Mục tiêu của nước ta là đến năm 2020 ngành Dulịch cơ bản trở thành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xãhội có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ KIỀU NHI
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG CỔ PHƯỚC
TÍCH HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ
HUẾ, NĂM 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ KIỀU NHI
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG CỔ PHƯỚC
TÍCH HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60 34 05
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS HOÀNG QUANG THÀNH
HUẾ, NĂM 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi và được sự hướng dẫncủa Thầy giáo TS Hoàng Quang Thành Các nội dung nghiên cứu, kết quả trongluận văn này đều trung thực và chưa công bố trước đây Những số liệu phục vụ choviệc phân tích đánh giá của cơ quan tổ chức và của các tác giả khác khác đều đượctrích dẫn và chú thích nguồn gốc cụ thể
Nếu có phát hiện bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Học viên
Nguyễn Thị Kiều Nhi
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các Thầy Cô giáo đã dạy dỗ
và cung cấp cho học viên những kiến thức cần thiết và bổ ích trong quá trình họctập tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
Đặc biệt, học viên xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo TS.Hoàng Quang Thành đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ học viên trong suốt quá trìnhhoàn thành luận văn tốt nghiệp
Dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những hạn chế,thiếu sót Kính mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn từ các Thầy, Cô giáo vàbạn đọc
Học viên
Nguyễn Thị Kiều Nhi
Trang 5TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên : NGUYỄN THỊ KIỀU NHI
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Niên khóa: 2015 -2017
Người hướng dẫn khoa học: TS HOÀNG QUANG THÀNH
Tên đề tài: PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG CỔ PHƯỚC TÍCH HUYỆN PHONG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế được nhà nước công nhận và trao bằng xếp hạng "Di tích quốc gia" vào tháng 6năm 2009 Đây là ngôi làng thứ 2 của Việt Nam được Bộ VH-TT&DL xếp hạng Ditích lịch sử văn hóa quốc gia sau làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội)
-Việc công nhận di tích lịch sử văn hóa quốc gia đã mở ra cơ hội phát triểnmới cho làng cổ Phước Tích theo hướng phát triển dịch vụ du lịch
Tuy nhiên, hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch của địa phương vẫn chưacao, chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của làng di sản Để tìm ra nguyênnhân và đưa ra giải pháp nhằm phát triển du lịch ở làng cổ Phước Tích tôi chọn đềtài “Phát triển du lịch tại làng cổ Phước Tích, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa ThiênHuế” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình
2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu: (Thứ cấp và sơ cấp)
- Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu và phân tích
3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch và phát triển du lịch làng cổ
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ du lịch ở làng cổ PhướcTích, qua đó chỉ ra các mặt tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạnchế trong thời gian qua
- Đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển du lịch tại làng cổ PhướcTích trong thời gian tới
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Trang 6Ký hiệu Tên hình vẽ Trang
Hình 2.1 Cơ cấu giá trị sản xuất huyện Phong Điền theo giá hiện hành
Hình 2.3 Thời gian tham gia dịch vụ du lịch bình quân 1 tuần 72
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tình hình lực lượng lao động của huyện Phong Điền qua 2 năm
2015 -2016
42
Bảng 2.2 Tình hình về lượt khách – ngày khách giai đoạn 2013 -2016 51Bảng 2.3 Doanh thu và tốc độ tăng trưởng doanh thu giai đoạn 2013 -2016 52Bảng 2.4 Sự phát triển các sản phẩm du lịch ở làng cổ Phước Tích 56Bảng 2.5 Hệ thống các điểm di tích ở làng cổ Phước Tích 59Bảng 2.6 Cơ sở lưu trú và tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2013 -2016 61Bảng 2.7 Đánh giá mức độ đồng ý của du khách đối với dịch vụ du lịch
Trang 8MỤC LỤC
Trang Lời cam đoan I Lời cảm ơn II Tóm lược luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế III Danh mục sơ đồ, hình vẽ III Danh mục các bảng biểu V Mục lục VI
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu 3
1.6 Bố cục của luận văn 4
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG CỔ 5
1.1 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch làng cổ 5
1.1.1 Một số khái niệm 5
1.1.2 Ý nghĩa của việc phát triển du lịch làng cổ 12
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch làng cổ 13
1.1.4 Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch làng cổ 22
1.2 Một số kinh nghiệm về phát triển du lịch làng cổ và bài học đối với làng cổ Phước Tích 27
1.2.1 Một số kinh nghiệm phát triển du lịch làng cổ trên thế giới 27
1.2.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch làng cổ ở Việt Nam 32
1.2.3 Bài học kinh nghiệm đối với làng cổ Phước Tích 37
1.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan 38
Trang 9CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG CỔ PHƯỚC
TÍCH 40
2.1 Tổng quan về huyện Phong Điền và làng cổ Phước Tích 40
2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Phong Điền 40 2.1.2 Tổng quan về làng cổ Phước Tích 46
2.2 Thực trạng phát triển du lịch tại làng cổ Phước Tích 52
2.2.1 Tình hình phát triển về mặt quy mô 52
2.2.2 Tình hình phát triển về mặt chất lượng 55
2.2.3 Tình hình phát triển về mặt cơ cấu 71
2.2.4 Kết quả, hiệu quả của việc phát triển du lịch làng cổ Phước Tích 71
2.3 Đánh giá chung về tình hình phát triển du lịch làng cổ Phước Tích 80
2.3.1 Những kết quả đạt được 80
2.3.2 Những hạn chế, tồn tại 82
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại 83
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG CỔ PHƯỚC TÍCH 84
3.1 Giải pháp phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch 84
3.2 Giải pháp quảng bá hình ảnh Phước Tích 85
3.3 Các giải pháp bảo tồn 87
3.4 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch 89 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
1 Kết luận 91
2 Kiến nghị 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3
Quyết định thành lập hội đồng chấm luận văn
Trang 10Biên bản của hội đồng chấm luận vănNhận xét luận văn của Chủ tịch hội đồngNhận xét luận văn của Ủy viên phản biện 1Nhận xét luận văn của Ủy viên phản biện 2Giải trình nội dung chỉnh sửa luận vănGiấy xác nhận hoàn thiện luận văn
Trang 11PHẦN I MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiện nay ngành du lịch là một ngành mũi nhọn của nhiều nước, trong đó cóViệt Nam Trong những năm qua ngành Du lịch Việt Nam đã có bước phát triển rõrệt và đạt được những kết quả quan trọng Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tếđạt 10,2%/năm, khách du lịch nội địa tăng 11,8%/năm Năm 2016 số lượng kháchquốc tế đạt 10 triệu lượt người, tăng hơn 4,3 lần so với năm 2001, khách du lịch nộiđịa đạt 62 triệu lượt người, tăng 5,3 lần so với năm 2001, đóng góp trực tiếp ước đạt6,8% GDP, cả gián tiếp và lan tỏa đạt 14% GDP [Nghị quyết 08-NQ/TW của BộChính trị]
Sự phát triển của ngành du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơcấu kinh tế và xuất khẩu tại chổ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tàinguyên thiên nhiên, tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh quátrình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam
Chú trọng vào việc phát triển ngành kinh tế đầy tiềm năng này, Việt Nam
đã và đang đưa du lịch vào ngành kinh tế mũi nhọn để đầu tư phát triển trong địnhhướng phát triển của đất nước Mục tiêu của nước ta là đến năm 2020 ngành Dulịch cơ bản trở thành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xãhội có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ,hiện đại, sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng có thương hiệu, mang đậm bảnsắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực [Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị]
Thừa Thiên Huế được xác định là trung tâm văn hóa lớn của miền Trung và
cả nước đang sở hữu một số lượng lớn các di tích văn hóa lịch sử, phong phú vềtài nguyên du lịch, bên cạnh đó việc tổ chức UNESCO công nhận quần thể di tích
cố đô Huế và nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa thế giới và di sản văn hóathế giới phi vật thể đầu tiên ở Việt Nam là một sự thuận lợi lớn ttrong hoạt động
du lịch của tỉnh
Trang 12Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế được nhà nước công nhận và trao bằng xếp hạng "Di tích quốc gia" vào tháng 6năm 2009 Đây là ngôi làng thứ 2 của Việt Nam được Bộ VH-TT&DL xếp hạng Ditích lịch sử văn hóa quốc gia sau làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).
