóa: chủ yếu dựa vào hàm lượng tanin

Cây chè là cây công nghiệp lâu năm, với 02 chu kỳ phát triển: Chu kỳ phát triển lớn và chu kỳ phát triển nhỏ:

- Chu kỳ phát triển lớn: Bao gồm suốt cả đời sống cây chè, kể từ khi tế bào trứng thụ tinh, bắt đầu phân chia cho đến khi cây chè già cỗi và chết Chu

kỳ phát triển lớn của cây chè được các nhà khoa học Trung Quốc chia làm 5 giai đoạn: Giai đoạn phôi thai (giai đoạn hạt giống), giai đoạn cây con, giai đoạn cây non, giai đoạn chè lớn và giai đoạn già cỗi

- Chu kỳ phát triển nhỏ (chu kỳ phát triển hàng năm): Bao gồm các giai đoạn sinh trưởng, phát triển trong một năm như: chồi mọc lá, ra hoa kết quả Quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực cùng diễn ra song song Hai chu kỳ trên có quan hệ mật thiết với nhau, các chu kỳ phát triển nhỏ được thực hiện trên cơ sở của chu kỳ phát triển lớn

Những đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây chè là kết quả phản ánh tổng hợp giữa đặc điểm của giống (tính di truyền) với những điều kiện ngoại cảnh Như vậy, nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của từng giống, chúng ta sẽ đánh giá được khả năng thích ứng của giống trong vùng sinh thái, làm cơ sở xây dựng các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp, tạo điều kiện cho cây chè sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất, chất lượng cao và chế biến ra các loại sản phẩm có chất lượng đảm bảo

Trang 21

2.1.3.3 Vai trò và tác dụng của chè đối với đời sống nhân dân

Chè là loại cây công nghiệp dài ngày, trồng 1 lần cho thu hoạch nhiều năm, từ 30- 50 năm Trồng và thâm canh từ đầu, liên tục và sau 3 năm cây chè

đã được đưa vào kinh doanh, mang lại thu nhập kinh tế hàng năm vì năng suất, sản lượng tương đối ổn định Từ chè búp tươi, tùy theo công nghệ và cách chế biến sẽ tạo ra các loại sản phẩm chè khác nhau: chè xanh, chè đen, chè vàng, chè túi lọc…v.v

Năm 1993, Đặng Hanh Khôi đã nghiên cứu và chỉ ra rằng chè có nhiều vitamin có giá trị dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe Có tác dụng giải khát, bổ dưỡng và kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp tiêu hóa các chất mỡ, giảm được bệnh béo phì, chống lão hóa… Do đó chè đã trở thành sản phẩm đồ uống phổ thông trên toàn thế giới Chè được sử dụng hàng ngày và hình thành nên một tập quán tạo ra được nền văn hóa Khoa học hiện đại đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu và đã tìm ra nhiều hoạt chất có giá trị trong sản phẩm của cây chè, người ta có thể chiết xuất từ cây chè lấy ra những sinh tố đặc biệt như: cafein, vitamin A, B1, B2, B6, đặc biệt là vitamin C dùng để điều chế thuốc tân dược cao cấp Vì thế chè không những có tên trong danh mục nước giải khát, mà nó còn có tên trong từ điển y học, dược học Người Nhật Bản khẳng định chè đã cứu người khỏi bị nhiễm xạ và gọi đó là thứ nước uống của thời đại nguyên tử, nạn nhân bom nguyên tử Hirôxima ở các vùng chè xanh đã sống khỏe mạnh, đó là một bằng chứng sinh động về tác dụng chống phóng

xạ của chè (Đặng Hanh Khôi, 1993) [3]

“Lợi ích lớn nhất của trà xanh là gì? Đó là các hợp chất catechin,

là chất chống oxy hóa mà có thể ngăn ngừa sự tổn thương tế bào Trà xanh nếu không qua xử lý nhiều thì khi sử dụng nó sẽ rất giàu catechins” (Paula

Spencer Scott, 2013) [10]

