giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC LỊCH SỬ LUẬT TRỌNG TÀI Tòa Trọng tài là một trong những phương thức cổ xưa nhất để giải quyết bất hòa giữa người với người, giữa quốc gia với quốc gia Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã biết sử dụng phương thức này để giải quyết tranh chấp Trong hệ thống luật của Anh, văn bản pháp luật đầu tiên về trọng tài phải kể đến Luật Trọng tài năm 1697 Từ đầu thế kỷ XX, các nước (trong đó có Pháp và Mỹ) bắt đầu thông qua các đạo luật quy định và khuyến khích việc phân xử ở cấp trọng tài thay cho kiện tụng ở tòa án vốn được cho là kém hiệu quả hơn Tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ngày càng được thừa nhận rộng rãi, đặc biệt là trong các thập kỷ gần đây Trước sự phát triển mạnh mẽ của thương mại thế giới, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng phát triển, dẫn tới việc hình thành những tổ chức trọng tài quốc tế để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong các hợp đồng thương mại quốc tế Tại Việt Nam, xét về mặt lịch sử, Trọng tài kinh tế xuất hiện và phát triển cùng với sự ra đời của chế độ hợp đồng kinh tế Năm 1960, Thủ tướng Chính phủ đã ra Nghị định số 04/ TTg ngày 04/01/1960 để ban hành Điều lệ tạm thời về Hợp đồng kinh tế Ngày 14/11/1960, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/TTg về Tổ chức Trọng tài kinh tế Nhà nước Tiếp theo, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 54-CP ngày 10/03/1975 về chế độ hợp đồng kinh tế thay Nghị định số 04-TTg, thì ngày 14/04/1975, Chính phủ đã ra Nghị định số 75-CP để ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trọng tài kinh tế Với Nghị định số 24/HĐBT ngày 10/08/1981 của Hội đồng Bộ trưởng, Hội đồng Trọng tài kinh tế được thống nhất tên gọi là Trọng tài kinh tế, ngạch Trọng tài viên được xác lập, ngày 05/09/1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 116/CP về tổ chức và hoạt động của các Trung tâm Trọng tài kinh tế Và đến 25/02/2003, sau 10 năm duy trì hoạt động của các trung tâm trọng tài kinh tế, ủy Ban thường vụ Quốc Hội Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh trọng tài thương mại, và tồn tại trọng tài thương mại thay cho trọng tài kinh tế trước đây Có thể nói đây là lần đầu tiên Pháp luật Việt Nam thừa nhận trọng tài thương mại hoạt động theo hai mô hình: trọng tài ad-hoc và trọng tài thượng trực Ngày 15/01/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Trọng tài thương mại Ngày 17/6/2010 đã đánh dấu sự hoàn thiện hơn nữa về pháp luật trọng tài Quốc hội khóa XII đã thông qua luật trọng tài thương mại có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011 Sự phát triển của kinh tế thị trường đã dẫn đến nhu cầu thành lập các trung tâm trọng tài đúng nghĩa (phi Chính phủ) ở Việt Nam Hiện nay ở Việt Nam có 7 trung tâm trọng tài kinh tế đang hoạt động (ACIAC, VIAC, HCMCAC, HCAC, CCAC, PIAC, VID.ARCE) Thông tin các trung tâm trọng tài ở Việt Nam: Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam(VIAC) ĐỊA CHỈ: Tầng 6,số 9,Đào Duy Anh,Đống Đa,HN Trung tâm trọng tài thương mại Hà Nội ĐỊA CHỈ: Số 21,ngõ 121,Lê Thanh Nghị,Hai Bà Trưng,HN Trung tâm trọng tài thương mại Á Châu(ACIAC) ĐỊA CHỈ : Số 37,Lê Hồng Phong,Ba Đình,Đống Đa,HN Trung tâm trong tài Viễn Đông ĐỊA CHỈ :Số 40,Liên Trí,Hoàn Kiếm,HN Trung tâm trọng tài thương mại Tp.HCM(Tracent) ĐỊA CHỈ: Số 460,CMT8,phường 4,quận Tân Bình,HCM Trung tâm trọng tài thương mại Quốc Tế Thái Bình Dương(PIAC) ĐỊA CHỈ: 11A Phan Kế Bính, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM, Việt Nam ĐT:+(84-8)39118048 Fax: +(84-8) 3911 8049 Trung tâm trọng tài thương mại Cần Thơ ĐỊA CHỈ: Số 116, Nguyễn An Ninh, phường Tân An, Ninh Kiều, Tp Cần Thơ II KHÁI QUÁT LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI Thẩm quyền và nguyên tắc giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại Tranh chấp kinh doanh,thương mại là những mâu thuẫn bất đồng hay xung đột về quyền và nghĩa vụ liên quan chủ yếu đến lợi ích kinh tế phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại Điều 4 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài 1 Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội 2 Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật 3 Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình 4 Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác 5 Phán quyết trọng tài là chung thẩm Phân loại Trên thế giới trọng tài thương mại hoạt động theo hai quy mô chủ yếu là trọng tài vụ việc(trọng tài ad-hoc) và trọng tài thường trực(trọng tài quy chế) Trọng tài ad-hoc:là tổ chức trọng tài không được thành lập thường xuyên mà chỉ được thành lập để giải quyết một vụ việc cụ thể.Khi giải quyết xong,sẽ tự giải thể Đặc điểm: - Tổ chức không tồn tại thường xuyên - Không có trụ sở cố định,không có điều lệ và quy tắc tố tụng riêng, xét xử linh hoạt Trọng tài quy chế: Là tổ chức xã hội nghề nghiệp, được thành lập để giải quyết các tranh chấp trong thương mại Đặc điểm: tồn tại thường xuyên,có trụ sở cố định, có điều lệ hoạt động và quy tắc tố tụng riêng Phần lớn hoạt động trọng tài có uy tín trên thế giới đều tổ chức theo mô hình này với các tên gọi khác nhau như: Trung tâm trọng tài,Ủy ban trọng tài,Hiệp hội trọng tài,Tòa án trọng tài quốc gia và quốc tế Chẳng hạn: một số trung tâm trọng tài TG ICC International Court of Arbitration Website: www.iccwbo.org/court/arbitration Singapore International Arbitration Center Website: www.siac.org.sg Japan Commercial Arbitration Association Website: www.jcaa.or.j p Hong Kong International Arbitration Center (HKIAC) Website: www.hkiac.org American Arbitration Association(AAA) Website: www.adr.org Trình tự tố tụng trọng tài thương mại B1: Đưa đơn kiện,chỉ định trọng tài viên,nộp phí trọng tài B2: Trung tâm trọng tài kiểm tra sơ bộ về vấn đề thẩm quyền thụ lý đơn kiện và gửi thông báo cho bị đơn B3: Bị đơn nộp bản tự bảo vệ và chỉ định trọng tài viên B4: Thành lập hội đồng trọng tài B5: Hội đồng trọng tài xem xét và giải quyết vụ tranh chấp B6: Triệu tập họp B7: Công bố quyết định của trọng tài Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO và nền kinh tế nước ta đã chuyển sang mô hình phát triển theo thể chế thị trường, các tranh chấp kinh tế không những đơn thuần là tranh chấp giữa hai chủ thể giao kết hợp đồng kinh tế, mà còn có những tranh chấp dưới các dạng khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh như tranh chấp giữa các thành viên trong công ty, tranh chấp về cổ phần, cổ phiếu, tranh chấp giữa công ty và các thành viên của công ty,…Và trọng tài thương mại nước ta có thẩm quyền giải quyết mọi xu hướng tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại Điều 2 Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài 1 Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại 2 Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại 3 Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài Như vậy Luật Trọng tài thương mại 2010 còn mở rộng khả năng cho phép trọng tài thụ lý và giải quyết các tranh chấp có thể không phát sinh từ hoạt động thương mại nhưng được pháp luật có liên quan quy định Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh 1 Các bên phải có thỏa thuận trọng tài ( thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp) 2 Nếu một bên tham gia thỏa thuận trọng tài tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác 3 Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác ( điều 5, Luật Trọng tài thương mại 2010) 1 Thỏa thuận trọng tài Về hình thức: 1 Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng 2 Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản: a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật; b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên; c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên; d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác; đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận (chương 2,điều 16,Luật Trọng Tài Thương Mại 2010.) Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được ( điều 6, Luật TTTM 2010) Tuy nhiên, trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có quyền tự do thương lượng, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài.(chương 2, điều 19, luật TTTM 2010) Đây là điểm đặc biệt của trọng tài thương mại so với giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án Vì trong quá trình giải quyết các tranh chấp, tòa án giữ vai trò là cơ quan tài phán và tòa án chỉ xét xử trong phạm vi được yêu cầu, nhưng nếu quá trình xem xét hồ sơ mà phát hiện sự vi phạm hợp đồng hay thực hiện hợp đồng vô hiệu thì tòa án sẽ tiến hành xử lý, áp dụng các biện pháp ché tài đối với chủ thể vi phạm Việc này sẽ đem lại những rắc rối, phiền toái không mong muốn cho những chủ thể tham gia giải quyết tranh chấp 2 Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài: Có 6 trường hợp khiến thỏa thuận trọng tài vô hiệu 1 Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật TTTM 2 Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật 3 Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự 4 Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật TTTM 5 Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu 6 Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật Hơn hết nhằm bảo vệ người tiêu dùng, luật TTTM đã nhấn mạnh: đối với các tranh chấp giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng, mặc dù điều khoản trọng tài đã được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn thỏa thuận trọng tài thì người tiêu dùng vẫn được quyền lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án để giải quyết tranh chấp Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ chỉ được quyền khởi kiện tại Trọng tài nếu được người tiêu dùng chấp thuận 3 Khởi kiện Điều 31 Thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài 1 Trường hợp tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thỏa thuận khác, thì thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài được tính từ khi Trung tâm trọng tài nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn 2 Trường hợp tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thoả thuận khác, thì thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài được tính từ khi bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn Điều 32 Thông báo đơn khởi kiện Nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, các tài liệu kèm theo và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài, Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và những tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này Điều 33 Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác, thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm Bị đơn tự bảo vệ và có quyền kiện lại: trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ Đối với vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, thì trong thời hạn 30 ngày, bị đơn gửi cho nguyên đơn và Trọng tài viên bản tự bảo vệ, tên, địa chỉ của người mình chọn làm Trọng tài viên Trường hợp bị đơn cho rằng vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Trọng tài, không có thoả thuận trọng tài, thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì phải nêu rõ điều đó trong bản tự bảo vệ Bị đơn có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến vụ tranh chấp Đơn kiện lại của bị đơn phải được gửi cho Trung tâm trọng tài Trong trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, đơn kiện lại phải gửi cho Hội đồng trọng tài và nguyên đơn Đơn kiện lại phải được nộp cùng thời