1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích những rào cản tiếp cận vốn vay nhằm phát triển các mô hình v a c tại huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc

92 217 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 2,61 MB
File đính kèm file in.rar (1 MB)

Nội dung

Trang 1

VŨ THỊ THÚY

PHÂN TÍCH NHỮNG RÀO CẢN TIẾP CẬN VỐN VAYNHẰM PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH V.A.C

TẠI HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên, năm 2018

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Xuân Luận

Thái Nguyên, năm 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bốtrong bất kỳ công trình nào khác Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận vănnày đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉrõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Vũ Thị Thúy

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được thực hiện và hoàn thành tại Trường Đại học Nônglâm – Đại học Thái Nguyên

Được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và phát triển nông

thôn và sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS Đỗ Xuân Luận, tác giả thực

hiện đề tài: “Phân tích những rào cản tiếp cận vốn vay nhằm phát triểncác mô hình V.A.C tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc”.

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này tác giả đã nhận được sự quan tâmhướng dẫn giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.

Tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm dạy bảo, dìu dắt của cácthầy cô giáo khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - Trường Đại học NôngLâm Thái Nguyên Đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy

giáo TS Đỗ Xuân Luận đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong

quá trình thực hiện luận văn.

Tác giả trân trọng cảm ơn các sinh viên: Lỳ Bá Giờ (Lớp kỹ sư Phát triểnnông thôn K45 K02), Lường Văn Dũng (Lớp cử nhân Kinh tế nông nghiệpK45 N02) và Nguyễn Duy Hưng (Lớp cử nhân Kinh tế Nông nghiệp K45N03), Khoa Kinh tế & PTNT, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã hỗtrợ thu thập số liệu sơ cấp Tác giả xin chân thành cảm ơn UBND các xãHướng Đạo, Duy Phiên và Hoàng Lâu, cùng các nông hộ VAC đã cung cấpsố liệu phục vụ cho nghiên cứu này.

Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018

Học Viên

Vũ Thị Thúy

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.2.1 Hệ thống tín dụng nông thôn ở một số quốc gia trên thế giới 23

1.2.2 Hệ thống tín dụng nông thôn ở Việt Nam 25

1.2.3 Bài học kinh nghiệm 26

1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu về hoạt động tín dụng trongphát triển kinh tế V.A.C 27

1.3.1 Kinh tế V.A.C: vai trò ý nghĩa, các yếu tố thành công 27

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 30

2.2 Nội dung nghiên cứu 30

2.3 Phương pháp nghiên cứu 30

2.3.1 Chọn điểm nghiên cứu 30

2.3.2 Thu thập số liệu 33

2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 36

2.4.1 Tình hình tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn vay 36

2.4.2 Chỉ tiêu phản ảnh kết quả sản xuất các mô hình 36

2.4.3 Chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả sản xuất các mô hình 37

Trang 6

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cưú 38

3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội địa bàn huyện Tam Dương 38

3.1.2 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên kinh tế văn hóa xã hội tớiviệc phát triển mô hình VAC 51

3.1.3 Thuận lợi và khó khăn 53

3.2 Phân tắch hiện trạng tài chắnh và nhu cầu tắn dụng của hộ gia đìnháp dụng mô hình V.A.C 54

3.2.1 Thông tin nhóm hộ điều tra 54

3.2.2 Nhu cầu vốn vay của hộ gia đình áp dụng mô hình V.A.C 55

3.3 Những khó khăn khi vay vốn ngân hàng 59

3.4 Ảnh hưởng của việc vay vốn tới hiệu quả kinh tế của mô hình 60

3.4.1 Tổng thu từ kinh tế VAC 60

3.4.2 Chi phắ từ hoạt động sản xuất theo mô hình VAC 61

3.4.3 Hiệu quả từ hoạt động sản xuất theo mô hình VAC 63

3.4 Những rào cản trong tiếp cận vốn vay của các nông hộ VAC 64

3.5 Giải pháp nhằm rỡ bỏ rào cản tiếp cận tắn dụng của nông hộ, traitrại sản xuất theo mô hình VAC 66

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮTTừ, cụm từ viết tắt Nguyên nghĩa

BQ: Bình quân BVTV: Bảo vệ thực vậtCN: Công nghiệp CS: Chính sách ĐVT: Đơn vị tính

KHKT: Khoa học kĩ thuậtLĐ: Lao động

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Cung tài chính nông thôn ở Việt Nam 11

Bảng 2.1 Cơ cấu hộ gia đình VAC khảo sát đại điện cho các vùng sinhthái khác nhau tại huyện Tam Dương 32

Bảng 3.1 Một số yếu tố khí hậu huyện Tam Dương 40

Bảng 3.2: Các loại đất chính của huyện Tam Dương 42

Bảng 3.3: Dân số, lao động huyện Tam Dương năm 2016 45

Bảng 3.4 Tăng trưởng giá trị sản xuất Tam Dương (2006 - 2016), so vớitoàn tỉnh Vĩnh Phúc 48

Bảng 3.5 Cơ cấu nền kinh tế huyện Tam Dương 2012 - 2016 49

Bảng 3.6 Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành của huyện Tam Dương giaiđoạn 2012 – 2016 50

Bảng 3.8: Cơ cấu vốn vay của hộ gia đình áp dụng mô hình V.A.C 55

Bảng 3.9 Nguồn vốn vay của các nông hộ VAC được khảo sát 56

Bảng 3.10 Tính hình vay vốn, kỳ hạn nợ và lãi suất cho vay trung bình 57

Bảng 3.11 Vốn tự có của hộ gia đình VAC 58

Bảng 3.12 Những rào cản khi vay vốn ngân hàng 59

Bảng 3.13 Thu nhập từ hoạt động sản xuất theo mô hình VAC 61

Bảng 3.14 Chi phí từ hoạt động sản xuất theo mô hình VAC 62

Bảng 3.15 Hiệu quả từ hoạt động sản xuất theo mô hình VAC 63

Bảng 3.16 Kết quả hồi quy mô hình Probit 64

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

V.A.C là những chữ đầu của 3 từ : Vườn - Ao - Chuồng V.A.C chỉ một

hệ thống canh tác mà trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động làm

vườn, nuôi cá và chăn nuôi gia súc, gia cầm V.A.C là một trong những hệ

sinh thái bền vững - tiềm năng để phát triển kinh tế và có khả năng đáp ứngnhu cầu của con người bởi sử dụng các nguồn năng lượng an toàn, tiết kiệm

và tái chế V.A.C đã trở thành một mô hình quan trọng và hiệu quả để xóa

đói nghèo (trích nguồn?).

Hình 1: Mô hình vườn ao chuồng khép kín

Nguồn: ccrd.com.vn/

V.A.C cải thiện tiêu chuẩn dinh dưỡng theo các chế độ ăn uống trong

các gia đình bằng cung cấp các loại rau, hoa quả có giá trị dinh dưỡng cao,

hay trứng, cá, thịt cho nhu cầu tiêu dùng trong các gia đình V.A.C trong

vườn xung quanh nhà có thể giải quyết vấn đề thiếu đói trong các thời kỳ“giáp hạt” giữa các vụ thu hoạch và đặc biệt là các loại rau, củ có thể nhanh

chóng phục hồi sau các thảm họa thiên tai.Thực hành mô hình V.A.C tạo ra

cơ hội làm việc trong một môi trường lành mạnh và tiếp cận với thực phẩmtươi sống và an toàn, góp phần cải thiện điều kiện sức khỏe của con người.

Trang 10

Mô hình V.A.C có tác động tích cực tới môi trường (Nguồn?) Xử lýchất thải V.A.C sẽ làm cho gia đình phong quang sạch đẹp, tạo nên một cuộc

sống khỏe mạnh, hạnh phúc Ngoài ra nếu xử lý chất thải bằng Biogas sẽ cómột nguồn chất đốt sạch rẻ tiền, hiệu quả cao Tóm lại, mô hình kinh tế

V.A.C là một hệ thống canh tác tổng hợp, kết hợp truyền thống và hiện đại,

trong đó việc đảm bảo thu nhập kinh tế ổn định cho các hộ gia đình nông

dân là một yếu tố chính được cấu thành Kinh tế V.A.C có một tiềm năng rất

lớn, cần được kết hợp vào các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tại cácđịa phương.

Tam Dương là huyện nằm ở khu vực trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc, phía Bắcgiáp huyện Tam Đảo, huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô; phía Nam giáp thànhphố Vĩnh Yên và huyện Yên Lạc; phía Đông giáp huyện Bình Xuyên; phíaTây giáp huyện Lập Thạch và Vĩnh Tường Huyện hiện có 13 đơn vị hànhchính cấp xã, thị trấn: Thị trấn Hợp Hoà, các xã Đồng Tĩnh, Hoàng Hoa,Hướng Đạo, An Hoà, Đạo Tú, Kim Long, Duy Phiên, Hoàng Hoa, ThanhVân, Hợp Thịnh, Vân Hội và xã Hoàng Lâu.Huyện có địa thế chuyển tiếpgiữa đồng bằng trung du và miền núi, nằm trên trục phát triển quan trọng, kếtnối Sơn Dương - Tam Đảo - Việt Trì - Vĩnh Yên - Phúc Yên và thủ đô HàNội Nằm ở vùng địa hình trung du chuyển tiếp tự nhiên miền núi tới đồngbằng, sản xuất nông nghiệp của Tam Dương có thể phát triển mạnh các mô

hình V.A.C kết hợp giữa cây ăn quả, chăn nuôi gia cầm, gia súc và thuỷ sản.

Tuy nhiên, nguồn vốn có giới hạn cũng là một lí do khiến cho việc phát triể

n các mô hình kinh tế V.A.C trên địa bàn huyện bị hạn chế Phát triểnmô hình V.A.C đòi hỏi cần có nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực vốn để đáp

ứng yêu cầu phát triển hàng hóa quy mô trang trại Trong khi đó, khả năng

tiếp cận nguồn vốn của các mô hình V.A.C gặp rất nhiều khó khăn Do đó,để các mô hình V.A.C trên địa bàn huyện phát triển nhanh hơn, mạnh hơn,

bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao, thì đòi hỏi cần phải có nhữngchủ trương, cơ chế chính sách

Trang 11

nhằm tháo gỡ những rào cản, tạo điều kiện thuận lợi cho các mô hình V.A.C

có thể tiếp cận được các nguồn lực tài chính Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưacó một nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ về thực trạng tiếp cận các nguồn lựctài chính của các mô hình nông lâm kết hợp tại huyện Tam Dương để làm cơ

sở hỗ trợ người dân phát triển mô hình V.A.C Từ những vấn đề thực tiễntrên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích những rào cảntiếp cận vốn vay nhằm phát triển các mô hình V.A.C tại huyện TamDương, tỉnh Vĩnh Phúc”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Phân tích những rào cản trong tiếp cận vốn vay nhằm phát triển các mô

hình V.A.C tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc nhằm đề xuất giải pháp

tháo gỡ các rào cản tiếp cận vốn của các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp

theo mô hình V.A.C góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống người dân.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích hiện trạng tài chính và nhu cầu tín dụng nông hộ V.A.C.- Phân tích những rào cản trong tiếp cận tín dụng của nông hộ V.A.C.

- Kiến ghị giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về tiếp cận tín dụng

nhằm phát triển nông hộ V.A.C tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

3 Ý nghĩa nghiên cứu

-Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển V.A.C, tiếp cận tíndụng của các nông hộ V.A.C.

-Nghiên cứu thực trạng và nhu cầu tín dụng của các nông hộ V.A.C.

- Nghiên cứu về những rào cản trong tiếp cận tín dụng của các nông hộ

V.A.C trên địa bàn huyện.

-Nghiên cứu về những can thiệp chính sách nhằm thão gỡ khó khăn

trong tiếp cận tín dụng của các nông hộ V.A.C

Trang 12

Theo nghĩa nguyên thủy, tín dụng (credit) là sự tin tưởng, tín nhiệm màcho vay mượn các loại vật tư, hàng hóa, tiền tệ Như vậy, tín dụng không chỉlà sự vay mượn thông thường mà là sự vay mượn với một mức tín nhiệm nhấtđịnh; Tức là khi thực hiện quyền cho vay, người cho vay tin vào khả năng trảnợ của người đi vay Hiểu theo nghĩa rộng, tín dụng là một loại quan hệ xãhội biểu hiện mối liên hệ kinh tế, trước hết là dựa trên cơ sở niềm tin

Theo quan điểm “Tín dụng là tổng số tiền người gửi vào tổ chức tíndụng, đối với họ quyền kiểm soát số tiền đã bị chuyển đổi” thì tín dụng đứngtrên quan điểm là khoản tiết kiệm của người dân vào các tổ chức tín dụng.(Mai Thanh Cúc, 2005).

1.1.1.2 Bản chất, chức năng, phân loại tín dụng

* Bản chất của tín dụng:

Tín dụng được hiểu là một phạm trù kinh tế hoạt động rất đa dạng vàphong phú Bản chất có tính chất đặc trưng của tín dụng là tính không thay

Trang 13

đổi về trạng thái và giá trị mặc dù nó luôn được lưu chuyển và thay đổi vềphương thức giao dịch.

Tín dụng đóng vai trò là cầu nối giữa người thiếu vốn và người thừa vốn,đáp ứng nhu cầu về vốn của người thiếu vốn đồng thời cũng giúp người dưvốn sử dụng hiệu quả đồng vốn của mình (Đỗ Tất Ngọc, 2006).

Mác đã viết về bản chất của tín dụng như sau: "Tiền chẳng qua chỉ rờikhỏi tay người sở hữu trong một thời gian và chẳng qua chỉ tạm thời chuyểntừ tay người sở hữu sang tay nhà tư bản hoạt động, cho nên tiền không phảiđược bỏ ra để thanh toán, cũng không phải tự đem bán đi mà cho vay, tiền chỉđem nhượng lại với một điều kiện là nó sẽ quay trở về điểm xuất phát sau mộtkỳ hạn nhất định" Đồng thời Mác cũng đã vạch rõ yêu cầu của việc tiền quaytrở về điểm xuất phát là phải: "Vẫn giữ nguyên vẹn giá trị của nó và đồng thờilại lớn thêm trong quá trình vận động" Bản chất của tín dụng dù được diễnđạt bằng nhiều cách, nhưng đều đề cập đến mối quan hệ, một bên là ngườicho vay và một bên là người đi vay Trong mối quan hệ này nó được ràngbuộc bởi cơ chế tín dụng, chính sách lãi suất và pháp luật hiện hành Sự hoàntrả là đặc trưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng, là dấu ấn phân biệtphạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác (Các Mác, 1992).

Sự chuyển nhượng vốn từ cá nhân hoặc tổ chức dư vốn và cá nhân tổchức thiếu vốn tạo ra hiệu quả sử dụng vốn, tạo ra nhiều giá trị cho xã hội, từđó tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội.

Trang 14

Chức năng phân phối của tín dụng được thực hiện thông qua hai conđường là: phân phối trực tiếp chuyển từ người cho vay sang người vay, khôngqua trung gian và phân phối gián tiếp qua trung gian tín dụng.

- Thứ hai: Chức năng tạo vốn tiền tệ của tín dụng

Những nguồn vốn nhàn rỗi được huy động từ các tổ chức và nhân dânhình thành nguồn vốn lớn của các tổ chức tín dụng rồi từ đó cung ứng cho cácdoanh nghiệp sản xuất, dịch vụ và các tổ chức tín dụng khác Trong quá trìnhđó, các nguồn vốn nhỏ lẻ, ngắn hạn được tập trung lại thành những khoản lớnvà dài hạn Chức năng này thúc đẩy sự phát triển thị trường vốn ngắn hạn vàdài hạn.

- Thứ ba: Chức năng kiểm tra của tín dụng

Vốn tiền tệ cho vay không làm thay đổi quyền sở hữu của người cho vay.Người cho vay vốn luôn tính tới sự bảo toàn vốn gốc và còn phải có tiền lãi,tức là phát triển được số vốn đã có, chống mọi sự rủi ro mất vốn, chính vì vậymà họ đòi hỏi kiểm tra sử dụng vốn của người vay Chức năng kiểm tra củatín dụng phát huy trước khi quan hệ tín dụng phát sinh, trong quá trình sửdụng vốn tín dụng và đến khi quan hệ tín dụng kết thúc Người sử dụng vốntín dụng phải chứng minh là vốn tín dụng sử dụng có hiệu quả, có vật chấtbảo đảm cùng với sự tín nhiệm Sự kiểm tra vốn tín dụng là nhằm bảo đảmvốn tín dụng sử dụng đúng mục đích, được cung ứng theo kế hoạch sử dụngđể phát huy hiệu quả, ngăn chặn rủi ro bằng tài sản thế chấp để bảo đảm vốnđược thu hồi Những điều đó được thể hiện trong nguyên tắc tín dụng.

Tín dụng với ba chức năng cơ bản này thực sự là một công cụ quan trọngtrong việc phân phối và quản lý các hoạt động kinh tế đất nước.

* Phân loại tín dụng

– Căn cứ vào mục đích tín dụng:

+ TD sản xuất kinh doanh: NH cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuấtkinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế trên mọi lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, bưu điện, dịch vụ,…

Trang 15

+ TD tiêu dùng: Phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân như: muasắm, trang trải các chi phí trong đời sống, cho vay thông qua phát hành thẻ tíndụng…

– Căn cứ vào thời hạn tín dụng:

+ TD ngắn hạn: Là tín dụng có thời hạn tối đa đến 12 tháng, nhằm phụcvụ nhu cầu vốn lưu động sản xuất kinh doanh và chi tiêu ngắn hạn.

+ TD trung hạn: Là loại cho vay của NH với thời hạn từ trên 1 năm đến5 năm.

+ TD dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm nhằm tài trợ choviệc mua sắm tài sản cố định, xây dựng nhà xưởng … phục vụ sản xuấtkinh doanh.

– Căn cứ vào bảo đảm của tín dụng:

+ TD không đảm bảo bằng tài sản: Ngân hàng cho vay dựa trên cơ sở uytín, tín nhiệm bản thân khách hàng vay.

+ TD có đảm bảo: Vốn vay được đảm bảo bằng tài sản của người đi vayhoặc bảo lãnh của bên thứ ba.

– Căn cứ vào phương pháp hoàn trả:

+ TD trả góp: KH vay phải hoàn trả dần vốn gốc và lãi theo định kỳ.+ TD phi trả góp: KH vay phải hoàn trả toàn bộ vốn một lần khi đáo hạn.+ TD hoàn trả theo yêu cầu: Là loại cho vay của ngân hàng mà việc thunợ được thực hiện theo yêu cầu hoàn trả của người đi vay trên cở sở khả năngcủa người đi vay và trong thời hạn hợp đồng đã thỏa thuận.

Trang 16

– Căn cứ vào tính chất hoàn trả:

+ TD hoàn trả trực tiếp: Ngân hàng cho vay và việc hoàn trả được thựchiện trực tiếp bởi người đi vay.

+ TD hoàn trả gián tiếp: Việc trả nợ không được thực hiện trực tiếp bởi ngườiđi vay mà gián tiếp thông qua người thụ lệnh của người đi vay (Trần ĐìnhTuấn, 2008).

1.1.1.3 Tín dụng nông thôn

a Lịch sử hình thành và phát triển của các tổ chức tài chính nông thônNước ta những năm trước đây tồn tại cơ cấu kinh tế nông thôn mang tínhtruyền thống với quan hệ hiện vật là hình ảnh bao trùm sinh hoạt kinh tế vàchi phối các quan hệ kinh tế Các quan hệ tiền tệ đã có lúc hình thành nhưngkhông đủ sức thay thế các quan hệ hiện vật, có lúc có nơi lại tạo tiền đề đểduy trì các quan hệ này Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì các quanhệ kinh tế này từng bước được thay thế bởi các quan hệ tiền tệ Lúc đó cơ cấukinh tế nông thôn được xác lập lại phù hợp với yêu cầu của cơ cấu thị trườngvà các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.

b Khái niệm tổ chức tín dụng nông thôn (TCTDNT)

TDNT góp phần tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệpnông thôn (Trần Đình Tuấn, 2008) Thông qua việc đầu tư vốn góp phần thayđổi các ngành nghề, tỷ trọng sản xuất giữa các ngành nghề với nhau Từ việcchỉ có trồng lúa nước, nhờ có vốn TDNT mà người dân đã mạnh dạn đầu tưvào một số lĩnh vực khác như kinh doanh dịch vụ, mua các tư liệu sản xuấtphục vụ tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp, trồng cây ăn quả Bên cạnh đó cònthúc đẩy việc phát triển một số ngành tiểu thủ công nghiệp, tạo công ăn việclàm và tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư Từ đó làm thay đổi cơ cấu kinhtế trong nông nghiệp nông thôn.

Vốn tín dụng làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn làm cho kinh tế hànghoá phát triển thì bản thân nó lại là tiền đề cho thị trường hàng hóa sinh hoạt

Trang 17

kinh tế nông thôn (Trần Đình Định, 2002) Biểu hiện rõ nhất trên các mặt nhưhình thành nên thị trường hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy quá trình lưu thôngtự do, nâng dần tính chất ngang giá trong trao đổi hàng hoá và nâng dần khảnăng tự điều chỉnh trước các tín hiệu thị trường của các chủ thể kinh doanh.Tiếp theo là hình thành thị trường các yếu tố sản xuất nổi bật trong vấn đềruộng đất, giải phóng ruộng đất biến nó thành một yếu tố kinh tế thực sự cógiá cả được lưu thông trong tự do trên thị trường Điều này làm cho năng suấtruộng đất được nâng cao, giá trị sản phẩm hàng hóa tạo ra mỗi đơn vị diệntích được tăng lên không ngừng Cùng với việc thị trường hoá vấn đề ruộngđất thì người dân được giải phóng sức lao động Đây chính là tiền đề cho sựphân rã nguồn lao động trong nông thôn và hình thành nên thị trường sức laođộng trong khu vực nông thôn.

c Đặc điểm của các TCTDNT

- Trong nhiều năm qua, từ khi thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam(tháng 5/1951) đến nay, dù đất nước ta đã trải qua những giai đoạn khó khănnhưng Nhà nước ta luôn chú trọng đến việc hỗ trợ vốn cho đồng bào ở cácvùng nông thôn, đảm bảo phát triển kinh tế gia đình cũng như phát huy tiềmnăng của hộ sản xuất trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm và nhữngsản phẩm thiết yếu cho xã hội Nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội ngàycàng cao, các NHTM đã tham gia cung ứng vốn cho sản xuất nông nghi ệpmà chủ yếu là thông qua hộ sản xuất Tín dụng Ngân hàng đã đóng góp mộtphần rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triểnkinh tế hộ nông dân nói riêng Đặc biệt đối với Việt Nam - một nước nôngnghiệp với hơn 80% dân cư sống v à làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp vànông thôn, chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, chia cắt, trình độ khoa học kỹ thuật lạchậu, năng suất lao động thấp Mặt khác, trong cơ chế quản lý mới hiện nay,theo khoán 10 Nhà nước đã giao quyền sử dụng đất lâu dài ch o hộ sản xuất,mỗi hộ giờ đây đã là một đơn vị kinh tế tự chủ, có quyền làm chủ mảnh ruộngcủa mình Do vậy, để kinh tế hộ sản xuất phát triển thì TDNT có vai trò rấtquan trọng, thể hiện:

Trang 18

- Phát huy tối đa nội lực của các hộ sản xuất, khai thác hết các tiềm năngvề lao động, đất đai một cách hợp lý, có hiệu quả Từ việc có vốn các hộ sẽmở rộng sản xuất, trên một mảnh đất có thể trồng nhiều loại cây và nhiều vụ,tạo việc làm cho người lao động và tận dụng tối đa tiềm lực sẵn có.

- TDNT giúp các hộ sản xuất phát huy được tính tự chủ, năng động sángtạo (Mai Thanh Cúc, 2005) Điều đó xuất phát từ đặc trưng của tín dụng làtính thời hạn và tính hoàn trả - khi đến hạn thanh toán như đã thoả thuận thìngười vay phải hoàn trả cho Ngân hàng cả nợ gốc và lãi Vì vậy trong quátrình sản xuất hộ sản xuất phải không ngừng đổi mới, áp dụng những thànhtựu khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp để nâng cao năng suất câytrồng, vật nuôi, tạo ra nguồn thu để trả nợ Hộ sản xuất vay vốn phải chủ độngsử dụng vốn có hiệu quả Từ đó tạo ra sự phát triển vững chắc trong kinh tếnông thôn, giúp người nông dân nâng cao trình độ dân trí, kiến thức về khoahọc kỹ thuật và kinh doanh góp phần đưa nông nghiệp và nông thôn phát triểntheo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

TDNT góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân,góp phần rút ngắn khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn, xoábỏ sự phân hoá giàu nghèo, đưa nông thôn tiến kịp thành thị (Mai ThanhCúc,2005) TDNT chủ động khơi tăng nguồn vốn trong dân đồng thời cũngkhông ngừng đáp ứng nhu cầu vốn để nông dân phát triển đa dạng ngànhnghề, góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống Vốn TDNH góp phần khôngnhỏ vào việc khôi phục, hoàn thiện và phát triển hệ thống các kết cấu hạ tầngkinh tế xã hội ở nông thôn như giao thông, thông tin, thuỷ lợi và nước sạch,điện, đường, trường, trạm y tế, nhà ở và các công trình văn hoá phúc lợi côngcộng khác Từ đó tạo ra sự phát triển toàn diện trong kinh tế nông thôn, tạo rasự biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế xã hội nông thôn cả về lượng và chất.Mặt khác, trình độ dân trí của người dân cũng ngày càng tăng lên, kinh doanhcó hiệu quả hơn làm thu nhập tăng lên, tiêu dùng cũng tăng lên Như vậy đờisống vật chất tinh thần của người lao động được cải thiện.

TDNT tạo ra những mô hình kinh tế mới ở nông thôn, góp phần mở rộngsản xuất hàng hoá, tiêu biểu là mô hình kinh tế trang trại, VAC, Các hộ sảnxuất nhờ có vốn của Ngân hàng đã đầu tư mua sắm các vật dụng dùng cho sảnxuất tương ứng với tiềm năng sẵn có của gia đình mình (Mai Thanh Cúc,2005).

Trang 19

Ví dụ, có hộ thì mua máy móc để kinh doanh dịch vụ, chế biến nông sản;có hộ đầu tư vào chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản Tuỳ theo điều kiện sẵn cócủa từng hộ mà có phương án sản xuất kinh doanh phù hợp, có khả năng thulợi cao Vì vậy mà nói kinh tế hộ sản xuất là đơn vị kinh tế có sự kết hợp hàihoà giữa sản xuất và xã hội, giữa quy mô, phương thức, điều kiện sản xuất vớilực lượng lao động cụ thể của gia đình.

Như vậy, TDNT có vai trò quan trọng không chỉ đối với việc phát triểnkinh tế hộ sản xuất mà còn đối với cả sự phát triển của nền kinh tế Nó đẩynhanh quá trình quá trình phát triển của khu vực kinh tế nông thôn, làm tănggiá trị sản xuất mà khu vực này mang lại Hoạt động của Ngân hàng góp phầnđáng kể vào việc thực hiện đường lối chính sách mà Đảng và Nhà nước ta đềra: “Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, từng bước đưanông thôn phát triển không ngừng về mọi mặt, dần dần xoá đi ranh giới vềkinh tế giữa thành thị và nông thôn.”

Hiện tại, các nhà cung cấp tài chính nông thôn chính ở Việt Nam đượcchia thành ba nhóm chính như sau

Bảng 1.1 Cung tài chính nông thôn ở Việt Nam

Các tổ chức chính thứcbán chính thứcCác tổ chức Phi chính thức

• Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn Việt Nam(AGRIBANK)

• Ngân hàng Chính sách xã hộiViệt Nam (NHCSXH)

• Hệ thống Quỹ tín dụng nhândân (QTDND)

• Công ty dịch vụ tiết kiệm bưuđiện Việt Nam

• Ngân hàng phát triển Việt NamVDB

• Các tổ chức khác cung cấp dịchvụ tài chính cho khu vực nông thôn

• Bốn TCTCNT đượcChính phủ công nhận- Quỹ tình thương TYM- Quỹ trợ vốn cho người

nghèo tự tạo việc làm CEPTrung tâm pháttriển vì người nghèo PPC

Quỹ hỗ trợ phát triểnphụ nữ Uông Bí

• 57 tổ chức NGOs quốctế cung cấp dịch vụ tài chính vi Mô

• Hụi, họ, cáchiệp hội tíndụng tiết kiệmtự phát• Họ hàng,bạn

bè, hàng xómláng giềng• Người chovay lãi

Nguồn: www s b v g o v vn

Trang 20

1.1.2 Hoạt động tín dụng của NHCSXH

1.1.2.1 Khái niệm về hoạt động ủy thác tín dụng

"Uỷ thác cho vay" là việc bên uỷ thác giao vốn cho bên nhận uỷ thácthông qua hợp đồng uỷ thác cho vay để trực tiếp cho vay đến các đối tượngkhách hàng, bên uỷ thác trả phí uỷ thác cho bên nhận uỷ thác Bên uỷ tháccho vay vốn bao gồm: Chính phủ, các tổ chức kinh tế, các tổ chức chính trị -xã hội, cá nhân trong và ngoài nước và các tổ chức tín dụng được thành lập vàhoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng có nhu cầu cho vay vốn tín dụngđến các đối tượng khách hàng Bên nhận uỷ thác cho vay là các tổ chức tíndụng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng có chứcnăng cấp tín dụng dưới hình thức cho vay vốn theo quy định của pháp luật.Khách hàng vay vốn là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình là khách hàng vayvốn của bên nhận uỷ thác cho vay Các bên có liên quan ràng buộc lẫn nhauvề quyền lợi và trách nhiệm bởi "Hợp đồng uỷ thác cho vay vốn", là thoảthuận bằng văn bản giữa bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác cho vay để bênnhận uỷ thác trực tiếp cho vay, thu nợ đối với khách hàng Hợp đồng uỷ tháccho vay vốn có các nội dung chủ yếu như sau: tên, địa chỉ của bên uỷ thác vàbên nhận uỷ thác cho vay, số tiền uỷ thác cho vay, thời hạn uỷ thác, lãi suấtcho vay, gia hạn nợ, bảo đảm tiền vay đối với khách hàng, phí uỷ thác, tráchnhiệm của bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác, các thoả thuận khác phù hợp vớiquy định của pháp luật Các bên cũng có thể uỷ quyền cho các đơn vị thànhviên của mình thoả thuận và cam kết ghi trong hợp đồng uỷ thác cho vay theoquy định của pháp luật.

1.1.2.2 Những nội dung cơ bản về phương thức uỷ thác cho vay đối vớiNHCSXH

a Về ký kết các văn bản

Khách hàng vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng;

Trang 21

Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợpđồng tín dụng.

Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sửdụng tiền vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Ngân hàng nơi cho vay xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng cóđủ các điều kiện sau:

Có năng lực pháp luật dân sự, có hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dânsự theo quy định của pháp luật:

Đối với hộ sản xuất, cá nhân thì phải cư trú (thường trú hoặc tạm trú) tạiđịa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi chi nhánh ngânhàng cho vay đóng trụ sở Đại diện hộ, cá nhân giao dịch với ngân hàng làchủ hộ, cá nhân phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.

Đối với doanh nghiệp: Được công nhận là pháp nhân theo Điều 94 vàĐiều 96 Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật Việt Nam Đốivới doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc: phải có giấy uỷ quyềnvay vốn của pháp nhân trực tiếp quản lý Chủ Doanh nghiệp tư nhân phảicó đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và hoạt động theoLuật Doanh nghiệp Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có đủnăng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và hoạt động theo LuậtDoanh nghiệp.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ theo thời gian cam kết: có vốn tựcó tham gia và phương án, dự án; kinh doanh có hiệu quả; không có nợ quáhạn hoặc nợ khó đòi tại ngân hàng.

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả.- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chínhphủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn cụ thể của mỗi ngân hàng thương mại.

Trang 22

Quy trình cấp tín dụng của ngân hàng thương mại

- Quy trình cho vayđược bắt đầu từ khi CBTD tiếp nhận hồ sơ kháchhàng và kết thúc khi kế toán viên tất toán - thanh lý hợp đồng tín dụng, đượctiến hành theo ba bước:

- Thẩm định trước khi cho vay;

- Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay;

- Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay.

b Các chương trình tín dụng và các dự án hiện nay đang uỷ thác cho tổchức chính trị - xã hội.

Làm kinh tế VAC chúng ta không thể không nhắc đến vai trò và tầmquan trọng của Hội làm vườn Việt Nam Hội Làm vườn Việt Nam, viết tắt làVACVINA, là tổ chức nhân dân (NGO) được thành lập theo Quyết định số31/BT ngày 22/02/1986 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ; Tên giaodịch Quốc tế là Vietnam Gardening Association Hội Làm vườn Việt Nam làtổ chức nghề nghiệp xã hội, mang tính chất kinh tế kỹ thuật, hoạt động tựnguyện, đoàn kết, hợp tác giúp nhau phát triển kinh tế VAC Lĩnh vực hoạtđộng hiện tại - Khoa học tự nhiên và chuyển giao công nghệ - Chăm sóc sứckhoẻ, y tế, khuyết tật - Giáo dục, đào tạo, dạy nghề - Nông nghiệp, khuyếnnông, lâm nghiệp - Việc làm - Xoá đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng -Môi trường - Giới - Pháp luật.

VAC đã gắn liền với sự hình thành và phát triển của Hội Làm vườn ViệtNam Từ 1986 đến nay Tổ chức Hội đã thu hút được 980,000 hội viên vớimạng lưới Tổ chức hình thành từ cấp Trung ương đến 61 tỉnh thành và tổ chứctới tận các xã, nhằm thúc đẩy các hoạt động thực hành nông nghiệp bền vững.

Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển nông thôn (CCRD) là một đơn vịtrực thuộc, với các nỗ lực thành công trong công tác nghiên cứu để ứng dụngcác công nghệ sinh học cho việc hoàn thiện các mô hình VAC tại các vùngsinh tái khác nhau trên địa bàn cả nước Kết quả từ các hoạt động tư vấn,

Trang 23

chuyển giao công nghệ và phát huy các nguồn lực sẵn có bản địa đã đóng gópquan trọng vào “Chương trình xóa đói giảm nghèo và đảm báo an ninh lươngthực cho các vùng nghèo”.

1.1.2.3 Nội dung và ý nghĩa uỷ thác cho vay

Khách hàng vay vốn là dân cư và doanh nghiệp có hai loại mục đích chính:

- Vay vốn phục vụ đời sống, sinh hoạt.

- Đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh.

Tuỳ theo từng mục đích mà CBTD phân tích và thẩm định khách hàngvay vốn theo những nội dung sau:

*Thời hạn cho vay:

Ngân hàng và khách hàng thoả thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào:- Chu kỳ sản xuất kinh doanh

- Thời hạn thu hồi của dự án đầu tư- Khả năng trả nợ của khách hàng- Nguồn vốn cho vay của ngân hàng

Từ đó Ngân hàng sẽ quyết định dựa theo đề nghị của khách hàng chovay với các thể loại là ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn.

*Lãi suất cho vay:

- Mức lãi suất cho vay do ngân hàng nơi cho vay và khách hàng thoảthuận phù hợp với quy định của ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước

- Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do ngân hàng chovay ấn định nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thờihạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng, theoquy định của NHNN Việt Nam và hướng dẫn của mỗi ngân hàng.

*Mức cho vay:

- Việc xác định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của kháchhàng, giá trị tài sản làm đảm bảo tiền vay (Ngân hàng sẽ cho vay tối đa bằng75% giá trị tài sản bảo đảm), khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng

Trang 24

nguồn vốn của ngân hàng Mức cho vay tối đa đối với một khách hàng khôngquá 15% vốn tự có của Ngân hàng Xác định đúng, cho vay đầy đủ hợp lý sốtiền vay sẽ giúp hộ sử dụng vốn có hiệu quả, độ an toàn vốn cao, đảm bảochất lượng tín dụng.

- Đối với những hộ vay trên 10 triệu thì phải thực hiện bảo đảm bằng tàisản theo quy định hiện hành của Chính phủ, của Thống đốc NHNN Việt Nam,của từng ngân hàng.

* Đối tượng cho vay: chủ yếu là giá trị vật tư hàng hoá, máy móc thiết bịvà các khoản chi phí thực hiện các dự án, phương án sản xuất kinh doanh, cácvật dụng cần thiết cho sản xuất

* Nguồn vốn cho vay: Vốn của Ngân hàng là giá trị tiền tệ mà Ngânhàng tạo lập hay huy động được từ các nguồn nhàn rỗi để sử dụng vào hoạtđộng kinh doanh Nó được hình thành từ 4 nguồn cơ bản sau:

- Vốn tự có: là vốn thuộc sở hữu riêng của Ngân hàng.

- Vốn huy động: được hình thành thông qua việc sử dụng các phươngtiện nhằm thu hút vốn nhàn rỗi trong dân chúng, bao gồm tiền gửi thanh toán,tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá

- Vốn đi vay: vay NHNN hoặc các tổ chức tín dụng khác.

- Vốn khác: được hình thành từ hoạt động tham gia làm đại lý, uỷ tháccho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước từ việc cung cấp các phươngtiện thanh toán.

Trang 25

* Phương thức cho vay:

- Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng và số tiền mà khách hàng cần vay màNgân hàng áp dụng các phương thức cho vay thích hợp Các phương thức chovay có thể sử dụng là cho vay trực tiếp, cho vay bán trực tiếp (như cho vaytheo tổ hợp tác, theo tổ liên doanh), cho vay gián tiếp qua các tổ chức trunggian

Các đặc trưng chung

- Tính thời hạn: nhu cầu vốn của các chủ thể chỉ diễn ra vào một thờiđiểm nhất định phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, mùa vụ Từ nhucầu đó khách hàng sẽ định ra một thời hạn để đề nghị ngân hàng cấp tín dụng.Thời hạn cấp tín dụng cho khách hàng phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinhdoanh của khách hàng và cả đối tượng khách hàng xin vay Trong thời hạn cấptín dụng, khách hàng có quyền sử dụng tài sản bằng tiền, tài sản của ngânhàng.

- Tính hoàn trả: xuất phát từ yêu cầu duy trì hoạt động của ngân hàng,cho vay để tồn tại, ngân hàng cấp tiền vay cho khách hàng và sau một thờigian nhất định như đã thoả thuận thì người đi vay phải có trách nhiệm thanhtoán cả gốc và/hoặc lãi cho ngân hàng.

- Sự tín nhiệm: tín dụng ngân hàng dựa trên sự tín nhiệm, tin tưởng lẫnnhau giữa ngân hàng và khách hàng Ngân hàng giao tiền, tài sản của mìnhcho khách hàng sử dụng với sự tin tưởng rằng sau này khách hàng sé thựchiện nghĩa vụ hoàn trả theo quy định.

- Tính rủi ro: hoạt động ngân hàng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro vì đây là mộthoạt động rất nhạy cảm về tiền tệ Có thể có rủi ro do nguyên nhân chủ quanvà khách quan.

Về phía ngân hàng: rủi ro về thông tin không cân xứng, rủi ro lựa chọnđối nghịch, rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng.

Về phía khách hàng: rủi ro đạo đức hoặc do hoạt động sản xuất kinhdoanh không mang lại hiệu quả, thiên tai dẫn đến mất khả năng trả nợ.

Trang 26

1.1.2.4 Phí dịch vụ uỷ thác cho vay trả cho các tổ chức chính trị - xã hội

a Phí dịch vụ ủy thác

Tại Việt Nam, các TCTCNT đã phần nào phát huy được vai trò tích cựcđối với quá trình phát triển kinh tế nông thôn Sự phát triển mạnh mẽ của cácTCTCNT về phạm vi tiếp cận và các dịch vụ cung ứng, đặc biệt là các dịch vụvề tín dụng và tiết kiệm trong những năm qua đã đáp ứng được phần lớn nhucầu vốn cho phát triển kinh tế nông thôn Theo đánh giá của Ngân hàng thếgiới năm 2006, hầu hết người dân nông thôn Việt Nam tiếp cận tương đối dễdàng với các TCTCNT khác nhau, với tính chất độc quyền thấp Các khoảnvay nhỏ (lên đến 10 triệu đồng) khá dễ dàng đối với các nhà kinh doanh nhỏvà nông dân, phản ánh chính sách của Chính phủ sử dụng các công cụ tíndụng trợ cấp để hỗ trợ công cuộc giảm đói nghèo và phát triển nông thôn Vàđể đảm bảo các khoản vay ủy thác, bên cạnh yếu tố tín nhiệm, sự tin tưởng từcác phía thì cần có phí dịch vụ ủy thác làm cơ sở để giao dịch.

b Phân bổ mức phí dịch vụ uỷ thác cho từng cấp Hội, đoàn thể

Kể từ những năm 80 đến nay, nhiều TCTCNT đã phát triển một cách bềnvững Các nhà tài trợ tích cực ủng hộ và khuyến khích các hoạt động tài chínhnông thôn quy mô nhỏ, tập trung nguồn lực tài chính cũng như các hỗ trợ kỹthuật cho các tổ chức tài chính vi mô đã đạt được sự tiếp cận và mức tài chínhbền vững.

Đến những năm 90, các hoạt động của TCTCNT được mở rộng, khôngchỉ bao gồm hoạt động cung cấp tín dụng Tiết kiệm, bảo hiểm và chuyển tiềnđã được nhiều tổ chức tài chính cung cấp cho dân chúng và các doanh nghiệpnông thôn Tuy vậy, hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất về doanh số và tầnsuất sử dụng vẫn là hoạt động tín dụng.

Thế kỷ 20 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các TCTCNT Liênhiệp quốc đã chọn năm 2005 là “Năm quốc tế về tài chính vi mô”, đánh dấumột bước tiến vượt bậc của tài chính vi mô nói riêng, tài chính nông thôn nói

Trang 27

chung từ những thử nghiệm trong thập kỷ 70 tới một trào lưu mang tính toàncầu Hoạt động của các TCTCNT không chỉ lôi cuốn sự chú ý của các nhà tàichính, các nhà phát triển mà còn tạo sự quan tâm lớn đối với các nhà báo,chuyên gia nghiên cứu, các nhà làm luật và công chúng nói chung trên toànthế giới.

Với từng cấp Hội, Đoàn thể và TCTCNT thì phí dịch vụ ủy thác cũng sẽkhác nhau Các TCTCNT được đề cập như: Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Việt Nam (AGRIBANK), Ngân hàng Chính sách Xã hội(NHCSXH), hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân (QTDND) và một số tổ chứctài chính phi chính phủ Các tổ chức này chiếm khoảng 95% thị phần tài chínhnông thôn, với mạng lưới rộng khắp cả nước, cung cấp các dịch vụ tài chínhvà phi tài chính cho các cá nhân và đơn vị trong khu vực nông thôn Trongtương lai, các tổ chức này vẫn là những đơn vị chủ chốt trên thị trường tàichính nông thôn Việt Nam và có mức phí dịch vụ ủy thác khác nhau.

c Phương pháp thanh toán phí uỷ thác

Phương pháp thanh toán phí dịch vụ ủy thác khá đa dạng và linh hoạtnhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người làm nông nghiệp, mà cụ thể làchủ mô hình VAC.

Thứ nhất, chi phí giao dịch trong khu vực nông thôn cao hơn đối vớiTCTCNT và khách hàng Khu vực nông thôn thường có mật độ dân số phân

tán, cơ sở hạ tầng cứng (đường sá, dịch vụ viễn thông) và cơ sở hạ tầng mềm(giáo dục, y tế) có chất lượng thấp Doanh nghiệp và dân chúng nông thôn cókhả năng tiếp cận tới thông tin, dịch vụ giáo dục và đào tạo kinh doanh kémhơn khu vực thành thị [227] Đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn tới khả năngphát triển hoạt động của các TCTCNT Để phát triển hoạt động, các TCTCNTphải giải quyết được vấn đề giảm chi phí giao dịch đối với khách hàng.

Thứ hai, TCTCNT muốn hoạt động thành công phải vận dụng linh hoạtcả cơ sở pháp lý chính thức và phi chính thức Việc áp dụng theo luật lệ chính

Trang 28

thức trong khu vực nông thôn thường mất nhiều chi phí và thời gian hơn khuvực đô thị Các hình thức bảo đảm truyền thống như nhà cửa, đất đai cũngkém hiệu lực hơn Tại nhiều khu vực nông thôn, dân chúng hầu như không cótài sản gì có thể thế chấp được trừ đất đai đã được cấp sổ hoặc các doanhnghiệp đã đăng ký kinh doanh Thực tế, các hương ước, lề lối phi chính thứccó hiệu lực hơn nhiều tại khu vực nông thôn, mặc dù các “luật lệ” phi chínhthức này rất đa dạng và thậm chí khác nhau ngay trong một vùng Vì vậy,TCTCNT phải quan tâm và sử dụng các lề lối, giao ýớc phi chính thức nàymột cách linh hoạt trong hoạt ðộng kinh doanh của mình Một số TCTCNT đãrất thành công khi sử dụng kết hợp giữa “luật nước” và “lệ làng”.

1.1.2.5 Trách nhiệm của tổ chức Hội, đoàn thể các cấp và NHCSXH

a Trách nhiệm tổ chức Hội, đoàn thể cấp trung ương, cấp tỉnh,cấp huyện

Các TCTCNT phải đối mặt với rủi ro cao Thị trường tài chính và hànghóa trong khu vực nông thôn thường bị chia cắt, vì vậy giá cả thường bị biếnđộng mạnh nếu có sự thay đổi nhỏ về cung và cầu Thu nhập của dân cư nôngthôn chủ yếu từ nông nghiệp, các nguồn thu nhập phi nông nghiệp như dịch vụ,công nghiệp, làm công ăn lương thường chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ Rủi ro xẩyra cho ngành nông nghiệp sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ khu vực nông thôn thôngqua các liên kết ngược và xuôi Hơn nữa, rất nhiều hoạt động nông nghiệp vàsản xuất kinh doanh khác trong khu vực nông thôn mang tính chất tự cung tựcấp, tính tiền tệ hóa thấp Vì vậy, dòng tiền mặt tính theo đầu người của khuvực nông thôn thường thấp và kém đa2T dạng Để đối mặt với rủi ro này, rấtnhiều đơn vị tài chính phi chính thức đã được dân chúng nông thôn sử dụngnhư các hụi họ, vay mượn bạn bè, vay tư nhân…Tuy nhiên, khu vực phi chínhthức thường không hiệu quả khi các rủi ro đa biến xảy ra như lũ lụt, hạn hán,sâu bệnh Đây là một trong những thách thức lớn nhất khi các TCTCNT pháttriển hoạt động Tổ chức Hội, đoàn thể cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyệncần đứng ra chịu trách nhiệm trực tiếp với những rủi ro.

Trang 29

b Trách nhiệm tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã

Tổ chức Hội, đoàn thể Hội, đoàn thể cấp xã cần đứng ra chịu trách nhiệmtrực tiếp với những mối liên hệ với các hộ nông dân; đảm bảo rằng có thểquan sát và tiếp cận, giải quyết đến mức tối đa những nhu cầu và nguyện vọngcủa họ; đề đạt giải quyết với những tổ chức Hội, đoàn thể cấp trung ương, cấptỉnh, cấp huyện nếu không thể giải quyết được.

c Trách nhiệm của NHCSXH

NHCSXH được thành lập lại trên cơ sở ngân hàng người nghèo theoquyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ.Ngoài việc tập trung giải quyết nhu cầu vốn cho người nghèo, góp phần vàocông cuộc xoá đói giảm nghèo, NHCSXH còn giúp tái cơ cấu các ngân hàngthương mại nhà nước, giảm thiểu tác động tiêu cực của kênh cho vay chínhsách đối với các ngân hàng này NHCSXH tiếp tục đảm trách các chức năngcủa Ngân hàng phục vụ người nghèo và mạng lưới Quỹ tín dụng nhân dântrung ương/địa phương, trở thành kênh cung cấp tín dụng nhỏ do Chính phủtrợ cấp vốn trước đây được thực hiện qua các Bộ theo các chương trình và dựán chính sách xã hội và giảm nghèo.

NHCSXH ngay từ những ngày đầu hoạt động đã định hướng tập trungtăng cường sự hợp tác có hiệu quả với các Bộ, ban, ngành, các tổ chức hộiđoàn thể như Hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh , tạo cơ sở tiếpcận được với các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên phạm vi cảnước.

1.1.2.6 Ý nghĩa của việc ủy thác cho vay thông qua tổ chức chính trị - xã hộiĐặc trưng ðối với tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp

Mang tính chất thời vụ rõ nét vì sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ,liên quan đến chu kỳ sinh trưởng của cây lúa, con giống Đặc điểm nàyquyết định đến việc ngân hàng cùng với khách hàng lập kế hoạch giải ngân,phương thức giải ngân hay xác định và thoả thuận về kỳ trả nợ gốc và lãi chophù hợp.

Trang 30

Đối tượng cho vay đa dạng và phong phú về ngành nghề nhưng chủ yếulà cho vay để chăn nuôi và một số dịch vụ liên quan đến ngành nông nghiệp.Ví dụ như vay để mua máy tuốt lúa, máy cày, Đây là những đối tượng chủyếu của NHNN&PTNT & PTNT.

Chi phí tổ chức cho vay cao vì giá trị các món vay thấp mà thủ tục khôngđổi Điều này xuất phát từ tính chất sản xuất nhỏ lẻ của hộ sản xuất, mỗi hộsản xuất là một đơn vị kinh tế, do đó số vốn mà họ cần và mức vốn tối đa dựatrên tài sản bảo đảm của họ không cao nên chi phí khi phân bổ tăng cao Mặtkhác, số lượng khách hàng đông, phân bố ở khắp nơi nên mở rộng cho vaythường liên quan tới việc mở rộng mạng lưới cho vay, thu nợ (mở chi nhánh,bàn giao dịch, tổ vay vốn tại xã, ) Đây cũng là yếu tố làm tăng chi phí.

Ngành nông nghiệp cũng là ngành có độ rủi ro tương đối cao (do đặcđiểm của sản xuất nông nghiệp là chịu nhiều tác động của tự nhiên như thờitiết, khí hậu, thiên tai, đất đai ) nên chi phí cho dự phòng rủi ro là tương đốilớn so với các ngành khác Từ đó làm chi phí cho một đồng vốn cao Vì vậy,phải tìm mọi biện pháp để đưa đồng vốn vào kế hoạch có chi phí thấp nhất.

Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ củakhách hàng Đối với hộ sản xuất thì nguồn trả nợ vay Ngân hàng chủ yếu làtiền bán lúa và các sản phẩm khác có liên quan cùng một số ngành nghề phụkhác (chiếm tỷ lệ không đáng kể) Như vậy kết quả của việc trồng lúa và chănnuôi là yếu tố quyết định trong việc xác định khả năng trả nợ của khách hàng.Mà hiệu quả của sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên rấtlớn, nó có thể chi phối trực tiếp đến nông nghiệp Bên cạnh đó yếu tố tự nhiêncũng tác động tới giá cả của các sản phẩm nông nghiệp Nếu được mùa thì giácả thấp làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đi vay Biết đượcđặc điểm này giúp người cho vay đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro.

Trang 31

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Hệ thống tín dụng nông thôn ở một số quốc gia trên thế giới

Hệ thống tín dụng nông thôn là một tổng thể các tổ chức tín dụng cùngtồn tại và hoạt động trên địa bàn nông thôn, chúng có mối quan hệ với nhauvà cùng hướng tới mục tiêu cung cấp dịch vụ tín dụng cho khách hàng Cơcấu của hệ thống tín dụng nông thôn có sự khác biệt và thay đổi tùy vào mỗiquốc gia khác nhau, theo những tiêu chí thống kê đã quy định ở nước đó.

Trong giai đoạn hiện nay, chiến lược phát triển của các nước đang pháttriển dành nhiều ưu tiên cho các chương trình xóa đói giảm nghèo Một trongnhững biện pháp và nội dung chính là cung cấp dichj vụ tài chính có chi phíphù hợp với khả năng của người nông thôn để phát triển sản xuất, tăng thunhập, nhờ đó vượt ra vùng đói nghèo.

Thị trường tín dụng nông thôn ở các nước đang phát triển được mô tả làcó sự “phân đoạn”, tức các đoạn thị trường của khách hàng khác nhau có sựkhác nhau cơ bản về các khoản vay, người cho vay và các hoạt động sản xuấtkinh doanh tài trợ (Mc Kinnon, 1973)

Ngân hàng Grameen ở Bangladesh

Ngân hàng Grameen (GB) là định chế tài chính nổi tiếng nhất thế giới vềtín dụng nông thôn GB có mạng lưới chi nhánh rộng khắp đến tận cấp cơ sở,mỗi chi nhánh phục vụ từ 15 đến 22 làng Đối tượng phục vụ là các gia đìnhcó đến 0,2 ha đất Để vay được tín dụng, người trong những gia đình đủ tiêuchuẩn sẽ lập nhóm gồm 5 người có hoàn cảnh kinh tế và xã hội gần giốngnhau Thông thường mỗi gia đình chỉ được phép có một người tham gia mộtnhóm Do đó, các thành viên của một gia đình hay thậm chí cả bà con thânthuộc không thể nằm chung trong một nhóm Mỗi nhóm bầu một trưởngnhóm và một thư ký để chủ trì cuộc họp hàng tuần.

Tất cả các thành viên sẽ dự một khóa hướng dẫn kéo dài một tuần, mỗingày hai giờ Các nhân viên ngân hàng sẽ giải thích quy định của Grameen,

Trang 32

quyền và nghĩa vụ của thành viên Sau khi kết thúc khóa học và nếu đạt yêucầu, mỗi người được cấp giấy chứng nhận là thành viên chính thức Trước khiđủ tiêu chuẩn vay tiền, mọi thành viên phải chứng tỏ tính thành thực và tínhđoàn kết bằng cách tham dự tất cả các cuộc họp nhóm trong ba tuần kế tiếp.Trong thời gian này, nhân viên ngân hàng tiếp tục bàn về quy định củaGrameen và giải đáp thắc mắc Điều đặc biệt ở chỗ các thành viên mù chữcũng được dạy cách ký tên Các thành viên không cần phải đến trụ sở ngânhàng để giao dịch Nhân viên ngân hàng đến với họ tại những buổi họp hàngtuần để cấp tiền vay, thu tiền trả nợ và vào sổ sách ngay tại trung tâm.

Tại mỗi cuộc họp hàng tuần, mỗi thành viên đóng góp một taka (Đơn vịtiền tệ của Bangladesh) vào quỹ nhóm Ban đầu chỉ có hai thành viên đượcvay tiền Thêm hai người nữa được vay nếu hai người vay đầu tiên trả nợđúng hạn trong hai tháng đầu tiên Người cuối cùng (thường là trưởng nhóm)phải đợi thêm 2 tháng nữa cho đến khi những người vay tiền trước mìnhchứng tỏ là đáng tin cậy Bằng các dịch vụ tiết kiệm - tín dụng linh hoạt, Ngânhàng Grameen đã rất thành công trong việc tiếp cận được tầng lớp nghèo nhất(đặc biệt là phụ nữ nông thôn không có tài sản), đạt tỷ lệ thu hồi nợ gần 100%và nâng cao vị thế kinh tế xã hội của khách hàng.

Tín dụng nông nghiệp, nông thôn ở Philippin:

Hệ thống tín dụng cung cấp vốn tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn ởPhilipin bao gồm: các Ngân hàng nông thôn, Ngân hàng tiết kiệm, các ngânhàng thương mại và các ngân hàng của Chính phủ.

Từ năm 1975, Chính phủ đã có chỉ tiêu bắt buộc các ngân hàng thươngmại phải dành tối thiểu 25% cho vay ngành nông nghiệp Từ năm 1986 trở lạiđây, Chính phủ Philipin đã ban hành chính sách tín dụng mới và được thựchiện dưới sự bảo trợ của hội đồng chính sách tín dụng nông nghiệp, nội dungchính sách này bao gồm: Chấp nhận cơ chế thị trường việc tạo nguồn tàichính, thực hiện lãi suất thị trường, giảm trợ cấp ưu tiên trong Ngân hàngnông nghiệp,

Trang 33

chấm dứt hoạt động cho vay trực tiếp của các cơ sở nhà nước phi tài chính,cung cấp các dịch vụ và thực hiện cơ chế bảo hiểm để giảm rủi ro khi thựchiện cho vay.

1.2.2 Hệ thống tín dụng nông thôn ở Việt Nam

Trong Hội nghị triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nôngnghiệp nông thôn tổ chức vào quý II/2010 tại Hà Nội, ông Nguyễn ĐồngTiến, phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VIệt Nam cho biết, trong 5 năm2003 - 2007, Việt Nam đầu tư cho phát triển nông nghiệp đạt 113.000 tỷđồng, chiếm 8,7% vốn đầu tư Nhà nước và mới chỉ đáp ứng 17% nhu cầu củakhu vực này.

Mặc dù thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam đang được tiếp nhậnnhiều nguồn vốn đầu tư đa dạng như: vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụngnông nghiệp lãi suất ưu đãi đầu tư cho các dự án; vốn tín dụng lãi suất ưu đãiđầu tư cho các dự án; vốn tín dụng lãi suất ưu đãi cho vay hộ nghèo và các đốitượng chính sách Tuy nhiên, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tại khu vựcnày còn nghèo nàn Trong đó chủ yếu là tín dụng truyền thống, các dịch vụthanh toán, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm tín dụng nông nghiệp còn rất hạnchế, gần như mới phát triển ở mức thử nghiệm.

Có 2 ngân hàng đang phát huy vị thế của mình trong hệ thống tín dụngnông thôn Đó là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam(Agribank) và Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Agribank đã vàđang khẳng định vị thế của một Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam Hiệnnay, Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam tính theo cả tài sản, mạng lướihoạt động và số lượng khách hàng NHCSXH là đơn vị hoạch toán tập trungtoàn hệ thống, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mìnhtrước pháp luật, thực hiện bảo tồn và phát triển vốn, bù đắp chi phí và dựphòng rủi ro hoạt động tín dụng NHCSXH và các chương trình tín dụng cóđịnh hướng thường sử dụng chính sách lãi suất thấp hơn lãi suất thị trườngvà

Trang 34

chỉ cung cấp dịch vụ cho các đối tượng trong danh mục được hưởng lợi Hiệntại, NHCSXH có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cảnước, có vốn điều lệ và hệ thống giao dịch từ trung ương đến địa phương, với64 chi nhánh cấp tỉnh.

Đối với khía cạnh tiếp cận vốn tín dụng, phần lớn các tác giả nghiên cứuvề tiếp cận vốn tín dụng chính thức từ phía các NHTM của các hộ sản xuấttrên các lĩnh vực khác nhau trong nông nghiệp nông thôn Đối với sản xuấtlúa, tác giả Thái Anh Hoà, (1997) đã chỉ ra một số rào cản đối với việc tiếpcận tín dụng của các nông hộ, bao gồm hiện giá tài sản, nguyên giá tài sản lưuđộng, trình độ học vấn và địa bàn nơi nông hộ sản xuất.

Thông qua việc sử dụng mô hình hồi quy OLS và mô hình Logit Trần ÁiKết (2009) đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụngngân hàng của trang trại nuôi trồng thuỷ sản ở Trà Vinh, các yếu tố tác độngthuận như tuổi, trình độ học vấn của chủ trang trại, tỷ lệ diện tích mặt nướcnuôi thực tế, tín dụng thương mại và thu nhập chi phí sản xuất của trang trại.

Bên cạnh những yếu tố nêu trên, bằng chứng thực nghiệm cũng đã chỉ ramột số yếu tố khác ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của các hộ là thành viêntham gia vào Hội Phụ nữ, Hội Nông dân Điều này tương xứng với những nỗlực không ngừng của Hội Phụ nữ trong thời gian gần đây nhằm đem lại nguồnvốn và kinh nghiệm phát triển kinh tế cho các thành viên Nguồn tín dụngchảy về nông thôn Việt Nam hiện nay thông qua các kênh Hội, nhóm, Đoànthể cũng khá phổ biến và được người dân ưa chuộng.

1.2.3 Bài học kinh nghiệm

- Coi đúng mức và mạnh dạn đổi mới hoạt động tín dụng nhằm góp phầnvào quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn;

- Thúc đẩy hình thành thị trường tín dụng nông thôn;

- Đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn, tư liệu sản xuất, khoa họccông nghệ để phát triển kinh tế nông thôn;

Trang 35

- Tận dụng khai thác mọi tiềm năng về đất đai, lao động và tài nguyênthiên nhiên;

- Phát triển kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho nông dân tiếp thu côngnghệ mới vào sản xuất kinh doanh;

- Phát triển ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới, góp phần giảiquyết việc làm cho người lao động trong nông thôn, nâng cao cuộc sống tinhthần vật chất cho người nông dân

- Ngoài ra, cần xác định sự can thiệp của Chính phủ Thị trường tín dụngnông thôn còn nhiều méo mó, vì vậy chính phủ vẫn có vai trò nhất định đểtham gia chỉnh sửa những thất bại đó Ví dụ, Chính phủ cần can thiệp nhưkhắc phục hậu quả thiên tai, các chương trình tín dụng ưu tiên cho ngườinghèo, cho học sinh sinh viên và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn Chúng tacần khai thác và phối hợp thế mạnh của mỗi khu vực, đa dạng hóa các loạihình tín dụng sẽ làm tăng nguồn tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng ởcác vùng nông thôn Hệ thống tín dụng nông thôn phát triển cần chú trọng đếnkhả năng phát triển bền vững và đẩy mạnh huy động tiết kiệm Các tổ chứccần quan tâm nhiều hơn đến phụ nữ nông thôn và đơn giản hóa các yêu cầu vàthủ tục cho vay mở rộng hơn nữa yêu cầu về mục đích sử dụng vốn vay.

1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu về hoạt động tín dụng trongphát triển kinh tế V.A.C

1.3.1 Kinh tế V.A.C: vai trò ý nghĩa, các yếu tố thành công

* Về trồng trọt: Tập trung thâm canh diện tích trồng lúa, hàng hóa chất

lượng cao, phát triển thương hiệu “gạo Long Trì” Hướng tới mạnh dạnchuyển đổi diện tích trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng hoa quả an toàn, rausạch cao cấp phục vụ trực tiếp cho thị trường đô thị Vĩnh Phúc và xuất khẩu.Sử dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác mới để nâng cao chất lượng sảnphẩm đạt tiêu chuẩn GAP, VIET GAP nhằm khẳng định thương hiệu, nângcao sức cạnh tranh của sản phẩm rau quả.

Trang 36

* Về chăn nuôi: Xác định là một trong những trọng điểm kinh tế mũi

nhọn trên địa bàn huyện, Tam Dương phát triển chăn nuôi gia cầm, lợn theohướng công nghiệp và bán công nghiệp, mô hình trang trại, gia trại gắn vớiphát triển kinh tế đồi vườn, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.

Về thủy sản: Tận dụng triệt để diện tích mặt nước ao hồ, đập, công trìnhthủy lợi tích trữ nước phục vụ trồng trọt kết hợp chăn nuôi thủysản.

Giảm dần diện tích trồng lúa để chuyển mạnh sang trồng rau màu, hoaquả thực phẩm sạch cung cấp trực tiếp cho thị trường đô thị Vĩnh Phúc Tănggiá trị sản phẩm trên một ha diện tích đất canh tác Tập trung thâm canh, đưacác giống lúa mới phẩm cấp chất lượng tốt được thị trường tiêu thụ ưa chuộngvà giá bán cao như thương hiệu “gạo Long Trì” Từng bước giảm dần cácgiống lúa chất lượng gạo thấp, khả năng chống chịu với các loại sâu bệnhkém Mạnh dạn gieo trồng các giống ngô lai đơn có triển vọng năng suất độtphá Tiếp tục nghiên cứu chọn lọc đưa các loại cây công nghiệp, cây ăn quả,rau màu thực phẩm có chất lượng cao vào trồng trọt tại huyện

Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, nguồnnước vùng đồi gò như trồng cây công nghiệp ngắn ngày, trồng cỏ chăn nuôigia súc, cây ăn quả Cải tạo trồng bổ sung thay thế các giống cây ăn quả cógiá trị hàng hóa cao, được thị trường tiêu thụ mạnh như giống bưởi Diễn, mítThái, xoài úc, Đài loan, nhãn vải chín trái vụ vào trồng thay thế các giốngcây ăn quả truyền thống ở huyện Tam Dương.

Xây dựng các vùng trồng trọt kỹ thuật cao, vùng chuyên canh rau quảsạch như su su, bí đỏ, dưa chuột, bí xanh tập trung ở các xã Văn Hội, HoàngLâu, An Hoà, Kim Long, Duy Phiên, Hợp Hoà Mở rộng diện tích trồng trọtrau màu hoa quả cao cấp sang các khu vực còn lại phù hợp với nhu cầu thịtrường tiêu thu khi đô thị Vĩnh Phúc phát triển tăng qui mô dân số.

* Về chăn nuôi: Với lợi thế vùng đồi gò, diện tích đất cho sản xuất chăn

nuôi lớn, huyện Tam Dương hiện có 150 trang trại chăn nuôi có quy mô lớn,

Trang 37

sản xuất tập trung và nhiều gia trại chăn nuôi trong nông hộ Sản lượng giacầm của Tam Dương lớn nhất tỉnh, năm 2009 chiếm gần 40% sản lượng giacầm chăn nuôi của toàn tỉnh Vĩnh Phúc Giai đoạn (2011-2015), Tam Dươngvẫn xác định chăn nuôi là ngành quan trọng mũi nhọn trong cơ cấu nông, lâmnghiệp thuỷ sản của huyện Trong đó xác định con nuôi chính là gà, lợn và bò.Phấn đấu đến 2015 tỷ lệ bò lai sim đạt 100%, số lượng gia cầm ổn định ở mức2,0-2,5 triệu con Khuyến khích phát triển chăn nuôi các con đặc sản lơn rừnglai, gà sao, gà lôi vào sản xuất trang trại, các khu vực đồi gò Phấn đấu đến2015 tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi thủy sản chiếm khoảng 65% tổng giátrị sản xuất nông lâm nghiệp-thủy sản huyện.

* Về thuỷ sản: Tam Dương là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản

nhỏ, toàn huyện có khoảng trên 200ha diện tích mặt nước: Bao gồm các hồđập thủy lợi, các ao nhỏ, diện tích đất trũng đang trồng lúa năng suất thấp.Diện tích trên đang được các hộ tư nhân nuôi thả, khai thác quảng canh vớicác giống cá địa phương năng suất thấp và giá trị kinh tế không cao Giảipháp phát triển thủy sản của Tam Dương trong thời kỳ qui hoạch là: Thựchiện chuyển đổi diện tích trồng lúa bấp bênh không ăn chắc sang lúa - cá,hoặc chuyên nuôi trồng thuỷ sản, ở các xã Hoàng Lâu, Hoàng Đan, Duy Phiênvà An Hoà trong hệ thống kênh Nhị Hoàng Mạnh dạn áp dụng phương thứcnuôi trồng thủy sản thâm canh, đưa các giống thủy sản có chất lượng và giá trịkinh tế cao vào nuôi trồng, khai thác Dự kiến sản lượng cá và thuỷ sản kháchàng năm có thể đạt 750 tấn vào năm 2015, 1.200 tấn vào năm 2020 và 2.000tấn vào năm 2030.

Trang 38

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là các vấn đề về tín dụng, tiếp cận tíndụng của các nông hộ V.A.C trên địa bàn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

+ Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tập trung phân tíchthực trạng tiếpcận tín dụng trong phát triển kinh tế V.A.C trên địa bàn, giải pháp tín dụngnhằm phát triển các mô hình VAC ở huyện Tam Dương.

+ Phạm vi về không gian: Huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.+ Phạm vi về thời gian:

- Số liệu thứ cấp: được thu thập chủ yếu qua 5 năm: 2012-2016

- Số liệu sơ cấp: được thu thập trong năm 2017, thông qua phỏng vấntrực tiếp các nông hộ VAC

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế V.A.C, tiếpcận tín dụng trong phát triển kinh tế V.A.C.

- Nghiên cứu thực trạng tiếp cận tín dụng và nhu cầu tín dụng của cácnông hộ V.A.C.

- Nghiên cứu về những rào cản trong tiếp cận tín dụng của các nông hộV.A.C trên địa bàn huyện.

- Nghiên cứu về những can thiệp chính sách nhằm thão gỡ khó khăntrong tiếp cận tín dụng của các nông hộ V.A.C.

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Chọn điểm nghiên cứu

Đề tài sẽ lựa chọn huyện Tam Dương làm địa điểm nghiên cứu TamDương là một huyện nằm xen giữa dãy núi Tam Đảo và vùng đồng bằng châuthổ sông Hồng, gồm 13 xã và thị trấn Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam.

Trang 39

Căn cứ vào độ dốc và sự phân bố của các đồi gò, địa hình của huyện đượcchia thành 3 vùng sinh thái rõ rệt.

- Vùng núi gồm các xã: Đồng Tĩnh, Hoàng Hoa và Hướng Đạo, chiếm28,3% diện tích tự nhiên Địa hình chủ yếu là gò đồi, trên địa bàn khu vựccó nhiều hồ đập nhỏ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội còn thiếu, nhất là hệthống đường giao thông nội bộ chưa được đầu tư để tạo thuận lợi cho kinh tếphát triển.

- Vùng trung du gồm 06 xã và 01 thị trấn: Hợp Hoà, Đạo Tú, Kim Long,Duy Phiên, Hoàng Đan và Thanh Vân chiếm 57,78% diện tích tự nhiên toànhuyện Đất đai và điều kiện tự nhiên khác tương đối thuận lợi cho phát triểnsản xuất, có nguồn nước tưới tự chảy, trữ lượng khoáng sản tuy không lớn, cóhệ thống giao thông thuận lợi, hội tụ tương đối đủ các điều kiện để phát triểnsản xuất nông nghiệp hàng hoá như cây dưa công nghiệp, cây thực phẩm,chăn nuôi gia cầm, gia súc, lợn.

- Vùng đồng bằng gồm các xã: Hợp Thịnh, Vân Hội, An Hòa và HoàngLâu, chiếm 13,94% diện tích tự nhiên toàn huyện; Đất đai phẳng, giao thôngthuận lợi (có đường quốc lộ và các tỉnh lộ chạy qua) phù hợp cho phát triểncác loại cây trồng ngắn ngày có hiệu quả và giá trị kinh tế cao như rau sạch,cây vụ đông, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và công nghiệp, dịch vụ.

Chọn xã nghiên cứu: Căn cứ vào các vùng sinh thái khác nhau, đề tài

sẽ lựa chọn nghiên cứu tại 3 xã đại diện bao gồm các xã Hoàng Lâu (đại diệnvùng Đồng bằng), xã Duy Phiên (đại điện vùng Trung du), xã Hướng Đạo(đại diện vùng núi) Những xã này có đủ các hộ có mô hình VAC để điều tralấy mẫu Ngoài ra, các cán bộ, hộ dân dễ tiếp cận, hợp tác tốt và có thể giúpđỡ trong việc thu thập số liệu tin cậy.

Chọn thôn và chọn hộ nghiên cứu:

Trong mỗi xã, 3 thôn đại diện cho các vùng sinh thái khác nhau trong xãđược chọn, và tổng số thôn được chọn là 9 thôn Trên cơ sở danh sách các xã,thôn và

Trang 40

danh sách các nông hộ VAC, nghiên cứu này sử dụng công thức chọn mẫu đểxác

định tổng cỡ mẫu cho 3 xã Cỡ mẫu được tính toán theo công thức sau:

Trong đó: n là cỡ mẫu, N là số lượng tổng thể và là sai số tiêu chuẩn.Áp dụng công thức trên, tổng số hộ VAC tại 3 xã là N= 150, sai số tiêu chuânlà 5%, cỡ mẫu được xác định là n= 110 hộ (Bảng 1).

Bảng 2.1 Cơ cấu hộ gia đình VAC khảo sát đại điện cho các vùng sinhthái khác nhau tại huyện Tam Dương

Vùng sinh

Tổng số Hộ VACSố hộ VACđược lựa

Cơ cấu(%)

Vùng núi HướngĐạo

Vùngtrung du

Vùngđồng bằng

Ngày đăng: 27/07/2018, 14:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Trần Đình Định (2002), Giải pháp tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ CNH - HĐH giai đoạn 2001 - 2010, Học viện Ngân hàng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp tín dụng phục vụ phát triển nôngnghiệp nông thôn trong thời kỳ CNH - HĐH giai đoạn 2001 - 2010
Tác giả: Trần Đình Định
Năm: 2002
16. Trần Đình Tuấn (2008), Huy động và sử dụng các nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn miền núi, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huy động và sử dụng các nguồn vốn tín dụng đầutư phát triển nông nghiệp, nông thôn miền núi
Tác giả: Trần Đình Tuấn
Nhà XB: NXB Lao động - Xã hội
Năm: 2008
17. Thái Anh Hoà (1997), Nghiên cứu về tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí khoa học trường đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu về tiếp cận tín dụng chính thức củanông hộ sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả: Thái Anh Hoà
Năm: 1997
18. Trần Ái Kết (2009), Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của trang trại nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Trà Vinh, Tạp chí khoa học trường đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chínhthức của trang trại nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Trà Vinh
Tác giả: Trần Ái Kết
Năm: 2009
19. Trung tâm nghiên cứu và phát triển cộng đồng nông thôn (2017), Mô hình phát triển kinh tế V.A.C, ht t p :/ / cc r d . c o m . vn , ngày 12/10/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hìnhphát triển kinh
Tác giả: Trung tâm nghiên cứu và phát triển cộng đồng nông thôn
Năm: 2017

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w