1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

DTM khach san phu nhuan chuong 2

16 606 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 74,3 KB
File đính kèm DTM khach san phu nhuan.rar (195 KB)

Nội dung

Báo cáo đánh giá tác động môi trường khách sạn Phú Nhuận tiêu chuẩn 5 sao. CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên 2.1.1.Điều kiện về địa lý, địa chất a.Vị trí địa lý Tọa độ địa lý : 776844.80 m E 1821549.68 m N Dự án có vị trí nằm ngay trung tâm thành phố Huế, có địa chỉ 77 Nguyễn Huệ Phường Phú Nhuận Thành phố Huế Tỉnh Thừ Thiên Huế. Diện tích đất của dự án: 4000m². Ranh giới khu đất có các mặt tiếp giáp + Phía Bắc giáp với: Trục đường Đống Đa. + Phía Nam giáp với: Trục đường Nguyễn Huệ. + Phía Tây giáp với: Đường Lý Thường Kiệt. + Phía Đông giáp với: Khu dân cư phường Phú Nhuận. Nằm trong vùng có trình độ phát triển rất cao của Thành phố, Phường Phú Nhuận có vị trí rất thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là phát triển dịch vụ. Các đối tượng bị ảnh hưởng: Dự án có vị trí giáp với các trục đường giao thông chính của thành phố Huế, nên trong bán kính phạm vi gần 200m sẽ chịu tác động từ dự án do ảnh hưởng của bụi, khí thải, và chất thải rắn trong quá trình thực hiện dự án. Bao gồm các đối tượng: + Người tham gia giao thông trên các tuyến đường giáp với dự án. + Các khu dân cư nằm trong phạm vi bán kính 200m + Trường THCS Nguyễn Chí Diểu và trường THPT Cao Thắng, trường mẫu giáo Thiên Hữu b.Địa hình Khách sạn Phú Nhuận được xây dựng trên một khu đất bằng phẳng ngay trung tâm Thành phố Huế. Độ cao khu đất dự án bằng với các tuyến đường Đống Đa, Nguyễn Huệ. Đây là điều kiện tương đối tốt cho việc xây dựng khách sạn. c. Địa chất Địa tầng địa chất khu vực dự án chủ yếu bao gồm cát, cuội sỏi và đá phong hóa và đá gốc. Đây là điều kiện địa chất điển hình ở vùng duyên hải miền trung Việt Nam với các lớp bồi tích ở trên cùng kế đến là lũ tích nằm tầng giữa và dưới cùng là đá.

Trang 1

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ

HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 2.1 Điều kiện môi trường tự nhiên

2.1.1.Điều kiện về địa lý, địa chất

a.Vị trí địa lý

- Tọa độ địa lý : 776844.80 m E

1821549.68 m N

- Dự án có vị trí nằm ngay trung tâm thành phố Huế, có địa chỉ 77 Nguyễn Huệ - Phường Phú Nhuận - Thành phố Huế - Tỉnh Thừ Thiên Huế

- Diện tích đất của dự án: 4000m²

- Ranh giới khu đất có các mặt tiếp giáp

+ Phía Bắc giáp với: Trục đường Đống Đa

+ Phía Nam giáp với: Trục đường Nguyễn Huệ

+ Phía Tây giáp với: Đường Lý Thường Kiệt

+ Phía Đông giáp với: Khu dân cư phường Phú Nhuận

Nằm trong vùng có trình độ phát triển rất cao của Thành phố, Phường Phú Nhuận có vị trí rất thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là phát triển dịch vụ

- Các đối tượng bị ảnh hưởng:

Dự án có vị trí giáp với các trục đường giao thông chính của thành phố Huế, nên trong bán kính phạm vi gần 200m sẽ chịu tác động từ dự án do ảnh hưởng của bụi, khí thải, và chất thải rắn trong quá trình thực hiện dự án Bao gồm các đối tượng:

+ Người tham gia giao thông trên các tuyến đường giáp với dự án

+ Các khu dân cư nằm trong phạm vi bán kính 200m

+ Trường THCS Nguyễn Chí Diểu và trường THPT Cao Thắng, trường mẫu giáo Thiên Hữu

b.Địa hình

Trang 2

Khách sạn Phú Nhuận được xây dựng trên một khu đất bằng phẳng ngay trung tâm Thành phố Huế Độ cao khu đất dự án bằng với các tuyến đường Đống

Đa, Nguyễn Huệ Đây là điều kiện tương đối tốt cho việc xây dựng khách sạn

c Địa chất

Địa tầng địa chất khu vực dự án chủ yếu bao gồm cát, cuội sỏi và đá phong hóa và

đá gốc Đây là điều kiện địa chất điển hình ở vùng duyên hải miền trung Việt Nam với các lớp bồi tích ở trên cùng kế đến là lũ tích nằm tầng giữa và dưới cùng là đá

2.1.2.Điều kiện về khí hậu, khí tượng

Khu vực thực hiện dự án nằm trên địa bàn Thành Phố Huế nên nhìn chung mang tính chất của khí hậu Thành Phố Huế - khí hậu nhiệt đới gió mùa, tính nhiệt đới thể hiện mạnh, mùa lạnh ngắn, không rét đậm và mùa mưa chậm hơn so với các tỉnh ở phía Bắc

Do nằm ở vùng chuyển tiếp của chế độ khí hậu giữa hai miền Nam - Bắc, nên các yếu tố khí hậu có sự biến dị so với hai cực của đất nước

Nhiệt độ

+Thành phố Huế có mùa khô nóng và mùa mưa ẩm lạnh Nhiệt độ trung bình hàng năm vùng đồng bằng khoảng 24°C - 25°C

+ Mùa lạnh từ cuối tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình là 20k C, nhiệt độ thấp nhất thuộc về tháng 1 và tháng 12 Do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc nên mưa nhiều, trời lạnh, nhiệt độ trung bình về mùa lạnh ở vùng đồng bằng là 20°C - 22°C

+ Mùa nóng từ tháng 4 tới tháng 11, nhiệt độ trung bình là 25̊> C, nhiệt độ cao

nhất vào tháng 6,7,8 Do chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng, nhiệt độ cao, nhiệt độ có thể lên đến 38°C- 40°C

+ Do nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa nên Huế có lượng bức xạ hàng năm khá lớn, đạt 70 – 85 Kcal/cm²

Trang 3

Biểu đồ nhiệt độ các tháng trong năm của Thành Phố Huế Nắng: 

Tổng số giờ nắng trung bình năm ở Thừa Thiên Huế dao động từ 1.700 đến 2.000 giờ/năm và giảm dần từ khu vực đồng bằng duyên hải lên khu vực đồi núi Các tháng 5-7 thuộc thời kỳ nắng nhất, có giờ nắng 200 giờ/tháng ở đồng bằng,

Từ tháng 8 trở đi số giờ nắng thoạt đầu giảm nhanh (tháng 8 - 9) và đạt giá trị

cực tiểu 69-90 vào tháng 12, sau đó lại tăng nhanh từ các tháng đầu của năm sau (tháng 1, 2) Trong thời gian ít nắng nhất mỗi ngày vẫn còn 3 - 5 giờ nắng

Tuy vậy, ở Thừa Thiên Huế cũng hay gặp mưa dầm dề, nhiều ngày liền không thấy tia nắng nào

Lượng mưa:

+ Lượng mưa trung bình khoảng 2500mm/năm Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất, chiếm tới 30% lượng mưa

cả năm

+ Đặc điểm mưa ở Huế là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ gây lũ lụt, xói lở gây lũ lụt, xói lở

Trang 4

Biểu đồ lượng mưa các tháng trong năm của Thành Phố Huế

Gió:

+ Gió mùa Tây Nam: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, gió khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài

+ Gió mùa Đông Bắc: Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, gió thường kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt

+ Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 9 -10

Độ ẩm không khí:

- Độ ẩm trung bình năm của không khí có giá trị từ 83 đến 87% tùy theo vùng cụ thể

- Thời gian đồ ẩm không khí thấp kéo dài 5 tháng (4 – 8 ) độ ẩm tương đối không khí hạ thấp đến 73-79% ở đồng bằng và 79 - 87% tại vùng núi, trong

đó độ ẩm tương đối thấp nhất (cực tiểu) rơi vào tháng 7

- Thời kỳ độ ẩm tương đối không khí tăng cao kéo dài 7 tháng (tháng 9 đến

tháng 3 năm sau), đạt cực đại vào tháng 11 với giá trị 89 - 92%

Bão:

-  Theo số liệu thống kê 116 năm (1884 - 2000) số cơn bão đổ bộ vào Thừa Thiên Huế (Bình Trị Thiên) trung bình là 0,84 cơn/năm, trong đó một số năm không có bão, nhưng lại có năm 3 - 4 cơn bão dồn dập

Trang 5

- Tần suất bị ảnh hưởng của bão trong các tháng như sau: 35% tháng 9, 28% tháng 10, 18% tháng 8, 7% tháng 7, 6% tháng 11, 5% tháng 6 và 1% tháng 5

2.1.3 Điều kiện thủy văn/ hải văn.

a Hiện trạng tình hình ngập lụt tại khu vực dự án

- Tình trạng ngập lụt thường xảy ra vào mùa mưa

- Lũ thường xảy ra từ tháng 7 đến tháng 10 Sông ngắn, lưu vực nhỏ, lòng sông hẹp và có độ dốc lớn, nên với lượng mưa lớn trút xuống sẽ gây ra lũ lớn, lũ thường lên rất nhanh

- Theo số liệu điều tra mực nước hàng năm, chiều sâu ngập nước từ 0.5 đến 1m, đặc biệt năm 1999 có chiều sâu ngập nước từ 2-3m Mực nước sông lên cao nên cản trở việc thoát nước từ các tuyến đường xung quanh dự án

- Nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước sông và nước mưa, chất lượng nguồn nước ngầm kém

b Đặc điểm thủy văn tại khu vực dự án

- Sông An Cựu còn có nhiều tên gọi khác như Lợi Nông, Phủ Cam, Đại Giang…

- Sông dài khoảng 27km, bắt đầu lấy nước sông Hương từ đoạn cuối cồn Dã Viên, chảy qua địa phận TP Huế, TX Hương Thủy rồi đổ vào phá Hà Trung Sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam

2.1.4 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí

Để đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên tại khu vực dự án, ngày 25/1/2017 chủ đầu tư đã phối hợp với đơn vị tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường tiến hành khảo sát thực tế, lấy mẫu để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nền tại khu vực triển khai Dự án Kết quả quan trắc và phân tích chất lượng môi trường được Trung tâm phân tích và đo đạc môi trường PNE thực hiện

a Môi trường không khí

Trang 6

Để đảm bảo tính khoa học của số liệu, chúng tôi tiến hành lấy mẫu không khí tại 03 vị trí tại khu vực dự án lần lượt tại khu vực đường Nguyễn Huệ, khu vực giữa sân trường DH Khoa học , khu vực sát hàng rào cổng trường đường Đống Đa,

Vị trí lấy mẫu không khí được trình bày trong bảng 2.1:

Bảng 2.1 Vị trí lấy mẫu đánh giá môi trường không khí xung quanh

Ký hiệu Vị rí lấy mẫu Tọa độ (VN 2000)

