Quy hoạch hồ chứa thủy lợi huyện Tam Đảo, thiết kế tràn xả lũ cho hồ Xạ Hương, Tính toán các yếu tố khí tượng thủy văn cho khu vực, Tính toán chế độ tưới cho cây trồng. Lập giản đồ tưới thiết kế và hệ số tưới hiệu chỉnh
Trang 1T L U
-NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên: Phạm Văn Trình Hệ đào tạo: Chính quy
Khoa: Kỹ thuật tài nguyên nước
1 TÊN ĐỀ TÀI
QUY HOẠCH HỆ THỐNG TƯỚI HUYỆN TAM ĐẢO TỈNH VĨNH PHÚC PA1
2 CÁC TÀI LIỆU CƠ BẢN
1, Đặc điểm tự nhiên khu vực
2, Điều kiện kinh tế-xã hội của khu vực nghiên cứu
3, Tài liệu khí tượng, thuy văn của khu vực
4, Bản đồ hệ thống
5, Giáo trình: Quy hoạch và thiết kế hệ thống thủy lợi, Thủy văn công trình tập 1
và tập 2, Giáo trình Thủy lực
6, Các quy phạm, tiêu chuẩn thiết kế công trình thủy lợi
3 NỘI DUNG CÁC PHẦN THUYẾT MINH VÀ TÍNH TOÁN
Chương 1: Tình hình chung của khu vực
Chương 2: Tính toán các yếu tố khí tượng thủy văn
Chương 3: Tính toán chế độ tưới cho cây trồng
Chương 4: Đề xuất phương án quy hoạch
Chương 5: Tính toán điều tiết hồ Xạ Hương
Chương 6: Thiết kế sơ bộ tràn xả lũ
Trang 22, Bình đồ khu tưới - A1
3, Bản vẽ giản đồ hệ số tưới - A1
4, Bản vẽ mặt cắt dọc, mặt cắt bằng, mặt cắt ngang tràn xả lũ và các khớp nối A1
-5 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Phần Giáo viên hướng dẫn
Toàn phần TS Nguyễn Văn Tính
6 NGÀY GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN
Trang 5MỞ ĐẦU
Huyện Tam Đảo nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc cách thị xã Vĩnh Yên10km về phía Đông Bắc Địa hình huyện Tam Đảo tương đối đa dạng có vùng miền núi,núi cao, có vùng đồi gò, có vùng đất bãi ven sông Mỗi vùng đều có những điều kiện
tự nhiên đặc thù với những thuận lợi, khó khăn khác nhau trong phát triển sản xuấtnông, lâm nghiệp Đặc biệt Tam Đảo nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa có mùa đônglạnh và mùa hè mát mẻ thuận lợi cho nghỉ dưỡng và du lịch Cùng với đó đây cũng cónhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng và thị trấn ở độ cao vô cùng đặcbiệt quanh năm sương phủ luôn mang đến sự lôi cuốn đặc biệt cho con người khámphá Nhìn chung đây là vùng có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi để phát triển dulịch và nghỉ dưỡng Nếu được đầu tư phát triển sẽ đem lại nguồn lợi không nhỏ chovùng cũng như người dân trong khu vực
Tam Đảo có trữ lượng nước mặt tướng đối lớn và chiếm tổng thể toàn vùng Tạiđây có sông Phó Đáy và nhiều suối nhỏ ở ven các chân núi Những năm gần đây, rừngđược bảo vệ tốt hơn nên nguồn sinh thuỷ được cải thiện, nguồn nước tương đối dồidào Đây là điều kiện thuận lợi về tưới nước, phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệphàng hoá Mặc dù các năm gần đây hệ thống thuỷ lợi đã được nhà nước quan tâm đầuhơn song việc đáp ứng nước cho các yêu cầu của sản xuất nông nghiệp vẫn chưa đượcđầy đủ và đồng bộ: vùng có lượng nước dồi dào, vùng thì thiếu nước làm ảnh hưởngđến việc sản xuất cũng như hiệu quả kinh tế của hệ thống thủy lợi Tam Đảo mang lại
Do đó việc nên phương án quy hoạch hệ thống tưới để phân bổ và tăng hiệu quả sửdụng nguồn nước là việc thiết yếu và cấp bách và đây là cơ sở em chọn đề tài đồ án tốt
nghiệp: “Quy hoạch hệ thống tưới huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc PA1”.
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là Đồ án tốt nghiệp của bản thân tác giả Các kết quảtính toán trong Đồ án tốt nghiệp này là trung thực và rõ ràng không sao chép từ bất kỳmột nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếucó) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định
Tác Giả
Phạm Văn Trình
Trang 7LỜI CÁM ƠN
Được sự phân công của khoa Kỹ thuật tài nguyên nước trường Đại học ThủyLợi và sự hướng dẫn của thầy giáo TS Nguyễn Văn Tính, em đã hoàn thành đồ án tốt
nghiệp với đề tài “Quy hoạch hệ thống tưới huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc PA1”
Em xin chân thành cảm ơn: Ban Giám Hiệu nhà trường đã quan tâm tạo điềukiện thuận lợi để chúng em học và tích lũy kiến thức và các thầy cô trong khoa kỹthuật tài nguyên nước cùng toàn thể các thầy cô đang làm việc tại trường đại học ThủyLợi đã tận tâm giảng dạy và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong trong quá trình họctập
Đặc biệt em xin cảm ơn thầy giáo TS Nguyễn Văn Tính đã luôn luôn quan tâm,tận tình hướng dẫn và giảng giải cho em trong suốt thời gian hoàn thành đồ án tốtnghiệp
Do đồ án được thực hiện trong thời gian có hạn, kiến thức và kinh nghiệm bảnthân còn hạn chế nên đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy em rất mongnhận được sự đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và toàn thể các bạn sinh viên để
đồ án của em có thể hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2017
Sinh viênPhạm Văn Trình
Trang 8MỤC LỤC Trang
DANH MUC BẢNG BIỂU………
DANH MUC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ……… ………….……….
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH CHUNG CỦA KHU VỰC 1
1.1 Điều kiện tự nhiên 1
1.1.1 Vị trí địa lý 1
1.1.2 Đặc điểm địa hình khu vực 1
1.1.3 Đặc điểm khí tượng 2
1.1.4 Đặc điểm thủy văn sông ngòi 4
1.1.5 Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng của khu vực 5
1.1.6 Tài nguyên khoáng sản 6
1.1.7 Cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên nhân văn 6
1.2 Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội của khu vực 7
1.2.1 Tình hình dân sinh 7
1.2.2 Tình hình kinh tế 8
1.2.3 Hiện trạng y tế văn hóa giáo dục 14
1.2.4 Hiện trạng cơ sở hạ tầng 16
1.2.5 Hiện trạng thủy lợi 20
CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN 24
2.1 Mục đích, ý nghĩa và nội dung tính toán 24
2.1.1 Mục đích và ý nghĩa 24
2.1.2 Nội dung tính toán 24
2.2 Chọn trạm và thời đoạn tính toán 25
2.2.1 Nguyên tắc chọn trạm 25
2.2.2 Chọn thời đoạn tính toán 25
2.3 Tính toán đặc trưng khí tượng 25
2.3.1 Mục đích, ý nghĩa của mô hình mưa tưới thiết kế 25
2.3.2 Phương pháp tính toán 26
2.3.3 Tính toán các mô hình mưa thiết kế với tần suất 85% 31
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ TƯỚI CHO CÁC LOẠI CÂY TRỒNG 42
3.1 Mục đích ý nghĩa và nội dung tính toán 42
Trang 93.1.1 Mục đích, ý nghĩa 42
3.1.2 Nội dụng tính toán 42
3.1.3 Nguyên lý tính toán 43
3.1.4 Các tài liệu dùng trong tính toán 45
3.2 Xác định lượng bốc hơi mặt ruộng 47
3.2.1 Mục đích ý nghĩa 47
3.2.2 Phương pháp xác định lượng bốc hơi mặt ruộng ETc 47
3.3 Tính toán chế độ tưới cho lúa vụ chiêm 52
3.3.1 Xác định quá trình hao nước trên ruộng 53
3.3.2 Xác định lượng mưa thiết kế tính toán 59
3.3.3 Độ sâu lớp nước ban đầu 60
3.3.4 Công thức tưới tăng sản 60
3.4 Tính toán chế độ tưới cho lúa mùa 62
3.4.1 Đặc điểm tính toán chế độ tưới cho lúa mùa 62
