1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội thành phố sông công, tỉnh thái nguyên

102 190 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 2,44 MB
File đính kèm file in.rar (1 MB)

Nội dung

Trang 1

PHẠM THỊ THU PHƯƠNG

QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI

TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ SÔNG CÔNGTỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNGChuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN, NĂM 2018

Trang 2

PHẠM THỊ THU PHƯƠNG

QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI

TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ SÔNG CÔNGTỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾMã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS PHẠM THỊ LÝ

THÁI NGUYÊN, NĂM 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi Số liệu vàkết quả nghiên cứu là trung thực xuất phát từ thực tiễn tại BHXH TP SôngCông Tỉnh Thái Nguyên và chưa từng được sử dụng trong bất cứ luận văn,luận án nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đềuđã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõnguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018

Học viên thực hiện

Phạm Thị Thu Phương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơnBan Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh TháiNguyên, các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáo trong Khoa Quản lýkinh tế, những người đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và nhữngđịnh hướng đúng đắn trong học tập và tu dưỡng đạo đức, tạo tiền đề tốt đểtôi học tập và nghiên cứu.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Phạm Thị LýNgười thầy đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn chỉbảo cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn BHXH TP Sông Công Tỉnh thái nguyênvà các khách hàng đã cung cấp những thông tin cần thiết và giúp đỡ tôitrong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạnbè đã quan tâm giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong học tập,tiến hành nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018

Học viên thực hiện

Phạm Thị Thu Phương

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Những đóng góp của luận văn 3

5 Kết cấu của luận văn 3

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUBẢO HIỂM XÃ HỘI 4

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý thu Bảo hiểm xã hội 4

1.1.1 Bảo hiểm xã hội 4

1.1.2 Quản lý thu Bảo hiểm xã hội 7

1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý thu Bảo hiểm xã hội 25

1.2.1 Kinh nghiệm quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại một số địa bàn củaViệt Nam 25

1.2.2 Bài học rút ra cho Bảo hiểm xã hội thành phố Sông Công về côngtác quản lý thu BHXH 29

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 31

2.2 Phương pháp nghiên cứu 31

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 31

2.3.2 Phương pháp xử lý thông tin 33

2.3.3 Phương pháp phân tích tổng hợp 33

Trang 6

2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 34

2.4.1 Chỉ tiêu số thu BHXH 34

2.4.2 Chỉ tiêu số lượng và tỷ lệ tăng lao động trong loại hình đơn vị SDLĐ

342.4.3 Chỉ tiêu tiền nợ đọng và tỷ lệ nợ BHXH theo loại hình đơn vị SDLĐ

35Chương 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN 36

3.1 Khái quát về Bảo hiểm xã hội thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

363.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Bảo hiểm xã hội thành phốSông Công, tỉnh Thái Nguyên 36

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 38

3.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy 40

3.2 Thực trạng quản lý thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội thành phố SôngCông, tỉnh Thái Nguyên 43

3.2.1 Thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH 43

3.2.2 Thực trạng quản lý quỹ lương làm căn cứ tính tiền đóng BHXH 52

3.2.4 Thực trạng quản lý phương thức và mức đóng BHXH 55

3.2.3 Thực trạng quản lý tiền thu BHXH 57

3.2.4 Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra đóng BHXH 64

3.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên 65

3.3 Đánh giá quản lý thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội thành phố Sông Công,tỉnh Thái Nguyên 68

3.3.1 Kết quả đạt được 68

3.3.2 Một số hạn chế 69

3.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 70

Trang 7

Chương 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ SÔNG

CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN 72

4.1 Quan điểm, phương hướng, mục tiêu quản lý thu BHXH tại Bảohiểm xã hội thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên 72

4.2.1 Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách BHXH 75

4.2.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ bảo hiểm xã hội 77

4.2.3 Đổi mới công tác thu Bảo hiểm xã hội, nhằm tạo sự thuận lợi chođối tượng tham gia BHXH 78

4.2.4 Tăng cường phối hợp với các ngành trong quá trình thực hiện côngtác thu Bảo hiểm xã hội, hạn chế việc nợ đọng của các đơn vị 79

4.2.5 Tăng cường Công tác kiểm tra, đôn đốc, xử lý nghiêm các vi phạmtrong công tác thu Bảo hiểm xã hội, nâng cao hiệu quả công tác thu 80

4.2.6 Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các côngtác trong đó có công tác cải cách thủ tục hành chính 81

4.2.7 Các biện pháp khác 82

KẾT LUẬN 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

PHỤ LỤC 87

Trang 8

ILO : Tổ chức lao động Quốc tếKD : Kinh doanh

NĐ-CP : Nghị định - Chính phủNLĐ : Người lao động

NLĐ : Người lao động

NSDLĐ : Người sử dụng lao độngSDLĐ : Sử dụng lao động THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học Phổ thông

TNBQTT : Thu nhập bình quân thực tếUBND : Uỷ ban nhân dân

Trang 9

Thành phố Sông Công giai đoạn 2014 - 2016 46Bảng 3.4 Số lượng NLĐ tham gia BHXH bắt buộc phân theo khối

quản lý tại Bảo hiểm xã hội thành phố Sông Công giai đoạn

2014 - 2016 47Bảng 3.5 Đánh giá nhận thức của đối tượng điều tra về mức độ tham

gia BHXH bắt buộc trên địa bàn Sông Công 49Bảng 3.6 Đánh giá của đối tượng điều tra về mức độ tuyên truyền

chính sách BHXH, mức độ tìm hiểu chính sách BHXH, vàthủ tục hành chính khi tham gia và giải quyết chế độ

BHXH trên địa bàn TP Sông Công 50Bảng 3.7 Tổng hợp mức tiền lương đóng BHXH giai đoạn 2014 - 2016 53

Bảng 3.8 Đánh giá về mức Thu nhập thực tế bình quân đầu người/

tháng so với mức lương đóng BHXH bình quân tháng 54Bảng 3.9 Tổng quỹ lương và mức đóng BHXH bắt buộc tại Bảo

hiểm xã hội thành phố Sông Công giai đoạn 2014 - 2016 56Bảng 3.10 Kế hoạch thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội thành

phố Sông Công giai đoạn 2014 - 2016 58Bảng 3.11 Kết quả thu BHXH phân theo khối, ngành, loại hình quản

lý giai đoạn 2014 - 2016 60Bảng 3.12 Tình hình nợ BHXH của các đơn vị giai đoạn 2014 - 2016 61Bảng 3.13 Đánh giá tình hình nộp tiền BHXH tại Bảo hiểm xã hội

Sông Công 63Bảng 3.14 Tình hình kiểm tra đơn vị SDLĐ đóng BHXH trên địa bàn

thành phố Sông Công giai đoạn 2014 - 2016 65

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Hình 3.1 Hệ thống BHXH Việt Nam 37Hình 3.2 Hệ thống tổ chức bộ máy hoạt động của BHXH Thành phố

Sông Công 40

Trang 11

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Bảo hiểm xã hội (BHXH) ở Việt Nam được tổ chức thành một hệ thốngđộc lập bắt đầu từ năm 1995 Qua hơn 20 năm hoạt động, hệ thống BHXH đãcó rất nhiều đóng góp cho xã hội Kết quả này thể hiện sự mở rộng diện baophủ của hệ thống BHXH, sự lớn mạnh của quỹ BHXH đã góp phần làm đadạng nguồn vốn đầu tư trong xã hội, đã thể hiện được vai trò của BHXH đốivới toàn bộ nền kinh tế - xã hội.