K3 Sát hàng rào công trình 16.460283 107.591373

Thời gian đo đạc mẫu K1, K2, K3 đo ngày 25/1/2017 với điều kiện thời tiết trong thời gian quan trắc trời râm mát và gió nhẹ Các thông số đo đạc tại hiện trường bao gồm: Bụi và các khí độc: bụi lơ lửng (TSP), khí CO, SO2 và NO2 -Tiếng ồn tương đương (dBA) Các điểm lấy mẫu đo, phân tích môi trường như sau:

Trang 7

Bảng 2.2 Kết quả phân tích chất lượng không khí và tiến ồn

Stt Thông

số

Đơn vị

05:2013/BTNM

T (trung bình 1 giờ)

QCVN 26:2013/

BTNMT

3

-3 NO2 µg/m3 23.3 <1

5

Ghi chú:

Dấu (-) là không có quy định

QCVN 05:2013/BTNMT: QCKTQG về không khí xung quanh

QCVN 26:2010/BTNMT: QCKTQG về tiếng ồn

Nhận xét :Tổng bụi lơ lửng (TSP) tại tuyến đường Nguyễn Huệ có hàm

lượng là 301,31 mg/m3 vượt QCVN 05:2013/BTNMT Tại các khu vực K2, K3 có hàm lượng bụi nằm trong giới hạn cho phép Hàm lượng bụi tại điểm K1 vượt quy chuẩn cho phép do khu vực này có mật độ dân số đông, có nhiều phương tiện đi lại

Trang 8

Hàm lượng các hơi khí độc (CO, NO2, SO2) trong môi trường không khí xung quanh đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN

Độ ồn tại điểm K1vượt quy chuẩn cho phép do tuyến đường này tập trung đông dân cư, các cửa hàng, quán cafe, quán ăn, và có nhiều phương tiện đi lại Khu vực K2, K3 mặc dù xấp xỉ quy chuẩn cho phép nhưng đều đạt giới hạn cho phép QCVN 26:2010/BTNMT Vì địa điểm K2 là sân trường nên diễn ra nhiều hoạt động của sinh viên với lượng sinh viên đông Địa điểm K3 là nơi gần với nhà để xe của trường ĐH và sát tuyến đường giao thông nên nồng độ ồn khá lớn

b Môi trường nước

Công trình tọa lạc tại trung tâp thành phố có sẵn hệ thống xử lý nước thải tập trung của thành phố nên nước thải xám sẽ được kết nối trực tiếp với hệ thống thu gom nước thải của thành phố nhưng dự án lại nằm trong khu vực tác động đến nguồn nước sông An Cựu nên chúng tôi lấy mẫu nước sông An Cựu để làm cơ sở

lý thuyết

Trang 9

Bảng 2.3 Chất lượng nước sông An Cựu ( cầu Kho Ren ) STT Chỉ tiêu Đơn vị

Kết quả phân tích (NMI)

QCVN 08:2008/BTNMT

9 Colifom MNP/100ml 3,4×103 2,5×103 5×103 7,5×103 104

Ghi chú:

Việc phân hạng A1, A2, B1, B2 đối với các nguồn nước mặt nhằm đánh giá

và kiểm soát chất lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau, được sắp xếp theo mức chất lượng giảm dần

A1 - Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (sau khi áp dụng xử lý thông thường), bảo tồn động thực vật thủy sinh và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2

A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ

xử lý phù hợp hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2

Trang 10

B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác

có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2

B2 - Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp

Nhận xét : Các chỉ tiêu đo đạc, phân tích chất lượng môi trường nước ở khu

vực sông An Cựu đều nằm trong quy chuẩn cho phép hầu hết đều nằm trong tiêu chuẩn A1 và A2 cho thấy môi trường nước tại đây còn rất tốt nên hầu như hoạt động của dư án sẽ không làm ảnh hưởng nhiều tới môi trường nước nơi đây

c Chất lượng đất

- Trước đây là một khu đất phục vụ ngành giáo dục nên chất lượng môi trường đất ít bị tác động, chất lượng còn khá tốt

- Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là do chất thải sinh hoạt hằng ngày của sinh viên, các gạch vữa vụn từ các công trình cũ nhưng ảnh hưởng không quá lớn tới môi trường đất

2.1.5̊ Tài nguyên sinh vật trên cạn

Vị trí dự án nằm ở trung tâm phía Nam sông Hương nên không gây ảnh hưởng về đa dạng sinh học trên cạn cũng như không có các sinh vật di cư trú ngụ tai dự án

Trang 11

2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Khu vực thực hiện dự án thuộc phường Phú Nhuận, Thành phố Huế nằm giữa giữa ba đường phố ở trung tâm phía Nam Sông Hương của thành phố Huế: đường Nguyễn Huệ, đường Đống Đa và đường Lý Thường Kiệt Nổi bật với những đặc điểm kinh tế xã hội của thành phố Huế

2.2.1 Điều kiện kinh tế

a. Lĩnh vực dịch vụ

- Hoạt động du lịch: Trong 11 tháng đầu năm 2017, lượng khách du lịch đến tỉnh Thừa Thiên Huế ước đạt 3.387,94 nghìn lượt, tăng 14,13% so với cùng kỳ Trong đó, khách quốc tế 1.337,43 nghìn lượt, tăng 37,02% (khách du lịch tàu biển chiếm 9% so với tổng lượt khách quốc tế); khách nội địa 2.055,51 nghìn lượt, tăng 2,91% Khách lưu trú ước đạt 1.697,04 nghìn lượt khách, tăng 5,41%; trong đó khách quốc tế ước đạt 743,63 nghìn lượt khách, tăng 10,93% Doanh thu các cơ sở lưu trú ước đạt 1.325,9 tỷ đồng, tăng 5,25%

- Hoạt động thương mại, giá cả: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 31.541,8 tỷ đồng, tăng 8,93% Công tác quản lý thị trường: buôn lậu, hàng cấm, hàng giả, vệ sinh an toàn thực phẩm … tiếp tục được tăng cường vào các tháng cuối năm

Trang 12

TP Huế xác định, từ nay đến năm 2020 tập trung nguồn lực phát triển ngành kinh tế mũi nhọn du lịch, dịch vụ để xây dựng thương hiệu Thành phố festival

b Tình hình đầu tư, xây dựng

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 16.888,2tỷ đồng, bằng 88,9% KH năm, tăng 6,51%; trong đó vốn do Trung ương quản lý 4.651 tỷ đồng, bằng 90,8%

KH, tăng 8,94%, chiếm 27,5% tổng vốn; vốn Địa phương quản lý 12.237,2 tỷ đồng, bằng 88,2% KH, tăng 5,62%, chiếm 72,5%

- Vốn đầu tư của doanh nghiệp 2.348,5 tỷ đồng, bằng 91,7% KH, tăng 10,03%, chiếm 13,9% Một số công trình sau thời gian động thổ dài đến nay đã được tiến hành thi công: Dự án tòa nhà làm việc của Vietinbank; mở rộng hầm đường bộ Hải vân Dự án đầu tư của doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vào những dự án chuyển tiếp trong dịch vụ du lịch: Dự án Manor Crow; dự án tổ hợp Trung tâm Thương mại Vincom Hùng Vương và Khách sạn 5 sao Vinpearl Huế; Khu nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Mỹ An,… Các dự án nhà ở chung cư: Công ty cổ phần Đầu tư tài chính và Bất động sản Vincon; Công ty CP Xây dựng và Đầu tư Xuân Phú; về công nghiệp: Nhà máy thủy điện Alin B2, Công trình thuỷ điện Rào Trăng 3,4…

Trang 13

- Vốn đầu tư nước ngoài 817,6 tỷ đồng, bằng 81,8% KH, giảm 24,01%, chiếm 4,8% Nguồn vốn FDI đạt thấp do số lượng dự án đăng ký mới 02 năm gần đây giảm

