Kiến thức: + Giúp HS biết được nguyên tố Hóa học là gì, kí hiệu hoá học cho nguyên tố như thế nào, ghi nhớ các kí hiệu.. + HS biết được khối lượng các nguyên tố có trong vỏ trái đất kh
Trang 1Bài 5 : NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (T1)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1 Kiến thức:
+ Giúp HS biết được nguyên tố Hóa học là gì, kí hiệu hoá học cho nguyên tố như thế nào, ghi nhớ các kí hiệu
+ HS biết được khối lượng các nguyên tố có trong vỏ trái đất không đồng đều, oxi là nguyên tố phổ biến nhất
2 Kĩ năng:
+ Rèn luyện kỉ năng viết kí hiệu hoá học, biết sử dụng thông tin, tư liệu để phân tích, tổng hợp, giải thích vấn đề
3 Giáo dục: Tạo hứng thú học tập bộ môn.
*Kiến thức trọng tâm : kí hiệu hóa học
II PHƯƠNG PHÁP
- Giảng giải, hỏi đáp, quan sát hoạt động nhóm
III.CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:
1 GV : Chuẩn bị tranh vẽ (hình 1.8 trang 19 SGK và bảng 1 trang 42), ống
nghiệm chứa 1ml nước cất
2 HS : Xem lại phần NTử ở tiết trước.
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1 Ổn định
2 Kiểm tra bài cũ Nguyên tử là gì? Nêu Cấu tạo hạt nhân nguyên tử?
3 Bài mới:
Trang 2Đặt vấn đề:Trên nhãn hợp sữa có ghi thành phần canxi cao, thực ra phải nói
trong thành phần sữa có nguyên tố hoá học canxi Bài này giúp các em có một số hiểu biết về nguyên tố hoá học
Hoạt động của GV và HS Nội dung
*Hoạt động 1:Nguyên tố hoá học là gì?
- GV cho HS nhắc lại khái niệm nguyên
tử
- GV nhắc lại , lấy ví dụ: Nước tạo bởi H
và O
- HS đọc thông tin trong Sgk để khẳng
định : Để có 1 gam nước có vô số nguyên
tử H và O
- GV nhắc lại Đ/N
- HS đọc định nghĩa
- GV phân tích: Hạt nhân nguyên tử tạo
bởi p và n Nhưng chỉ có p là quyết định
Những nguyên tử nào có cùng p thì cùng
1 nguyên tố hoá học
? Vì sao phải dùng kí hiệu hoá học
- GV giải thích: Kí hiệu hoá học được
thống nhất trên toàn thế giới
?Bằng cách nào có thể biểu diễn ký hiệu
hoá học của các nguyên tố
- GV hướng dẫn cách viết ký hiệu hoá
học (Dùng bảng ký hiệu của các nguyên
tố)
- HS viết ký hiệu của một số nguyên tố
hoá học: 3 nguyên tử H, 5 nguyên tử K,
6 nguyên tử Mg, 7 nguyên tử Fe
? Mỗi ký hiệu hoá học chỉ mấy nguyên tử
của nguyên tố
- Cho 2 HS làm bài tập 3(Sgk trang 20)
- GV bổ sung uốn nắn sai sót
Hoạt động 2:Có bao nhiêu nguyên tố
I.Nguyên tố hoá học là gì?
1 Định nghĩa:
- Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng proton trong hạt nhân
- Số p là số đặc trưng của nguyên tố hoá học
2.Kí hiệu hoá học :
*Kí hiệu hoá học biểu diễn ngắn gọn
nguyên tố hoá học
- Mỗi nguyên tố hoá học dược biểu diễn bằng 1 hay 2 chữ cái Trong đó chữ cái đầu được viết ở dạng chữ in hoa gọi là kí hiệu hoá học
*Ví dụ1:
- KHHH của nguyên tố Hyđro: H
- KHHH của nguyên tố Oxi là: O
- KHHH của nguyêntố Natri là: Na
- KHHH của nguyên tố Canxi là: Ca
*Ví dụ2:
3H , 5K, 6Mg , 7Fe
* Quy ước;
Mỗi kí hiệu của nguyên tố còn chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố đó
Trang 3hoá học?
- GV cho HS đọc thông tin trong Sgk
- HS quan sát tranh hình 1.8
? Nhận xét tỉ lệ % về KL của các ng tố
- GV giải thích :
+ Nguyên tố hoá học tự nhiên: Có trong
vỏ trái đất, mặt trời, mặt trăng
+ Nguyên tố hoá học nhân tạo:Do con
người tổng hợp
- GV cho HS lấy các ví dụ trong thực tế
để chứng minh nhận xét này
III.Có bao nhiêu nguyên tố hoá học?
- Có 110 nguyên tố hoá học
+ 92 nguyên tố tự nhiên
+ Còn lại : nguyên tố nhân tạo
- Các nguyên tố tự nhiên có trong vỏ TĐ rất không đồng đều
- Oxi là nguyên tố phổ biến nhất: 49,4% + 9 nguyên tố chiếm: 98,6%
+ Nguyên tố còn lại chiếm: 1,4%
4 Củng cố:
- Đưa ra bảng để học sinh hoàn thành
- Cho các tổ thảo luận và cho trả lời
Tên NT
KH HH
Tổng số hạt trong NT
Số p Số n Số e
5 Dặn dò: Xem trước nội dung phần II và trả lời các câu hỏi sau: Đơn vị cacbon là
gì? Nguyên tử khối là gì?
Bài tập về nhà: 1, 3, 4, 5 (SGK)
Rút kinh nghiệm
Trang 4
Bài 5 : NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (T2)
I.MỤC TIÊU:
1 Kiến thức:
+ Giúp HS nguyên tử khối là gì?
