Giễu nhại là nhắc lại, bắt chước lời nói của người khác đế trêu chọc, châm biếm, bỡn cợt; là sự miêu tả những sự vật hiện tượng với bề ngoài có vẻ bóng bấy, mực thước, khuôn mẫu nhưng lại mang trong mình bản chất của sự xấu xa, bỉ ổi, phi thấm mĩ nhằm mục đích phê phán, chế giễu, đả kích, phơi bày cái thối nát, mục ruỗng bên trong.
Giọng giễu nhại được hình thành trên cơ sở những lời văn giễu nhại tức nhũng lời “nói bằng giọng của kẻ khác” nhung “đưa vào đó” một khuynh hướng nghĩa đối lập hẳn với khuynh hướng của lời người đó. Giọng thứ hai sau khi chuyển vào trong lời của người khác thì xung đột thù nghịch với chủ nhân vốn có của nó và buộc nó phục vụ trực tiếp cho các mục đích đối lập của mình. Lời nói do đó trở thành vũ đài vật lộn của hai giọng.
Sau năm 1986, văn xuôi Việt Nam nói chung và truyện ngắn nói riêng ngày càng nhạt dần tính chất sử thi, đi sát và lột tả chân thực hơn cuộc sống thường nhật. Sự mở rộng các phạm trù thấm mĩ khiến truyện ngắn gần với đời thường hơn. Cái bi không bị né tránh, cái hài hước ngày càng được gia tăng. Từ đó mà sự giễu nhại, châm biếm đã trở nên rất phổ biến trong truyện ngắn của các cây bút đương đại.
Song khác vói những cây bút khác, là một nhà văn nữ, đặc trưng về giới rất đậm đặc trong ngòi bút nên giọng giễu nhại, châm biếm của Võ Thị Hảo có nét sắc thái rất riêng. Tác phẩm của chị không có sự châm biếm, đả kích quyết liệt, không
trào lộng châm chích gay gắt, mà chỉ châm biếm, giễu nhại nhẹ nhàng, nhưng không kém phần sâu cay, sắc sảo. Đồng thời thông qua sự giễu nhại này, tác giả một mặt hạ bệ, làm đảo lộn những cái được coi là nghiêm túc nhằm lột trần cái vỏ hào nhoáng, để trơ ra cái giả dối, cái lố bịch trong xã hội; một mặt để cười, để châm biếm bỡn cợt và để đả kích vào tất cả sự xấu xa tồi tệ được ẩn chứa dưới một cái vỏ bề ngoài sạch sẽ, trang nghiêm. Giọng điệu này một mặt xóa bỏ khoảng cách sử thi, thể hiện cái nhìn hiện thực trong tinh thần dân chủ của người viết, mặt khác nó giúp cho nhà văn lột tả chân thực và thẳng thắn nghịch lí trớ trêu của cuộc sống và của chính lòng người.
Trước hết, khảo sát bốn tập truyện ngắn của Võ Thị Hảo {Những truyện
không nên đọc lúc nửa đêm, Người sót lại của rủng cười, Góa phụ đen, Hồn trinh nữ), chúng tôi nhận thấy giọng giễu nhại, châm biếm thường xuất hiện khi tác giả
viết về mặt trái của cơ chế thị trường, về sự phức tạp xô bồ của cuộc sống thời kỳ mở cửa, về những chuẩn mực đạo đức đang bị xô lệch. Nhiều khi kiếu giọng này chỉ xuất hiện điếm xuyết ở một vài chi tiết trong truyện nhưng đã phát huy tối đa ý nghĩa mà Võ Thị Hảo ngầm nhắn gửi. Và độc giả tỏ vẻ hứng thú mỗi khi nhà văn dùng đến giọng điệu này. Như một bác sĩ tài năng với đôi tay giải phẫu định vị chính xác, chị đã làm cho các khối u đang có nguy cơ di căn trong cuộc sống đời thường bung vỡ tung tóe, không còn khả năng ấn dấu. Có trong truyện của tác giả biết bao nhiêu vấn nạn nhiễu nhương trong xã hội, bao nền tảng tư tưởng trở nên chao đảo bấp bênh chực tan vỡ, đó là: nạn bạo lực gia đình, thành tích giả, quan tham hạch sách dân, bán thân mua việc, thói hưởng lạc đồi trụy, tình người bạc bẽo... Không chỉ thẳng tay, vạch tận mặt, chị còn phát huy tính năng của giọng giễu nhại phê phán để trị căn bệnh ác tính mà xã hội đang tiêm nhiễm.