Trang 22

Chè là loại cây đã đi vào đời sống con người một cách sâu sắc, đậm đà Uống trà đã trở thành một phong tục tập quán, là sở thích từ lâu đời của nhiều dân tộc trên thế giới Cũng giống như nhiều nước ở châu Á và Đông Nam Á khác, ở Việt Nam tục uống trà đã có từ rất lâu đời Người Việt Nam biết đến trà từ khá sớm, phương ngôn cổ truyền không ít những lời dạy về cách uống trà như”: rượu ngâm nga, trà liền tay”, “trà tam rượu tứ” Uống trà phải thưởng thức tới nước thứ ba mới thấy hết hương vị ngọt đậm đà của trà, là một loại hoạt động ăn, uống vừa có ý nghĩa thực dụng, vừa là biểu hiện của văn hóa ăn uống đòi hỏi trình độ thưởng thức cao và nâng nó lên thành nghệ thuật uống trà, thưởng thức trà

Chè có giá trị sử dụng và là hàng hóa có giá trị kinh tế, sản xuất chè mang lại hiệu quả kinh tế khá cao góp phần cải thiện đời sống cho người lao động Hiện nay chè đã trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị của Việt Nam Ngoài ra thị trường nội địa đòi hỏi về chè ngày càng nhiều với yêu cầu chất lượng ngày càng cao Phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ chè, góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho người trồng chè Đặc biệt là đồng bào trung du miền núi, nơi mà cơ sở hạ tầng, trình độ kĩ thuật còn chưa cao, vấn đề việc làm còn gặp nhiều khó khăn và thu nhập của người dân nông nghiệp vẫn còn thấp

Như vậy, chè là loại cây có tiềm năng phát triển tại những vùng đất đai rộng lớn của khu vực trung du và miền núi, có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sinh thái, mang lại hiệu quả kinh

tế cho đồng bào dân tộc nơi đây Nước ta có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây chè, nhân dân ta lại có kinh nghiệm và tập quán trồng chè lâu đời Do đó tiềm năng khai thác và phát triển sản xuất chè trong những năm tiếp theo là rất lớn và khả thi

Trang 23

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Tình hình sản xuất chè trên thế giới và trong nước

2.2.1.1 Tình hình sản xuất chè trên thế giới

Cây chè có nguồn gốc từ Trung Quốc sau đó phát triển ra các nước Đông Nam Á và phía Bắc Ấn Độ rồi từ đó sang các nước Châu Phi và Châu

Mỹ La tinh Sản phẩm chè bắt đầu được buôn bán trên thế giới vào thế kỉ thứ XVII Khi đó các Công ty của Anh của Hà Lan mua chè từ Trung Quốc và Nhật Bản đưa sang thị trường châu Âu Lúc này thị trường xuất khẩu chè chưa rộng lớn, nhưng tại đây sản phẩm chè đã tự khẳng định được vị trí và chỗ đứng trên thị trường quốc tế Theo đánh giá của chuyên gia Đỗ Ngọc Quý

và Nguyễn Kim Phong thì cho đến nay chè đã được trồng tại 58 nước trên khắp năm châu lục, được phân bố từ 33 độ vĩ Bắc đến 49 độ vĩ Nam, trong đó vùng trồng thích hợp nhất là 16 độ vĩ Nam đến 20 độ vĩ Bắc Về diện tích, đến nay trên toàn thế giới có 4.657.000 ha chè Trong đó Châu Á chiếm 80% diện tích chè của toàn thế giới, các nước có diện tích chè lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanca, Indonesia, Bangladesh, Việt Nam ( Đường Hồng Dật, 2004) [1]

Ngày nay trên thế giới có khoảng 40 nước trồng chè Chè được trồng tập trung nhiều nhất ở châu Á sau đó đến châu Phi

Theo con số thống kê của cơ quan Nông nghiệp và Lương thực thế giới (FAO năm 1971 và 1975) thì diện tích trồng chè của thế giới năm 1948 - 1952

là 985.000 ha, năm 1971 là 1.357.000 ha và năm 1974 là 1.531.000 ha (Đường Hồng Dật, 2004) [1]

Trang 24

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè trên thế giới và một số nước trồng chè chính năm 2013

STT Tên nước Diện tích

(ha)

Năng suất (tạ khô/ha)

Sản lượng (tạ khô)

( Nguồn: Theo FAO Start Citation, 2014 )

