1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế TT

27 196 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 334,7 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Đề tài chọn chủ đề “Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” vì các lý do sau: Là thành viên chính th

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN MINH ĐẠT

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ HIỆN ĐẠI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 9.34.04.10

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội

Việt Nam

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS.TS NGUYỄN VĂN NGÃI

2 TS NGUYỄN HỮU THÂN

Phản biện 1: GS.TS Đỗ Đức Bình

Phản biện 2: PGS.TS Lê Xuân Đình

Phản biện 3: PGS.TS Trần Minh Tuấn

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp

Học viện họp tại Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm

Khoa học xã hội Việt Nam

Vào hồi giờ…phút, ngày… tháng… năm……

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

- Học viện Khoa học xã hội

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đề tài chọn chủ đề “Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” vì các

lý do sau:

Là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã cam kết lộ trình mở cửa thị trường bán lẻ trong nước Các tập đoàn nước ngoài, khi đầu tư vào Việt Nam có đặc điểm chung là không chỉ xây dựng những trung tâm thương mại lớn mà chuyển sang đầu tư vào cả các cửa hàng tầm trung và siêu nhỏ Bên cạnh đó, họ bắt tay vào việc xây dựng những thương hiệu riêng cũng như hợp tác với các nhà sản xuất trong nước, kể cả nông dân để cung cấp hàng hoá cho họ và sẵn sàng mua lại các doanh nghiệp khác khi

Mặt khác, Việt Nam chưa có kinh nghiệm cũng như thiếu một hệ thống tổ chức quản lý hoàn chỉnh, chính sách quy định dẫn đến việc tạo nhiều kẽ hở cho doanh nghiệp FDI lợi dụng

Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, kể từ sau khi gia nhập WTO và mở cửa thị trường bán lẻ, hệ thống chuỗi bán lẻ của các doanh nghiệp Việt Nam tuy đã phát triển nhưng thiếu

Trang 4

ổn định, thiếu quy hoạch cụ thể và thiếu bền vững, dễ bị tổn thương mỗi khi có biến động trong môi trường kinh doanh bên ngoài Việc tổ chức, quản lý hệ thống phân phối bán lẻ của Việt Nam còn nhiều hạn chế do thiếu chiến lược và quy hoạch cơ sở hạ tầng phát triển hệ thống phân phối bán lẻ, chậm ban hành hoặc còn thiếu các chính sách

để phát triển phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại như: siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, nhượng quyền thương mại

Vấn đề “Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ

hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” được chọn làm đề tài

luận án tiến sỹ, chuyên ngành quản lý kinh tế là cấp bách, có ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn cao

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Phân tích, đánh giá thực trạng, đề xuất giải

pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế phù hợp với mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới

Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế;

- Đánh giá thực trạng, chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại

ở nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế;

- Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 5

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế;

- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại và rút ra bài học cho Việt Nam;

- Đánh giá thực trạng, chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của thành tựu, hạn chế trong quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế;

- Đề xuất quan điểm, định hướng và một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

2.3 Câu hỏi nghiên cứu:

- Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong hội nhập quốc tế gồm những nội dung gì?

- Thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại (doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn nước ngoài) trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như thế nào?

- Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp trong nước và có vốn nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ hiện đại thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam là gì?

- Các giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở Việt Nam trong giai đoạn tới?

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 6

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung nghiên cứu: nghiên cứu quản lý nhà nước đối

với doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong nước và doanh nghiệp có vốn nước ngoài trên thị trường Việt Nam (siêu thị và trung tâm thương mại), không nghiên cứu loại hình thương mại điện tử (hoạt động mua bán hàng qua Internet)