Và theo quan sát của nhà văn, nạn nhân của những căn bệnh oái oăm đó không ai khác là người phụ nữ. Điều khiến nhà văn trăn trở nhiều nhất khi viết về
giới mình có lẽ là gánh nặng của nghĩa vụ và trách nhiệm. Hành trang của người đàn
bà Âu Lạc là suy nghĩ của tác giả về vấn đề bình đắng giới. Người đàn bà đầu tiên
xuất hiện trong buổi sơ nguyên chưa hề có hành trang.
“Nàng ngồi trên tảng đá, loã lồ đon côi, chưa có áo để che rét, chưa có phấn son để trang điểm, chưa có triết lí và tôn giáo để thắt buộc” [18, tr.79]. Thế rồi người đàn ông xuất hiện. Họ tham lam ích kỷ chỉ muốn sở hữu người phụ nữ cho riêng mình. Những đứa con ra đời đế thành ràng buộc đầu tiên. Cho đến lúc xã hội hình thành, đàn bà ngày càng đông hơn, đẹp và khôn ngoan hơn. Nhưng họ bị kìm giữ bằng triết lí, tôn ti, phu thê rồi cả công, dung, ngôn, hạnh. Hành trang của đàn bà ngày thêm trĩu nặng. Dù đến thế kỷ giải phóng phụ nữ gánh nặng ấy lại chất thêm nhũng mĩ từ của thời đại mới “Và mỗi một mĩ từ lại óc ách đầy những giọt mồ hôi nước mắt và cả máu của đàn bà, nhũng sợi tóc bạc, nhũng vệt nhăn nheo trước tuổi...” [18, tr.82]. Hành trang của người đàn bà Âu Lạc hiện đại còn nặng hơn của bà Dạ Dần và mẹ Âu Cơ. Suốt đời họ không thể trút bỏ gánh hành trang ấy để sống cho riêng mình. Câu chuyện mang chất huyền thoại hoá này gợi nhiều liên tưởng đến Thư gửi mẹ Ấu Cơ của Y Ban. Võ Thị Hảo đã đưa đến một triết luận nghiệt ngã về thân phận người
phụ nữ. Nhưng đứng ở góc nhìn nào, lĩnh vực gì thì phái nữ đều có sự liên đới. Thế nên, trong truyện này, tác giả muốn để giọng giễu nhại phê phán lĩnh xướng nhăm thức tỉnh mọi người hãy nhìn nhận lại những lời lễ, mỹ từ mà một tay ban tặng cho người phụ nữ còn tay kia thản nhiên đặt lên họ vô khối trách nhiệm và bốn phận, buộc họ oằn lưng nặng gánh.
Giọng điệu giễu nhại, châm biếm trong truyện ngắn của Võ Thị Hảo còn xuất hiện ở những hình tượng nghệ thuật ẩn dụ. Hình tượng nữ hoàng cô đơn trong Nữ hoàng cô đơn tựa như lời cảnh tỉnh dành cho con người. Người con gái có sắc đẹp vô
song, có nhiệm vụ cao cả phán xét sự đúng - sai, thiện - ác, tốt - xấu của muôn loài được Cha Trời tạo ra đó là Nữ hoàng Pháp luật. Vị Nữ hoàng đại diện cho giấc mơ
công lý ấy phải sống trong cô đơn. Bởi vì “Pháp luật không thể thuộc về ai nếu không có cán cân công lý sẽ nghiêng lệch” [18, tr.98]. Nàng đẹp nàng yêu kiều nhưng suốt đời cô đơn, lạnh lùng băng giá; bởi lẽ số phận đã định cho nàng là hiện thân của chân lý của Pháp luật. Không chấp nhận bất công ngang trái, có chàng trai đã trở về quá khứ để tìm Nữ hoàng pháp luật. Nhưng điều chàng trai không thể ngờ đến đó là Nữ hoàng đang bị giam giữ ở vương quốc của Tiền tài và Dục vọng. Câu chuyện thần kỳ của quá khứ nhưng mang dáng dấp hình ảnh của thực tại. Một khi đồng tiền có sức mạnh vạn năng nó sẽ thao túng được toàn xã hội. Yếu tố ảo - thực quyện hòa trong chất giọng phê phán giễu nhại làm tăng thêm vị mặn mà cho ý nghĩa câu chuyện.