Theo FAO, trong những năm gần đây sản xuất chè trên thế giới có xu hướng tăng, tăng cả về diện tích lẫn sản lượng Tính đến năm 2014 diện tích chè trên thế giới là 3.275.991 ha Trung Quốc là nước có diện tích chè lớn nhất thế giới với diện tích 1.513.000 ha, nhưng lại có năng suất thấp nhất11.334 tạ khô/ha Qua bảng ta thấy các nước có năng suất bình quân cao hơn năng suất bình quân của thế giới là: Srilanca, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản, và Việt Nam Trong đó Thái Lan có năng suất bình quân cao nhất thế giới đạt 34.884 tạ khô/ ha Về sản lượng, đứng đầu thế giới là Trung Quốc có sản lượng đạt 1.714.902 tạ khô

2.2.1.2 Tình hình sản xuất chè trong nước

Việt Nam là một quốc gia với khoảng 120 nghìn ha trồng chè, hiện nay Việt Nam đã đứng vào hàng thứ 5 về diện tích trong các nước trồng chè, và với khoảng hơn 80.000 tấn chè xuất khẩu, Việt Nam xếp thứ 8 về khối lượng trong các nước xuất khẩu chè trên thế giới (Lê Quốc Doanh và cộng sự, 2001) [2]

Trang 25

Theo tổng công ty chè Việt Nam, đến nay cả nước đã có 34 địa phương trồng chè và trên 600 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè với hơn 2.000 thương hiệu khác nhau Đặc biệt, ngành chè đã thiết lập được nhiều vùng chè chất lượng cao như: Lâm Đồng, Lạng Sơn, Sơn La, Lào Cai, Cao Bằng… Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho phép khảo nghiệm khu vực hóa trên diện rộng 7 giống chè chất lượng cao như: Bát Tiên, Kim Tuyên, Thúy Ngọc, Keo Am Tích… tại các vùng chè chủ lực Theo Bộ Thương mại, ước tính năm 2011, xuất khẩu chè của cả nước đạt con số cao nhất từ trước đến nay với khoảng 97.000 tấn, trị giá 93 triệu USD, tăng 60,8%

về lượng và tăng 55% về giá trị so với năm 2010 Dự báo năm 2010, con số này tăng lên tới 100.000 tấn, đạt trị giá 107 triệu USD (Lê Quốc Doanh và cộng sự) [2] Sản phẩm chè Việt Nam hiện đã có mặt ở 92 thị trường trên thế giới

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam những năm gần đây

Năm Diện tích

(ha)

Năng suất (tạ khô/ha)

Sản lượng (tạ khô)

(Nguồn: Theo FAO Start Citation, 2014 )

Qua bảng 2.2 cho ta thấy: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của nước ta trong giai đoạn 2010- 2014 liên tục tăng Từ năm 2010 đến năm 2014 diện tích chè tăng từ 108.800 ha lên 115.964 ha Năng suất dao động từ 15.947 tạ khô/ ha (2010) lên 18.704 tạ khô/ha (2014) tương ứng tăng 17,27%

so với năm 2010 Sản lượng chè dao động từ 173.500 tạ (2010) lên 216.900 tạ

Trang 26

(2014) tương ứng tăng 25,01% so với năm 2010 Ngành chè nước ta có được những thành quả trên là do chúng ta đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất

2.2.1.3 Tình hình sản xuất chè ở tỉnh Thái Nguyên

Giống chè Trung du (Camellia sinensis var Macrophylla) được đưa về

trồng ở tỉnh Thái Nguyên từ năm 1922 đến năm 2011 (UBND tỉnh Thái Nguyên, 2011) [9]

Sản xuất chè là một trong những ngành có thế mạnh ở trung du, miền núi nói chung và ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng Cây chè ít tranh chấp đất với cây lương thực, thích hợp trên đất dốc Trồng chè có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế xói mòn, rửa trôi Chè là cây trồng sử dụng có hiệu quả đất đai, khí hậu vùng đồi núi Phát triển chè sẽ thu hút được lượng lao động đáng kể, không những chỉ trong khâu sản xuất nguyên liệu mà cả khâu chế biến và tiêu thụ