Về thời gian nghiên cứu: nghiên cứu trong khoảng thời gian

từ 2007 (năm Việt Nam tham gia WTO) đến năm 2016

Về không gian nghiên cứu: quản lý nhà nước dưới góc độ

chức năng quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp bán lẻ hiện đại tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm: ban hành khung khổ pháp lý để doanh nghiệp hoạt động; tổ chức bộ máy thực hiện và thực hiện chính sách đối với doanh nghiệp; kiểm tra, thanh tra hoạt động của doanh nghiệp (ở nội dung này, công tác thanh kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp được xét thông qua hoạt động của chủ thể quản lý là Cục quản lý thị trường)

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án:

Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó chủ yếu là các phương pháp sau:

Thứ nhất, phương pháp nghiên cứu tài liệu; Thứ hai, phương

pháp điều tra, khảo sát; Thứ ba, phương pháp phân tích, tổng hợp;

Thứ tư, phương pháp so sánh; Thứ năm, phương pháp dự báo

Trang 7

Khung phân tích

5 Những đóng góp mới của luận án

Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối

với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế;

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối

với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam (thành công, tồn tại hạn chế và nguyên nhân);

Cơ sở lý luận về thực tiễn về quản lý

nhà nước đối với doanh nghiệp bán lẻ

hiện đại

Thực trạng quản lý Nhà nước đối với

Doanh nghiệp bán lẻ hiện đại của

Việt Nam hiện nay

Các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN

đối với DN bán lẻ hiện đại trong bối

cảnh hội nhập KTQT

Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân

trong hoạt động quản lý Nhà nước đối

với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại

Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến QLNN đối với DN bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

ở Việt Nam

Cơ hội và thách thức đối với DN bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam

DN FDI

Trang 8

Thứ ba, đề xuất quan điểm, định hướng và một số giải pháp

hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở Việt Nam

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Ý nghĩa lý luận: hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về

quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối

cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Ý nghĩa thực tiễn: đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn

thiện QLNN đối với các DN bán lẻ hiện đại (DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài) trên thị trường Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận án được chia làm 4 chương:

Chương I: Tổng quan các nghiên cứu đã công bố liên quan đến quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại

Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Chương III: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam

Chương IV: Quan điểm, định hướng và một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại

ở Việt Nam

Trang 9

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ

HIỆN ĐẠI 1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

1.1.1.Vấn đề quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp

Nguyễn Pháp với “Quản lý kinh doanh của các doanh

nghiệp” đã đưa ra một số vấn đề về lý luận và thực tiễn trong việc

quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường có

sự quản lý của Nhà nước Vũ Huy Từ trong “Vai trò quản lý nhà

nước đối với các loại hình doanh nghiệp” nhấn mạnh đến vấn đề sản

xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và việc cần thiết phải có sự can thiệp của nhà nước, tuy nhiên, tác giả chỉ ra sự đổi mới của quản

lý nhà nước đối với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ở

nước ta Nguyễn Thế Quyền “Giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu

quả quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp” chỉ ra những điểm

bất hợp lý trong các chính sách và đề xuất 3 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu lực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp”: 1 Tiếp tục hoàn thiện pháp luật quản lý doanh nghiệp; 2 Đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan quản lý; 3 Nâng cao trình độ chuyên môn, ý thực trách nhiệm, đạo đức của cán bộ quản lý

Như Vũ Minh “Ai chịu trách nhiệm và quản lý ra sao?” đã

nêu bật 2 vấn đề chính trong công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp: 1 Cơ quan nào là đầu mối, chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện vai trò quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp?; 2 Công cụ chủ yếu và quan trọng nhất để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là gì Nghiên cứu của Ngô Tuấn Anh trong

“Những chuyển biến về quan niệm mô hình tổ chức doanh nghiệp

trong thế kỷ XXI” cho rằng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

ngày càng sâu rộng, sự chuyển biến của môi trường kinh doanh cũng khác đi, lúc đó, doanh nghiệp cần phải chú ý đến sự cạnh tranh toàn

Trang 10

cầu, sự phát triển công nghệ, nhu cầu khách hàng Muốn vậy, các doanh nghiệp cần phải có các yếu tố là: 1 Gọn nhẹ và nhanh chóng;

