cách phỏng vấn đi xin việc
Ngày nay, các bạn trẻ thường phải cạnh tranh gay gắt mới có được việc làm. Nếu đang đi tìm việc, bạn cần biết nhà tuyển dụng mong đợi điều gì ở các ứng viên để khi dự phỏng vấn sẽ tập trung vào các thông tin mà họ mong muốn. Khảo sát cho thấy những lý do sau có thể thuyết phục người tuyển dụng thu nhận bạn: Có triển vọng về lâu về dài Khi nhân viên muốn gắn bó lâu dài với công ty, họ sẽ hứng thú làm việc, quan tâm đến tương lai của công ty cũng như vai trò của họ ở đó. Ngoài ra, đứng trên phương diện người chủ doanh nghiệp, ai cũng muốn thu phục được những nhân viên có tinh thần phấn đấu, không ngừng phát triển nghề nghiệp. Lời khuyên: Hãy nêu ra một ví dụ có thật hay đặt những câu hỏi chứng tỏ bạn lưu tâm đến điều này, chẳng hạn như: “Nếu được nhận vào và làm tốt công việc được giao, tôi sẽ có cơ hội phát triển nghề nghiệp ra sao?”. Cộng tác tốt Thời gian làm việc ở trong công ty chiếm phần lớn thời gian của bạn. Vì thế sẽ thật tệ hại nếu bạn không hòa đồng được với các đồng nghiệp. Hãy nêu cao tinh thần tương trợ, thông cảm, tôn trọng lẫn nhau, tỏ ra mình đáng tin cậy cũng như có khả năng giải quyết công việc tốt. Lời khuyên: Hãy nêu ra một ví dụ về một thời điểm mà công ty kêu gọi toàn thể nhân viên nỗ lực hoàn thành kế hoạch gấp rút, chẳng hạn bạn đã biết tạm hoãn công việc mình đang làm để hỗ trợ đồng nghiệp ra sao, thậm chí làm ngoài giờ để có thể hoàn thành chỉ tiêu đúng hạn định. Có khả năng cống hiến cho công ty Nhà tuyển dụng sẽ ưu ái những nhân viên giúp công ty tăng thu và giảm chi, nhất là trong thời kỳ kinh tế suy thoái. Lời khuyên: Chủ doanh nghiệp luôn mong muốn nhân viên cống hiến thật nhiều cho công ty. Do vậy, hãy gia tăng khối lượng công việc bạn làm càng nhiều càng tốt. Ví dụ, nếu bạn là nhân viên văn thư, hãy ước tính trung bình mỗi ngày bạn đã tiết kiệm cho công ty được bao nhiêu thời gian bằng cách tính toán xem phương pháp lưu trữ hồ sơ của bạn có thể giúp đồng nghiệp tìm kiếm thông tin họ cần nhanh hơn lúc trước bao lâu. Lý lịch tạo ấn tượng tốt Bản lý lịch được xem như một bản báo cáo, một tấm gương phản chiếu con người ứng viên trong mắt người tuyển dụng. Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng và ấn tượng đó đẹp hay xấu tùy thuộc vào bản lý lịch ứng viên gửi đến. Lời khuyên: Hãy nhờ nhiều người kiểm tra để bảo đảm nội dung, hình thức và độ chính xác của bản lý lịch. Bạn có thể nhờ một đồng nghiệp “có máu đa nghi” xem qua bản lý lịch đó và vui vẻ tiếp nhận những lời phê bình mang tính xây dựng từ người đó. Nếu họ không phê gì, hãy chuyển sang một đàn anh hay đàn chị kinh nghiệm tiếp theo để tận dụng triệt để những trải nghiệm khôn ngoan của các bậc “tiền bối”. Có kinh nghiệm Ngày nay, do không có thời gian huấn luyện nhân viên mới, các nhà quản lý có khuynh hướng thu nhận những nhân viên có kinh nghiệm làm việc. Lời khuyên: Hãy sẵn sàng cung cấp thư giới thiệu để chứng minh quá trình đào tạo cũng như kinh nghiệm làm việc của bạn. Trong nhiều trường hợp, thư giới thiệu lại là chìa khóa quyết định giúp bạn có được việc làm khi phải cạnh tranh quyết liệt với nhiều ứng viên tiềm năng khác đấy! Sáng tạo trong giải quyết vấn đề Công việc kinh doanh thay đổi từng ngày. Ngay lúc chúng ta nghĩ rằng mọi việc đều tốt, bỗng tình hình kinh tế thay đổi hoặc sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường tạo ra sự chuyển biến bất ngờ khiến chiến lược của công ty cũng phải thay đổi theo. Một người đóng khung với những suy nghĩ sáo mòn sẽ cảm thấy khó khăn, thậm chí không thể điều chỉnh được các thói quen cũ kỹ. Do vậy, thay vì trở nên một tài sản quý giá, người ấy lại trở thành gánh nặng của công ty. Lời khuyên: Hãy thể hiện mình có khả năng vận dụng trí sáng tạo để khắc phục các khó khăn, thử thách cũng như tận dụng các cơ hội đến với bạn ra sao. Giữ hình ảnh tốt đẹp trên các mạng xã