MỞ ĐẦU 1. Thuật ngữ đa phương tiện Đa phương tiện (multi Media) là phương tiện truyền thông và nội dung mà sử dụng một sự kết hợp của các hình thức khác nhau. Thuật ngữ này có thể được sử dụng như một danh từ (một phương tiện với nhiều hình thức nội dung) hoặc như một tính từ mô tả như là một phương tiện có hình thức với nhiều nội dung. Thuật ngữ này được sử dụng ngược lại với phương tiện truyền thống mà chỉ sử dụng các hình thức truyền thống của sản xuất vật liệu in hoặc bằng tay. Đa phương tiện bao gồm sự kết hợp của văn bản, hình ảnh tĩnh, họat hình, video và các hình thức nội dung tương tác. Trình đa phương tiện (tiếng Anh:Media player) là một thuật ngữ đặc thù để chỉ những phần mềm máy tính có chức năng thực thi các tập tin đa phương tiện. Hầu hết các trình đa phương tiện đều hỗ trợ một số các định dạng tập tin media, trong đó có cả các tập tin audio (âm thanh số) và video (hình ảnh số). Một số trình đa phương tiện lại chỉ tập trung vào các định dạng âm thanh (audio) hoặc video, và được gọi tương ứng với đó là trình audio (audio player) và trình video(video player). Những nhà sản xuất ra các trình ứng dụng này thường chú trọng vào việc cung cấp cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất về các định dạng mà họ tập trung hướng đến. Trình đa phương tiện quen thuộc với nhiều người dùng nhất là Windows Media Player được tích hợp sẵn trên Microsoft Windows. Hiện phiên bản mới nhất của ứng dụng này là Windows Media Player 11, được tích hợp cùng với Windows Vista, và cũng có thể tải về cài và sử dụng trên Windows XP SP2. Người dùng Mac OS X có thể dùng Quicktime Player để xem các định dạng Quicktime và iTunes để thực thi nhiều định dạng media khác nhau. Winamp là trình đa phương tiện chỉ chạy trên Windows xong hỗ trợ cả Apple iPod và nhiều thiết bị di động như Creatives Zen hay chơi audio và video. Với các bản phân phối của Linux, cũng có một số lượng đa dạng các trình đa phương tiện như VLC, MPlayer, xine, hay Totem. Đa phương tiện thể hiện thông tin tốt hơn: Việc kết hợp và thể hienẹ nhiều dạng thông tin đồng thời cho phép các dạng thông tin bổ sung nộ dung cho nhó. Đa phương tiện thu hút sự chú ý tốt hơn: Nếu chỉ sử dụng một phương tiện để chuyển tải nội dung thông tin sẽ gây ra sự nhàm chán. Sự kết hợp đa phương tiện tạo cảm giác sinh động, bắt mắt hơn. Đa phương tiện giúp độc giả dễ dàng chọn lựa cách thức để tiếp nhận thông tin: Với một sản phẩm đa phương tiện, nếu độc giả chỉ thích hình ảnh, họ hoàn toàn có thể chỉ xem hình và đọc lướt qua phần chữ, nếu độc giả chỉ thích xem video thì có thể bỏ qua toàn bộ những cách thức khác mà chỉ click vào video và sau khi xem xong sẽ rời bỏ sản phẩm đó.