-Việc công nhận di tích lịch sử văn hóa quốc gia đã mở ra cơ hội phát triểnmới cho làng cổ Phước Tích theo hướng phát triển dịch vụ du lịch
Tuy nhiên, hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch của địa phương vẫn chưacao, chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của làng di sản Để tìm ra nguyênnhân và đưa ra giải pháp nhằm phát triển du lịch ở làng cổ Phước Tích tôi chọn đềtài “PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG CỔ PHƯỚC TÍCH, HUYỆN PHONGĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình
1.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Đâu là cơ sở khoa học của việc phát triển du lịch làng cổ Phước Tích?
- Thực trạng phát triển du lịch tại làng cổ Phước Tích hiện nay như thế nào?
- Những giải pháp nào cần áp dụng để thúc đẩy sự phát triển du lịch tại làng
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch và phát triển du lịch làng cổ
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ du lịch ở làng cổ PhướcTích, qua đó chỉ ra các mặt tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạnchế trong thời gian qua
- Đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển du lịch tại làng cổ PhướcTích trong thời gian tới
Trang 131.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Là các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch tại làng cổ Phước Tích huyệnPhong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Các giải pháp đề xuất áp dụng cho giai đoạn từ nay đến năm 2020
* Phạm vi về không gian: Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện PhongĐiền, tỉnh Thừa Thiên Huế
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
* Dữ liệu thứ cấp: Thông tin dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài gồmcác số liệu thống kê, các báo cáo, đề án v.v được thu thập từ các cơ quan đơn vịthuộc UBND huyện Phong Điền; Ban quản lý khu di tích kiến trúc nghệ thuật làng
cổ Phước Tích; Chi cục Thống kê huyện Phong Điền; UBND xã Phong Hòa và cácthông tin từ các cơ quan báo đài Ngoài ra tác giả còn tham khảo các loại sách, báo
và các công trình nghiên cứu có liên quan Từ dữ liệu thứ cấp thu thập được tiếnhành phân tích nhằm kế thừa những thông tin có giá trị và phù hợp để đưa vào trongphần nội dung nghiên cứu
* Dữ liệu sơ cấp: Thu thập qua điều tra khảo sát ý kiến đánh giá đối với cácnhóm đối tượng gồm chính quyền địa phương (huyện và xã), từ người dân bản địa,
từ du khách đã hoặc đang sử dụng dịch vụ du lịch tại làng cổ Phước Tích
Đối với nhóm đối tượng là chính quyền địa phương số lượng khảo sát ý kiến
là ba đối tượng gồm Giám đốc Ban quản lý làng cổ Phước Tích, Chủ tịch UBND xãPhong Hòa và trưởng thôn Phước Phú (đơn vị quản lý hành chính đối với làng cổPhước Tích) Nội dung phỏng vấn là thu thập thông tin về cơ chế, chính sách, đầu
tư phát triển cho du lịch … tại làng cổ Phước Tích
Trang 14Đối với người dân bản địa: Điều tra toàn bộ số dân bản địa đang trực tiếp thamgia vào hoạt động du lịch là 40 người về thời gian, hình thức, thu nhập… của ngườidân tham gia vào hoạt động du lịch.
Đối với du khách: nội dung nghiên cứu các thông tin từ du khách về nguồncung cấp thông tin về làng cổ, các chương trình tour lựa chọn, đo lường sự hài lòng,yếu tố làm du khách quay trở lại…
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, số lượng mẫu được xác định bằng tổng
số biến quan sát nhân 5 đơn vị cộng với 20% dự phòng
Số biến đưa vào nghiên cứu là 38 biến Do vậy, kích thước mẫu điều traphục vụ cho nghiên cứu là 228
n = (38 * 5) + 20% * (38* 5) = 228
1.5 2 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu và phân tích
- Công cụ xử lý và phân tích số liệu bằng Excel, thống kê tần suất, phần trăm
- Phương pháp thống kê, mô tả: Được sử dụng để thống kê và thể hiện các sốliệu thu thập được thông qua các bảng, biểu đồ sau đó mô tả các số liệu này nhằmđánh giá các đặc trưng của các khía cạnh nghiên cứu
- Phân tích tổng hợp, so sánh: tổng hợp số liệu từ các báo cáo và so sánh đểthấy chiều hướng và mức độ thay đổi của các chỉ tiêu phân tích qua các năm
- Phương pháp phân tích định tính: Sử dụng phương pháp này trong nghiêncứu nhằm tìm hiểu, nắm bắt mong muốn sở thích, sự hài lòng của du khách để hoànthiện sản phẩm du lịch tại làng cổ Phước Tích
1.6 Bố cục của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, nội dung chính của luận vănđược thiết kế gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch làng cổ
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch làng cổ Phước Tích
Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch tại làng cổ Phước Tích
n = ( Số biến * 5 ) + 20%* ( số biến * 5)
Trang 15PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH LÀNG CỔ1.1 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch làng cổ
1.1.1 M ột số khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm về du lịch
Từ giữa thế kỷ 19, du lịch bắt đầu phát triển mạnh và ngày nay đã trở thànhmột hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch củadân cư là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống Tuy nhiên, kháiniệm “Du lịch” được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc
độ khác nhau
Khái niệm về du lịch theo cách tiếp cận của các đối tượng liên quan đến hoạtđộng du lịch:
- Đối với người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của họ ở
ngoài nơi cư trú để thoả mãn các nhu cầu khác nhau: hoà bình, hữu nghị, tìm kiếmkinh nghiệm sống hoặc thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần khác
- Đối với người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện
về sản xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người du lịch vàđạt được mục đích số một của mình là thu lợi nhuận
- Đối với chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về
hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch, làtổng hợp các hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong việchành trình và lưu trú, là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương, tăng thu ngoại
tệ, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân địa phương
- Đối với cư dân sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội mà hoạt
động du lịch tại địa phương mình, vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu nền vănhoá, phong cách của những người ngoài địa phương mình, vừa là cơ hội để tìm việclàm, phát huy các nghề cổ truyền, tăng thu nhập nhưng đồng thời cũng gây ảnh
Trang 16hưởng đến đời sống người dân sở tại như về môi trường, trật tự an ninh xã hội, nơi
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức
thuộc Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người duhành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặctrong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và nhữngmục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoàimôi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếmtiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳnnơi định cư
Qua tiếp cận với những định nghĩa trên, có thể hiểu một cách khái quát: Dulịch là tổng thể những hoạt động với nhiều mối quan hệ phát sinh và tác động lẫnnhau giữa du khách, nhà doanh nghiệp du lịch, chính quyền các cấp và cộng đồngdân cư các địa phương trong quá trình khai thác tài nguyên du lịch, thu hút và lưugiữ du khách từ nơi khác đến tham quan, tạm trú, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡngnhằm thỏa mãn nhu cầu của họ, mặt khác, nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế - xã hội chođất nước, cho địa phương
Trang 17+ Khách du lịch nội địa: Bao gồm khách du lịch trong nước và khách du lịchquốc tế đến Đây là thị trường cho các cơ sở lưu trú và các nguồn thu hút kháchtrong một quốc gia.