Là một nhà báo đã lên án nhiều hiện tượng bất công trong xã hội, trong truyện ngắn của mình Võ Thị Hảo cũng không ngần ngại phanh phui nhiều sự thật mà không ít nhà văn né tránh. Đó là sự tha hoá biến chất của những người nắm vị trí lãnh đạo, tệ nạn tham nhũng, đục khoét của công. Và trên hết, độc giả còn mãi nhắc hình tượng con bò tập thế đầy sức ám gợi trong câu chuyện Người chăn bò thần
thảnh. Chất giễu nhại, châm biếm như một thứ dung dịch được Võ Thị Hảo pha trộn
hoàn hảo rồi đổ ngập toàn tác phẩm, từ cách đặt nhan đề đến cách xây dựng và xử lý tình huống. Thiện ý của nhà hảo tâm tốt bụng vô hình chung biên thành môi nhử béo bở cho lũ quan tham lúc nào cũng sẵn sàng vươn những chiếc vòi bạch tuộc để cướp cho bằng được những miếng thịt bò ngọt và ngon nhất về phía mình. Một hình ảnh ẩn dụ đầy đả kích. Hình ảnh ấy có khác nào bức họa chân thực về thủ đoạn, lòng tham vô đáy của những vị quan lợi dụng chức quyền mà đục khoét của cải trong xã hội. Chúng bất chấp nhân tính và pháp luật lộng quyền hạch sách nhân dân. Tiền quỹ ngân sách như đàn bò sữa bị xẻo dần từng tảng thịt đến mức chỉ còn là bộ da nhẹ tênh như quả bóng khổng lồ “ và, alê hấp, là đàn bò trong veo ấy có thể ngao du trên trời được “ [16, tr.35]. Ket cục đáng nhẽ đàn bò ấy phải đến tay người dân, phải trở
thành sữa cho người nghèo, thành thịt cho cả vùng đói chưa từng biết đến miếng thịt nhưng món quà cứu trợ nhân đạo ấy đã nhanh chóng “bốc hơi” vào túi bọn tham ô. Và rồi “cha truyền con nối”, tài tham nhũng ấy lại di truyền nhen nhóm sang thế hệ con cháu của chúng; chỉ biết thương cho sự bần cùng, thấp cổ bé họng của người dân nghèo trong xã hội. Chính những yếu tố thần kỳ này còn là phương tiện giúp nhà văn trao gửi cái nhìn phê phán, đả kích sâu sắc: “Hỡi bò! Hỡi bò! Hãy lập tức liền vai, vì rằng mi là bò tập thế. Phàm đã là bò tập thể thì mi phải có phép thần thông vơi đấy rồi đầy đấy. Ta ra lệnh cho cái vai của mi: Khắc đầy! Khắc đầy” [16, tr.32]. Qua giọng kể đầy châm biếm của nhà văn một xã hội chỉ là hợp thể của những điều nhố nhăng, đồi bại; đâu đâu cũng chỉ thấy những con người tham lam vô độ. Viết Người
chăn bò thần thảnh nhà văn đã lên tiếng tố cáo gay gắt nạn tham nhũng và lạm dụng
quyền lực từ bên trong đất nước. Đó là thứ giặc nội xâm nguy hiểm nhất nhưng lại khó có thể đòi hỏi sự đồng lòng họp sức của toàn dân chống lại nó. Một vấn đề mang tính thời sự đã được chuyến tải khá hấp dẫn dưới ngòi bút luôn ý thức đầy đủ trách nhiệm công dân. Nói như chính nhà văn, đó là "tiếng kêu của con chim Đỗ Quyên về vận nước".
