1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

GIẢI PHẪU THẬN FULL

15 324 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 2,01 MB

Nội dung

Giải phẫu thận Hình hạt đậu nằm phía sau ổ phúc mạc, nằm hai bên xương cột sống. Thận (T):Ngang bờ trên xương sườn XI> Mỏm ngang LIII (Cách mào chậu ~ 5cm). Thận (P): Ngang bờ dưới xương sươn XI> cách mào chậu 3cm. (Do có gan đè xuống). Kích thước: Dầy 3cm, rộng 6cm, cao 12cm. Cân nặng 150g. Vị trí thận có hơi thay đổi theo nhịp thở và tư thế. Rốn thận chứa các mạch máu ra vào thận và niệu quản để dẫn nước tiểu xuống bàng quang.Rốn thận (P) ngang mức môn vi và cách đường giữa khoảng 4cm. Rốn thận (T) ngang mỏm ngang L1 (hơi cao hơn). Liên quan của thận Thận phải Phía trước thận phải có gan, tá tràng. Thận phải phía trên góc phải đại tràng Thận trái Phía trước thận trái có dạ dày, tụy, lách Thận trái ở phía trên góc trái đại tràng Giải phẫu thận từ ngoài vào Ngoài cùng thận là mạc thận (1) (có bản chất là mô liên kết, gồm hai lá: lá trong và lá ngoài). Tiếp đến là lớp mỡ quanh thận (2), rồi đến bao thận (3) – bao bọc ngay sát phía ngoài thận và cuối cùng là nhu mô thận (4). Cấu tạo nhu mô thận Nhu mô thận gồm vỏ thận và tủy thận. Phần tủy thận do các tháp thận (tháp Malpighi) tạo nên, tháp thận được nối với đài thận bé qua các nhú thận, các đài thận bé cùng đổ ra đài thận lớn. Các đài thận lớn hợp thành bể thận, bể thận được nối với niệu quản. Phần vỏ: gồm cột thận (giữa các tháp thân) và các tiểu thùy vỏ từ đáy tháp thận > bao xơ. Cấu trúc Vi thể (Nephron) Mỗi thận được cấu tạo từ một đến hai triệu nephron (đơn vị cấu trúc và chức năng của thận). Nephron gồm 2 phần chính: cầu thận (có chức năng lọc máu) và ống thận (có chức năng tái hấp thu chất dinh dưỡng, để lại các chất thải tạo thành nước tiểu). Nephron thành 2 loại: Nephron vỏ(85%): Cầu thận nằm ở vỏ thận. Nephron cận tủy: cầu thận nằm ở nơi tiếp giáp phần vỏ và tủy thận.Vai trò quan trọng trong cô đặc nước tiểu. > Phần Vỏ: cấu tạo chủ yếu bởi cầu thận. Tủy thận chủ yếu là các ống thận. Cầu thận gồm các mao mạch cầu thận và bao Bowman ở bên ngoài. Mao mạch cầu thận (Mao mạch chức năng lọc) là các mao mạch nằm giữa tiểu động mạch đến mang dòng máu đến lọc ở cầu thận và Tiểu động mạch đi mang các chất không được lọc ra khỏi cầu thận. Giữa Tiểu động mạch đi và tiểu tĩnh mạch thận có mao mạch ngoài ống thận (mao mạch chức năng dinh dưỡng). Ống thận là một hệ thống gồm: ống lượn gần, quai Hêlen, ống lượn xa, ống góp.Các ống thận có vai trò tái hấp thu dưỡng chất cũng như đào thải các chất không cần thiết ra ngoài cùng với nước tiểu. Mạch máu thận Thận được cấp máu bởi hai động mạch thận, được tách ra từ động mạch chủ bụng. Động mạch thận phải đi phía sau tĩnh mạch chủ dưới. Động mạch thận (1) vào thận qua rốn thận, sau đó nó chia làm nhiều nhánh động mạch thận (2). Các nhánh động mạch thận (2) được chia thành các động mạch liên thùy (3) nằm ở hai bên mỗi tháp thận. Động mạch liên thùy (3) lại chia làm nhiều động mạch cung (4) nhỏ hơn Động mạch cung (4) lại cho ra các động mạch liên tiểu thùy (5), cuối cùng động mạch liên tiểu thùy phân chia lần cuối cho các Tiểu động mạch đến Niệu Quản Niệu Quản là ống dẫn nước tiểu từ bể thận> Bàng Quang. Sau phúc mạc, ép sát thành bụng sau, dọc 2 bên CS TL. Dài 2528cm, đường kính 35cm. Có 3 chỗ hẹp: 1.Nối giữa niệu quản với bể thận 2.Bắt chéo phía trước động tĩnh mạch chậu 3.Chỗ nối với bàng quang. > Là vị trí sỏi hay bị kẹt lại>Tương ứng với điểm khám niệu quản quản trên thành bụng: 1. Điểm niệu quản trên: Rốn đo ngang ra 4cm hoặc đường ngang rốn với bờ trong cơ thẳng bụng. 2.