TRẦN SỸ QUÂN
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐIỆN BIÊN,TỈNH ĐIỆN BIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2017
Trang 2TRẦN SỸ QUÂN
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐIỆN BIÊN,TỈNH ĐIỆN BIÊN
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệpMã số: 8.62.01.15
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS Hà Quang Trung
THÁI NGUYÊN - 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài:
“Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnhĐiện Biên” là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn nàyđã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉrõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Tác giả
Trần Sỹ Quân
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép tôi được trân trọng cảm ơn tới các thầy, cô giáotrong Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo sau đại học, Khoa Kinh tế vàPhát triển nông thôn, các thầy, cô giáo Trường Đại học Nông lâm TháiNguyên đã tận tụy giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luậnvăn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Điện Biên, phòng Nôngnghiệp huyện Điện Biên, Trạm Thú y huyện Điện Biên, Phòng Tài nguyên -Môi trường huyện Điện Biên và các chủ trang trại được tiến hành điều tra,khảo sát đã giúp đỡ tôi trong việc cung cấp số liệu, trong quá trình điều tra,khảo sát tại địa phương để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS HàQuang Trung đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian tôihoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Tác giả
Trần Sỹ Quân
Trang 51 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 3
3.1 Ý nghĩa khoa học 3
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 4
4 Kết cấu của đề tài 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU 5
1.1 Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang trại 5
1.1.1 Một số khái niệm liên quan 5
1.1.2 Phân loại trang trại và tiêu chí xác định kinh tế trang trại
71.1.3 Điều kiện hình thành và phát triển kinh tế trang trại 9
1.1.4 Vai trò của phát triển kinh tế trang trại 11
1.1.5 Nội dung phát triển kinh tế trang trại 14
1.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại
151.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại 16
1.2.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại của một số địa phươngtrong nước 16
1.2.2 Bài học kinh nghiệm đối với huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 23
Trang 6Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1 Câu hỏi nghiên cứu 24
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 24
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu 24
2.3 Nội dung nghiên cứu 25
2.4 Phương pháp nghiên cứu 25
2.4.1 Chọn điểm nghiên cứu 25
2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu 26
2.4.3 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 27
2.4.4 Phương pháp phân tích 28
2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 29
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
3.1 Giới thiệu chung về huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 30
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 30
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 33
3.1.3 Đánh giá chung về huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 39
3.2 Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Điện Biên,tỉnh Điện Biên 40
3.2.1 Tình hình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Điện Biên 40
3.2.2 Kết quả điều tra các trang trại trên địa bàn huyện Điện Biên 42
3.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại trênđịa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 60
3.3.1 Các yếu tố khách quan 60
3.3.2 Các yếu tố chủ quan 63
Trang 73.4 Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện
Điện Biên, tỉnh Điện Biên 64
3.4.1 Những kết quả đạt được 64
3.4.2 Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 65
3.5 Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện ĐiệnBiên, tỉnh Điện Biên 67
3.5.1 Quan điểm, định hướng phát triển kinh tế trang trại của huyện ĐiệnBiên đến 2020 67
3.5.1.1 Quan điểm của huyện Điện Biên về phát triển kinh tế trang trại 67
3.5.1.2 Định hướng của huyện Điện Biên về phát triển kinh tế trang trại 68
3.5.2 Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyệnĐiện Biên, tỉnh Điện Biên 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 83
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Số lượng trang trại trên địa bàn huyện Điện Biên giai đoạn2014-2016 41Bảng 3.2: Đặc điểm chung của các chủ trang trại trên địa bàn huyện
Điện Biên năm 2017 42Bảng 3.3: Nguồn lực đất đai của các trang trại được điều tra trên địa
bàn huyện Điện Biên năm 2017 44Bảng 3.4: Nguồn lực lao động của các chủ trang trại được điều tra
trên địa bàn huyện Điện Biên năm 2017 45Bảng 3.5: Nguồn lực lao động làm việc tại các trang trại trên địa bàn
huyện Điện Biên năm 2017 46Bảng 3.6: Phương tiện, công cụ sản xuất của các trang trại trên địa
bàn huyện Điện Biên năm 2017 47Bảng 3.7: Vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của các trang trại trên
địa bàn huyện Điện Biên năm 2016 49Bảng 3.8: Khả năng được học tập, hỗ trợ nâng cao kiến thức sản xuất
kinh doanh của các chủ trang trại trên địa bàn huyện ĐiệnBiên năm 2017 50Bảng 3.9: Tỷ trọng các khoản chi của các trang trại trên địa bàn
huyện Điện Biên năm 2016 55Bảng 3.10: Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại trên địa bàn
huyện Điện Biên năm 2016 57Bảng 3.11: Khó khăn của các trang trại được điều tra trên địa bàn
huyện Điện Biên năm 2017 58Bảng 3.12: Nguyện vọng của các trang trại được điều tra trên địa bàn
huyện Điện Biên năm 2017 59
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Số lượng trang trại trên địa bàn huyện Điện Biên giai đoạn2014-2016 41
Trang 11MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến của kinh tế hộ,mang lại hiệu quả kinh tế khá cao; là đơn vị sản xuất tích cực ứng dụng cáctiến bộ kỹ thuật mới, cũng như chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêuthụ sản phẩm hàng hóa Có thể nói, kinh tế trang trại là nhân tố mới ở nôngthôn; là động lực mới, nối tiếp và phát huy động lực của kinh tế hộ, góp phầnvào quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất, gắn liền với quá trình phân cônglao động nông thôn Mô hình kinh tế trang trại trong sản xuất nông nghiệp ởnước ta đã hình thành và không ngừng được mở rộng, phát triển trong thờigian qua Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần giúp người dân pháthuy được lợi thế so sánh, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá,nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.Thông qua phát triển kinh tế trang trại đã góp phần quan trọng trong quá trìnhchuyển dịch, tích tụ ruộng đất gắn liền với quá trình phân công lại lao động ởnông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngànhphi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp vànông thôn Với vai trò quan trọng đó, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách đểkhuyến khích việc hình thành và phát triển các mô hình kinh tế trang trại phùhợp, gắn với đặc điểm của từng vùng, miền trên cả nước Đó là chínhsách giao đất lâu dài cho chủ trang trại, cho thuê đất ngoài hạn điền và đượcvay vốn từ Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc được vay vốn tíndụng của các ngân hàng thương mại theo phương pháp sử dụng tài sản hìnhthành từ tiền vay để đảm bảo nguồn vốn vay.
Điện Biên là huyện biên giới nằm ở phía tây nam tỉnh Điện Biên.Huyện Điện Biên có phía Bắc giáp huyện Mường Chà, huyện Mường Ảng(tỉnh Điện Biên); phía Nam giáp huyện Mường Ngòi, huyện Viêng Khăm, tỉnhLuông Pra Bang (Lào); phía Đông giáp huyện Điện Biên Đông (tỉnh ĐiệnBiên), huyện Sốp
Trang 12Cộp (tỉnh Sơn La); phía Tây giáp huyện Mường Mày, tỉnh Phoong Sa Ly(Lào) Huyện có diện tích 163.926,03 ha với 25 đơn vị hành chính xã, trong đócó 12 xã biên giới (Báo cáo phát triển kinh tế xã hội và Niên giám thống kêhuyện Điện Biên, 2016) Thời gian quan, phát triển kinh tế trang trại đã vàđang ngày càng phát triển trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên Kinhtế trang trại trên địa bàn huyện đã tạo ra các mô hình sản xuất hàng hóa lớn;khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý,góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập;khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân bổ lại lao động,dân cư, góp phần xây dựng nông thôn mới (Phòng Nông nghiệp huyện ĐiệnBiên, 2016).