điểm nộp bản tự bảo vệ Trước khi Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài, các bên có quyền rút đơn khởi kiện, đơn kiện lại Kể từ thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài, các bên vẫn có quyền tự mình thương lượng, thỏa thuận chấm dứt việc giải quyết tranh chấp Biện pháp khẩn cấp tạm thời Sau khi nộp đơn khởi kiện, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, một bên có quyền làm đơn gửi đến Toà án có thẩm quyền yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời Tuy nhiên khi Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không hợp lí mà gây thiệt hại cho bên yêu cầu,bên bị áp dụng hoặc người thứ ba thì người thiệt hại có quyền khởi kiện ra tòa án theo quy định pháp luật dân sự Thẩm quyền của hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 1 Theo yêu cầu của một trong các bên, Hội đồng trọng tài có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các bên tranh chấp 2 Các biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm: a) Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; b) Cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài; c) Kê biên tài sản đang tranh chấp; d) Yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tranh chấp; đ) Yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên; e) Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp 3 Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu một trong các bên đã yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều này mà sau đó lại có đơn yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng trọng tài phải từ chối 4 Trước khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Hội đồng trọng tài có quyền buộc bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tài chính 5 Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác hoặc vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của bên yêu cầu mà gây thiệt hại cho bên yêu cầu, bên bị áp dụng hoặc người thứ ba thì người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự 10 Phiên họp giải quyết tranh chấp: Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết tranh chấp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì bị coi là đã rút đơn khởi kiện Trong trường hợp này, Hội đồng trọng tài tiếp tục giải quyết tranh chấp nếu bị đơn có yêu cầu hoặc có đơn kiện lại Khi có lý do chính đáng, một hoặc các bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp Yêu cầu hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp phải được lập bằng văn bản, nêu rõ lý do kèm theo chứng cứ và được gửi đến Hội đồng trọng tài chậm nhất 07 ngày làm việc trước ngày mở phiên họp giải quyết tranh chấp Điều 59 Đình chỉ giải quyết tranh chấp 1 Vụ tranh chấp được đình chỉ giải quyết trong các trường hợp sau đây: a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; b) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức đã chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức mà không có cơ quan, tổ chức nào tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó; c) Nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc được coi là đã rút đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này, trừ trường hợp bị đơn yêu cầu tiếp tục giải quyết tranh chấp; d) Các bên thoả thuận chấm dứt việc giải quyết tranh chấp; đ) Tòa án đã quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được theo quy định tại khoản 6 Điều 44 của Luật này 11 Phán quyết trọng tài Phán quyết trọng tài là quyết định của hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài Phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành Phán quyết trọng tài phải được lập bằng văn bản Phán quyết trọng tài phải được ban hành ngay tại phiên họp hoặc chậm nhất là 30 ngày kể từ kết thúc phiên họp cuối củng 12 Thi hành phán quyết trọng tài Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài Hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 69 của Luật này, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài Đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán quyết được đăng ký theo quy định tại Điều 62 Phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự Công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài từ nước ngoài Bên yêu cầu gửi đến tòa án nơi phán quyết trọng tài phài được thi hành những tài liệu sau: Đơn yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết trọng tài Bản phán quyết trọng tài gốc hoặc bản sao có chứng thực Hiệp nghị trọng tài gốc hoặc bản sao hợp lệ (phán quyết và hiệp nghị phải được dịch sang thứ tiếng chính thức của quốc gia nơi phán quyết sẽ được thi hành,các bản dịch phải được chứng thực) 13 Hủy quyết định trọng tài Phán quyết trọng tài bị hủy bởi tòa án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu; b) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này; c) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ; d) Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài; đ) phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam Yêu cầu: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp 2 Trường hợp gửi đơn quá hạn vì sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài Số liệu thụ lý và giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài tại Tòa Án Nhân Dân Tp.HCM từ 1/7/2003 đến 30/7/2010 Tổng số đơn yêu cầu được thụ lý: 24 Số đơn không được chấp nhận: 11 Số đơn được chấp nhận: 2 Số đơn được đình chỉ giải quyết: 2 Số đơn đang giải quyết: 9( vẽ biểu đồ vào đây, một số biểu đồ ng đã gửi lên mail và gợi ý rồi) Trọng tài nước ngoài và trọng tài quốc tế: Hiệp định thương mại Việt – Mỹ cho phép các bên tranh chấp được tự do lựa chọn bất cứ quy tắc trọng tài nào đã được quốc tế công nhận, kể cả các quy tắc trọng tài UNCITRAL ngày 15/12/1976 và những sửa đổi của quy tắc này để giải quyết các tranh chấp thương mại (Chương I, Điều 7 khoản 3), với điều kiện là phải xác định một cơ quan chỉ định theo những quy tắc nói trên tại một nước thứ ba, không phải là Việt Nam hay Mỹ Tuy nhiên nước thứ ba này cũng phải là một thành viên của Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài Quy định này vừa mở ra một cơ hội thuận tiện để các bên thực hiện quyền sử dụng trọng tài, vừa đảm bảo khả năng “thi hành án” hiệu quả đối với các quyết định của trọng tài nước ngoài và trọng tài quốc tế, tạo ra sự yên tâm trong việc thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các thương nhân của hai nước Hiện nay có hai trung tâm trọng tài nước ngoài vốn dĩ đã ít nhiều quen thuộc với các thương nhân Việt Nam là Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore và Trung tâm trọng tài quốc tế Kuala Lumpur (Malaysia) Hai quốc gia này đều là thành viên của Công ước New York 1958, đồng thời các trung tâm trọng tài của họ cũng đã áp dụng quy tắc UNCITRAL để xây dựng quy chế trọng tài cho trung tâm mình Bên cạnh đó, các trọng tài viên của trung tâm còn có kinh nghiệm trong việc giải quyết những tranh chấp có liên quan đến bên Việt Nam, điều này tương đối thuận lợi hơn cho các thương nhân Việt Nam nếu như họ thỏa thuận được về việc chọn các trung tâm này giải quyết tranh chấp ƯU, NHƯỢC ĐIỂM, VÀ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ TỐ TỤNG TÒA ÁN Thực tiễn áp dụng các hình thức giải quyết tranh chấp lựa chọn ở các nước trong khu vực và trên thế giới cho thấy việc khuyến khích sử dụng Trọng tài trong giải quyết các loại tranh chấp đang là một xu thế tất yếu Ví dụ: trong năm 2007 Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore đã giải quyết 119 vụ tranh chấp, Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ - 621 vụ, Ở nhiều nước và khu vực lãnh thổ đều có quy định Toà án phải từ chối thụ lý vụ tranh chấp nếu các bên đã có thoả thuận