3.5 Tính toán chế độ tưới cho cây trồng cạn 64
3.5.1 Đặc điểm tính toán chế độ tưới cho cây trồng cạn 64
3.5.2 Nội dung tính toán cho cây ngô chiêm 64
3.5.2 Nội dung tính toán cho cây ngô vụ đông 67
3.6 Giản đồ hệ số tưới thiết kế 68
3.6.1 Mục đích, ý nghĩa 68
3.6.2 Tính toán hệ số tưới sơ bộ 69
3.6.3 Hiệu chỉnh hệ số tưới 71
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH 72
4.1 Mục đích, ý nghĩa 72
4.2 Đề xuất phương án 72
4.2.1 Vùng tưới động lực 72
4.2.2 Vùng tưới trọng lực 74
4.2.3 Phương án quy hoạch 74
4.3 Tính toán lưu lượng yêu cầu đầu hệ thống 77
4.3.1 Mục đích, nhiệm vụ 77
4.3.2 Nguyên lý và công thức tính toán 78
4.3.3 Các tài liệu dùng trong tính toán 79
4.3.4 Nội dung tính toán 81
Trang 10CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT HỒ CHỨA XẠ HƯƠNG 86
5.1 Mục đích, ý nghĩa, nội dung tính toán 86
5.1.1 Mục đích 86
5.1.2 Ý nghĩa 86
5.1.3 Nội dung tính toán 86
5.2 Tính toán xác định mô hình phân phối dòng chảy năm thiết kế 86
5.2.1 Các đặc trưng biểu thị dòng chảy năm 87
5.2.2 Lựa chọn phương pháp tính toán 87
5.2.3 Tính toán theo phương pháp quan hệ mưa và dòng chảy 89
5.2.4 Phân phối dòng chảy năm thiết kế 91
5.3 Xác định mô hình phân phối dòng chảy lũ thiết kế 95
5.3.1 Mục đích, ý nghĩa và các hạng mục tính toán 95
5.3.2 Phương pháp và kết quả tính toán 95
5.4 Tính toán lượng bốc hơi thiết kế 102
5.4.1 Nhiệm vụ, ý nghĩa tính toán 102
5.4.2 Phương pháp và kết quả tính toán 103
5.5 Tính toán dòng chảy bùn cát 105
5.5.1 Mục đích, ý nghĩa 105
5.5.2 Nội dung tính toán 105
5.6 Xác định cao trình mực nước và dung tích chết 107
5.6.1 Khái niệm 107
5.6.2 Mục đích, ý nghĩa 108
5.6.3 Nguyên tắc lựa chọn mực nước chết và dung tích chết 108
5.7 Xác định dung tích hữu ích 112
5.7.1 Một số khái niệm và phương pháp tính toán 112
5.7.2 Tính toán điều tiết năm thiết kế theo phương pháp giải tích 115
5.8 Tính toán lưu lượng đầu kênh theo phương án quy hoạch 123
5.8.1 Tính lưu lượng đầu các kênh 123
5.8.2 Xác định lưu lượng yêu cầu nước ở đầu hệ thống 126
5.8.3 Tính toán điều tiết hồ chứa theo phương an quy hoạch 127
5.9 Tính toán điều tiết lũ, xác định chiều rộng tràn và cao trình đỉnh đập 131
5.9.1 Mục đích, ý nghĩa 131
Trang 115.9.2 Cơ sở và nguyên lý tính toán 132
5.9.3 Phương pháp và kết quả tính toán điều tiết lũ, xác định chiều rộng tràn 132
5.9.4 Xác định cao trình đỉnh đập 138
CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ SƠ BỘ TRÀN XẢ LŨ 145
6.1 Mục đích, ý nghĩa và nội dung tính toán 145
6.1.1 Mục đích, ý nghĩa 145
6.1.2 Nội dung tính toán 145
6.2 Các tài liệu tính toán và hình thức tràn 145
6.2.1 Các tài liệu dùng trong thiết kế 145
6.2.2 Phương án bố trí và chọn hình thức tràn 145
6.3 Xác định kích thước tràn cơ bản của đường tràn 146
6.3.1 Tường cánh hướng dòng 146
6.3.2 Ngưỡng tràn 147
6.3.3 Dốc nước 147
6.4 Tính toán thuỷ lực của đường tràn 148
6.4.1 Tính toán thủy lực tại dốc nước 149
6.4.2 Xác định chiều cao tường bên 153
6.5 Tính toán kênh dẫn hạ lưu 154
6.5.1 Thiết kế kênh dẫn 154
6.5.2 Kiểm tra điều kiện không xói của kênh 155
6.6 Tính nối tiếp và tiêu năng ở chân dốc nước 155
6.6.1 Mục đích tính toán tiêu năng 155
6.6.2 Hình thức tiêu năng 156
PHỤ LỤC 161
TÀI LIỆU THAM KHẢO 184
Trang 12DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Đường tần suất kinh nghiệm và lý luân mưa vụ chiêm trạm Vĩnh Yên 33
Hình 2.2: Đường tần suất lý luận mưa vụ mùa trạm Vĩnh Yên 36
Hình 2.3: Đường tần suất lý luận mưa vụ đông trạm Vĩnh Yên 39
Hình 3.1: Đường quá trình hao nước loại I 55
Hình 3.2: Đường quá trình hao nước loại II 55
Hình 3.3: Đường quá trình hao nước loại III 56
Hình 3.4: Giản đồ hệ số tưới sơ bộ 70
Hình 3.5: Giản đồ hệ số tưới đã hiệu chỉnh 71
Hình 4.1: Sơ đồ hệ thống kênh tưới hồ Xạ Hương 81
Hình 4.2: Đường quá trình lưu lượng yêu cầu tại đầu hệ thống 85
Hình 5.1: Biểu đồ phân phối dòng chảy năm 94
Hình 5.2: Đường quá trình lũ thiết kế 102
Hình 5.3: Các mực nước đặc trưng và các thành phần dung tích của hồ chứa 108
Hình 5.4: Sơ đồ nguyên lý điều tiết năm một lần, phương án trữ sớm 113
Hình 5.5: Quan hệ giữa cao trình và diện tích bình quân mặt hồ ( Z ~ F) 116
Hình 5.6: Đường quan hệ giữa cao trình và dung tích hồ chứa (Z~W) 116
Hình 5.7: Sơ đồ hệ thống kênh tưới hồ Xạ Hương 124
Hình 5.8: Sơ đồ tính toán điều tiết lũ 135
Hình 5.9: Đường quan hệ giữa cột nước tràn và bề rộng tràn 137
Hình 5.10: Quan hệ chi phí với chiều rộng tràn 138
Hình 6.1: Đường mặt nước trong dốc nước theo phương pháp định tính 150
Hình 6.2: Đường mặt nước trên dốc nước 152
Hình 6.3: Sơ đồ tính toán máng phun 156
Trang 13DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Nhiệt độ không khí trung bình tháng nhiều năm trạm Vĩnh Yên (oC) 2
Bảng 1.2: Lượng mưa trung bình tháng tại trạm Vĩnh Yên (mm/tháng) 3
Bảng 1.3: Số giờ nắng tổng cộng trung bình ngày nhiều năm trạm Vĩnh Yên (h/ngày) 3
Bảng 1.4: Tốc độ gió trung bình tháng trong nhiều năm trạm Vĩnh Yên (m/s) 3
Bảng 1.5: Độ ẩm tương đối tháng trung bình nhiều năm trạm Vĩnh Yên (%) 4
Bảng 1.6: Lượng bốc hơi tháng trung bình nhiều năm trạm Vĩnh Yên (mm/tháng) 4
Bảng 1.7: Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất huyện Tam Đảo 6
Bảng 1.8: Hiện trạng công trình tưới hệ thống Tam Đảo 22
Bảng 2.1: Lương mưa vụ chiêm qua các năm tại trạm Vĩnh Yên 32
Bảng 2.2: Kết quả tính toán tần suất lý luận vụ chiêm xuân trạm Vĩnh Yên 33
Bảng 2.3: Tình hình lượng mưa vụ chiêm các năm lân cận với Xp=85% 34
Bảng 2.4: Lượng mưa vụ mùa qua các năm tại trạm Vĩnh Yên 35
Bảng 2.5: Kết quả tính toán tần suất lý luận vụ mùa trạm Vĩnh Yên 36
Bảng 2.6: Tình hình lượng mưa vụ mùa các năm lân cận với Xp=85% 37
Bảng 2.7: Lượng mưa vụ đông các năm tại trạm Vĩnh Yên 38
Bảng 2.8: Kết quả tính toán tần suất lý luận vụ đông trạm Vĩnh Yên 40
Bảng 2.9: Tình hình lượng mưa vụ đông các năm lân cận với Xp=85% 40
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu cơ lý của đất 45
Bảng 3.2: Các giai đoạn sinh trưởng của lúa vụ chiêm xuân 45
Bảng 3.3: Các giai đoạn sinh trưởng của lúa vụ mùa 46
Bảng 3.4: Các giai đoạn sinh trưởng cây ngô chiêm 46
Bảng 3.5: Các giai đoạn sinh trưởng cây ngô vụ đông 46
Bảng 3.6: Kết quả tính toán bốc hơi bằng phần mềm Cropwat 51
Bảng 3.7: Kết quả bốc hơi mặt ruộng bình quân trong các giai đoạn vụ chiêm 58
Bảng 3.8: Kết quả tính toán chế độ tưới cho lúa vụ chiêm xuân 62
Bảng 3.9: Kết quả tính toán chế độ tưới cho lúa mùa 64
Bảng 3.10: Kết quả tính toán chế độ tưới cho cây ngô vụ chiêm xuân 67
Bảng 3.11: Kết quả tính toán chế độ tưới cho cây ngô vụ đông 68
Bảng 4.1: Bảng thống kê diện tích tưới của các trạm bơm 73
Trang 14Bảng 4.3: Diện tích và chiều dài các đoạn kênh cấp III 80
Bảng 4.4: Chiều dài các đoạn kênh cấp II 80
Bảng 4.5: Chiều dài các đoạn kênh cấp I( Kênh chính) 80
Bảng 4.6: Lưu lượng đầu và cuối kênh cấp III ứng với qtk 82
Bảng 4.7: Lưu lượng tại các kênh cấp II và kênh chính 83
Bảng 4.8: Quá trình yêu cầu nước ở đầu hệ thống 84
Bảng 5.1: Phân phối dòng chảy năm của lưu vực 94
Bảng 5.2: Kết quả tính tần suất kinh nghiệm mưa một ngày max trạm Vĩnh Yên 98
Bảng 5.3: Kết quả tính toán tần suất lý luận một ngày max trạmVĩnh Yên 99
Bảng 5.4: Tính toán lượng bốc hơi mặt nước 104
Bảng 5.5: Bảng phân phối bốc hơi phụ thêm theo tháng khi có hồ chứa 104
Bảng 5.6: Quá trình lượng nước yêu cầu của hệ thống theo tháng 115
Bảng 5.7: Bảng tính toán điều tiết hồ khi chưa kể tổn thất (lần tính 1) 116
Bảng 5.8: Xác định tổn thất do thấm và bốc hơi (lần tính 1) 118
Bảng 5.9: Bảng điều tiết hồ đã kể tồn thất (lần tính 2) 119
Bảng 5.10: Xác định tổn thất do thấm và bốc hơi (lần tính 2) 121
Bảng 5.11: Bảng điều tiết hồ đã kể tồn thất (lần tính 3) 122
Bảng 5.12: Diện tích và chiều dài các đoạn kênh cấp III với phương án quy hoạch 123
Bảng 5.13: Chiều dài các đoạn kênh cấp II theo phương án quy hoạch 123
Bảng 5.14: Chiều dài các đoạn kênh cấp I( Kênh chính) 124
Bảng 5.15: Lưu lượng đầu và cuối kênh cấp III ứng với qtk 124
Bảng 5.16: Lưu lượng tại các kênh cấp II và kênh chính 125
Bảng 5.17: Quá trình yêu cầu nước ở đầu hệ thống 126
Bảng 5.18: Lượng nước yêu cầu của hệ thống theo tháng 127
Bảng 5.19: Bảng tính toán điều tiết khi chưa kể tổn thất (lần tính 1) 127
Bảng 5.20: Bảng tính toán tổn thất (lần tính 1) 128
Bảng 5.21: Bảng tính toán điều tiết khi đã kể tổn thất ( lần tính 2) 129
Bảng 5.22: Xác định tổn thất do thấm và bốc hơi (lần tính 2) 130
Bảng 5.23: Bảng điều tiết hồ đã kể tồn thất (lần tính 3) 130
Bảng 5.24: Bảng tính toán xác định bề rộng tràn 136
Bảng 6.1: Tính toán định lượng đường mặt nước 151
Trang 15Bảng 6.2: Tính toán cao trình tường bên dốc nước 153Bảng 6.4: Bảng tra trị số hệ số k 158
Trang 16CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH CHUNG CỦA KHU VỰC 1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Tam Đảo nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Vĩnh Phúc Huyện lỵ tạm thời củahuyện Tam Đảo đóng trên địa bàn xã Hợp Châu, cách thị xã Vĩnh Yên 10km về phía ĐôngBắc
- Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang
- Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên và tỉnh Thái Nguyên
- Phía Nam giáp huyện Tam Dương và huyện Bình Xuyên
- Phía Tây giáp huyện Tam Dương và huyện Lập Thạch
Trục Quốc lộ 2B chạy dọc huyện với chiều dài 20km, nối liền thị xã Vĩnh Yênvới khu nghỉ mát Tam Đảo, ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các trục tỉnh lộ 310,tỉnh lộ 314 tạo ra mạng lưới giao thông tương đối liên hoàn Tuy nhiên chất lượng mặtđường chưa tốt, ảnh hưởng đáng kể đến tiến tình phát triển kinh tế-xã hội của huyệntrong những năm qua
Huyện Tam Đảo được thành lập trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính một
số xã, thị trấn thuộc huyện Bình Xuyên, Tam Dương, Lập Thạch và thị xã Vĩnh Yên.Hiện tại, huyện có 9 đơn vị hành chính cấp xã là: Xã Minh Quang, Xã Hợp Châu, xã
Hồ Sơn, Xã Tam Quan xã Đại Đình, Thị trấn Tam Đảo; Xã Đạo Trù, xã Bồ Lý, xãYên Dương, Ngoài ra còn một số tổ chức đóng trên địa bàn như: Lâm trường TamĐảo, Vườn Quốc gia Tam Đảo, một số đơn vị quốc phòng và một số doanh nghiệpnhỏ
1.1.2 Đặc điểm địa hình khu vực
Địa hình huyện Tam Đảo tương đối đa dạng, phức tạp, có vùng miền núi vànúi cao, ngọn Tam Đảo cao trên 1.200 m và khu nghỉ mát Tam Đảo có độ cao trên
800 m so với mực nước biển Mỗi vùng đều có những điều kiện tự nhiên đặc thùvới những thuận lợi, khó khăn khác nhau trong phát triển sản xuất nông, lâm
Trang 17nghiệp Vùng miền núi và núi cao có diện tích khoảng 11.000 ha, chủ yếu do vườnQuốc gia Tam Đảo quản lý.
1.1.3 Đặc điểm khí tượng
Tam Đảo nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, mùa hè mát mẻ Dođịa hình tương đối phức tạp nên khí hậu thời tiết ở Tam Đảo được chia thành 2 tiểuvùng: Tiểu vùng khí hậu Tam Đảo núi quanh năm mát mẻ và tiểu vùng khí hậu vùngthấp mang các đặc điểm khí hậu gió mùa nội chí tuyến vùng Đông Bắc Bắc bộ
Theo tài liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn đặt tại thị xã Vĩnh Yên vàthị trấn Tam Đảo về điều kiện tự nhiên và các yếu tố khi hậu như sau:
a, Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình tháng trong nhiều năm là 24.030C Ở độ cao 1000 m so vớimực nước biển có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn các vùng từ 3-4oC do chịu ảnhhưởng của yếu tố địa hình nhưng mang lại một điều đặc biệt cho khu nghỉ dưỡng tạithị trấn Tam Đảo Từ tháng 5 đến tháng 9 có nhiệt độ lớn nhất do đón nhận lượng bức
Lượng mưa năm cao nhất: 2518.2 mm (năm 2005)
Lượng mưa năm thấp nhất: 834.7 mm (năm 2011)
Trang 18Nhìn chung lượng mưa tại khu vực tương đối lớn rất thuận lợi cho việc tích trữnước cũng như sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên do phân bố không đều nên rất cầnbiền pháp điều tiết phân bổ nguồn nước cho hợp lý.
Bảng 1.2: Lượng mưa trung bình tháng tại trạm Vĩnh Yên (mm/tháng)
Bảng 1.3: Số giờ nắng tổng cộng trung bình ngày nhiều năm trạm Vĩnh Yên (h/ngày)
Bảng 1.4: Tốc độ gió trung bình tháng trong nhiều năm trạm Vĩnh Yên (m/s)
Trang 19chênh lệch nhiều qua các tháng trong năm giữa vùng núi với vùng trung du và vùngđồng bằng của khu vực Tam Đảo
Trong năm 2009 có tháng 3 độ ẩm lớn nhất đạt 94%, năm 2011 vào tháng 11 vàtháng 12 có độ ẩm nhỏ nhất đât 74,7%
Bảng 1.5: Độ ẩm tương đối tháng trung bình nhiều năm trạm Vĩnh Yên (%)
Bảng 1.6: Lượng bốc hơi tháng trung bình nhiều năm trạm Vĩnh Yên (mm/tháng)
Vĩnh Yên 65.1 57.1 61.7 72.0 102.3 97.2 94.2 77.5 78.9 81.8 76.8 74.4
Nhìn chung, khí hậu ở Tam Đảo tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp,đặc biệt vùng Tam Đảo núi có chế độ khí hậu lý tưởng cho việc phát triển các khu nghỉmát vui chơi và phát triển du lịch sinh thái
1.1.4 Đặc điểm thủy văn sông ngòi
Tam Đảo có sông Phó Đáy và nhiều suối nhỏ ở ven các chân núi Những nămgần đây, rừng được bảo vệ tốt hơn nên nguồn sinh thuỷ được cải thiện, nguồn nướctương đối dồi dào Đây là điều kiện thuận lợi về tưới nước, phục vụ phát triển sản xuấtnông nghiệp hàng hoá
Nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu là các sông suối, ao, hồ Hiện nay, trên địabàn huyện có một số hồ chứa nước tương đối lớn phục vụ cho phát triển sản xuất như:
Hồ Xạ Hương 13.4 triệu m3, Hồ Vĩnh Thành với dung tích chứa 2.7 triệu m3, Hồ Làng
Trang 20chất lượng nguồn nước mặt ở tất cả các hồ chứa đều khá tốt, có thể khai thác, xử lý đểcung cấp nước cho sinh hoạt phục vụ đời sống người dân trong khu vực.