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển kinh tế trangtrại trên địa bàn huyện Điện Biên còn bộc lộ một số yếu kém, hạn chế Ngoài10 trang trại đã đáp ứng tiêu chí mới được cấp giấy chứng nhận kinh tế trangtrại thì trên địa bàn huyện còn 14 gia đình sản xuất theo mô hình trang trạinhưng chưa đạt tiêu chí về quy mô theo Thông tư số 27/2011/TT-BNN&PTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vềQuy định tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại Quy môphần lớn trang trại còn nhỏ, một số trang trại hoạt động kém hiệu quả (năm2016, số trang trại có diện tích dưới 3,4 ha chiếm 60%; có 02 trang trại làm ănthua lỗ, chiếm tỷ lệ 20%) Hoạt động của các trang trại còn thiếu các mối liênkết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa Việc tiêu thụ sảnphẩm gặp nhiều khó khăn, chưa có những hợp đồng lớn mà chủ yếu phụthuộc cung - cầu thị trường ở từng thời điểm, cho nên còn nhiều rủi ro Trìnhđộ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của chủ trang trại còn thấp (trình độhọc vấn trung bình đạt 8,2/12; 70% chủ trang trại chưa qua đào tạo) Chỉ có10% chủ trang trại được được tham gia học tập các lớp về kỹ năng kinhdoanh, quản lý, kinh tế thị trường; 30% được tham gia thăm quan, học tập cácmô hình trang trại hoạt động có hiệu quả, cho thu nhập cao; 40% chủ trang
Trang 13trại còn chưa quan tâm, chưa thường xuyên cập nhật các thông tin về thịtrường, dẫn đến khi giá cả trên thị trường thay đổi, chủ trang trại không kịpphản ứng trước sự thay đổi của thị trường (Trạm chăn nuôi và Thú y huyệnĐiện Biên, 2016 và tổng hợp của tác giả từ phiếu điều tra, 2017) Vì vậy, việcnghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp để khắc phục những khó khăn,hạn chế nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Điện Biên là vôcùng cần thiết và cấp bách.
Xuất phát từ các lý do trên, tác giả tiến hành lựa chọn nghiên cứu đề
tài: “Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Điện Biên,tỉnh Điện Biên” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về kinh tế trang trại.- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bànhuyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2014-2016.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại trênđịa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2014-2016.
- Phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhâncủa hạn chế trong phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Điện Biên,tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2014-2016.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trạitrên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên trong thời gian tới.
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
3.1 Ý nghĩa khoa học
- Nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế trangtrại và những chính sách liên quan đến phát triển kinh tế trang trại trong giaiđoạn hiện nay.
- Quá trình thực hiện luận văn sẽ nâng cao năng lực cũng như rèn luyệnkỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân học viên.
Trang 14- Góp phần hoàn thiện những lý luận và phương pháp nhằm phát triểnkinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,nông thôn hiện nay.
- Luận văn tạo nền tảng lý luận có giá trị tham khảo cho các nghiên cứucó liên quan.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Các kết quả nghiên cứu của luận văn là một trong những cơ sở để cáccấp ủy đảng, chính quyền đánh giá thực trạng về các mô hình kinh tế trangtrại và sự cần thiết phải phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện ĐiệnBiên nói riêng, tỉnh Điện Biên cũng như cả nước nói chung Từ đó, giúp cáccấp ủy đảng, chính quyền xác định rõ được mục tiêu, nhiệm vụ và những giảipháp thực hiện trong thời gian tới.
- Luận văn đề xuất những giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thicao để phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Điện Biên trong thờigian tới Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu thamkhảo cho các địa phương có điều kiện tự nhiên và xã hội tương đồng đưa racác biện pháp phát triển kinh tế trang trại của địa phương mình.
4 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm 3 chương:- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu- Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1 Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang trại
1.1.1 Một số khái niệm liên quan
- Khái niệm trang trại
Trên thế giới trang trại không còn là vấn đề mới mẻ đối với các nướcphát triển và đang phát triển, nó đã có quá trình hình thành và phát triển trên200 năm Trang trại ban đầu là hình thức tổ chức sản xuất nông, lâm, ngư cơsở, do các chủ trại gia đình và chủ trại tư nhân trực tiếp tiến hành tổ chứcsản xuất trên một khu đất tập trung, liền khoảnh đủ lớn để chuyên canh,thâm canh, ứng dụng những công nghệ mới nhằm cung cấp hàng hoá thườngxuyên cho thị trường và quản lý sản xuất chặt chẽ để tiết kiệm các chi phísản xuất Song khi đi vào kinh tế thị trường thì hoạt động của trang trạikhông chỉ dừng lại ở sản xuất và tổ chức sản xuất mà được mở rộng sangkinh doanh với mục đích thu lợi nhuận tối đa và từ đấy trang trại phải xử lýnhiều vấn đề kinh tế, phải đưa ra các chiến lược kinh doanh thích ứng với thịtrường, phải quản lý theo phương thức marketing, theo chế độ kế hoạch vàhạch toán gắn với phân tích tài chính với hiệu quả kinh doanh, với doanh lợi(Nguyễn Đình Hương, 2009).
Trang trại được hiểu như sau: Trang trại là một đơn vị kinh doanh nôngnghiệp, được phát triển trên cơ sở kinh tế hộ gia đình nông dân, có hình thứctổ chức sản xuất cơ sở tập trung nông, lâm, thuỷ sản với mục đích chính làsản xuất hàng hoá, có quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất đủ lớn, cótrình độ kỹ thuật cao, tổ chức và quản lý tiến bộ.
- Khái niệm kinh tế trang trại
Kinh tế trang trại là một khái niệm không còn mới với các nước kinh tếphát triển và đang phát triển Thời gian qua, lý luận về kinh tế trang trại đãđược các nhà khoa học trao đổi và đưa ra các khái niệm khác nhau:
Trang 16+ Theo TS Nguyễn Duy Lượng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại vàDoanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam thì Kinh tế trang trại là một trong cáchình thức tổ chức sản xuất tiên tiến trong nông nghiệp Kinh tế trang trại đãkhơi dậy tiềm năng trong dân cư để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi,sản xuất hàng hóa, thúc đẩy áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, giảiquyết việc làm và tăng thu nhập cho nông dân, góp phần tạo ra các vùng sảnxuất nông - lâm - ngư nghiệp hàng hóa tập trung, làm tăng khối lượng và giátrị hàng hóa (Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp tổ chức từ ngày 19 -20/7/2017 tại Hưng Yên).
+ Theo TS Trần Văn Khởi - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốcgia thì kinh tế trang trại là một loại hình sản xuất tiên tiến trong nông nghiệp,tầm cao của sản xuất nông hộ mang tính hàng hóa cao với quy mô rộng, cóđiều kiện áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa sản xuất nên đã cho năngsuất, chất lượng nông sản và hiệu quả kinh tế cao hơn (Diễn đàn Khuyến nôngvà Nông nghiệp tổ chức từ ngày 19 - 20/7/2017 tại Hưng Yên).
+ Theo Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 2 tháng 2 năm 2000 vềKinh tế trang trại thì quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về kinh tế trang trạilà: Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nôngnghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô vànâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồngthuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷsản.
Từ các khái niệm trên, Kinh tế trang trại được hiểu như sau: Kinh tếtrang trại là một loại hình kinh tế sản xuất hàng hoá phát triển trên cơ sởkinh tế hộ nhưng ở qui mô lớn hơn, được đầu tư nhiều hơn về cả vốn và kỹthuật, có thuê mướn nhân công để sản xuất ra một hoặc một vài loại sảnphẩm hàng hoá từ nông nghiệp với khối lượng lớn cho thị trường.
- Khái niệm về phát triển kinh tế trang trại
Phát triển kinh tế trang trại là việc gia tăng mức độ đóng góp về giá trịsản lượng và sản lượng hàng hoá nông sản của các trang trại cho nền kinh tế,
Trang 17đồng thời phát huy vai trò tiên phong của nó trong việc thúc đẩy tăng trưởng,giải quyết việc làm ở khu vực nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đạigắn với yêu cầu bền vững.