Hoạt động quản lý thu BHXH ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chi vàquá trình thực hiện chính sách BHXH trong tương lai, vì thế công tác thu nộpBHXH đã đặt ra yêu cầu thu đúng, đủ, kịp thời Nếu không thu được BHXHthì quỹ BHXH không có nguồn để chi trả các chế độ BHXH cho NLĐ Vìvậy, thực hiện công tác quản lý thu BHXH đóng vai trò quyết định, then chốttrong quá trình đảm bảo ổn định cho cuộc sống của NLĐ cũng như các đơn vịSDLĐ được hoạt động bình thường Công tác quản lý thu BHXH là nhiệm vụquan trọng và khó khăn của ngành BHXH Để công tác thu BHXH đạt hiệuquả cao thì đòi hỏi phải có quy trình quản lý thu chặt chẽ, hợp lý, khoa học.

BHXH thành phố Sông Công là cơ quan chuyên môn do BHXH tỉnhThái Nguyên trực tiếp quản lý về ngành dọc, đóng trên địa bàn thành phốSông Công và chịu sự quản lý hành chính của Đảng bộ, UBND thành phốSông Công Theo niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, tính đến năm 2016,trên địa bàn thành phố Sông Công có 78 đơn vị hành chính, Đảng, đoàn thể,11 UBND phường, xã; 16 trường THPT, THCS và tiểu học; 207 DN ngoàiquốc doanh và hợp tác xã; 145 hộ cá thể với tổng số 17.469 NLĐ tham giaBHXH, so với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động thì mới chỉ đạt 31,1% Trongnhững năm gần đây, việc thu nộp BHXH đã và đang phát triển Tuy nhiên,vẫn còn có một số chủ DN trên địa bàn còn chưa hiểu đúng, đủ về chế độ

Trang 12

BHXH nên xảy ra tình trạng trốn đóng, chậm đóng, đóng chưa đủ dẫn đếnviệc NLĐ không được tham gia BHXH hoặc được tham gia nhưng đơn vịSDLĐ không nộp tiền cho cơ quan BHXH thành phố Sông Công, gây ảnhhưởng không nhỏ tới quyền lợi của NLĐ Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tìnhtrạng trên, một trong những nguyên nhân đó là công tác quản lý thu chưa tốt.

Để khắc phục những vấn đề nêu trên, việc “Quản lý thu BHXH tạiBảo hiểm xã hội Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên” là vấn đề rất

Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu tạiBHXH thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn Thành phố Sông Công, tỉnhThái Nguyên.

Trang 13

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Công tác quản lý thu BHXH tại BHXH thành

phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.

- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại BHXH thành phố Sông

Công, tỉnh Thái Nguyên.

- Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu các tài liệu, số liệu trong giaiđoạn 2014 - 2016, định hướng và giải pháp đến năm 2020.

4 Những đóng góp của luận văn

Luận văn hệ thống hóa, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công tácquản lý thu BHXH Phân tích thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại cơquan BHXH thành phố Sông Công, qua đó tìm ra những mặt đạt được và tồntại cũng như các nguyên nhân của những tồn tại đó.

Kết quả nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiệncông tác quản lý thu BHXH tại BHXH thành phố Sông Công nói riêng vàBHXH tỉnh Thái Nguyên nói chung.

Luận văn là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, đặc biệt là các cánbộ lãnh đạo thuộc ngành BHXH, các cán bộ lãnh đạo tại các cơ quan, đơn vị,các DN áp dụng đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.

Là tài liệu tham khảo cho các học viên cao học, sinh viên chuyên ngànhquản lý kinh tế và cho các công trình nghiên cứu liên quan.

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụlục, luận văn được cấu trúc thành 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu BHXHChương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại Bảo hiểm xã hộithành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH tại Bảohiểm xã hội thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

Trang 14

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUBẢO HIỂM XÃ HỘI

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý thu Bảo hiểm xã hội

1.1.1 Bảo hiểm xã hội

1.1.1.1 Khái niệm Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm và BHXH đã hình thành rất sớm trong lịch sử phát triển củaxã hội loài người và đã được nhiều nhà khoa học đề cập và nghiên cứu mộtcách sâu sắc dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau BHXH đã xuất hiệnvà phát triển theo cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại.Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì nước Phổ (nay là Cộng hòa Liên bangĐức) là nước đầu tiên trên thế giới ban hành chế độ BHXH ốm đau vàonăm 1883, đánh dấu sự ra đời của BHXH Đến nay, hầu hết các nước trên thếgiới đã thực hiện chính sách BHXH và coi nó là một trong những chính sáchxã hội quan trọng nhất trong hệ thống chính sách bảo đảm an sinh xã hội Mặcdù đã có quá trình phát triển tương đối dài, nhưng cho đến nay còn có nhiềukhái niệm về BHXH, chưa có khái niệm thống nhất Bởi lẽ BHXH là đốitượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau như kinh tế, xã hội, pháplý…

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “BHXH là sự đảm bảo, thay thếhoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi họ mất hoặc giảm thu nhập dobị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thấtnghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng gópcủa các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của nhà nước theo pháp luậ t,nhằm đảm bảo, an toàn đời sống cho NLĐ và gia đình họ, đồng thời gópphần đảm bảo an toàn xã hội”.[30]

BHXH là xương sống trong hệ thống an sinh xã hội BHXH dựa trênnguyên tắc “cùng nhau chia sẻ rủi ro” Người tham gia BHXH phải có nghĩavụ đóng góp để xây dựng một quỹ chung, quỹ đó gọi là quỹ BHXH Quỹ

Trang 15

BHXH được sử dụng với mục đích thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhậpcho người tham gia BHXH khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập từ nghề nghiệp,hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm.

Trong bất cứ xã hội nào có nền kinh tế thị trường, nhu cầu BHXH luônluôn là yêu cầu thiết yếu cuộc sống của cán bộ, công chức, quân nhân vàNLĐ Ở hầu hết các nước trên thế giới, dưới các hình thức khác nhau, BHXHđã ra đời và phát triển hàng trăm năm nay, từ tự phát đến tự giác, từ tự nguyệnđến bắt buộc, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, tùy theo trình độ phát triểnkinh tế - xã hội của từng quốc gia.

Ở nước ta, trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung chỉ có công nhân, viênchức và lực lượng vũ trang mới được tham gia BHXH, Nhà nước đảm bảo đốitượng này những trợ cấp khác nhau bằng tiền hoặc hiện vật Nguồn chi trảBHXH do ngân sách Nhà nước cấp trên cơ sở đóng góp của các DN và củaNhà nước, còn NLĐ không phải trực tiếp đóng góp.

Chuyển sang cơ chế thị trường, NLĐ trong mọi thành phần kinh tế đềucó quyền tham gia BHXH Khi đó BHXH không phải chỉ có sự đảm bảo, sựđãi ngộ về vật chất và tinh thần đối với công nhân, viên chức mà là sự đảmbảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của mọi NLĐ khi họ giảm hoặcmất khả năng lao động.

Theo Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/NĐ-CP ngày26/1/1995 của Chính phủ quy định chế độ BHXH hiện hành Bao gồm cácchế độ sau: Chế độ trợ cấp ốm đau; chế độ trợ cấp thai sản; chế độ trợ cấp tainạn lao động; chế độ trợ cấp bệnh nghề nghiệp; chế độ trợ cấp hưu trí; chế độtrợ cấp tử tuất Ngoài ra, theo Quyết định số 37/2001/QĐ-TTg của Thủ tướngChính phủ ngày 21/3/2001 thì BHXH còn thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức,phục hồi sức khỏe cho NLĐ tham gia BHXH.

Theo quy định tại Điều 3, Luật BHXH Việt Nam năm 2007 nêu rõ:“BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi

Trang 16

họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnhnghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹBHXH”.[9]

Như vậy có thể hiểu khái niệm về BHXH như sau: BHXH là sự đảmbảo thay thế hoặc bù đắp một phần cho NLĐ, khi họ gặp phải những biến cốrủi ro làm suy giảm sức khỏe, mất khả năng lao động, mất việc làm, chết; gắnliền với quá trình tạo lập một quỹ tiền tệ tập trung được hình thành bởi cácbên tham gia BHXH đóng góp và việc sử dụng quỹ đó cung cấp tài chínhnhằm đảm bảo mức sống cơ bản cho bản thân NLĐ và những người ruột thịt(bố, mẹ, vợ/chồng, con) của NLĐ trực tiếp phải nuôi dưỡng, góp phần đảmbảo an toàn xã hội.