Do vậy phát triển chè ngoài ý nghĩa kinh tế, còn ổn định đời sống và định cư cho người dân do sử dụng nhiều lao động tại chỗ để chăm sóc, thu hái, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ chè Cây chè thực sự được coi là người bạn “chung thủy” của nông dân Cây chè tỉnh Thái Nguyên đã từng là “cây xoá đói giảm nghèo” và hiện đang là “cây làm giàu” của của nhiều hộ nông dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên Hiện nay tỉnh Thái Nguyên có diện tích chè lớn thứ 2 trong cả nước (17.660 ha), cả 9 huyện, thành thị đều có sản xuất chè, nguyên liệu chè búp tươi ở Thái Nguyên có phẩm cấp, chất lượng rất cao Theo phân tích của Viện Khoa học Kỹ thuật NLN miền núi phía Bắc, chất lượng nguyên liệu chè Thái Nguyên có ưu điểm khác biệt với chất lượng nguyên liệu của các vùng chè khác Từ những đặc điểm phẩm chất trên, nguyên liệu chè Thái Nguyên có nội chất đáp ứng được yêu cầu của nguyên liệu để sản xuất chè xanh chất lượng cao (UBND tỉnh Thái Nguyên, 2011) [9]

Trang 27

Người làm nghề chè tỉnh Thái Nguyên có kỹ thuật chăm sóc, thu hái và chế biến chè rất tinh xảo, với đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nghề chè, bằng những công cụ chế biến thủ công, truyền thống, đã tạo nên những sản phẩm chè cánh đẹp, thơm hương chè, hương cốm, uống “có hậu” với vị chát vừa phải, đượm ngọt, đặc trưng của chè Thái Nguyên, với chất lượng và giá trị cao; 100% sản phẩm của làng nghề chè là sản phẩm chè xanh, chè xanh cao cấp, chủ yếu tiêu thụ nội địa và có xuất khẩu

Những hộ làm nghề chè đã hình thành nên những làng nghề truyền thống Từ năm 2008 đến năm 2011 đã có 52 làng nghề sản xuất, chế biến chè được UBND tỉnh quyết định công nhận trên địa bàn 5 huyện, 1 thành phố Thái Nguyên Những làng nghề này từ lâu đã gắn liền với văn hoá mang đậm bản sắc của các dân tộc tỉnh Thái Nguyên Năm 2010, số lao động của làng nghề khoảng 35.900 người Trong đó số lao động làm nghề 23.300, chiếm 65%, thu nhập của làng 446.466 triệu đồng Trong đó thu nhập từ ngành nghề 345.404 triệu đồng, bằng 77,4% (UBND tỉnh Thái Nguyên, 2011) [9]

Sản xuất chè ở Thái Nguyên chủ yếu là sản xuất quy mô hộ Tuy vậy,

do đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, tăng đầu tư thâm canh chè mang lại hiệu quả kinh tế cao Trong những năm vừa qua, diện tích, năng suất, chất lượng, giá trị chè Thái Nguyên không ngừng tăng

Tỉnh Thái Nguyên đang đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu giống chè theo hướng giảm giống chè Trung du tăng các giống chè nhập nội và các giống chè trong nước lai tạo:

* Cơ cấu giống chè Trung du:

Năm 2001: diện tích 12.302 ha, chiếm 92,09% tổng diện tích chè Năm 2005: 10.733 ha (75,9%)

Năm 2010: 11.556 ha (65,43%)

* Cơ cấu giống mới năng suất, chất lượng cao:

Trang 28

Năm 2001: diện tích 1.016 ha, chiếm 7,6% tổng diện tích chè

Năm 2005: 3.400 ha (24,06%)

Năm 2010, cơ cấu giống mới là 34,22% Năm 2011, cả tỉnh trồng mới

và trồng thay thế 1.000 ha chè bằng các giống mới có năng suất và chất lượng cao Đến năm 2015, cơ cấu giống mới đạt 60%, giống chè Trung du còn 40%

- Xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu chè búp tươi:

Vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất chè xanh, chè xanh cao cấp gồm các giống: Trung du, LDP1, TRI 777, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên, Keo

Am Tích, phân bố chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, Phổ Yên, chiếm tỷ lệ 80 - 85% nguyên liệu chè búp tươi

Vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất chè đen gồm các giống: Trung du, LDP2, TRI 777, chủ yếu phân bố ở các huyện Định Hoá, một phần ở huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, chiếm tỷ lệ 10 - 15% lượng nguyên liệu chè búp tươi

