1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam hiện nay

25 942 21
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 34,63 KB

Nội dung

Trang 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT1 XHCN : xã hội chủ nghĩa

2 ĐKQT : đoàn kết quốc tế

Trang 2

MỤC LỤC

Mở đầuPhần 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết

quốc tế1.2 Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết

quốc tếPhần 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tếtrong quan hệ đối ngoại của đảng ta hiện nay

2.1 Tình hình thế giới và trong nước giai đoạn hiện nay2.2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tếtrong quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn hiệnnay

Kết luậnDanh mục tài liệu tham khảo

Trang

Trang 3

MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài

Cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng doHồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện trải qua hơn 88 năm,đã giành nhiều thắng lợi vẻ vang Một trong những nhân tốtạo nên sự thắng lợi đó là đường lối quốc tế đúng đắn, màcốt lõi là chiến lược ĐKQT của Hồ Chí Minh Quá trìnhhình thành và phát triển chiến lược đoàn kết của Hồ ChíMinh gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng củaNgười, gắn liền với các thời kỳ phát triển của Đảng vàCách mạng Việt Nam, gắn liền với tiến trình cách mạngthế giới ĐKQT cùng với đoàn kết dân tộc thực sự trởthành chiến lược cách mạng và hoạt động thực tiễn của HồChí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam

Hiện nay, trong bối cảnh quốc tế biến đổi nhanhchóng và xu thế toàn cầu hóa đang gia tăng, nhất là lĩnhvực kinh tế, không một quốc gia nào có thể phát triển màlại không mở rộng quan hệ, đoàsn kết, hợp tác với cácnước khác Nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để pháttriển và nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế, mộttrong những vấn đề quan trọng là phải mở rộng đoàn kếthợp tác theo tinh thần " Việt Nam sẵn sàng làm bạn là đốitác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế" Tưtưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc trế có ý nghĩa quantrọng trong công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nước ta

Việc nghiên cứu, quán triệt và vận dụng tư tưởngHồ Chí Minh, cũng như phương pháp, phong cách và nghệthuật Hồ Chí Minh về ĐKQT là một công việc quan trọng,có ý nghĩa thiết thực đối với việc thực hiện đường lốichính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam

Trang 4

Với những lý do trên tôi lựa chọn đề tài: " Vận dụngtư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong quan hệđối ngoại của Việt Nam hiện nay” làm đề tài tiểu luận thikết thúc học phần môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứuMục tiêu: Hiểu sâu, nắm vững những nội dung cơbản của tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐKQT và sự vận dụngtư tưởng đó trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam hiệnnay

Nhiệm vụ: khái quát lại những nội dung chủ yếutrong tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐKQT, làm nổi bật nhữngquan điểm chiến lược về ĐKQT của chủ tịch Hồ ChíMinh, cũng như quá trình vận dụng tư tưởng đó trong quanhệ đối ngoại của Đảng và nhà nước ta từ khi đổi mới đếnnay

3 Phương pháp nghiên cứuNghiên cứu đề tài dựa trên thế giới quan phươngpháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và cácquan điểm có giá trị phương pháp luận của Hồ Chí Minhcùng với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vềđại đoàn kết Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: nghiêncứu tài liệu, phương pháp tổng kết thực tiễn, so sánh, …

4 Kết cấu của đề tàiNgoài phần Mở đầu, Kết Luận, Danh mục từ viết tắttiểu luận được cấu trúc thành 2 phần:

Phần 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tếPhần 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoànkết quốc tế trong quan hệ đối ngoại của đảng ta hiện nay

Trang 5

PHẦN 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN

KẾT QUỐC TẾ1.1 Những nhân tố hình thành tư tưởng đoàn kếtquốc tế của Hồ Chí Minh

1.1.1 Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt NamÝ thức quốc gia, dân tộc, làm chủ đất nước của cộngđồng người Việt có từ ngàn xưa Cuộc chiến đấu với thiênnhiên, với giặc ngoại xâm trong lịch sử ngàn năm đã hunđúc nên truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam: Yêunước nồng nàn, độc lập tự chủ, kiên cường bất khuất, đoànkết thống nhất, nhân ái khoan dung