+ Khách du lịch quốc gia: Gồm khách du lịch trong nước và khách du lịchquốc tế ra nước ngoài
Theo Luật du lịch của Việt Nam:
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đihọc, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến
Khách du lịch quốc tế (International tourist): là người nước ngoài, người ViệtNam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, ngườinước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch
Khách du lịch nội địa (Domestic tourist):là công dân Việt nam và người nướcngoài cư trú tại Việt nam đi du lịch trong vi phạm lãnh thổ Việt Nam
1.1.1.3 Khái ni ệm sản phẩm du lịch
Có nhiều khái niệm về sản phẩm du lịch, một trong những khái niệm đó là: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sởkhai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gianthú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng (Từ điển du lịch – TiếngĐức NXB Berlin 1984)
Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghicung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sởvật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương nào đó
Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và vôhình (dịch vụ) để cung cấp cho khách hay nó bao gồm hàng hóa, các dịch vụ và tiệnnghi phục vụ khách du lịch
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ và hàng hóa du lịch
Trang 18- Giá trị về tuổi, dựa trên yếu tố thời gian, thông thường lấy mốc là 100 năm.
- Giá trị về sử dụng liên quan tới chức năng gốc của làng Làng thuần nônghay làng có nghề phụ và các không gian cũng như công trình phục vụ cho các chứcnăng này Hoạt động của cư dân sẽ làm nên sức sống của làng nên sự hiện hữu củacác chức năng gốc càng rõ nét thì giá trị của nó càng cao
Giá trị về không gian liên quan tới mối quan hệ giữa hệ thống đường xá, cáckhông gian mang tính cộng đồng, các công trình kiến trúc và các trạng thái tự nhiêncần được tôn trọng Do vậy đặc điểm cấu trúc không gian của các làng đóng một vaitrò quan trọng tạo nên hình ảnh của làng cổ
Giá trị về vật chất của các công trình gắn với vật liệu xây dựng truyền thống
và những đặc điểm cấu tạo của công trình
Giá trị về nghệ thuật được biểu hiện ở hai khía cạnh chính, đó là nghệ thuật
bố cục trong cấu trúc không gian chung của làng và của từng công trình kiến trúc.Trong đó biểu hiện nghệ thuật kiến trúc, trang trí, điêu khắc của các công trình quatừng giai đoạn phát triển cho đến nay vẫn còn lưu giữ được
Giá trị về khảo cổ liên quan đến những khu vực chứa đựng những vết tích,các công trình do con người tạo nên có liên quan tới khu vực bảo tồn
Trang 19và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ)cao hơn.
Du lịch là ngành dịch vụ hoạt động trong nền kinh tế nhằm thỏa mãn nhữngnhu cầu vui chơi giải trí, tìm hiểu thiên nhiên, các nét đẹp văn hóa…của dân cư cácmiền khác nhau trên thế giới để thu được lợi nhuận Vì vậy, việc đẩy mạnh pháttriển du lịch thường được các quốc gia trên thế giới quan tâm đề cao vì tính hiệuquả của nó
Trên cơ sở khái niệm phát triển đã được giới thiệu ở trên, ta có thể đi đếnviệc xác lập nội hàm của phát triển du lịch như sau: Phát triển du lịch được địnhnghĩa là sự gia tăng sản lượng và doanh thu cùng mức độ đóng góp của du lịch chonền kinh tế đồng thời có sự hoàn thiện về mặt cơ cấu kinh doanh, thể chế và chấtlượng kinh doanh của ngành du lịch
1.1.1.6 Khái ni ệm về du lịch làng cổ
Du lịch làng cổ là một trong những loại hình du lịch văn hóa
Theo Luật Du lịch, du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bảnsắc văn hóa với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giátrị văn hóa truyền thống Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa,những lễ hội truyền thống của dân tộc kể cả những phong tục tín ngưỡng v.v… đểtạo sức hút đối với khách du lịch bản địa của như khách quốc tế
Với những du khách có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tụctập quán bản địa thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) định nghĩa du lịch văn hóa baogồm các hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu,
Trang 20khám phá về văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu nghệ thuậtbiểu diễn, về các lễ hội và các sự kiện khác nhau, thăm các di tích và đền đài,
du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa, nghệ thuật dân gian và hành hương
Theo quan niệm của Hội đồng Quốc tế các di chỉ và di tích (ICOMOS)thì du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những di tích
và di chỉ Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc duy tu,bảo tồn, tôn tạo Loại hình này trên thực tế đã chứng minh cho những nỗ lực bảo tồn vàtôn tạo, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng vì những lợi ích văn hóa- kinh tế- xã hội
Ở Việt Nam, hoạt động du lịch văn hóa thường được tổ chức dựa trênnhững đặc điểm vùng miền Ngoài ra, du lịch văn hóa còn là đi thamquan thắng cảnh tự nhiên kết hợp tham quan di tích - di sản văn hóa Tóm lại, dulịch văn hóa chính là một loại hình của du lịch và được dựatrên việc khai thác các tài nguyên nhân văn để phục vụ cho hoạt động du lịch
Khi nhắc tới làng cổ chúng ta cảm nhận được sự thanh bình, yên lành vàtrong mát Khi được đắm mình vào không gian ấy, dường như được trở về với tuổithơ, về nơi chôn nhau cắt rốn của mình Hình ảnh làng cổ Việt Nam bao đời naynhư cây đa, bến nước, sân đình v.v…đã ăn sâu vào tâm trí của bao người
Ở Việt Nam, một ngôi làng được coi là làng cổ khi có các yếu tố:
Thứ nhất, căn cứ những yếu tố vật chất còn tồn tại một cách rõ rệt Đó là: cấutrúc không gian cảnh quan, các công trình kiến trúc
Thứ hai, các yếu tố phi vật thể như: lối sống (tập tục), tín ngưỡng, lễ hội.Cấu trúc không gian của làng thể hiện ở hệ thống đường sá của làng Vấn đềnày theo các nhà nghiên cứu thì nổi bật là hệ thống đường xương cá Trong làng cómột số đường chính và từ đây có các đường nhánh chia vào các cụm nhà (các nhánhnày thường là nhánh cụt) Lũy tre bao quanh làng cũng là một dạng tạo nên cấu trúcđặc trưng của làng cổ Việt Nam; những cụm nhà nằm ngoài lũy tre thường gọi làtrại hoặc ấp đây là nơi cư trú của người được làng cho ra ở hoặc cấp thêm đất
Cảnh quan của làng được thể hiện ở lũy tre hàng rào giếng nước, cây đa câygạo bến nước, cổng làng Những yếu tố này tạo nên hình ảnh chung của một làngquê Việt Nam nhưng cũng rất riêng cho từng làng vì những chi tiết của nó
Trang 21Các công trình kiến trúc của làng là cổng làng đình làng, nhà thờ họ, nhà ởngoài ra một số làng còn có các công trình tín ngưỡng như nhà thờ chùa miếu.Những yếu tố này càng rõ nét thì giá trị của làng về phương diện quy hoạch và kiếntrúc sẽ cao.