1.1.2 Phân loại trang trại và tiêu chí xác định kinh tế trang trại
Theo Thông tư số 27/2011/TT-BNN&PTNT ngày 13/4/2011 về Quyđịnh tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại thì phân loạitrang trại và tiêu chí xác định kinh tế trang trại được quy định như sau:
- Phân loại trang trại
Các trang trại được xác định theo lĩnh vực sản xuất gồm 5 loại trangtrại như sau: Trang trại trồng trọt; Trang trại chăn nuôi; Trang trại lâm nghiệp;Trang trại nuôi trồng thuỷ sản và Trang trại tổng hợp Các trang trại chuyênngành (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản) là trang trại cótỷ trọng giá trị sản lượng nông sản hàng hóa của ngành chiếm trên 50% cơcấu giá trị sản lượng hàng hóa của trang trại trong năm Trường hợp không cóngành nào chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa thì được gọi làtrang trại tổng hợp.
- Tiêu chí xác định kinh tế trang trại
Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủysản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:
(1) Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợpphải đạt:
- Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:
+ 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long.+ 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.
- Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
(2) Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ1.000 triệu đồng/năm trở lên.
Trang 18(3) Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 havà giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.
Tiêu chí xác định kinh tế trang trại được điều chỉnh phù hợp với điềukiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, ổn định trong thời gian tốithiểu là 5 năm (Thông tư số 27/2011/TT-BNN&PTNT).
- Đặc điểm của kinh tế trang trại
+ Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức kinh tế trong nông, lâm, ngưnghiệp, được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ nhưng mang tính chất sản xuấthàng hoá rõ rệt, đạt khối lượng và tỷ lệ sản phẩm hàng hoá lớn hơn và thuđược lợi nhuận nhiều hơn.
+ Mục đích của kinh tế trang trại là sản xuất hàng hoá nông, lâmnghiệp, thuỷ sản đáp ứng nhu cầu thị trường Tỷ suất hàng hóa sẽ thể hiện bảnchất và trình độ phát triển của kinh tế trang trại.
+ Tư liệu sản xuất của trang trại thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng lâudài của chủ trang trại Chủ trang trại hoàn toàn có quyền tự chủ trong tổ chứchoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Trong trang trại, các yếu tố sản xuất đặc biệt quan trọng là đất đai vàtiền vốn được tập trung tới một quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển củasản xuất hàng hoá.
+ Cách thức tổ chức và quản lý đi dần vào phương thức kinh doanhsong trực tiếp, đơn giản và gọn nhẹ vừa mang tính gia đình, vừa mang tínhdoanh nghiệp.
+ Trình độ áp dụng khoa học - kỹ thuật cao hơn nhiều so với hộ tiểunông Mức độ đầu tư công nghệ và trình độ công nghệ được các trang trại đưavào sử dụng ngày càng cao thể hiện ở các biện pháp kỹ thuật mới, tiên tiếnđược áp dụng ngày càng nhiều nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sảnphẩm để có sức cạnh tranh trên thị trường.
Trang 19+ Chủ trang trại là những người có ý chí làm giàu, có điều kiện làmgiàu và biết làm giàu, có vốn, trình độ kỹ thuật và khả năng quản lý, có hiểubiết nhất định về thị trường, bản thân và gia đình thường trực tiếp tham gialao động quản lý, sản xuất của trang trại đồng thời có thuê mướn thêm laođộng để sản xuất, kinh doanh.
+ Chủ yếu sử dụng lao động của gia đình, việc thuê mướn lao động chỉphát sinh khi thực sự cần thiết với quy mô hạn chế, với một số trang trại tươngđối lớn, việc thuê mướn lao động trở thành thường xuyên, với quy mô lớn hơn.
+ Kinh tế trang trại còn có đặc trưng thể hiện sự phát triển cao hơn vềchất so với kinh tế nông hộ, điểm khác chủ yếu giữa kinh tế nông hộ với kinhtế trang trại là mục tiêu và quy mô sản xuất hàng hoá; sản xuất hàng hoá làđặc trưng có tính bản chất của kinh tế trang trại.
1.1.3 Điều kiện hình thành và phát triển kinh tế trang trại
Để hình thành và phát triển kinh tế trang trại cần hội đủ các yếu tố sau:
- Ruộng đất
Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông lâm nghiệp và là điềukiện cơ bản nhất để thành lập và phát triển kinh tế trang trại Để hình thànhcác trang trại, đất đai phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Ruộng đất phải được trao quyền sử dụng trong một thời gian tươngđối dài cho một người chủ độc lập, đó là người chủ trang trại.
+ Quy mô ruộng đất phải được tích tụ, tập trung ở mức độ nhất định,phải vượt trội hơn hẳn so với quy mô của các nông hộ trong khu vực.
- Hệ thống chính sách đồng bộ của Nhà nước
Hệ thống các chính sách của Nhà nước đóng vai trò cực kỳ quan trọngđối với sự ra đời và phát triển của kinh tế trang trại Để khuyến khích sự hìnhthành và phát triển trang trại, các chính sách Nhà nước cần phải đảm bảo mộtsố vấn đề sau:
+ Phải công nhận về mặt pháp lý quyền sử dụng lâu dài và một sốquyền cơ bản đối với đất đai của các chủ trang trại, phải tạo những tiền đềpháp lý cho việc tích tụ đất đai vào các trang trại.
Trang 20+ Phải bảo hộ quyền hưởng kết quả đầu tư cho các chủ trang trại.
+ Phải công nhận, bảo hộ tài sản đã đầu tư: tài sản không bị quốc hữuhoá, không bị tịch thu, nếu Nhà nước sử dụng thì phải bồi thường thoả đángvà khuyến khích phát triển kinh tế trang trại.
+ Phải có chính sách đầu tư và tín dụng phù hợp đối với các trang trại.+ Phải có chính sách phát triển thị trường, đặc biệt là thị trườngnông lâm sản như: tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lưu thông tiêu thụsản phẩm nông lâm nghiệp trong và ngoài nước, mở rộng nghiên cứu, xúctiến thương mại và cung cấp thông tin thị trường đối với các chủ trangtrại, áp dụng chính sách giá và thuế thích hợp bởi kinh tế trang trại mới rađời và phát triển, kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm nghiệp có độ rủi rocao, hiệu quả thấp, chu kỳ kinh doanh dài, để khuyến khích sự phát triểncủa kinh tế trang trại.
+ Phải tạo môi trường thuận lợi cho việc truyền bá, phổ cập và áp dụngkhoa học kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh của trang trại.
- Phải có sự phát triển của hệ thống thị trường ở một mức độ nhất định
Mục đích chủ yếu của các trang trại là sản xuất hàng hoá để thu lợinhuận, vì thế để hình thành và phát triển trang trại, nhất thiết phải có một thịtrường phát triển ở một trình độ nhất định nhằm tạo môi trường hoạt độngcủa các trang trại Sự phát triển của thị trường được thể hiện trên các khíacạnh sau:
+ Hệ thống giao thông vận tải, bao gồm: đường xá, phương tiện vậnchuyển, bốc dỡ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hoá.
+ Hệ thống các kênh thu mua, phân phối, bán buôn, bán lẻ nông sản,hàng hóa sản xuất ra.
+ Hệ thống các cơ sở chế biến, bảo quản nông lâm sản.
+ Hệ thống cơ sở hạ tầng có liên quan đến tiêu thụ nông lâm sản.+ Hệ thống thanh toán phục vụ tiêu thụ hàng hoá nông lâm sản.
Trang 21- Sự hình thành của chủ trang trại mới, đáp ứng được yêu cầu của kinhtế thị trường
Kinh tế trang trại chỉ có thể ra đời và phát triển khi có một đội ngũnhững con người trực tiếp tạo lập và vận hành trang trại Đội ngũ nhữngngười chủ trang trại phải đáp ứng được những yêu cầu nghiêm khắc của kinhtế thị trường như:
+ Có chí làm giàu.
+ Dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro trong kinh doanh.
+ Có kiến thức và khả năng kinh doanh trong kinh tế thị trường.+ Có năng lực tổ chức và điều hành trang trại.