Trước hết, là chủ nghĩa yêu nước Chủ nghĩa yêunước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt qúa trình lịch sử của dân tộcViệt Nam Những nội dung chủ yếu của chủ nghĩa yêunước Việt Nam đã từng bước được đúc kết, hình thành mộthệ thống các nguyên lý với tư tưởng của các anh hùng hàokiệt như: Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi,Quang Trung… chính sức mạnh truyền thống ấy đã thúcgiục người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đườngcứu nước Đó cũng là động lực chi phối mọi suy nghĩ,hành động của Người trong suốt cuộc đời hoạt động cáchmạng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: Lúc đầu, chính chủnghĩa yêu nước chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưatôi theo Lênin, tin theo quốc tế thứ III Truyền thống yêunước của dân tộc được Nguyễn Tất Thành tiếp thu từnhững ngày ở quê hương và trên con đường bôn ba khắpnăm châu bốn bể Người đã đến với những người lao độngtrên thế giới, đến với tình hữu ái vô sản và đến với chủnghĩa Mác-Lênin, đó là con đường cứu nước, giải phóngdân tộc

Trang 6

Thứ hai, đó là tinh thần đoàn kết, tương ái của dântộc Truyền thống này hình thành cùng một lúc với sự hìnhthành dân tộc, từ hoàn cảnh và yêu cầu đấu tranh chốngthiên nhiên, chống giặc ngoại xâm Người Việt Nam quengắn bó với nhau trong tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèncó nhau Bước sang thế kỷ XX, mặc dù xã hội Việt Namđã có sự phân hóa về giai cấp, truyền thống này vẫn bềnvững Vì vậy Hồ Chí Minh đã chú ý kế thừa và phát huysức mạnh truyền thống đoàn kết của dân tộc để hình thànhtư tưởng ĐKQT, phấn đấu vì một thế giới hòa bình, ổnđịnh và phát triển.

Thứ ba, ngoại giao truyền thống Việt Nam cuãng làmột nhân tố quan trọng hình thành tư tưởng ĐKQT của HồChí Minh Ngoại giao truyền thống Việt Nam xem trọngviệc giữ hòa khí, đoàn kết hữu nghị với các nước, phấnđấu cho sự thái hòa, yêu chuộng hòa bình là bản chất củangoại giao Việt Nam Trong khi lập trường nguyên tắc giữvững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sựxâm lược của các ngoại bang, Đại Việt luôn kiên trì đườnglối hòa bình trong quan hệ ngoại giao với các nước lánggiềng Hòa hiếu là tư tưởng cốt lõi của ngoại giao Đại Việtđúng như nhà sử học Phan Huy Chú đã đúc kết lịch sửngoại bang của đất nước chúng ta: “Trong việc trị nước,hòa hiếu với láng giếng là việc lớn”

1.1.2 Chủ nghĩa Mac – Lê Nin và Quốc tế Cộng sảnSau nhiều năm bôn ba ở các nước, cuối năm 1917Nguyễn Ái Quốc trở lại nước Pháp, tham gia phong tràocông nhân Pháp và gia nhập Đảng Xã hội Pháp, NguyễnÁi Quốc muốn nhanh chóng tìm ra con đường cứu nướcđúng đắn và tìm lực lượng đoàn kết tin cậy Điều quantrọng hơn hết của Nguyễn Ái Quốc là “sự đoàn kết”, “đoàn

Trang 7

kết với các dân tộc thuộc địa” Hầu hết trong các buổi míttinh, thảo luận, Nguyễn Ái Quốc đều phát hiện và khéo láinhững vấn đề đang thảo luận sang vấn đề đoàn kết với cácvấn đề thuộc địa Nguyễn Ái Quốc đã từng nói: Trong cáccuộc bàn cãi, người ta rất ít nói đến sự đoàn kết với cácdân tộc thuộc địa, nhưng đó lại là vấn đề mà tôi quan tâmhơn hết.