hội Các mạng xã hội dần trở thành phương tiện phổ biến giúp con người giao tiếp với nhau. Tuy nhiên, đó cũng là con dao hai lưỡi. Các nhà tuyển dụng có thể truy cập vào đó để tìm hiểu đời tư, quan điểm chính trị cũng như tính tốt lẫn tính xấu của bạn. Vì vậy bạn phải giữ mình “trong sạch” trên các mạng xã hội, đặc biệt khi đang tìm việc. Lời khuyên: Cách gửi thư giới thiệu từ cấp trên hoặc đồng nghiệp trong cơ quan cũ dần trở nên lỗi thời. Bạn hãy vận dụng các mạng xã hội để thu thập những lời giới thiệu và các câu khen tặng tích cực từ những đàn anh đi trước cũng như từ các giáo sư đã dạy bạn trước đây, chúng sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều. Có thể đảm nhiệm nhiều việc cùng một lúc Ngày nay, việc kinh doanh chuyển động với vận tốc siêu thanh, đòi hỏi chúng ta phải có khả năng giải quyết nhiều dự án khác nhau cùng một lúc. Người nào thích học hỏi cái mới, có thể đảm đương nhiều công tác, thể hiện tinh thần hiếu học và chí tiến thủ sẽ dễ dàng thành công và thăng tiến hơn trong nghề nghiệp. Lời khuyên: Đừng e ngại yêu cầu được phân công thêm công tác cũng như xung phong đảm trách các mảng kinh doanh mới hay các dự án khác với công việc bạn thường làm. Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn luôn nhiệt tình học hỏi những điều mới lạ, sẵn lòng nhận thêm việc, ngay cả khi phải làm ngoài giờ. Nhiệt tình và có ý chí tiên phong Nếu liên tục thể hiện lòng nhiệt tình và ý chí tiên phong trong công việc, bạn sẽ được cấp trên chú ý và khen thưởng. Công ty sẽ để bạn đảm nhận các vị trí chủ chốt tiếp xúc với các khách hàng quan trọng. Với ý chí tiên phong, bạn truyền sang các đồng nghiệp khác tinh thần đồng đội cũng như chứng tỏ rằng mình không những hoàn thành công việc được giao mà còn vượt xa hơn thế rất nhiều. Lời khuyên: Hãy luôn tay bắt mặt mừng, cười nói chào hỏi. Tỏ ra tự tin và thoải mái trước mặt cấp trên cho dù mới bước chân vào lĩnh vực kinh doanh, bạn sẽ được đánh giá là người có khả năng đối đầu với gian nan, thử thách. Thích nghi với môi trường làm việc Các nhà tuyển dụng đặc biệt chú ý đến vấn đề ứng viên làm thế nào để thích nghi với môi trường làm việc vốn khác biệt trong từng công ty. Lời khuyên: Hãy tìm các ví dụ cụ thể thể minh họa cho sự thích ứng tốt của bạn, chẳng hạn như tính linh động, khả năng lãnh đạo, tinh thần đồng đội. Những điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy rõ bạn nghiêm túc và nhiệt tình với vị trí dự tuyển ra sao. THUYẾT PHỤC NHÀ TUYỂN DỤNG BẰNG CÁC CÂU HỎI Thông thường trước khi đi phỏng vấn, bạn thường chỉ luyện tập cách trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng chứ không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Thực ra đó là một sai lầm lớn vì đôi khi những câu hỏi từ phía bạn sẽ thuyết phục được nhà tuyển dụng. Vậy khi được yêu cầu hỏi, bạn nên đưa ra những câu hỏi như thế nào? VietnamLearning giới thiệu với bạn một số gợi ý sau: 1.Ở vị trí này công ty sẽ tạo cho tôi có những cơ hội thẳng tiến nào? Điều này chỉ cho nhà tuyển dụng thấy được bạn có một cái nhìn sâu sắc cho tương lai nghề nghiệp và bạn không chỉ tìm kiếm một công việc vì lương mà còn tìm sự đảm bảo chắc chắn cho sự nghiệp của mình. 2.Sau khi được lựa chọn làm việc ở công ty, tôi vẫn được đào tạo thêm chuyên môn chứ? Điều này cho thấy bạn sẵn lòng học thêm những kỹ năng mới và chấp nhận những thách thức hoặc những khó khăn để học hỏi. Đào tạo chuyên môn là việc rất quan trọng đối với nền kinh tế thay đổi như hiện nay và đây có thể là chìa khoá để duy trì công việc của bạn trong công ty. 3.Văn hoá công ty mình là gì? Văn hoá công ty là những cái vô hình mà với kinh nghiệm nghề nghiệp và chuyên môn bạn cũng không thể tác động được vào nó. Hỏi người phỏng vấn câu hỏi này mục đích là để giúp bạn dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc nếu được tuyển dụng. 4.Ai sẽ đánh