1.1.4 Vai trò của phát triển kinh tế trang trại
- Kinh tế trang trại đã có từ lâu và trải qua nhiều bước thăng trầm khácnhau Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của các cấp, các ngành thôngqua các Luật, Nghị Định, Chỉ thị, Quyết định, Thông tư, kinh tế trang trại đãhình thành và phát triển Sự phát triển của kinh tế trang trại đã đáp ứng đượcyêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường Kinh tế trang trại đã đóng gópvai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Sự xuất hiện của các ngành nghềtheo phát triển kinh tế trang trại đã góp phần phân bố lại lao động ở nông thôn,thu nhập người nông dân có xu hướng tăng lên (Nguyễn Đình Hương, 2009).
- Phát triển kinh tế trang trại đang góp phần chuyển nhanh nền kinh tếsang sản xuất hàng hóa, tạo điều kiện cho công nghiệp và dịch vụ phát triển,chuyển dịch cơ cấu ngành và vùng lãnh thổ theo hướng khai thác sử dụng đất,tiềm năng và thế mạnh ngày càng có hiệu quả Kết quả kinh tế rõ nét nhất làcác chủ trang trại đã biến những vùng đất hoang hóa, khô cằn hoặc ngập úngquanh năm thành những vùng kinh tế trù phú, mang đậm tính chất sản xuấthàng hóa quy mô lớn, đầu tư cao.
- Phát triển kinh tế trang trại đã tạo ra nhiều việc làm, có điều kiệntích tụ vốn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghiệp vào sản xuất
Trang 22kinh doanh, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng Kinh tế trang trại pháttriển, đã thu hút một lượng lao động đáng kể vào làm việc, nhất là ở vùngnông thôn, miền núi.
- Phát triển kinh tế trang trại làm tăng thêm của cải vật chất cho xã hội,tăng thu nhập và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho các hộ nông dântrong vùng Góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ học vấn, vănhóa, dân trí và đào tạo tay nghề cho nông dân, từng bước rút ngắn khoảngcách về thu nhập, trình độ nhận thức về mọi mặt giữa nông thôn và thành thị.
- Phát triển kinh tế trang trại tạo nhu cầu phát triển các hình thức hợp tácvà có sự liên kết với kinh tế hợp tác, sự liên kết với kinh tế Nhà nước, tăngcường khối liên minh công - nông Kinh tế trang trại là bước phát triển mớicủa kinh tế hộ chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá vớiquy mô lớn gắn với thị trường, vì vậy đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyểnđổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn sang sản xuất hàng hoá mũi nhọn, tậptrung quy mô lớn.
- Phát triển kinh tế trang trại chính là tiền đề cho việc phát triển ngànhcông nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, thực phẩm và là động lực thúcđẩy các loại hình dịch vụ cùng phát triển Kinh tế trang trại là một bước pháttriển mới của kinh tế hộ gắn với mục tiêu sản xuất hàng hoá qui mô lớn, gópphần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôntheo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hoá, tạo ra các vùng sản xuấttập trung làm tiền đề cho công nghiệp chế biến nông lâm sản, đưa côngnghiệp và các ngành nghề dịch vụ vào nông thôn.
- Sự phát triển của kinh tế trang trại thời gian qua đã tạo động lực thúcđẩy các ngành lai tạo giống, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi được hìnhthành và có xu thế phát triển mạnh Các loại hình dịch vụ như cung ứng thuốctrừ sâu, phân bón, các cơ sở chế biến nông - lâm sản vừa và nhỏ đã bước đầuhình thành Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cách tổ chứcquản lý phát triển kinh tế trang trại đã góp phần làm thay đổi phương thức sảnxuất cũ của người nông dân.
Trang 23Xét từ góc độ phát triển bền vững, vai trò và hiệu quả phát triển kinh tếtrang trại được đánh giá, nhìn nhận trên cả ba mặt đó là hiệu quả về kinh tế,xã hội và môi trường.
- Về mặt kinh tế: Kinh tế trang trại đã tạo ra bước chuyển biến về giátrị sản phẩm hàng hóa và thu nhập của trang trại vượt trội hẳn so với kinh tếhộ, khắc phục dần tình trạng sản xuất phân tán, manh mún tạo nên nhữngvùng chuyên môn hóa, tập trung hàng hóa và thâm canh cao Mặt khác quathúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trang trại góp phần thúc đẩy phát triểncông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nôngthôn, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn.
- Về mặt xã hội: Kinh tế trang trại thu hút lao động, hạn chế bớt làn sóngdi cư từ nông thôn ra thành thị, làm giảm áp lực đối với xã hội Phát triển kinhtế trang trại làm tăng hộ giàu ở nông thôn, tạo thêm việc làm và tăng thu nhậpcho người lao động và dân cư ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, thúcđẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn Ngoài ra, việc phát triển kinh tế trangtrại còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm Mặc dù đóng gópcủa ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế có giảm về tỷ trọng một cáchtương đối nhưng giá trị tuyệt đối đóng góp lại không giảm mà ngày càng tănglên.
- Về mặt môi trường: Kinh tế trang trại góp phần cải tạo môi trườngsống và bảo vệ môi trường sinh thái Kinh tế trang trại góp phần sử dụng đấtđai, nguồn nước hợp lý, tiết kiệm Sự áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiếntrong các trang trại giúp cho việc bảo vệ đất đai khỏi bị ô nhiễm, thoái hóa,tiết kiệm nước và hạn chế ô nhiễm nguồn nước Đối với trang trại chăn nuôi,người chăn nuôi vẫn phải đối mặt với tình trạng chất thải của gia súc, gia cầmgây ô nhiễm môi trường nhưng hiện nay với kỹ thuật hầm biogas, sử dụngchế phẩm sinh học trong chăn nuôi…đã cùng lúc giải quyết vấn đề nguồnnăng lượng, nhiên liệu dùng trong gia đình và lượng phân hữu cơ phục vụcho nhu cầu phân bón của trang trại Đây là một kỹ thuật phù hợp với mọiloại hình trang trại chăn nuôi.
Trang 241.1.5 Nội dung phát triển kinh tế trang trại
- Phát triển về số lượng và quy mô các trang trại
+ Phát triển về số lượng các trang trại: đó là việc gia tăng giá trị tổngsản lượng và sản lượng hàng hoá nông sản bằng cách tăng tuyệt đối số lượngcác trang trại.
+ Phát triển về qui mô trang trại: phát triển quy mô của trang trại thểhiện ở chỗ làm cho quy mô về vốn, diện tích đất canh tác, lao động; lượng câytrồng, vật nuôi; cơ sở vật chất của trang trại ngày càng lớn làm tăng khả năngcạnh tranh các trang trại.
- Phát triển về mặt chất lượng và cơ cấu các trang trại
+ Phát triển về chất lượng: được thể hiện ở việc gia tăng mức độ đónggóp về sản lượng và giá trị sản lượng hàng hoá nông sản bằng cách thay đổichất lượng bên trong của kinh tế trang trại bao gồm việc đẩy mạnh đầu tưchiều sâu để tăng năng suất mới, sản xuất ra những nông sản có chất lượngcao hơn, giá trị lớn hơn.
+ Phát triển về mặt cơ cấu: thể hiện ở việc chuyển hoá cơ cấu sản xuấtcủa trang trại theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
+ Phát triển thị trường về địa lý: phát triển thị trường về địa lý là việcmở rộng thị trường ở nhiều nơi để có thêm thị trường mới, làm cho thị phầncủa trang trại ngày càng tăng.
+ Phát triển thị trường về sản phẩm: phát triển thị trường về sản phẩmlà việc các trang trại làm phong phú, đa dạng sản phẩm hàng hóa nông sản,tức là phát triển về chủng loại sản phẩm mới, đồng thời nâng cao chất lượngsản phẩm hiện có (Nguyễn Đình Hương, 2009).