Sau khi được biết Quốc tế thứ III do Lênin sáng lậpcó chủ trương đoàn kết các dân tộc thuộc địa và nhất làđược đọc “Bản sơ thảo lấn thứ nhất luận cương về vấn đềdân tộc và thuộc địa” của Lênin, lần dầu tiên Nguyễn ÁiQuốc biết có một tổ chức quốc tế ủng hộ sự nghiệp đấutranh giải phóng dân tộc bị áp bức Luận cương của Lêninđã giải quyết trọn vẹn một vấn đề rất cơ bản mà NguyễnÁi Quốc đặc biệt quan tâm là vấn đề dân tộc và thuộc địađặt ra trong mối quan hệ quốc tế, chỉ ra con đường giảiphóng các dân tộc thuộc địa Luận cương tạo ra một bướcchuyển biến căn bản trong nhận thức tư tưởng về vấn đềđồng minh về xác định kẻ thù Luận cương là lời giải đáphợp lý nhất, đúng đắn nhất mà Nguyễn Ái Quốc tìm thấyđược về con đường cứu nước, con đường giải phóng dântộc, đó là “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khôngcòn con đường nào khác con đường cách mạng vô sản, gắnchủ nghĩa yêu nước Việt Nam với chủ nghĩa Mác - Lênin

Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp họp tại Tua(tháng 12/1920) Nguyễn Ái Quốc bỏ qua phiếu tán thànhĐảng ra nhập Quốc tế III, trở thành một trong những ngườisáng lập Đảng Cộng sản Pháp Bằng việc làm đó, NguyễnÁi Quốc đã nêu cao ngọn cờ ĐKQT Từ đoàn kết các dântộc thuộc địa, mở thành đoàn kết với giai cấp vô sản chínhquốc và giai cấp vô sản thế giới Nguyễn Ái Quốc viết

Trang 8

những bài tham luận, phát biểu trong các kỳ sinh hoạt đảngvà các cuộc họp của các tổ chức xã hội khác, tham gia lãnhđạo Ban Nghiên cứu về thuộc địa, ra báo Người cùngkhổ… Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ tội ác của chủ nghĩathực dân, đế quốc, tranh thủ sự ủng hộ của dư luận tiến bộPháp và thế giới, hình thành mặt trận ĐKQT đối với sựnghiệp giải phóng các dân tộc bị áp bức Những việc làmđó đã “Đánh dấu một bước chuyển biến quyết định trongnhận thức tư tưởng và lập trường chính trị của Nguyễn ÁiQuốc, từ đây, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu sâu sắc và sángtạo những hẩu hiệu chiến lược của chủ nghĩa Mác - Lênin,“Vô sản toàn thế giới, đoàn kết lại”, “Vô sản toàn thế giớivà các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại” Nguyễn Ái Quốcđã gọi Lênin là hiện thân của tình anh em bốn bể” NguyễnÁi Quốc đã nhấn mạnh: “Lao động tất cả các nước đoànkết lại” và người khẳng định, chính Lênin và Quốc tếCộng sản đã chỉ ra cho dân tộc và giai cấp vô sản thế gớisự cần thiết và con đường tập hợp đoàn kết các lực lượngcách mạng trong phạm vi từng nước và thế giới vào cuộcđấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc HồChí Minh tiếp thu và đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin trêntinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, trên cơ sở đó Ngườixây dựng và phát triển tư tưởng ĐKQT của mình.

Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin và Quốc tế Cộngsản là nhân tố quan trọng có ý nghĩa định hình rõ rệt tưtưởng ĐKQT của Hồ Chí Minh Trải qua gần 10 năm tìmđường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã từ chủ nghĩa yêunước chân chính đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và Quốctế Cộng sản, từ một nhà yêu nước trở thành một chiến sĩquốc tế chân chính

Trang 9

1.2 Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh vềđoàn kết quốc tế

1.2.1 Sự cần thiết phải đoàn kết quốc tếMột là, Thực hiện ĐKQT nhằm kết hợp sức mạnhdân tộc và sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp chocách mạng

ĐKQT chính là tập hợp lực lượng bên ngoài, tranhthủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kếthợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của các trào lưu cáchmạng thế giới tạo ra sức mạnh tổng hợp cho cách mạngchiến thắng kẻ thù Trong đó sức mạnh dân tộc là tổng hợpcác yếu tố vật chất và tinh thần, song trước hết là chủnghĩa yêu nước truyền thống, ý thức tự lực, tự cường củadân tộc Sức mạnh quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rấtrộng: Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc; Phong tràocách mạng của công nhân và nhân dân lao động các nướcchính quốc và TBCN nói chung; Phong trào XHCN;Phong trào vì Hòa bình, ĐLDT, Dân chủ và tiến bộ xã hội;Phong trào cách mạng của nhân dân Đông Dương

Sức mạnh thời đại mà Hồ Chí Minh nhận thức cònlà sức mạnh của tiến bộ khoa học công nghệ, làm thay đổicó tính cách mạng về các lĩnh vực như: năng lượng, vậtliệu, công nghệ sinh học, giao thông vận tải…, loài ngườiđã tiến một bước dài trong việc chinh phục thiên nhiên.“50 năm qua thế giới đã có những chuyển biến lớn đặcbiệt là sức mạnh nguyên tử, nhiều hơn thế kỷ trước cộnglại”

Theo Hồ Chí Minh thực hiện đoàn kết dân tộc phảigắn liền với ĐKQT Đoàn kết dân tộc phải là cơ sở chothực hiện ĐKQT ĐKQT là nhân tố thường xuyên và hết

Trang 10

sức quan trọng giúp cho cách mạng Việt Nam đi tới thắnglợi.

Hai là, Thực hiện ĐKQT nhằm góp phần cùng nhândân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng

Thời đại mà Hồ Chí Minh sống và hoạt động chínhtrị là thời địa đã chấm dứt thời kỳ tồn tại biệt lập giữa cácquốc gia, mở rộng ra các quan hệ quốc tế ngày càng sâurộng cho các dân tộc, làm cho vận mệnh của mỗi dân tộckhông thể tách rời vận mệnh chung của cả loài người.Ngay sau khi nắm được đặc điểm của thời đại mới, Hồ ChíMinh đã hoạt động không mệt mỏi để phá thế đơn độc củacách mạng Việt Nam, gắn cách mạng Việt Nam với cáchmạng thế giới “Tinh thần yêu nước là kiên quyết giữ gìnquyền độc lập, tự do và đất đai toàn vẹn của nước mình.Tinh thần quốc tế là đoàn kết với các nước bạn và nhândân các nước khác để giữ gìn hòa bình thế giới, chốngchính sách xâm lược và chính sách chiến tranh của đếquốc giữ gìn hòa bình thế giới tức là giữ gìn lợi ích củanước ta…Đó là lập trường quốc tế cách mạng”

Theo Hồ Chí Minh, muốn tăng cường ĐKQT trongcuộc đấu tranh vì mục tiêu chung, các Đảng Cộng sản phảikiên trì chống lại mọi khuynh hướng sai lầm của chủ nghĩacơ hội, chủ nghĩa vị kỷ dân tộc, chủ nghĩa sô vanh…những khuynh hướng làm suy yếu sức mạnh đoàn kếtthống nhất của các lực lượng cách mạng thế giới

Thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong mấy thậpkỷ qua là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh: độc lập dântộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Nhờ kết hợp giải phóngdân tộc với giải phóng giai cấp, chủ nghĩa yêu nước truyềnthống Việt Nam đã được bổ sung thêm nguồn lực mới, trởthành chủ nghĩa anh hùng cách mạng Nhờ giương cao

Trang 11

ngọn cờ chủ nghĩa xã hội, Việt Nam đã tranh thủ được sựđồng tình, ủng hộ quốc tế, huy động được sức mạnh củacác trào lưu cách mạng thời đại, làm sức mạnh dân tộcđược nhân lên gấp bội, chiến thắng những kẻ thù có sứcmạnh to lớn hơn mình về nhiều mặt.

Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiệnĐKQT, kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩaquốc tế vô sản là nhằm góp phần cùng nhân dân thế giớithực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của dân tộc vàthời đại Bởi lẽ, theo Người: Độc lập cho dân tộc mìnhđồng thời là độc lập cho dân tộc bạn giúp bạn là tự giúpmình

1.2.2 Nội dung và hình thức đoàn kết quốc tếMột là, Các lực lượng cần đoàn kết

Theo Hồ Chí Minh các lực lượng cần đoàn kết đó là:Thứ nhất, Phong trào cộng sản, phong trào côngnhân thế giới, đây là lực lượng nòng cốt của ĐKQT

Tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đãtìm thấy phương hướng cho cuộc đấu tranh giải phóng dântộc, đồng thời Người cũng tìm thấy một lực lượng ủng hộmạnh mẽ công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở cácnước thuộc địa, đảm bảo cho sự nghiệp cách mạng củanước nhà đi đến thắng lợi vẻ vang Đó là phong trào cộngsản và công nhân quốc tế; là Liên Xô và sau này là cácnước XHCN; là Quốc tế III và sau này là Cục thông tinquốc tế Thắng lợi của hai cuộc kháng chiến trường kỳ củadân tộc ta không tách rời sự đồng tình, ủng hộ của Liên Xôvà các nước XHCN, của các Đảng Cộng sản và công nhânquốc tế

Thứ hai, Đoàn kết với phong trào đấu tranh giảiphóng dân tộc của các nước thuộc địa

Trang 12

Ra đi tìm đường cứu nước từ một nước nô lệ nên tráitim Người cùng nhịp đập với nổi thống khổ của các dân tộckhác cùng hoàn cảnh với dân tộc mình Từ sớm, Hồ ChíMinh đã phát hiện ra âm mưu chia rẽ dân tộc để dễ bề caitrị của các nước đế quốc, tạo sự thù ghét, đối kháng dântộc, chủng tộc,… nhằm làm suy yếu sức mạnh của cácphong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa Ngườiđề nghị Quốc tế cộng sản phải làm sao cho các dân tộchiểu biết lẫn nhau, xích lại gần nhau (“làm cho các dân tộcthuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biếtnhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một liên minhphương Đông tương lai, khố liên minh này sẽ là một trongnhững cái cánh của cách mạng vô sản” và bằng mọi cáchphải làm cho “đội tiên phong của lao động thuộc địa tiếpxúc mật thiết với giai cấp vô sản phương Tây để dọnđường cho một sự hợp tác thật sự sau này”.

Thứ ba, Đoàn kết với các lực lượng tiến bộ, nhữngngười yêu chuộng hoà bình, dân chủ, tự do và công lý

Xuất phát từ mục tiêu chung của nhân loại tiến bộ làđấu tranh cho hoà bình, độc lập, thống nhất và tiến bộ, HồChí Minh quan tâm đến việc khơi dậy lương tri của loàingười, tạo nên tiếng nói ủng hộ mạnh mẽ từ các tổ chứcquần chúng, các nhân sĩ trí thức và từng người cụ thể trênhành tinh đối với cuộc cách mạng chính nghĩa của nhândân ta Quan điểm ngoại giao này cũng thể hiện chủ nghĩanhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh Người đã tìm thấybạn ngay trong các nước đi xâm lược Bởi vậy, mà Ngườichủ trương chống thực dân, chống bọn xâm lược chứkhông phải chống người Pháp, người Mỹ nói chung

Hai là, Hình thức ĐKQT

Ngày đăng: 03/08/2018, 09:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w