Một tác phẩm có “hồn” trước hết là tác phẩm có giọng điệu. Nhưng mỗi nhà văn lại có một giọng điệu riêng, có cá tính và sở thích riêng, bởi họ có cách cảm, cách nhỉn riêng. Chính điêu đó tạo nên bức tranh nhiêu màu săc cho một nền văn học. Có thể nói, văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội ở mỗi chặng đường lịch sử nhất định, là tiếng nói góp phần làm xã hội tốt đẹp hơn.
Trước năm 1975, văn học Việt Nam đứng trước yêu cầu đa dạng của xã hội: một mặt phải đáp ứng nhu cầu tất yếu của con người trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc, mặt khác phải tiếp tục phục vụ cuộc đấu tranh giải phóng ở miền Nam. Một thời kỳ văn học như thế tất nhiên phải khai thác vào những nguồn tình cảm lớn nhất: lòng yêu nước, căm thù giặc, tình đồng chí, tình quân dân. Chính hiện thực đó quy định tính đon giọng trong sáng tạo nghệ thuật: nghiêng về ngợi ca, trang trọng đậm chất sử thi.
Sau năm 1975, hòa bình lập lại trên khắp mọi miền đất nước trong đó có những người nghệ sĩ trở về với cuộc sống thường nhật với biết bao sự ngổn ngang phức tạp và sự khó hiểu của lòng người. Nhịp sống đời thường trở lại với tất cả những biếu hiện phong phú của đời sống: “cớ rắn rết lẫn rồng phượngĐe chiếm lĩnh được muôn mặt của hiện thực không hề giản đơn đó đòi hỏi người nghệ sĩ phải hòa mình vào cuộc sống, trải nghiệm thực tế, thâm nhập vào thế giới bên trong đầy bí ẩn của con người với những nét phức hợp, thậm chí đối lập trong tâm hồn. Do vậy, văn xuôi từ chỗ “phản ảnh hiện thực ” đến chỗ “nghiền ngâm hiện thực ” đi vào tìm hiếu “toàn bộ chiều sâu của tâm hồn con người Từ một nền văn xuôi mang tính độc thoại, giờ đây văn học là sự đối thoại với bạn đọc về những vấn đề của cuộc sống. Vì thế giọng điệu trong văn học nói chung và trong truyện ngắn nói riêng không phải là một “dàn đồng ca sử thi” nữa mà là một hợp xướng với nhiều chất giọng khác nhau. Bước sang thời kỳ này giọng điệu trong văn học Việt Nam khá đa dạng và phong phú. Ở đó, các nhà văn nữ đang dần xác lập tiếng nói đặc trưng riêng của phái mình. Nhỏ nhẹ tinh tế, đằm thắm da diết mà rất sắc sảo triết lí là những đặc điếm nối bật ở giọng điệu của các nữ văn sĩ. Người ta còn nhắc nhiều đến “một Vũ Thị Thường sắc sảo, cô đọng; một Nguyễn Thị Ngọc Tú chân chất, mộc mạc; một Lê Minh Khuê giàu chiêm nghiệm; một Nguyễn Thị Ấm với lối viết tài hoa pha chút giễu nhại đầy thiện ý; một Nguyễn Thị Thu Huệ chao chát nhưng dịu dàng và từng trải; một Y Ban đằm thắm và khắc khoải; một Vàng Anh lạnh lùng trí tuệ và hóm hỉnh; Lý Lan hồn hậu và sắc sảo...” hoàn toàn khác với giọng giễu nhại của Hồ Anh Thái hay giọng
cay nghiệt hằn học của Tạ Duy Anh... Trên hành trình sáng tạo, Võ Thị Hảo chưa lúc nào ngừng trăn trở kiếm tìm cho mình một giọng điệu riêng. Và độc giả nhận ra ở truyện ngắn của chị có sự tống hòa của nhiều giọng điệu: giễu nhại châm biếm, thương cảm trữ tình, suy tư triết lí, ... Phải thừa nhận, sự phong phú về giọng điệu tạo cho tác phẩm của chị sự đa âm trong cách thể hiện thái độ, tình cảm cũng như lập trường tư tưởng.