trọng tài Thậm chí, ở Anh, Hồng Kông, Ấn Độ, Ảrập- Sê út còn có quy định rằng, kể cả trong trường hợp không có thoả thuận trọng tài thì các bên tranh chấp cũng phải đưa vụ việc ra Trọng tài trước, nếu không, các bên phải có sự lý giải thoả đáng thì Toà án mới chấp nhận thụ lý vụ tranh chấp Hiện nay, việc giải quyết các tranh chấp ở Việt Nam chủ yếu được xét xử thông qua hệ thống Toà án và Trung tâm trọng tài Tuy nhiên, một vấn đề nhận thấy rõ ràng là hệ thống Toà án được sử dụng phổ biến hơn, và đã trở nên quá tải, dẫn đến tăng lượng vụ tồn đọng, không kịp giải quyết, do đó làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Theo thống kê của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), trong khi Toà kinh tế Hà Nội trong năm 2007 phải xử gần 9.000 vụ án, trong đó có khoảng 300 vụ án kinh tế và Toà kinh tế thành phố Hồ Chí Minh phải xử gần 42.000 vụ án các loại, trong đó có 1.000 vụ án kinh tế, thì VIAC cũng chỉ tiếp nhận khoảng 30 vụ Tính trung bình mỗi trọng tài viên của VIAC chỉ xử 0, 25 vụ một năm, trong khi mỗi thẩm phán Toà kinh tế Hà Nội phải xử trên 30 vụ một năm và mỗi thẩm phán ở Toà kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh xử trên 50 vụ một năm.Theo thống kê năm 2007 về giải quyết các vụ tranh chấp về dân sự, kinh doanh,thương mại và lao động, thì Toà án các tỉnh đã thụ lý 108.060 vụ; đã xử lý được 80.773vụ Ngoài ra, có 1.280 vụ được kháng cáo lên Toà án nhân dân tối cao Những con số này ngoài việc cho thấy sự phổ biến việc xử lý các tranh chấp bằng Toà án còn cho thấy phần nào sự quá tải của hệ thống Toà án Tuy nhiên điều này phát sinh từ việc các doanh nghiệp chưa tiếp cận nhiều về sự ưu việt của phương pháp trọng tài thương mại Từ thực tế trên, ta hãy đi tìm hiểu điểm vượt trội giữa giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và tòa án Ưu điểm: Xét xử kín không công khai,trừ khi có thỏa thuận khác Xét xử một cấp phán xét trọng tài là chung thẩm, hai bên đương sự không thể chống án Quy trình,thủ tục xét xử nhanh,đơn giản Các trọng tài viên thường là các chuyên gia kinh tế đầu ngành,có kinh nghiệm và chuyên môn sâu về các lĩnh vực trong hoạt động kinh tế đối ngoại Tuy nhiên phương pháp trọng tài thương mại vẫn tồn tại một số hạn chế đáng chú ý như sau: Nhược điểm: Hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của các bên Không thể thực hiện hay thi hành nếu không ký hiệp định tương trợ tư pháp với nước ngoài Chí phí lớn Phương pháp xét sử tòa án có khả năng kháng án Ngược lại, một khi trọng tài đã ra phán quyết, cho dù có sai sót đi chăng nữa cũng không sửa được vì phán quyết có giá trị chung thẩm và có hiêu lực thi hành ngay TT ko có quyền ra lệnh kê biên, áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản là đối tượng tranh chấp Việc kê biên chỉ được thực hiện thông qua tòa án trên cơ sở yêu cầu của TT Quá trình kê biên theo trình tự này có thể kéo dài, ko đảm bảo phong tỏa tài sản kịp thời để phòng ngừa việc tẩu tán tài sản Sự khác biệt: Tiêu chí Tố tụng tòa án Tố tụng trọng tài Tính cưỡng chế Bản án của tòa án được Quyết định của trọng tài được đảm bảo cưỡng chế cưỡng chế thi hành thông qua Tòa Tính sự công nhận án quốc tế Khó – thông qua các hiệp Khả năng công nhận quốc tế cao định tương trợ tư pháp nhờ Công Ước New York 1958 Tính chung thẩm song phương hay đa (132 thành viên) Năng lực chuyên phương môn về TMQT Quyết định của Tòa án Quyết định của trọng tài là chung thường bị kháng cáo thẩm Tính linh hoạt Thẩm phán không phải Trọng tài viên thường là các chuyên Thời gian xét xử lúc nào cũng nắm được gia am hiểu về lĩnh vực chuyên môn chuyên môn về Thương và pháp luật Thương Mại Quốc Tế Tính bí mật Mại Quốc Tế Thấp,các bên không có Cao, các bên có quyền chọn trọng Tính trung lập quyền chọn thẩm phán tài viên Kéo dài và qua nhiều cấp Nhanh chóng, có thể bắt đầu khi xét xử (sơ thẩm,phúc tiến hành thụ đơn thẩm hay giám đốc thẩm và tái thẩm) Xét xử kín (trừ khi có thỏa thuận Xét xử công khai khác) , giúp các bên giữ được uy tín trên thương trường Tòa án có thể bị chi phối Hoàn toàn trung lập bởi yếu tố chính trị của Phí tổn từng quốc gia Phí trọng tài cao (tham khảo biểu Kết quả giải quyết Mức phí thấp phí trọng tài VIAC) Duy trì được quan hệ đối tác Khiến cho 2 bên đương sự chuyển sang trạng thái đối đầu nhau Luôn phân định thắng thua CÁC NƯỚC ĐÃ KÝ HIỆP ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỚI VIỆT NAM 1 BA LAN 9 HUNGARI 2 BELARUT 10 LÀO 3 BUNGARI 11 MÔNG CỔ 4 CH SEC 12 NGA 5 CH SLOVAKIA 13 PHÁP 6 CHDCND TRIỀU TIÊN 14 TRUNG QUỐC 7 CUBA 15 UCRAINA 8 HÀN QUÔC Việc kí hiệp định tương trợ tư pháp với các nước sẽ giúp quá trình giao lưu, phát triển kinh tế diễn ra nhanh chóng hơn, các bên tranh chấp sẽ hưởng được sự công bằng nhờ việc các quốc gia chung tay thi hành luật I GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TẠI THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM Công ty Vật tư Nông nghiệp Nghệ An thắng kiện công ty Summit Prakasa Asia Pte Ltd Hội đồng trọng tài (HĐTT) thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế VN xét xử vụ kiện số 27/04 giữa nguyên đơn là Cty Vật tư nông nghiệp Nghệ An và bị đơn là Cty Summit Prakasa Asia Pte Ltd (Singapore) Nội dung tranh chấp chính Nguyên đơn: cho rằng mình đã mở L/C và đã hai lần sửa đổi L/C đúng hạn theo yêu cầu của bị đơn, việc không giao hàng nói trên đã gây nên tổn thất cho nguyên đơn với tổng số tiền hơn 236.550 USD và làm mất uy tín của nguyên đơn Vì vậy, nguyên đơn kiện bị đơn ra Trung tâm Trọng tài quốc tế VN và yêu cầu bị đơn phải bồi thuờng thiệt hại cho nguyên đơn số tiền nói trên Phía bị đơn cho rằng nguyên đơn chưa hoàn thành nghĩa vụ mở L/C và sửa đổi L/C không đúng hạn và bị đơn phải trả lại L/C và không giao hàng cho nguyên đơn VẬY AI ĐÚNG AI SAI???(kiếm được hình minh họa nào đó có hình “TÔI ĐÚNG”,”TÔI MỚI ĐÚNG,ANH SAI RỒI” của 2 người đang tranh chấp Phần này người trình bày một số điều như L/C là gì? Letter of credit hay thư tín dụng Ngày 26/8/2004: Cty VTNN ký hợp đồng số 627/2004mua của Cty Summit 7.000 tấn phân đạm ure Trung Quốc, đơn giá 229 USD/tấn, giao đến cảng TP HCM chậm nhất ngày 10/10/2004 Ngày 8/9/2004: VTNN và Summit ký hợp đồng thứ 2 số 629/2004 với số lượng 6.500 tấn ure đi cảng TP HCM, đơn giá 243 USD/tấn, giao hàng đến 30/10/2004 Sau khi ký hợp đồng 627, bên mua mở thư tín dụng (L/C số 440 LCB2004400025) tại NH Công thương VN, chi nhánh Nghệ An Ngày 10/9/2004, bên mua mở L/C số 440/LCB200400027 tại NH Công thương Nghệ An nhập khẩu lô hàng thứ 2 và hoàn thành việc sửa đổi L/C cho Hợp đồng 627 Đến ngày 15 và 16/9/2004, bên bán liên tục gửi thư thông báo, trao đổi cho bên mua rằng, chưa nhận được L/C sửa đổi lần 2 và thông báo bán lô hàng của hợp đồng số 627/2004 cho khách hàng khác tại VN ( vì cho rằng bên bán không thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng, nên tự ý phá vỡ hợp đồng) Theo thông báo của ngân hàng thì thực tế bên bán đã nhận được bản sửa đổi L/C này tại Ngân hàng Nova Scotia, Singapore lúc 8h 17 phút ngày 15/9/2004 và trả lại L/C cho bên mua Ngày 16/9/2004 bên bán lạicó thư đề nghị bên mua sửa đổi L/C thứ 2 số 0007 và yêu cầu chuyển copy sửa đổi và chuyển đi chậm nhất ngày 17/9/2004, bên mua đã làm đúng yêu cầu Ngày 18/9/2004 tàu Long Biên xếp hàng xong và bên bán lập bộ chứng từ giao hàng trên tàu Long Biên cho hợp đồng thứ hai 629/2004, nhưng không gia lô hàng thứ nhất cho công ty VTNN Nghệ An Từ ngày 27/9/2004 đến 4/10/2004 bên mua liên tục có thư đề nghị bên bán giao hàng cho hợp đồng thứ nhất 627/2004 nhưng không nhận được trả lời nào từ bên bán Đến ngày 13/10/2003, quá thời hạn giao hàng cho hợp đồng thứ nhất số 627/2004 ba ngày, bên mua gửi đơn khởi kiện và đề