- Một số tiến bộ khoa học công nghệ ứng dụng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm chè Thái Nguyên: tập trung vào việc chuyển đổi giống mới, biện pháp canh tác hữu cơ, sử dụng phân bón cân đối, hiệu quả; tưới tiết kiệm; áp dụng quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM)

- Sản xuất chè an toàn ở tỉnh Thái Nguyên: Hiện nay tỉnh Thái Nguyên đang triển khai quy hoạch vùng sản xuất t nguyên liệu chè an toàn theo hướng hữu

cơ, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, hóa chất trừ sâu, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt GAP, từ khâu sản xuất đến khâu chế biến thành phẩm cuối cùng gắn quy trình sản xuất với việc được chứng nhận bởi các tổ chức chứng nhận trong nước và quốc tế (VietGAP, GlobalGAP, Uzt Certified…)

Chương trình chuyển đổi giống mới và ứng dụng các biện pháp canh tác tiên tiến sản xuất chè theo hướng an toàn, đã nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị chè Thái Nguyên

Trang 29

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu chi phí sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ sản xuất chè của các hộ nông dân trồng chè vùng chè Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Địa điểm: tại vùng chè Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên gồm ba xã Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu

- Phạm vi không gian: đề tài được nhiên cứu tại địa bàn xã Phúc Xuân,

xã Tân Cương và xã Phúc Trìu

- Phạm vi về thời gian: thời gian thực hiện đề tài: thời gian thực hiện đề tài: 20/08/2016 đến ngày 11/01/2017

- Phạm vi về nội dung: chủ yếu tìm hiểu, phân tích chi phí và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ sản xuất chè của nông hộ

3.2 Nội dung nghiên cứu

- Thực trạng sản xuất chè của nông hộ tại vùng chè Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên

như thế nào?

- Đâu là những khoản chi phí cấu thành giá chè khô?

- Những yếu tố chủ quan nào sẽ giúp người dân vùng chè Tân Cương tăng thu nhập từ sản phẩm chè?

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

3.3.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập thông qua các nguồn tài liệu, sách báo, tạp chí chuyên ngành, các Nghị định, Nghị quyết, Chỉ thị, các chính sách của nhà nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố, các số liệu và các báo cáo tổng kết của các xã, huyện, thành phố và tỉnh đang

Trang 30

nghiên cứu để có được số liệu thống kê Các tài liệu này sẽ được tổng hợp, phân loại và sắp xếp theo từng nhóm phù hợp với nội dung nghiên cứu

3.3.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu mới được thực hiện qua các phương pháp sau:

* Phương pháp điều tra hộ:

- Chọn hộ điều tra:

Xác định số lượng hộ điều tra: Đề tài chọn vùng chè Tân Cương làm địa bàn nghiên cứu, trong đó xã Phúc Xuân chọn ngẫu nhiên 55 hộ để điều tra, Phúc Trìu chọn ngẫu nhiên 39 hộ để điều tra, xã Tân Cương chọn ngẫu nhiên 31 hộ để điều tra Như vậy, số lượng mẫu điều tra của toàn vùng là 125 hộ

* Phương pháp quan sát trực tiếp:

Là phương pháp sử dụng sự quan sát và đánh giá của cá nhân để nắm được tổng quan về địa bàn nghiên cứu, nhìn nhận khách quan qua những thông tin được người dân cung cấp đồng thời là cơ sở kiểm tra chéo thông tin

3.3.2 Phương pháp phân tích sử lí số liệu

Trang 31

3.3.2.2 Sử dụng thống kê t (thống kê student)

Thống kê t nhằm kiểm định sự khác biệt của 2 giá trị trung bình, chẳng hạn như thu nhập của nhóm hộ là thành viên của HTX và thu nhập của nhóm hộ không là thành viên của HTX

3.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

+ Chi phí sản xuất chè là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà nông hộ bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh chè trong một thời kỳ nhất định (lứa)

+ Giá thành sản phẩm chè là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ hoàn thành

- Giá bán chè: Là giá vốn bán hàng + Thuế GTGT + Chi phí bán hàng (phục vụ quá trình tiêu thụ hàng hóa)

Công thức: GB = GV + Thuế + CPBH + LN

- Doanh thu: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm là toàn bộ số tiền thu về từ việc bán sản phẩm (bao gồm cả tiền thuế)

Công thức: TR = P*Q

Ngày đăng: 28/09/2018, 09:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w