Trang 251.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại
- Sự phối hợp của các ban ngành, các tổ chức đoàn thể trong tổ chứcthực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại
Để phát triển kinh tế trang trại, vai trò của các cơ quan, ban ngành,doanh nghiệp và các tổ chức chính trị xã hội là nhân tố không thể thiếu, nóđược thể hiện bằng sự chia sẻ nguồn lực, hỗ trợ phát triển kinh tế trang trạitrên các mặt hoạt động như vốn, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm, chuyển giaokhoa học kỹ thuật trong sản xuất Trên địa bàn cấp huyện, hoạt động của nhiềucơ quan, ban ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của kinh tế trangtrại, như: phòng Nông nghiệp, trạm Thú y, trạm Khuyến nông, trạm Bảo vệthực vật, ngân hàng Chính sách xã hội, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn.
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
+ Đặc điểm điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, điều kiện thời tiết, khí hậu,điều kiện về thổ nhưỡng đất đai và môi trường sinh thái đều có ảnh hưởng đếnquá trình hình thành và phát triển của các loại hình kinh tế trang trại.
+ Đặc điểm về kinh tế - xã hội: các yếu tố về lao động, vốn đầu tư, kếtcấu hạ tầng nông thôn, khoa học công nghệ và thị trường tiêu thụ sản phẩmnông sản là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và có tính quyết định đến quá trìnhsản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm hàng hoá nông sản của các trang trại (Nguyễn Đình Hương, 2009).
Trang 261.1.6.2 Các yếu tố chủ quan
- Năng lực về tổ chức quản lý của người đứng đầu các trang trại
Trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt đầy cam go, đòi hỏingười đứng đầu các trang trại phải có trình độ, năng lực tổ chức quản lý giỏimới có thể thành đạt trong kinh doanh đưa mô hình hoạt động của mình ngàymột phát triển Tuy nhiên hiện nay, trình độ quản lý của người đứng đầu cáctrang trại phần lớn chưa được đào tạo cơ bản, thiếu kinh nghiệm trong tổ chứcvà quản lý, đặc biệt kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thịtrường Điều này gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình phát triểnkinh tế trang trại.
- Nguồn lực, quy mô sản xuất
Bất kể một tổ chức kinh doanh nào muốn đứng vững trên thị trườngcũng cần phải có tiềm lực kinh tế Các nguồn lực kinh tế có thể kể đến nhưvốn, lao động, khoa học công nghệ, thương hiệu của sản phẩm… Kinh tếtrang trại cũng vậy, muốn phát triển và đứng vững trên thị trường, các trangtrại cần phải có nguồn lực đủ mạnh, quy mô sản xuất đủ lớn để có thể cạnhtranh trên thị trường (Nguyễn Đình Hương, 2009).
1.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại
1.2.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại của một số địa phươngtrong nước
Tác giả lựa chọn kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại của địa bàn 3huyện là huyện Lâm Thao, tính Phú Thọ; huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang;huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc vì 3 địa bàn này có nhiều điểm tươngđồng về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội với huyện Điện Biên Đặcbiệt là 3 huyện này đã có nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển kinh tếtrang trại trên địa bàn huyện.
Trang 271.2.1.1 Kinh nghiệm của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Huyện Lâm Thao nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, có diện tíchtự nhiên gần 9.754 ha, dân số hơn 102.400 người Trên địa bàn huyện có 14đơn vị hành chính, bao gồm 12 xã và 02 thị trấn Lâm Thao là huyện đồngbằng duy nhất của tỉnh nên huyện có nhiều lợi thế cho phát triển nông nghiệp,nông thôn Trung tâm huyện là thị trấn Lâm Thao cách thành phố Việt Trìkhoảng 10 km về phía Tây Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông chínhnhư quốc lộ 32C với chiều dài 14 km nối thông giữa Quốc lộ 2 với Quốc lộ32A Ngoài ra, còn có 5 tuyến Tỉnh lộ 320, 324, 324B, 324C, 325B có tổngchiều dài 52,5 km và 5 tuyến huyện lộ dài 18,5 km, tuyến đường thủy trênsông Hồng chảy dọc phía Tây trên địa bàn huyện dài 28 km từ Xuân Huy đếnCao Xá Với vị trí địa lý có hệ thống giao thông khá thuận lợi nên huyện LâmThao là của ngõ giữa miền núi và vùng đồng bằng, đồng thời là cửa ngõ quantrọng giữa thành phố Việt Trì với các tỉnh phía Bắc, có điều kiện thuận lợicho phát triển kinh tế - xã hội, vận chuyển và trung chuyển để tiêu thụ hànghóa, nông sản thuận tiện (lamthao.phutho.gov.vn).
Thời gian quan, để khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế trang trạitrên địa bàn phát triển, huyện Lâm Thao đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiềugiải pháp, cụ thể là:
- Thực hiện giao quyền sử dụng đất lâu dài để các hộ nông dân yên tâmđầu tư phát triển sản xuất Để khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế trang
trại với các dự án phát triển chăn nuôi lợn, dự án nuôi trồng thủy sản, chươngtrình xây dựng mô hình cánh đồng thu nhập cao ở tất cả các xã, thị trấn tronghuyện, huyện Lâm Thao đã tạo cơ chế thuận lợi cho người dân bằng việc thựchiện giao quyền sử dụng đất lâu dài để các hộ nông dân yên tâm đầu tư pháttriển sản xuất Đối với những hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông lâm ngưnghiệp có nhu cầu và khả năng sử dụng đất mở rộng sản xuất được xem xétcho thuê đất ngoài hạn mức Một số xã trong huyện còn dùng quỹ đất 5%, đất1 vụ lúa đổi ruộng cho nông dân, quy hoạch vùng chăn nuôi thủy sản.
Trang 28- Phát triển kinh tế trang trại gắn với thực hiện các chương trình, dự ántrọng điểm Việc phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện còn gắn với
thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm như chăn nuôi lợn xuất khẩu,nuôi trồng thủy sản Đa số các trang trại đều được hưởng các chính sách ưuđãi về lãi suất, hỗ trợ giá giống, công tác thú y theo các chương trình dự án củatỉnh, huyện.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Huyện đã tích cực đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sảnxuất, lựa chọn và đưa vào sử dụng các giống cây trồng vật nuôi có năng suấtchất lượng cao như bò thịt, lợn siêu nạc, cá rô phi đơn tính, cá chép lai, lúachất lượng cao Nhiều hoạt động đào tạo, hỗ trợ trang trại được triển khai thựchiện như mở các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt tại cơ sở Nhờ đósố lượng trang trại trên địa bàn tăng lên nhanh chóng.
- Nâng cao kiến thức kinh doanh cho đội ngũ chủ trang trại Hàng năm
huyện có kế hoạch đào tạo, tập huấn cho đội ngũ chủ trang trại về kỹ năngquản trị kinh doanh, các kiến thức về nền kinh tế thị trường nhằm tìm hướngphát triển phù hợp trong cơ chế thị trường.
- Cung cấp thường xuyên, liên tục các thông tin thị trường đến các chủtrang trại Huyện đã khuyến khích và đẩy mạnh mối liên kết giữa cơ sở sản
xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản bằng việc cung cấp tốt thông tin thị trường,hướng đẫn và định hướng cho các trang trại sản xuất ra những sản phẩm thịtrường cần và tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm của các trang trại.
Kết quả thực hiện: tính đến năm 2016, trên địa bàn huyện Lâm Thao có
26 trang trại đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chí kinh tế trang trại, trongđó trang trại chăn nuôi, trang trại tổng hợp chiếm trên 80% Tổng doanh thucủa các trang trại trong năm 2016 đạt khoảng 70 tỷ đồng, tổng lợi nhuận đạtgần 10 tỷ đồng Với những kết quả đạt được ở trên, thời gian tới huyện LâmThao tiếp tục đề ra nhiều giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tếtrang trại, bao gồm các giải pháp về quy hoạch, về đất đai, đầu tư nguồn lực,tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, khoa học kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực (Báocáo tình hình phát triển nông nghiệp huyện Lâm Thao năm 2016).