nghị cơ quan có chức năng giải quyết tranh chấp theo hợp đồng số 627/2004 Cũng trong ngày 13/10 bên mua gửi đơn đến Toà án nhân dânTP Hà Nội đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm giữ số tiền hơn 236.000 USD trong tổng số tiền 1.530.000 USD của L/C số 00027 Ngày 15/10/2004, Toà án nhân dân TP Hà Nội đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cho phong toả số tiền hơn 236.000 USD theo yêu cầu của bên mua Mặt khác, Cty VTNN (bên mua) cũng đã nộp một khoản tiền bảo đảm với số tiền tương ứng đã yêu cầu bên bán buộc phải bồi thường hơn 236.000 USD vào NH Công thương VN để đảm bảo cho việc thi hành phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp Vụ việc rõ hơn khi bên mua thông báo về việc gửi đơn khởi kiện cho bên bán và ngày 19/10/2004, bên bán đề nghị thực hiện giao hàng nhưng với mức giá mới tăng từ 229 USD lên 247,5 USD/ tấn và rút xuống còn 238 USD/ tấn vào ngày 20/10/2004 nhưng đều không được bên mua chấp thuận Quyết định của Hội Đồng trọng tài Mặc dù được mời nhưng đại diện của bị đơn không tham dự phiên xử HĐTT cũng tuyên bố bị đơn huỷ hợp đồng không có căn cứ xác đáng.( nguyên đơn thắng) phần này đưa ảnh của một người đứng trên đỉnh vinh quang đang cầm huy chương chẳng hạn) Trong việc bị đơn đề nghị nguyên đơn sửa đổi L/C lần thứ nhất, bị đơn còn yêu cầu nguyên đơn thay đổi điều kiện giao hàng Nguyên đơn đã hoàn toàn đồng ý và thực hiện theo đúng yêu cầu của bị đơn Việc bị đơn yêu cầu sửa đổi L/C lần hai cũng đã được nguyên đơn thực hiện đầy đủ và đúng hạn Chính vì vậy, lấy lý do nhận được L/C sửa đổi chậm để bị đơn trả lại L/C cho nguyên đơn mà không có bất cứ hành vi thương lượng nào với nguyên đơn và đơn phương quyết định giao lô hàng trên tàu "Long Biên" cho Người thứ 3 Đây là hành vi cố ý huỷ bỏ nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đã ký kết của bị đơn HĐTT đã ra quyết định buộc bị đơn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn theo quy định tại Điều 237 Luật Thương mại với tổng số tiền hơn 236.559 USD và hơn 77 triệu đồng tiền án phí Thời hạn thi hành quyết định này là 30 ngày kể từ ngày công bố án và nếu chậm thanh toán, bị đơn còn phải trả thêm tiền lãi nợ quá hạn theo quy định của ngân hàng tại thời điểm thanh toán Kết luận: Tự tin trong hội nhập, tự tin trong việc khởi kiện, đòi hỏi quyền lợi đúng đắn cho mình cũng là một trong những yếu tố giúp nâng tầm vị thế của DN VN, tạo dựng một môi trường kinh doanh bình đẳng, tuân thủ luật pháp - ông Trương Văn Hiền - Giám đốc Cty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An nói như khẳn Đưa một hình ảnh doanh nhân đầy tự tin đang đứng khoanh tay uy nghiêm chẳng hạn,trong bài cần linh động tóm câu chữ cho tốt và vận dụng đưa một số hình ảnh sinh động , ý nghĩa vào) chúc bảo sớm hoàn thành Hoàn thành xong gửi bài lên mail để ng còn xem xét chỉnh sửa.good luck!!! Contents GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC LỊCH SỬ LUẬT TRỌNG TÀI .1 Thông tin các trung tâm trọng tài ở Việt Nam: .2 ĐỊA CHỈ: Số 116, Nguyễn An Ninh, phường Tân An, Ninh Kiều, Tp Cần Thơ II KHÁI QUÁT LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI .3 Thẩm quyền và nguyên tắc giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại 3 Phân loại 3 Trình tự tố tụng trọng tài thương mại .4 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài 4 Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài 5 Biện pháp khẩn cấp tạm thời 8 10 Phiên họp giải quyết tranh chấp: 9 11 Phán quyết trọng tài 9 Công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài từ nước ngoài .10 Trọng tài nước ngoài và trọng tài quốc tế: 11 ƯU, NHƯỢC ĐIỂM, VÀ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ TỐ TỤNG TÒA ÁN .12 Ưu điểm: 12 Nhược điểm: 13 Sự khác biệt: 13 Công ty Vật tư Nông nghiệp Nghệ An thắng kiện công ty Summit Prakasa Asia Pte Ltd 14