Ám ảnh trở lại trong truyện Võ Thị Hảo luôn hình ảnh những ngón tay ngoan hiên nhưng phút chôc biên thành “những con đỉa ngo ngoe rượt theo mùi tanh của máu người” [16, tr.23]. Nó là nguyên nhân đẩy số phận những con người như ả Tuynh trong Dệt cỏ rơi vào bất hạnh. Bàn tay vô hình của những kẻ trâng tráo mà bề ngoài đội lốt bằng những mỹ từ rao giảng đạo đức không tò mọi thủ đoạn nào để chiếm đoạt tài sản của nhân dân. Tiền đền bù tai nạn của người công nhân xấu số đến tiền phụ cấp thương tật của anh thương binh. Lớn hơn là các dự án, các khoản đầu tư của nước ngoài viện trợ vùng sâu... Thử hỏi không có khoản tiền tham ô rút ruột công quỹ thì sao có nhưng bữa tiệc “nhất dạ đế vương” đầy ô hợp. Trong lúc người nghèo như ả Tuynh chết đi còn mặc áo vá thì có những kẻ đang ngập ngụa giữa mĩ tửu, trân
cam và mĩ nữ. Lúc này giọng giễu nhại biến thái thành “chất cay đắng” (Vương Trí Nhàn), chua chát, tụ' giễu. Đó là khi con người cảm thấy bất lực trước cuộc đời bất công. “Đời ả đã quá mệt mỏi vì chờ đợi những lời hứa hão từ người khác. Song ả đã khờ dại làm sao khi tin rằng Thân có học, Thân sẽ giúp ả tìm lại được món tiền lang bạt, hư ảo như có như không trôi dạt giữa muôn ngàn ngón tay” [16, tr.22].
Nhưng có lúc giọng giễu nhại có khi mang sắc thái “tưng tửng”, ngông nghênh, bất chấp. Chị không ngần ngại đề cập đến tình trạng tham nhũng tha hoá xuống cấp ở một số bộ phận. Truyện ngắn Dã nhân mở đầu bằng không khí rờn rợn của bữa tiệc “nhất dạ đế vương” - một chi tiết trong dự án đang kí kết giữa bên A và bên B. Bữa tiệc có đủ phong cách ô họp “Bàn ăn kiểu La Mã. Bài trí theo kiểu Pháp lai Đức lai Nga. Ản thì đặc sệt những món ngự yến kiểu Tàu” [18, tr. 142]. Giữa bữa tiệc sau màn múa bụng của vũ nữ còn có món trân cam đặc biệt của Từ Hi Thái Hậu. Trong chiếc lồng sắt có sáu con khỉ lông vàng được tóm gọn, xử lí tại chỗ để phục vụ thực khách. Rõ ràng một lối sống hưởng thụ hoang đàng chỉ có ở những kẻ chuyên vơ vét tiền của nhân dân. Và hiện tượng được tung ra mà không cần bình phẩm mà để tự độc giả đánh giá “ Khố chủ có hai con đi du học Anh Quốc, có hai ô tô đời mới, hai con chó ngao bụng thon chân cao như ngựa vằn, hai ngôi biệt thự mỗi ngôi cỡ vài ngàn cây vàng, một vợ một nhân tình. Cái gì cũng hai. Dự án cũng vậy, luôn luôn là hai chiếc song song. Lân là bạn khổ chủ, vừa là người thẩm định, vừa là con thoi đi lại giữa A và B. Cái gì cũng có một. Nhưng cũng có một vợ một nhân tình. Đúng mốt” [18, tr. 143]. Võ Thị Hảo bằng ngòi bút sắc sảo và bản lĩnh của mình đã vạch trần được nguyên nhân của thực trạng bất công. Không dừng lại nhà văn còn ra sức cảnh tỉnh người đọc về căn bệnh nguy hại của toàn xã hội mà nhà văn luôn đấu tranh gay gắt với những biểu hiện tiêu cực trong xã hội. Cùng với việc phản ánh chân thực bức tranh đời sống, nhà văn đồng thời công khai bày tỏ thái độ của mình trước bức tranh đó.