+ HS biết được mỗi đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử cacbon + Biết mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt
+ Biết sử dụng bảng 1 (SGK - trang 42) để tìm các nguyên tố
2 Kỹ năng:
+ Biết dựa vào bảng 1 trang 42 để tìm ký hiệu và nguyên tử khối khi biết tên nguyên tố
+ Xác định được tên và ký hiệu của nguyên tố khi biết nguyên tử khối
+ Rèn luyện kỹ năng tính toán
3 Thái độ: Tạo hứng thú học tập bộ môn.
*Kiến thức trọng tâm : khái niệm nguyên tử khối và cách so sánh đơn vị khối lượng nguyên tử
II PHƯƠNG PHÁP
- Giảng giải, hỏi đáp, quan sát hoạt động nhóm
III.CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:
1 GV : Chuẩn bị tranh vẽ bảng 1 SGK (T42)
2 HS : Xem lại phần nguyên tố hoá học, làm các bài tập, học thuộc 20 nguyên
tố đầu bảng
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1 Ổn định
2 Kiểm tra bài cũ:
Trang 5HS1: + NTHH là gì? Số gì đặc trưng cho NTHH?
+ Viết kí hiệu của các nguyên tố sau: Liti, Beri, Cacbon, Nitơ,
Oxi, Magiê, Natri, Nhôm, Photpho, Lưu huỳnh
HS2: + Tìm số proton của các nguyên tố trên
3 Bài mới:
Đặt vấn đề: Để cho các trị số về khối lượng của nguyên tử đơn giản, dễ
sử dụng trong khoa học người ta dùng một khái niệm mà hôm nay chúng
ta cùng nghiên cứu.
Hoạt động của GV và HS Nội dung
* Hoạt động 1 : Nguyên tử khối :
- GV cho HS đọc thông tin về khối lượng
nguyên tử ở Sgk để thấy được khối lượng
nguyên tử được tính bằng gam thì số trị rất
nhỏ bé
- GV cho học sinh đọc thông tin các VD
trong Sgk để đi đến kết luận
*GV: Vì vậy, trong khoa học dùng một cách
riêng để biểu thị khối lượng của nguyên tử
- GV thông báo NTK của một số nguyên tử
? Các giá trị này có ý nghĩa gì
- HS trả lời: Cho biết sự nặng nhẹ giữa hai
các nguyên tử
? So sánh sự nặng nhẹ giữa nguyên tử H và
C , O và S
? Có nhận xét gì về khối luợng khối lượng
tính bằng đ.v.C của các nguyên tử
* Hoạt động 2:Định nghĩa:
? Vậy NTK là gì
* GV đặt vấn đề : Ghi như sau
II Nguyên tử khối:
- NTK có khối lượng rất nhỏ bé Nếu tính bằng gam thì có số trị rất nhỏ
KL 1 nguyên tử C = 1,9926.10 23g
*Quy ước: Lấy 1/12 KLNT C làm đơn
vị khối lượng nguyên tử gọi là đơn vị cac bon (viết tắt là đ.v.C)
1đ.v.C = .
12
1
Khối lượng nguyên tử C
Ví dụ : C = 12 đ.v.C
H = 1 đ.v.C
O = 16 đ.v.C
S = 32 đ.v.C
Trang 6? Na = 24đ.v.C ; Al = 27đ.v.C có biểu đạt
nguyên tử khối không
- HS:Có
- GV giải thích : NTK được tính từ khi gán
cho nguyên tử C có khối lượng = 12 chỉ là hư
số thường bỏ bớt chữ đ.v.C
* Hoạt động 3:Tra cứu bảng các nguyên tố.
- GV hướng dẫn cho học sinh cách tra cứu
bảng
- GV nêu các nguyên tố để học sinh tìm
NTK
- Học sinh tra cứu theo 2 chiều:
+ Tên nguyên tố, tìm nguyên tử khối
+ Biết nguyên tử khối,tìm tên và kí hiệu
nguyên tố đó
-GV cho học sinh làm bài tập 5 tại lớp
-KL tính bằng đ.v.C chỉ là khối lượng tương đối giữa các nguyên tử NTK
*Định nghĩa:
Nguyên tử khối là khối lượng của
nguyên tử tính bằng đ.v.C
* Vdụ: Na = 23 , Al = 27 , Fe = 56
* Tra cứu bảng các nguyên tố:
(Trang 42)
- Mỗi nguyên tố có 1NTK riêng biệt
- Biết tên nguyên tố Tìm NTK
- Biết NTK Tìm tên và kí hiệu nguyên tố
Trang 74 Củng cố:
- Cho 2 HS lên làm các bài 5, 6 tại lớp
- Cho cả lớp nhận xét
- GV nhận xét, bổ sung cần thiết
* GV gọi 2 HS lên giải BT 5,6
Bài tập 5: Nguyên tử magie:
+ Nặng hơn, bằng 2 lần nguyên tử cácbon
+ Nhẹ hơn, bằng 3/4 nguyên tử lưu huỳnh
+ Nhẹ hơn, bằng 8/9 nguyên tử nhôm
Bài tập 6:
X =2.14 = 28 X thuộc nguyên tố Silic, Si
5 Dặn dò:
Xem trước nội dung phần I và II trong bài đơn chất và hợp chất và trả lời các
câu hỏi sau: Đơn chất là gì? Cấu tạo? Hợp chất là gì? Cấu tạo?
Bài tập về nhà: 7, 8 (SGK)
* BT7: a) 1 đvC = 1,9926.10-23/12 = 1,66.10-24 g; b) C
Rút kinh nghiệm