Trang 291.2.1.2 Kinh nghiệm của huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
Hàm Yên là huyện miền núi phía Bắc tỉnh Tuyên Quang Huyện cóphía Bắc giáp huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang), phía Nam giáp huyện YênSơn, phía Đông giáp huyện Chiêm Hoá, phía Tây giáp huyện Yên Bình, LụcYên (tỉnh Yên Bái) Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 90.092,53 ha, trongđó đất sản xuất nông nghiệp có 11.403 ha, chiếm 12,66%; đất lâm nghiệp có68.193,67 ha, chiếm 75,69%; diện tích nuôi trồng thuỷ sản có 403,85 ha,chiếm 0,45%; các loại đất khác có 10.092,01 ha, chiếm 11,2% Huyện HàmYên có diện tích núi đồi rộng lớn, chất lượng đất khá tốt, thích hợp với cácloại cây công nghiệp, cây ăn quả cùng hệ thống sông ngòi của huyện khá dầyđặc với tổng chiều dài là 455km Những điều kiện này đã mang lại cho huyệnnhững lợi thế lớn về nghề rừng, chăn nuôi và trồng trọt (hamyen.org.vn).
Trong những năm qua, hướng đi từ hiệu quả mô hình kinh tế trang trạiđã giúp nông dân tại các địa phương của huyện Hàm Yên làm giàu, qua đógóp phần nâng cao tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới Để đạtđược kết quả đó, huyện Hàm Yên đã thực hiện các biện pháp sau:
- Triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 10 của Hội đồng nhân dân tỉnhTuyên Quang Huyện Hàm Yên đã thực hiện có hiệu quả Nghị quyết
10/2014/NQ-HĐND ngày 22 tháng 7 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnhTuyên Quang về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trạitrên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Qua đó tạo điều kiện cho các chủ trang trại tiếpcận vốn vay để phát triển về quy mô sản xuất, sử dụng vốn vay đúng mụcđích, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm Tỉnh đến hết năm 2016, toànhuyện có
56 trang trại được vay vốn để phát triển sản xuất với số tiền trên 19,4 tỷ đồng.Số trang trại được hỗ trợ lãi suất là 34 trang trại, số tiền trên 565 triệu đồng.
- Đẩy nhanh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủtrang trại, hộ gia đình được giao đất phát triển theo quy hoạch Triển khai
cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại đối với cơ sở đạt tiêu chuẩn nhằm tạođiều kiện cho các chủ trang trại yên tâm đầu tư vào sản xuất cũng như vay
Trang 30vốn để sản xuất Khuyến khích các hộ dân chuyển nhượng, đồn điền đổi thửa,tạo điều kiện cho tích tụ ruộng đất, chuyển đổi từ đất khác sang trang trạichuyên canh hoặc kết hợp.
- Hỗ trợ kinh phí cho để tạo thương hiệu cho sản phẩm của các trangtrại Nhằm nâng cao giá trị sản phẩm cam sành Hàm Yên, UBND huyện Hàm
Yên đã hỗ trợ kinh phí tổ chức đánh giá và cấp 4 giấy chứng nhận sản xuấttheo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Phù Lưu, Tân Thành và Yên Phú, diện tích30,7 ha, kinh phí hỗ trợ 399 triệu đồng Nhờ đó, sản phẩm của nhiều trang trạicam sành đã có mặt tại các siêu thị, trung tâm thương mại lớn ở Hà Nội vàgiao thương với các tỉnh trong cả nước.
- Chú trọng đầu tư cho công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoahọc kỹ thuật Về khoa học kỹ thuật, huyện đã chú trọng đầu tư cho công tác
khuyến nông, lâm, ngư, khuyến công; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật,khoa học công nghệ cho chủ trang trại; đưa các giống cây con có phẩm chấttốt, chất lượng, năng suất cao vào sản xuất; áp dụng công nghệ mới trong chếbiến, bảo quản nông sản; khuyến khích các hình thức liên kết và hợp tác trongnghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ; trong đó coi trọng liên kết vớicác trung tâm nghiên cứu ra giống cây con phù hợp với các điều kiện thổnhưỡng, đất đai, khí hậu của từng vùng.
Kết quả thực hiện: tính đến hết năm 2016, toàn huyện có 27 trang trại
đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chí kinh tế trang trại, trong đó có 15trang trại trồng trọt; 7 trang trại tổng hợp và 5 trang trại chăn nuôi Trong tổngsố các trang trại thì trang trại trồng trọt chiếm số lượng lớn, nhiều trang trạitrồng cam cho thu nhập từ 1- 2 tỷ đồng/năm Giá trị sản suất sản phẩm thuđược từ trang trại trồng trọt bình quân từ 950 triệu đồng đến hơn 1 tỷđồng/trang trại Các trang trại đã góp phần giải quyết việc làm cho hơn 100 laođộng thường xuyên, thu nhập bình quân 25 triệu đồng/năm/lao động thườngxuyên và hàng nghìn lao động thời vụ trong việc chăm sóc, thu hoạch sảnphẩm Đây là động lực to lớn giúp các xã của huyện Hàm Yên hoàn thành cáctiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng cuộc sống củangười nông dân (Báo cáo tình hình phát triển nông nghiệp huyện Hàm Yênnăm 2016).
Trang 311.2.1.3 Kinh nghiệm của huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc
Tam Dương là một huyện liền kề với Thành phố Vĩnh Yên, thuộc vùngtrung du, nằm ở trung tâm của tỉnh Vĩnh Phúc Huyện có diện tích tự nhiên là107,03 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 63,38%; đất lâm nghiệp chiếm13,33%, đất chuyên dùng chiếm 14,87%; đất ở chiếm 5,27%; đất chưa sửdụng chiếm 3,15% Huyện có phía Bắc giáp huyện Tam Đảo, huyện LậpThạch, huyện Sông Lô; phía Nam giáp thành phố Vĩnh Yên và huyện YênLạc; phía Đông giáp huyện Bình Xuyên; phía Tây giáp huyện Lập Thạch vàhuyện Vĩnh Tường Tam Dương là huyện có 03 miền địa hình là đồng bằng,trung du và miền núi, trong đó đồng bằng chiếm 13,9%; trung du chiếm57,8%; miền núi chiếm 28,3% Trên địa bàn huyện Tam Dương có hệ thốngcác đường quốc lộ, đường tỉnh lộ (Quốc lộ 2A, 2B, 2C và tỉnh lộ 310, 305,316, 306) và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua Đường cao tốc NộiBài - Lào Cai, tỉnh lộ 316 chạy qua kết nối với đường quốc lộ 2B và 2C Vớivị trí địa lý có hệ thống giao thông thuận lợi cũng với diện tích đất nôngnghiệp lớn là điều kiện thuận lợi để Tam Dương phát triển kinh tế trang trại(tamduong.vinhphuc.gov.vn).
Là huyện có diện tích đồi, rừng lớn nên kinh tế trang trại ở Tam Dươngđã sớm hình thành nhưng chủ yếu là trang trại cây lâm nghiệp, vườn tạp kếthợp chăn thả gia súc, gia cầm và trồng dứa Những trang trại này tuy có quimô, diện tích lớn nhưng hiệu quả kinh tế không cao, chủ yếu sản xuất để phụcvụ cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình Đứng trước bài toán kinh tế về giảmdần tỷ trọng nông nghiệp nhưng đảm bảo tăng giá trị sản xuất, huyện TamDương đã vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách của Trung ương, tỉnhnhằm khuyến khích hộ dân phát triển kinh tế trang trại theo hướng sản xuấthàng hoá Các biện pháp huyện Tam Dương đã tập trung thực hiện là:
- Huyện vận động, khuyến khích chuyển đổi từ quy mô nhỏ lẻ, phân tán,hiệu quả thấp sang quy mô tập trung Nhờ đó, các hộ trên địa bàn đã mạnh
dạn chuyển đổi từ trang trại trồng cây lâm nghiệp sang mô hình trang trại
Trang 32chăn nuôi, trang trại tổng hợp và trang trại nuôi trồng thuỷ sản bới huyện đãxác định chăn nuôi là ngành mũi nhọn trong cơ cấu nông nghiệp của huyện.
- Khuyến khích tích tụ ruộng đất, nâng cao quy mô sản xuất Nhờ có
chủ trương này mà nhiều hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ có cơ hội xây dựngtrang trại sản xuất lớn Bên cạnh đó, huyện còn tạo điều kiện cho các chủtrang trại được tiếp cận nhiều nguồn vốn tín dụng, nhất là đối với vốn tíndụng ưu đãi với thủ tục vay đơn giản, hợp lý, có sự ưu tiên và có thể tín chấpbằng công trình đầu tư trong trang trại.
- Thông tin tuyên truyền để phổ biến, giới thiệu, tuyên truyền nhữnggương trang trại điển hình Tăng cường đầu tư và xây dựng các mô hình kinh
tế trang trại để nhân ra diện rộng Giới thiệu tiềm năng và cơ hội hợp tác vớicác nhà đầu tư.
- Tạo điều kiện cho chủ trang trại được tiếp cận và ứng dụng các tiếnbộ kỹ thuật, công nghệ sản xuất mới vào sản xuất trang trại Hệ thống khuyến
nông tăng cường mở các lớp tập huấn cho chủ trang trại để nâng cao kiếnthức khoa học công nghệ, năng lực quản trị trang trại, xúc tiến thương mại.
- Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật thiết yếu Tiếp tục đầu tư phát triển
hạ tầng kỹ thuật thiết yếu như đường giao thông, điện, nước, kênh mương,từng bước chuyển trang trại đang nằm trong khu dân cư ra xa hoặc vào vùngquy hoạch kinh tế trang trại Hướng dẫn các chủ trang trại nhất là trang trạichăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm có phươngán xử lý và thực hiện nghiêm việc xử lý chất thải, nước thải đảm bảo vệ sinhmôi trường.
Kết quả thực hiện: tính đến hết năm 2016, toàn huyện có 23 trang trại
đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chí kinh tế trang trại, trong đó mô hìnhtrang trại chăn nuôi chiếm hơn 80% tổng số trang trại trên địa bàn huyện Cácmô hình trang trại chăn nuôi của Tam Dương đã phát triển rộng khắp các xãtrung du, miền núi với hiệu quả kinh tế cao Việc tập trung cho phát triển kinhtế trang trại đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm mới và tăng thu nhập chongười lao động; đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Trang 33Đồng thời, chuyển đổi việc đầu tư sản xuất từ quy mô nhỏ lẻ, phân tán, hiệuquả thấp sang quy mô tập trung, hiệu quả cao hơn (Báo cáo tình hình pháttriển nông nghiệp huyện Tam Dương năm 2016).
1.2.2 Bài học kinh nghiệm đối với huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
- Về đất đai, cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển sản
xuất nông nghiệp; hình thành các vùng trang trại tập trung với quy mô phù hợpgắn với bảo vệ môi trường; đẩy nhanh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất cho các chủ trang trại, hộ gia đình được giao đất phát triển theo quyhoạch; triển khai cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại đối với cơ sở đạt tiêuchuẩn nhằm tạo điều kiện cho các chủ trang trại yên tâm đầu tư vào sản xuấtcũng như vay vốn để sản xuất; Khuyến khích các hộ dân chuyển nhượng, đồnđiền đổi thửa, tạo điều kiện cho tích tụ ruộng đất cho phát triển kinh tế trangtrại.
- Về khoa học kỹ thuật, cần chú trọng đầu tư cho công tác khuyến nông,
lâm, ngư; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ cho chủtrang trại; đưa các giống cây trồng, vật nuôi có phẩm chất tốt, chất lượng cao,năng suất cao vào sản xuất.
- Về vốn vay, tạo điều kiện cho các chủ trang trại được tiếp cận nhiều
nguồn vốn tín dụng, nhất là đối với vốn tín dụng ưu đãi Gắn phát triển kinh tếtrang trại với thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm để giúp các trangtrại được hưởng các chính sách ưu đãi về lãi suất từ các chương trình dự án.
- Về thị trường tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích và đẩy mạnh mối liên
kết giữa cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm bằng việc cung cấp tốtthông tin thị trường, hướng đẫn và định hướng cho các trang trại sản xuất ranhững sản phẩm thị trường cần và tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩmcủa các trang trại.
- Về đào tạo kiến thức cho chủ trang trại, cần có kế hoạch đào tạo, tập
huấn cho đội ngũ chủ trang trại về kỹ năng quản lý, tính toán hiệu quả kinh tếphù hợp với nền cơ chế thị trường.
Trang 342.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề liên quan đến trang trại và phát triển kinh tế trang trại trênđịa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên Cụ thể đối tượng nghiên cứu và điềutra phỏng vấn là các chủ trang trại trên địa bàn huyện Điện Biên.
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: luận văn được nghiên cứu trên địa bàn huyện
Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
- Phạm vi về thời gian: luận văn sử dụng số liệu thứ cấp trong giai đoạn
2014 - 2016, số liệu điều tra năm 2017.
- Phạm vi về nội dung: trong phạm vi của luận văn này, tác giả đề cập
đến các nội dung liên quan đến phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyệnĐiện Biên, gồm: thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của tỉnhĐiện Biên về phát triển kinh tế trang trại; số lượng, cơ cấu của các mô hìnhkinh tế trang trại; các nguồn lực phát triển kinh tế trang trại, quy mô nguồnvốn, số lượng lao động làm việc trong các trang trại; hiệu quả kinh tế của cáccác trang trại trên địa bàn huyện Điện Biên.
Trang 352.3 Nội dung nghiên cứu
- Phát triển về số lượng và quy mô các trang trại: đó là việc gia tăng số
lượng các trang trại và sự phát triển về quy mô của trang trại thể hiện ở chỗlàm cho quy mô về vốn, diện tích đất canh tác, lao động, cơ sở vật chất củatrang trại.
- Phát triển về mặt chất lượng và cơ cấu các trang trại: được thể hiện ở
việc gia tăng mức độ đóng góp về sản lượng và giá trị sản lượng hàng hoánông sản bằng cách thay đổi chất lượng bên trong của kinh tế trang trại baogồm việc đẩy mạnh đầu tư chiều sâu để tăng năng suất mới, sản xuất ra nhữngnông sản có chất lượng cao hơn, giá trị lớn hơn Bên cạnh đó là việc chuyểnhoá cơ cấu sản xuất của trang trại theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm: là việc mở rộng thị trường ở
nhiều nơi để có thêm thị trường mới, làm cho thị phần của trang trại ngàycàng tăng Bên cạnh đó, phát triển thị trường về sản phẩm là việc các trangtrại làm phong phú, đa dạng sản phẩm hàng hóa nông sản, tức là phát triển vềchủng loại sản phẩm mới, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có.
- Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại: đó là doanh thu từ việc
tiêu thụ sản phẩm của trang trại; các khoản chi phí của trang trại, từ đó hạchtoán kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại.
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Chọn điểm nghiên cứu
Điện Biên là huyện biên giới nằm ở phía Tây nam tỉnh Điện Biên vớidiện tích 163.926,03 ha Điện Biên là huyện trọng điểm về sản xuất nôngnghiệp của tỉnh Điện Biên Huyện có diện tích cây trồng, vật nuôi tập trung vàđa dạng; là thị trường cung cấp và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp lớn nhấtcủa tỉnh Điện Biên Với vị trí, vai trò quan trọng đó, huyện Điện Biên cần tậptrung nguồn lực để phát triển kinh tế của huyện nói chung, phát triển kinh tếtrang trại nói riêng để sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa Làmột học viên đang theo học chuyên ngành kinh tế nông nghiệp, nhận thứcđược tầm quan trọng của phát triển kinh tế trang trại nên tác giả đã lựa chọnhuyện Điện Biên làm địa điểm nghiên cứu của luận văn.
Trang 362.4.2 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp
Tác giả căn cứ vào các tài liệu đã được công bố, các báo cáo, số liệuthống kê về kết quả phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Điện Biên,tỉnh Điện Biên từ 2014-2016 từ các cơ quan, đơn vị sau:
+ Báo cáo tình hình phát triển nông nghiệp huyện Điện Biên trong giaiđoạn 2014-2016 của Phòng Nông nghiệp huyện Điện Biên.