Nước ngầm: Hiện nay chưa có nghiên cứu nào về khai thác nước ngầm nhưng
qua khảo sát cho thấy, chất lượng nước ngầm ở các giếng khoan của nhân dân khá tốt
Do vậy có thể cho phép nhận định nguồn nước ngầm ở Tam Đảo tương đối dồi dào,đảm bảo chất lượng để khai thác nước sinh hoạt
1.1.5 Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng của khu vực
1.1.5.1 Tình hình địa chất
Trên địa bàn huyện có các nhóm đá chính như sau:
Các đá trầm tích lục nguyên màu đỏ: Phân bố ở phía đông nam Tam Đảo, vùng
Đa Phúc, bao gồm cát kết đá phiến sét màu đỏ nâu, phớt lục, phớt tím xen kẽ với bộtkết, đá phiến sét phớt đỏ hệ tầng Nà Khuất
Các đá trầm tích lục nguyên có chứa than và phân bố thành dải hẹp ở khu vựcĐạo Trù (huyện Tam Đảo), thành phần bao gồm cuội kết, cát kết, đá phiến sét, sét than
và lớp than đá; phần trên gồm cát kết, bột kết, đá phiến sét màu xám vàng, xám sẫm
thuộc hệ tầng Văn Lãng
Các đá phun trào phân bố ở phần đông bắc tỉnh, chiếm toàn bộ dãy núi TamĐảo, bao gồm: các đá ryolit đaxit, ryolit porphyr, felspat, plagioclas; tướng á phuntrào: xuyên cắt các đá phun trào, gồm ryolit porphyr có ban tinh lớn, ít felspat dạngđai mạch nhỏ; tướng phun nổ: các thấu kính tuf chứa ít các mảnh dăm, bom núi lửacủa hệ tầng Tam Đảo Các đá phun trào Tam Đảo chủ yếu là đá ryolit, một số là đaxit
1.1.5.2 Tình hình thổ nhưỡng
Bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người là 0,36 ha nhưng do đã giaocho Vườn Quốc gia Tam Đảo, Lâm trường Tam Đảo và các tổ chức khác trên địabàn nên thực tế diện tích sản xuất bình quân đầu người ở Tam Đảo khá thấp Đây làmột sức ép rất lớn trong phát triển kinh tế-xã hội vì phần lớn dân số và lao độngtrong huyện đang thu hút vào lĩnh vực nông nghiệp Mặt khác, độ màu mỡ của đấtđai thấp, khả năng đầu tư thâm canh trong sản xuất nông nghiệp bị hạn chế nên năng
Trang 21suất cây trồng chưa cao Vì vậy để mang lại hiệu quả cần phải chú ý vào loại câytrồng phù hợp để mang lại kinh tế.
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện khi thành lập là 23.589,90ha được phân bổcho các mục đích sử dụng như bảng 1.7
Bảng 1.7: Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất huyện Tam Đảo
Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)Tổng diện tích tự nhiên 23589,90 100,00
1.1.6 Tài nguyên khoáng sản
Huyện Tam Đảo là không có nhiều tài nguyên khoáng sản Tại xã Minh Quang
có nguồn tài nguyên quặng sắt và 2 mỏ đá nhưng trữ lượng không lớn, chỉ có thể pháttriển công nghiệp khai thác qui mô vừa và nhỏ Tam Đảo có đá xây dựng trữ lượnghàng tỷ m3 được phân bổ ở dãy núi Tam Ðảo; ngoài ra còn có than; ba rít; đồng; vàng
sa khoáng; thiếc ở Đạo Trù; sắt ở Đồng Bùa; cao lanh ở Yên Dương
1.1.7 Cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên nhân văn
1.1.7.1 Cảnh quan thiên nhiên
Tam Đảo có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, có thế mạnh trong phát triển pháttriển du lịch và xây dựng các khu nghỉ mát cuối tuần như: Vùng núi Tam Đảo quanhnăm có mây mù bao phủ tạo ra cảnh quan thiên nhiên nên thơ,trữ tình Cột phát sóngtruyền hình Tam Đảo ở độ cao trên 1200m là một công trình kiến trúc ở độ cao độcnhất vô nhị tại Việt Nam có thể phát triển thành khu tham quan du lịch và một số thácnước và mặt nước các công trình thuỷ lợi đẹp như thác Thác Bạc Ngoài ra, trong vùng
Trang 22còn có, các khu rừng tự nhiên, có vườn quốc gia Tam Đảo rất thuận lợi cho phát triển
du lịch sinh thái
1.1.7.2 Tài nguyên nhân văn
Khu di tích Tây Thiên đã được xếp hạng, hàng năm thu hút hàng chục vạnngười đến tham quan Nếu được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để hình thành Tour dulịch khép kín: Tây Thiên-Tam Đảo 2-Tam Đảo 1 sẽ là nguồn thu chính, là động lựcmạnh mẽ nhất để thúc đẩy phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyệntheo hướng nâng cao tỷ trọng du lịch, dịch vụ, thương mại và công nghiệp, giảm dần
tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế chung toàn huyện
1.2 Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội của khu vực
1.2.1 Tình hình dân sinh
1.2.1.1 Dân số
Dân số toàn huyện năm 2000 là 62790 người, năm 2004 là 67235 người Tốc độ giatăng dân số giai đoạn 2000-2004 là 1,72 %/năm Đây là tốc độ phát triển dân số khácao so với các địa phương khác trong tỉnh và trong vùng Đồng bằng sông Hồng
Trên địa bàn huyện có 2 dân tộc chiếm phần lớn dân số là dân tộc Kinh và dântộc Sán Dìu, các dân tộc khác (dân tộc Lào, dân tộc Mường, dân tộc Hoa) có ít Phântheo cơ cấu dân tộc: Dân tộc Kinh chiếm 57,78%, dân tộc Sán Dìu chiếm gần 42,07%,các dân tộc khác chỉ chiếm 0,14%
Dân số đang tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp Năm 2000 toàn huyện
có 13.214 hộ thì có tới 12.760 hộ nông nghiệp (96,56%), hộ phi nông nghiệp chỉ chiếm3,44% Năm 2004 toàn huyện có 14.384 hộ thì có 13.680 hộ nông nghiệp (chiếm95,11%), số hộ phi nông nghiệp có 704 hộ (chiếm 4,89%) Trong cơ cấu dân số năm
2000, dân số nông nghiệp chiếm 93,25%, dân số phi nông nghiệp chiếm 6,75%, đếnnăm 2004, dân số nông nghiệp chiếm 92,87% (giảm 0,38% so với năm 2000), dân sốphi nông nghiệp chiếm 7,13%
1.2.1.2 Lao động
Trang 23Trình độ lao động nhìn chung còn thấp, chưa đáp ứng được các yêu cầu pháttriển kinh tế, xã hội trong bối cảnh công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế thế giới.Tổng nguồn lao động của huyện năm 2001 có 40.255 người, trong đó có 30.573trong độ tuổi và 9.682 người ngoài độ tuổi có tham gia lao động Năm 2004 tổngnguồn lao động có 44.023 người, trong đó có 33.586 lao động trong độ tuổi và10.437 người ngoài tuổi có tham gia lao động Tốc độ gia tăng nguồn lao động là3,03%, cao hơn tốc độ gia tăng dân số.
Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2001 là 37.390 người,năm 2004 là 39.830 người Số lao động có nhu cầu việc làm nhưng thiếu việc làm năm
2001 là 2.685 người, năm 2004 là 4.193 người
Lao động chưa qua đào tạo tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp nên nông dânchủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm Mặc dù nông dân có truyền thống cần cù lao độngnhưng do trình độ lao động còn thấp nên việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹthuật và công nghệ vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thấp
1.2.2 Tình hình kinh tế
1.2.2.1 Tình hình nông nghiệp
Tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện năm 2004 có 4.314,57 ha,riêng thị trấn Tam Đảo có rất ít đất nông nghiệp do địa hình núi cao và dốc rất khókhăn cho việc cung cấp nước tưới Bình quân đất nông nghiệp tính trên đầu ngườihiện nay đạt 640m2, thấp hơn nhiều so với các huyện miền núi khác trong tỉnh và cáctỉnh trong vùng Miền núi, Trung du phía Bắc
Trong đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm có 3.287.33 ha, chủ yếu là đấttrồng lúa Đất nương rẫy và đất trồng cây hàng năm khác chiếm phần nhỏ hơn Mặtnước nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện chỉ có 49,8 ha Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệpcho thấy nền nông nghiệp của huyện Tam Đảo hiện nay vẫn còn nặng về sản xuất tựcung tự cấp, sản xuất hàng hoá chưa phát triển mạnh
Tình hình phát triển sản xuất ngành trồng trọt:
Tập đoàn cây trồng của huyện hiện nay tương đối phong phú, đa dạng nhưng
Trang 24quyết nhu cầu lương thực tại chỗ Cây ngô, khoai lang và sắn phát triển để phục vụchăn nuôi là chủ yếu, diện tích gieo trồng ngô năm 2000 là 1268,76 ha, năm 2003 là1361,12 ha Khoai lang chủ yếu được trồng vào vụ đông với diện tích 619,5 ha năm
2000 và 568,13 ha vào năm 2003 Diện tích trồng sắn ít biến động, hàng năm toànhuyện có khoảng 320-370 ha Gần đây, một số hộ nông dân đã phát triển trồng khoai
sọ đạt giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần trồng lúa, ngô nhưng do thị trường tiêu thụkhông ổn định nên diện tích trồng loại sản phẩm này còn nhỏ và chưa mở rộng rađược
