1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Vật lý 12 bài 41: Cấu tạo vũ trụ

4 134 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 86 KB

Nội dung

- Hiểu các đặc điểm chính của mặt Trời, Trái Đất và Mặt trăng.. Kĩ năng: - Trình bày cấu tạo và các điểm của hệ Mặt Trời đặc biệt là Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng.. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

Trang 1

I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức:

- Biết cấu tạo hệ Mặt Trời, các thành phần cấu tạo của hệ Mặt Trời

- Hiểu các đặc điểm chính của mặt Trời, Trái Đất và Mặt trăng

2 Kĩ năng:

- Trình bày cấu tạo và các điểm của hệ Mặt Trời đặc biệt là Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng

3 Thái độ:

II CHUẨN BỊ:

1 Chuẩn bị của thầy:

- Hình vẽ 79.1 SGK - Hình ảnh chụp về sao chổi, nhật hoa

2 Chuẩn bị của trò:

- Ôn lại kiến thức đã biết về Mặt Trời, hệ Mặt Trời Trái Đất đã học trong Địa Lí và Vật lí 10

III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A HOẠT ĐỘNG BAN ĐẦU

1 Ổn định tổ chức

2 Kiểm tra bài cũ : (5/)

1 Những đặc trưng của hạt sơ cấp? Nêu các loại hạt sơ cấp?

2 Trắc nghiệm 1-2 SGK Đáp án 1-B; 2-D

3 Tạo tình huống học tập

B TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

HĐ 1: Tìm hiểu khối lượng tương đối tính

5 + Hệ mặt trời bao gồm

Mặt trời và 8 hành tinh lớn

cùng tiểu hành tinh và sao

chổi

1đvtv = 150 triệu km (Trái

đất đến Mặt trời)

+ Chiều quay: theo chiều

thuận (trừ kim tinh)

+ Khối lượng Mặt Trời =

333 000 khối lượng Trái

đất

- Yêu cầu HS tìm hiểu hệ Mặt Trời bao gồm những vật thể nào?

- Trình bày cấu tạo hệ Mặt Trời

- Nhận xét chiều quay của các hành tinh

- Khối lượng Mặt trời là?

1 Cấu tạo và chuyển động của hệ Mặt trời:

a) Hệ Mặt Trời bao gồm:

- Mặt trời ở trung tâm Hệ

- 8 hành tinh lớn: Thủy tinh (Sao Thủy), Kim Tinh (Sao Kim), Trái đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh

- Các hành tinh tí hon gọi là tiểu hành tinh, các sao chổi, thiên thạch

Để đo khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt trời, người ta dùng đơn vị thiên văn,

1 đvtv bằng 150 triệu kilômet

b) Tất cả các hành tinh đều chuyển động quanh Mặt trời theo cùng một chiều (chiều thuận), và gần như trong cùng một mặt phẳng Mặt trời và các hành tinh đều

tự quay quanh mình nó và đều quay theo chiều thuận

c) Khối lượng của Mặt trời lớn hơn khối

CẤU TẠO VŨ TRỤ

Trang 2

lượng của Trái Đất 333 000 lần, tức là bằng 1,99.1030 kg

HĐ2: Tìm hiểu hệ thức giữa năng lượng và khối lượng

15 Hs đọc SGK trả lời theo

hướng dẫn của GV

+ Mặt Trời liên tục bức xạ

năng lượng ra xung quanh

+ Lượng năng lượng bức

xạ của Mặt trời truyền

vuông góc tới một đơn vị

diện tích cách nó 1đvtv

trong 1 đơn vị thời gian

được gọi là hằng số Mặt

trời H H = 1360W/m2

không đổi

+ Sự hoạt động của Mặt

trời có rất nhiều ảnh hưởng

đến Trái Đất

Làm nhiễu loạn thông tin

liên lạc bằng sóng vô tuyến

ngắn Làm cho từ trường

Trái Đất biến thiên, gây ra

bão từ

Ảnh hưởng đến trạng thái

thời tiết trên Trái Đất, quá

trình phát triển của các sinh

vật, tình trạng sức khỏe của

con người sống trên Trái

+ Yêu cầu Hs đọc SGK:

Nhận biết cấu trúc của Mặt trời

- Quang cầu và khí quyển

+ Trình bày về năng lượng của Mặt Trời?

- Khái niệm hằng số Mặt trời H

+ Trình bày hoạt động của Mặt Trời

2 Mặt trời a) Cấu trúc của Mặt trời Quang cầu Nhìn từ Trái Đất ta thấy Mặt trời có dạng một đĩa sáng tròn Khối cầu nóng sáng này được gọi là quang cầu

+ Khối lượng riêng trung bình của quang cầu là 1400 kg/m3 Nhiệt độ hiệu dụng của quang cầu vào khoảng 6000 K Khí quyển Bao quanh quang cầu có khí quyển Mặt trời Được cấu tạo chủ yếu bởi hiđrô, heli…

+ Khí quyển được phân ra hai lớp

- Sắc cầu: là lớp khí nằm sát mặt quang cầu có độ dày trên 10 000 km và

có nhiệt độ khoảng 4500 K

- Nhật hoa ở phía ngoài sắc cầu: ở trạng thái ion hóa mạnh, nhiệt độ khoảng

1 triệu độ, có hình dạng thay đổi theo thời gian

b) Năng lượng của Mặt trời

- Mặt Trời liên tục bức xạ năng lượng ra xung quanh Công suất bức xạ năng lượng của Mặt trời là P = 3,9.1026 W