Các yếu tố phi vật thể có thể đã có nhiều thay đổi, nhiều hủ tục bị bãi bỏ đểcuộc sống phù hợp với sự phát triển Nhưng những hoạt động mang tính cộng đồngnặng về biểu hiện của văn hóa lịch sử vẫn được duy trì như hội làng, thờ nhữngngười anh hùng các vị có công với nước với dân Bên cạnh đó, tình làng nghĩa xóm,lối sống này là nét đẹp của người nông dân còn lưu giữ vì nó tạo nên nhịp sống củanông thôn
Với những nét đẹp và giá trị truyền thống vô cùng quý báu đó, người dân tạicác làng quê vẫn đang hàng ngày gìn giữ và bảo tồn để con cháu về luôn thấy tự hào
và trân trọng Thực tế hiện nay cho thấy, du khách trong nước đặc biệt là du kháchnước ngoài đang có xu hướng thích đi du lịch và tìm hiểu những vùng đất vẫn giữđược nét cổ truyền độc đáo đó
Tuy nhiên, các hoạt động du lịch tại các làng cổ vẫn đang còn mangtính tự phát do các cá nhân hay hộ gia đình đơn lẻ tự kinh doanh du lịch nhưphục vụ ăn uống tại chỗ cho du khách khi có nhu cầu hay cải tạo một vài vị trí tronggia đình để làm nơi lưu trú cho khách du lịch hay chỉ đơn giản là buôn bán một vàisản phẩm vùng quê cho du khách
Hình ảnh những ngôi nhà, ngôi chùa, mái đình đến những kiến trúc độc đáohay những phong tục tập quán vẫn luôn được người dân làng làng cổ hàng ngày gìngiữ và phát huy những giá trị tốt đẹp
Bên cạnh những thuận lợi mà tự nhiên và con người tại các làng cổ cóđược, những khó khăn, những hạn chế cũng cần được đề cập đến để từ đó cócái nhìn toàn diện trong việc phát triển du lịch văn hóa tại các làng cổ.Điều này không những thu hút khách du lịch đến với các làng cổ ngàycàng nhiều hơn mà còn tạo ra những lợi ích trước mắt và lâu dài cho chínhcộng đồng dân cư bản địa
Trang 221.1.2 Ý ngh ĩa của việc phát triển du lịch làng cổ
- Phát triển du lịch làng cổ góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân
Việc thu hút được nhiều khách, đặc biệt là khi du khách đến tham quan du lịchcộng đồng tại các địa phương sẽ mang lại một nguồn thu nhập cho chính cộng đồngtại địa phương đó Do hầu hết các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho du lịchđều được cung ứng từ người dân tại địa phương Đó là lợi ích kinh tế mà du lịchmang lại Tuy nhiên, thu nhập do du lịch cộng đồng mang lại có nhiều tính chất ưuviệt so với các hình thức du lịch khác, do người dân địa phương sẽ là người hưởnglợi đầu tiên chứ không phải là các công ty du lịch hay đối tượng khác
Du lịch cộng đồng không chỉ mang lại nguồn thu tạm thời cho người dân màhứa hẹn một nguồn thu ổn định và dài hạn Chính vì vậy cộng đồng cũng có tráchnhiệm bảo tồn các giá trị văn hóa thiên nhiên nơi họ đang sống Người dân có thểhiểu, các giá trị văn hóa bị mất đi, môi trường bị hủy hoại đồng nghĩa với nguồn thunày sẽ mất đi
- Phát triển du lịch làng cổ sẽ góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế địa phương.
Doanh thu từ hoạt động du lịch, tỷ lệ giữa doanh thu khách nội địa và doanhthu khách du lịch quốc tế, tỷ lệ hộ thu nhập thấp được hưởng lợi ích kinh tế từ dulịch Thông qua các hoạt động, dự án hỗ trợ phát triển du lịch tại làng cổ góp phầntăng nguồn thu và nâng cao mức sống cho người dân
Phát triển du lịch làng cổ góp phần tạo công ăn việc làm việc làm trong nhữnglúc rảnh rỗi nông nhàn, đào tạo người dân có trình độ lao động và tay nghề tronghoạt động dịch vụ du lịch Hiện nay tuy du lịch chưa thực sự trở thành nguồn thunhập chính của người dân, song hoạt động du lịch cộng đồng góp phần tạo công ănviệc làm cho người dân, giúp người dân tiếp cận được với những phương pháp,cách thức trong hoạt động phát triển du lịch
Cải thiện điều kiện cơ sở vật chất, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sốngcủa người dân Nâng cao sự gắn kết trong cộng đồng địa phương, lôi kéo được sựtham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch
Trang 23- Phát triển du lịch làng cổ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn
và phát triển di sản văn hóa của địa phương.
Văn hóa là một tài nguyên vô cùng quý giá trong du lịch Khách du lịchthường muốn tìm hiểu và hòa mình vào các hoạt động văn hóa của chính địaphương và du lịch cộng đồng tạo nên sự giao lưu giữa các nền văn hóa khác nhau
Do vậy, việc đánh giá sự bảo tồn và phát triển di sản văn hóa – xã hội tại địaphương là rất cần thiết
Có thể thấy rằng khi có nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa sẽ thu hút
du khách đến và tạo thu nhập cho cộng đồng Từ đó khuyến khích cộng đồng thamgia cung cấp dịch vụ cho du khách Nếu họ mất đi sự độc đáo về văn hóa thì nguồnhấp dẫn khách du lịch sẽ giảm dần, kéo theo thu nhập giảm xuống Muốn điều đókhông xảy ra thì phải tích cực tham gia vào các hoạt động để bảo tồn nguồn văn hóađặc sắc của chính họ
Thông qua hoạt động tài trợ, giúp đỡ của các tổ chức trong nước và quốc tếnhiều ngành nghề truyền thống được phục hồi và phát triển Hoạt động quảng cáo,tham quan, biểu diễn giúp du khách và người dân hiểu biết về nghề truyền thống,đồng thời khơi dậy đam mê trong mỗi chính người dân trong việc bảo tồn nghềtruyền thống của quê hương
- Phát triển du lịch làng cổ bền vững có ý nghĩa quan trọng trong việc làm thay đổi bộ mặt nông thôn và cải thiện môi trường sinh thái.
Nhu cầu du lịch của khách là muốn nghỉ ngơi tại những khu vực có nhiềucảnh quan với môi trường trong lành, điều đó kích thích việc tôn tạo, bảo vệ môitrường sinh thái Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường trên toàn cầu như hiện nay thìviệc phát triển du lịch cộng đồng là một trong những giải pháp khả thi góp phần vàoviệc giáo dục người dân và du khách về vấn đề bảo vệ môi trường
1.1.3 Các nhân t ố ảnh hưởng đến phát triển du lịch làng cổ
1.1.3.1 Tài nguyên du l ịch
Tài nguyên du lịch có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển du lịch Tàinguyên nghĩa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần được khai thác và phục vụcho một mục đích phát triển nào đó của con người
Trang 24Tài nguyên được phân loại thành tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố
tự nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố con người và xã hội
Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung Khái niệmtài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch Tại điều 10 của Pháp lệnh
Du lịch Việt Nam (1999): “Tài nguyên du lịch được hiểu là cảnh quan thiên nhiên,
di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình sáng tạo của conngười có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hìnhthành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sức hấp dẫn du lịch”
Theo Bucvakhop – nhà địa lý học người Bungari cho rằng "Tài nguyên dulịch bao gồm các thành phần và những sự kết hợp khác nhau của cảnh quan thiênnhiên cùng cảnh quan nhân văn có thể được sử dụng cho dịch vụ du lịch và thỏamãn nhu cầu nghĩ ngơi thay tham quan của khách du lịch"
Như vậy, tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển du lịch Thực
tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấpdẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu
Để khai thác và sử dụng tốt nhất các tài nguyên du Tại điều 10 của Pháp lệnh
Du lịch Việt Nam (1999): “Tài nguyên du lịch được hiểu là cảnh quan thiên nhiên,
di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình sáng tạo của conngười có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hìnhthành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sức hấp dẫn du lịch”
Theo Bucvakhop – nhà địa lý học người Bungari cho rằng "Tài nguyên dulịch bao gồm các thành phần và những sự kết hợp khác nhau của cảnh quan thiênnhiên cùng cảnh quan nhân văn có thể được sử dụng cho dịch vụ du lịch và thỏamãn nhu cầu nghĩ ngơi thay tham quan của khách du lịch"
Như vậy, tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển du lịch Thực
tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấpdẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu
Trước hết cần phải tìm hiểu và nghiên cứu các đặc điểm nguồn tài nguyênnày Tài nguyên du lịch có những đặc điểm chính sau:
Trang 25Khối lượng các nguồn tài nguyên và diện tích phân bổ các nguồn tài nguyên
là cơ sở cần thiết để xác định khả năng khai thác và tiềm năng của hệ thống lãnh thổnghỉ ngơi, du lịch
Thời gian khai thác xác định tính mùa của du lịch, nhịp điệu của dòng khách.Tính bất biến về mặt lãnh thổ của đa số các loại tài nguyên tạo nên lực hút cơ
sở hạ tầng va dòng du lịch tới nơi tập trung các loại tài nguyên đó
Vốn đầu tư tương đối thấp và giá thành chi phí sản xuất không cao cho phépxây dựng tương đối nhanh chóng cơ sở hạ tầng và mang lại hiệu quả kinh tế – xãhội cũng như khả năng sử dụng độc lập từng loại tài nguyên
Tài nguyên du lịch có khả năng sử dụng nhiều lần nếu tuân theo các qui định về
sử dụng tự nhiên một cách hợp lý, thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ chung
Tài nguyên du lịch có thể chia làm 2 nhóm:
– Tài nguyên du lịch tự nhiên: Là các yếu tố về địa hình, khí hậu, nguồnnước và hệ sinh vật
– Tài nguyên du lịch nhân văn: là các di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc, các lễhội, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học và các đối tượng văn hoá thể thao vàhoạt động nhận thức khác
Mỗi loại giao thông có những đặc trưng riêng biệt Giao thông bằng ô tô tạođiều kiện cho khách dễ dàng đi theo lộ trình lựa chọn Giao thông đường sắt rẻ tiền
Trang 26nhưng chỉ đi theo những tuyến cố định Giao thông đường hàng không rất nhanh,rút ngắn thời gian đi lại nhưng đắt tiền Giao thông đường thuỷ tuy chậm nhưng cóthể kết hợp với việc tham quan giải trí…dọc theo sông hoặc ven biển.Giao thông là một bộ phận của cơ sở hạ tầng kinh tế, tuy nhiên hiện nay đã có một
số phương tiện giao thông được sản xuất với mục đích chủ yếu phục vụ du lịch.Nhìn chung, mạng lưới giao thông vận tải trên thế giới và từng quốc gia khôngngừng được hoàn thiện Điều đó đã giảm bớt thời gian đi lại, tăng thời gian nghỉngơi và du lịch
Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải là những nhân tố quan trọnghàng đầu
Du lịch gắn với việc di chuyển con người trên phạm vi nhất định Điều nàyphụ thuộc chặt chẽ vào giao thông vận tải Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn đốivới du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được nếu thiếu yếu tố giao thông vận tải.Thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng du lịch mới trở thành mộthiện tượng phổ biến trong xã hội
Mỗi loại giao thông có những đặc trưng riêng biệt Giao thông bằng ô tô tạođiều kiện cho khách dễ dàng đi theo lộ trình lựa chọn Giao thông đường sắt rẻ tiềnnhưng chỉ đi theo những tuyến cố định Giao thông đường hàng không rất nhanh,rút ngắn thời gian đi lại nhưng đắt tiền Giao thông đường thuỷ tuy chậm nhưng cóthể kết hợp với việc tham quan giải trí… dọc theo sông hoặc ven biển
Giao thông là một bộ phận của cơ sở hạ tầng kinh tế, tuy nhiên hiện nay đã
có một số phương tiện giao thông được sản xuất với mục đích chủ yếu phục vụ dulịch Nhìn chung, mạng lưới giao thông vận tải trên thế giới và từng quốc gia khôngngừng được hoàn thiện Điều đó đã giảm bớt thời gian đi lại, tăng thời gian nghỉngơi và du lịch
Các công trình cung cấp điện, nước
Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên… Khi rờikhỏi nơi cư trú thường xuyên đến một địa điểm khác, ngoài các nhu cầu về ăn,uống, ở, đi lại… du khách còn có nhu cầu đảm bảo về điện, nước để cho quá trình
Trang 27sinh hoạt được diễn ra bình thường Cho nên yếu tố điện, nước cũng là một trongnhững nhân tố quan trọng phục vụ trực tiếp việc nghỉ ngơi giải trí của khách.
1.1.3.3 Cơ sở vật chất – kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trìnhtạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch làng cổ cũng như quyết định mức độ khai tháctiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch Chính vì vậy nên sựphát triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện
cơ sở vật chất kỹ thuật
Du lịch là ngành “sản xuất” nhiều và đa dạng về thể loại dịch vụ, hàng hoánhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch Do vậy cơ sở vất chất kỹ thuật du lịchgồm nhiều thành phần khác nhau Việc tiêu dùng dịch vụ, hàng hoá du lịch đòi hỏiphải có một hệ thống các cơ sở, công trình đặc biệt…Tài nguyên du lịch chiếm vị tríđặc biệt quan trọng trong tiêu dùng của khách du lịch Việc sử dụng hiệu quả nguồntài nguyên du lịch đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống các công trình Căn cứ vàocác đặc điểm trên có thể hiểu cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ cácphương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hoá du lịchnhằm đóng góp mọi nhu cầu của khách du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành dulịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành kinh tế quốc dân tham gia phục vụ dulịch: thương nghiệp, dịch vụ… cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và tài nguyên du lịch cómối quan hệ chặt chẽ với nhau Tài nguyên du lịch ảnh hưởng tới công suất, thể loại,thứ hạng của hầu hết các thành phần cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Khả năng tiếpnhận của tài nguyên du lịch là cơ sở xây dựng công suất các công trình phục vụ du lịch.Sức hấp dẫn của chúng có ảnh hưởng đến thứ hạng của các cơ sở này
Sự kết hợp hài hoà giữa tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịchgiúp cho cơ sở phục vụ du lịch có hiệu quả, kéo dài thời gian sử dụng chúng trongnăm Vị trí của tài nguyên du lịch là căn cứ để bố trí hợp lý cơ sở vật chất kỹ thuậttrên các vùng lãnh thổ của đất nước và là tiền đề cơ bản để hình thành các trung tâm
du lịch
Trang 28Sự phụ thuộc của cơ sở vật chất kỹ thuật vào tài nguyên du lịch không chỉdiễn ra theo một chiều, mà về phía mình các công trình, cơ sở phục vụ du lịch cũng
có tác động nhất định tới mức độ sử dụng tài nguyên du lịch và việc gìn giữ bảo vệ
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm nhiều thành phần, chúng có nhữngchức năng và ý nghĩa nhất định đối với việc tạo ra, thực hiện các sản phẩm du lịch
Để đảm bảo cho việc tham quan du lịch trên qui mô lớn cần phải xây dựng cơ sở vậtchất kỹ thuật tương ứng như các khách sạn, nhà hàng, căn tin, cửa hiệu, trạm cungcấp xăng dầu, trạm y tế, nơi vui chơi thể thao… Khâu trung tâm của cơ sở vật chất
kỹ thuật là phương tiện phục vụ cho việc ăn ngủ của khách, tức là nguồn vốn cốđịnh của du lịch Việc đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch căn cứ vào 3 tiêu chí:Đảm bảo những điều kiện tốt cho nghỉ ngơi du lịch, đạt hiệu quả kinh tế tối ưutrong quý trình xây dựng và khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật, thuận tiện cho việc đilại của khách từ các nơi đến
Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm:
Cơ sở phục vụ ăn uống và lưu trú: Đây là thành phần đặc trưng nhất trongtoàn bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Chúng đáp ứng nhu cầu căn bảnnhất của con người (ăn và ngủ) khi hộ sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ.Các cơ sở lưu trú được phân chia thành nhiều loại:
- Các cơ sở lưu trú xã hội chủ yếu đón nhận khách du lịch trong nước vì mức
độ tiện nghi và chất lượng phục vụ ở mức độ trung bình, không cho phép tiếp đónkhách du lịch quốc tế, nhất là từ các nước phát triển đến Các cơ sở này thường nằm
ở các đô thị và các điểm du lịch
- Nhà khách là các cơ sở kinh doanh nhỏ có thể phục vụ cả vấn đề ăn uốngcho khách Có khoảng từ 1 đến 6 phòng, có kiến trúc và thiết kế nội thất kiểu truyềnthống địa phương Các nhà khách này thường nằm ở vùng nông thôn hoặc ngoại vithành phố
- Khách sạn trung chuyển du lịch là các cơ sở kinh doanh nhỏ, đáp ứng cáctiêu chuẩn phân loại khách sạn, là một mắt xích trong các sản phẩm du lịch trọn góichào bán cho khách du lịch trong nước và quốc tế Thường nằm tại các vùng nông
Trang 29thôn và được xây dựng theo sắc thái kiến trúc địa phương Thông thường có từ 6đến 16 phòng.