2 Linh hoạt trong vai trò và kỹ năng; 3 Tích hợp hệ thống; 4 Sáng tạo

1.1.2.Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI

TS Trần Xuân Hải đã nhấn mạnh trong “Tăng cường công

tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI” cho rằng vai trò

của Nhà nước trong quản lý kinh tế đối với các doanh nghiệp có vốn FDI thể hiện: Duy trì sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, tạo dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng, khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh Ông cũng chỉ ra rằng, Việt Nam hiện nay chưa có một hệ thống tổ chức hoàn chỉnh cũng như chưa có các quy định cụ thể về quản lý doanh nghiệp có vốn FDI sau khi được cấp giấy phép đầu tư

Trong “Phân cấp quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư

trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp” tác giả

Vũ Xuân Bình đã chỉ ra những thành công và hạn chế trong công tác quản lý hoạt động FDI ở Việt Nam Trong đó nhấn mạnh những hạn chế từ các Bộ, ngành và các hạn chế từ các cơ quan quản lý địa phương

TS Phan Hữu Thắng trong nghiên cứu “25 năm thu hút FDI:

góc nhìn từ quản lý nhà nước” đã nêu ra các hạn chế và đưa ra 2 đề

xuất trên 2 khía cạnh: 1 Công tác quản lý đối với FDI; 2 Lựa chọn đối tác chiến lược trong thu hút và sử dụng FDI, hướng vào thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo

sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn

vốn FDI Lê Thị Thanh Thuý trong “Công tác quản lý nhà nước đối

với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Quảng Ngãi” nêu ra một số

vấn đề về quản lý nhà nước: thủ tục hành chính rườm rà, việc thực hiện và kiểm tra dự án FDI vẫn còn bất cập, chưa thu hút được các dự

án có chất lượng cao về công nghệ, chính sách thuế còn nhiều bất hợp lý

Trang 11

1.1.3 Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Trong “Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với

doanh nghiệp” của TS Trang Thị Tuyết đã nhấn mạnh đến thực

trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước hiện nay còn gặp nhiều khó khăn Đặc biệt là các cơ quan quản lý nhà nước quá dễ dàng thậm chí quá tuỳ tiện trong việc quản lý các doanh nghiệp nhà

nước Theo Nguyễn Thế Quyền trong “Giải pháp tăng cường hiệu

lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp” nêu ra những

điểm bất cập và chưa hợp lý trong việc cổ phần hóa DNNN và trong

nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngân “Về vai trò của Nhà nước trong sự

phát triển của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam” chỉ ra nguyên nhân

hạn chế là vẫn mang nặng tính mệnh lệnh hành chính, các quy định pháp luật về cơ chế quản lý đối với tổng công ty còn nhiều điểm chưa hợp lý song vẫn chưa được bổ sung, sửa đổi, một số cơ chế, chính sách đối với tổng công ty chưa phù hợp

1.1.4 Quản lý nhà nước đối với các DN bán lẻ hiện đại

“Phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong điều kiện hội

nhập kinh tế quốc tế” Võ Phước Tấn cũng như nhiều nhà nghiên cứu

khác như “Một số ý kiến về hệ thống phân phối bán lẻ hàng hoá ở

nước ta”, “Quy mô, tốc độ, cơ cấu tiêu thụ trong nước”, “Cuộc đối đầu trên thị trường bán lẻ Việt Nam”, đều chỉ ra rằng thị trường bán

lẻ ở Việt Nam được đánh giá là phát triển tương đối nhanh, đáp ứng được nhu cầu ngày càng phong phú đa dạng của người tiêu dùng, góp phần quan trọng vào sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội Tác giả Võ Phước Tấn còn chỉ rõ việc quản lý điều hành của nhà nước về thị trường bán lẻ còn mặt chưa tốt, chưa kịp thời, còn tình trạng phát triển thị trường bán lẻ tự phát, mất cân đối, chưa xây dựng được bản đồ quy hoạch siêu thị, trung tâm thương mại trên phạm vi toàn quốc

Trang 12

“Phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp thương

mại Việt Nam – thực trạng và giải pháp” của Phan Tố Uyên đã chỉ ra

vai trò của Nhà nước trong việc tổ chức và quản lý hệ thống phân phối bán lẻ của Việt Nam còn nhiều hạn chế do thiếu chiến lược và quy hoạch cơ sở hạ tầng để phát triển hệ thống phân phối bán lẻ trong tương lai Chậm ban hành hoặc còn thiếu các chính sách và giải pháp

để phát triển phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại như siêu thị, cửa hàng chuyên doanh, nhượng quyền thương mại

Các tác giả đều nhận thấy, hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ của các doanh nghiệp Việt Nam tuy đã có những kết quả đáng mừng song còn chứa nhiều yếu tố bất ổn và rủi ro Thực tiễn đang đặt ra yêu cầu phải xây dựng đồng bộ hệ thống các giải pháp không chỉ từ phía các doanh nghiệp Việt Nam mà còn cả từ phía nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng và toàn diện vào nền kinh tế các quốc gia trong khu vực và toàn cầu Còn đối với các doanh nghiệp FDI thì gần như là vai trò quản lý của nhà nước còn rất yếu và thiếu

Phần lớn các nghiên cứu đều nhất trí việc cần có bàn tay của Nhà nước trong việc xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động của chuỗi hệ thống bán lẻ

1.1.5 Về các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý doanh nghiệp trên thị trường bán lẻ hiện đại nói riêng

Nghiên cứu “Giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản

lý nhà nước đối với các doanh nghiệp”, tác giả Nguyễn Thế Quyền

nhấn mạnh đến một số giải pháp như: 1 Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về quản lý đối với các doanh nghiệp; 2 Đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước; 3 Nâng cao trình độ

Trang 13

chuyên môn, ý thức trách nhiệm và đạo đức, phẩm chất của các cán

bộ, công chức làm công tác quản lý đối với các doanh nghiệp

Nhà nước cũng cần khuyến khích các doanh nghiệp quy mô lớn mua, sáp nhập những cửa hàng nhỏ để phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại đủ sức cạnh tranh trên thị trường Đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp tạo sức mạnh cạnh tranh trên thị trường Vũ Văn

Hùng trong bài “Giải pháp từ phía nhà nước nhằm phát triển các

siêu thị bán lẻ Việt Nam” đưa ra một số giải pháp cụ thể như: Quy

hoạch phát triển tổng thể các kết cấu hạ tầng thương mại, nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý nhà nước, thực hiện hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, có chính sách khuyến khích phát triển kết cấu hạ tầng thương mại

1.2.Tình hình nghiên cứu quốc tế

1.2.1.Tình hình và xu hướng phát triển của các doanh nghiệp bán

lẻ hiện đại ở các nước

Trong “Retail internationalization: Lessons from “Big

Three” global retailers’ failure cases” Jay Sang Ryu và Jeff J

Simpson đã chỉ ra ba yếu tố quan trọng xuất hiện và các nhà bán lẻ khác nên xem xét khi lập kế hoạch chiến lược cho quốc tế và mở rộng là: (1) thích nghi để lưu trữ văn hóa và thị trường; (2) đạt được lợi thế cạnh tranh trong thị trường mới; (3) đạt được tư duy và chiến lược toàn cầu

“Revitalizing the retail trade sector in rural communities: Lessons from three midwestern states” của Leistritz,

F Larry và Ayres, Janet S thảo luận về các động lực phát triển của thương mại bán lẻ ở nông thôn và các chiến lược được sử dụng bởi các cộng đồng nông thôn ở các bang miền Trung Tây nước Mỹ nhằm khôi phục sự phát triển của ngành này Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra năm lĩnh vực giúp phát triển thương mại bán lẻ: Kỹ

Ngày đăng: 05/09/2018, 14:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w