giá kết quả làm việc của tôi? Câu hỏi này giúp bạn nhận rõ cơ cấu tổ chức của công ty, những người mà sau này bạn sẽ làm việc cùng họ. 5.Thực tế trách nhiệm công việc của tôi là gì? Mỗi công việc thường ứng với những trách nhiệm cụ thể. Đó cũng chính là nhiệm vụ phải làm của bạn. Câu hỏi này sẽ cho bạn thấy được công việc chính của bạn khi được tuyển vào vị trí đó. 6.Tôi có thể liên lạc với anh (chị) nếu tôi có những thắc mắc chứ? Hỏi câu hỏi này để thể hiện bạn là người rất quan tâm đến kết quả của cuộc phỏng vấn và để giúp bạn có thể dễ dàng liên lạc với công ty khi cần thiết. 10 câu hỏi thuyết phục nhà tuyển dụng Bạn xuất hiện trong buổi phỏng vấn rất chuyên nghiệp - trông bạn thật ấn tượng. CV của bạn đã hoàn hảo - bạn dường như gần có được một công việc như mong muốn. Nhưng còn một điều rất quan trọng bạn cần nhớ là phải nói những gì để thực sự thuyết phục nhà tuyển dụng. Bạn sẽ làm như thế nào? Cố gắng đặt ra các câu hỏi. Bên cạnh thể hiện sự quan tâm của mình tới vị trí công việc và công ty, hãy hỏi các câu hỏi để dành thế chủ động trong cuộc phỏng vấn. Để chắc rằng cuộc phỏng vấn tới của bạn luôn suôn sẻ và để lại ấn tượng tốt, hãy hỏi người phỏng vấn 10 câu hỏi dưới đây: 1. Ở vị trí này công ty sẽ tạo cho tôi có những cơ hội thẳng tiến nào? Điều này chỉ cho nhà tuyển dụng thấy được bạn có một cái nhìn sâu sắc cho tương lai nghề nghiệp và bạn không chỉ tìm kiếm một công việc vì lương mà còn tìm sự đảm bảo chắc chắn cho sự nghiệp của mình. 2. Anh (chị) nghĩ tôi có thể đem lại những lợi ích cho công ty như thế nào? Tìm ra lý do tại sao bạn lại được lựa chọn trong hàng trăm ứng viên khác. Và mục đích chính là hỏi người phỏng vấn xem tại sao họ tuyển dụng bạn. 3. Nếu tôi được tuyển dụng, dự án đầu tiên của tôi sẽ là gì? Câu hỏi này thể hiện bạn là người rất quan tâm đến công việc và đây cũng là mong đợi của bạn khi bắt đầu ngày đầu tiên làm việc sau khi được tuyển dụng. 4. Sau khi được lựa chọn làm việc ở công ty, tôi vẫn được đào tạo thêm chuyên môn chứ? Điều này cho thấy bạn sẵn lòng học thêm những kỹ năng mới và chấp nhận những thách thức hoặc những khó khăn để học hỏi. Đào tạo chuyên môn là việc rất quan trọng đối với nền kinh tế thay đổi như hiện nay và đây có thể là chìa khoá để duy trì công việc của bạn trong công ty. 5. Tại sao trước đây anh (chị) lại chọn làm việc tại công ty này? Lắng nghe xem tại sao người phỏng vấn lại lựa chọn công ty này để bạn thấy được một cái nhìn tổng quan về công ty. 6. Văn hoá công ty mình là gì? Văn hoá công ty là những cái vô hình mà với kinh nghiệm nghề nghiệp và chuyên môn bạn cũng không thể tác động được vào nó. Hỏi người phỏng vấn câu hỏi này mục đích là để giúp bạn dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc nếu được tuyển dụng. 7. Ai sẽ đánh giá kết quả làm việc của tôi? Câu hỏi này giúp bạn nhận rõ cơ cấu tổ chức của công ty, những người mà sau này bạn sẽ làm việc cùng họ. 8. Thực tế trách nhiệm công việc của tôi là gì? Mỗi công việc thường ứng với những trách nhiệm cụ thể. Đó cũng chính là nhiệm vụ phải làm của bạn. Câu hỏi này sẽ cho bạn thấy được công việc chính của bạn khi được tuyển vào vị trí đó. 9. Khi nào anh (chị) có thể đưa ra quyết định lựa chọn một ứng viên? Biết được điều này sẽ giúp bạn nhận biết được thời điểm nào là có thể coi là kết thúc cuộc phỏng vấn. 10. Tôi có thể liên lạc với anh (chị) nếu tôi có những thắc mắc chứ? Hỏi câu hỏi này để thể hiện bạn là người rất quan tâm đến kết quả của cuộc phỏng vấn và để giúp bạn có thể dễ dàng liên lạc với công ty khi cần thiết. . các đồng nghiệp. Hãy nêu cao tinh thần tương trợ, thông cảm, tôn trọng lẫn nhau, tỏ ra mình đáng tin cậy cũng như có khả năng giải quyết công việc tốt pháp lưu trữ hồ sơ của bạn có thể giúp đồng nghiệp tìm kiếm thông tin họ cần nhanh hơn lúc trước bao lâu. Lý lịch tạo ấn tượng tốt Bản lý lịch được xem như