- Khách sạn thông thường là các cơ sở kinh doanh trung bình Đối tượngphục vụ là khách du lịch, thương nhân hay khách công vụ Có khoảng từ 6 đến 60phòng Vị trí thường nằm ở các đô thị hoặc các danh lam thắng cảnh có tiếng
- Khách sạn du lịch lớn là các cơ sở kinh doanh quy mô lớn Đối tượng phục vụ làcác thương gia hay khách du lịch nhiều tiền Có trên 60 phòng Thường nằm ở cáctrung tâm đô thị hay các khu du lịch nổi tiếng Các khách sạn du lịch lớn gồm nhiềuloại, như khách sạn phục vụ các thương gia hay khách du lịch quá cảnh, các kháchsạn nghỉ ngơi (từ 3 đến 5 sao) nhằm đón các du khách đến nghỉ dưỡng trong thờigian ngắn, các làng du lịch (từ 2 đến 3 sao) nhằm phục vụ các khách du lịch đếnnghỉ trong từng thời gian ngắn Ngoài các cơ sở ăn uống, lưu trú trên, trong thànhphần của chúng còn bao gồm cả hệ thống nhà kho, nhà bảo quản, nhà bếp trangthiết bị và trang trí nội thất phải được bố trí hợp lý, tạo được bầu không khí thoảimái, dễ chịu cho du khách Ngoài ra các cơ sở này còn là nơi vui chơi giải trí cho
họ, vì vậy chúng còn có thể có hệ thống công trình trang thiết bị phục vụ vui chơigiải trí như dàn nhạc, sàn khiêu vũ, phòng xem video, trò chơi điện tử…
- Các cơ sở lưu trú khác: Motel, Camping, Bungalow, Nhà trọ thanh niên…
Mạng lưới cửa hàng chuyên nghiệp: Là một phần trong cơ cấu cơ sở vật chất
kỹ thuật du lịch Mục đích của chúng là đáp ứng nhu cầu về hàng hoá của khách dulịch bằng việc bán các mặt hàng đặc trưng cho khách du lịch, hàng thành phẩm vàcác hàng hoá khác
Cơ sở vật chất kỹ thuật này bao gồm 2 phần: một phần thuộc các trung tâmdịch vụ du lịch, chúng phục vụ khách du lịch là chủ yếu Phần khác thuộc mạnglưới thương nghiệp địa phương với nhiệm vụ phục vụ nhân dân địa phương, đồngthời cũng đóng vai trò quan trọng đối với việc phục vụ khách du lịch, góp phầnnâng cao hiệu quả hoạt động du lịch nơi đó
Do khách du lịch đông, lại từ nhiều nơi đến nên nhu cầu về hàng hoá của họrất phong phú, đa dạng, tuỳ theo đặc điểm tiêu dùng như tính truyền thống, tính dân
Trang 30tộc… Từ đó cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng nhu cầu trên cũng phong phú, đa dạng,
từ cửa hàng bán thực phẩm, rau quả, cửa hàng bán đồ lưu niệm đến các cửa hàng bán
đồ chuyên dùng cho du lịch, bán hàng tiêu dùng (bằng ngoại tệ hay nội tệ…).Các cửa hàng có thể được bố trí trong khách sạn, tại khu du lịch, đầu mối giao thông
Cơ sở thể thao: Là một bộ phận của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Chúng cótác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho kỳ nghỉ của khách du lịch, làm cho nó trở nêntích cực hơn Các cơ sở thể thao gồm có các công trình thể thao, các phòng thể thaohay trung tâm thể thao với nhiều loại khác nhau, các thiết bị chuyên dùng cho mỗiloại (bể bơi, xe đạp nước, cầu trượt nước, cho thuê ô tô…)
Ngày nay, công trình cơ sở thể thao là một bộ phận không thể thiếu ở cáctrung tâm du lịch Chúng làm tăng hiệu quả sử dụng của khách sạn, cămping… vàlàm phong phú thêm các loại hình hoạt động du lịch
Cơ sở y tế: Nhằm mục đích phục vụ du lịch chữa bệnh và cung cấp dịch vụ
bổ sung tại các điểm du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật ở đây bao gồm các trung tâmchữa bệnh (bằng nước khoáng, ánh nắng mặt trời, bùn, các món ăn kiêng…), cácphòng y tế với các trang thiết bị trong đó (phòng tắm hơi, massage).Các cơ sở y tế luôn luôn gắn liền với các cơ sở thể thao và có thể được bố trí trongkhách sạn
Các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hoá phục vụ du lịch: Cáccông trình này nhằm mục đích nâng cao, mở rộng kiến thức văn hoá xã hội chokhách du lịch, tạo điều kiện giao tiếp xã hội, tuyên truyền về truyền thống, thànhtựu văn hoá của các dân tộc
Các công trình bao gồm trung tâm văn hoá, phòng chiếu phim, nhà hát, câulạc bộ, phòng triển lãm… Chúng có thể được bố trí trong khách sạn hoặc hoạt độngđộc lập tại các trung tâm du lịch
Hoạt động văn hoá thông tin có thể được tổ chức thông qua các buổi dạhội hữu nghị, hội hoá trang, đêm ca nhạc, tuần lễ biển, buổi gặp gỡ trao đổigiữa những khách du lịch có cùng một nghề, buổi chiếu phim, xem kịch, thamquan viện bảo tàng…
Trang 31Tuy các công trình này có ý nghĩa thứ yếu đối với quá trình phục vụ du lịch,nhưng chúng giúp cho khách du lịch sử dụng thời gian rỗi một cách hợp lý, làm cho
họ cảm thấy thoải mái trong kỳ nghỉ của mình tại khu du lịch
Cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác: trạm xăng dầu, thiết bị cấp cứu,xưởng sửa chữa, phòng rửa tráng phim ảnh, bưu điện… Nhìn chung, các công trìnhnày được xây dựng chủ yếu phục vụ nhân dân địa phương, còn đối với khách dulịch nó chỉ có vai trò thứ yếu Nhưng tại các điểm du lịch, chúng góp phần làm tăngtính đồng bộ của hệ thống dịch vụ du lịch
1.1.3.5 Cơ chế chính sách trong việc phát triển du lịch
Chính sách phát triển du lịch là chìa khóa dẫn đến thành công trong việc pháttriển du lịch Nó có thể kìm hãm nếu đường lối sai với thực tế Chính sách phát triển
du lịch được ở hai mặt: Thứ nhất là chính sách chung của Tổ chức du lịch thế giớiđối với các nước thành viên; thứ hai là chính sách của cơ quan quyền lực tại địaphương, quốc gia đó Mặt thứ hai có ý nghĩa quan trọng hơn cả vì nó huy độngđược sức người, căn cứ vào khả năng thực tế tại mỗi vùng, quốc gia đó để đưa rachính sách phù hợp
Ngành du lịch Việt Nam trong những năm qua đã phát triển khá nhanh, sốlượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng nhiều, du lịch mang lại nhiều lợi nhuậncho nền kinh tế, trong đó có phần đóng góp rất quan trọng của đội ngũ các doanh
Trang 32nghiệp du lịch Nhà nước luôn tạo điều kiện về mặt chính sách, để tạo thuận lợi chocác doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch Hiện Việt Nam đã có Chiến lượcphát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
1.1.4 Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch làng cổ
1.1.4.1 Phát tri ển về mặt quy mô
a N ội dung và cách thức phát triển về mặt quy mô
Phát triển về mặt quy mô trong du lịch là tăng trưởng về doanh thu, lượngkhách du lịch đến địa phương
Doanh thu và lượng khách du lịch tăng trưởng ổn định có nghĩa là địaphương đã có những bước đi đúng đắn, hợp lý trong việc phát triển du lịch cũngnhư thu hút du khách tới địa phương
Doanh thu du lịch được thu từ nhiều nguồn như dịch vụ ăn uống, lưu trú, sảnphẩm lưu niệm và các dịch vụ khác đi kèm với hoạt động du lịch Do đó, ngành dulịch cần nâng cao chất lượng các dịch vụ đi kèm với giá cả phù hợp bên cạnh đótăng cường mở rộng, nâng cấp các cơ sở lưu trú, các cơ sở ẩm thực, đa dạng hóathêm nhiều loại hình du lịch để tăng doanh thu cho ngành cũng như tăng ngàykhách tại điểm du lịch
b Các ch ỉ tiêu phản ánh sự phát triển về quy mô du lịch làng cổ
+Tổng số ngày khách trong năm:
Trang 33Qi là số lượng khách tham gia tour du lịch thứ i.
