1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Cách thể hiện, thuyết phục nhà tuyển dụng docx

6 546 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 169,37 KB

Nội dung

Cách thể hiện, thuyết phục nhà tuyển dụng. Sinh viên mới tốt nghiệp khi tìm việc cần xác định mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, biết thể hiện thương hiệu cá nhân để thuyết phục nhà tuyển dụng. Sau đây là bí quyết giúp bạn tìm được việc làm như ý. “Thuyết phục bằng cách trình bày những thông tin liên quan trực tiếp đến phẩm chất, kỹ năng của bạn, thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng: - Bạn có được điều mà họ đang tìm kiếm”. 1. Xác định mục tiêu phù hợp Nếu bạn dự định nộp đơn ứng tuyển công việc ở nhiều nơi khác nhau thì bạn nên làm nhiều bộ hồ sơ phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng công việc. Ví dụ, nếu bạn đang dự định ứng tuyển vào vị trí nhân viên marketing cho 3 doanh nghiệp: Doanh nghiệp hàng tiêu dùng, Công ty tiếp thị chuyên nghiệp và Cơ sở chăm sóc sức khỏe thì bạn nên làm 3 bộ hồ sơ có nội dung phù hợp cho từng công việc của mỗi doanh nghiệp. Mỗi hồ sơ phải làm nổi bật các kỹ năng của bạn phù hợp cho từng vị trí theo mục tiêu của từng doanh nghiệp (chứ không phải hồ sơ cho 3 nơi đều giống nhau). Một công ty nhỏ hoặc một công ty đang gặp khó khăn trong việc bán sản phẩm sẽ có mục tiêu và yêu cầu tuyển nhân sự khác với công ty đang có tham vọng muốn vươn lên quy mô lớn hơn nữa. Vì thế, hãy trả lời câu hỏi: Bạn có thích công việc đó và xem nó có phù hợp với năng lực của bạn không? - Bạn nên chọn hai hoặc ba công việc ứng với mục tiêu của bạn và tập trung tìm hiểu kỹ các công việc đó. Không nên rải hồ sơ đại trà và ngồi đợi. 2. Tìm kiếm nhà tuyển dụng: kết nối các mối quan hệ Là sinh viên mới ra trường, bạn hãy tận dụng mọi mối quan hệ bạn biết để tìm việc. Đừng rụt rè và xấu hổ, tất cả những điều bạn cần là một cơ hội để chứng minh khả năng trước nhà tuyển dụng. Có nhiều thông tin tuyển dụng không được đăng tải rộng rãi và có những người sẵn sàng hỗ trợ bạn thăng tiến trong nghề nghiệp mà bạn không ngờ tới. Ngoài các mẩu tin đăng tải trên trang web việc làm, bạn cũng nên tự tìm hiểu về các công ty khác trong lĩnh vực mà bạn muốn ứng tuyển. Các trang danh bạ doanh nghiệp sẽ giúp bạn tìm hiểu thông tin của công ty. Nếu hiện tại công ty mà bạn nhắm tới chưa có nhu cầu tuyển dụng, hãy thường xuyên theo dõi website của họ. Bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về mức lương trung bình của ngành. Đây là thông tin mà bạn phải nắm rõ trước khi quyết định ứng tuyển để khi nhà tuyển dụng hỏi về mức lương mong muốn thì bạn đã có sẵn câu trả lời thích đáng. Thường thì các ngành xã hội có mức lương thấp hơn ngành tài chính. Hãy tham khảo thông tin từ các diễn đàn và người quen. 3. Hoàn chỉnh đơn xin việc Phần tóm tắt ngắn gọn ở phần đầu đơn xin việc sẽ cho người đọc biết tại sao bạn hứng thú với công việc này và thuyết phục họ: “Tôi là ứng viên có kỹ năng phù hợp với vị trí dự tuyển”. Những gạch đầu dòng tiếp theo trong hồ sơ nên cân nhắc chọn lựa cẩn thận. Bạn có rất nhiều kinh nghiệm, kỹ năng và bằng cấp nhưng chỉ cần liệt kê những chi tiết có liên quan đến công việc mà bạn ứng tuyển. Bên cạnh các gạch đầu dòng, bạn cũng nên mô tả công việc và kinh nghiệm học được một cách ngắn, ngay cả công việc bán thời gian. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá chính xác hơn khả năng và kinh nghiệm của bạn. Một công ty nhỏ hoặc một công ty đang gặp khó khăn trong việc bán sản phẩm sẽ có mục tiêu và yêu cầu tuyển nhân sự khác hẳn một công ty đang có tham vọng muốn vươn lên quy mô lớn hơn nữa 4. Giao tiếp khéo léo: thực tập phỏng vấn càng nhiều càng tốt Bạn nên đến dự mọi cuộc phỏng vấn tuyển dụng mà bạn được mời, dù đó là công việc bạn chưa vừa ý lắm hoặc một công ty mà bạn không có cảm tình. Các cuộc phỏng vấn này sẽ giúp bạn có nhiều kinh nghiệm và bản lĩnh hơn. Bạn cũng không nên từ chối khi gia đình hoặc bạn bè giới thiệu những người quen có ý giúp đỡ chia sẻ kinh nghiệm, họ sẽ đem đến cho bạn nhiều thông tin quý giá. Khi trình bày mục tiêu với nhà tuyển dụng, hãy trình bày ngắn gọn và cụ thể mục tiêu của bạn. Nhiều bạn đã chuẩn bị sẵn cả một bài diễn văn cho buổi phỏng vấn và điều này chỉ có hại cho bạn. Bản thân bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng các kế hoạch, mục tiêu cũng như hiểu rõ cá tính, sở thích và ước mơ của mình nên không việc gì phải viết ra cả một bài diễn văn và học thuộc nó. Hãy trao đổi với nhà tuyển dụng như nói chuyện với những người bạn. Đừng kể lể và cố gắng thể hiện một hình ảnh khác với chính bản thân mình. Sự chân thành sẽ giúp bạn ghi điểm. Hãy thể hiện bằng những ví dụ cụ thể có tính thuyết phục đối với từng kỹ năng mà bạn có, theo thứ tự sau: - Tình huống cụ thể hoặc nhiệm vụ mà bạn được giao; - Các bước hành động của bạn đối với tình huống hoặc nhiệm vụ được giao đó; - Kết quả gặt hái được sau các bước hành động trên. Bạn nên trình bày ngắn gọn và đầy đủ. Đồng thời chú trọng đến ngôn ngữ hình thể khi diễn đạt. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý thể hiện ở mức bạn là “người phù hợp” chứ không phải bạn là “người giỏi nhất”. Bạn nên đa dạng hóa cách thể hiện khả năng của mình sao cho phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Trình bày những thông tin liên quan trực tiếp đến các phẩm chất, kỹ năng của bạn cho nhà tuyển dụng thấy: - Bạn có được điều mà họ đang tìm kiếm! Hy vọng những cách trên sẽ giúp bạn thuyết phục nhà tuyển dụng thành công. . Cách thể hiện, thuyết phục nhà tuyển dụng. Sinh viên mới tốt nghiệp khi tìm việc cần xác định mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, biết thể hiện thương hiệu cá nhân để thuyết phục nhà tuyển dụng. . bạn tìm được việc làm như ý. Thuyết phục bằng cách trình bày những thông tin liên quan trực tiếp đến phẩm chất, kỹ năng của bạn, thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng: - Bạn có được điều. của nhà tuyển dụng. Trình bày những thông tin liên quan trực tiếp đến các phẩm chất, kỹ năng của bạn cho nhà tuyển dụng thấy: - Bạn có được điều mà họ đang tìm kiếm! Hy vọng những cách

Ngày đăng: 22/06/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w