Điểm niệu quản giữa: Nối 13 ngoài và 13 giữa của đường nối 2 gai chậu trước trên. 3.Niệu quản dưới: Chỉ khám qua trực tràng hoặc âm đạo (Nữ). Niệu quản chia làm 2 đoạn: Đoạn bụng và đoạn chậu. Cấu trúc:Thành niệu quản dày khoảng 1mm 3 lớp: Lớp niêm mạc: liên tục với niêm mạc bể thận và bàng quang. Lớp cơ(cơ trơn) gồm 3 lớp: Lớp trong cơ dọc, giữa vòng, ngoài thô chỉ gồm vài bó cơ dọc. Lớp bao ngoài: bao bọc bên ngoài. Mạch máu, thần kinh: Được nuôi dưỡng bởi nhiều động mạch nhỏ từ ĐM thận, Đm sinh dục, ĐM bàng quang dưới,ĐM chậu chung,... Tĩnh mạch theo các TM tương ứng đi kèm ĐM. Bạch mạch: đổ vào các hạch bạch huyết TL và bạch huyết dọc theo ĐM chậu trong. Thần kinh: từ đám rối thận và đám rối hạ vị:gồm các sơi vận động chi phối cơ trơn thành niệu quản, sợi cảm giác đau khi có sự căng đột ngột thành niệu quản. Bàng Quang Khi rỗng nằm dưới phúc mạc , trong chậu hông bé, sau xương mu, trước trực tràng và tử cung (nữ). Điểm cao nhất không vựt quá bờ trên xương mu. Dung tích của bàng quang rất thay đổi bình thường chứa 250300 ml nước tiểu thì có cảm giác muốn đi tiểu. Khi bí đái có thể chứa tới 3lit. Bàng quang có hình tứ diện tam giác với 4 mặt: trên, sau và 2 mặt bên. Mặt trên và 2 mặt bên tạo thành đỉnh bàng quang và có dây chằng rốn giữa treo bàng quang vào rốn. Dáy (mặt sau) nữ liên quan với cổ tử cung và phần trên âm đạo, Nam liên quan đến túi tinh và ống dẫn tinh. Cổ bàng quang là nơi gặp nhau của dáy và các mặt bên và mở vào niệu đạo bởi lỗ niệu đạo trong. Nam thì đè lên TLT. Cấu tạo và hình thể trong: 5 lớp từ ngoài vào trong: 1. Thanh mạc:lớp phúc mạc phủ mặt trên BQ. Các mặt khác phủ bởi lớp mô liên kết 2. Dưới thanh mạc. 3. Lớp cơ: gồm 3 tầng: cơ dọc vòng dọc 4. Dưới niêm mạc. 5. Lớp Niêm mạc: màu đỏ hồng, phẳng khi bàng quang căng, nếp nhăn khi bàng quang rỗng. Có 1 vùng niêm mạc gọi là tam giác bàng quang luôn dính chặt vào lớp cơ và phẳng khi bàng quang rỗng. Nằm giữa 3 lỗ: 2 lỗ niệu quản( 2 mặt bên) và lỗ niệu đạo trong. Mạch máu và thần kinh: Được cấp máu bới các ĐM bàng quang trên và dưới đều là nhánh của ĐM chậu trong. Tĩnh mạch đổ vào đám rối TM bàng quang rồi về TM chậu trong. Thần kinh từ đám rối bàng quang, một nhánh của đám rối hạ vị dưới. TK S2 và S3. Chi phối bận động cho lớp cơ và nhận cảm giác từ bàng quang chủ yếu là căng đầy, đau và rát bỏng. Niệu đạo Là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Nam>nữ Nam: Vừa là ống dẫn nước tiểu vừa là đường xuất tinh. Dài khoảng 16cm.Chia làm 3 đoạn: Đoạn tiền liệt: 2,53cm có cơ thắt trơn niệu đạo. Đoạn màng: từ đỉnh TLT tới hành dương vật và chọc qua màng đáy chậu. Đoạn xốp: là phần trong vật xốp dương vật. Đoạn này di động và ít bị tổn thương. Về phương diện phẫu thuật 2 đoạn: Đoạn trước (đoạn di đông) là phần niệu đạo xốp từ dây treo dương vật tói lỗ niệu ngoài. Đoạn sau (đoạn cố định): thường dễ bị tổn thương. Hình thể trong: Khi không có nước tiểu chảy qua: Niệu đạo có 3 đoạn phình và 4 đoạn hẹp. 3 đoạn phình: 1.Xoang TLT 2.Túi bịt hành(sau vật xốp) 3.Hố thuyền Ở niệu đạo TLT Có lồi dọc gọi là mào niệu đạo. 2 bên là xoang TL. Trên mào có 1 ụ lồi gọi là lồi tinh.Túi bầu dục TLT mở vào niệu đạo qua 1 lỗ ở đỉnh lồi . Ở 2 bên có lỗ mở của 2 ống phóng tinh. Cấu Tạo có 2 lớp: Lớp niêm mạc:đặc tính chun dãn.Có nhiều hốc, nhiều tuyến nhờn là nơi cư trú cho vi khuẩn khi bị NT, nên khi bị viêm niệu đạo thường điều trị kéo dài, bệnh dễ thành mạn tính. Lớp cơ: Cơ dọc trong, cơ vòng ở ngoài.Lớp cơ vòng tạo nên cơ thắt trơn niệu đạo ở trển ống phóng tinh, nên khi xuất tinh không trào ngược BQ. Mạch máu thần kinh: ĐM nuôi dưỡng bới nhiều nhánh nhỏ từ ĐM BQ dưới, trực tràng giữa,... TM đổ về TM thẹn TK: Các nhánh từ đám rooid TL và TK thẹn chi phối. Nữ Ngắn tương ứng với đoạn TL và đoạn màng ở nam giới.dài 34cm. Lỗ niệu ngoài là nơi hẹp nhất của niệu đạo ở âm hộ trước âm đạo và dưới sau âm cật. Đoạn chậu hông: cũng có cơ thắt niệu đạo. Đoạn đáy chậu: xuyên qua màng đáy chậu và có cơ thắt vân niệu đạo.

Ngày đăng: 26/07/2018, 10:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w