1.1.1.2 Vai trò của Bảo hiểm xã hội

BHXH thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ tham giaBHXH khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do mất khả năng lao động hoặc mấtviệc làm Đây là chức năng cơ bản nhất của BHXH, nó quyết định nhiệm vụtính chất và cơ chế tổ chức của BHXH.

BHXH tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những ngườitham gia BHXH Các bên tham gia BHXH đều phải tham gia đóng góp vàoquỹ BHXH Quỹ này dùng để trợ cấp cho một số người tham gia BHXH khibị giảm hoặc bị mất thu nhập Theo quy luật “Số đông bù số ít” BHXH thựchiện phân phối lại thu nhập theo chiều dọc và chiều ngang Thực hiện chứcnăng này BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội.

BHXH góp phần kích thích NLĐ hăng hái lao động sản xuất, góp phầnnâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội NLĐ khibị đau, thai sản, tai nạn lao động, về già đã có BHXH trợ cấp thay thế nguồnthu nhập bị mất Do đó cuộc sống của họ và gia đình họ luôn được bảo đảm,tạo cho NLĐ luôn yên tâm làm việc.

Trang 17

BHXH gắn bó lợi ích giữa NLĐ và người SDLĐ, giữa NLĐ với xã hội,giải quyết được mâu thuẫn giữa giới chủ và giới thợ, đồng thời làm cho họ gắnbó và hiểu nhau hơn Đối với Nhà nước và xã hội, chi cho BHXH là cách thứcchi ít nhất và có hiệu quả nhất, giải quyết được khó khăn về đời sống choNLĐ.

1.1.1.3 Các chế độ Bảo hiểm xã hội

Các chế độ trong BHXH là những quy định cụ thể về điều kiện mức trợcấp, thời gian trợ cấp, mức đóng góp và mức hưởng BHXH Hệ thống nàyđược xây dựng trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và cơ sở pháp lýcủa mỗi nước Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) có khuyến cáo BHXH gồm 9chế độ.

(1) Chế độ chăm sóc y tế (2) Chế độ trợ cấp ốm đau.(3) Chế độ trợ cấp thất nghiệp.

(4) Chế độ trợ cấp tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp.(5) Chế độ trợ cấp tuổi già.

(6) Chế độ trợ cấp gia đình.(7) Chế độ trợ cấp thai sản.(8) Chế độ trợ cấp khi tàn phế.

(9) Chế độ trợ cấp cho những người còn sống.

Tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi nước mà có thể thực hiện các chếđộ khác nhau Nhưng nhất thiết phải thực hiện được 5 chế độ trong đó có cácchế độ (3, 4, 5, 8, 9) ở nước ta mới thực hiện được 5 chế độ (2, 4, 5, 7, 9) vàtừ năm 2010 thực hiện thêm chế độ (3) do đó đã góp phần đảm bảo đượcquyền lợi cho những NLĐ làm công ăn lương.

1.1.2 Quản lý thu Bảo hiểm xã hội

1.1.2.1 Khái niệm

Thu BHXH là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc cácđối tượng tham gia phải đóng tiền BHXH theo mức quy định đủ về số lượng,đúng về thời gian Trên cơ sở đó hình thành, tạo lập một quỹ tiền tệ tập trungnhằm đảm bảo thực hiện chi trả các chế độ BHXH và tổ chức hoạt động sựnghiệp của BHXH.

Trang 18

Qua nghiên cứu tài liệu và một số đề tài nghiên cứu khoa học, quản lýthu BHXH được hiểu là sự tác động có tổ chức, có tính pháp lý để điều chỉnhcác hoạt động thu BHXH Sự tác động đó được thực hiện bằng hệ thống phápluật của Nhà nước và bằng các biện pháp hành chính, giáo dục, kinh tế củacác cơ quan chức năng nhằm đạt được mục tiêu thu đúng đối tượng, đủ sốlượng và đảm bảo thời gian quy định.

1.1.2.2 Vai trò quản lý thu Bảo hiểm xã hội

Quỹ BHXH hiện đang được thực hiện nhằm đạt mục tiêu là một côngquỹ độc lập với NSNN, nhằm đảm bảo về tài chính để chi trả các chế độBHXH cho NLĐ Vì thế công tác thu BHXH ngày càng trở thành khâu quantrọng và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của việc thực hiện chính sáchBHXH.

- Quản lý thu BHXH nhằm đảm bảo nguồn quỹ tài chính BHXH đượctập trung thống nhất.

Thu BHXH là hoạt động của các cơ quan BHXH từ Trung ương đếnđịa phương, là hoạt động thường xuyên và đa dạng của ngành BHXH cùngvới sự phối hợp của các ban ngành chức năng trên cơ sở quy định của phápluật về thực hiện chính sách BHXH nhằm tạo ra nguồn tài chính tập trung từviệc đóng góp của các bên tham gia BHXH Đồng thời tránh được tình trạngnợ đọng BHXH từ các cơ quan đơn vị, từ người tham gia BHXH Qua đó,đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện và triển khai chính sách BHXHnói chung và giữa người tham gia BHXH nói riêng.

- Để chính sách BHXH được diễn ra thuận lợi thì quản lý thu BHXH cóvai trò như một điều kiện cần và đủ trong quá trình tạo lập cùng thực hiệnchính sách BHXH.

Bởi đây là đầu vào, là nguồn hình thành cơ bản nhất trong quá trình tạolập quỹ BHXH.Đồng thời, đây cũng là một khâu bắt buộc đối với người thamgia BHXH thực hiện nghĩa vụ của mình Do vậy công tác thu BHXH là mộtcông việc đòi hỏi độ chính xác cao, thực hiện thường xuyên, liên tục, kéo dàitrong nhiều năm và có sự biến động về mức đóng và số lượng người tham gia.

Trang 19

- Quản lý thu BHXH vừa đảm bảo cho quỹ BHXH được tập trung vềmột mối, vừa đóng vai trò như một công cụ thanh kiểm tra số lượng ngườitham gia BHXH biến đổi ở từng khối lao động, cơ quan, đơn vị ở từng địaphương hoặc trên phạm vi toàn quốc.

Quản lý thu BHXH đòi hỏi phải được tổ chức tập trung thống nhất cósự liên kết chặt chẽ từ trên xuống dưới, đảm bảo an toàn tuyệt đối về tàichính, đảm bảo độ chính xác trong ghi chép kết quả đóng BHXH của từng cơquan đơn vị cũng như của từng NLĐ Hơn nữa, hoạt động thu BHXH là hoạtđộng liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của cả một đời người và có tính kếthừa, số thu BHXH một phần dựa trên số lượng người tham gia BHXH để tạolập quỹ BHXH, cho nên nghiệp vụ của quản lý thu BHXH có một vai trò hếtsức quan trọng và cần thiết trong thực hiện chính sách BHXH Bởi đây làkhâu đầu tiên giúp cho chính sách BHXH thực hiện được các chức năng cũngnhư bản chất của của mình.

- Hoạt động của quản lý thu BHXH ở hiện tại ảnh hưởng trực tiếp đếncông tác chi và quá trình thực hiện chính sách BHXH trong tương lai.

BHXH cũng như các loại hình bảo hiểm khác đều dựa trên cơ sởnguyên tắc có đóng có hưởng của BHXH đã đặt ra yêu cầu quy định đối vớicông tác thu nộp BHXH Nếu không thu được BHXH thì quỹ BHXH khôngcó nguồn để chi trả cho các chế độ BHXH cho NLĐ Vì vậy, hoạt động thuBHXH ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chi và quá trình thực hiện chính sáchBHXH Do đó, thực hiện quản lý thu BHXH đóng vai trò quyết định, thenchốt trong quá trình đảm bảo ổn định cho cuộc sống của NLĐ cũng như cácđơn vị DN được hoạt động bình thường.