Nhóm cây rau, đậu thực phẩm chủ yếu sản xuất để phục vụ tiêu dùng giađình, sản xuất hàng hoá chưa phát triển, diện tích gieo trồng năm 2000 có 342 ha,năm 2003 cũng chỉ đạt 371 ha Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày trong huyện chủyếu là lạc, đậu tương và mía, trong đó đậu tương chiếm tỷ trọng diện tích cao nhất.Nhóm cây ăn quả tương đối phong phú nhưng sản phẩm chủ lực của huyện là vải vànhãn và dứa Trong tổng diện tích cây ăn quả năm 2000 là 468 ha có tới 265,5 havải, 155,3 ha dứa Nhìn chung, sản phẩm cây ăn quả những năm gần đây giá rẻ nênhiệu quả kinh tế chưa cao
Đặc biệt các loại cây trồng tuy đã được thay thế các giống cũ bằng các giốngmới có năng suất cao hơn nhưng năng suất cây trồng ở Tam Đảo cũng chỉ thuộc loạitrung bình Năng suất lúa đạt bình quân 39-42 tạ/ha/vụ Năng suất rau, đậu tương, lạc
và các loại cây ăn quả năng suất còn thấp
Về kỹ thuật sản xuất: Trình độ kỹ thuật của người lao động trong nông nghiệpcòn thấp đã hạn chế đáng kể đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo phươngthức thâm canh và nhanh chóng ứng dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật và công nghệvào sản xuất Mặc dù những năm gần đây, nhiều tiến bộ khoa học-kỹ thuật đượcchuyển giao vào sản xuất nhưng do khó khăn nhiều mặt (đặc biệt là vốn đầu tư) nênhiệu quả chuyển giao tiến bộ kỹ thuật còn thấp, mới chỉ nổi rõ ở tiến bộ kỹ thuậtgiống
1.2.2.2 Tình hình chăn nuôi thủy sản
Trang 25Tập đoàn vật nuôi của Tam Đảo cũng khá phong phú bao gồm đại gia súc, tiểugia súc, gia cầm nuôi cá nước ngọt Trong cơ cấu kinh tế ngành chăn nuôi, gia súcchiếm chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đến là chăn nuôi gia cầm
Tại địa bàn huyện Tam Đảo có những thuận lợi nhất định trong phát triển chănnuôi do gần thị trường tiêu thụ (thị xã Vĩnh Yên, Thị trấn Tam Đảo, thị trường HàNội ) và gần các trung tâm khoa học kỹ thuật và dịch vụ thức ăn chăn nuôi như: Trại
gà giống Tam Đảo, các nhà máy chế biến thức ăn gia súc
Về quy mô: Đàn trâu có xu hướng giảm do sức kéo trong nông nghiệp đã đượcthay thế dần bằng cơ giới Năm 2000, tổng đàn trâu toàn huyện có 5450 con, đến năm
2004 giảm xuống còn 5.199 con, bình quân mỗi năm giảm 1,17%
Đàn bò tăng 0,8%/năm, từ 10.106 con năm 2000 lên 10.460 con vào năm 2004.Giống bò đưa vào chăn nuôi đang được cải tạo dần theo hướng sinh hoá để mang lạihiệu quả về kinh tế cao và phục vụ cho ngành sản xuất thương phẩm
Đàn lợn tăng khá nhanh Năm 2000, tổng đàn lợn có 29,27 ngàn con, đến năm
2004 tăng lên 32,93 ngàn con, bình quân tăng 2,99%/năm Hiện nay hầu hết các hộ nôngdân đều nuôi lợn lai kinh tế và đang từng bước phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc vàsiêu nạc để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường
Đàn gia cầm tăng mạnh, tổng đàn gia cầm năm 2000 là 283,74 ngàn con, năm
2004 tăng lên 352 ngàn con tăng trưởng 5,54%/năm Cơ cấu giống gia cầm cũngđang có những sự điều chỉnh cho phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường Đàn gàcông nghiệp có xu hướng giảm, thay thế vào đó là các giống gà có chất lượng thịtcao nuôi bán thâm canh hoặc nuôi thả vườn như các giống gà Trung Quốc, gà ta.Ngược lại, các giống vịt lai, ngan lai và ngan Pháp có xu hướng tăng lên
Tam Đảo còn có thể phát triển nuôi ong lấy mật do có nhiều rừng và nhiều cây
ăn quả Tuy nhiên chăn nuôi ong còn diễn biến thất thường và phụ thuộc vào thời tiết.Năm 2000 toàn huyện có 547 đàn ong, năm 2001 phát triển lên 1.764 đàn nhưng đếnnăm 2004 lại giảm xuống còn 841 đàn
Do hạn chế về điều kiện mặt nước nên nuôi cá nước ngọt phát triển chậm Mặt
Trang 26hoặc chuyển đổi sang chuyên nuôi cá thâm canh còn diễn ra châm chạp do nhiều khókhăn như: Đất đai manh mún, nông dân vẫn còn năng tâm lý tự cung tự cấp lương thựchoặc thiếu vốn đầu tư tạo điều kiện cho công tác sản xuất
Về năng suất và kỹ thuật: Nhìn chung năng suất chăn nuôi ở các hộ gia đìnhcòn thấp Gần đây đã xuất hiện một số trang trại, gia trại chăn nuôi lợn, chăn nuôi gà
đã mang lại hiệu quả khá cao Tuy nhiên các mô hình chăn nuôi trang trại gia trạichưa được nhân rộng Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi chưa có Về kỹ thuậtsản xuất: Phương thức chăn nuôi còn mang tính tận dụng là chính Một số hộ đã ápdụng phương thức chăn nuôi bán thâm canh và thâm canh Đặc biệt, những năm gầnđây nhu cầu về thịt trâu, thịt bò tăng mạnh nên đã có nhiều hộ phát triển trồng cỏ voi
để chăn nuôi trâu, bò thịt cung cấp cho thị trường Đây là một hướng đi mới có hiệuquả
1.2.2.3 Tình hình phát triển sản xuất ngành lâm nghiệp
Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng toàn huyện năm 2004 là 12.581,56 ha.Diện tích rừng tự nhiên có 7.176,7 ha bao gồm: Rừng sản xuất 22,9 ha; Rừng phòng
hộ 145,87 ha; Rừng đặc dụng 7.007,7 ha Diện tích rừng trồng có 5.402,68 ha, trong
đó có 2.493,96 ha rừng sản xuất 903,1 ha rừng phòng hộ và 2005,62 ha rừng đặc dụng.Đất ươm cây giống có 2,41 ha Phần lớn đất rừng trong huyện do 2 đơn vị quản lý làVườn Quốc gia Tam Đảo và Lâm trường Tam Đảo Trong tổng số 9 xã của huyện thì
có 7 xã nằm trong vùng đệm của vườn quốc gia Tam Đảo
Kể từ khi Vườn quốc gia Tam Đảo được thành lập thì tài nguyên rừng đã vàđang từng bước được phục hồi phát triển, Qua các cuộc hội thảo tại các xã đã rút ra kếtluận: Tài nguyên rừng đang từng bước được phục hồi và làm giàu thêm, nguồn sinhthuỷ cho các công trình thuỷ lợi đang từng bước được cải thiện rõ rệt
Công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng được tăng cường đã làm cho vốn rừng đượcphục hồi nhanh chóng Đến nay, đã số nhân dân đã nhận thức được hậu quả của việc khaithác rừng bừa bãi nên tình trạng phá rừng làm nương rẫy hoặc khai thác rừng bừa bãi đãgiảm hẳn Nói chung, Tam Đảo có tiềm năng phát triển kinh tế rừng, nhất là các tiềmnăng phát triển sản xuất lâm sản ngoài gỗ nhưng cho đến nay các tiềm năng này vẫnchưa được khai thác tốt
Trang 271.2.2.4 Thực trạng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Có thể nói công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở Tam Đảo còn hết sức nhỏ bé
Từ năm 2004 công nghiệp khai thác đá ở Minh Quang đã đi vào hoạt động sản xuất vàmang lại sự tăng trưởng không hề nhỏ cho Tam Đảo
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở Tam Đảo phát triển chậm do nguồn tàinguyên không nhiều, mặt khác, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp kém phát triển,một số nghề truyền thống đã bị mai một chưa khôi phục được.Sản phẩm chủ yếu củangành công nghiệp trong huyện còn đơn điệu, Các sản phẩm chính bao gồm: Gạchxây dựng, đá, cát xây dựng, cửa hoa cửa sắt, đồ gỗ gia dụng, đậu phụ, rượu, búnbánh và các sản phẩm nghề mây tre phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt (thúng, rổrá ).Các sản phẩm ngành chủ yếu được tiêu thụ tại chỗ song vẫn chưa đáp ứng đượcnhu cầu
Đặc biệt nhu cầu về vật liệu xây dựng (đá, cát, gạch) là rất lớn và sẽ còn lớnhơn rất nhiều trong giai đoạn tới song ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựngvẫn chưa mở mang được
Công nghiệp chế biến nông sản chưa phát triển nên chưa tạo được thị trườngtiêu thụ ổn định nông sản nguyên liệu tại địa bàn, đặc biệt là các sản phẩm cây ăn quả
Nghiên cứu kết quả phát triển ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp củahuyện trong những năm qua cho phép rút ra một số nhận xét sau đây:
Tam Đảo không có nhiều lợi thế trong phát triển công nghiệp-TTCN do nguồntài nguyên khoáng sản không nhiều Nhìn chung, công nghiệp-TTCN ở Tam Đảo làcác ngành công nghiệp có qui mô nhỏ, phân tán, công nghệ sản xuất đơn giản, chủ yếu
là thủ công nên năng suất lao động và chất lượng sản phẩm còn thấp
Công nghiệp chế biến nông-lâm sản kém phát triển nên chưa thu hút đượcnông, lâm sản nguyên liệu tại địa bàn huyện Công nghiệp vật liệu xây dựng cótiềm năng lớn về thị trường nhưng ngành này còn phát triển chậm, chưa đáp ứngđược nhu cầu Tiềm năng phát triển công nghiệp phục vụ du lịch như công nghiệpchế biến nông sản (chế biến hoa, quả, chế biến quà bánh ) và các nghề thủ công
Trang 28mỹ nghệ (hàng lưu niệm, sản phẩm thủ công mỹ nghệ ) còn rất lớn nhưng chưakhai thác tốt được lợi thế này.
1.2.2.5 Thực trạng phát triển thương mại - dịch vụ và du lịch
Thương mại, dịch vụ và du lịch chiếm tỷ trọng cao thứ hai, sau nông nghiệptrong cơ cấu kinh tế chung toàn huyện và đang có chiều hướng phát triển tốt trongnhững năm gần đây Các hoạt động thương mại trong huyện còn nhỏ bé, chủ yếu docác cá nhân thực hiện và mới chỉ tập trung vào các hoạt động như: Bán hàng ăn uống,quà bánh, hàng nước và buôn bán vật tư phục vụ sản xuất và đời sống
Cơ sở hạ tầng thương mại còn thấp kém và thiếu thốn Hiện tại ở 9 xã, thị trấnmới có 5 chợ nhưng mới có chợ Đạo Trù được quy hoạch xây dựng và đã quá tải, cácchợ khác hầu hết là chợ tạm Ngay tại thị trấn Tam Đảo là nơi thu hút khá nhiềukhách du lịch hàng năm cũng chưa có chợ, chỉ có một số hàng quán bá hàng tạpphẩm và một số nhà hàng phục vụ ăn uống
Tam Đảo có khá nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hoá, tínngưỡng có thể khai thác để phát triển kinh tế du lịch như:
Danh thắng di tích Tây Thiên Thánh Mẫu nằm trên địa phận xã Đại Đình Thị trấn Tam Đảo nằm ở độ cao trên 900 m so với mặt nước biển, có khi hậumát mẻ trong lành, từ thời Pháp thuộc đã được xây dựng thành khu nghỉ mát của bọnthống trị, ngày nay tiếp tục được Nhà nước đầu tư phát triển thành khu du lịch và nghỉdưỡng cho người lao động và khách du lịch
Thị trấn Tam Đảo còn có nhiều di tích văn hoá lịch sử và thắng cảnh như ThácBạc, Nhà thờ Thiên chúa, Chùa bà Chúa Ngàn, có Đài tiếp sóng truyền hình cao nhất
cả nước (1200 m) đặt trên đỉnh núi Tam Đảo
Các địa phương khác trong huyện Tam Đảo cũng có những địa danh và di tích
có giá trị lịch sử, những cảnh quan nếu có tác động đầu tư cải tạo của con người thì
sẽ rất đẹp, rất kỳ thú như: Thác Thập Thình trên suối Bản Long trước đây nước chảyquanh năm, tung bọt trắng xoá quanh thác Bên cạnh các khu di tích, các danh lamthắng cảnh, Tam Đảo còn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch và dịch vụ như có vịtrí ở gần trung điểm gặp nhau của các Tour du lịch phía Bắc
Trang 29Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, công tác quản lý hoạt động kinh doanh
du lịch ngày càng được tăng cường Kinh tế xã hội trong nước ngày càng phát triển,quan hệ quốc tế mở rộng đã thúc đẩy hoạt động du lịch của cả khách trong nước vàquốc tế Huyện Tam Đảo có quyết định chính thức được thành lập từ năm 2004 Phương
hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện được xác định là: "Du lịch, dịch vụ và thương
mại"
Nhưng bên cạnh đó các hoạt động dịch vụ phát triển chậm Cơ cấu giá trị sảnxuất ngành dịch vụ nặng về các hoạt động dịch vụ công cộng (y tế, văn hoá, giáo dục,quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng) và dịch vụ vận tải Các hoạt động dịch vụsản xuất như dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ cònnhỏ bé
Khách du lịch hiện nay đang được thu hút vào 2 địa điểm chính là khu nghỉ mátTam Đảo và khu di tích Tây Thiên Hoạt động du lịch ở khu nghỉ mát Tam Đảo chủyếu là hoạt động nghỉ mát cuối tuần và còn mang tính thời vụ (chủ yếu tập trung vàomùa hè) Hoạt động du lịch ở khu di tích Tây Thiên là hoạt động du lịch tâm linh, thuhút khách thập phương quanh năm nhưng tập trung nhiều hơn vào mùa hè Đối tượngthu hút chủ yếu là học sinh, sinh viên Theo số liệu báo cáo của UBND xã Đại Đình;hàng năm lượng khách thu hút vào khu du lịch Tây Thiên vào khoảng 135 nghìnngười Tuy nhiên, do cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch còn thiếu thốn nênchưa khai thác được những tiềm năng hết sức to lớn của cụm di tích này
1.2.3 Hiện trạng y tế văn hóa giáo dục
tế xã, thị trấn còn lại vẫn sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất được đầu tư từ khi còn thuộc các
Trang 30Về cán bộ: Hiện mới có 3 trạm y tế xã, thị trấn có bác sỹ và 4 cán bộ đang đihọc đại học, mỗi trạm thiếu từ 2 đến 3 cán bộ y tế Đội ngũ cán bộ y tế tay nghề caocòn thiếu, bình quân mới đạt 0,14 bác sỹ/1000 dân.
Nhìn chung do mới thành lập nên hệ thống y tế của Tam Đảo còn rất thiếu thốn
cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như lực lượng cán bộ Tuy nhiên, lãnh đạohuyện cũng như toàn thể các cán bộ, y, bác sỹ của ngành đã có nhiều cố gắng trongbảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân đồng thời tiếp tục làm tốt công tác y tế cộngđồng Trong thời gian tới cần tập trung đầu tư chiều sâu, giúp cho ngành y tế tiếp tụclàm tốt công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân địa phương, đồng thời phục vụ quátrình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện
1.2.3.2 Văn hoá
Hệ thống những thiết chế văn hoá bao gồm những thiết chế văn hoá vật thể vàphi vật thể của huyện rất đa dạng, phong phú, trong thời gian qua bước đầu đã đượcđầu tư trùng tu, tôn tạo, bảo tồn, một mặt nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoádân tộc, đồng thời chuẩn bị cho quá trình phát triển ngành kinh tế mũi nhọn du lịch
Hiện nay trên địa bàn các xã Minh Quang, Hợp Châu, Đại Đình, Bồ Lý, YênDương, Đạo Trù còn lưu giữ được làn điệu dân ca Soọng Cô truyền thống của dân tộcSán Dìu
Được sự quan tâm của lãnh đạo huyện uỷ, UBND huyện lâm thời, các hoạtđộng văn nghệ, thể dục thể thao trên địa bàn diễn ra khá sôi nổi, riêng hoạt động vănnghệ quần chúng đứng đầu tỉnh Vĩnh Phúc
Trên địa bàn huyện có lễ hội Tây Thiên thuộc loại lễ hội lớn của miền Bắc,hàng năm thu hút hàng trăm ngàn lượt khách tham dự
1.2.3.3 Giáo dục đào tạo
Hệ thống giáo dục đào tạo của Tam Đảo được hình thành trên cơ sở 32 đơn vịtrường học thuộc 8 xã và 1 thị trấn (trước đây thuộc các huyện Tam Dương, BìnhXuyên, Lập Thạch và thị xã Vĩnh Yên) Mạng lưới trường học của huyện phân bốtương đối hợp lý ở các xã theo quy mô dân số
Trang 31Bậc học mầm non: Gồm 10 trường, riêng Đạo Trù và Yên Dương mỗi xã có 2trường, còn lại mỗi xã có 1 trường, (thị trấn Tam Đảo không có do quy mô dân số quánhỏ).
Bậc tiểu học: Toàn huyện có 12 trường tiểu học, 7.762 học sinh (năm học 2005), bình quân 11,8 học sinh tiểu học/100 dân Trong những năm qua, các xã tronghuyện đã duy trì khá tốt kết quả phổ cập tiểu học và xóa mù chữ Hàng năm huy độngtrẻ trong độ tuổi vào lớp 1 đạt trên 99%, tỷ lệ học sinh bỏ học còn dưới 0,1% Hiệnnay huyện đã có 01 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, có 2 lớp bán trú học 2buổi/ngày
2004-Bậc Trung học cơ sở: Hiện nay huyện có 9 trường với 167 lớp và 6195 học sinhtrung học cơ sở Trong những năm vừa qua, các trường trên địa bàn huyện đã huyđộng được trên 97% số học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6, đã có 8 trên 9 xã, thịtrấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh bỏ học dưới 0,3%
Bậc học phổ thông trung học: Trên địa bàn huyện có 1 trường PTTH (tại xãTam Quan) với 28 lớp, 1337 học sinh trong đó học sinh ngoài công lập chiếm 26%.Hàng năm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào PTTH đạt gần 70%, tỷ lệ họcsinh bỏ học gần như không có Ngoài học tại trường Tam Quan, rất nhiều học sinhPTTH của huyện theo học tại các trường đóng trên địa bàn huyện khác và thị xã VĩnhYên
Loại hình giáo dục không chính quy: Hiện nay huyện chưa có Trung tâm giáodục thường xuyên nhưng hiện có hàng trăm học viên đang theo học các lớp Bổ túc vănhoá ở các huyện, thị lân cận Đối với ngành giáo dục-đào tạo hiện có rất nhiều cán bộ,giáo viên đang theo học tại chức tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Vĩnh Phúc
Chất lượng đội ngũ giáo viên: Ngay khi huyện được thành lập Phòng giáo đào tạo đã tham mưu đắc lực cho UBND huyện các giải pháp nhằm giải quyết dứt điểmtình trạng thiếu giáo viên của những năm trước, cân đối về cơ cấu tuyển dụng Tổng sốcán bộ quản lý giáo viên trong toàn huyện có 739 người trong đó: Giáo viên tiểu học có
dục-359 người, giáo viên bậc trung học cơ sở có 333 người, giáo viên bậc phổ thông Trunghọc có 47 người, Riêng đối với bậc học mầm non hiện mới có 10 hiệu trưởng của 10
Trang 32trường được hưởng chế độ viên chức tất cả đều đạt chuẩn, còn lại số giáo viên do xã trảphụ cấp.
Chất lượng giáo dục đạo đức: Nhìn chung học sinh ở các bậc học đều ngoan,chăm chỉ, kỷ cương trong nhà trường ngày càng được tăng cường, không có hiện tượngnhiễm tệ nạn xã hội Năm học 2002–2003 có trên 98% số học sinh đạt hạnh kiểm tốt vàkhá
Chất lượng giáo dục văn hoá: Bước đầu đã đạt được những kết quả rõ rệt vềchất lượng giáo dục văn hoá ở các bậc học Các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thaotrong các trường học cũng được triển khai rộng khắp đã tạo ra khí thế thi đua sôi nổi,góp phần lành mạnh hóa học đường, nâng cao chất lượng dạy và học
1.2.4 Hiện trạng cơ sở hạ tầng
1.2.4.1 Giao thông
Đến này tổng chiều dài hệ thống giao thông trong huyện (không kể hệ thốngđường liên thôn và đường làng, ngõ xóm) là 151,45km trong đó: Quốc lộ có 16,4 km,tỉnh lộ 20,75 km, còn lại là đường liên huyện và liên xã, Trong tổng số trên đây, đã rảinhựa và đổ bê tông được 42,65 km
Quốc lộ 2B nối liền thị xã Vĩnh Yên với khu nghỉ mát Tam Đảo đã được rảinhựa nhưng mặt đường còn hẹp, cần được cải tạo, nâng cấp để khai thác tiềm năng dulịch của vùng Tam Đảo núi Các tuyến tỉnh lộ 314 và 310 góp phần tạo ra mạng lướigiao thông liên hoàn nhưng chất lượng mặt đường và nền đường còn thấp, chưa đượcrải nhựa nên đi lại còn khó khăn Các tuyến đương liên xã hầu hết chưa được rải nhựahoặc đổ bê tông nên vào mùa mưa đường lầy lội, đi lại không thuận tiện Đến nay, tỷ
lệ đường đi lại tương đối thuận tiện cả 2 mùa mới đạt gần 80%
Nhìn chung, hệ thống giao thông của huyện cần phải đầu tư mở rộng và nâng cấpmặt đường thì mới đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạntới
1.2.4.2 Thuỷ lợi
Trang 33Hệ thống thuỷ lợi những năm gần đây đã được nhà nước quan tâm đầu hơnsong vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất nông nghiệp Toàn huyện có 29
hồ chứa nước lớn nhỏ, trong đó có các hồ lớn như hồ Vĩnh Thành, hồ Vĩnh Thành, hồBản Long, hồ Làng Hà Việc đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi đã có tác dụngrất lớn đối với sản xuất nông nghiệp Có những địa phương do nguồn nước tưới thuậnlợi, nông dân có thể sản xuất 3 vụ lúa/năm
Do đặc điểm địa hình nên các hồ lớn đều có khả năng tưới tự chảy nhưng hệthống kênh mương còn rất thiếu nên chưa khai thác tốt được năng lực phục vụ của các
hồ chứa nước Một số nơi vẫn còn rất thiếu nước tưới như một số cánh đồng ở xã ĐạiĐình, xã Bồ Lý, xã Yên Dương
Toàn huyện có 38 đập nước nhưng một số đập đã xuống cấp nên tác dụng phục
vụ sản xuất bị hạn chế Hệ thống kênh mương đến năm 2004 có 22,5 km kênh cấp 71
km kênh cấp 2 và 252,7 km kênh cấp 3 Kênh mương đã được kiên cố hoá mới có19,84 km (tăng 17,35km) so với năm 2000 Do hệ thống kênh mương còn thiếu nênđến nay tỷ lệ diện tích được tưới chủ động mới đạt 55,56%, tỷ lệ diện tích tiêu chủđộng mới đạt 60,33% Một số xã như Đại Đình, Yên Dương, Bồ Lý còn tương đối khókhăn về nước tưới nên năng suất cây trồng bị hạn chế đáng kể
1.2.4.3 Hệ thống cung cấp điện
Đến năm 2004 toàn huyện có 66,7 km đường dây cao thế, 86,5 km đường dây hạthế, 21 trạm biến áp với tổng dung lượng 3.950 KVA Mặc dù tỷ lệ số hộ được dùng điệnlưới hiện nay là 91,2% song hệ thống cung ứng điện hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu
do các trạm biến áp còn thiếu và đường dây tải điện đã bị xuống cấp, cần được tu bổ lại
Trang 34như các xã Đạo Trù, Bồ Lý, Yên Dương Cơ sở vật chất của các trường học hiện naycòn rất nghèo, chưa đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học Đặc biệt là hệ thống trường mẫugiáo mầm non còn tạm bợ, chất lượng đội ngũ giáo viên mẫu giáo chưa cao.
Loại hình giáo dục không chính quy: Hiện nay huyện chưa có Trung tâm giáodục thường xuyên nhưng hiện có hàng trăm học viên đang theo học các lớp Bổ túc vănhoá ở các huyện, thị lân cận Đối với ngành giáo dục-đào tạo hiện có rất nhiều cán bộ,giáo viên đang theo học tại chức tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Vĩnh Phúc
1.2.4.5 Công trình y tế
Hệ thống trạm y tế tuyến xã cơ bản được xây mới với tổng số phòng bệnh là 30phòng và 52 giường bệnh Tổng số cán bộ y tế tuyến xã có 44 người, trong đó 3 xã đã
có bác sỹ, 4 cán bộ đang đi học đại học Hiện tại, mỗi trạm thiếu từ 2 đến 3 cán bộ y tế
Sau khi huyện Tam Đảo được thành lập, hệ thống y tế của huyện đã nhanhchóng được hình thành bao gồm: Trung tâm y tế huyện với 20 giường bệnh và hệthống y tế tuyến xã có 9 trạm y tế xã, thị trấn
Về cơ sở vật chất, Trung tâm y tế huyện chưa có gì đáng kể, hiện đang sử dụngđịa điểm của Trạm y tế xã Hợp Châu Các trạm y tế xã, thị trấn còn lại vẫn sử dụngtoàn bộ cơ sở vật chất được đầu tư từ khi còn thuộc các huyện, thị xã khác
Nhìn chung do mới thành lập nên hệ thống y tế của Tam Đảo còn rất thiếu thốn
cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như lực lượng cán bộ chuyên môn Tuy nhiên,lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ, y bác sỹ của ngành đã có nhiều cố gắng trong bảo
vệ, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân đồng thời tiếp tục làm tốt công tác y tế cộngđồng Trong thời gian tới cần tập trung đầu tư chiều sâu, giúp cho ngành y tế tiếp tụclàm tốt công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân địa phương, đồng thời phục vụ quátrình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện
1.2.4.6 Hệ thống cấp, thoát nước
Trong huyện chưa có hệ thống nước máy cấp cho sinh hoạt Hiện tại có khoảng93% dân số sử dụng giếng đào làm nguồn cấp nước cho sinh hoạt Về hệ thống cấpnước cho sản xuất: Hiện nay các công trình thuỷ lợi chủ yếu cấp nước cho sản xuất
Trang 35nông nghiệp vì công nghiệp chưa có gì đáng kể Một số cơ sở công nghiệp hiện có sửdụng nguồn nước cho sản xuất bằng nguồn nước tự cấp.
Hệ thống thoát nước chưa có gì đáng kể, chủ yếu tiêu nước tự chảy ra sông,chưa có các công trình xử lý nước thải trước khi tiêu ra sông Trong giai đoạn tới, với
sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ thì vấn đề xử lý nước thải cần phải quan tâmhơn để đảm bảo vệ sinh nguồn nước
1.2.4.7 Bưu chính viễn thông
Bưu điện huyện chưa được xây dựng mới do huyện mới được thành lập, Tại các
xã đều có điểm bưu điện văn hoá xã đã phần nào khắc phục khó khăn cho nhân dân vềthông tin liên lạc.Theo số liệu thống kê của các xã, năm 2000 toàn huyện mới có 276máy điện thoại thì đến năm 2004 đã có 939 máy bình quân 1,4 máy/100 dân Nếu tính
cả các máy điện thoại ở các công sở thì bình quân đạt khoảng 2 máy/100 dân, thấp hơnrất nhiều so với bình quân cả nước (10 máy/100 dân)
1.2.4.8 Các công trình thể thao
Ở các các xã có 10 sân vận động, góp phần cho việc phát triển các loại hình thểdục, thể thao trong nhân dân Tuy nhiên cho đến nay chưa có sân vận động nào đượcquy hoạch xây dựng một cách bài bản, hầu hết cũng chỉ thuộc dạng một bãi trống đểchơi thể thao.Gần đây trong huyện đã có doanh nghiệp đầu tư xây dựng một sân Golfvới kỳ vọng khai thác tiềm năng du lịch trong giai đoạn tới
1.2.4.9 Các công trình phục vụ quản lý xã hội
Khi chưa thành lập huyện thì tất cả 9 xã đều đã có trụ sở xã phục vụ cho công tácquản lý xã hội Do mới thành lập nên trụ sở làm việc của các cơ quan huyện chưa có,hiện đang tạm sử dụng trụ sở UBND xã Hợp Châu nên xã Hợp Châu lại chưa có trụ sởxã
Trong tổng số 9 trụ sở làm việc của cấp xã đã có 5 công trình được xây dựngkiên cố còn lại là nhà tạm, không đáp ứng được nhu cầu phòng làm việc của Đảng uỷ,Chính quyền và các ban ngành chức năng trong xã Các thị trấn huyện lỵ đến nay mớiđang trong giai đoạn quy hoạch nên điều kiện làm việc của các đơn vị thuộc Huyện uỷcũng như thuộc UBND huyện còn rất chật hẹp, thiếu thốn nhiều thứ
Trang 36Tóm lại: Cơ sở vật chất-kỹ thuật và kết cấu hạ tầng chủ yếu ở Tam Đảo hiệnnay còn rất nghèo nàn làm hạn chế đáng kể đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội.Trong giai đoạn tới cần đầu tư mạnh mẽ hơn để hệ thống cơ sở hạ tầng mới có thể đápứng được những yêu cầu phát triển mới trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoánông nghiệp, nông thôn.
1.2.5 Hiện trạng thủy lợi
1.2.5.1 Hiện trạng
Trong hệ thống thủy lợi Tam Đảo không có sông suối lớn, nguồn sinh thủy lớncủa vùng đa số là từ các con suối tập chung nước từ sườn núi và tập chung ở các thunglũng, trong đó có khu vực suối Xạ Hương có nguồn nước dồi dào và thung lũng thuậnlợi làm công trình trữ nước, với một suối chính và 3 suối nhánh tập chung dòng chảy
có chiều dài tổng cộng lên tới 27km, thuận lợi làm công trình trữ nước phục vụ vùnglớn của huyện cho nhu cầu tưới và sinh hoạt của nhân dân
Hệ thống thủy lợi Tam Đảo do công ty TNHH một thành viên thuỷ lợi Tam Đảoquản lý, diện tích thiết kế tưới vào khoảng 6939 ha
Đến nay diện tích được tưới mỗi năm đạt 6984 ha Trong đó tưới bằng hồ đập
là 5680 ha , tưới bằng động lực là 1304 ha
Với ngành nông nghiệp : Trong năm thời gian bị hạn và thiếu nước đối với sảnxuất nông nghịêp thường tập trung vào các giai đoạn của vụ chiêm xuân và vụ mùa.Với diện tích bị hạn vào khoảng 1500ha
Với các ngành công nghiệp : Hệ thống thủy lợi cung cấp nước phục vụ chủ yếunhà máy Z195 và sân golf trong huyện với tổng lượng từ 505862 m3 (năm 2007) đến
648076 m3 (năm 2008)
1.2.5.2 Hiện trạng nguồn nước và các công trình đầu mối
Hiện trạng nguồn nước và đánh giá:
Nguồn cung cấp nước cho hệ thống chủ yếu lấy từ hồ Xạ Hương, hồ VĩnhThành, hồ Làng Hà, hồ Thanh Lanh, hồ Bàn Long, hồ Thanh Lanh
Trang 37Nguồn nước đảm bảo cung cấp đầy đủ cho nhu cầu tưới và các ngành khác do
có khả năng điều tiết nước, song cần hoàn thiện hệ thống từ công trình đầu mối cho tớimặt ruộng, hoàn thiện khâu quản lý để đạt hiệu quả phục vụ tốt hơn
Hiện trạng công trình đầu mối và đánh giá
Xạ Hương còn có nhiệm vụ giảm lũ cho vùng đồng bằng Vĩnh Yên Công trình đầumối bao gồm 1 đập chính ngăn suối Xạ Hương, 1 tràn xả lũ, 1 cống ngầm lấy nước
và khu quản lý Chế độ điều tiết: nhiều năm Tổ chức phòng ban quản lý là trạm khaithác công trình thủy lợi Xạ Hương
Hồ Vĩnh Thành: Có nhiệm vụ cấp nước tưới cho 600ha đất canh tác ở các xãĐạo Trù, Yên Dương thuộc huyện Tam Đảo Đầu mối hồ chứa gồm: 1 đập chính, hệthống kênh, cống lấy nước, cầu máng và khu quản lý Chế độ điều tiết nhiều năm Tổchức phòng ban quản lý là trạm khai thác công trình thủy lợi Vĩnh Thành
Hồ Thanh Lanh: Có nhiệm vụ cấp nước tưới cho 1200ha đất canh tác ở các xãTrung Mỹ, Bá Hiến, Thiện Kế thuộc huyện Bình Xuyên Đầu mối hồ chưa gồm: 1đập chính , hệ thống kênh, cống lấy nước, cầu máng và khu quản lý Chế độ điều tiếtnhiều năm Tổ chức phòng ban quản lý: trạm KT.CT.TL là trạm khai thác công trìnhthủy lợi Thanh Lanh
Hồ Làng Hà: Có nhiệm vụ cấp nước tưới cho 400ha đất canh tác ở các xã HồSơn,Tam Quan, Hoàng Hoa, Hướng Đạo thuộc huyện Tam Đảo Đầu mối hồ chứa baogồm: 1 đập chính, hệ thống kênh, cống lấy nước, cầu máng và khu quản lý Chế độ điềutiết theo từng năm Tổ chức phòng ban quản lý là trạm khai thác công trình thủy lợi LàngHà
Trang 38Hồ Gia Khẩu: Có nhiệm vụ cấp nước tưới cho 280ha đất canh tác ở các xãTrung Mỹ, Thiện Kế, Gia Khánh thuộc huyện Tam Đảo Đầu mối hồ chứa bao gồm: 1đập chính, hệ thống kênh, cống lấy nước, cầu máng và khu quản lý Chế độ điều tiếttheo từng năm Tổ chức phòng ban quản lý là trạm khai thác công trình thủy lợi GiaKhẩu.
Hồ Đồng Bùa: Có nhiệm vụ cấp nước tưới cho 150ha đất canh tác ở các xã TamQuan thuộc huyện Tam Đảo Đầu mối hồ chưa gồm: 1 đập chính, hệ thống kênh, cốnglấy nước, cầu máng và khu quản lý Chế độ điều tiết theo năm Tổ chức phòng banquản lý là trạm khai thác công trình thủy lợi Làng Hà
Bảng 1.8: Hiện trạng công trình tưới hệ thống Tam Đảo
Quy mô hiện tại F Hiện trạng (ha)
Số máy, dungtích (103m3)
Công suất(m3/h) Thiết kế
Thựctế
Trang 39b Hệ thống kênh và công trình trên kênh
Hệ thống kênh bao gồm 5 hệ thống kênh chính: Trạm Xạ Hương, trạm Làng Hà( hệ thống hồ Làng Hà, hệ thống đập Đồng Bùa- hồ Đồng Nhập, hệ thống trạm bơmHoàng Hoa), trạm Vĩnh Thành, trạm Thanh Lanh, trạm Gia Khẩu Hệ thống kênhmương gồm kênh chính,46 kênh nhánh cấp 1, 11 kênh nhánh cấp 2 và các kênhmương chân rết Cụ thể như sau:
Trạm Xạ Hương: Tổng chiều dài là 42819m Trong đó đã kiên cố 40781m vàcòn lại là 2038 kênh đất Công trình trên kênh bao gồm 436 công trình: cống qua đê,cống tới, BN, cống điều tiết, các loại khác
Trạm Làng Hà: Tổng chiều dài là 33662m Trong đó đã kiên cố 21548m và cònlại là 12114 kênh đất Công trình trên kênh bao gồm 232 công trình gồm: cống qua đê,cống tới, BN, cống điều tiết, các loại khác
Trạm Vĩnh Thành: Tổng chiều dài là 25030m Trong đó đã kiên cố 11692m vàcòn lại là 13338 kênh đất Công trình trên kênh bao gồm 172 công trình: cống qua đê,cống tới, BN, cống điều tiết, các loại khác
Trạm Thanh Lanh: Tổng chiều dài là 26458m Trong đó đã kiên cố 18083m vàcòn lại là 8375 kênh đất Công trình trên kênh bao gồm 144 công trình: cống qua đê,cống tới, BN, cống điều tiết, các loại khác
Trạm Gia Khẩu: Tổng chiều dài là 23447m Trong đó đã kiên cố 18456m vàcòn lại là 1291 kênh đất Công trình trên kênh bao gồm 74 công trình: cống qua đê,cống tới, BN, cống điều tiết, các loại khác
Trang 40CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN 2.1 Mục đích, ý nghĩa và nội dung tính toán
2.1.1 Mục đích và ý nghĩa
a Mục đích
Mục đích chính của việc tính toán các yếu tố khí tượng trong đồ án là xác định
mô hình mưa vụ nhằm tính toán chế độ tưới hợp lý cho cây lúa và cây màu
Phân tích và tính toán cân bằng nước là nguyên tắc tính toán để phát hiện ra tínhkhông hợp lý của các số liệu và kết quả tính toán
Cung cấp các số liệu để chọn các phương án thiết kế và thi công: Kết quả tínhtoán các đặc trưng, các tài liệu khí tượng, (tài liệu mưa, mực nước, nhiệt độ,…) đã thuthập được trong khu vực để xác định các đặc trưng khí tượng ứng với tần suất thiết kế
đã chọn Đồng thời đánh giá được quy luật nguồn nước và yếu tố ảnh hưởng đến điềutiết nguồn nước đáp ứng yêu cầu kinh tế xã hội của khu vực
b Ý nghĩa
Tính toán các yếu tố khí tượng có ý nghĩa rất lớn:
- Xác định chính xác nhu cầu nước của cây trồng
- Xác định các biện pháp công trình, quy mô kích thước công trình
- Xác định các giới hạn và phương pháp điều khiển công trình
- Đảm bảo mức độ an toàn cho công trình và mức tưới đảm bảo của công trìnhcho toàn hệ thống
- Phát huy hiệu quả kinh tế cho công trình, vẫn đáp ứng được yêu cầu về kĩthuật mà kinh phí đầu tư thấp nhất, không gây lãng phí
2.1.2 Nội dung tính toán
Tính toán các đặc trưng khí tượng thủy văn cho dự án tưới gồm: Tính toán môhình mưa thiết kế cho 3 mùa vụ (vụ chiêm, vụ mùa, vụ đông) từ số liệu mưa 25 năm
đã thu thập được Từ đó xây dựng mô hình mưa cho năm thiết kế để phục vụ cho việctính toán chế độ tưới cho cây trồng trong khu vực