Mặt trời duy trì được năng lượng bức xạ của mình là do trong lòng Mặt trời đang diễn ra các phản ứng nhiệt hạch.

c) Sự hoạt động của Mặt trời

+ Quang cầu sáng không đều, có cấu tạo dạng hạt, gồm những hạt sáng biến đổi trên nền tối Tùy theo từng thời kì còn xuất hiện nhiều dấu vết khác: vết đen, bùng sáng, tai lửa

+ Năm Mặt Trời có nhiều vết đen nhất xuất hiện được gọi là Năm Mặt Trời hoạt động Năm Mặt Trời có ít vết đen xuất hiện nhất gọi là Năm Mặt Trời tĩnh + Sự hoạt động của Mặt trời có chu kỳ khoảng 11 năm

Trang 3

Đất

HĐ3: Tìm hiểu Trái đất - Mặt trăng

Trái Đất

- Thông báo về Từ trường Trái Đất, vành đai phóng xạ:

+ Từ trường: như nam châm nghiêng góc 1105 so với trục địa lí

+ Vành đai phóng xạ:

2400  5600 km & 12000

 20000 km

- Tìm hiểu cấu tạo, chuyển động của Mặt Trăng

3 Trái đất a) Cấu tạo Trái đất có dạng phỏng cầu, bán kính ở xích đạo bằng 6378 km, bán kính ở hai cực bằng 6357km Khối lượng riêng trung bình là 5520 kg/m3 Trái đất có một

cái lõi bán kính vào khoảng 3000 km, có

cấu tạo bởi chủ yếu là sắt, niken, lớp vỏ

dày khoảng 35 km được cấu tạo chủ yếu

bởi đá granit Vật chất ở trong vỏ có khối lượng riêng 3300 kg/m3

b) Mặt trăng – vệ tinh của Trái đất + Mặt Trăng cách Trái đất 384 000 km

có bán kính 1738 km, có khối lượng 7,35.1022 kg Gia tốc trọng trường trên Mặt Trăng là 1,63 m/s2 Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất với chu kì 27,32 ngày Trong khi chuyển động quanh Trái Đất, Mặt Trăng còn quay quanh trục của nó với chu kì đúng bằng chu kì chuyển động quanh Trái Đất Hơn nữa, do chiều tự quay cùng chiều với chiều quay quanh Trái Đất, nên Mặt Trăng luôn hướng một nửa nhất định của

nó về phía Trái Đất

+ Trên Mặt trăng không có khí quyển + Bề mặt Mặt trăng được phủ một lớp vật chất xốp Trên bề mặt Mặt trăng có các dãy núi cao, có các vùng bằng phẳng được gọi là biển, đặc biệt là có rất nhiều

lỗ tròn ở trên các đỉnh núi

+ Nhiệt độ trong một ngày đêm trên Mặt trăng chênh lệch nhau rất lớn; ở vùng xích đạo của Mặt trăng, nhiệt độ lúc giữa trưa là trên 100oC nhưng lúc nửa đêm lại

là – 150oC

+ Mặt trăng có ảnh hưởng nhiều đến Trái đất: hiện tượng thủy triều

HĐ4: Tìm hiểu các hành tinh khác Sao chổi, thiên thạch

5 + Hs đọc bảng 59.1 Yêu cầu hs đọc bảng 59.1

nhận biét các đặc trưng chính của tám hành tinh

4 Các hành tinh khác Sao chổi Thiên thạch

a) Các đặc trưng chính của tám hành tinh lớn (Bảng 59.1)

Trang 4

+ Khi sao chổi lại gần Mặt

trời, do có khối lượng bé,

các phân tử hơi chịu tác

động của áp suất ánh sáng

mặt trời lớn hơn lực hấp

dẫn nên bị thổi ra tạo thành

cái đuôi

Thiên thạch khi bay vào

khí quyển Trái đất , bị ma

sát mạnh, nóng sáng và bốc

cháy Ban đêm ta nhìn thấy

vệt sáng kéo dài vút lên

trời: sao băng

- Trình bày hiểu biết về sao chổi và thiên thạch

Nhận biết về sao chổi và thiên thạch

b) Sao chổi: là loại “hành tinh” chuyển động quanh Mặt trời theo những quỹ đạo

elip rất dẹt Sao chổi có kích thước và

khối lượng nhỏ, được cấu tạo bởi các chất dễ bốc hơi như tinh thể băng,

amôniac, mêtan… thuộc loại thiên thể không bền vững

c) Thiên thạch: là những khối đá chuyển động quanh Mặt trời với tốc độ hàng chục km/s theo các quỹ đạo khác nhau Khi một thiên thạch bay gần một hành tinh nào đó sẽ bị hút và có thể xảy ra va chạm giữa thiên thạch và hành tinh

C.- HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC TIẾT HỌC

Củng cố kiến thức: (5 / )

Hệ thống các câu hỏi trong SGK 1-4 /trang 305

IV: RÚT KINH NGHIỆM

………

………

………

Ngày đăng: 04/09/2018, 13:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w