+ Báo cáo tình hình phát triển trang trại, gia trại huyện Điện Biên tronggiai đoạn 2014-2016 của Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Điện Biên.
+ Báo cáo tình hình thực hiện công tác khuyến nông huyện Điện Biêntrong giai đoạn 2014-2016 của Trạm Khuyến nông huyện Điện Biên.
+ Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Điện Biên trong giaiđoạn 2014-2016 của UBND huyện Điện Biên.
+ Niên giám thống kê huyện Điện Biên năm 2014, 2015, 2016 củaPhòng Thống kê huyện Điện Biên.
+ Báo cáo tình hình sử dụng tài nguyên đất huyện Điện Biên trong giaiđoạn 2014-2016 của Phòng Tài Nguyên - Môi trường huyện Điện Biên.
- Thu thập số liệu sơ cấp
Tác giả sử dụng mẫu phiếu điều tra xây dựng trước để thu thập thôngtin từ các mô hình trang trại trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
+ Đối tượng điều tra: các chủ trang trại trên địa bàn huyện Điện Biên.+ Số lượng điều tra: vì số lượng trang trại không nhiều nên tác giả tiếnhành điều tra tất cả các chủ trang trại hiện có trên địa bàn huyện.
+ Nội dung điều tra: các thông tin cơ bản trong phiếu điều tra bao gồm: Đặc điểm của chủ trang trại: họ và tên, giới tính, độ tuổi, trình độ vănhóa, trình độ chuyên môn được đào tạo.
Đặc điểm của các mô hình đang hoạt động: lĩnh vực hoạt động, quymô vốn kinh doanh, quy mô lao động đang làm việc tại các mô hình; kết quảkinh doanh của các mô hình.
Trang 37 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của mô hình: khả năng tiếp cậnnguồn vốn vay, hỗ trợ của các cơ quan ban ngành trên địa bàn huyện, thịtrường tiêu thụ sản phẩm.
+ Phương pháp điều tra: sử dụng phương pháp điều tra toàn bộ tổng thểvì tổng thể không lớn.
2.4.3 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
- Đối với thông tin thứ cấp
+ Phương pháp phân tổ thống kê
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để tiến hànhphân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ saocho các đơn vị trong cùng một tổ thì giống nhau về tính chất, ở khác tổ thìkhác nhau về tính chất Các quá trình hay hiện tượng kinh tế xã hội phát sinhvà phát triển không phải ngẫu nhiên, tách rời với các hiện tượng xung quanhmà chúng có liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau theo những quy định nhất định Sựbiến động của hiện tượng này sẽ dẫn đến sự biến động của hiện tượng khác vàngược lại mỗi hiện tượng biến động đều do sự tác động của các hiện tượngxung quanh Áp dụng phương pháp này trong luận văn, tác giả sử dụngphương pháp phân tổ thống kê để chia số liệu thu thập được thành các nhómkhác nhau Sau đó tác giả sẽ đi xem xét thực trạng của từng vấn đề nghiêncứu và mối quan hệ giữa các vấn đề này.
+ Phương pháp tổng hợp số liệu
Trong luận văn, phương pháp này dùng để tổng hợp các tài liệu liênquan đến đề tài Từ đó, xác định những vấn đề chung và vấn đề riêng nhằmgiải quyết nhiệm vụ của đề tài đặt ra Qua phương pháp này phân tích thựctrạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Điện Biên trong giaiđoạn
2014-2016 Sau đó, tổng hợp, phân tích những kết quả đã đạt được, những hạnchế còn tồn tại để đưa các giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địabàn huyện Điện Biên trong thời gian tới.
Trang 38- Đối với thông tin sơ cấp
Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng phiếu điều tra xây dựng trước.Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra, nếu phiếu điều tra hợp lệsẽ được nhập dữ liệu vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổnghợp, xử lý Khi nhập các số liệu vào phần mềm Excel, tác giả phân chia rõràng các số liệu phù hợp theo từng tiêu chí cụ thể để tránh nhầm lẫn khi tổnghợp và phân tích số liệu.
2.4.4 Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả
Các số liệu thu thập được sẽ được liệt kê theo thời gian theo từng chỉtiêu cụ thể Phương pháp này kết hợp với phân tích đồ họa đơn giản như cácđồ thị mô tả dữ liệu, biểu diễn các dữ liệu thông qua đồ thị, bảng biểu diễnsố liệu tóm tắt Trong luận văn là các bảng biểu thể hiện số lượng, cơ cấu củachỉ tiêu nghiên cứu Từ các bảng số liệu, tác giả sẽ sử dụng các biểu đồ đểthấy rõ hơn cũng như có cái nhìn sinh động hơn về cơ cấu của các yếu tố đangphân tích Chúng tạo ra được nền tảng để phân tích định lượng về số liệu Đểtừ đó hiểu được hiện tượng và đưa ra quyết định đúng đắn.
- Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp cơ bản nhất và thường xuyênđược sử dụng trong nghiên cứu khoa học Lý do là từng con số thống kê đơnlẻ hầu như không có ý nghĩa trong việc đưa ra các kết luận khoahọc Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tíchbằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).Tiêu chuẩn để so sánh thường là: chỉ tiêu kế hoạch, tình hình thực hiện cáckỳ đã qua Điều kiện để so sánh là: các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếutố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phươngpháp tính toán Phương pháp so sánh có hai hình thức là: so sánh tuyệt đốivà so sánh tương đối So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so
Trang 39sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở So sánh tương đối là tỷ lệ (%)của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thànhhoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăngtrưởng Áp dụng phương pháp này, tác giả sẽ sử dụng các hàm cơ bản trongphần mềm excel để tính toán các mức độ biến động như xác định tỷ trọngcủa chỉ tiêu nghiên cứu, dùng chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối để xem xét tốcđộ phát triển bình quân, tốc độ tăng, giảm của năm sau so với năm trước, từđó, lập bảng phân tích so sánh qua các năm để xem mức độ tăng, giảm vàphân tích nguyên nhân của sự tăng, giảm đó.
2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
- Chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế: tỷ lệ tăngtrưởng kinh tế, giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế, gồm:nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ.
- Chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu của các trang trại: số lượng cáctrang trại, quy mô các trang trại (diện tích), cơ cấu các trang trại theo loại hìnhtrang trại; tỷ trọng của các loại hình trang trại.
- Chỉ tiêu phản ánh quy mô vốn, quy mô lao động: tổng quy mô vốncủa các trang trại; vốn bình quân/ trang trại; tổng số lao động làm việc trongcác trang trại; số lao động làm việc bình quân/ trang trại; thu nhập của ngườilao động làm việc trong các trang trại.
- Chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cáctrang trại: doanh thu, chi phí, lợi nhuận, số trang trại thành lập mới, số trangtrại giải thể, tình trạng lãi, lỗ của các trang trại.
- Chỉ tiêu giá trị và tỷ trọng giá trị sản phẩm hàng hóa của trang trại: giátrị sản phẩm hàng hóa của trang trại là giá trị sản phẩm của trang trại sản xuấtra được bán ra ngoài thị trường Đối với trang trại tổng hợp thì cần tính thêmtỷ trọng giá trị sản phẩm hàng hóa của từng loại sản phẩm của trang trại.
Trang 40+ Phía Đông giáp huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên; huyện SốpCộp, tỉnh Sơn La.
+ Phía Tây giáp huyện Mường Mày, tỉnh Phoong Sa Ly (Lào).
+ Phía Nam giáp huyện Mường Ngòi, huyện Viêng Khăm, tỉnh LuôngPra Bang (Lào).
+ Phía Bắc giáp huyện Mường Chà, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.Trên địa bàn huyện hiện nay có 6 Đồn Biên phòng và nhiều đơn vị lựclượng vũ trang của Bộ, Quân khu và của tỉnh Là huyện được Quân khu vàtỉnh xác định có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, đặc biệt về Quốc phòng -An ninh trong thế trận khu vực phòng thủ của tỉnh và Quân khu.