(Nguồn :Theo Báo cáo số 256/BC-UBND ngày 02/12/2017 của UBND tỉnh)

2.2.2 Điều kiện xã hội

a Diện tích và dân số thành phố Huế

 Tổng diện tích: 70,67 km2

Dân số: 354.124 người

Mật độ dân số: 5.011 người/km2

(Nguồn: Theo niên giám thống kê năm 2015.)

b Giáo dục đào tạo

- Toàn tỉnh hiện có 386 trường (382 công lập và 4 tư thục) tính trên địa bàn thành phố thì có các trường Đại học liên kết thành Đại học Huế với 08 trường đại học thành viên là: Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Y Dược, Trường Đại học Nông lâm, Trường Đại học Nghệ thuật, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Ngoại ngữ; Trường Đại học Luật,

- 02 khoa trực thuộc: Khoa Giáo dục Thể chất, Khoa Du lịch;  Phân hiệu tại tỉnh Quảng Trị

Trang 14

- 6 trung tâm đào tạo, nghiên cứu,  phục vụ, Viện nghiên cứu và Nhà xuất bản

c Y tế

Trên địa bàn thành phố có 3 bệnh viện lớn trong đó có các bệnh viện nổi tiếng của cả nước và hàng chục các phòng khám ở xung quanh thành phố Công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, giám sát dịch bệnh, tuyên truyền cách phòng chống dịch bệnh đã được ngành Y tế triển khai tích cực, từ đầu năm đến nay chưa

có dịch bệnh đáng kể xảy ra trên địa bàn

d Giao thông vận tải

Hệ thống giao thông của toàn tỉnh sẽ được quy hoạch.Toàn bộ mạng lưới giao thông vận tải của tỉnh phải được gắn kết thành một hệ thống thống nhất hình thành mạng lưới liên hoàn kết nối các vùng kinh tế động lực trong tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đảm bảo mối liên hệ với hệ thống giao thông của vùng, cả nước đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh đến năm 2020

- Quy hoạch phải bao gồm cả lĩnh vực giao thông và lĩnh vực vận tải, đầy đủ các loại hình đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không trên toàn bộ địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế không phân biệt cấp quản lý

- Trong quy hoạch này các tuyến giao thông không do tỉnh quản lý thì thay

Trang 15

(Quyết định số 230/QĐ-UBND ngày 24/01/2008 của UBND tỉnh)

e An ninh - quốc phòng

- Công tác quốc phòng: Trong năm 2017, các lực lượng Quân đội, Công an

và Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp, tham mưu tốt cho lãnh đạo tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt công tác QP-AN tại địa phương Trong đó, đã tham mưu cho Hội đồng nghĩa vụ quân sự các cấp thực hiện tốt công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ năm 2017, đạt 100% chỉ tiêu; tổ chức tập huấn cán bộ các cấp với 20 lớp/1.743 đồng chí tham gia; tổ chức 64 lớp bồi dưỡng kiến thức quốc QP- AN cho đối tượng 2,3 và 4 với 4.545 đồng chí và giáo dục quốc phòng cho gần 50 nghìn học sinh, sinh viên; huấn luyện cho 489/489 đơn vị với gần 20 nghìn dân quân tự vệ

- Công tác an ninh : Triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày

25/10/2013 của BCH Trung ương khóa XI về “Chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới”, Chỉ thị 46-CT/TW ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới”, Nghị định 152/2007/CP của Chính phủ về khu vực phòng thủ  Đặc biệt

là đảm bảo an ninh và an toàn tuyệt đối 03 sự kiện lớn trên địa bàn tỉnh đó là: đón đoàn Hoàng gia Nhật Bản đến thăm cố đô Huế (từ ngày 3 - 5/3), Festival nghề

Ngày đăng: 04/08/2018, 19:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w