Thực hiện tốt quản lý thu BHXH có ý nghĩa to lớn đối với chính sáchan sinh của Nhà nước Ổn định và phát triển nền kinh tế, đó là nguồn quỹ dựphòng của BHXH Chính nguồn quỹ dự phòng này sẽ là sự bảo đảm của Nhànước đối với NLĐ cũng như các tầng lớp dân cư khác trong tiến trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và điều tiết cân bằng xã hội Ngoài ra, là

Trang 20

một trụ cột vững chắc của hệ thống an sinh xã hội, BHXH đã thực sự trởthành một công cụ đắc lực và hiệu quả giúp cho Nhà nước ta điều tiết xã hộitrong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn kết giữa pháttriển kinh tế với thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cho NLĐ và các thànhviên trong gia đình của họ vượt qua những khó khăn do ốm đau, tai nạn, mấtviệc làm hay già cả… và góp phần ổn định xã hội.

Dưới góc độ kinh tế, các hoạt động của BHXH có ý nghĩa quan trọngcho sự thúc đẩy và tăng trưởng kinh tế, góp phần làm tăng thu nhập của nềnkinh tế quốc dân Và ngược lại, kinh tế tăng trưởng đã có tác động tích cực,ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các hoạt động BHXH Đảng và Nhànước ta đã khẳng định, sự phát triển kinh tế - xã hội dựa trên nội lực là chính,thì nguồn đầu tư từ quỹ BHXH là một trong những kênh vốn quan trọng giúpcho nền kinh tế phát triển.

Do vậy, mục tiêu thực hiện BHXH cho mọi NLĐ, thực hiện Bảo hiểmy tế toàn dân cùng với việc không ngừng cải thiện và nâng cao quyền lợi chongười tham gia BHXH, chính là nhằm phát huy đầy đủ vai trò trọng tâm củachính sách BHXH trong hệ thống an sinh xã hội, tạo ra nền tảng vững chắccho sự phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của đất nước.

1.1.2.3 Cơ sở pháp lý thực hiện quản lý thu Bảo hiểm xã hội

* Những quy phạm pháp luật chủ yếu điều chỉnh công tác thu BHXH

Thực hiện Nghị quyết đại hội VII và hiến pháp năm 1992, ngày23/6/1994 Bộ Luật lao động đã Quốc hội thông qua trong đó giành cả chươngXII để quy định về BHXH và có quy định “Loại hình tham gia BHXH ápdụng đối với DN có sử dụng từ 10 lao động trở lên, ở những DN này, ngườiSDLĐ, NLĐ phải đóng BHXH theo quy định…”; “NLĐ làm việc ở nhữngnơi SDLĐ dưới 10 lao động hoặc làm những công việc có thời hạn dưới 3tháng, theo mùa vụ hoặc làm các công việc tạm thời khác, thì các khoảnBHXH được tính vào tiền lương do người SDLĐ trả để NLĐ tham gia BHXHtheo loại hình tự nguyện hoặc tự lo liệu về bảo hiểm”.[7]

Trang 21

Ngày 26/1/1995, Chính phủ ban hành điều lệ BHXH kèm theo Nghịđịnh số 12CP, trong đó quy định rõ về đối tượng tham gia BHXH và tỷ lệthu BHXH như NLĐ làm việc trong các DN thuộc các thành phần kinh tếngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên thuộc đối tượng phảiáp dụng các chế độ BHXH theo quy định Với tỷ lệ thu BHXH là 20%,trong đó người sự dụng lao động 15% tổng quỹ tiền lương, NLĐ 5% tiềnlương tháng Theo đó, Bộ Tài chính có Thông tư số 58/TT -BTC hướng dẫnquy định tạm thời về tài chính BHXH, trong đó quy định cụ thể về đốitượng, quy trình quản lý thu BHXH.

Mặt khác, để phù hợp với tình hình kinh tế phát triển của đất nướcChính phủ tiếp tục quy định đối tượng lao động hợp tác có thời hạn ở nướcngoài theo quy định tại nghị định số 152/2000/NĐ-CP; Các chức danh thuộcxã, phường, thị trấn theo quy định tại Nghị định số 09/2008/NĐ-CP ngày03/01/1998; NLĐ làm việc tại các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa và thể thaotheo quy định tại Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999…

Ngày 09/01/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2003/NĐ-CPđã quy định đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc được mở rộng đến các DNhoạt động theo Luật DN, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác; NLĐ, xãviên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trởlên trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã và cácngành sự nghiệp khác; các tổ chức khác có SDLĐ.

Đặc biệt, ngày 29/6/2006 Quốc hội khóa 11 nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam đã thông qua Luật BHXH.

Gần đây nhất, ngày 20/11/2014 Quốc hội khóa 13 nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt nam đã ban hành luật BHXH sửa đổi bổ sung luật BHXHnăm 2006 Đây là cơ sở pháp lý cơ bản và hoàn chỉnh nhất từ trước đến nayđể điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh về quản lý thu, nộp BHXH tronghoạt động BHXH Việt Nam.

Trang 22

* Quy định về công tác quản lý thu BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Trên cơ sở các văn bản nêu trên, ngay sau khi được thành lập và bướcvào hoạt động, với thẩm quyền của mình BHXH Việt Nam đã ban hành cácvăn bản hướng dẫn việc thực hiện quản lý, theo dõi quá trình thu nộp BHXHcủa NLĐ và người SDLĐ nhằm thực hiện có hiệu quả việc quản lý hànhchính theo chức năng và nhiệm vụ được giao, cụ thể như: Công văn số211/BHXH ngày 26/9/1995 quy định tạm thời về quản lý thu - chi BHXH;Đến năm 1996, BHXH Việt Nam ban hành tiếp Quyết định số 177/BHXHngày 30/12/1996 quy định về quản lý thu BHXH thuộc hệ thống BHXH ViệtNam; Do yêu cầu công tác quản lý thu BHXH, BHXH Việt Nam ban hànhtiếp Quyết định số 2902/1999/QĐ-BHXH ngày 23/11/1999 về việc ban hànhquy định quản lý thu BHXH, trong đó quy định cụ thể về đối tượng, phươngpháp, quy trình và quản lý tài chính thu BHXH Ngoài ra, để phù hợp với việcchuyển giao BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam và công tác quản lý thựchiện thu BHXH, BHYT, BHXH Việt Nam có công văn hướng dẫn số251/BHXH-QLT quy định chi tiết về công tác quản lý thu BHXH, BHYT.Mặt khác, để phù hợp với đối tượng của Nghị định số 01/2003/NĐ-CP nêutrên và khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý thu BHXH thời giantrước, BHXH Việt Nam ban hành Quyết định số 722/QĐ-BHXH-BT ngày26/5/2003 về việc quy định quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc Sau khi cóLuật BHXH năm 2006 BHXH Việt Nam đã kịp thời ban hành quyết định902/QĐ-BHXH ngày 26/6/2007 quy định về quản lý thu BHXH; Quyết định1333/QĐ-BHXH ngày 21/02/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyếtđịnh 902/QĐ-BHXH; Công văn 1615/BHXH-CSXH ngày 02/6/2009 củaBHXH Việt Nam hướng dẫn thực hiện thu - chi Bảo hiểm thất nghiệp trongđó có hệ thống mẫu biểu sửa đổi của thu BHXH bắt buộc.

Trang 23

Đối với NLĐ để theo dõi, ghi nhận quá trình làm việc có đóng BHXH,BHXH Việt Nam có các văn bản quy định về việc cấp, quản lý và sử dụng sổBHXH như Quyết định số 113/BHXH- QĐ ngày 22/6/1996 ban hành quy địnhvề cấp và ghi sổ BHXH; Quyết định số 2352/1999/QĐ-BHXH ngày 28/9/1999về việc ban hành quy định cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH Cho mãi đến khiLuật BHXH ra đời BHXH Việt Nam ban hành Quyết định 3636/QĐ-BHXHngày 16/6/2008 quy định về cấp và quản lý sổ BHXH; Quyết định 555/QĐ-BHXH ngày 13/5/2009 quy định cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH, Quyếtđịnh này thay thế Quyết định 3636/QĐ-BHXH Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 của BHXH Việt Nam Ban hành quy định về quản lýthu BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý sổ BHXH, BHYT.Và gần đây nhất là quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14 /4/2017 của BHXHViệt Nam ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, Bảo hiểm tai nạn laođộng

- Bệnh nghề nghiệp, quản lý sổ BHXH, Thẻ Bảo hiểm y tế.