Ni là số chuyến thực hiện của chương trình du lịch thứ i
+ Tổng doanh thu từ các hoạt động du lịch:
- Công thức: TR = R1 + R2 + R3 +…+Rn =
n
1TRi
Ri=Pi.Qi
Trong đó: TR là tổng doanh thu từ các hoạt động du lịch được thực hiệntrong kỳ phân tích
TRi là doanh thu của sản phẩm du lịch thứ i
Pi là giá bán cho một khách cho một lần thực hiện của chương trình du lịchthứ i
Qi là số lượng khách trong một lần thực hiện của chương trình du lịch thứ i
Trong đó: Ctlà lượng du khách đến địa phương năm t
Ct-1là lượng du khách đến địa phương năm t-1
Ý nghĩa: Gc>1 lượng du khách đến địa phương năm t có sự gia tăng
+ Tốc độ tăng trưởng về doanh thu:
- Công thức: Gr = t
t 1
R
R
Trong đó: Rtlà doanh thu từ du lịch địa phương năm t
Rt-1là doanh thu từ du lịch địa phương năm t-1
Ý nghĩa: Gr>1 doanh thu từ du lịch địa phương năm t có sự gia tăng
1.1.4.2 Phát tri ển về mặt chất lượng
a N ội dung và cách thức phát triển về mặt chất lượng
Phát triển về mặt chất lượng trong du lịch là sự phát triển theo hướng hợp lý
và hiệu quả của hoạt động du lịch và các dịch vụ liên quan, tăng mức độ hài lòngcủa du khách khi đến địa phương
Trang 34Để phát triển về mặt chất lượng, cần thực hiện việc tăng cường đầu tư đểnâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và qua đónâng cao chất lượng phục vụ Đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực, đây là nhân tốquan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm du lịch Chính vì vậy mức độ nângcao chất lượng nguồn nhân lực được coi là một trong những dấu hiệu quan trọng đểnhận biết sự phát triển bền vững của du lịch.
b Các ch ỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch làng cổ về mặt chất lượng
* Chất lượng nguồn nhân lực
Được đánh giá bởi sự gia tăng về trình độ của đội ngũ quản lý, cán bộ côngnhân viên được phản ánh qua tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ/tổng
số lao động hoạt động trong ngành
họ nhận được sau khi tham gia dịch vụ du lịch Sẽ có những trường hợp xảy ra :
Mức độ hài lòng cao: Khi những gì họ được trải nghiệm vượt quá những gì
mà họ mong đợi
Không hài lòng (thất vọng): Chất lượng mà dịch vụ mang lại khác xa và thấphơn so với kì vọng của khách hàng
Trang 35Hài lòng: Khi kỳ vọng của khách hàng trùng với trải nghiệm họ nhận được.
Để xác định chỉ số này, chúng ta phải sử dụng số liệu tổng hợp từ phiếu điềutra du khách để có thể đánh giá một cách khách quan và chính xác nhất
1- Sử dụng thang đo Likert để lượng hóa các mức độ đánh giá của du kháchđối với các vấn đề định tính với các mức độ như sau: 1 -Rất đồng ý, 2- đồng
4 – Không đồng ý, 5 – Rất không đồng ý
1.1.4.3 Chuy ển dịch về mặt cơ cấu du lịch
a N ội dung chuyển dịch cơ cấu
Cơ cấu ngành du lịch bao gồm nhiều bộ phận hợp thành một hệ thống hoànchỉnh và có mối tương quan giữa các bộ phận đó Tùy vào việc cách phân loại màchúng ta có nhiều cách xác định các bộ phận tương quan nêu trên (Phân loại theoloại hình dịch vụ, phân loại theo loại khách du lịch…)
Chuyển dịch về mặt cơ cấu khách du lịch: Đó là quá trình thúc đẩy việcchuyển dịch số lượng, tỷ lệ các nhóm khách du lịch khác nhau nhằm đạt đến sự hợp
lý, hiệu quả chung của ngành du lịch trên cơ sở khai thác tốt nhất các tiềm năng, thếmạnh của địa phương để nắm bắt các cơ hội phát sinh từ xu thế phát triển du lịchtrong nước và quốc tế Thông thường đó là sự dịch chuyển tỉ trọng của khách dulịch nội địa và khách quốc tế Sự tăng tỷ trọng của khách quốc tế trong cơ cấu khách
du lịch sẽ cho thấy mức độ hấp dẫn của du lịch địa phương cũng như hiệu quả củaviệc quảng bá du lịch
b Các ch ỉ tiêu chí đánh giá phát triển du lịch làng cổ về mặt chuyển dịch
cơ cấu du lịch
* Cơ cấu khách du lịch theo quốc tịch
Thể hiện qua tỷ trọng của khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tếtrong tổng lượng khách du lịch Cụ thể được tính bởi công thức :
Tỷ trọng khách quốc tế : qt Cqt
c
Trang 36Trong đó:
C’qt : là tỷ trọng của khách quốc tế trong tổng lượng khách du lịch
Cqt: Số lượng khách quốc tế tới du lịch
* Cơ cấu theo chi tiêu của du khách
Chi tiêu cho tham quan
Chỉ tiêu cho mua sắm hàng lưu niệm
Chi tiêu cho ăn uống
Chi tiêu cho lưu trú
1.1.4.4 Gia tăng kết quả, hiệu quả của hoạt động du lịch
a N ội dung và cách thức phát triển
Kinh tế du lịch phát triển nhanh chóng và trở thành ngành kinh tế mũi nhọntrong thời đại này của nhiều địa phương cũng như quốc gia Phát triển du lịch phảiđảm bảo kinh tế du lịch phải có sự tăng trưởng cao, liên tục và ổn định Phát triểngiúp bảo vệ môi trường sống Vì bảo vệ môi trường sống không chỉ đơn giản là bảo
vệ các loài động thực vật quý hiếm sống trong môi trường đó, mà nhờ có việc bảo
vệ môi trường sống mà con người được hưởng lợi từ đó: Không bị nhiễm độcnguồn nước, không khí và đất
Phát triển du lịch giúp phát triển kinh tế, ví dụ, từ việc khai thác các đặc sảnvăn hóa của vùng, người dân trong vùng có thể nâng cao đời sống nhờ khách du lịchđến thăm quan, sử dụng những dịch vụ du lịch và sản phẩm đặc trưng của vùng
Trang 37miền, của vùng Phát triển du lịch cũng giúp người làm du lịch, cơ quan địa phương,chính quyền và người tổ chức du lịch được hưởng lợi, và người dân địa phương cócông ăn việc làm.
