Hướng dẫn công thức xác định giá đánh giá trong hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa tình huống đưa cùng về một mặt bằng giá đánh giá thiết bị sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam thì cao gấp 10 lần so với thiết bị được lắp ráp tại Malaysia hoặc Thái Lan về mặt hệ số K1
Trang 1Công thức xác định giá đánh giá trong Hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa?
Tình huống:
Bên mời thầu (BMT) X tổ chức đấu thầu gói thầu mua sắm hàng hóa (MSHH) Y HMST do BMT phát hành có ghi việc xác định giá đánh giá theo công thức:
Bli = Giá trị thiết bị (i) trong gói thầu x K1
- Trong đó quy định:
+ K1= 20%: nếu cùng là thiết bị sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật Bản được sản xuất và lắp ráp tại Malaysia và Thái Lan
+ K1= 200%: nếu được sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam
Nghĩa là: đưa cùng về một mặt bằng giá đánh giá thiết bị sản xuất và lắp ráp tại Việt
Nam thì cao gấp 10 lần so với thiết bị được lắp ráp tại Malaysia hoặc Thái Lan về mặt hệ
số K1
Hỏi:
Việc HSMT đưa công thức xác định giá đánh giá như trên có phù hợp không? Tham gia thảo luận Trả lời:
Điều 25 khoản 3 NĐ58/CP quy định việc xác định giá đánh giá là xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại và các yếu tố khác nhằm so sánh, xếp hạng các HSDT
Điều 4 khoản 30 Luật Đấu thầu quy định về chi phí trên cùng một mặt bằng bao gồm giá
dự thầu do nhà thầu đề xuất để thực hiện gói thầu sau khi sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch, cộng với các chi phí cần thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chi phí khác liên quan đến tiến độ, chất lượng, nguồn gốc của hàng hóa hoặc công trình thuộc gói thầu trong suốt thời gian sử dụng
Theo tình huống nói trên, nội dung xác định giá đánh giá trong HSMT được tính toán theo
hệ số căn cứ vào xuất sứ thiết bị được sản xuất và lắp ráp Cách đưa hệ số như vậy là thiếu cơ sở tính toán khoa học, thiếu khách quan Việc quy đổi chi phí cùng một
mặt bằng phải thể hiện những chi phí cụ thể căn cứ vào các điều kiện về mặt kỹ thuật cần tính toán và lượng hóa theo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của thiết bị (chẳng hạn như mức tiêu hao điện năng khác nhau, phụ tùng thay thế theo thời gian sử dụng khác
nhau ), không nên đưa ra một công thức thiếu căn cứ làm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng Việc hạn chế sự tham gia của nhà thầu là không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu
Vì vậy trong công tác chuẩn bị HSMT BMT cần nghiên cứu, xem xét đưa ra những yêu cầu phù hợp với tính chất của gói thầu thay vì căn cứ vào xuất xứ hàng hóa để đảm bảo cho hoạt động đấu thầu được cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.