Như vậy, kể từ khi BHXH Việt Nam được hình thành hệ thống văn bảnpháp quy làm hành lang cho công tác quản lý thu BHXH luôn được điềuchỉnh cho phù hợp với yêu cầu quản lý.

1.1.2.4 Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội* Quản lý đối tượng tham gia BHXH

- Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Theo quy định tại điều 2 Luật BHXH ngày 20/11/2014 và Quyết địnhsố 595/ QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đượcquy định như sau:

(1) Người SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc, gồm:

+ Cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân

+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hộinghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác

Trang 24

+ Cơ quan tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổViệt Nam

+ DN hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức cá nhân cóthuê mướn SDLĐ theo hợp đồng lao động.

(2) NLĐ tham gia BHXH bắt buộc, gồm:

+ NLĐ là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắtbuộc bao gồm:

 Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xácđịnh thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thờihạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vịvới người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định củapháp luật về lao động;

 Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);

 Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ,công chức và viên chức;

 Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công táckhác trong tổ chức cơ yếu đối với trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXHCông an nhân dân bàn giao cho BHXH tỉnh;

 Người quản lý DN, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởngtiền lương;

 Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn

 Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại LuậtNLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia BHXH bắtbuộc theo quy định tại Nghị định số 1 1 5/ 2 01 5/ N Đ-CP n gày 11/11/2015 củaChính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộcđược áp dụng đối với các hợp đồng sau:

Trang 25

 Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài với DN hoạt độngdịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưaNLĐ đi làm việc ở nước ngoài;

 Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài với DN trúng thầu,nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa NLĐ đi làm việcở nước ngoài;

 Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thựctập nâng cao tay nghề với DN đưa NLĐ đi làm việc theo hình thức thực tậpnâng cao tay nghề;

 Hợp đồng cá nhân.

 Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diệnViệt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật BHXH như sau:Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ởnước ngoài tham gia BHXH bắt buộc với hai chế độ hưu trí và tử tuất: NLĐnghỉ việc do mắc bện thuộc Danh mục bệnh vần chữa trị dài ngày do Bộ Y tếban hành đang hưởng chế độ ốm đau trước ngày luật này có hiệu lực thi hànhđược thực hiện theo quy định của chính phủ.

 NLĐ là người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐxác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định cóthời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơnvị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định củapháp luật về lao động; Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 thángđến dưới 03 tháng; Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luậtvề cán bộ, công chức và viên chức; Công nhân quốc phòng, công nhân côngan, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đối với trường hợp BHXHBộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH tỉnh; Ngườiquản lý DN, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; Ngườihoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; được cử đi học, thựctập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nướcthuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.

Trang 26

 NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấyphép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơquan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ ngày 01/01/2018 theoquy định của Chính phủ).

- Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện

Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

* Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH

Trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước về tiền lương làm căncứ đóng BHXH như: Tại Điều 6 Quyết định 595/ QĐ- BHXH ngày 14/4/2017quy định hướng dẫn cụ thể hóa, hoặc giải thích rõ các vấn đề liên quan đếntiền lương làm căn cứ đóng BHXH của NLĐ, được quy định cụ thể như sau:

- Tiền lương do nhà nước quy định

NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy địnhthì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấpbậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung,phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bao gồm cả hệ số chênh lệchbảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.

Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham giaBHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất thì tiền lương tháng đóng BHXH làmức lương cơ sở.

- Tiền lương do đơn vị quyết định

+ NLĐ thực hiện chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lươngtháng đóng BHXH là tiền lương ghi trong HĐLĐ.

Từ 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụcấp lương theo quy định của pháp luật lao động.

Trang 27

Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mứclương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luậtlao động.

+ Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoảnnày không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

NLĐ đã qua học nghề (kể cả lao động do DN dạy nghề) thì tiền lươngđóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểuvùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặngnhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%.

- Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều nàymà cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắtbuộc bằng 20 tháng lương cơ sở.

* Phương thức và mức đóng bảo hiểm xã hội

- Mức đóng và phương thức đóng của NLĐ tham gia BHXH bắt buộc+ NLĐ là người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐxác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định cóthời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơnvị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định củapháp luật về lao động; Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 thángđến dưới 03 tháng; Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luậtvề cán bộ, công chức và viên chức; Công nhân quốc phòng, công nhân côngan, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đối với trường hợp BHXHBộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH tỉnh; Ngườiquản lý DN, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; hàngtháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng và quỹ hưu trí, tử tuất

Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; hàngtháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí, tử tuất.

Trang 28

+ NLĐ là người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tạiLuật NLĐ Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng có mức đóngvà phương thức đóng như sau:

Mức đóng hàng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiềnlương hàng tháng đóng BHXH của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài,đối với NLĐ đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc ; bằng 22% của 02 lầnmức lương cơ sở đối với NLĐ chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã thamgia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần.

Phương thức đóng được thực hiện 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng một lầnhoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa NLĐ đi làmviệc ở nước ngoài NLĐ đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi cư trú củaNLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua DN, tổ chức sựnghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.

Trường hợp đóng qua DN, tổ chức sự nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ởnước ngoài thì DN tổ chức sự nghiệp thu thu, nộp BHXH cho NLĐ và đăngký phương thức đóng cho cơ quan BHXH.

Trường hợp NLĐ được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao độngmới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng BHXH theo phươngthức 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạnghi trong hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài NLĐ đóng trực tiếpcho cơ quan BHXH nơi cư trú của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoàihoặc đóng qua DN, tổ chức sự nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoàihoặc truy nộp cho cơ quan BHXH sau khi về nước.

+ NLĐ không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việctrở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó Thời gian này khôngđược tính hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

+ NLĐ là người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐxác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có

Trang 29

thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữađơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quyđịnh của pháp luật về lao động; Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từđủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; mà giao kết hợp đồng lao động với nhiềungười SDLĐ thì hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹhưu trí tử tuất hoặc 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất đối vớihợp đồng giao kết đầu tiên.

+ NLĐ hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán tại các DN, hợptác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp,lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng BHXH hàng tháng theoquy định tại khoản 1 điều này; phương thức đóng được thực hiện hàng tháng,3 tháng, 6 tháng một lần.

+ Việc xác định thời gian đóng BHXH để tính hưởng lương hưu và trợcấp tuất hàng tháng thì một năm phải tính đủ 12 tháng; trường hợp NLĐ đủđiều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng BHXH còn thiếu tối đaà 06 tháng thì NLĐ được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu với mứcđóng bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của NLĐ trướckhi nghỉ việc hoặc chết vào quỹ hưu trí và tử tuất.

- Mức đóng và phương thức đóng của người SDLĐ

+ Người SDLĐ hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH củaNLĐ là: Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xácđịnh thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thờihạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vịvới người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định củapháp luật về lao động; Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 thángđến dưới 03 tháng; Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luậtvề cán bộ, công chức và viên chức; Công nhân quốc phòng, công nhân côngan, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đối với trường hợp BHXHBộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH tỉnh; Ngườiquản lý DN, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

Trang 30

+ Người SDLĐ là DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp táchoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệptrả lương theo sản phẩm, theo khoán được quy định như sau:

(i) 3% vào quỹ ốm đau, thai sản, (ii) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnhnghề nghiệp, (iii) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất

+ Người SDLĐ hàng tháng đóng trên mức lương cơ sở đối với mỗiNLĐ là: Hạ sỹ quan, chiến sỹ quân đội nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sĩ công annhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theohọc được hưởng sinh hoạt phí, được quy định như sau:

+ 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp+ 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

+ Người SDLĐ hàng tháng đóng 14%, mức lương cơ sở vào quỹ hưutrí và tử tuất cho NLĐ là: Người hoạt động không chuyên trách ở xã phường,thị trấn.

+ Người SDLĐ không phải đóng BHXH cho NLĐ không làm việc vàkhông hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên.

- Mức đóng và phương thức đóng của NLĐ tham gia BHXH tự nguyện.+ NLĐ là công dân Việt Nam đủ từ 15 tuổi trở lên và không thuộc đốitượng tham gia BHXH bắt buộc, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhậptháng do NLĐ lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; mức thu nhập thánglàm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vựcnông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

+ NLĐ được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:(i) Hằngtháng, (ii) 03 tháng một lần, (iii) 06 tháng 1 lần, (iiii)12 tháng một lần, (iiiii)Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặcmột lần cho những năm còn thiều với mức cao hơn mức đóng hằng tháng sovới quy định tại điều này.

Trang 31

* Quản lý thu BHXH

- Lập và duyệt kế hoạch thu BHXH:

+ BHXH quận/huyện: Căn cứ tình hình thực hiện năm trước và khảnăng mở rộng NLĐ tham gia BHXH trên địa bàn quận/huyện, lập bản “kếhoạch thu BHXH ” năm sau, gửi BHXH tỉnh/thành phố và quận/huyện trướcngày 5 tháng 11 hàng năm.

+ BHXH tỉnh/thành phố: Lập bản dự toán thu BHXH đối với NSDLĐdo Tỉnh/Thành phố quản lý, đồng thời tổng hợp toàn Tỉnh/Thành phố, lập bản“kế hoạch thu BHXH bắt buộc” năm sau, gửi BHXH Tỉnh/Thành phố vàQuận/huyện trước ngày 20 tháng 01 hàng năm Căn cứ dự toán thu củaBHXH Việt Nam tiến hành phân cấp thu BHXH cho các đơn vị trực thuộcBHXH tỉnh/Thành phố và BHXH huyện trước ngày 20 tháng 10 hàng năm.

+ BHXH Việt Nam: Căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm trước vàkhả năng phát triển lao động năm sau của các địa phương, tổng hợp, lập vàgiao dự toán thu BHXH cho BHXH tỉnh/thành phố trước ngày 10 tháng 01hàng năm.

- Phân cấp thu BHXH:

+ BHXH Việt Nam: Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra tình hình thực hiệncông tác quản lý thu, cấp sổ BHXH Xác định mức lãi suất bình quân trongnăm của hoạt động đầu tư quỹ BHXH và thông báo cho BHXH tỉnh/thành phố.

+ BHXH tỉnh/thành phố: Căn cứ tình hình thực hiện của địa phương đểphân cấp quản lý thu BHXH cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ Xâydựng, quản lý cơ sở dữ liệu liên quan đến NLĐ tham gia BHXH trên địa bàntỉnh/thành phố Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn, kiểm tra tình hình thựchiện công tác thu, cấp sổ BHXH theo phân cấp quản lý và quyết toán số tiềnthu BHXH với BHXH quận/huyện theo định kỳ quý, 6 tháng, năm và lập biênbản thẩm định số liệu thu BHXH bắt buộc (mẫu số 12 - TBH).

+ BHXH quận/huyện: tổ chức, hướng dẫn thực hiện thu BHXH, cấp sổBHXH đối với NSDLĐ và NLĐ theo phân cấp quản lý.

Trang 32

- Quản lý tiền thu BHXH:

+ BHXH tỉnh/thành phố và BHXH quận/huyện không được sử dụngtiền thu BHXH vào bất cứ mục đích gì (trường hợp đặc biệt phải được TổngGiám đốc BHXH Việt Nam chấp nhận bằng văn bản).

+ BHXH Việt Nam thẩm định số thu BHXH theo 6 tháng hoặc hàngnăm đối với BHXH tỉnh/thành phố và BHXH Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an,ban cơ yếu Chính phủ.

- Quản lý hồ sơ, tài liệu:

+ Hồ sơ thu BHXH khá lớn bao gồm thông tin về NSDLĐ, NLĐ, cácbảng - biểu phục vụ công tác thu BHXH… do đó để thuận tiện cho việc quảnlý cũng như kiểm tra giám sát hồ sơ phải được phân loại và mã hóa.

+ Đối với NSDLĐ khi tham gia BHXH cho NLĐ sẽ được cấp mã sốđơn vị theo loại hình như DN Nhà nước, DN tư nhân, hành chính TrungƯơng, hành chính địa phương… áp dụng trên địa bàn quản lý dựa trên hướngdẫn của BHXH Việt Nam, NLĐ được quản lý theo số sổ BHXH, mã số thẻBHYT.

+ Hồ sơ thu được phân loại, lưu trữ và bảo quản theo hệ thống.

1.1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý thu bảo hiểm xã hội* Chính sách của Nhà nước

Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước có vai trò rấtquan trọng trong việc nâng cao chất lượng thu BHXH Kinh tế phát triển,chính trị ổn định là điều kiện để các DN mở rộng đầu tư, tìm kiếm các đối tác,thị trường; từ đó mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút thêm nhiều lao độngvào làm việc theo đó NLĐ tham gia BHXH tăng, từ đó nguồn thu BHXH cũngtăng cao Các chế độ BHXH được ban hành kịp thời, phù hợp với tình hìnhthực tiễn, sát với NLĐ, đó cũng là nhân tố để nâng cao chất lượng nguồn thuBHXH Sự phối hợp về mặt chính sách giữa các cơ quan quản lý Nhà nước cóliên quan, là điều kiện tốt để cơ quan BHXH hoàn thành tốt công tác quản lýthu BHXH.

Trang 33

Quản lý Nhà nước về BHXH xuất phát từ chức năng xã hội của Nhànước Quản lý Nhà nước về BHXH được thể hiện thông qua một số nội dungcơ bản sau:

- Quản lý thống nhất các hoạt động BHXH, đặc biệt là nâng cao chấtlượng quản lý thu BHXH trên phạm vi toàn quốc;

- Xây dựng pháp luật về BHXH, coi là chức năng quan trọng nhất củaquản lý Nhà nước về BHXH

- Định hướng các hoạt động BHXH.Với chức năng của mình, Nhà nướcđề ra các chính sách BHXH nhằm định hướng cho các hoạt động BHXH phùhợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ;

- Thực hiện thanh tra, kiểm tra các hoạt động sự nghiệp BHXH;- Bảo hộ và bảo trợ cho các hoạt động BHXH.

* Cách thức tổ chức và quản lý thu của các cơ quan BHXH

Quản lý BHXH chung nhất, được hiểu là sự tác động của chủ thể quảnlý vào đối tượng và khách thể quản lý trong các hoạt động của BHXH, nhằmđạt được mục tiêu đề ra với những nguyên tắc và phương pháp quản lý phùhợp với hệ thống quản lý chung của nền kinh tế.

Quản lý BHXH cho thấy phương thức quản lý BHXH và các cơ quanchức năng có nhiệm vụ quản lý BHXH (bao gồm quản lý Nhà nước về BHXHvà quản lý hoạt động sự nghiệp BHXH).

Do điều kiện kinh tế - xã hội và chính trị của mỗi nước khác nhau nênhệ thống BHXH của các nước được xây dựng khác nhau; vì vậy không có môhình tổ chức BHXH chung cho tất cả các nước Có một số nước giao cho mộtbộ nào đó đảm nhận cả chức năng quản lý Nhà nước về BHXH và tổ chứcthực hiện các nghiệp vụ BHXH Đa số các nước hoạt động sự nghiệp BHXH(quản lý quỹ, quản lý đối tượng, thực hiện thu - chi BHXH) được giao cho cơquan BHXH độc lập đảm nhận dưới sự điều hành của Hội đồng quản trị hoặcHội đồng quản lý Tuy nhiên, dù có tổ chức thế nào thì vẫn có hai nội dungquan trọng, đó là: (i) quản lý Nhà nước về BHXH ;(ii) quản lý các hoạt độngsự nghiệp BHXH.

Trang 34

Thông qua cơ chế kế hoạch hoá dài hạn và ngắn hạn, BHXH Việt Namcó vai trò quan trọng trong việc tổ chức thực hiện, cũng như việc nâng cao chấtlượng quản lý các nguồn thu BHXH, góp phần giảm tình trạng nợ đọng BHXH.Công tác thu và quản lý nguồn thu BHXH là yếu tố đầu vào quan trọng.Do đó, cơ quan BHXH các cấp phải xây dựng được một chiến lược dài hạn vàthật cụ thể để từng bước nâng cao chất lượng Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tragiám sát, đôn đốc cơ quan cấp dưới thực hiện thu và quản lý thu.

* Bản thân NLĐ và đơn vị SDLĐ

Sự đóng góp của NLĐ và người SDLĐ, đây là nguồn chính, chủ yếu đểhình thành quỹ BHXH, Nhà nước quy định NLĐ và người SDLĐ đều phải cótrách nhiệm đóng góp hình thành quỹ BHXH, để đảm bảo đời sống cho NLĐvà gia đình họ khi NLĐ được hưởng quyền lợi về BHXH do pháp luật quy

Đơn vị SDLĐ thực hiện tốt các chính sách về BHXH cho NLĐ theoLuật BHXH Thực hiện đúng trách nhiệm trong việc trích nộp BHXH theoquy định, không lạm dụng quỹ hoặc trây ỳ trốn tránh trách nhiệm Đây cũnglà một trong những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng thu vàquản lý thu BHXH.

- Phương thức thu của cơ quan BHXH.

- Những chế tài đặt ra để đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời …

- Công tác tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong xã hội, tuyên truyềnđến những tổ chức, DN có thuê lao động làm công, hưởng lương về vai trò, ýnghĩa của BHXH.

Trang 35

- Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn nhất là Công đoàn cơ sở, chủđộng phối hợp với cơ quan BHXH trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp,chính đáng của NLĐ.

1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý thu Bảo hiểm xã hội

1.2.1 Kinh nghiệm quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại một số địa bàn của Việt Nam

1.2.1.1 Kinh nghiệm tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có 18 phường, 1.516 đơn vị đang thamgia BHXH với 87.435 lao động.

BHXH quận Hoàn Kiếm chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giámđốc BHXH Thành phố Hà Nội, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnhthổ của UBND quận Tổng số viên chức, lao động: 69 người, BHXH quận đẩymạnh cải cách hành chính, tinh thần phục vụ đúng mực thái độ lịch sựvăn minh nơi công sở, tạo điều kiện cho các đơn vị, đối tượng đến liên hệcông tác thuận tiện, các đối tượng hưởng quyền lợi theo đúng luật BHXH banhành.

BHXH quận Hoàn Kiếm là một trong các đơn vị có số đối tượng thamgia BHXH đông, số thu BHXH lớn của BHXH thành phố Hà Nội Là đơn vịluôn hoàn thành và hoàn thành vượt chỉ tiêu về số thu BHXH do BHXHthành phố Hà Nội giao Để có được kết quả đó, công tác quản lý thu BHXHtại đây được thực hiện rất tốt Là địa bàn tập trung chủ yếu các đơn vị hànhchính Trung ương do đó công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH, quảnlý công tác tổ chức thu BHXH của quận Hoàn Kiếm có nhiều thuận lợi Bêncạnh đó, do được sắp xếp tổ chức nhân sự và công việc hợp lý nên hiệu quảcông tác thu BHXH cao.

Hàng năm chỉ tiêu thu BHXH của quận luôn đạt và vượt kế hoạch từ2% đến 4% về mặt số lượng và từ 3 đến 5 ngày về mặt thời gian, tỷ lệ nợđọng thấp, số đơn vị phát triển mới cao.

Trang 36

Để đạt được những thành tích trên, BHXH quận Hoàn Kiếm đã rất tíchcực trong công tác thu nợ như: Phân cấp thu cho tổ thu và các cán bộ thutrong đơn vị Mỗi cán bộ thu được giao trách nhiệm thu nợ theo khối phụtrách (khối DN ngoài quốc doanh, khối DN nhà nước, khối hộ kinh doanh cáthẻ, khối hành chính sự nghiệp…) Mỗi cán bộ thu bám sát vào đơn vị mìnhđược phụ trách, nhắc nhở, đôn đốc đơn vị nộp đúng, đủ số thu BHXH, để đảmbảo được quyền lợi cho NLĐ Đồng thời BHXH huyện Hoàn kiếm tích cựctuyên truyền tốt về chính sách BHXH cho người SDLĐ và NLĐ, từ đó ý thứctham gia và trách nhiệm của mỗi NLĐ và người SDLĐ được nâng cao.

Ngoài ra công tác nhận hồ sơ và thủ tục hành chính tại BHXH QuậnHoàn Kiếm đã được cải thiện Hồ sơ chủ yếu là giao dịch điện tử, và chứng từđược gửi qua đường bưu điện, điều đó tiết kiệm được rất nhiều thời gian choNLĐ và người SDLĐ khi giao dịch với cơ quan BHXH.

1.2.1.2 Kinh nghiệm tại Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Là một quận trung tâm, nằm sát trục giao thông Bắc Nam và cửa ngõra b i ển Đôn g Với một hệ thống hạ tầng giao thông phát triển mạnh, đồngthời, là trung tâm hành chính, thương mại, d ị ch v ụ c ủ t h à n h p h ố , a tập trungđông dân cư và các cơ quan, văn phòng của hầu hết các DN trên địa bàn t h à n h p h ố , quận Hải Châu có một tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển của T P Đ

à N ẵ n g v ề tất cả mọi mặt.

Quận Hải Châu gồm 13 Phường với số đơn vị tham gia BHXH là2067 đơn vị và số người tham gia là 20.312 người Vì vậy, để hoàn thànhcông tác thu BHXH trên địa bàn Quận, cán bộ thu và tổ thu của quận phảirất rất nỗ lực, cố gắng.

Kết quả năm 2015, số DN nợ đọng BHXH kéo dài trên địa bàn QuậnHải Châu Thành phố Đà Nẵng đã giảm đáng kể từ 80 đợ vị xuống còn 35đơn vị (giảm 56.25%) Số đơn tiền nợ đọng từ 21 tỷ đồng xuống còn 11.7tỷ đồng (giảm 42%).

Trang 37

Là đơn vị luôn dẫn đầu trong công tác thu Của Thành Phố Cán bộ viênchức BHXH quận Hải Châu luôn tích cực cố gắng hoàn Thành Nhiệm vụ.Cán bộ thu được phân cấp quản lý thu theo Phường, xã mình phụ trách, luônnắm chắc tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị mình quản lý Tích cựcđôn đốc thu nợ theo tháng, quý Cán bộ thu cũng như lãnh đạo của đơn vịluôn lắng nghe DN, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc của họ với thái độtôn trọng, chia sẻ Lãnh đạo ngành BHXH quận đã trực tiếp đến nhiều DN đểtiếp xúc với đơn vị, vừa tìm hiểu nguyên nhân, vừa tìm cách tháo gỡ với DNvới mục tiêu trước hết là đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.

Ngoài ra trong quận có một số đơn vị trây ỳ không đóng BHXH choNLĐ Lãnh đạo BHXH Quận bám sát đơn vị, phối hợp liên ngành với UBNDquận, liên đoàn lao động quận, Phòng lao động Quận Thành lập đoàn Kiểmtra liên ngành đi đến từng đơn vị có dấu hiệu chốn đóng BHXH cho NLĐ.Đây là Một biện pháp đôn đốc thu có hiệu quả rất cao đối với những đơn vịnợ đọng BHXH kéo dài đã đôn đốc thu nợ được rất nhiều đơn vị đảm bảođược quyền lợi cho NLĐ.