Phát triển du lịch còn đảm bảo các vấn đề về xã hội, như việc giảm bớt các tệnạn xã hội bằng việc cung cấp công ăn việc làm cho người dân trong vùng Ở mộtcái nhìn sâu và xa hơn, du lịch giúp khai thác nguồn tài nguyên một cách có ý thức
và khoa học, đảm bào cho các nguồn tài nguyên này sinh sôi và phát triển để thế hệsau, thế hệ tương lai có thể được tiếp nối và tận dụng
b Các ch ỉ tiêu phản ánh sự gia tăng về kết quả và hiệu quả kinh doanh
d ịch vụ du lịch làng cổ
+ Đóng góp của ngành du lịch vào ngân sách địa phương
Ngoài việc đánh giá về lợi nhuận, trách nhiệm với ngân sách nhà nước củadoanh nghiệp, du lịch cần xem xét và đánh giá tác động của ngành tới phát triểnkinh tế địa phương theo tiêu chuẩn phát triển bền vững
+ Các chỉ tiêu xã hội
Số việc làm được taọ ra cho cho cộng đồng địa phương; Tỷ lệ số vị trí làmviệc trong ngành du lịch dành cho người địa phương; Tỷ lệ hàng hóa địa phươngtrong tổng giá trị hàng hóa tiêu dùng cho du lịch; Mức độ hài lòng của cộng đồngđịa phương đối với hoạt động du lịch;Văn hoá, phong tục tập quán của địa phương
có bị ảnh hưởng bởi hoạt động du lịch trên địa bàn
Sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: Để phát triển du lịch thì cơ sở hạ tầngđược đầu tư, nâng cấp và sửa chữa
+ Các chỉ tiêu khác
- Công tác quản lý và bảo tồn và sử dụng tài nguyên du lịch
- Mức độ ô nhiễm môi trường do hoạt động du lịch gây ra
- Số lượng các khu, điểm du lịch được quy hoạch tôn tạo, bảo vệ;
1.2 Một số kinh nghiệm về phát triển du lịch làng cổ và bài học đối với làng cổ Phước Tích
1.2.1 M ột số kinh nghiệm phát triển du lịch làng cổ trên thế giới
1.2.1.1 Kinh nghi ệm của Trung Quốc
Trang 38Tại Trung Quốc, ngành du lịch không chỉ đóng góp lớn cho nền kinh tế, mà
nó còn là một trong những yếu tố quan trọng, để Trung Quốc bảo tồn được các làng
cổ, trước xu thế đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ
Tại làng cổ Tùng Phan, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, các giá trị văn hóatruyền thống của người dân tộc Tạng được giữ gần như nguyên vẹn, nhất là cácnghề truyền thống như nghề làm trang sức bạc, nghề bốc thuốc đông y Đây đượcxem là những yếu tố hấp dẫn để các công ty du lịch hợp tác với chính quyền địaphương trong việc đưa du khách đến tham quan mua sắm
Văn hóa truyền thống được giữ gìn cẩn thận, hàng trăm hộ người dân tộc vàhàng ngàn hộ dân lân cận cũng khá giả lên nhờ Làng cổ Tùng Phan được bảo tồn vàkhai thác du lịch
Đời sống văn hóa tinh thần của nhiều dân tộc tại Trung Quốc từ đó được bảotồn khá nguyên vẹn nhờ những chủ trương để người dân địa phương cùng chung tayvới chính quyền, ngành chức năng quy hoạch định hướng phát triển kinh tế cho cáclàng cổ, nhất là ở những vùng người dân tộc, vùng sâu Đầu tư lớn nhất của chínhquyền là hạ tầng đến các điểm này được thuận tiện, dễ dàng, người dân được tạođiều kiện để khai thác các nghề truyền thống Nhờ vậy, hầu hết người dân tại đâyđều đồng thuận để cải tạo và bảo tồn làng cổ
Điểm khác biệt để Trung Quốc luôn hấp dẫn du khách đó chính là những giátrị truyền thống, những cung điện hay cổ trấn được giữ gần như nguyên vẹn Cónhững cổ trấn được xây dựng từ năm 700 trước công nguyên như thị trấn ChâuTrang, tỉnh Giang Tô, cách Thượng Hải 700 km, hay những ngôi làng có nhữngngôi nhà cổ tồn tại gần 1.700 năm đã hấp dẫn hàng triệu du khách nước ngoài đếntham quan Chính người dân sống trong những ngôi nhà cổ đó đã giữ gìn và truyền
từ đời này sang đời khác như một niềm tự hào của gia đình, cũng là phương kế đểkiếm sống
Những ngôi làng cổ tuy không phổ biến nhưng được người dân Trung Quốcgìn giữ cải tạo rất cẩn thận Đây như là một cách để người dân địa phương bảo tồn
Trang 39các giá trị văn hóa của dân tộc Ngoài ra, người dân tại đây còn kiếm một nguồn thunhập rất lớn từ du lịch.
Trang 401.2.1.2 Kinh nghi ệm của Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc: Hoạt động du lịch tại làng cổ Jeju đứng thứ nhất Hàn Quốc về
tỷ lệ tăng trưởng GRDP, phát triển việc làm, tăng trưởng nguồn thuế địa phương vàthuế quốc gia Năm 2014, tổng số khách du lịch đạt 11,5 triệu lượt người, trong đókhách quốc tế 2,5 triệu, khách nội địa 9 triệu Mỗi khách du lịch lưu trú tại Jeju bìnhquân từ 3 đến 5 ngày, mức chi tiêu bình quân đạt 609 USD (khoảng 12,5 triệuVND/khách) Tổng thu nhập từ du lịch của Jeju năm 2014 đạt khoảng 7.000 tỷ won,tương đương 7 tỷ USD (gần 150.000 tỷ VND) - Một con số cực kỳ ấn tượng
Với những kết quả đạt được, hoạt động du lịch tại Jeju đã góp phần quantrọng thúc đẩy các hoạt động kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm, bảo đảm đượcnguồn tài nguyên, tái đầu tư vào đời sống xã hội của cư dân
Mặc dù tỉnh - đảo Jeju sở hữu 4 danh hiệu tầm cỡ thế giới, trong đó có 3danh hiệu khoa học tự nhiên của UNESCO: Khu dự trữ sinh quyển (được công nhậnnăm 2002), Di sản thiên nhiên thế giới (được công nhận năm 2007), Công viên địachất toàn cầu (được công nhận năm 2010) và danh hiệu Kỳ quan thiên nhiên thếgiới mới (được công nhận năm 2011, cùng với Vịnh Hạ Long) Tuy nhiên, nhữngthành quả mà ngành du lịch Jeju đạt được chỉ thực sự gây ấn tượng mạnh trongnhững năm gần đây nhờ kết tinh các hoạt động sáng tạo, chuyên nghiệp của chínhquyền Hàn Quốc và những người làm du lịch Jeju Điều đó được thể hiện trên một
số nội dung chủ yếu mà Jeju đã thực hiện như: chuyển đổi chế độ pháp luật, ápdụng cơ chế chính sách đặc biệt, biến hòn đảo Jeju thành “Tỉnh tự trị đặc biệt”, thựchiện “Luật đặc biệt của thành phố tự do quốc tế” từ năm 2002 Theo đó công dâncủa 182 nước đến đây không cần Visa/không thuế, đồng thời liên tục triển khai cáchoạt động quảng bá xúc tiến để Jeju trở thành “Thành phố tự do quốc tế, hòn đảohoà bình của thế giới”
Bên cạnh đó, Jeju đầu tư kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, xây dựng, mởrộng nhiều cảng tàu biển để tăng cường khả năng tiếp cận cho các loại hình du lịchbiển, đầu tư phát triển, hiện đại hoá sân bay theo tiêu chuẩn quốc tế từ năm 2007 cókhả năng vươn tới 18 thành phố lớn trong vòng 2 giờ như Seoul, Tokyo, Osaka,Taipei, Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân