- Nếu gia súc không có thai: phải tìm nguyên nhân dựa vào tình trạng của cơ quan sinh dục, hiện tượng động dục, rụng trứng, thời gian và phương pháp phối giống.. Phương pháp chẩn đoán tr
Trang 1Chuyên đề:
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN GIA SÚC MANG THAI SỚM
I Ý nghĩa của việc chẩn đoán mang thai sớm
Chẩn đoán gia súc mang thai sớm là một trong những công tác cần thiết của ngành thú y
+ Sau một thời gian phối giống ta phải kiểm tra để xác định gia súc có thai hay không
- Nếu có thai: phải có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, sử dụng và khai thác hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho gia súc mẹ và bào thai phát triển bình thường, tránh tình trạng phát sinh quá trình bệnh lý cho cả mẹ lẫn con
- Nếu gia súc không có thai: phải tìm nguyên nhân dựa vào tình trạng của
cơ quan sinh dục, hiện tượng động dục, rụng trứng, thời gian và phương pháp phối giống Trên cơ sở đó tìm biện pháp thích hợp, phục hồi và nâng cao chức năng sinh sản và đề phòng hiện tượng vô sinh
+ Chẩn đoán sự có thai cần tiến hành sớm chính xác Từ đó mới có thể phát hiện và điều trị kịp thời các quá trình bệnh lý ở cơ quan sinh dục và các bộ phận khác
Khám thai sớm ở giai đoạn đầu là một thao tác khó và phức tạp Trong thời gian đầu của quá trình mang thai, bào thai còn quá nhỏ, toàn bộ
cơ quan sinh dục biến đổi còn chưa nhiều nên rất khó chẩn đoán Mặt khác
có thể nhầm với triệu chứng của một số bệnh ở cơ quan sinh dục càng khó khăn hơn Ngoài ra do mối liên quan giữa hệ thống màng nhung của nhau
Trang 2thai và niêm mạc tử cung chưa chặt chẽ, dễ gây ra tình trạng sẩy thai cho gia súc Vì vậy, để tránh tình trạng trên và có kết luận chính xác, cần phải tiến hành thận trọng và thao tác thành thạo
II Những phương pháp chẩn đoán chủ yếu
Khi gia súc có thai sẽ xuất hiện những thay đổi sinh lý Căn cứ vào những thay đổi này để có phương pháp chẩn đoán nhanh và chính xác nhất
- Gia súc không động dục sau 3 – 4 tuần phối giống
- Gia súc ăn khỏe, béo hơn, lông mượt hơn Nhu cầu trong việc thu nhận thức ăn cao hơn
- Sự máy động của bào thai ở thành bụng (cuối kỳ II), đặc biệt thấy rõ sau khi con vật uống nước
- Cơ quan sinh dục cũng xuất hiện những thay đổi về hình thái
- Con vật trở nên yên tĩnh, đi lại, vận động chậm chạp và thận trọng
- Khi làm việc con vật chóng tỏ ra mệt mỏi
- Phù thũng ở tứ chi, dưới thành bụng và tuyến vú
- Sự thay đổi trạng thái cân bằng, đối xứng hai bên thành bụng và độ lớn, thể tích của chúng
-Chức năng tiết sữa giảm hay ngừng hoàn toàn (gia súc sản xuất sữa) Thành phần, tính chất và trạng thái của sữa thay đổi
Trang 3Những dấu hiệu trên, trong thực tế còn có thể gặp ở những gia súc không có thai Ví dụ hiện tượng mất chu kỳ sinh dục là biểu hiện của gia súc có thai Nhưng nó thể xuất hiện ở gia súc không mang thai khi bị bệnh hay nuôi dưỡng kém, khi ở cuối mùa sinh sản hay trường hợp động dục giả gia súc đã có thai
Trước khi chẩn đoán cụ thể, cần phải hỏi chủ gia súc hay cán bộ kỹ thuật cơ sở về:
+ Số lần phối giống, thời gian phối giống lần cuối
+ Tình hình phối giống và quá trình sinh đẻ của những lần trước
+ Về tiền sử, gia súc đã bị bệnh gì? Nhất là bệnh đường sinh dục
+ Tình hình nuôi dưỡng, quản lý, sử dụng và khai thác
1 Phương pháp chẩn đoán trên lâm sàng
Phương pháp này cơ bản là dựa vào biểu hiện nói chung của gia súc khi có thai và những thay đổi về cấu tạo, hình thái học của cơ quan sinh
dục
a.Phương pháp chẩn đoán bên ngoài:
Phương pháp này áp dụng đối với gia súc nhỏ Ở gia súc lớn (ĐGS) cho kết quả tương đối chính xác ở tháng thứ 5 – 6 trở đi
-Phương pháp quan sát: Xem sự mất cân bằng đối xứng hai bên thành
bụng, trạng thái phù thũng, tuyến sữa phát triển, sự máy động của bào thai qua thành bụng
Trang 4-Phương pháp sờ nắn: dùng lòng bàn tay ấn vào phía trong và phía dưới
thành bụng để kiểm tra sự máy động của bào thai
-Phương pháp gõ ghe: dùng ống nghe để nghe hoạt động của tim thai (áp
dụng đối với đại gia súc)
b Phương pháp chẩn đoán bên trong
Phương pháp này chỉ áp dụng cho gia súc lớn, có hai phương pháp đó
là phương pháp chẩn đoán qua âm đạo và phương pháp chẩn đoán qua trực tràng
*) Phương pháp chẩn đoán qua âm đạo:
+ phát hiện những thay đổi trong âm đạo, tử cung, quan sát mầu sắc, nếp nhăn, chất tiết trong âm đạo và tử cung
+ Phương pháp này ít được áp dụng vì: độ chính xác thấp, không biết được tuổi của thai Khi thao tác không cẩn thận và đúng phương pháp dễ gây sẩy thai hay viêm nhiễm âm đạo
-Phương pháp chẩn đoán qua trực tràng:
+ Phương pháp này xác định đặc điểm, tính chất và sự thay đổi của các bộ phận: cổ, thân, sừng tử cung, buồng trứng, núm nhau, động mạch giữa tử cung, độ lớn và vị trí của bào thai
+ Phương pháp này được áp dụng rộng rãi, chẩn đoán được gia súc có thai hay không và có thai ở tháng thứ mấy
+ Chủ yếu áp dụng chẩn đoán có thai cho trâu, bò, ngựa
Trang 52 Phương pháp chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
Phương pháp này đòi hỏi tiến hành nhiều phản ứng thí nghiệm Điều
cơ bản của những phản ứng đó là để phát hiện sự thay đổi tính chất sinh hóa của các chất tiết chủ yếu như sữa, niêm dịch âm đạo hay là sự xuất hiện các loại kích tố sinh dục khi có thai ở trong máu và nước tiểu
+ Progesterone: Hormon này thấy trong sữa, máu, phân và dịch nước bọt dùng để chẩn đoán có thai sớm khoảng 20-24 ngày sau khi phối tinh ở tất cả các loài
+ Estrone sulfate: Có thể thấy trong sữa, máu, phân và dịch nước bọt
Nó là chỉ thị có chửa ở tất cả các động vật nuôi
+Đối với ngựa, kiểm tra PMSG (hormone nhau thai) trong máu ở 40
ngày trở đi cũng được sử dụng để chẩn đoán có thai
Phương pháp này ít được áp dụng trong thực tế sản xuất, bởi vì nó đòi hỏi nhiều phản ứng phức tạp, áp dụng khó khăn khi chẩn đoán và mức độ chính xác lại thấp
3 Chẩn đoán bằng máy siêu âm
Máy siêu âm cho phép ta thấy hình ảnh mặt cắt tại thời điểm thực xác định bất kì bộ phận, cơ quan nào
Trong lĩnh vực nghiên cứu sinh lý sinh sản:
+ siêu âm giúp chẩn đoán có thai sớm và chắc chắn;
+ Chẩn đoán tuổi thai, theo dõi phát triển của thai;
+ Phát hiện những bệnh lý khi mang thai như: thai ngoài tử cung, thai chết lưu, nhau bong non
Trang 6+ Giúp chẩn đoán di tật bẩm sinh của thai.
III Ứng dụng trong chẩn đoán bò mang thai sớm
Có nhiều phương pháp chẩn đoán bò mang thai Tuy nhiên khám thai qua trực tràng là một trong các phương pháp có thể áp dụng để chẩn đoán sớm thời gian có thai, bắt đầu 4-5 tuần tuổi sau khi cho bò phối giống
1 Phương pháp chẩn đoán qua trực tràng bò
Điều cơ bản của phương pháp này là phát hiện sự thay đổi về hình thái, đặc điểm, tính chất và vị trí của các bộ phận: buồng trứng, các phần của tử cung, rãnh giữa tử cung, động mạch tử cung, thai và nhau thai… Ngoài ra còn xác định được các tình trạng khác nhau của cơ quan sinh dục và của bào thai như:
Viêm tử cung, tử cung tích mủ, tích nước, khối u tử cung, thai sống hay chết…
Sự thay đổi cơ quan sinh dục khi có thai hoàn toàn phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của bào thai, vào giống bò và từng lứa thai khác nhau Cùng một thời gian mang thai như nhau nhưng vị trí và kích thước của tử cung ở những bò có chửa lần đầu bao giờ cũng khác và nhỏ hơn những bò
đã sinh đẻ nhiều lần
Cách tiến hành:
-Cố định gia súc: đóng gióng để cố định gia súc
-Cắt móng tay, sát trùng tay người khám thai
-Chuẩn bị nước sạch, xà phòng, khăn lau và sổ ghi chép
Trang 7-Buộc đuôi gia súc sang một bên, thụt nước ấm vào trực tràng để gia súc thải phân ra ngoài, bôi trơn găng tay sản khoa, chờ khi trực tràng hết cơn co bóp đưa tay vào, sau đó nhẹ nhàng xác định các bộ phận của
cơ quan sinh dục
+ Buồng trứng: nằm ở phía trước sừng tử cung, hình bầu dục hay hình
tròn Xác định buồng trứng có noãm bao chín hay không, có thể vàng hay không (thể vàng tồn tại gia súc có thai)
+ Động mạch giữa tử cung: Đường kính động mạch khi không có thai: 4 –
4,5 mm , khi có thai 10 – 15 mm Kích thước và hoạt động của động mạch giữa tử cung là điều kiện để xác định tuổi của thai
+ Tử cung: bình thường tử cung nằm xoang chậu, khi có thai thì tử cung
roi dần vào xoang bụng
Chẩn đoán tháng thai bò căn cứ vào những biểu hiện sau:
-Thai 1 tháng tuổi: cổ tử cung nằm trong xoang chậu, rãnh giữa tử cung rõ
ràng, sừng tử cung co bóp yếu Sừng tử cung bên có thai lớn gấp 1,5 lần bên không có thai Dịch thai trong tử cung 100 ml, sờ thấy thể vàng
-Thai 2 tháng tuổi: Sừng tử cung bên có thai lớn gấp 2 lần bên không có
thai Dịch thai trong tử cung 300 ml, sừng tử cung có chuyển động sóng, rãnh giữa tử cung phẳng dần Cổ tử cung di chuyển dần xuống cuối xoang chậu, sờ thấy thể vàng
-Thai 3 tháng: Sừng tử cung bên có thai lớn gấp 3 - 4 lần bên không có
thai, Dịch thai trong tử cung 1 – 1,5 lit, hai phần ba sừng tử cung rơi xuống xoang bụng, rãnh giữa tử cung rộng và phẳng Sừng tử cung bên có thai
Trang 8chuyển động sóng, buồng trứng rơi xuống xoang bụng
- Thai 4 tháng tuổi: sừng và cổ tử cung rơi hoàn toàn vào xoang xoang
bụng, các núm nhau phát triển, dịch thai 3 – 4 lít, động mạch giữa tử cung phát triển và đập rõ Có thể sờ thấy rõ bào thai
- Thai 5 tháng tuổi: toàn bộ tử cung đã rơi xuống xoang bụng, cổ tử cung to
và dễ phát hiện, khi khám thai chỉ sờ thấy 1/3 tử cung, động mạch giữa tử cung hoạt động rõ Thời kỳ này có thể sờ thấy các bộ phận của thai
- Thai 6 tháng tuổi: bào thai phát triển nhanh nên tử cung rất lớn, toàn bộ tử
cung sa xuống xoang bụng, những núm nhau phát triển lớn, động mạch giữa tử cung cũng phát triển lớn
- Thai 7 tháng tuổi: các biểu hiện gần giống tháng thứ 6, tìm được nhiều
núm nhau khi khám thai, động mạch giữa tử cung phát triển to và đập mạnh
- Thai 8 tháng tuổi: Bào thai phát triển rất lớn, các núm nhau dễ phát hiện,
động mạch giữa tử cung phát triển to và đập mạnh Khi khám có thể thấy một số bộ phận của thai ở cửa vào xoang chậu
- Thai 9 tháng tuổi: Cổ tử cung và một phần của bào thai đã trở vào xoang
chậu, các núm nhau to, động mạch giữa đập mạnh
Trang 102 Chẩn đoán mang thai bằng cách kéo màng thai
Kéo màng thai là phương pháp chẩn đoán thai trên 30 ngày tuổi Để tiến hành phương pháp này cho thai 30-40 ngày tuổi, tử cung phải được nâng lên và lật ngược lại
Hình vẽ phác thảo mặt cắt sừng tử cung bò mang thai bằng phương pháp kéo màng thai để chẩn đoán mang thai sớm Chú ý đến nếp gấp đôi được hình thành bởi tử cung (a) và thành màng đệm túi niệu (b); phần dầy lên (c) đại diện cho mặt cắt của dải mô liên kết, nơi bao lấy các mạch máu.( Hafez, E.S.E., 1968).
Với phương pháp này vị trí sờ khám là rất khác nhau, phụ thuộc vào tuổi của thai Khi thai nhỏ hơn 40 ngày tuổi, màng thai được thấy ở bên sừng chứa thai, nhưng khi thai lớn hơn 40-45 ngày tuổi, màng thai có thể thấy ở cả bên sừng không mang thai
30-40 ngày Đầu sừng tử cung
>40-45 ngày Ngay sau chỗ phân nhánh trong sừng tử cung không
chứa thai
Trang 11Các vị trí sờ khám trong kéo màng thai để chẩn đoán mang thai sớm
(1)Ngón cái và ngón trỏ nắm quanh sừng tử cung
(2),(3) Di chuyển dần dần các ngón tay đến sừng tử cung
Trang 12(4) Màng thai được kéo ra bằng các ngón tay
3 Chẩn đoán mang thai sớm bằng máy siêu âm
Có nhiều loại máy siêu âm khác nhau được dùng, nhưng phổ biến nhất hiện nay là loại máy B-mode real-time Loại máy này cho âm thanh và hình ảnh thực của bào thai Tần số 3,5-7,5 MHz, với tần số cao hơn có thể quan sát được chi tiết hơn
+ Siêu âm bên ngoài: Đây là loại máy cũ sử dụng tần số 3,5 MHz Độ chính xác của máy là 97% nhưng trong thực tế có một số trường hợp chẩn đoán dương tính giả
+ Siêu âm bên trong: Chẩn đoán sự mang thai 12-14 ngày sau khi phối giống, trung bình 28 ngày Có thể xác định được số bào thai và tình trạng của bào thai cũng như tuổi thai và giới tính( ngày thứ 55-56 của thai kỳ)
Máy siêu âm
Trang 13Hình ảnh Chẩn đoán mang thai bằng siêu âm