1.2.1.3 Kinh nghiệm tại BHXH Huyện Yên Phong, Bắc Ninh

Yên Phong là một h u y ện ở phía tây Bắc tỉ n h B ắc Ni n h có d i ệ n tí c h t ựnhiên là 112,5 k m ² , là huyện có diện tích lớn của tỉnh Bắc Ninh Bao gồm: 01thị trấn và 13 xã đóng trên địa bàn.

Là một huyện trước đây chủ yếu thành phần chủ yếu tham gia BHXHlà các khối hành chính đảng đoàn, trường học và học sinh sinh viên, nôngdân Đến năm 2008 Khu Công nghiệp Yên Phong được thành lập và đóng trênđịa bàn Huyện Điều này đã làm cho Huyện Yên Phong đang từ một huyệnnông nghiệp thành một huyện công nghiệp lớn phát triển nhanh chóng NgoàiNhà máy Sam sung Khu công nghiệp Yên phong còn thành lập hàng trăm nhàmáy lớn nhỏ công nghiệp khác trên địa bàn Với tình hình kinh tế xã hội thayđổi như vậy cùng với tất cả các ngành trên địa bàn Huyện Đối với BHXH

Trang 38

huyện Yên Phong đây cũng là một thay đổi rất lớn Nhận thức tầm quan trọngcủa công tác thu BHXH, BHXH tỉnh Bắc Ninh đã cử một số cán bộ nòng cốtcủa Tỉnh về hỗ trợ về công tác thu và một số công tác nòng cốt của BHXH, vàtrong những năm qua BHXH huyện Yên Phong luôn hoàn thành xuất sắccông tác thu BHXH, đó sự lỗ lực cố gắng hết mình của tập thể cán bộ viênchức BHXH huyện.

Là huyện công nghiệp mới được thành lập số đơn vị nợ đọng BHXHhuyện Yên Phong tính đến năm 2015 là 18 đơn vị trên tổng số 305 đơn vịchiếm

5% và số tiền nợ đọng là 4.5 tỷ đồng trên 305 tỷ đồng được giao chiếm1.48%.

Có được những thành tích đó ngay từ ngày mới thành lập Khu côngnghiệp Yên Phong BHXH tỉnh Bắc Ninh đã tích cực bồi dưỡng nghiệp vụ thuvà các nghiệp vụ liên quan cho cán bộ viên chức trong BHXH huyện nóiriêng và trong tỉnh nói chung Khi hiểu được tầm quan trọng của công tác thuBHXH cán bộ BHXH huyện luôn theo dõi đôn đốc các đơn vị được phâncông trên địa bàn theo tháng, quý.

Ngoài ra BHXH tỉnh Bắc Ninh còn phối hợp với liên đoàn lao động Tỉnh,

BHXH huyện Yên Phong phối hợp với liên đoàn lao động huyện mỗi năm mởtừ

2-4 lớp tập huấn về nghiệp vụ BHXH cho các Giám đốc là người SDLĐ vàcác cán bộ quản lý về BHXH của các đơn vị về nghiệp vụ cũng như hiểu rõđược quyền và trách nhiệm của người SDLĐ và NLĐ khi tham gia BHXH.

Hàng tháng BHXH huyện đến những công ty đóng trên địa bàn phốihợp với tổ chức công đoàn cơ sở mở các hội nghị tập huấn cũng như trả lờithắc mắc của NLĐ về chế độ BHXH.

Đồng thời cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và các dịchvụ chuyển phát nhanh Việc thực hiện giao dịch điện tử đã được BHXHhuyện thực hiện 100% đối với các đơn vị tiết kiệm được rất nhiều thời giangiao dịch và chi phí Hành chính.

Trang 39

1.2.2 Bài học rút ra cho Bảo hiểm xã hội thành phố Sông Công về công tácquản lý thu BHXH

Qua nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý thu BHXH ở một số quốc giavà địa phương của Việt Nam, có thể rút ra một số bài học cho thành phố SôngCông như sau:

1.2.2.1 Đối với công tác quản lý đối tượng

- Việc nắm địa bàn phải được thực hiện triệt để, mỗi cán bộ thu phảiquản lý tốt địa bàn được giao.

- Tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng là NLĐ trong xã hội đều đượctham gia BHXH để BHXH phát triển tới toàn dân, có chất lượng cao, uy tínđối với NLĐ.

- Sự hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cơ quan quản lý trongThành phố, nắm vững đối tượng tham gia BHXH để đôn đốc, giam sát việcthu nộp Bảo hiểm của người sử dụng lao động đối với cơ quan bảo hiểm.

1.2.2.2 Đối với công tác quản lý mức thu và tỷ lệ thu

- Quỹ BHXH ở các nước được hình thành từ sự đóng góp của NLĐ,người SDLĐ và Nhà nước Tuy nhiên tỷ lệ đóng góp của các đối tượng ở mỗinước không giống nhau mà tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện, chính sách xãhội và quan điểm của mỗi Nhà nước.

- Bên cạnh sự đóng góp của người SDLĐ và NLĐ vào quỹ BHXH, thìNhà nước cũng luôn luôn hỗ trợ quỹ khi các khoản đóng góp của hai đốitượng trên không đủ đáp ứng chi tiêu của quỹ, hoặc khi có sự biến độngkhủng hoảng làm cho quỹ bị thâm hụt Sự can thiệp này tùy thuộc vào nềnkinh tế - xã hội của mỗi nước.

- Trong ba nguồn đóng góp trên thì nguồn đóng góp từ người SDLĐ làchủ yếu Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp ở mỗi quốc gia có sự khác nhau Việc xâydựng

Trang 40

các tỷ lệ đóng góp của mỗi bên tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sửcủa từng nước; từ đó, cơ chế hình thành và sử dụng quỹ BHXH ở mỗi nướccũng có sự khác nhau Cho phép sử dụng nguồn thu trong thời gian nhàn rỗiđầu tư vào một số lĩnh vực có sinh lời nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn chi trảđối với NLĐ.

1.2.2.3 Đối với công tác tổ chức thu BHXH và quản lý thu BHXH

- Công tác lập kế hoạch thu bám sát tình hình thực tế.

Hạn chế tình trạng người SDLĐ trốn đóng BHXH, công tác thu, chiđược tiến hành qua ngân hàng bằng giao dịch điện tử

Cách quản lý linh hoạt, phương thức đầu tư bảo toàn quỹ đa dạng, tạotính chủ động cho cơ quan BHXH.

- Công tác đôn đốc thu phải được diễn ra liên tục hàng tháng, hàng quýđề hạn chế tình trạng trốn đóng BHXH

- Công tác hậu kiểm sau khi thu phải được tiến hành thường xuyên liêntục và bám sát các đơn vị tránh trường hợp trục lợi quỹ BHXH.

- Cần phải có chế tài xử lý nghiêm khắc đối với các đơn vị, người SDLĐvi phạm chính sách BHXH Nhất là hành vi trốn đóng BHXH và chậm đóngBHXH dẫn đến quyền lợi của NLĐ bị ảnh hưởng, làm mất uy tín của cơ quanBHXH.

- Tăng cường công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thôngtin vào công tác quản lý thu BHXH để công tác thu trở lên thuận tiện đồi vớiNLĐ và NSDLĐ tham gia BHXH

- Công tác tuyên truyền về chính sách BHXH cần phải được mở rộnggiúp NLĐ và người SDLĐ hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình khi thamgia BHXH.

- Các cán bộ thu cần được đào tạo một cách bài bản, khoa học, chuyênnghiệp về nghiệp vụ thu BHXH phải được tập huấn khi có sự thay đổi vềchính sách BHXH, quy trình thu BHXH… Phải có tư cách đạo đức tốt, nhiệttình nhiệt huyết với ngành với nhân dân.

Ngày đăng: 23/07/2018, 15:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w